Thứ Năm, 24.11.2011 | 08:33 (GMT + 7)
Đây
là thông tin được GS-BS Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan - Mật
TP.Hồ Chí Minh - cho biết tại một hội nghị khoa học về viêm gan vừa được
tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh.
Theo đó, năm
2004 tần suất nhiễm bệnh ở Việt Nam là 2% dân số ở những người trên 20
tuổi thì sau 8 năm, tỉ lệ này đã tăng thành 5% (4,5 triệu người).
Chưa có vaccine
Trong khi viêm gan B đã có vaccine phòng ngừa bệnh thì đến thời điểm này, viêm gan C vẫn chưa tìm ra vaccine. Thạc sĩ - BS Đinh Dạ Lý Hương - BV ĐH Y - Dược TPHCM - cho biết: “Trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan mất bù do bệnh viêm gan siêu vi C tăng hơn 4 lần, đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C mạn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị. Biến chứng xơ gan và ung thư gan dễ xảy ra trên bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển”.
Trong khi viêm gan B đã có vaccine phòng ngừa bệnh thì đến thời điểm này, viêm gan C vẫn chưa tìm ra vaccine. Thạc sĩ - BS Đinh Dạ Lý Hương - BV ĐH Y - Dược TPHCM - cho biết: “Trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan mất bù do bệnh viêm gan siêu vi C tăng hơn 4 lần, đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C mạn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị. Biến chứng xơ gan và ung thư gan dễ xảy ra trên bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển”.
Chưa có vaccine phòng ngừa, số người nhiễm viêm gan C tăng mạnh. Ảnh: VÕ TUẤN |
Thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho
thấy, mỗi tháng BV này tiếp nhận khoảng 2.400 lượt bệnh nhân đến khám,
điều trị bệnh viêm gan C mạn tính, 90 trường hợp nhập viện vì bệnh đã
đến giai đoạn xơ gan nặng. Trong số đó, phần lớn bệnh nhân bệnh nặng mới
biết mình bị viêm gan.
GS Phiệt cho biết thêm, nhiều trường mắc bệnh khi xét nghiệm phát hiện nhiễm viêm gan C, nhưng không chịu chữa trị với lý do chi phí quá cao (thông thường từ 60-200 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh). Thêm vào đó, thời gian điều trị kéo dài từ 6-18 tháng, điều này khiến người bệnh mau nản và bỏ cuộc. Khi bệnh phát nặng (giai đoạn xơ gan, ung thư gan) thì mọi thứ đã quá trễ để cứu vãn. Do đó, việc phát hiện sớm để điều trị viêm gan siêu vi C là cần thiết để đẩy lùi căn bệnh, phòng ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư gan.
Dễ mắc…, khó chữa
BS Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ nhiệm bộ môn nhiễm, Đại học Y - Dược TPHCM - giải thích: Nguồn lây bệnh viêm gan C thường là những vật dụng bén nhọn như kim chích, dao cạo râu..., các dụng cụ y khoa trong BV như dụng cụ chữa răng, máy nội soi... nếu không được tiệt trùng đúng cách. Viêm gan C là một siêu vi truyền nhiễm qua máu, xâm nhập thẳng vào cơ thể, rồi tấn công tế bào gan. Viêm gan C làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm viêm gan C có khả năng trở thành bệnh kinh niên. Đa số những người bị viêm gan C kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, trong số 10 - 25% người có viêm gan C kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 - 40 năm và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan hoặc ung thư gan. TS-BS Trần Tịnh Hiền - nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM - cho rằng, không phải bệnh nhân nào bị viêm gan C cũng phải điều trị. Trước khi quyết định có điều trị hay không, BS phải cho bệnh nhân xét nghiệm nồng độ siêu vi C trong máu, xác định xem siêu vi C thuộc type di truyền nào (có sáu type khác nhau). Ngoài ra, bệnh nhân cần phải được sinh thiết gan (đặc biệt là bị viêm gan type 1) để xác định mức độ hư hại của gan, giai đoạn bệnh. Kết quả sinh thiết sẽ giúp BS quyết định và đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân chính xác nhất.
Các BS khuyên rằng, người mắc viêm gan C cần thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây; không uống rượu, bia, hút thuốc lá... Ba yếu tố tinh thần lạc quan, thể lực tốt, ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể miễn dịch tốt.
GS Phiệt cho biết thêm, nhiều trường mắc bệnh khi xét nghiệm phát hiện nhiễm viêm gan C, nhưng không chịu chữa trị với lý do chi phí quá cao (thông thường từ 60-200 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh). Thêm vào đó, thời gian điều trị kéo dài từ 6-18 tháng, điều này khiến người bệnh mau nản và bỏ cuộc. Khi bệnh phát nặng (giai đoạn xơ gan, ung thư gan) thì mọi thứ đã quá trễ để cứu vãn. Do đó, việc phát hiện sớm để điều trị viêm gan siêu vi C là cần thiết để đẩy lùi căn bệnh, phòng ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư gan.
Dễ mắc…, khó chữa
BS Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ nhiệm bộ môn nhiễm, Đại học Y - Dược TPHCM - giải thích: Nguồn lây bệnh viêm gan C thường là những vật dụng bén nhọn như kim chích, dao cạo râu..., các dụng cụ y khoa trong BV như dụng cụ chữa răng, máy nội soi... nếu không được tiệt trùng đúng cách. Viêm gan C là một siêu vi truyền nhiễm qua máu, xâm nhập thẳng vào cơ thể, rồi tấn công tế bào gan. Viêm gan C làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm viêm gan C có khả năng trở thành bệnh kinh niên. Đa số những người bị viêm gan C kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, trong số 10 - 25% người có viêm gan C kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 - 40 năm và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan hoặc ung thư gan. TS-BS Trần Tịnh Hiền - nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM - cho rằng, không phải bệnh nhân nào bị viêm gan C cũng phải điều trị. Trước khi quyết định có điều trị hay không, BS phải cho bệnh nhân xét nghiệm nồng độ siêu vi C trong máu, xác định xem siêu vi C thuộc type di truyền nào (có sáu type khác nhau). Ngoài ra, bệnh nhân cần phải được sinh thiết gan (đặc biệt là bị viêm gan type 1) để xác định mức độ hư hại của gan, giai đoạn bệnh. Kết quả sinh thiết sẽ giúp BS quyết định và đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân chính xác nhất.
Các BS khuyên rằng, người mắc viêm gan C cần thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây; không uống rượu, bia, hút thuốc lá... Ba yếu tố tinh thần lạc quan, thể lực tốt, ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể miễn dịch tốt.
Như Ánh