Tất cả cá, tôm, mực… sau khi trải qua giai đoạn tẩm ướp bằng các loại hóa chất như thuốc tẩy, đạm urê, sẽ có màu trắng, tươi ngon.
Cá được các đầu nậu đưa từ biển về, nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán. Công đoạn này được gọi là "tráng đạm".
4h sáng, chợ cá Bến Đình, phường 5, TP Vũng Tàu, tấp nập người mua, kẻ bán. Các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ tại các chợ trong thành phố. Chị Phan Thị Hằng, một người bán cá tại chợ Vũng Tàu, đưa khách đến hàng tôm và mách nhỏ: "Số tôm đang nằm trong các bì, sọt kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống, một chút nữa sẽ được chủ vựa cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm, sau đó mới cân cho mối". Theo chị Hằng, ngâm tôm với urê giữ được màu sắc tươi lâu hơn.
Theo chị Hằng, công nghệ "tráng đạm" rất đơn giản, toàn bộ cá được các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Những loại cá vận chuyển lên TP HCM, các tỉnh xa, đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây, nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.
Chỉ tay vào sọt cá bạc má, chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê "hàng không được ngon", một chủ vựa vội đon đả: "Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi, dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác".
Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ... bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa.
So với việc ngâm hải sản bằng urê, việc dùng thuốc tẩy Javen để ngâm hải sản còn dễ dàng hơn. Đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên đen thui một màu, nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết, trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch. Rửa nhiều lần "hàng" sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi "ngâm" bằng thuốc tẩy, sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.
Những người buôn cá cho rằng, tẩm ướp bằng urê, thuốc tẩy tuy giữ được cho màu cá tươi lâu nhưng người mua chỉ cần chú ý kỹ cũng có thể phân biệt được. Với loại cá trông thì tươi, màu cá đậm, mang cá cũng hồng tươi hơn bình thường nhưng khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm, độ đàn hồi thấp, ngửi cá không có mùi tanh... chính là do đã được ướp bằng urê.
Chỉ tay vào sọt cá bạc má, chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê "hàng không được ngon", một chủ vựa vội đon đả: "Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi, dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác".
Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ... bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa.
So với việc ngâm hải sản bằng urê, việc dùng thuốc tẩy Javen để ngâm hải sản còn dễ dàng hơn. Đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên đen thui một màu, nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết, trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch. Rửa nhiều lần "hàng" sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi "ngâm" bằng thuốc tẩy, sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.
Những người buôn cá cho rằng, tẩm ướp bằng urê, thuốc tẩy tuy giữ được cho màu cá tươi lâu nhưng người mua chỉ cần chú ý kỹ cũng có thể phân biệt được. Với loại cá trông thì tươi, màu cá đậm, mang cá cũng hồng tươi hơn bình thường nhưng khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm, độ đàn hồi thấp, ngửi cá không có mùi tanh... chính là do đã được ướp bằng urê.
Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu