THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 March 2012

Cụ già bán vé số trong hoàng hôn Sài Gòn


Có những con người chỉ cần lướt qua trong thoáng giây những cũng đủ khiến những cảm xúc đó mãi đọng lại trong tâm trí mỗi chúng ta.

>Chia sẻ và bình chọn ảnh 'Sài Gòn của tôi'

Hình ảnh một cụ già bán vé số chống gậy đi một mình trong ánh chiều nhuộm đỏ bên bờ cầu khiến tôi phải lấy máy ảnh ra chụp. Đây không phải là một tấm ảnh xuất sắc nhưng tôi vẫn thích vì những cảm xúc của chính mình khi chụp nó. Có lẽ tôi chưa đủ lớn để nói về nhân sinh, chưa đủ từng trải để nhận xét về cuộc đời. Tôi chỉ có thể chụp lại và lâu lâu nhìn lại để cảm nhận về một mảnh đời từng lướt qua và để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc.
Hình ảnh một cụ già bán vé số chống gậy đi một mình trong ánh chiều nhuộm đỏ bên bờ cầu khiến tôi phải lấy máy ảnh ra chụp. Đây không phải là một tấm ảnh xuất sắc nhưng tôi vẫn thích vì những cảm xúc của chính mình khi chụp nó. Có lẽ tôi chưa đủ lớn để nói về nhân sinh, chưa đủ từng trải để nhận xét về cuộc đời. Tôi chỉ có thể chụp lại và lâu lâu nhìn lại để cảm nhận về một mảnh đời từng lướt qua và để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc.
Trương Lan Hương

 

'Nước chảy xối xả trong hầm thủy điện là nghiêm trọng'


Sau khi tổng kiểm tra đập thủy điện Sông Tranh 2, nhiều lãnh đạo huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nhận định nước chảy trong hầm rất nghiêm trọng, cần sớm xử lý triệt.
> Nước chảy xối xả trong đường hầm thủy điện/'Cần thẩm định ngay vết rò trong hầm đập thủy điện'

Lãnh đạo huyện Bắc Trà My vừa gửi văn bản báo cáo kết quả đợt tổng kiểm tra đập thủy điện Sông Tranh 2 đến Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam.

Theo văn bản này, thực trạng nước thấm dột, chảy xối xả trong đường hầm là nghiêm trọng, đáng lo ngại. Đoàn kiểm tra không tán thành với cách xử lý của chủ đầu tư là tìm mọi cách để thu nước vào các ống nhựa cỡ lớn dẫn ra phía miệng hầm cho chảy tự do về phía hạ lưu.

Huyện Bắc Trà My kiến nghị tỉnh đề xuất các bộ, ngành sớm tổng kiểm tra toàn diện đập thủy điện Sông Tranh 2 để có giải pháp xử lý triệt để, đảm bảo an toàn lâu dài cho đập.

Nước rò rỉ, thấm dột chảy xối xả từ trần hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2 bắn ra tung tóe khắp nơi. Ảnh: Trí Tín
Nước rò rỉ, thấm dột chảy từ trần hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2 bắn ra tung tóe khắp nơi. Ảnh: Trí Tín.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: "Do tính cấp bách của tình hình nên đoàn công tác đã báo cáo, kiến nghị sớm lên tỉnh so với dự kiến".

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết dự kiến ngày mai (1/4), Bộ Công Thương mời các chuyên gia đầu ngành cùng với tỉnh khảo sát, thẩm định hiện trạng rò rỉ, thấm dột nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 để đưa ra hướng xử lý, khắc phục hiệu quả, căn cơ.

Nước rò rỉ, thấm dột trong hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 đổ dồn qua đường ống chảy như suối về phía hạ lưu. Ảnh: Trí Tín
Nước rò trong hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 đổ dồn qua đường ống chảy như suối về phía hạ lưu. Ảnh: Trí Tín.

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên phó tổng thư ký Hiệp hội sông MêKông khẳng định: "Xem ảnh đường hầm thủy điện Sông Tranh 2 chảy theo nhiều hướng khác nhau, cho thấy chất lượng công trình thi công kém. Con đập rõ ràng là "có chuyện" lớn rồi. Về nguyên tắc, nước thấm của đập chảy vào ống thu gom nước chứ nước ngấm chảy ào ạt đủ mọi hướng trong hầm của đập thì khó thể nói là đảm bảo an toàn được".

Dự kiến, đầu tuần tới, tiến sĩ Đào Trọng Tứ sẽ họp bàn với các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức về huyện Bắc Trà My khảo sát đập thủy điện Sông Tranh 2. Sau đó đoàn đề xuất giải pháp khắc phục hiện tượng rò rỉ, thấm dột nước ở công trình này.

Trí Tín

Yêu cầu TQ chấm dứt đua thuyền buồm đến Hoàng Sa


31/03/2012 07:23:24
 - Trước việc ngày 30/03/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm "Cúp Ty Nam" xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

"Việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông".
 
PV

Bão số 1 tiến thẳng về phía đảo Phú Quý


31/03/2012 14:03:21
 - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, hồi 10h  ngày 31/3, vị trí tâm bão số 1 cách đảo Phú Quý khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km. Đến 10h ngày 1/4, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào địa phận Bình Thuận – Bến Tre và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. 

Đến 10h ngày 2/4 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
 
Mưa lớn đã xuất hiện trên đảo Phú Quý
Mưa lớn đã xuất hiện trên đảo Phú Quý. Ảnh: Thanh niên


Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bến Tre (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre từ chiều nay (31/3) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Ngoài ra, sáng nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Ngày và đêm nay (31/3), không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông; gió đông bắc trong đất liền cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6 - 7. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9. Biển động mạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời trở rét.
 
PV

Về "đại bản doanh" buôn bán chó lớn nhất miền Bắc


31/03/2012 07:51:03
(Kienthuc.net.vn) - Làng Sơn Đông (Xã Thành Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) một thời được mệnh danh là "đại bản doanh" buôn chó lớn nhất miền Bắc nước ta. Từ những nông dân chân lấm, tay bùn, chẳng mấy chốc họ trở thành những "đại gia" nhờ buôn chó.

Nhưng giờ đây nguồn cung cấp chó từ  Lào và Thái Lan bị cấm, làng buôn chó trở nên đìu hiu. Đáng buồn ở chỗ, khi những ngày "hoàng kim" của làng nghề qua đi, cũng là lúc ma túy giết dần làng quê vốn yên bình nơi đây.

Trung tuần tháng 3, chúng tôi trở về ngôi làng một thời được mệnh danh là "đại bản doanh" buôn bán chó lớn nhất miền Bắc nước ta. Trước trụ sở của UBND xã Thành Lộc, chiếc xe biển số xanh 36A 156.... của Công an huyện Hậu Lộc đang chờ sẵn để chở phạm nhân. Trong phòng công an xã, người nhà phạm nhân vẫy vùng, khóc lóc khi lực lượng công an chuẩn bị dẫn giải người thân của họ lên xe chở về trại giam...

Nghề buôn chó đang giết chết thanh niên làng.
Nghề buôn chó đang giết chết thanh niên làng.
 
Từ buôn chó đến buôn ma túy
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Công an xã Thành Lộc cho biết: Sáng hôm nay công an huyện về phối hợp với chúng tôi để bắt đối tượng Trương Ngọc Quý về trại giam quy án. Trước đây, Quý làm nghề buôn chó xuyên quốc gia, lấy hàng từ Thái Lan, Lào về để bán. Từ một nông dân nghèo khó, kinh tế gia đình phất lên từ những chuyến hàng lấy từ nước ngoài.
 
Thời đó, những lái buôn như Quý mua chó bên nước bạn rất rẻ. Chó lớn hay bé thì cũng khoảng 50.000đ/con, có khi họ còn bán theo mớ. Một chuyến buôn chó hơi bên đó về nước bán cũng lãi hàng chục triệu đồng.

Từ những chuyến đi đêm lấy hàng, Quý đã bập vào thuốc phiện lúc nào không hay. Khi nghiện ngập Quý không làm nghề buôn chó nữa mà chuyển sang bán lẻ ma túy cho các con nghiện quanh vùng. Năm 2008, Quý bị Tòa án nhân dân huyện Hậu Lộc kết án 2 năm 9 tháng, về tội buôn bán và tàng trữ ma túy.

Ông Trường cho hay: "Trong quá trình thi hành án, bên ngoài Qúy vẫn tỏ ra hiền lành, ngoan ngoãn là người chấp hành án tốt, nhưng không từ bỏ được sức quyến rũ của "nàng tiên nâu". Quý cũng chỉ là một trong nhiều đối tượng mà xã chúng tôi đã xác định nghiện và nghi nghiện ma túy".
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, số người nghiện ma túy tăng nhanh từ buôn chó.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, số người nghiện ma túy tăng nhanh từ buôn chó.
 
Hoảng loạn vì cướp giật
 
Làng buôn chó những năm trước đây nhộn nhịp là vậy, nhưng giờ đây một khung cảnh u ám bao trùm lên miền quê vốn thanh bình. Chị Nguyễn Thị Thu, một người dân trong xã cho biết: "Những năm về trước cứ chiều đến xe cộ các nơi xếp hàng dãy dài để nhập chó về, nhưng gần nửa năm nay các nước Lào, Thái Lan cấm xuất khẩu chó nên mọi hoạt động buôn bán bị ngưng trệ. Đa số những người buôn chó trước đây giờ đều dính vào ma túy, giờ nghiện nhiều lắm chủ yếu là lứa tuổi thanh niên".

Tuy là người cùng xã nhưng chị Thu và người dân nơi đây chỉ dám đi qua làng Sơn Đông vào ban ngày, còn vào buổi tối có cho thêm tiền họ cũng không dám bước chân qua đoạn đường này. "Dân làng chúng tôi vẫn còn hoảng loạn về một vụ cướp ở đây. Cuối năm ngoái, một người con gái trên Lạng Sơn về xã Tuy Lộc, Hậu Lộc khi đi qua làng Sơn Đông vào đêm khuya thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên bịt mặt kín và dí dao vào cổ để trấn lột. Bọn chúng đã lấy đi của cô gái 20 triệu đồng và thẻ ATM trong đó có 80 triệu đồng trong tài khoản. Rất may cô gái đó đã gọi điện báo cho ngân hàng để khóa tài khoản lại", chị Thu kể lại.

Đa số những người bị cướp vào ban đêm. Họ sợ hãi trước sự hung dữ của bọn cướp nên hầu như không kịp báo cáo lại với chính quyền địa phương, mà chỉ mong thoát thân. Người dân nơi đây cho rằng, những kẻ bịt mặt cướp trong đêm tối phần lớn là những con nghiện trong làng. Chị Thu bảo, chỉ những người ở xa không biết mới đi qua đường này, chứ người dân trong xã tối đến không dám bén mảng đến, thà đi vòng đường khác xa chút còn hơn bị cướp. 

Ma túy giết dần thanh niên trong làng

Anh Trịnh Văn Đức, chủ buôn chó làng Sơn Đông cho biết: Tôi làm nghề buôn chó gần 10 năm. Nghề này trước đây còn có đất sống, giờ làng chúng tôi gần như bỏ nghề hết rồi. Giờ trong làng nhiều người nghiện ma túy lắm. Trước đây đi lấy hàng bên Thái Lan và Lào, thuốc phiện bên đó cũng sẵn nên nhiều thanh niên dễ xa vào thuốc trắng.
Ông Phạm Duy Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Lộc cho hay: Làng quê chúng tôi trước đây rất yên bình, từ khi người dân phát triển nghề buôn bán chó từ nước ngoài về thì tình hình trật tự xã hội trở nên phức tạp, tệ nạn xã hội phát triển. Hiện tại con số nghiện và nghi vấn nghiện ma túy trong làng lên đến hàng trăm người. "Ma túy đang giết dần những thanh niên trong làng. Đây là việc nhức nhối của địa phương chúng tôi trong những năm qua", ông Tấn than thở.

Theo ông Tấn thì trong thời gian qua xã đã đưa hơn 100 người nghiện ma túy đi cai nghiện, nhưng tỷ lệ tái nghiện lại cũng 100%. Các con nghiện cứ đi cai một thời gian trở về lại tái nghiện. Đó cũng là con số khiêm tốn mà xã đã công khai, hiện tại còn nhiều hơn số đó. Trong số những người nghiện ma túy hiện nay, những người từng làm nghề liên quan đến buôn bán chó chiếm tới hơn 80%. Chủ yếu là thanh niên và nam trung niên.

"Người nghiện ma túy được phát hiện đầu tiên khoảng 5 năm trở lại đây, đó là thời phát triển huy hoàng của nghề buôn chó. Nghề buôn chó xuyên quốc gia, đã tạo kiện cho các thanh niên trong làng dễ dàng tiếp cận với ma túy, nhiều người muốn thử một lần cho biết, dần nghiện lúc nào không hay", ông Tấn lý giải.

Chúng tôi đã nhận được sự phản ánh rất nhiều từ phía người dân về tình trạng trộm cắp, cướp giật ở ngôi làng buôn chó. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề này với ông Tấn thì được ông bưng bít: "Xã chúng tôi là điểm nóng về ma túy trong huyện, nên chúng tôi rất chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục đến từng hộ dân, quản lý chặt chẽ những đối tượng nghiện ma túy. Vì thế, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, đời sống của người dân không bị ảnh hưởng gì lắm?".

Chúng tôi rời khỏi làng Sơn Đông vào buổi chiều chạng vạng, lác đác vài chiếc xe tải đang chuyển chó rời khỏi làng. Thấp thoáng những ngôi nhà cao tầng đang được mọc lên. Phải nói rằng, nghề buôn chó đã làm thay đổi một phần bộ mặt của làng quê nơi đây, nhưng đó chỉ là bề nổi. Còn hiện tại người dân nơi đây đang phải đối mặt với tệ nạn ma túy, đối mặt với nỗi ám ảnh sự cướp bóc từ các con nghiện. Thanh niên bị chết dần bởi chất trắng...
 

 

 
"Xã Thành Lộc chúng tôi có 10 thôn, với 1.600 hộ, trong đó có 40 hộ buôn chó. Trước đây, xã chúng tôi vốn làm nghề nông nghiệp, từ những 1994, một số người bắt đầu đi vào Nam mua bán chó rồi sang cả sang Lào, Thái Lan lấy hàng về nước để bán. Từ những nông dân nghèo khó, nhiều gia đình đã phất lên nhờ nghề này. Trong làng hiện có những người có tiền tỷ trong tay. Việc buôn bán chó phát triển đã tạo công ăn việc làm cho từ 50 - 70 người, với mức thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/người/tháng".

 

Ông Phạm Duy Tấn (Phó Chủ tịch UBND xã Thành Lộc)

Đức Lợi

VIDEO - Máy bay hạ cánh giữa cầu Vĩnh Tuy - HN




Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x540.













Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x537.


Last edited by cadokit; Today at 00:06.

Hành vi bắt người theo kiểu mật vụ


Gia Minh (RFA) - Kể từ cuối tháng bảy sang đầu tháng tám đến tháng 9 và tháng 12 năm ngoái, hơn chục thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ một cách chóng vánh mà không hề có trát bắt.

Cho đến nay tình hình của họ vẫn chưa được thông báo công khai khiến gia đình, và những người quan tâm rất lo lắng vì việc bắt giữ và giam giữ những người đó không theo đúng trình tự pháp luật Việt Nam.

Chiến dịch bắt cóc các thanh niên Công Giáo và Tin Lành

* Giáo xứ Thái Hà cùng với gia đình có con em bị bắt giữ vừa qua đã cùng nhau cầu nguyện cho số phận những người bị bắt giữ.(ngày 6/1/2012)

Có tổng cộng 16 thanh niên, sinh viên Công giáo và Tin Lành bị bắt theo cách mà nhiều người cho là 'nóng'; tức họ bị bắt ngay khi đang ở tại một nơi nào đó mà không hề biết trước việc bắt giữ họ vì lý do gì. Có người còn sử dụng từ 'bắt cóc' để chỉ những vụ bắt giữ đó.

Cụ thể chiến dịch bắt 16 thanh niên, sinh viên Công giáo và Tin Lành vừa nêu diễn ra trong các ngày 30 tháng 7, rồi ngày 3-5-7-16 và 27 tháng 8, rồi ngày 5 và 19 tháng 9 và các ngày 24 và 29 tháng 12 năm ngoái.

Tổng cộng 16 thanh niên, sinh viên Công giáo và Tin Lành bị bắt theo cách mà nhiều người cho là 'nóng'; tức họ bị bắt ngay khi đang ở tại một nơi nào đó mà không hề biết trước việc bắt giữ họ vì lý do gì. Có người còn sử dụng từ 'bắt cóc' để chỉ những vụ bắt giữ đó

Những thanh niên, sinh viên Công giáo bị bắt thuộc hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa, một vài người bị bắt 

Hình ảnh anh Paulus Lê Văn Sơn bị bắt một cách thô bạo. (danlambao) tại Vinh, số khác bị bắt tại tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội. 

Danh sách của những người bị bắt gồm các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Hoàng Phong, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Oai, Trần Minh Nhật.

Một người khác cũng bị bắt trong đợt này là chị Tạ Phong Tần ở Sài Gòn.

Ủy ban Công lý và Hòa Bình của giáo phận Vinh từng lên tiếng về vụ việc bắt giữ những giáo dân của giáo phận vì biện pháp bắt giữ một cách bất minh như thế vi phạm hiến pháp nước CHXHCNVN 1992, sửa đổi năm 2001. Theo điều 71 của hiến pháp đó thì không ai bị bắt mà không có quyết định của tòa án hoặc quyết định hay sự chấp thuận của ủy ban nhân dân, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp.

Đến ngày 26 tháng ba, một người thân của anh Hồ Đức Hòa cho biết tình hình anh này trong suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến nay:

Chưa có gì tiến triển cả. Từ hôm tết đi thăm anh Hòa thì đến bây giờ chưa có gì mới cả, chưa có tin tức gì thêm. Anh đang bị giam tại B14, Thanh Liệt, Thanh Trì Hà Nội. Anh bị bắt từ đầu tháng 8 năm ngoái và mới trước tết, người ta điện về nhà bảo ra gặp. Lúc ra gặp anh cũng không nói gì mà chỉ nhấn mạnh 'tạm xa gia đình một thời gian', rồi sau về đoàn tụ với gia đình thì nói chuyện sau. Anh cũng chỉ hỏi thăm sức khỏe gia đình và đặc biệt nhờ gửi báo chí và sách vào cho anh ấy. Trước khi vào họ dặn rồi không được nói gì ngoài 

Các nhân viên an ninh (?) mặc thường phục ngang nhiên bắt người giữa ban ngày hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dưhỏi thăm sức khỏe, gia đình, anh em.

Còn người thân của anh Đặng Xuân Diệu, người bị bắt hôm 30 tháng 7 cho đến nay, cũng cho biết một số thông tin liên quan:

Gia đình cũng không nhận được thông tin gì mới cả. Cách đây mấy hôm, tôi có điện thoại cho luật sư Trần Thu Nam. Luật sư bảo Diệu đang 'căng cung', nên luật sư chưa được gặp Diệu. Họ bảo anh Diệu đang 'căng cung'; không hiểu 'căng cung' ở đó bao gồm những vấn đề gì? Tôi cũng không hiểu. Họ bảo với luật sư đang 'căng cung' nên điều tra thôi. 

Từ khi Diệu bị bắt đến nay gia đình chưa được gặp lần nào. Họ chỉ thông báo cho biết 'giữ' ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Tôi cũng ra đó và gửi bảy ký quà theo qui định cho mỗi người. Do anh Diệu người Công giáo nhưng sách như Tân ước, Cựu ước, sách bổn thì họ không cho. Có hôm Diệu được viết thư ra mấy chữ, nhờ anh chị trả nợ giúp vì trước khi bị bắt có một số nợ.

Công ước Quốc tế về Quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng

Linh mục An Thanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi mà nhiều thanh niên, sinh viên bị bắt từng có những sinh hoạt tại đó, cho biết nhận định về tình hình bắt giam những người đó cho đến nay:

Một số anh em như Paulus Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh trước đây bị giam ở trại giam Sài Gòn thì vừa rồi cả hai bị chuyển ra trại giam B14 ở ngoài Hà Nội rồi. Trong Sài Gòn hiện nay còn chị Tạ Phong Tần, anh Vũ Bình. Mới đây gia đình anh Vũ Bình được thăm và anh đang đề nghị gia đình mời luật sư. Đó là những thông tin mới nhất mà tôi biết.

Về văn bản thì gia đình và chúng tôi không nhận được văn bản gì. Nhưng một số người từng ở trong các trại giam cho biết có thể công an đưa thông báo cho chính những người bị bắt giam, chứ họ không thông báo ra bên ngoài. Tôi thấy thật ra không có gì đúng luật pháp Việt Nam cả. Có những cách làm không thuyết phục được dân: ví dụ nói 3 ngày không điều tra được thì cần thêm 3 ngày nữa; rồi cần thêm 3 ngày nữa, rồi cần 

Như thế cần đưa ra mục tiêu, và mục tiêu đó đạt đến mức độ nào mới được gia hạn thêm; chứ không thể nói không điều tra được phải 'thêm'. Điều đó chứng tỏ không có bằng chứng để kết tội và bắt nhầm người mà vẫn cố giữ; như thế là vi phạm pháp luật chứ sao đúng pháp luật được. Và những điều đó đúng ra phải công khai cho những người liên quan biết về điều đó. Bởi vì họ có quyền lợi trong chuyện đó, vì con của họ là 'tình cảm' và là 'sức lao động' của gia đình họ nữa…

Vào ngày 12 tháng 3 vừa qua, có chín tổ chức phi chính phủ đồng ký tên vào lá thư gửi cho thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, trả tự do ngay và hủy bỏ những cáo buộc đối với năm người trong số bị bắt vừa nêu tên, là các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh và Paulus Lê Sơn.

Một trong chín tổ chức đó là Media Defense- Southeast Asia. Ông giám đốc điều hành của Media Defense nêu rõ quan tâm của tổ chức của ông cũng như các tổ chức khác như sau:

"Điểm đáng chú ý là một số những người này bị bắt kể từ cuối tháng bảy năm ngoái, và một số khác bị bắt hồi đầu tháng tám. Đã hơn sáu tháng rồi mà chưa hề có những cáo trạng gì đối với họ, và họ bị từ chối không cho tiếp xúc luật sư. Chúng tôi vô cùng quan ngại là những vụ bắt bớ đó có động cơ chính trị và trái với mọi chuẩn mực về nhân quyền.

Chúng tôi gửi thư với đề nghị chính quyền Việt Nam hoặc phải trả tự do cho họ, hoặc nếu chứng minh họ có tội thì phải đưa ra tòa xét xử. Ngoài ra phải cho phép họ được tiếp xúc luật sư càng sớm càng tốt."

Ông này cho biết tiếp:

Chúng tôi biết tình hình khó khăn, chúng tôi tiếp tục nêu bật tình hình nhiều người tại Việt Nam không được tiếp cận một hệ thống tư pháp công bằng, từ đó có áp lực từ cộng đồng quốc tế, buộc chính quyền Việt Nam phải tuân thủ những chuẩn mực nhân quyền theo như Công ước Quốc tế về quyền con người, Hiến chương Nhân quyền ASEAN…

Bức thư của chín tổ chức phi chính phủ gửi cho ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi rõ : "Không có chi tiết nào về nguyên do bắt giữ những người nêu trên ngoái lý do là năm người bị tình nghi 'có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Gia Minh

UBND Quảng Nam ra quyết định cưỡng chế đối với gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn


Thông báo - Tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn, đại diện cho cá nhân và hai con tôi là Huỳnh Thục Vyvà Huỳnh Trọng Hiếu, trân trọng thông báo cho công luận biết:

Ngày 29/3/2012, ông chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh chuyển đến cho chúng tôi ba quyết định cưỡng chế, sẽ thực hiện sau 10 ngày nữa (kể từ ngày 29/3/2012).

Đây là một việc làm vi phạm điều 69 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam và nghiêm trọng hơn là vi phạm công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị (điều 19 khoảng 1 và 2), vi phạm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nước CHXHCN Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Việc làm này gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của chúng tôi. Vi phạm quyền sở hữu của chúng tôi cũng như vi phạm quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú của em tôi và mẹ tôi.

Rất mong sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước, kịp thời lên án hành vi vi phạm nhân quyền và luật pháp của ông chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh và những cơ quan có liên quan.

Chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.

Trân trọng 

Huỳnh Ngọc Tuấn








Kĩ sư Vi Toàn Nghĩa bị đe dọa tính mạng


Đơn kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp 

Tôi, Vi Toàn Nghĩa - công dân nước CHXHCN Việt Nam xin thông báo khẩn cấp đến các hãng truyền thông trong và ngoài nước về việc : Tính mạng tôi đang bị đe dọa. Vừa qua - trong một vụ án mà tôi là người bị hại - cơ quan công an đã làm sai quy trình điều tra (Tôi sẽ gửi lên mạng tất cả tài liệu).

Tôi có thư kiến nghị lên Ông Thiếu tướng - Giám đốc Công an Tỉnh Lạng Sơn: Trần Đăng Yến. Tôi gửi vào lúc 11h00 ngày 28/3/2012, nhưng thật bất ngờ chỉ hôm sau (Tức hôm nay ngày 29/3/2012 lúc 12h trưa) tôi nhận được điện thoại đòi gặp và dọa giết tôi. 

Đơn tôi gửi đúng chỗ tin cậy - đó là công an. Sao người dọa giết tôi không quen biết. Vậy hỏi khẩn cấp rằng: Công an có liên kết với thế lực ngoài? Thiếu tướng Yến có biết không? Tại sao những bí mật của một vụ án lại bị lộ ra ngoài? Dân còn trông vào đâu hỡi các ông.

Tôi sẽ cùng Đại biểu Quốc hội đơn vị Lạng Sơn làm việc này - có bác Lê Hiền Đức cùng giúp đỡ. Tôi sẽ có công văn chính thức.

Sự việc rất khẩn cấp mong các hãng truyền thông hãy đăng thông báo này. Tôi có trách nhiệm trình bày vụ án ngay sau đây.

Hãy giúp tôi và giúp 90 triệu dân Việt Nam
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm thông tin cung cấp
Thế giới ơi! Hãy công nhận dân Việt Nam cũng là những con người

Tôi công bố mối hiểm họa của tôi, tôi không sợ chết! Việc báo trước thế này để thế giới hiểu được người dân VIỆT NAM đang ở trong tình trạng nào.

Có phải 90 triệu con lợn trong chuồng - nuôi béo con nào sẽ xuất con đấy

Họ đang chăm dân như vật nuôi trong chuồng của họ.

Người kêu gọi giúp đỡ

Kĩ sư Vi Toàn Nghĩa

ĐT: 0433653899.

Số điện thoại người thụ lý vụ án: 0978789045

Đồn CA thụ lý: 0253820222