THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 September 2012

Thi thể 2 thanh niên bên xe máy biến dạng



Người dân đi vào khu công nghiệp Đại Đăng (Bình Dương) hoảng hốt khi phát hiện thi thể 2 thanh niên cùng xe máy móp méo. Cơ quan chức năng nhận định, nạn nhân bị xe tải cán chết rồi bỏ chạy.

2h sáng 30/9, các cơ quan chức năng TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã có mặt tại đường dẫn vào khu công nghiệp Đại Đăng, thuộc khu phố 8 (phường Phú Lợi), nơi phát hiện 2 thanh niên đi xe máy đeo biển tỉnh Bình Định bị thiệt mạng.
Ngay trong đêm cảnh sát đã đến khám nghiệm hiện trường
Ngay trong đêm cảnh sát đã đến khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều
Trước đó, một số người dân đi qua đoạn đường vào khu công nghiệp Đại Đăng khi rọi đèn đã phát hiện thi thể 2 thanh niên cùng chiếc xe máy, trong đó thi thể một nạn nhân không toàn vẹn. Chiếc xe máy của nạn nhân được cho là đã bị bánh xe tải loại nặng chèn qua.
Nam thanh niên (chưa xác định danh tính) mặc quần soọc, đội mũ bảo hiểm nằm chết cạnh xe. Cách đó khoảng 50 mét hướng ra đường ĐT 743 là thi thể khác bị biến dạng hoàn toàn. Giấy tờ trong túi nạn nhân mang tên Nguyễn Bá Tân (23 tuổi, quê Phù Cát, Bình Định).
Tại hiện trường, vệt bánh xe tải dính máu kéo dài hàng chục mét. Cơ quan chức năng nhận định nhiều khả năng một người bị xe tải cán chèn dính vào giữa hai bánh sau.
Xe máy của nạn nhân biến dạng. Ảnh: Nguyệt Triều
Người dân tại đây cho hay, vào thời điểm xảy ra vụ việc trời mưa nhỏ, khu vực này không có đèn chiếu sáng. Đoạn đường này có rất nhiều xe container ra vào. Cảnh sát đang truy tìm ôtô gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nguyệt Triều - Hoàng Lê

Philippines điều 800 binh sĩ đến Trường Sa



Philippines vừa triển khai thêm 800 binh sĩ thủy quân lục chiến đến quần đảo Trường Sa và lập một trụ sở quân sự mới nhằm bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông, điểm nóng tranh chấp với các nước trong khu vực.
Philippines dọa bắn máy bay Trung Quốc

Một binh sĩ thủy quân lục chiến Philippines tuần tra dọc vịnh Ulugan, hướng ra Biển Đông. Ảnh: AFP
Nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng và trong vùng biển được cho là có trữ lượng khoáng sản giá trị, bao gồm dầu mỏ, quần đảo Trường Sa từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh chấp trong khu vực. Ngoài Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Brunei và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn toàn bộ hoặc một phần của Trường Sa.
Trung tướng Philippines Juancho Sabban nói việc triển khai hai tiểu đoàn binh sĩ chỉ là một "biện pháp phòng thủ" và không nên bị xem là hành động khiêu khích, theoAFP.
Ông cho hay một trụ sở lữ đoàn thủy quân lục chiến cũng được thành lập gần tỉnh Palawan của Philippines, quay mặt ra Biển Đông, "nhằm chỉ huy và kiểm soát" các lực lượng. Thủy quân lục chiến nước này sẽ không đóng quân tại Trường Sa mà chỉ tuần tra gần khu vực này.
Ông Sabban cáo buộc Trung Quốc liên tiếp củng cố lực lượng tại các đảo thuộc Trường Sa mà Bắc Kinh chiếm đóng, dù hiện tại "không bên tuyên bố chủ quyền nào có hành động gây hấn". "Chúng tôi không ở đó để tạo ra tình huống dẫn đến một cuộc xung đột bất ngờ và leo thang vấn đề khu vực", ông Sabban nhấn mạnh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, thậm chí cả vùng biển gần các nước láng giềng châu Á, trong sự phản đối của các nước láng giềng.
Thông tin từ ông Sabban được đưa ra chỉ ít ngày sau khi phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với đặc sứ Philippines và bày tỏ hy vọng cải thiện mối quan hệ song phương. Cuộc gặp diễn ra nhiều tháng sau khi cuộc xung đột giữa hai nước tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nằm ở phía bắc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, tạm lắng xuống.
Anh Ngọc

'Phải đặt tính mạng người dân lên trên hết'



"Chính phủ đặc biệt quan tâm vấn đề động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, phải đặt tính mạng người dân lên hết, chưa an toàn thì chưa cho công trình tích nước, phát điện", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Nam.
>Hàng trăm người dân dựng lều tránh động đất

Ngày 30/9, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trước kỳ họp lần thứ tư, Quốc hội khóa 13. Đây là buổi tiếp xúc cử tri đặc biệt bởi cùng lúc có sự tham gia của nhiều thứ trưởng đến từ các bộ Công thương, Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Tài Nguyên Môi trường... và chuyên gia ở nhiều lĩnh vực.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Trà My- nơi xảy ra động đất dồn dập suốt cả tháng qua. Ảnh: Trí Tín.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Trà My, nơi xảy ra động đất dồn dập suốt cả tháng qua. Ảnh: Trí Tín.
Thứ trưởng các bộ, ngành liên quan cùng TS Lê Huy Minh, Viện trưởng Vật lý địa cầu; ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng giám định Nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng); ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần lượt khẳng định với cử tri huyện Bắc Trà My đập thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn sau khi xử lý chống thấm. Động đất xảy ra trong thời gian qua ở khu vực này là động đất kích thích liên quan đến hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Thời gian tới, động đất tiếp tục sẽ xảy ra nhưng không vượt quá 5,5 độ richter.
Mất ăn, mất ngủ cùng người dân suốt cả tháng qua, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My bày tỏ, động đất liên tục xảy ra không chỉ khiến hàng trăm nhà cửa, công trình dân sinh bị nứt nẻ (nhất là các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2) mà còn gây xáo trộn tinh thần, làm đình hoãn dự định làm ăn, xây dựng nhà ở lâu dài của người dân nơi đây...
Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui cho rằng, chất lượng nhà tái định cư thủy điện không đảm bảo chất lượng kèm theo động đất liên tục khiến nhà xây nứt nẻ khắp nơi. Sau năm năm nhường đất cho thủy điện đến ở khu tái định cư, người dân vẫn chưa có đất sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém. "EVN cần có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người dân vùng tái định cư chứ không thể nói hỗ trợ qua loa là xong", ông Tiến bức xúc.
Động đất dồn dập khiến nhà xây ở các khu tái định cư nứt nẻ, thiệt hại nặng nên hàng trăm người dân đã đổ xô đi dựng lều, nhà sàn để ở phòng tránh nguy hiểm động đất. Ảnh: Trí Tín.
Động đất dồn dập khiến nhà xây ở các khu tái định cư nứt nẻ, thiệt hại nặng nên hàng trăm người dân đã đổ xô đi dựng lều, nhà sàn để ở phòng tránh nguy hiểm động đất. Ảnh: Trí Tín.
Đại diện cho bà con, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Bắc Trà My Huỳnh Tấn Sâm bày tỏ, người dân trong huyện và một số địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 đang ngày đêm lo lắng về động đất. "Đề nghị Chính phủ vì tính mạng hàng vạn người dân Quảng Nam mời chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài tiếp tục nghiên cứu động đất để an dân. Không nên để thảm họa xảy ra rồi mới tính toán, ân hận e không kịp", ông Sâm nói.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ lo lắng, bất an của người dân; đồng thời nhận trách nhiệm của mình trước tình hình động đất kích thích liên tục xảy ra do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Theo ông Vương, EVN đang phối hợp Viện Vật lý địa cầu nghiên cứu sâu về động đất kích thích; cùng với tỉnh Quảng Nam xây dựng phương án phòng chống lụt bão, trong đó tổ chức ứng phó động đất, diễn tập sơ tán có tính đến tình huống xấu nhất là vỡ đập Sông Tranh 2 nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
"EVN cam kết cùng chính quyền địa phương kiểm tra, thống kê để hỗ trợ giúp người dân vùng động đất sửa chữa lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống trong thời gian tới", ông Vượng cho biết.
Động đất gây nứt toác nền nhà ở một hộ dân thôn 2, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Động đất gây nứt toác nền nhà ở một hộ dân thôn 2, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Còn Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ đã cử các chuyên gia khảo sát, soạn dự thảo sửa chữa, xây nhà ở kiên cố chịu lực động đất ở huyện Bắc Trà My và một số khu vực lân cận thủy điện Sông Tranh 2. Dự kiến ngày 5/10 dự thảo này thông qua Hội đồng đánh giá, thống nhất giải pháp phù hợp. Bộ cũng sẽ cử cán bộ theo dõi, đánh giá lưu lượng thấm, an toàn đập trong mùa mưa lũ năm nay.
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ lo lắng, tổn thất của bà con do động đất kích thích gây ra; đồng thời khẳng định trong đó có phần trách nhiệm của Chính phủ. "Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến tình hình động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, nhất là sau khi xử lý hoàn tất sự cố thấm ở đập thủy điện này. Do vậy cần ưu tiên đặt an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân lên trên hết. Không an toàn, không tích nước, không phát điện", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trước mắt, thủy điện Sông Tranh 2 không được phép tích nước trong mùa mưa lũ năm nay. Các bộ, ngành tập trung mọi giải pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối đập thủy điện Sông Tranh 2. Công trình này không chỉ ảnh hưởng huyện Bắc Trà My mà còn ảnh hưởng hàng vạn hộ dân ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.
Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu lắp đặt trạm, máy đo gia tốc; các bộ ngành liên quan cử chuyên gia, cán bộ khoa học túc trực ở khu vực Sông Tranh 2 trong mùa mưa lũ. EVN phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Nam xây dựng phương án phòng chống lụt bão, kể cả tính đến phương án vỡ đập giúp người dân chủ động ứng phó. Ngoài ra, EVN phải có trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho nhà dân do động đất, đảm bảo quyền lợi cho người dân trong vùng dự án.
Trí Tín

VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới ???



Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Hình chụp từ trang web dantoc.net
Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Theo báo Tiền Phong Online cho biết Thiếu tướng NguyễnThanh Tuấn là Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, trong bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có khả năng bảo vệ cách bờ biển 200 km. Tên lửa mà Việt Nam có hiện nay có thể bắn xa 600 km và quan trọng hơn hết là Việt Nam đã trang bị nhiều phi cơ chiến đấu có thể bay một chặng dài từ đất liền ra các đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi có chiến tranh xảy ra.
Đây là lần đầu tiên một giới chức Việt Nam công khai việc phòng thủ chống Trung Quốc trước một cử tọa đông đảo từ nước ngoài về mặc dù sức ép từ phía Bắc Kinh lên chính phủ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ đi.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bánh Trung Thu đắt nhất hiện nay là bao nhiêu?


Câu hỏi cho nhiều người nghèo trong dịp Trung Thu năm nay có thể là: Chiếc bánh Trung Thu đắt tiền nhất hiện nay là bao nhiêu?
Câu hỏi này được tờ báo Dân Trí giải mã cho chúng ta: đó là gần 12 triệu, tương đương với 600 đôla theo tỉ giá hiện nay.
Chiếc bánh này không những làm bằng những loại gia vị cầu kỳ mà nó còn được kèm theo một chai rượu Chivas 36 tuổi hảo hạng. Bốn chiếc bánh trong hộp có tên Vương Kim Tri Ngộ, cái tên mà người Việt chưa bao giờ nghe qua, họa chăng chỉ những quan chức cao cấp thường sang Trung Quốc mới hiểu được giá trị của cái tên này.
Nhân của bốn chiếc bánh được quảng cáo là làm từ đông trùng hạ thảo, trứng cá hồi, cua hoàng đế, yến sào, vi cá mập và hoàn toàn được làm thủ công từ các đầu bếp trứ danh.
Những chiếc bánh cao cấp này dĩ nhiên là không dành cho trẻ em nghèo vì chúng đã có lon sữa bò cắt ra hay giấy báo dán lên thùng carton thay thế những chiếc lồng đèn cho Trung Thu năm nay.
Vương Kim Tri Ngộ chỉ dành cho đại gia cỡ Bầu Kiên hay Dương Chí Dũng và những quan chức hay doanh nhân giàu có tặng cho nhau để con đường hoạn lộ càng thêm thông suốt.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngừng lưu hành tiền cotton 10.000 đồng và 20.000 đồng



29/09/2012 13:28:57
Bị đình chỉ lưu hành từ ngày 1/1/2013, loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng vẫn được đổi ngang giá trị sang loại tiền polymer mới.

Ngân hàng Nhà nước có thông báo số 293/TB-NHNN công bố về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2013, đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Kể từ thời điểm ngừng lưu hành các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố.
Hai loại tiền hết giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2013.
 
Hai loại tiền hết giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2013.
Hai loại tiền hết giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2013.
Tiền cotton 20.000 đồng phát hành ngày 2/3/1993, in trên chất liệu cotton, kích thước 140x68 mm, màu xanh lơ sẫm. Mệnh giá 10.000 đồng cũng có cùng kích thước, có màu đỏ tía, phát hành ngày 15/10/1994.

Trước đó, ngày 1/9/2007, hai mệnh giá tiền cotton khác là 50.000 đồng và 100.000 đồng cũng đã chính thức ngừng lưu hành.

Như vậy, sau ngày 1/1/2013, các mệnh giá tiền chất liệu cotton được phép lưu hành gồm có 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng. Các mệnh giá còn lại như 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng còn giá trị lưu hành là loại tiền được sản xuất bằng chất liệu polymer.
(Theo Infonet)

EVN: đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không vỡ



Mặc dù nhiều cơn động đất xảy ra liên tục trong những ngày qua tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 nhưng lãnh đạo tập đoàn điện lực Việt Nam gọi tắt là EVN vẫn tiếp tục khẳng định đập thủy điện này không thể vỡ.
Photo courtesy of baodatviet
Lãnh đạo EVN khảo sát công trình bờ đập thủy điện Sông Tranh 2, nơi bị rò rỉ nước tháng 3/2012
Tuyên bố với báo chí vào sáng hôm nay đại diện EVN thừa nhận chất lượng các khe nhiệt của con đập chưa bảo đảm, tuy nhiên EVN một lần nữa tái khẳng định rằng con đập Sông Tranh không thể vỡ và vì vậy tập đoàn này chưa nghĩ tới phương án sơ tán người dân như lo ngại của dư luận.
Trong khi đó UBND tỉnh Quảng Nam rất lo ngại tình hình động đất liên tục đã làm cho người dân sống trong huyện Bắc Trà My không thể yên tâm để lo sinh kế của họ. Ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh, đã đề nghị EVN nhanh chóng đền bù những thiệt hại mà tập đoàn này đã gây ra cho người dân trong khu vực Thủy điện Sông Tranh 2.
Theo RFA

Con c.. và tự do



Không lẽ tự do ở Việt Nam chỉ thế này thôi sao?
Vụ xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSG sau 3 lần bị đình hoãn mà không giải thích lý do, cuối cùng đã được đem ra xét xử vào ngày 24/9/2012. Trước đó phiên tòa dự trù diễn ra hai ngày, đã được thu gọn qua quýt khoảng 4 tiếng đồng hồ!
Với chỉ 4 tiếng để xử một vụ án lớn như thế thì tự nó đã nói lên tính bôi bác của hệ thống Tòa án Việt Nam chứ chưa cần đến nhiều chi tiết khác. Cho cảm tưởng rất thực tế, bên trong tòa nhà thì công tố và quan tòa vội vội vàng vàng, còn bên ngoài thì dày đặc công an đủ loại với đủ thứ kế hoạch chi tiết để hành động trấn áp thân nhân người bị xét xử cũng như những người muốn công khai tham dự.
Cái mà nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gọi là phiên tòa xét xử công khai đã phô ra tình trạng đám cưới chạy tang của chế độ!
Cứ mỗi phiên tòa xử như thế luôn để lại môt dấu ấn.
Phiên xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý, dấu ấn là hình ảnh viên công an mặc thường phục, vạm vỡ, bịt chặc miệng ông ngay tại bục bị cáo. Phiên xử nhóm Trần Huỳnh Duy Thức, dấu ấn là hàng loạt “bản nhận tội, xin được khoan hồng” mà khi nạn nhân trực tiếp phản bác tại tòa thì loa rè, chẳng mấy ai nghe được. Phiên xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ, loại “con cháu bất khuất của chế độ”, dấu ấn là hai “bao cao su đã qua sử dụng”. Và phiên xử mới nhất, Câu lạc bộ Nhà Báo Tư Do, dấu ấn là “Tự Do cái con c.. “như phát ngôn của viên Trung tá công an Vũ Văn Hiển,
Câu nói đó của phó công an phường 6 quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, khi lột áo con trai anh Điếu Cày có dòng chữ “Tự do cho người yêu nước”, đã mô tả rất chính xác bản chất của chế độ. Là chân tướng của tấm pano “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”! [1]
Với câu nói trên, con c.. đã được giải phóng trước công luận trong nước! Con c.. không còn kín đáo, riêng tư nằm / ngủ / ngồi / đứng giữa háng cánh đàn ông. Con c.. đã ra công khai, đang được phát tán tràn lan trên thông tin, trên facebook mấy ngày qua. [2] Và cũng thật thú vị khi trang blog Quê Choa tiếp tay phát tán một bài viết trên pro&contra với tấm chân dung loại “căn cước” của con c.. Thẳng đơ, cứng ngắc mà kích cỡ còn to lớn hơn cả một thiếu nữ đang đặt hai tay lên nó! [3]
Tại sao câu nói “Tự Do cái con c.. “ bùng nổ lớn trong nước?
Khi một xã hội càng ngày càng có nhiều loại ranh ngôn, mỉa mai, châm biếm thì tự nó đã nói lên sự phẫn nộ vì bị bức bách và sợ hãi cùng tột trước bạo lực. Chế độ càng bạo lực thì hình thức phản kháng qua châm biếm càng nhiều, càng dữ dội. Nên nhân câu nói công khai đó của viên Trung tá Công an về con c.. đã giúp cánh đàn ông viết lách òa vỡ sự bức bách cùng cực trong lòng.
Vì cánh đàn ông thường nóng nảy và mạnh miệng hơn cánh đàn bà, nên hình ảnh con c… , về mọi khía cạnh, đã và đang được dịp phát huy khí thế sôi nổi. Khí thế của một trào lưu cách mạng! Không những cách mạng về ngôn ngữ mà còn là cách mạng xã hội!
Cánh đàn bà thường nín / nhịn giỏi hơn. Chỉ mới có hai mẹ con lõa thể phản đối cướp đất mấy tháng trước đây thôi! Và, trong thời gian tới, khi tự đè nén căm giận không nỗi nữa, liệu họ có đem cái riêng tư nhất, kín đáo nhất ra cùng với cánh đàn ông để vỗ mặt chế độ?
Khi người đại diện để thi hành luật pháp của chế độ mà huỵch toẹt “Tự Do cái con c..” ngay trước mặt phụ nữ, trước mặt công luận thì xin phép bạn đang đọc, cũng cho tôi được văng tục một lần, huỵch toẹt mấy chữ sau cùng.
Chế độ cái con cặc!

29 September 2012

PHƯƠNG ÁN THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG


Hai Tứ trụ mới?!
 Quanlambao - Cu đen vừa lê la khắp quán xá Hà Nội, khắp nơi tặc lưỡi hít hà thán phục cụ Tổng và cụ Chủ Tư quá cao tay ấn! "Ngư ông đắc lợi" kỳ này lại chính là con cháu Bác Hồ Nguyễn Sinh Hùng! Có lẽ sau mấy đời thất truyền kể từ khi bị Lê Duẩn phản phé 'bất trung' đầy ải  Vua trong cô đơn, uất hận, thì đến đời chắt chít chịt Hùng này lại có cơ ăn may!

Từ chỗ chỉ còn đúng 01 ngày là hết tuổi, nhưng Trời xui đất khiến sao cho cái ngày 18/1 thì Đại hội Đảng khoá XI lại xong 'sạch sành sanh!' - Mà sinh nhật ông chịt này lại chỉ sau đúng 01 ngày! Tưởng rằng lên đến tứ trụ đã là đỉnh cao thì nay có cơ sẽ còn lên đến đỉnh cao mới mà có lẽ ngay cả Nguyễn Sinh Hùng cũng chưa bao giờ dám mơ đến!

Nguyễn Sinh Hùng, dù rằng cũng nhúng chàm 'chút chút' nhưng có lẽ là phương án duy nhất để hoá giải cái liên minh tiền bạc ba Dũng - Nguyễn Sinh Hùng! Nếu không thì anh hói này giở trò ở Quốc hội lấy cớ chưa có quy chế, còn phải soạn thảo thì lại mất ít nhất đến kỳ họp Quốc hội khoá sau nữa cũng còn chưa chắc! Đêm dài lắm mộng! Chi bằng giao luôn cái ghế Thủ Tướng cho Nguyễn Sinh Hùng thì con gụ sẽ chạy tít ngay!
   Thư của Uỷ viên TƯ đảng    Vỏ quýt dày có móng tay nhọn!

Song 'chịt' Bác Hồ sẽ phải chấp nhận chia xẻ quyền lực giao lại Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng và Viện Kiểm sát tối cao trả lại cho chính Chủ mà trước đây ông Vua Sáu Phong quá 'lơ đễnh' đã để cho ba Dũng cướp mất!

Trám vào chỗ của Sinh Hùng sẽ bằng chính 'hoa hậu' Nguyễn Thị Kim Ngân! Dù 'hoa hậu' Kim Ngân có là đệ tử ba Dũng thì cũng sẽ 'quên ngay' mà chắp tay vái tạ hai cụ Tổng, cụ Chủ cho nhanh! Nhất là 'nhãn tiền' đã thấy những đòn 'quá bẩn' ba Dũng tung ra với ông Nghị Đặng Thành Tâm mà thực ra là để 'chơi' cụ Chủ, thì cũng làm chạnh lòng không biết ngày nào đến lượt mình nếu làm trái ý ba Dũng!

Dân Hà Nội đang hả hê chặc lưỡi bái phục các cụ Tổng, cụ Chủ "Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi....".

Cu đen - Quan làmbáo

Bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải thay ông Dương Chí Dũng

Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt bị can Dương Chí Dũng

Tân Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được bổ nhiệm thay ông Dương Chí Dũng là ông Nguyễn Nhật - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định này đã được công bố hôm qua (28-9).

Tân Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật
Tân Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật.
Với việc bổ nhiệm Cục trưởng mới, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tập thể lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy khả năng của mình, phối hợp tốt với tân Cục trưởng Nguyễn Nhật thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải cũng như việc triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng hải.
Tân Cục trưởng Hàng hải Nguyễn Nhật đã hứa sẽ dành tâm huyết, trách nhiệm để phát triển ngành hàng hải ngày càng lớn mạnh đúng với vai trò, vị trí ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, người lao động ngày càng tốt hơn; Đóng góp xây dựng ban lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam thành một tập thể đoàn kết, hỗ trợ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, đưa hàng hải trở thành ngành kinh tế đứng đầu trong 5 ngành kinh tế biển sau năm 2020 theo Chiến lược biển Việt Nam.
Trước đó, hồi cuối tháng 5-2012, sau gần 1 tuần cơ quan công an có lệnh bắt Cục trưởng Dương Chí Dũng để điều tra sai phạm ở Vinalines, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho ông Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng đương nhiệm tạm quyền phụ trách Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã bị bắt sau gần 4 tháng bỏ trốn và bị truy nã quốc tế để làm rõ hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật hình sự, xảy ra tại Vinalines.
Theo Dân Trí

12 thuyền viên bị hải tặc bắt cóc được hỗ trợ 60 triệu đồng

(TNO) Bộ LĐ-TB-XH vừa có quyết định số 1342 về việc hỗ trợ cho thuyền viên bị hải tặc Somalia bắt cóc.
Theo đó, 12 thuyền viên do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Công ty TNHH một thành viên Vạn Hoa Hải Phòng (Vanhoa Hai Phong) và Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hà Nội (Servico Ha Noi) đưa đi làm việc trên tàu cá FV Shiuh 1 (Đài Loan), bị hải tặc Somalia bắt cóc và được trả tự do về nước ngày 24.7 sẽ được hỗ trợ 60 triệu đồng từ nguồn kinh phí của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Cụ thể, mỗi lao động  được nhận hỗ trợ mức 5 triệu đồng/người.
Trước đó, vào tháng 12.2010, 12 thuyền viên Việt Nam cùng 14 thuyền viên Trung Quốc, làm việc trên tàu FV Shiuh 1 (Đài Loan) bị cướp biển Somalia bắt giữ tại Ấn Độ Dương.
Sau gần 2 năm bị giam giữ, đêm 17.7.2012, với sự nỗ lực của các cơ quan hữu quan, cướp biển đã trao trả các thuyền viên và họ đã được đưa về Tanzania. Tại đây, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam, các thuyền viên đã được các doanh nghiệp mua vé máy bay về nước an toàn.
Thu Hằng

40 hộ dân bị ngập sâu trong nước lũ

(TNO) Sáng nay 29.9, theo thống kê sơ bộ của UBND P.An Thạnh (thị xã Thuận An, Bình Dương) đã có ít nhất 40 hộ dân ở khu phố Thạnh Lộc đang bị ngập nước đến nửa mét.
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online tại khu vực này cho thấy, hàng trăm héc ta hoa màu, vườn cây trái của người dân bị nước xâm thực.
  Lực lượng dân quân dùng bao cát ngăn nước lũ
 Lực lượng dân quân dùng bao cát ngăn nước lũ
Nhiều loại gia cầm của người dân đã bắt đầu chết do bị ngập nhiều giờ trong nước.
 Một đoạn bờ bao suối Cát bị sạt lở nghiêm trọng
Một đoạn bờ bao suối Cát bị sạt lở
Hàng trăm mét bờ bao quanh khu vực suối Cát bị sạt lở nghiêm trọng. UBND P.An Thạnh (thị xã Thuận An) cho biết đã huy động một lực lượng lớn dân quân giúp dân sơ tán đồ đạc và dùng bao cát để đắp vá những đoạn đê bao sạt lở.
 Hàng chục căn nhà dân bị ngập sâu trong nước sáng 29.9
Hàng chục căn nhà dân bị ngập sâu trong nước sáng 29.9
Ông Võ Văn Tâm (54 tuổi, số nhà 48/3, khu phố Thạnh Lộc, P.An Thạnh) cho biết, bắt đầu từ tối qua, nước lũ ở đầu nguồn suối Cát băng qua quốc lộ 13 đổ về khiến người dân trong khu vực không kịp trở tay.
 Bên trong căn nhà ông Tâm bị ngập lênh láng
Bên trong căn nhà ông Tâm bị ngập lênh láng
Tương tự, tại gia đình bà Nguyễn Thanh Tùng (P.An Thạnh) nước lũ cũng dâng cao lưng chừng nhà. Bàn ghế, giường, tủ, máy giặt… bị nhấn chìm trong nước, hư hỏng hoàn toàn.
 Ở một số nơi trên địa bàn phường An Thạnh nước đã bắt đầu rút nhưng vẫn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
Ở một số nơi trên địa bàn P.An Thạnh nước đã bắt đầu rút nhưng vẫn ảnh hưởng lớn
đến đời sống người dân
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Bình Dương cho biết, hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương giúp dân khắc phục thiên tai, và thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ.
 Người dân di chuyển đồ đạc lên khu vực cao hơn
Người dân di chuyển đồ đạc lên khu vực cao hơn 2
Người dân di chuyển đồ đạc lên khu vực cao hơn
 Nhiều đồ đạc của người dân bị hư hỏng nặng
Nhiều đồ đạc bị hư hỏng nặng
 Một số gia cầm đã bắt đầu chết
Một số gia cầm đã bắt đầu chết vị bị ngâm trong nước
Tin, ảnhĐỗ Trường

Phát hiện bánh trung thu nhiễm khuẩn

(TNO) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình ngày 29.9 cho biết, qua kiểm tra, xét nghiệm đã phát hiện bánh trung thu hiệu Tân Ký (địa chỉ P.3, Mỹ Tho, Tiền Giang) sản xuất ngày 4.9.2012, hạn dùng 24.11.2012 bị nhiễm khuẩn E.coli với mức 2400/lg TP.
Đây là mức rất cao và vượt mức cho phép đến 800 lần.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện bánh nướng hiệu Bảo Lộc loại nhỏ (địa chỉ tiểu khu 9, P.Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình), sản xuất ngày 25.9.2012, hạn sử dụng 20 ngày kể từ ngày sản xuất cũng bị nhiễm khuẩn E.coli cao với mức như trên.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình đã có văn bản gửi các phòng Y tế và trung tâm Y tế dự phòng trong tỉnh, yêu cầu các cơ sở kinh doanh không buôn bán hai loại bánh nói trên, xử lý các cơ sở vi phạm và thông báo để người dân biết, không sử dụng.
Trương Quang Nam

Phát Biểu Của TGĐ Tổng Công Ty Đường Sắt VN


Hình Ảnh Lớp Học Hay Chuồng Vịt ?


Báo Pháp Luật Của CSVN - Làm Tuyên Giáo Phải Biết Nói Xuôi Lẫn Nói Ngược


Mắng dân và... cười ngạo nghễ!



Kỳ Duyên - Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, giễu cợt.

Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!

Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thườngvà cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.

Ai "kém hiểu biết" hơn?

Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.

Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra? Câu trả lời còn ở thì...tương lai.

Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.

Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.

Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.

Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.

Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt: Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.

Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên

Thì đây, các nhà khoa học, các chuyên gia thủy điện, "trả nợ" dân:

Bà Ngô Thị Lư (Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu): Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Bà Ngô Thị Lư còn yêu cầu chính quyền nên giáo dục lại dân.

Ôi trời, cái tâm của một người phụ nữ làm khoa học, lại là ... TS nữa kia! Dân không chạy động đất thì ngồi đợi chờ chết ư, thưa bà Ngô Thị Lư?

Ông Lưu Thế Biểu, Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn EVN: Nếu các trận động đất lớn hơn xảy ra đập vẫn an toàn. Ngày 13-9, EVN sẽ họp với Bộ Xây dựng để có kết luận cuối cùng và đề nghị Thủ tướng cho phép tích nước. Ông Biểu còn khuyên: Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là... chân lý.

Còn ông Trần Văn Hải-Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư công trình ST2: Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện!

Những lời mắng, lời khuyên... thừa, bỗng trở thành bất nhẫn, thưa các nhà khoa học lẫn các nhà quản lý dự án.

Nếu dân không biết chia sẻ và hy sinh, thì đâu phải di dời, chuyển nhà, tìm nơi định cư mới với vô vàn khó khăn của sự khởi đầu lại?

Nếu không biết hy sinh, lấy đâu ra công sức lao động để xây nên con đập thủy điện, mà do những kém cỏi chuyên môn, thậm chí do sự thiếu trách nhiệm và vô lương tâm của những kẻ nào đó, từ điều tra, khảo sát, thiết kế kỹ thuật đến thi công, giờ dân lại đang phải chịu những cơn "đập" nổi giận của đất?

Gần 120 ngôi nhà, trường học của dân nghèo bị hư hỏng, dân phải chạy vào rừng sống, đã là hy sinh chưa? Hay hy sinh có nghĩa là chấp nhận sống chung với những trận động đất ngày càng lớn về cường độ, thậm chí biết đâu, có thể hủy diệt cả một cộng đồng?

Có kém hiểu biết, dân mới phải "bám víu" vào những khảo sát, kết luận "chân lý" của các nhà khoa học. Thế nhưng, chỉ 10 ngày sau lời khuyên "khoa học là chân lý", đã có tiếp 2 trận động đất khiến dân kinh hồn.

Đến nước này, dư luận xã hội, chỉ mong các nhà khoa học, nhà chuyên môn như bà Ngô Thị Lư, ông Lưu Thế Biểu, ông Trần Văn Hải, và cả những ai ai nữa, khẳng định đầy tự tin vào sự an toàn của ST 2, nên đưa cả gia đình vào khu vực thủy điện chung sống, "chia sẻ" sự... hiểu biết cho người dân Bắc Trà My vốn kém hiểu biết.

Có lẽ khi đó, dân mới hoàn toàn tin phát ngôn của các vị có lý!

Ở góc độ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Trần Xuân Thọ cay đắng: Chúng tôi tin các nhà khoa học chứ. Nhưng trước đó họ nói động đất sẽ giảm dần, giờ lại tăng lên thì có gì bất thường không? Giờ lại nói chúng tôi phải chờ ba năm nữa mới có kết quả chính thức là sao? Chỉ sợ khi đó chúng tôi không... còn sống nữa để đợi kết quả.

Không phải ngẫu nhiên ngày 24/9, báo SGTT có bài viết "Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà?". Bài báo dẫn chứng, một phiên toà ở Ý từng làm xôn xao giới khoa học, vì theo cáo buộc của công tố viên, các nhà khoa học không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khả năng động đất, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản của dân.

Thông tin khoa học chính xác là yêu cầu tiên quyết, người dân chờ đợi ở các nhà khoa học, trong khi ngày ngày họ vẫn phải "chờ đợi" thảm họa động đất rất có thể lại xảy ra. Liệu ST 2 có cần được đi theo vết xe đổ của các nhà khoa học nước Ý xa lắc xa lơ không?

Nhưng mới đây, một "dư chấn khoa học" khiến xã hội còn sửng sốt hơn. Liệu đây có phải là câu "trả lời" của ST 2 cho các nhà khoa học không:

Khi Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2, người ta sửng sốt, vì trong báo cáo này (lập vào tháng 8/2005), Tập đoàn Điện lực VN- EVN, cho rằng thủy điện ST 2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường.

Thực tế xảy ra trái ngược hẳn, các hiện tượng động đất của ST 2 đều được các chuyên gia phân tích, đánh giá là động đất kích thích.

Thế nhưng, cũng theo bài báo, một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện ST 2 (thời điểm tháng 8/2005) cho biết, nhóm này chỉ được "đặt hàng" đánh giá nguy hiểm động đất cực đại có thể tới 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó!

Chưa có nghiên cứu, mà dám khẳng định trong báo cáo "thủy điện ST2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Đó là báo cáo kiểu gì, nếu không phải là thiếu cả trách nhiệm lẫn lương tâm khoa học?

Các nhà khoa học hay đổ tại cho cơ chế quản lý không tạo động lực nghiên cứu. Nhưng ở sự kiện ST 2, các nhà khoa học có trách nhiệm liên đới sẽ trả lời ra sao, về nghiên cứu một đằng, phát biểu một nẻo?

Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã phải nói:

Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học phải hết sức trung thực, hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện ST2.

Vậy, ai mới là "kém hiểu biết" hơn?

Xin các nhà khoa học, hãy trung thực lên tiếng?

Tại cuộc họp báo mới đây, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, quan điểm của Chính phủ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Cần thận trọng, theo dõi thêm ST 2, và Chính phủ cũng chưa cho phép tích nước ở thời điểm này.

Đó là quyết định đúng đắn và cần thiết.

Nụ cười ...ngạo nghễ?

Giữa lúc thủy điện ST2 còn chưa biết đi về đâu hỡi tôi, thì ngày 24/09, VietNamNet đưa thông tin "Người có chức quyền thu nhập sẽ khá". Đây được coi là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng, khiến bạn đọc lập tức phản hồi, phản biện tới tấp về tòa soạn.

Tham nhũng, từ lâu giống như một "chấn thương tâm lý xã hội" cực mạnh. Bởi những thảm họa nó gây ra cho xã hội, khiến dân quá phẫn nộ, vì thậm chí nó đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.

Thật ra, quốc gia nào cũng có tham nhũng, từ tư bản đến xã hội chủ nghĩa, nó không phải đặc tính của một thể chế chính trị nào.

Có điều, tham nhũng sẽ bị hạn chế, nếu cơ chế quản lý xã hội thực sự khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn, và pháp luật không bị tham nhũng...bịt mắt. Và có điều, tham nhũng ở xã hội ta, nó cũng đặc biệt quá.

Không cứ là quan chức, từ một nhân viên công quyền vô danh tiểu tốt, một giáo viên mầm non, một y tá, điều dưỡng bệnh nhân..., đều có thể tham nhũng, bởi họ vẫn có quyền với một nhóm người nào đó phụ thuộc họ.

Nhưng quan chức, khả năng tham nhũng lớn, tham nhũng nặng, thì hơn hẳn. Nếu vậy, việc cải cách tiền lương chỉ "ưu tiên" cho quan chức, thì tác động của giải pháp này có phần gây... phản cảm. Sự bàn luận ồn ào ngay sau thông tin, đã giải thích phần nào. Và liệu nó có hiệu quả không?

Xin dẫn chứng, về cái sự tăng tiền bạc trước đây:

Khi ngành giáo dục có chủ trương tăng học phí, một câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng giáo dục không?

Khi ngành y tế có chủ trương tăng viện phí, cũng có câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh không?

Câu trả lời của cả hai ngành giáo dục- y tế: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác!

Thật khôn và thật khéo!

Tăng lương có chống được tham nhũng? Ảnh minh họa

Giờ đây, cũng rất có thể, có một câu hỏi đặt ngược: Nếu tăng tiền lương cho các quan chức, liệu tham nhũng có giảm bớt không? Không chừng, giống như ngành giáo dục và y tế, câu trả lời sẽ là: Chưa chắc, vì tham nhũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác!

Thế nên, trong bài viết mới đây trên Tuần Việt Nam, ngày 25/09, tác giả bài viết đã đặt câu hỏi:Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?

Câu hỏi này xin dành cho các chuyên gia tư vấn về chính sách phòng chống tham nhũng.

Quan trọng hơn cả, cơ chế, thiết chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay đã thực sự khoa học, phù hợp thực tiễn, để có thể ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế tham nhũng chưa?

Câu hỏi này xin dành cho các nhà quản lý chính quyền từ cơ sở...

Sau những ồn ào, sau những quan tâm thông tin về đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2012, chờ cho tiếng nói dư luận xã hội lắng xuống, Tham nhũng mới xuất hiện. Đẹp đẽ, hồng hào, trông rất trí thức, lại rất giống đại gia. Rất kẻ cả, gương mặt đầy vẻ ban phát.

Giờ là lúc Tham nhũng đối thoại với Dân tôi:

- Nhà ngươi ăn gì?

- Dĩ nhiên ăn cơm. Thế còn ông, Tham nhũng, ông ăn gì?

- Ta ăn nhiều thứ lắm, tiền bạc, vàng, ngoại tệ, đất đai... Có thế mới đẹp đẽ thế này chứ. Ngươi tuy ăn, nhưng gạo thì đầy thuốc trừ sâu, phân hóa học, thực phẩm, rau củ, hoa quả ô nhiễm, đầy chất bảo quản. Tham nhũng tự tin.

-...

- Ta biết, Dân các ngươi phẫn nộ với Tham nhũng ta lắm. Nhưng Dân các ngươi có biết, vì sao ta không chết, mà vẫn có ba đầu sáu tay? Tại các ngươi cả đấy. Tại các ngươi luôn có nhu cầu khiến ta phải tham nhũng.

Có kẻ nào đó trong các ngươi từng tổng kết, cuộc đời làm dân của hắn, phải "lạy" tới 36 cửa: Cửa xin học, xin tuyển dụng, xin việc làm, xin chữa bệnh, xin công chứng, xin mua bán nhà cửa..v v...và vv...Các ngươi chỉ có quyền xin xỏ. Còn ta, ta có quyền.

- Chả lẽ Dân tôi có nhu cầu của đời sống là có tội?

- Không có tội. Nhưng ta có quyền. Quyền sinh ra lợi, đặc quyền, đặc lợi. Hiểu chưa?

Mà người có biết vì sao người ko chống nổi ta ko? Vì các ngươi có mỗi cái miệng là vũ khí. Lúc nào cũng hô khẩu hiệu: Chống tham nhũng, chống tham nhũng! Làm như cứ hô khẩu hiệu là Tham nhũng ta chết thẳng cẳng í? Tham nhũng cười sằng sặc.

- ...

- Nhưng Dân các ngươi chỉ có quyền hô. Tham nhũng ta cũng hô cùng các ngươi, nhưng ta... "có quyền" không bao giờ chống lại... chính ta? Hiểu chửa?

Và Tham nhũng lại cười. Bước đi. Dáng đi và nụ cười ngạo nghễ, khệnh khạng giống nhau lạ.

Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt!

Sao Dân tôi bỗng dưng...muốn khóc!

Kỳ Duyên

--------------

Tham khảo: