Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh. Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 04/07/2011 dưới tựa đề 'Bê bối hối lộ vươn ra tới một đại tá tình báo'. Trong bài báo, hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker nói ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD vốn đóng vai trò trung gian trong việc công ty Securency in tiền polymer cho Việt Nam, là nhân viên tình báo, cấp bậc đại tá. Trước đó, The Age đã cáo giác ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng chưa rõ cấp bậc. Nay các phóng viên cho hay quan chức thương mại Australia đã tiếp xúc với ông tổng cộng 18 lần trước khi giới thiệu ông cho công ty Securency, chuyên cung cấp giấy và dịch vụ in tiền polymer. Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay. Báo The Age cũng tiết lộ rằng cảnh sát liên bang đã điều tra một đại diện thương mại của Úc, hiện còn đương chức ở châu Á, trong vụ này. Hai hôm trước, ngày 02/07, cũng tờ The Age đã nêu đích danh tên của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'. Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh." Vai trò chủ chốtThe Age nói 'vị đại tá' Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn. Tờ báo này còn nhận xét rằng nhà chức trách Việt Nam vẫn "từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu".
The Age Báo này viết: "Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002". Theo luật Úc, việc công ty nước này thuê quan chức nước ngoài làm môi giới có trả tiền bị coi là trái phép. Thêm vào đó, Securency còn bị cáo buộc đã chuyển cho 'đại tá Lương Ngọc Anh' tới 20 triệu đôla Úc, đa số đó là để hối lộ. Đổi lại, ông Anh đã giúp Securency thắng hợp đồng khổng lồ in tiền polymer cho Việt Nam. Trong bài báo mới ra, The Age không nhắc tới chi tiết mà cũng chính báo này cáo giác trước đó, rằng ông Lương Ngọc Anh "có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu". Ông Lương Ngọc Anh từng được báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ca tụng như một tấm gương doanh nhân thành đạt. Ông bị cáo buộc đã sử dụng một phần trong số tiền môi giới để trả học phí cho con trai của ông Lê Đức Thúy. Các chi tiết mới được The Age tung ra là: vào tháng 11/1999, 'đại tá Lương Ngọc Anh' được mời tới Australia tham dự hội thảo của Austrade về thị trường Việt Nam. Tháng 8/2008, ông đã là đại biểu của một ủy ban hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt-Úc, nhiều lần tham dự họp hành chiêu đãi với sứ quán nước này. Tài liệu nội bộ Austrade từ 1998 trở đi còn nói ông Anh có "quan hệ gia đình ở một số bộ ngành quan trọng". Cha ông được cho là có quan hệ rộng và bố vợ ông là quan chức công an cao cấp. Các cơ quan công quyền Việt Nam hiện chưa có phản ứng gì trước các thông tin đưa ra ở trên. Vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency với các quan chức Việt Nam và nước ngoài trong các thương vụ hoa hồng in tiền Polymer giai đoạn từ 1999 tới 2005 đã bị tờ The Age phát giác từ tháng 5/2009. Các phát giác gây tác động lớn tại Úc và đã kéo các cơ quan điều tra, an ninh và tư pháp của nước này vào cuộc. Báo The Age cho biết phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia. Chính quyền Indonesia và Malaysia miễn cưỡng hợp tác với cuộc điều tra, trong khi Việt Nam thì từ chối. Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog