THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 January 2013

Các “bẫy” nguy hiểm của Trung Quốc



SGTT.VN - Trung Quốc giương các “bẫy” mới nguy hiểm trước hai ngày nghỉ cuối tuần để tránh búa rìu dư luận.

Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Biển Đông. Dù dưới hình thức phi quân sự hay ngoại giao, các sự cố này đều diễn ra trước hai ngày nghỉ cuối tuần để các nước bị coi là “không kịp phản ứng gì” trong bối cảnh thông tin toàn cầu với tốc độ cao như hiện nay.


Trung Quốc “ra đòn” tới tấp

Ngày 13.1, một nguồn tin Ấn Độ cho biết: “Trong lúc gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc lần đầu tiên xuất bản tấm bản đồ với hơn 130 đảo ở Biển Đông cũng như các hòn đảo đang tranh cãi với Nhật Bản, liên kết chúng với Trung Hoa lục địa theo các tỷ lệ xích tương ứng”.

Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Biển Đông. (Ảnh: SGTT)

Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) dẫn nguồn từ cục Đo lường, Bản đồ và Địa chất Trung Quốc (NASMG) chỉ rõ: phần lớn trong số 130 đảo lớn, đảo nhỏ ấy chưa từng được thể hiện trong các bản đồ từ trước đến nay.

Tờ báo cũng nói ngoài Việt Nam, các quốc gia có liên quan khác là Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đã từng "phản đối mạnh mẽ" các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trên Biển Đông. Trung Quốc cho hay sẽ ấn bản tấm bản đồ mới này vào cuối tháng 1.2013.

Trước đó, Đài Loan cũng “mập mờ đánh lận con đen” tung tin: Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp.

Hãng tin CAN (Đài Loan) cố lờ đi tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao nước ta khẳng định, Việt Nam sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.

Theo đó, kế hoạch thăm dò dầu khí của Đài Loan tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Tuyên bố của người phát ngôn ta kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy ngay kế hoạch phi pháp này.

Như vậy là sau hành động ấn hành “hộ chiếu lưỡi bò”, in bản đồ vệ tinh Tam Sa khiến các nước trong khu vực phẫn nộ, Trung Quốc lại tiếp tục ngang ngược đưa ra “phát minh” mới, phát hành bản đồ Biển Đông phi pháp.

Động thái gây hấn này đã thể hiện rõ sự nôn nóng của Bắc Kinh với tham vọng thôn tính cả Biển Đông lẫn Hoa Đông, trắng trợn tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, coi thường luật quốc tế và dư luận các nước. Hành động của Trung Quốc rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Theo GMA News, tại cuộc họp báo ngày 11.1, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liệt kê thêm các đòn tấn công mới nhất của Trung Quốc.

Đó là, khẳng định chủ quyền bất chấp công luận và luật pháp, dùng cơ sở của “cái gọi là thành phố Tam Sa” làm bàn đạp kiểm soát trái phép Hoàng Sa, Trường Sa, đưa ra những quy định mập mờ để làm điểm tựa pháp lý kiểm soát tàu thuyền nước ngoài. Những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và phân bổ ngân sách năm qua là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền phi lý, ông Albert del Rosario nhấn mạnh.

Phê phán sự ngang ngược

Báo Dân tộc của Thái Lan cũng vừa có bài “Cuộc xâm lấn trên giấy tờ của Trung Quốc”, trong đó bình luận: một liên minh tự nhiên đang hình thành để phản đối hành động mới nhất của Bắc Kinh qua việc phát hành các tấm bản đồ. Việt Nam, Philippines và Ấn Độ đã kịch liệt phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc.

Giáo sư nghiên cứu Đông Á Bruce Jacobs của đại học Monash Australia nhận xét: “Việc tung ra các tấm bản đồ càng khẳng định sự ngang ngược ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc đưa ra tuyên bố đối với các vùng lãnh hải tranh chấp”.

Để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông, Nhật Bản vừa cam kết cung cấp mười chiếc tàu tuần duyên cho Philippines giữa lúc hai nước thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hongkong dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã đưa ra cam kết này trong các cuộc hội đàm tại Manila ngày 10.1 để hỗ trợ Philippines trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông mà Manila cho là “sự đe dọa ghê gớm”. Trung Quốc giương các “bẫy” mới nguy hiểm trước hai ngày nghỉ cuối tuần để tránh búa rìu dư luận.

Tuy nhiên, tiểu xảo này không hề ngăn cản được xu thế hình thành đối tác đặc biệt Nhật-ASEAN. Một biểu hiện rõ nhất của liên minh tự nhiên này chính là chuyến công du Đông Nam Á của tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia diễn ra từ 16-19.1, trùng với dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác Nhật Bản-ASEAN.

Trong cử chỉ thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản, ông Abe chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên của chuyến công du. Tại Việt Nam, hai thủ tướng Nhật-Việt sẽ trao đổi phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản và tuyên bố khai mạc năm hữu nghị Việt -Nhật nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Giám đốc học viện nghiên cứu Đông Á Yoshide Soeya thuộc Trường đại học Keio Tokyo cho biết: “Chúng tôi muốn xây dựng một liên minh ứng phó của riêng mình tại châu Á nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc đang lấn lướt”.

Trong bối cảnh ý nghĩa của các đối tác tay đôi được nhấn mạnh, dư luận khu vực chú ý tới cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Mỹ-Việt thường niên lần thứ ba ở Hà Nội hôm 11.1. Hai bên đã thảo luận ba chủ đề chính: quan hệ quốc phòng song phương, chính sách “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á, và an ninh trên Biển Đông.

Cuộc đối thoại lần gần nhất diễn ra năm 2011 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Hai phía khi đó cho ra được một bản ghi nhớ về hợp tác.

Lẽ ra đối thoại lần thứ ba được tổ chức tháng 11.2012, nhưng vì bão Sandy tại Mỹ nên cuộc họp dời lại sang năm nay. Trước đó, ngày 9.1.2013 kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng Việt-Pháp đã được tổ chức cũng tại Hà Nội.

Trong phiên họp toàn thể và từng cuộc họp của các tiểu ban, hai bên đều đề xuất phương hướng tăng cường hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực như: bảo đảm an ninh hàng hải; công tác tuần tra, giám sát các hoạt động nhà nước trên biển; hợp tác đào tạo cán bộ khoa học công nghệ, không quân, hải quân, lục quân và quân y; hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng…

Một thông tin khác gây chú ý cao đối với truyền thông khu vực: những tháng cuối năm này, Trung Quốc đang nhập một lượng vàng nhiều hơn toàn bộ số vàng trong kho của Ngân hàng trung ương châu Âu.

Hiện tại, Trung Quốc có thể được coi là nước tích trữ vàng lớn thứ hai thế giời, sau Mỹ. Trung Quốc cũng đang có những động thái hết sức bất thường với việc tích trữ lương thực với số lượng gấp 4 lần năm 2011, vơ vét sữa bột cho trẻ em, thu mua dự trữ kim loại với số lượng cực lớn. Để làm gì? Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh (?)