THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 May 2013

Đừng giữ một giấc mơ đã chết, hãy tập trung vào hiện tại


phuonguyen-kha2

THẤT VỌNG VỚI GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Video Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha nhận tội 

Hai bị cáo rải truyền đơn chống phá nhà nước lãnh 14 năm tù


Cách đây chưa đầy một tuần tôi có viết một bài cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm. Thế nhưng cũng trong bài đó tôi có viết: “Vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay” và “Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới.” Cuối cùng, tôi cho rằng: Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.” Thế thì:
Hôm này chúng ta mới biết Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đây là một phiên tòa rất tranh cãi trong và ngoài nước. Và kết quả cững có thể được xem là một bược lùi của Việt Nam trên đường đi lên một xã hội tiên tiến.
Tôi cũng phải chân thành xin lỗi nhiều người nếu những bình luận ban đầu của mình sáng hôm này có bao hàm ý kiến là việc bắt giữ ai đó vì những ý tưởng của họ là chính đáng. Và nhìn từ một góc độ nào đó (chẳng hạn nhân quyền của hai công dân này) tôi đã tình cờ chọn một ngày rất lạ để nêu rõ quan điểm của tôi là, nếu muốn khuyến khích cải cách chính trị sâu rộng ở Việt Nam thì không nên tập trung vào viêc “cờ này cờ kia”…Và từ hôm này sẽ cố gắng không revise liên tục blog mình. Tôi đã chưa bao giờ có blog và sẽ cố gắng trích bài.
Cho người đọc biết, việc viết một blog về cờ Viêt Nam xuất phát từ việc tôi thành lập blog của mình. Nhiều người muốn làm bạn với tôi có nhiều chính kiên khác nhau về Việt Nam. Trong đó có nhiều người đặt cờ vàng và người khác cờ đỏ. Thế thì nhận xét của tôi là người ta mất rất nhiều công sức thông qua việc này.
Tôi xin giải thích lý do ở dưới. Và cuối cùng sẽ trở về trường hợp của Uyên và Kha và ý nghĩa của sự kiện hôm này từ góc nhìn của tôi….
Tôi thấy khó hiểu khi một số người ủng hộ cải cách ở Việt Nam nhưng lại muốn vẫy lá cờ của Việt Nam Cộng Hoà. Cho dù tôi có thể hiểu được vài người ở hải ngoại vẫn giữ cách nhìn cũ và những mối quan hệ cũ với chế độ (mà lá cờ được coi là biểu trưng).
Một điều rất có lợi về việc lập blog này là sự hiểu biết rất hạn chế của mình sẽ được cải thiện qua việc vấp ngã và lại đứng lên. Chẳng hạn tôi mới được một bạn đọc nhắc là lần đầu tiên cờ vàng được sử dụng năm 1890, từ đó đến năm 1975, khi nó không còn được sử dụng nữa. Người miền Nam xem cờ vàng là cờ quốc gia. Chế độ Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chính thể trong nhiều chính thể sử dụng cờ vàng. Nhiều khi, người miền Nam tôn trọng cờ vàng không phải vì chế độ VNCH, mà vì nó là cờ quốc gia cho một thời gian nhất định. Và theo một bạn, nhiều người ủng hộ cờ vàng không có nghĩa là họ ủng hộ sự trở lại của chế độ VNCH. Bạn này đề nghị: “Vấn đề là, những người ủng hộ cờ vàng không phải muốn khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là luận điểm mà đảng và nhà nước đang sử dụng để buộc tội 2 sinh viên yêu nước.” Quan điểm này có đúng không tùy ý của người đọc.
Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng hầu hết những quá trình hoặc phong trào cải cách chính trị kinh tế thành công, đều có yếu tố con người ở trong và ngoài bộ máy. Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì. Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm…như một bạn đọc đã chia sẻ cần có những nhân vật các loại khác nữa (…và sau đó tôi đề nghị nền nên có một Obama thay vì một Putin…).
Thời kỳ của bạo lực cách mạng đã kết thúc từ lâu. Hãy tìm một con đường mới. Hãy phát triển một đầu óc độc lập với quá khứ. Tôi hoàn toàn chấp nhận những ai không đồng ý với quan điểm của tôi. Xin lỗi những ai vẫn giữ một giấc mơ đã chết, ai đang bị đàn áp vì chính kiến của mình, va ai khác nếu ông Tây này chưa nắm vững vấn đề cờ Việt Nam xưa và nay. Tôi chỉ có nhận xét là nếu nói về so sánh lịch sử thì hành vi “vẫy lá cờ quá khứ” (wave the old flag) chỉ có tác động mang tính khích lệ.
Bất kỳ ai quan tâm đến sự thay đổi tích cực ở Việt Nam nên cố gắng tiếp cận vấn đề một cách xây dựng nhất. Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ?

*





Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Lý luận của tôi ổn, nhưng tôi nhận ra rằng đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh nhân quyền của hai người trẻ đang bị vi phạm nghiêm trong. Tôi chân thành thể hiện sự ủng hộ của mình đối với quá trình mở rộng tự do ngôn luận thực sự ở Viêt Nam, càng sớm càng tốt. Cảm ơn những bạn đã bình luận, nêu những vấn đề này…. xem chi tiết đây. Trong những ngày tới chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều thông tin hơn và tranh cãi này sẽ kêo dài. Thật ra là khi mình viết blog hôm nay tôi chưa đủ trình độ về vấn đề cơ Viêt Nam.
Thế thì cuối cùng tại sao đặt dấu hỏi ở cuối? Có thể là vì tôi cảm nhận chủ đề này là phức tạp và vì tôi không có tất cả câu trả lời cho Viêt Nam đương đại. Tuy vậy, và dù thông cảm sự không may khi hai nạn nhân trẻ tuổi trong một cuộc tranh cãi hình như là không hoà tan được đã bị hình phạt nạng, tôi vẫn duy trì quan điểm rằng việc vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ không phải là con đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới. Dĩ nhiên, có thể tôi sai. Nếu đúng hay sai lịch sử sẽ trả lời. Tôi cừng với nhiều người khác thấy hành vi của nhà nước như thấy này là không phư hợp nữa.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng. Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ mấy sẽ tiêp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.