Nguyên Ân tóm lược
HÀ NỘI, Việt Nam - Cảnh sát Việt Nam đã nhào vào và dẹp tan một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, buộc hàng chục người biểu tình lên hai chiếc xe buýt và được đưa đi trong khi tiếng chống Trung Quốc vẫn tiếp tục vang dội.
Hai xe buýt đã được điều động đến khu vực hồ Hoàn Kiếm, nơi có một số người bắt đầu tụ tập biểu tình vào sáng nay, và cảnh sát đã bắt đi khoảng 20 người.
Diễn biến này được đưa ra sau khi Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình, cho rằng “thế lực thù địch” đang cố gắng gây thiệt hại mối quan hệ giữa hai nước [Việt-Trung].
Buổi Chủ nhật này cũng đã được cảnh báo nghiêm khắc rằng Hà Nội sẽ không còn tiếp tục cho phép các cuộc biểu tình hàng tuần diễn ra như 10 ngày chủ nhật vừa qua.
Ủy ban đã kêu gọi người dân ngừng tù tập, tuần hành và hình thành các cuộc biểu tình tự phát ở thủ đô.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích các nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình.
“Nếu bất cứ điều gì diễn ra rõ ràng từ các cuộc biểu tình công cộng ở các thành phố của Việt Nam chống lại Trung Quốc trong 10 ngày chủ nhật vừa qua, thì những người biểu tình đã hành xử hết mực ôn hòa và theo chỉ thị của những người thi hành công vụ,” Phó Giám đốc Phil Robertson cho biết.
Ảnh: Facebook
Ảnh: Dân Làm Báo
Cuộc đàn áp này tương tự như ngày 17 tháng 7 khi 40 người đã bị bắt giữ nhưng đã được thả ra sau đó một vài giờ sau.
Cách đây hai ngày, một đơn kiến nghị gồm 25 chữ ký của các trí thức đã quyết định bác bỏ bản thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình được gửi lên Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, cho rẳng bản thông báo trên đưa ra là không có căn cứ và bất hợp pháp.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà nước cộng sản đảo ngược công bố trước đó của họ, khi Giám đốc công an TP Hà Nội cho biết cảnh sát không có chủ trương [đàn áp] can thiệp vào các cuộc biểu tình.
Các cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt sự xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông, gồm các quần đảo mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Các cuộc biểu tình được hình thành sau khi các tàu tuần tra Trung Quốc cắt cáp của một chiếc tàu khảo sát địa chấn trong khu vực Việt Nam và quấy rối một chiếc tàu khác. Tranh chấp lãnh hải trên quần đảo Trường Sa đã diễn ra từ nhiều năm nay, vì được cho rằng nơi đây có tiềm năng khoáng sản rất phong phú. Các nước lân cận như Malaysia, Brunei, và Đài Loan cũng đã lên tiếng tuyên bố chủ quyền tại khu vực này.
Nguồn: AFP & Monster&Critic