THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 January 2011

Người Thượng bị trục xuất về Việt Nam có an toàn?


2011-01-17

Có 4 gia đình người Thượng nhận được quy chế sang định cư tại Canada, nhưng họ từ chối bởi vì thân nhân của họ đang sống tại Mỹ.

PHOTO RFA

Cộng đồng người Việt sắc tộc Chàm ở Campuchia.

Sẽ gặp khó khăn

Bốn gia đình này quyết đình trở về Việt Nam cùng với 14 người khác không được văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại Campuchia cấp quy chế, nhưng không ai biết sứ mệnh họ sẽ ra sao trong lúc một người Khmer Krom bị sau khi trở về?

Nếu như họ trở về Việt Nam thì không thể nào họ trở thành người dân bình thường và chúng tôi không hy vọng điều may mắn xảy ra đối với họ.

Ô. Tang Sarah

Nhóm người Thượng Tây Nguyên được văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại Campuchia cấp quy chế đi định cư tại Canada từ chối sang nước này, nhưng họ đang lo lắng sẽ bị chính quyền Việt Nam đàn áp nếu như họ buộc phải trục xuất về nước cùng với những người chưa được cấp quy chế.

Nói với Đài Á Châu tự do vào hôm thứ hai, ngày 17 tháng giêng rằng, nhóm người Thượng khoảng 10 người được cấp quy chế tị nạn tại Campuchia từ chối sang định cư tại nước thứ 3 tức là Canada bởi vì họ cho rằng, gia đình, người vợ hay chồng họ đang sống tại Mỹ.

Một phụ nữ người Thượng, quê quán ở tỉnh Gia Lai sang xin tị nạn tại Campuchia vào năm 2006, hiện bà nhận được quy chế sang định cư nước thứ 3 cùng với 62 người Thượng cùng đào thoát từ tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng và Đặc Lắk cho biết, bà từng bị công an Việt Nam mời đến cơ quan làm việc nhiều lần vì có tham gia đấu tranh cho quyền tự do và tín ngưỡng tôn giáo tại Tây Nguyên. Hiện chồng bà đang sống tại Mỹ, cho nên bà muốn văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ sắp xếp gia đình bà sang Mỹ để đoàn tụ gia đình. Bà cho rằng, chồng bà cũng như nhiều người Dân tộc Tây Nguyên khác đang sống tại Mỹ sẽ không có khả năng để bảo lãnh hay đến thăm nếu như bà sang định cư tại Canada.

Bà bày tỏ thêm, "mục đích chị em đến đây vì một là Việt Nam làm khó khăn, hai là để đoàn tụ gia đình. Con để được gặp bố, vợ để gặp chồng…để xin chị em được gặp gia đình, nếu mà không giúp sang bên Mỹ được thì họ để tụi em trở về cũng được."

DSC01433-250.jpg
Các nhà Sư Khmer Krom ở Campuchia. RFA PHOTO.
Còn ông Ksor Luân, đào thoát từ tỉnh Đắc Lắk sang tị nạn tại Campuchia trong năm 2005 bày tỏ quan ngại sau khi biết gần 10 người Thượng được cấp quy chế quyết định trở về Việt Nam cùng với 14 người khác sau khi đóng cửa trại ti nạn vào giữa tháng hai. Ông nói rằng, khi nhóm người này trở về Việt Nam, họ sẽ bị bắt, đàn áp, và hăm doạ hay không, là tùy theo mức độ dính líu đến chính trị, đấu tranh chống chính phủ và đòi quyền tự do. Thế nhưng, nếu như họ có liên quan đến chính trị thì họ sẽ bị phạt nặng. Ông Ksor Luân nhận định rằng, chính quyền Việt Nam sẽ không để họ được yên, mọi hành động sẽ nằm dưới sự theo dõi và sắp xếp từ phía chính quyền.

Không quan tâm dân tộc thiểu số

Ông còn cho biết thêm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và quyền được giáo dục bị chính phủ Việt Nam tước đoạt, bởi vì nhà nước không quan tâm đến các Dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Do đó, mặc dù họ học hết lớp 12 hay Đại học, thì họ vẫn không có việc làm. Ông đưa ra nhận định liên quan người Dân tộc thiểu số có chức vụ trong cơ quan Nhà nước Việt Nam hiện nay:

"Những người ấy chỉ là thể xác bên ngoài là người Dân tộc, nhưng trong lòng họ thì thuộc về người Kinh hết rồi, họ ăn tiền người Kinh, người Kinh mua chuột hết rồi. Họ sắp xếp người Dân tộc để mà cưỡng bức, áp bức người Dân tộc. Cho nên, nếu như người nào hỏi, thì họ trả lời người Kinh đâu có làm đâu, người Dân tộc họ tự làm người Dân tộc. Người Dân tộc áp bức người Dân tộc… Chính phủ Việt Nam rất giỏi về kế hoạch này."

Mục đích chị em đến đây vì một là Việt Nam làm khó khăn, hai là để đoàn tụ gia đình. Con để được gặp bố, vợ để gặp chồng.

Một phụ nữ 

Liên quan vấn đề này, đại diện Liên Minh Khmer Kampuchia Krom Tang Sarah bày tỏ rằng, số phận của nhóm người Thượng Tây Nguyên buộc phải hồi hương sẽ không khác gì trường hợp ông Chau Hêng bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bắt tạm giữ vào ngày 17 tháng 12 vừa qua, chính vì chính quyền Việt Nam ghi nhận những người đấu tranh cho Dân chủ, quyền tự do, hay vì đất đai là người bất đồng chính kiến. Ông Tang Sarah nói:

"Nếu như họ trở về Việt Nam thì không thể nào họ trở thành người dân bình thường và chúng tôi không hy vọng điều may mắn xảy ra đối với họ. Đừng nói chi là người Khmer Krom, người Thượng Tây Nguyên, và kể cả người Việt Nam, nếu như họ vượt biên sang các nước khác để xin tị nạn, họ sẽ bị truy tố và đàn áp khi họ trở về nhà."

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia Khiev Sopheak khẳng định với Đài Á Châu tự do rằng, Chính phủ hoàng gia Campuchia sẽ đóng cửa trại tị nạn người Thượng vào ngày 15 tháng 2 năm 2011, còn 14 người Thượng chưa được cấp quy chế sẽ buộc hồi hương về Việt Nam. Ông nhấn mạnh thêm rằng, vấn đề sẽ xảy ra đối với người Thượng sau khi bị trục xuất về Việt Nam, thì nó thuộc vào phạm vi và quyền hạn của chính phủ Việt Nam.

Vào ngày 14 tháng giêng vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen gửi thư cho các Dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến quyết định đóng cửa trại tị nạn người Thượng tại Thủ đô Phnom Penh. Ông Hun Sen viết rằng, lý do Campuchia quyết định đóng cửa trại tị nạn người Thượng bởi vì bản ghi nhớ giữa Chính phủ hoàng gia Campuchia, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ trong năm 2005 chỉ nhận 750 người Thượng Tây Nguyên, tuy nhiên có 932 người Thượng sang Campuchia để xin tị nạn và những người này được cấp quy chế sang định cư nước thứ 3.

Ông Hun Sen còn giải thích, hiện số người Thượng Tây Nguyên sang Campuchia để xin tị nạn thì giảm xuống bởi vì đất nước Việt Nam đang phát triển, còn chính phủ thì cũng không còn đàn áp hay truy tố những người này. Ngoài ra, Chính phủ còn quan tâm đến việc nâng cao và phát triển cộng đồng người Thượng. Vậy không có lý do nào, nhóm người Thượng phải đào thoát từ Việt Nam sang Campuchia để xin tị nạn.

Theo dòng thời sự: