Tú Anh
ÚC – VIỆT NAM
Vụ một ngân hàng Úc hối lộ cho người thân của Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng để giành hợp đồng in tiền “polymere” có thêm diễn biến mới: Đại tá tình báo (CSVN) Lương Ngọc Anh, người bị tố nhận tiền lo lót 20 triệu đô la Úc Kim (Autralian Dolar = AUD/ 1 AUD = 1.0514 USD) dường như có quan hệ “tình cảm” với Ủy viên thương mại Úc, bà Elisabeth Masamune (đọc tiếp toàn bài dưới đây)
The Age: Quan chức thương mại Úc trong bê bối tình dục và tình báo với Việt Nam
Theo bản tin của báo Úc, The Age phát hành ngày 13/08/2012, thì ngay ngày hôm nay, tại Melburn, bắt đầu loạt điều trần làm sáng tỏ tội danh hối lộ của 8 viên chức cao cấp trong công ty Securency, một chi nhánh của Ngân hàng quốc gia Úc.
Thủ đoạn giành hợp đồng in tiền cho nước ngoài một cách bất chính, trong đó có Việt Nam, đã được báo The Age phanh phui cách nay ba năm dẫn đến sự tham gia của Cảnh sát liên bang Úc (AFP) vào công cuộc điều tra và truy tố 8 nghi can.
Liên quan đến Việt Nam, người nhận tiền lo lót là ông Lương Ngọc Anh, mà các nguồn tin ngoại giao Úc nói là đại tá tình báo (CSVN), thân cận với thủ tướng (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng và làm kinh tài cho nhiều quan chức lãnh đạo khác.
Đại Tá tình báo CSVN Lương Ngọc Anh ăn hới lộ 20 triệu Úc Kim (trên 20 triệu USD)
Người làm môi giới hối lộ 20 triệu đô la Mỹ cho đại tá (CSVN) Lương Ngọc Anh lại là
Bà Elizabeth Masamune
một phụ nữ có chức vụ quan trọng trong bộ thương mại Úc: Bà Elizabeth Masamune. Bà giải thích với công ty Securency là làm ăn với Việt Nam thì phải hối lộ nhiều như thế.
Trong bản tin hôm nay, báo The Age tiết lộ thêm: Giữa viên chức cao cấp người Úc này và viên sĩ quan tình báo Việt Nam dường như còn có “quan hệ tình cảm bí mật”.
Hai bên đã “quen biết nhau” từ đầu thập niên 2000 khi bà Basamune sống tại Hà Nội.
Bà Elizabeth Masamune không khai chi tiết này với chính phủ Úc khi được đề cử cộng tác với Việt Nam. Tuy nhiên, tinh báo Úc đã nắm rõ mối quan hệ của bà Masamune với đại tá Lương Ngọc Anh ngay từ năm 1998.
Hiện nay bà E. Masamune là Tổng giám đốc thị trường Đông Á của Phòng Thương mại Úc, trụ sở tại Sydney.
- Một nguồn tin ngoại giao nói đại tá Lương Ngọc Anh được các cơ quan tình báo Úc đưa vào danh sách như đại tá tình báo của Việt Nam, thuộc Bộ Nội Vụ.
Ông này cũng được biết như là tay chân thân tín của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, và là “tay hòm chìa khóa” của các quan chức cấp cao Việt Nam. *
Một quan chức cao cấp ở Đại sứ quán Úc đã có mối quan hệ bí mật với đại tá điệp viên Việt Nam, người đã bị cáo buộc nhận tới 20 triệu đô Úc trong vụ nghi ngờ hối lộ của một công ty con của Ngân hàng Dự trữ Úc.
Ủy viên thương mại cao cao cấp, bà Elizabeth Masamune, người có quyền truy cập những thông tin dạng tối mật của Úc, đã gặp đại tá Lương Ngọc Anh, một quan chức cao cấp thuộc mạng lưới tình báo Việt Nam, vào đầu những năm 2000 khi bà đang làm việc tại Hà Nội
Vào lúc đó, đại tá Lương đang làm việc với Securency (công ty con của Ngân hàng Dự trữ Úc) để dành một hợp đồng sản xuất tiền polyme lớn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm ngoái đại tá Lương đã bị cáo buộc trước tòa bởi công tố viên và cảnh sát liên bang Úc rằng đã nhận tới 20 triệu đô Úc trong vụ nghi ngờ hối lộ từ Securency.
Các nguồn ngoại giao đã xác nhận rằng trong khi bà Masamune đã khuyến khích Securency trả những khoản lớn cho đại tá Lương để trả công cho sự giúp đỡ của ông này trong việc dành được hợp đồng, bà ta cũng có mối quan hệ tình cảm với đại tá Lương.
Bà Masamune đã không khai báo những chi tiết về mối quan hệ của bà với đại tá tới Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc, cũng như với các cơ quan tình báo Úc, khi bà đang làm việc tại quốc gia cộng sản này.
Là một quan chức thương mại cao cấp Úc tại VN, bà Masamune có lẽ đã thường xuyên nhận được các thông tin mật từ chính phủ Úc.
Một nguồn tin ngoại giao nói đại tá Lương Ngọc Anh được các cơ quan tình báo Úc đưa vào danh sách như đại tá tình báo của Việt Nam, thuộc Bộ Nội Vụ.
Ông này cũng được biết như là tay chân thân tín của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, và là “tay hòm chìa khóa” của các quan chức cấp cao Việt Nam.
Nguồn tin khiến chúng tôi hiểu rằng khi các giám đốc điều hành của Securency phàn nàn về khoản tiền lớn phải trả cho đại tá Lương, bà Masamune đã nói với họ rằng đó là cái giá phải trả để làm ăn tại Việt Nam.
Sự phát giác mối quan hệ tình ái này sẽ gia tăng làm áp lực lên Thủ tướng Julia Gillard để thiết lập một cuộc điều tra rộng rãi về mức độ các quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ Úc và Austrade đã hỗ trợ hoặc che dấu vụ hối lộ và tham gia vào những hành vi không chuẩn mực khác.
Phó lãnh đạo phe đối lập, Julie Biship, nói ngày hôm qua rằng bà sẽ tìm câu trả lời từ bộ trưởng thương mại Craig Emerson về thời điểm ông biết về các vấn đề liên quan tới bà Masamune và liệu ông có chuyển những thông tin mình có tới cảnh sát liên bang và các cơ quan an ninh khác không? “Xét theo mức độ nghiêm trọng của cáo buộc này, thì chính phủ phải công bố đầy đủ những hiểu biết của mình về vụ việc”, bà nói.
Bà Masamune là một trong vài quan chức Úc trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho thương vụ không chuẩn mực của Securency, mà công tố viên đã tố cáo liên quan đến khoản hối lộ hàng triệu đô Úc ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Austrade đã hỗ trợ Securency và Note Printing Australia (NPA), một công ty con khác của Ngân hàng Dự trữ Úc, ở 49 quốc gia trong thời gian từ 1996 tới 2009.
NPA bị cáo buộc đã hối lộ các quan chức ở Malaysia, Indonesia và Nepal. Giữa các năm 1999-2009, và với hiểu biết và đôi khi là sự hỗ trợ trực tiếp của Austrade – Securency đã thuê không chỉ đại tá tình báo Việt Nam, mà còn cả những tay buôn bán vũ khí Malaysia và tội phạm Nam Phi. Những người này đã hoạt động như đại lý ở nước ngoài của RBA như một cơ chế mà cảnh sát bây giờ cáo buộc là một mặt trận để chi trả hối lộ.
Tháng 12 năm ngoái, tờ The Age lần đầu công bố, theo điều luật về tự do thông tin, những tài liệu chứng tỏ bà Masamune, hiện nay là giám đốc điều hành của Austrade về thị trường Đông Á, đã biết tới phi vụ tài chính của Securency với đại tá Lương từ năm 2001.
Những tài liệu nội bộ của Austrade cho thấy các quan chức thương mại cao cấp biết mối quan hệ của Lương tới Bộ Nội Vụ từ năm 1998. Bất chấp Úc đã công bố luật vào năm 1999 cấm trả tiền cho các quan chức nước ngoài, không ai trong Austrade cảnh báo Securency rằng nó có thể vi phạm pháp luật khi trả tiền cho đại tá Lương.
Vào tháng 1 năm 2001, bà Masamune nói với Securency rằng bà sẽ „duy trì liên lạc với Anh [đại tá Lương] và làm theo những lá thư ông ta viết liên quan đến các vấn đề tài chính khác”.
Hai tháng sau, Securency đã gửi email cho bà Masamune nói rằng: “Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi đã làm nhiều hơn những gì chúng tôi làm ở các quốc gia khác, đặc biệt là về cam kết tài chính, mà chúng tôi coi như là một hình thức đầu tư”.
Bà Masamune cũng đã nhận được bản copy lá thư nói về kế hoạch đại tá Lương sẽ tới Úc vào tháng 3 năm 2001 để “trao đổi và ký kết sửa đổi liên quan đến” những khoản tiền ông nhận được từ Securency.
Bà thủ tưởng Gillard và bộ trưởng ngân khố Wayne Swan đã nhiều lần từ chối không thiết lập một cuộc điều tra rộng rãi hơn vào vụ bê bối hối lộ này.
Điều tra của cảnh sát liên bang vào vụ bê bối được khởi động sau những khám phá của tờ The Age vào năm 2009, nhưng nó đã bị hạn chế chỉ điều tra và truy tố những nhân vật liên quan đến vụ hối lộ thuộc công ty Securency và NPA.
Phiên điều trần dành cho các đối tượng bị báo buộc hối lộ được tiến hành ngày hôm nay tại Melbourne cho 8 lãnh đạo của Securency và NPA. Cảnh sát liên bang Úc đã không điều tra vai trò của các cơ quan chính quyền trong vụ bê bối, bất chấp những bằng chứng mạnh mẽ rằng các quan chức Úc đã biết hoặc đã liên quan đến một số phi vụ ở nước ngoài của Securency và NPA.
Khi chúng tôi liên lạc với bà Masamune tối qua, bà đã không đưa ra lời bình luận
Theo TTYN