THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 January 2012

Tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em tăng đáng ngại


2012-01-03

Xâm hại tình dục trẻ em được coi là hình thức lạm dụng cao nhất và phức tạp nhất trong các hành vi xâm hại trẻ ở Việt Nam.

AFP

Cảnh sát Cambodia đưa bé gái Việt Nam, 11 tuổi, ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh.


Trong tất cả những hình thức lạm dụng thiếu nhi năm 2011 hết 60% là xâm hại tình dục trẻ em. Thanh Trúc có bài chi tiết: 

Con số đáng ngại


Chín trăm em nhỏ bị xâm hại tình dục mỗi năm là con số được nêu lên tại hội nghị phòng chống việc xâm hại trẻ em vừa qua ở Việt Nam. 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Tôn, Hội Bảo Vệ Quyền Chăm Sóc Trẻ Em Việt Nam, cho biết mỗi năm khoảng tám trăm vụ xâm hại tình dục xảy ra với chín trăm em là nạn nhân. 

Theo phó cục trưởng Cục Cảnh Sát Hình Sự thuộc Bộ Công An, đại tá Nguyễn Chí Việt, trong năm 2011 này những vụ xâm hại trẻ em tăng 1,8% so với năm ngoái, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm hơn 60% .  
Chín trăm em nhỏ bị xâm hại tình dục mỗi năm là con số được nêu lên tại hội nghị phòng chống việc xâm hại trẻ em vừa qua ở Việt Nam.

Điều này cho thấy ngoài chuyện bị ngược đãi, xúc phạm đến nhân phẩm, hành hạ, đánh đập, bóc lột sức lao động, trẻ còn phải đối diện với nguy cơ cao nhất  và dễ có khả năng xảy ra nhất là bị lạm dụng tình dục,  nói trắng ra là bị hãm hiếp, bị bắt buộc quan hệ khi tuổi còn nhỏ và chưa có sự hiểu biết.

Tại sao xâm hại tình dục trẻ nhỏ lại được coi là phức tạp và khó biết, làm cách nào để ngăn ngừa,  phát hiện và trừng trị tội phạm, trẻ bị lạm dụng tình dục phải chịu hậu quả thế nào về mặt tâm sinh lý cũng như tương quan xã hội. 

Bà Thanh Minh, tửng công tác nhiều năm trong Uỷ Ban Chăm Sóc Bà Mẹ Trẻ Em ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giảng viên trường Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, phân tích sâu hơn về sự phức tạp của xâm hại tình dục trẻ em: 

Hiện nay lạm dụng tình dục trẻ em trong đó không chỉ nạn nhân là em gái mà có cả các em trai nữa, hầu hết những trường hợp này phải là người quen. 

Họ hàng, hàng xóm,  người quen , người ở chung nhà, rồi nhà trọ. Ngay cả các em khi yêu sớm cũng có nhu cầu có va chạm khác giới. Nhưng mà pháp luật Việt Nam qui định độ tuổi trẻ em là người dưới mười sáu, do đó dù có sự đồng ý đi nữa nhưng theo pháp luật thì hành vi này không thể chấp nhận được. 

Hiện nay lạm dụng tình dục trẻ em trong đó không chỉ nạn nhân là em gái mà có cả các em trai nữa, hầu hết những trường hợp này phải là người quen. 
Bà Thanh Minh


Biểu ngữ cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em trên đường phố. AFP
Biểu ngữ cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em trên đường phố. AFP
Xâm hại  tình dục trẻ em không chỉ là tệ nạn xã hội riêng ở Việt Nam  mà ở khắp nơi trên thế giới. Đối với bà Thanh Minh, chuyện đáng tiếc này có thể không xảy ra nếu có sự đề phòng từ cha mẹ và có sự cảnh giác từ con trẻ. Cũng vậy, sự suy nghĩ và phương cách phòng chống thật ra là giống nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới:  

Chỉ có cách hướng dẫn cho trẻ một số kỹ năng để cháu biết cách tự phòng ngừa, khi xảy ra nó có thể tự chống đỡ được.

Còn đối với trường hợp những thủ phạm thì rất khó để phát hiện vì họ có mối quan hệ gần gũi với nạn nhân. Từ mối quan hệ gần gũi đó dẫn đến những hành động mình không ngờ được. 

Chẳng hạn mình đang hướng dẫn những chuyên đề, thí dụ thứ nhất đối với trẻ dưới năm tuổi học mẫu giáo, hướng dẫn cho trẻ vẽ một bức tranh, một tấm hình của một đứa trẻ trai và một tấm hình của một đứa trẻ gái, cho trẻ tô màu đồng thời hướng dẫn chỗ nào được cho phép đụng vào và chỗ nào không đụng vào được, chỗ nào là vùng cấm tuyệt đối.

Tại vì đối với trẻ dưới năm tuổi thì phải thông qua hình ảnh trực quang, giúp trẻ nhận biết chỗ nào là vùng cấm tuyệt đối,  dặn trẻ là ai đụng vào cơ thể con vào chỗ này thì con phải về noí cho cô giáo cho mẹ cho ba biết. 

Còn đối với các em Cấp Một Cấp Hai thì thông qua chẳng hạn  các trò chơi các câu chuyện, các  tình huống để cho các em thảo luận. Sau  đó giúp  các em nhận biết khi bị đụng vào chỗ nào là vùng nhậy cảm, hướng dẫn cho trẻ một số tư thế để biết cách thoát thân khi bị ôm chặt, hoặc là biết từ chối, nói không khi họ tặng quà khi họ rủ đi chơi . Rồi không nên đi đến những đường vắng hoặc là không nên đến nhà người lạ mà chỉ có một người nam ở nhà một mình vân vân… Tức là đưa ra nhiều hình thức cho trẻ thấy được nguy cơ này. 


Cảnh giác cần thiết  và quan trọng của phụ Huynh


Về phía phụ huynh thì sao, làm cách nào để thuyết phục các bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam rằng con của họ rất có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục bởi chính người thân quen trong gia đình? Với câu hỏi này, bà Thanh Minh dẫn giải: 

Trong quá trình khi mình làm việc với gia đình thì mình hướng dẫn cho gia đình phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, chẳng hạn thấy con mình có nhiều tiền, có những món đồ chơi lạ có quà lạ, rồi hoặc là cháu ngủ mà nó hay mớ, giật mình, la và sợ bóng tối. 
những dấu hiệu bất thường ở trẻ, chẳng hạn thấy con mình có nhiều tiền, có những món đồ chơi lạ có quà lạ, rồi hoặc là cháu ngủ mà nó hay mớ, giật mình, la và sợ bóng tối...trẻ ngại đến chỗ đông người, tự nhiên xa lánh bạn bè...
bà Thanh Minh

Một số biểu hiện bất thường khác cần lưu ý nơi trẻ  bị xâm hại tình dục là trẻ ngại đến chỗ đông người, tự nhiên xa lánh bạn bè, không thích tham gia các hoạt động trong trường nữa: 

Thậm chí cháu biếng ăn, học hành giảm sút. Từ những biểu hiện ấy mà có thể tiếp cận và trao đổi, có thể sử dụng những ngôn ngữ nói chuyện để chia sẻ với  trẻ, giúp trẻ bộc lộ được.  

Một tổ chức buôn trẻ em bị bắt tại Campuchia trong đó có 3 người Việt Nam và 1 người quốc tịch Đức tên  German Thomas Sigwart Eugen, 42tuổi. AFP
Một tổ chức buôn trẻ em bị bắt tại Campuchia trong đó có 3 người Việt Nam và 1 người quốc tịch Đức tên German Thomas Sigwart Eugen, 42tuổi. AFP
Bởi nếu không bộc lộ được, nếu cảm thấy không ai có thể che chở bảo vệ cho mình được, thì ngoài thương tích về mặt thể lý, trẻ còn mang thương tích về mặt tinh thần, lâm tình trạng mặc cảm và trầm uất : 

Thậm chí có thể bị lây truyền các bệnh qua đường tình dục, thậm chí bị nhiễm HIV, và có nhiều trường hợp là có thai sớm trong độ tuổi còn rất nhỏ. 

Tác hại về mặt thể lý về mặt thân thể thì thời gian điều trị có thể phục hồi được, nhưng tác hại về tâm lý thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ, cháu sẽ bị trầm uất. Có những đứa trẻ bị như thế rồi sau đó cháu mặc cảm, xa lánh tất cả mọi người, có đứa sống bất cần, buông thả đi chơi với bạn bè vì không còn gì để giữ nữa. 
Có nhiều trường hợp khi mình can thiệp, mình hỗ trợ về mặt tâm lý dần dần cho các em thì  mình phải phối hợp với gia đình để chuyển trường cho cháu, tạo điều kiện cho cháu vượt qua. Rồi thậm chí có những trường hợp như thế đưa đến hành vi tự tử. 


Theo các chuyên gia của Quĩ Nhi Đồng UNICEF, kể cả những chuyên viên tư vấn tâm lý trong lãnh vực  thiếu nhi và các vấn đề thiếu nhi, trẻ con tự bản chất không biết phản ứng như thế nào khi bị lạm dụng hay bị xâm hại. Mặt khác, nạn nhân còn bị cảm giác lẫn lộn hoang mang giữa cái đúng cái sai cái nên cái không nên. 
gần như hầu hết  những vụ xâm hại tình dục trẻ  đã xảy ra rồi đã xong rồi thì mới được đưa ra ánh sáng, trong lúc hậu quả và hệ lụy mà trẻ phải chịu đựng thì quá nặng nề và thường đeo theo trẻ suốt đời
bà Thanh Minh

Điều đáng nói ở đây, bà Thanh Minh nhấn mạnh, gần như hầu hết  những vụ xâm hại tình dục trẻ  đã xảy ra rồi đã xong rồi thì mới được đưa ra ánh sáng, trong lúc hậu quả và hệ lụy mà trẻ phải chịu đựng thì quá nặng nề và thường đeo theo trẻ suốt đời:

Có những đứa trẻ khi lớn rồi thì bắt đầu tìm cách trả thù , hoặc là lao vào một số hành vi phạm pháp.  Đó là vấn đề , và cái ảnh hưởng này là suốt cuộc đời của một con người. 

Trong quá trình mà mình tư vấn thì có nhiều em điện tới mình và khóc, nói rằng lúc nhỏ từng bị một người thân trong gia đình  lạm dụng, mà nếu  nói với người chồng sắp cưới thì không dám, và không biết giải quyết chuyện này như thế nào. Rồi có những em mà nó sợ tất cả mọi người và không dám lập gia đình. Đây là tất cả hậu quả để lại về mặt tâm lý. 


Việt Nam qui định hình phạt và xử lý nghiêm minh đối với tội xâm hại tình dục trẻ em. Từ năm 2000, điều XII Bộ Luật Hình Sự Việt Nam cho thấy khung hình phạt áp dụng đối với hành vi giao cấu cùng trẻ em dưới mười ba tuổi  là từ mười hai đến hai mươi năm hoặc chung thân hoặc tử hình tùy mức độ nặng nhẹ. 

Nếu nạn nhân bị xâm hại tình dục là trẻ dưới sáu tuổi thì khung hình phạt là chung thân hoặc tử hình. Với kinh nghiệm của người từng công tác bao năm trong Uỷ Ban Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em  cũng như  bảo vệ quyền lợi thiếu nhi ngoài xã hội,  bà Thanh Minh nhận định rằng đương nhiên kẻ phạm tội thì phải đền tội theo luật định,  và dù như mức hình phạt hoặc khung hình phạt nghiêm cách mấy cũng không làm sao kéo lại sự mất mát đau khổ mà nạn nhân phải gánh chịu. 
Việt Nam qui định hình phạt và xử lý nghiêm minh đối với tội xâm hại tình dục trẻ em. Từ năm 2000, điều XII Bộ Luật Hình Sự Việt Nam cho thấy khung hình phạt áp dụng đối với hành vi giao cấu cùng trẻ em dưới mười ba tuổi  là từ mười hai đến hai mươi năm hoặc chung thân hoặc tử hình tùy mức độ nặng nhẹ.

Tưởng cần biết nạn nhân của sự cưỡng bức và xâm hại tình dục không chỉ là trẻ bình thường mà cả những trẻ bất bình thường. Bà Hán Thị Đạo, hiệu trưởng trường Thiểu Năng  Hoa Phong Lan ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cho biết hai em gái trong số mấy chục em chậm phát triển tại cơ sở do bà coi sóc từng bị xâm hại tình dục trước khi được cứu đưa về đây: 

Khi mà em bị như vậy thì vô trường em cũng được tư vấn về tâm lý rồi dạy dỗ bằng nhiều phương pháp thì em cũng tiến bộ ra nhưng không nhiều tại vì em rất lừng khừng. Có em bị xâm hại tình dục rồi cũng mang bầu cũng sanh con, có trường hợp sanh con thiếu tháng các thứ. 
Chỉ có một cách là giữ các cháu nơi trường học thì tốt hơn là thả nổi các cháu ra xã hội thì rất là gay. Ví dụ trường tôi các cháu mười sáu tuổi là phải ra trường rồi. Với mức độ mười sáu tuổi mà ra trường thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên phải có một cơ sở nào đó nuôi tiếp để đảm bảo cho các em khỏi bị xảy ra những vấn đề rắc rối.


Viện sĩ Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Uỷ Ban Văn Hoá Giáo Dục Thanh Thiếu Niên trong quốc hội Việt Nam, cho biết những trường hợp trẻ bị ngược đãi bị bạo hành bị xâm hại tình dục ít khi được cộng đồng chủ động phát hiện và trình báo mà thường là do các cơ quan truyền thông đại chúng tìm hiểu rồi loan ra trước công luận.

Tại Hoa Kỳ và các  nước Âu Châu, xâm hại tình dục trẻ em là  trong tội và bị xử phạt rất nặng.  Với chính sách toàn quốc về phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em, ở Mỹ luôn có những đường dây nóng  24/24  mà người biết chuyện có thể gọi bất cứ lúc nào vào các tổ chức đại loại như Trung Tâm Bảo Vệ Thiếu Nhi để báo cáo sự việc. 

Theo dòng thời sự: