Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thú nhận Trung cộng nắm thầu hết các công trình quan trọng trong nước, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây… (video insert) Vào lúc mối quan hệ nồng thắm của Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng mỗi lúc một rệu rã, thông tin về những nhược điểm của Việt Nam đang bị Trung Cộng kiểm soát mỗi lúc được phổ biến nhiều hơn. Mới đây, báo chí Việt Nam lại rộ lên chuyện các quan chức, bộ ngành quan trọng của Việt Nam thú nhận rằng rất nhiều các công trình quan yếu, là điểm hiểm yếu nhất của Việt Nam đang bị các nhà thầu Trung Cộng cầm giữ. Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra vào tuần trước, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo nhân vật này, hiện có tới 90% các dự án Tổng thầu EPC gồm tư vấn, thiết kế, cung cấp máy móc, xây lắp, vận hành, hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay của Việt Nam đều do các nhà thầu Trung Cộng đảm nhiệm, trong đó những công trình chính là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Có tới 30 doanh nghiệp Trung Cộng đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án hàng tỷ đô-la rơi vào tay nhà thầu Trung Cộng. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1 và 2 với giá trị 400 triệu đô-la, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1.3 tỷ đô-la, điện Duyên Hải 1 là 4.4 tỷ đô-la. Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ đô-la phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Cộng thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các công ty cố vấn ngoại quốc soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu. Ông Thành không dám nói thẳng ra, nhưng một cách nào đó, đã có một lực hậu thuẫn rất quan trọng từ trung ương Cộng sản Việt Nam yểm trợ cho các gói thầu quan trọng rơi vào tay Trung Cộng. Nhiều năm như vậy, hàng loạt các công trình quan trọng, điểm yếu của quốc gia đều nằm trong tay Trung Cộng. Và ai cũng hiểu khi đọc ác tin tức này, chỉ có tham nhũng, nhận hối lộ mới là nguyên nhân chính của việc quan chức Hà Nội ký duyệt, phê chuẩn để giao các gói thầu. Và như vậy khiến 10 năm nay có tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hoá chất của Việt Nam do nhà thầu Trung Cộng đảm nhận. Việc các nhà thầu Trung Cộng ồ ạt vào Việt Nam khiến các nhà thầu Việt Nam đứng ngoài rìa và mất hết việc. nếu như có một cuộc chiến tranh Việt Trung diễn ra, lợi thế thuộc về Trung Cộng sẽ rất lớn vì bản đồ, địa dư, thiết kế chiến lược các công trình đều đã do người Trung Cộng nắm giữ.(SBTN) Posted on 29 Jun 2011 |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
30 June 2011
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÀ NỘI HỐT HOẢNG THÚ NHẬN TRUNG CỘNG NẮM THẦU HẾT CÁC CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG (90% !)
XA~ HOI^. VIETNAM HIEN NAY !!!!
|
Hồ Tây thành… bể bơi!
Mỗi buổi chiều, một góc hồ Tây (Hà Nội) lại xuất hiện cả trăm người đến bơi lội, vùng vẫy dưới làn nước đang bị ô nhiễm. "Bể bơi" hồ Tây nằm bên "đường Hàn Quốc", theo cách gọi của nhiều người, chỉ đoạn đường rộng phía gần khách sạn Tây Hồ, P.Quảng An. Rất dễ để tìm thấy tụ điểm này, đó là đoạn đường ven hồ với những hình vẽ, những cái tên thể hiện tình cảm yêu đương, kề bên chính là "bến tắm" với rất đông những nam thanh, nữ tú, cả những đôi vợ chồng già, dắt cháu đi học bơi.
Chị Trần Thanh Phương, nhà ở Xuân Đỉnh, H.Từ Liêm kể, nhà cách đây gần 3 cây số nhưng từ khi học sinh được nghỉ hè tới giờ, chiều nào chị cũng thu xếp công việc nhà, dành ra một giờ đồng hồ để hai đưa hai cậu con trai là cu Bi và Mít đến đây bơi. "Con trai là phải biết bơi. Mình đã đăng ký cho cả hai cháu theo một khóa học bơi tại một trung tâm thể thao. Nhưng theo mình được biết ở đấy các cháu thực hành được ít vì bể nhỏ, lớp lại có quá đông học sinh. Do đó chiều tới là mình phải cho hai cu cậu tới đây để "bồi dưỡng" thêm", chị Phương nói. Còn anh Trần Đặng Nhật Minh, nhà ở đường Hoàng Quốc Việt, hiện làm việc cho một công ty kinh doanh bất động sản có văn phòng ở đường An Dương cho hay: "Hơn hai tuần nay, mỗi sáng, trước khi đi làm mình thường mang theo quần và kính bơi. Hết giờ làm việc thì qua bãi tắm này bơi chừng 30 phút, sau đó mới về nhà". Là dân kinh doanh, mỗi tháng thu nhập hàng chục triệu, nhưng anh này không thích bơi bể. Minh nói rằng ở ngay trong khu vực này có hai bể bơi nổi tiếng khác là Tây Hồ và Sao Mai. "Nhưng vào bể luôn có cảm giác chật chội, như tắm trong cái ao tù. Còn bơi ở đây mới có cảm giác được bơi, trời nước mênh mông, tha hồ vùng vẫy, la hét thoải mái", anh nói. Những người bơi tại đây đều cho rằng, làn nước hồ Tây cho họ cảm giác tuyệt vời khi nền nhiệt độ luôn ở mức 35 - 36 độ C. Nhiều người còn ví khi tắm ở hồ Tây, như đi tắm biển, thoải mái, tự do, chẳng ai cấm đoán. Tuy nhiên, nếu tinh ý, sẽ dễ dàng thấy rằng những người đang tắm dưới hồ đang đối mặt với nhiều nguy hiểm. Hình như không ai để ý đến sự ô nhiễm của nước hồ Tây. Bằng chứng là cách bãi tắm chỉ đôi, ba chục mét là những xác cá chết nổi dưới làn nước xanh rêu. Cũng chỉ cách bãi tắm ngót trăm mét, là những phụ nữ từ đâu dừng xe máy để đổ xuống hồ những bọc tro hóa vàng mã. Trở lại chuyện chị Phương đưa hai cu Bi và Mít đi bơi. Trên người hai cháu là hai chiếc áo phao màu vàng mà gia đinh mua cho ở phố bán đồ thể thao Trịnh Hoài Đức. Tuy nhiên, không phải cháu bé nào cũng được bố mẹ trang bị áo phao. Nói chuyện với chúng tôi, hai cậu bé Tâm và Thắng cùng 13 tuổi, nhà ở ngay phường Quảng An sở tại thì trốn gia đình đi bơi và chỉ có một miếng hộp xốp và chiếc can nhựa để làm phao bơi. Các cậu bảo rằng, có hôm mải bơi ra xa suýt bị ca nô chở khách du lịch va phải, "bình thường thì chỉ dám bơi, chứ ít dám ngụp lặn vì nước vào mắt ngứa lắm", Tâm nói. Cậu còn kể rằng có người lặn xuống đáy hồ bị mắc vào những mảnh lưới đánh cá sót lại suýt chết. Trong khi đó, một số người khác bảo nhau rằng nên đi giầy vải trong khi bơi, vì dưới đáy hồ, có nhiều bát hương, vỏ chai bia của người ngồi nhậu trên bờ đập vỡ rồi ném xuống, rất nguy hiểm. Hà An |
Ngày mai ơi – đừng đến nhé
Quỳnh Chi, phóng viên RFA2011-06-28Ở cái tuổi "ăn chưa no lo chưa tới", không một trẻ thơ nào lại không mong đến ngày mai bởi ngày mai chính là ngày của khám phá, của trưởng thành và của tương lai. Photo courtesy of chuagiacdao.org Thế nhưng có những đứa bé lại hằng ngày cầu nguyện cho ngày mai đừng đến. Đó là câu chuyện của Duyên mà Quỳnh Chi chia sẻ với quý vị ngay sau đây. Điều kỳ diệu đã không đếnVừa từ lớp học trở về nhà, chỉ kịp để cặp xuống là bé Duyên vội vàng chăm sóc đứa em út 4 tuổi, quét dọn nhà cửa và chuẩn bị buổi cơm tối cho gia đình. Công việc tưởng như quá sức đối với một cô bé 9 tuổi nhưng từ mấy tháng nay, nó đã trở nên quá quen thuộc với Duyên. "Con giúp mẹ nấu cơm giặt đồ, quét nhà rửa chén, có một em nhỏ ở nhà chơi và 1 em lớn đi học. Em hay lì, đánh nhau hoài."
Chị Lý, mẹ của Duyên nghe con nói mà lòng buồn rười rượi. Nhìn ba chị đứa con chia nhau mâm cơm canh rau bên bàn thờ người chồng vừa mất chưa được 100 ngày, chị Lý chỉ ước sao cho căn bệnh ung thư bớt hoành hoành để chị vui được với con ngày nào hay ngày nấy, vì chị hiểu rằng cái chết có thể đến với chị bất cứ lúc nào. Cố gắng nén sự mệt mỏi, chị Lý thở dài tâm sự: "Mỗi lần nhìn thấy con là chị tội trong lòng, không biết nói sao. Bây giờ chị chỉ cố gắng uống thuốc chứ biết nói gì trong cảnh chồng chết, còn vợ mang bệnh hiểm nghèo." Chị Võ Thị Lý mới vừa ngoài 40 mà trông chị già sọp, đôi mắt hõm sâu mệt mỏi không thần sắc như một chấm đen vô thần trên khuôn mặt xương xẩu khắc khổ. Căn bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối ngày đêm hành hạ. Vừa rồi chị Lý chắt mót chút tiền đón xe từ Quãng Ngãi ra Sài Gòn khám một lần nữa với hy vọng người ta đã chuẩn đoán sai về căn bệnh của chị. Vậy mà điều kỳ diệu đã không đến, bệnh viện nào cũng có chung một kết quả, để mỗi lần cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm, chị Lý lại thất vọng trào nước mắt. "Mới đi khám ở Sài Gòn về hôm mùng 4 tháng 5. Họ kêu di căn trong máu hết rồi. Bây giờ tôi cảm thấy trong người cũng đỡ rồi, nhưng mà cơn đau đến vô chừng lắm. Có lúc tôi đau nhức chịu không nổi." Cầm tờ giấy xét nghiệm của khoa Ung bứu bệnh viện Triều An, chị Lý đành quay về nhà chờ chết vì sức khỏe chị quá yếu, không thể làm hoá trị được. "Mấy hôm nay chị tỉnh hơn một chút thì họ khuyên vô Sài Gòn trị bệnh, chị yếu quá nên không làm hóa trị được nên chỉ truyền đạm thôi. Truyền đạm xong thì chị mệt lắm, tưởng là chết chứ không sống nổi." "Một mình anh Tuất đi làm nuôi 4 mẹ con chị đây. Năm ngoái chị bị phát bệnh nên phải mượn tiền đi bệnh viện cho nên anh Tuất càng cố gắng đi làm nhiều hơn và yếu sức. Bệnh trong người anh Tuất cũng bỏ mặc, không dám nói tôi biết vì sợ tôi lo. Anh cứ làm thinh như vậy đến khi phát bệnh và chết. Tôi thấy anh Tuất cứ đi làm mãi, đến khi phát bệnh thì trong vòng 1 tuần lễ là mất. Đưa anh đi bệnh viện được mấy bữa, họ báo là anh bị ung thư phổi, rồi anh mất." Anh Tuất là người lao động chính trong gia đình nuôi 5 miệng ăn, những bữa cơm hằng ngày đều trông chờ vào số tiền thợ hồ 120 ngàn đồng mà anh kiếm được mỗi ngày. Anh Tuất mất đi, tất cả gánh nặng gia đình bỗng chốc đổ ập lên vai người đàn bà vốn không còn đứng được trên đôi chân của mình, làm người khác không khỏi mủi lòng. Ông Đoàn Tấn Nguyên, chủ tịch UBND xã Hành Minh, nơi gia đình anh Tuất cư ngụ chua xót nói: "Hiện nay hoàn cảnh chị Lý rất khó khăn. Chị có 3 đứa con nhỏ mà đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ vừa bước vào 4 tuổi. Gia đình bên chồng chị cũng không còn ai. Riêng chị Lý thì cha mẹ còn sống nhưng cũng già quá rồi."
Anh Tuất cả đời làm thợ hồ xây nhà cho người khác với mong muốn sửa lại căn nhà cho vợ con tránh nắng phòng mưa. Vậy mà anh mất đi để lại căn nhà cấp 4 yếu ớt với những mái tôn cũ không ngăn được những đợt mưa giông. Ông Đoàn Tấn Nguyên nói tiếp: "Hôm chồng chị Lý mất thì tôi có đến nhà chị. Tôi thấy nhà cửa trống toác, không có nỗi 1 món đồ gì cả nên tôi phải đứng ra vận động bà con để lo mai táng cho chồng chị. Gia đình chị Lý thuộc hộ nghèo của xã. Anh em xa gần cũng đóp góp mua đươc cho anh Tuất cái quan tài nhưng các điều kiện tổ chức đám tang thì không có nên tôi phải vận động luôn. Sau khi lo cho đám tang xong thì bạn bà cùng làm thợ hồ với anh Tuất lại góp mỗi người một bao xi măng để xây mộ cho anh Tuất." Thời gian không còn nhiềuGần 3 tháng nay kể từ ngày chồng mất, nhìn 3 đứa con ngây thơ tròn mắt hỏi cha đâu là nước mắt chị như chỉ chờ có thế là chực tuôn trào, bởi chị hiểu rằng chỉ một thời gian ngắn nữa chị sẽ vĩnh viễn không còn ở bên con để trả lời chúng nữa. Trở mình trên chiếc giường tre nhỏ cho đỡ mỏi vì nằm lâu, chị Lý buồn rầu tâm sự: "Nghe bác sĩ nói mình bị bệnh như thế chị rất lo lắng, lo hằng ngày. Chồng chị đã mất rồi, nếu chị mất nữa thì không biết mấy đứa nhỏ ra sao. Chính vì thế mà ai bày uống thuốc gì chị cũng uống hết, uống cho bớt bệnh." Như một thôi thút tự nhiên, chị Lý làm mọi cách để kéo dài cuộc sống được ngày nào hay ngày ấy. Nghe người ta bày ăn chay, chị cũng làm, nghe người ta bảo uống thuốc nam, chị cũng uống:
"Bây giờ chị xin thuốc nam uống chứ không uống thuốc tây được. Vừa rồi người ta cho chị thuốc tây uống nhưng chị bị phản ứng thuốc làm người bị vọp bẻ đau quá. Đau không thể tả nổi. Bây giờ chị xin ông thầy cho thuốc nam uống cũng thấy đỡ đau hơn một chút. Bây giờ chị khấn nguyện ông bà phù hộ cho chị được sống, không cần thật khỏe mạnh để đi làm, chỉ cần sống để chị có thể nhìn thấy được mấy đứa con. Mỗi lần nghĩ tới cảnh chị mất đi để lại mấy đứa con thì trong lòng chị rất buồn." Lấy nhau hơn 10 năm, mấy năm nay 2 vợ chồng dành dụm mãi mới mua được ngôi nhà cấp 4 rộng 50 mét vuông để có chỗ che mưa trốn nắng. Vậy mà có những đợt mưa giông tốc mái tôn nhà làm con thức giấc, hai vợ chồng càng quyết tâm làm lụng để làm lại cái nhà cho đàng hoàng. Chị Lý cho biết, lúc còn sống anh Tuất luôn nói rằng mỗi ngày đi xây nhà cho người ta mà lòng anh buồn rười rượi, không biết đến bao giờ mới xây nổi cái nhà cho con cái. Vậy mà anh mất đi, cái dự định dở dang đó cũng trở nên quá sức đối với người phụ nữ với cái định mệnh đắng cay. Vừa rồi chị được Nhà nước hỗ trợ 70 triệu để làm lại căn nhà, nhưng tính già tính non cũng không đủ và nhìn căn nhà nhỏ thó trống toang, tài sản quý nhất là con lợn nái già chưa đẻ, nên chị Lý đành gói tiền lại để đó: "Bây giờ tôi cũng chẳng cầu mong gì cho tôi cả, chỉ mong sao có được cái nhà ổn định để lỡ mai tôi mất, con cái còn có chốn nương thân." Đó là ước mơ cho ngày mai của người mẹ. Ngày mai, chỉ ngày mai thôi, Duyên phải chăn bò thuê một mình, phải dắt em tới trường một mình và phải chăm con lợn nái một mình. Ngày mai, Duyên không còn đút cháo cho mẹ, không còn được sờ tay mẹ, cũng chẳng biết làm gì khi hai em lại "hay lì, hay đánh nhau". Ngày mai bé Duyên chập chững dắt tay em đi trên con đường tưởng chỉ dành cho người lớn. Và hôm nay bé Duyên ước ngày mai không bao giờ đến. Quý thính giả vừa đến với chương trình "Câu chuyện hàng tuần", mời quý vị và các bạn chia sẻ những câu chuyện có ý nghĩa với Quỳnh Chi qua email QUYNHCHI@RFA.ORG hoặc kết nối với Quỳnh Chi trên Facebook và Twitter. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
29 June 2011
Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và 90 nhân sỹ vì đất nước
Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiGa3Y0Kmult1EU97pBlKzH_VmPqvLuV8n58kV7o_nIEZAp6kpGhS3Xo-9e7DLIZjZbsW83zRh0_SYtABGg_IRycLWsCGOJYD5MygIlYfnZuWzQA8wypL41WhYhag4H47CA-6C9LaMa6UM/s1600/1.jpg
Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối
Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh
sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị
Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.
Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi
của mình khi viết thư này gửi chú. Hi vọng là qua cách xưng hô, chú
hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực. Và sở dĩ
cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể
cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu
đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm 1 hành động "không
giống ai" đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả
như 1 số nhân viên an ninh đã cho là như thế.
Cháu chưa gặp chú bao giờ, cũng không biết gì nhiều về chú, chưa từng
giao tiếp. Hôm nay, cháu quyết định viết thư này gửi chú sau khi đọc
được Bản Tuyên Cáo Đặc Biệt của 90 nhân sỹ mà trong đó có chú đồng ký
tên, để nói lên một số cảm nhận, suy nghĩ và trăn trở của mình về tình
hình hiện tại của đất nước trước họa xâm lược bành trướng đến từ đất
nước láng giềng Trung Quốc.
Cháu hoàn toàn ủng hộ và có chung suy nghĩ, lập trường với 4 điểm
tuyên bố trong bản Tuyên Cáo trên. Chính vì vậy cháu viết thư này gửi
chú để một lần nữa khẳng định điều đó, đồng thời trình bày thêm một số
chi tiết và cảm nhận xung quanh vấn đề này với mong muốn là góp 1 chút
sức lực, tiếng nói của mình để giúp cho tình hình đất nước sáng sủa,
tốt đẹp hơn.
Sau khi cuộc biểu tình tuần hành chống hành động xâm phạm lãnh hải,
phá hoại tài sản thuộc chủ quyền Việt Nam của 3 tàu hải giám Trung
Quốc cũng như thái độ gây hấn, chủ trương xâm lược của đất nước láng
giềng này kết thúc lần đầu tiên chiều ngày 05 tháng 06 thì cháu được 4
người đi trên 2 xe gắn máy tự nhận là "an ninh thành phố" mời uống
càfe khi đang trên đường từ nhà đến chỗ làm vào trưa hôm sau, tức thứ
hai ngày 06/06/2011. Vì không nghĩ rằng họ là "hàng giả" nên mặc dù
cách mời càfe rất không được lịch sự cũng như họ chẳng nói danh tánh,
chức vụ nhưng cháu vẫn đồng ý vào quán càfe gọi là "trao đổi" với điều
kiện duy nhất là họ trả tiền nước mà không cần họ phải xưng danh. Họ
không đem theo giấy tờ gì, chỉ trao đổi miệng xung quanh vụ việc cháu
đi biểu tình chống Trung Quốc vào ngày hôm trước 05/06. Họ giải thích
những điều hệt như những gì mà ông trung tướng hải quân và thầy hiệu
phó trường ĐH KHXH&NV đã cố thuyết phục đoàn biểu tình giải tán hôm
Chủ Nhật. Cháu đã trình bày lại tất cả cảm nhận, suy nghĩ của mình về
những hành động gây hấn gia tăng trên biển Đông của Trung Quốc cũng
như lý do, nhận thức về việc đi biểu tình ngày Chủ Nhật của mình và
tranh luận về những lợi và hại khi biểu tình như thế. Buổi "trò
truyện" không mấy căng thẳng và nhìn chung là không có gì bức xúc,
cháu cũng tin rằng họ đã hiểu được lý do, mục đích, ý nghĩa việc đi
biểu tình chống Trung Quốc của cháu. Kết thúc, họ chỉ bảo rằng không
muốn cháu đi nữa vì cũng không giải quyết được gì. Cháu khẳng định
không việc làm nào là không có ý nghĩa và nhấn mạnh rằng nếu Trung
Quốc còn tiếp tục gia tăng sức ép và làm căng thẳng thêm tình hình
biển Đông, cháu sẽ tiếp tục xuống đường và cháu hi vọng rằng cơ quan
an ninh sẽ không làm khó dễ vì sau buổi trao đổi, cháu nghĩ họ hiểu
được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ thực sự của cháu trước vấn đề trên.
Thế nhưng,
Sau đó, vào sáng ngày 09/06/2011, Internet và tiếp theo là báo chí
chính thống đã lại loan tải hình ảnh tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu
Viking II thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, một lần nữa vẫn là
ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Và thế là sáng Chủ Nhật ngày 12
tháng 06, cháu lại đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc số 39 Nguyễn Thị
Minh Khai để biểu tình phản đối. Nhưng không suôn sẻ như ngày 05/06,
ngay khi cháu vừa tiến vào công viên 30/4 góc đường Alexandre De
Rhodes và Phạm Ngọc Thạch thì từ bên kia đường, 5-6 người thanh niên
xông qua, tay chỉ thẳng mặt cháu và hét to "nó đó" rồi họ chụp tay,
ghì cổ đưa cháu lên 1 chiếc xe máy vừa trờ tới và chở thẳng vào Ủy Ban
Nhân Dân Quận 1 đường Lê Duẩn trước sự chứng kiến đầy e dè, không kịp
phản ứng của một số người đứng gần cháu ở công viên. Lúc đó, cháu đã
nghĩ rằng, vậy là những người an ninh đã nói chuyện với cháu ở quán
càfe và những người bắt cháu đi sáng nay họ không biết nhau, hay là
những người an ninh hôm trước chỉ giả vờ hiểu thiện chí của mình?!
Cũng may, không như những người đã đưa cháu đến, những người ngồi làm
việc thì tỏ ra lịch sự, dễ chịu và hòa nhã hơn. Sau khi trao đổi, tra
hỏi, lấy tường trình về lý lịch, về sự việc biểu tình ngày 05/06 và sự
việc sáng ngày hôm đó 12/06 thì cháu phải ngồi trong phòng cho đến tận
chiều. Có nước uống, chỉ thiếu cơm trưa. Ở đó, các anh an ninh không
cho dùng từ bị bắt cũng như tạm giữ mà chỉ được dùng từ "mời làm
việc", 1 lời mời hơi thiếu thiện chí, có chút thô bạo trong đưa đón,
không được ăn trưa và chẳng thể khước từ. Nhưng cũng không sao, vì
ngày hôm đó các anh ấy bận rộn quá nên thôi mình tự cho mình cái quyền
thông cảm vậy với lại ngồi không như thế mà ăn cơm bằng tiền thuế của
mọi người thì cũng… khó coi.
Thôi cháu kể lại chút chuyện riêng gọi là những ấn tượng chẳng bao giờ
phai được thế, chứ cũng không muốn nói nhiều vì nó rất dễ tạo ra cảm
giác thiếu thiện cảm giữa những người có liên quan trong đó với nhau.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi họa ngoại xâm 1 lần nữa đã lăm
le quay trở lại và từng giờ từng phút chực chờ, điều cháu mong muốn
nhất là dân tộc Việt Nam thực sự đoàn kết, thống nhất một lòng để gìn
giữ quê hương, chống quân bá quyền xâm lược. Cháu chỉ là 1 công dân
trẻ vô danh tiểu tốt nên có lẽ vì thế mà những lần làm việc với cơ
quan an ninh vừa qua họ có vẻ không muốn lắng nghe vì cho rằng cháu ấu
trĩ, bồng bột lắm chăng. Vì vậy, cháu muốn nhờ thông qua chú cũng như
các bậc nhân sỹ có tên tuổi gửi gắm những suy nghĩ tận đáy lòng mình
đến họ cũng như đến tất cả những ai còn quan tâm đến vận mệnh đất nước
hôm nay.
Một ngày ngồi tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 – nơi được mượn tạm để cơ
quan an ninh làm việc với những người đi biểu tình chống Trung Quốc bị
đưa vào đó, cháu đã chứng kiến nhiều sự việc thật sự đáng buồn. Mà bây
giờ, cháu sẽ kể ra đây như một nhận định của mình để mọi người có rảnh
thì cùng nghĩ ngợi chút xem sao.
- Hôm đó, có những bạn khi bị mời vào làm việc đã vì sợ hãi mà khai
rằng có người lôi kéo các bạn ấy tham gia biểu tình và sẽ có tiền
thưởng. Cháu thì tin chắc là không bao giờ có chuyện đó, có chăng là
lần đầu tiên các bạn này đối diện với cơ quan công an, lại với những
hành động "mời làm việc" không lấy gì làm thiện cảm nên đã sợ mà nói
thế cho mau xong chuyện. Nhưng đó là 1 sự "mau xong chuyện" thật đáng
buồn, vì bỗng dưng nó đánh mất đi hình ảnh và ý nghĩa hết sức trong
sáng và cao đẹp của chính các bạn ấy và tất cả mọi người khi tham gia
tuần hành yêu nước. Cũng vì những lời khai ấy mà câu khẳng định trong
bản tường trình của cháu "tôi tự nguyện đến đây một mình, để biểu tình
phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hoàn toàn không chịu
sự xúi giục, lôi kéo của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào" đã bị 1 số nhân
viên an ninh đặt vấn đề và không tin là như thế. Cháu nghĩ, thái độ
trên của các bạn ấy đã vô tình làm gia tăng căng thẳng giữa cơ quan an
ninh nhà nước và nhân dân khi mà không có một niềm tin nào được khẳng
định. Không phải lỗi của các bạn ấy, lại càng không thể trách các bạn
ấy được vì lòng yêu nước của các bạn ấy đã bị đối xử không mấy ôn hòa
nên sự sợ hãi vũ lực là điều đương nhiên một người bình thường sẽ cảm
thấy.
- Ngược lại, tại nơi cháu bị mời làm việc hôm đó cũng có một vài bạn
rất kiên quyết, cứng rắn đã thể hiện thái độ bất hợp tác bằng cách im
lặng không làm việc với phía an ninh. Theo suy nghĩ riêng của cháu,
cháu thấy như thế cũng không phải là 1 cách hay. Bởi vì, ngày hôm đó
là ngày người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước chống họa ngoại xâm từ
phương Bắc của mình. Thái độ như thế đã vô tình làm gia tăng căng
thẳng và đẩy lực lượng an ninh với người biểu tình vào thế đối đầu
nhau, trong khi tất cả đều là người Việt Nam. Và người Việt Nam nào
lại không căm phẫn trước hành động bá quyền Trung Quốc. Cháu đồng ý
rằng các bạn đó không sai, không hề sai nhưng cháu nghĩ những giây
phút đó không còn phải là lúc để giải quyết cho sòng phẳng, rạch ròi
chuyện anh – tôi ai đúng ai sai mà nên 1 điều rằng khi đó ai kiềm chế
được thì hãy cố gắng bỏ qua những tiểu tiết vì mục đích chung. Người
an ninh có nhiệm vụ của họ, có mệnh lệnh cấp trên để phải tuân theo,
chứ cháu tin ai lúc đó ai chả sục sôi lòng yêu nước. Chính vì vậy, cần
làm sao để cơ quan an ninh và người biểu tình gần nhau hơn, hiểu nhau
hơn là điều quan trọng, hơn là để những người an ninh buộc phải có
những hành động không hay, không đúng chỉ để khống chế lòng yêu nước
của chính dân mình.
- Cháu không dám chê trách cách xử lý tình huống của các bạn ấy, vì rõ
ràng họ phải chịu những áp lực lớn và căng thẳng trong khi lại chỉ là
những người trẻ với tấm lòng yêu nước quá thơ ngây. Nhưng chỉ là thấy
buồn vì một bối cảnh như vậy lại đang là 1 thực tế diễn ra trên đất
nước mình.
- Với suy nghĩ đó, cháu chọn lựa giải pháp cho mình là hợp tác. Hợp
tác không có nghĩa là khuất phục, mà là thể hiện thái độ tôn trọng lẫn
nhau với tinh thần đối thoại, lắng nghe, suy nghĩ và thượng tôn sự
thật. Hợp tác thẳng thắn, rõ ràng và kiên định để vừa giúp những người
an ninh hoàn thành nhiệm vụ vừa giúp họ hiểu rõ tâm tư, suy nghĩ của
mình. Chính vì vậy, thậm chí cả tên của những người làm việc với cháu,
cháu cũng còn không để ý vì biết họ chẳng thể nào là "hàng giả" ở đâu
ra được. Nhờ giữ được thái độ tôn trọng lẫn nhau và buổi làm việc của
cháu không căng thẳng, cũng không đi ra ngoài vấn đề biểu tình chống
Trung Quốc như 1 số bạn khác cháu thấy phải khai cả địa chỉ, password
e-mail và blog. Căn bản, cháu là 1 công dân, mang dầy đủ giấy tờ tùy
thân của mình để đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đó là điều
cháu chẳng có gì phải giấu diếm và khi cơ quan an ninh cần thì sẵn
sàng cho họ biết, cũng coi như thể hiện được phần nào thái độ "dám làm
– dám chịu trách nhiệm" của mình. Và mặc dù cháu là người cuối cùng
được ra khỏi căn phòng tiếp dân của Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 hôm đó,
nhưng nhìn chung không có thái độ gì xấu hay tình huống nào căng thẳng
trừ những giây phút cuối cùng khi chuẩn bị bước ra: 1 sếp an ninh có
vẻ như chức lớn nhất nhì ở đó cấm cháu lần sau không được đi biểu tình
chống Trung Quốc nữa, thì cháu cũng chỉ nhắc lại lời cam kết của mình
rằng "nếu Trung Quốc tiếp tục lộng hành trên biển Việt Nam, tiếp tục
hành vi xâm lược Việt Nam thì cháu sẽ tiếp tục đi và chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật", mọi người có vẻ căng thẳng nhưng cháu
vẫn được về.
- Có điều này nữa mà khi làm việc cháu đã rất muốn nói song họ không
cho cháu nói, đó là cháu rất không đồng tình với cái lối suy nghĩ "mọi
việc đã có đảng và chính phủ lo". Thưa chú, hôm đó cháu đã khẳng định
với họ rằng nếu chính phủ không có nhân dân thì không thể nào thắng
được họa ngoại xâm từ Trung Quốc, cũng khẳng định rằng nếu Trung Quốc
tiến hành chiến tranh đánh Việt Nam, cháu sẽ tình nguyện nhập ngũ và
ôm súng đi hàng đầu tiên ra mặt trận. Nhưng họ vẫn luôn áp đặt rằng
"mọi việc đã có đảng và chính phủ lo". Đối với cháu, đó là 1 thái độ
xem thường nhân dân và sỉ nhục lòng yêu nước của người Việt Nam, một
dân tộc không đồng lòng, không đoàn kết, không tôn trọng lẫn nhau. Thế
mà xã hội Việt Nam hôm nay đã mất lòng tin đến như vậy đấy, đến nỗi ai
bộc lộ lòng yêu nước bằng trái tim và chọn lựa của mình thì cũng đều
là "có thể có vấn đề", chỉ vì đảng không chọn cách thể hiện ấy hay
sao?!
- Trong khi đoàn kết, thống nhất, đồng lòng là những mong muốn mà cháu
và có lẽ mọi người biểu tình những ngày ấy đều khát vọng đem đến, thể
hiện cho nhà nước sống lại niềm tin thì dường như những điều tốt đẹp
ấy bị từ chối một cách thẳng thừng và thậm chí là còn gay gắt. 05/06
là một ngày vui, nhưng cũng thực sự là 1 ngày buồn. Sau khi đoàn người
diễu hành dọc các phố và quay trở về lại trước Lãnh sự quán Trung Quốc
thì nơi này đã được phong tỏa kiên cố bằng các hàng rào barrier và một
lực lượng an ninh, công an, csgt, cscđ, dân phòng, quản lý thị trường…
dày đặc. Đoàn biểu tình đành dừng lại trước ngã tư Phạm Ngọc Thạch –
Nguyễn Thị Minh Khai. Những phút giây trước đó là 1 ngày vui, nhưng
đến lúc ấy đã thành 1 ngày buồn. Đoàn biểu tình nhất định muốn vượt
qua, để đứng hiên ngang trực diện Lãnh sự quán Trung Quốc biểu dương
lòng yêu nước trong khi phía an ninh cũng tỏ rõ thái độ cứng rắn và
kiên quyết giải tán đoàn biểu tình. Một trung tướng hải quân đã được
cử ra để thuyết phục mọi người giải tán về nhà. Những lời lẽ vẫn chỉ
là những gì đã được lặp đi lặp lại bấy lâu nay mà mọi người đã thấy
quá cũ kỹ và không hiệu quả. Đoàn biểu tình vẫn tiếp tục ở lại. Rồi
đến thầy hiệu phó (hay hiệu trưởng gì đấy) trường ĐH KHXH&NV lại cố
cầm loa thuyết phục mọi người giải tán. Vẫn những lý luận và giọng
điệu không có gì mới mẻ. Một số thanh niên biểu tình đã tranh luận
cứng rắn với thầy giáo này. Không những thế, 1 thanh niên trong đoàn
biểu tình đã giành lấy loa phóng thanh và có những lời lẽ thiếu sáng
suốt dành cho đám đông vẫn không bị thuyết phục ấy khiến 1 số bạn bị
kích động. Lúc đó, cháu thực sự thấy buồn. Việt Nam là đây sao. Thấy
rằng chẳng thể nào tranh luận vì căn bản mọi người khi đó đã chẳng còn
ai chịu nghe ai, mà không thể nào giải tán như thế được, bằng mọi giá,
đoàn biểu tình phải hiên ngang đứng đối diện và đi ngang qua Lãnh sự
quán Trung Quốc để cho chúng thấy ý chí Việt Nam là không gì khuất
phục được, để cho chúng thấy mọi người Việt Nam là một và sẽ không có
chuyện người Việt Nam chặn đứng người Việt Nam chỉ vì 1 mối quan hệ
ngoại giao với tên láng giềng đểu cáng. Và cháu đã quyết định giơ cao
tấm biểu ngữ, đứng bất động tại chỗ hướng thẳng về phía Lãnh sự quán
Trung Quốc để cho những kẻ ở trong đó hiểu rằng, người Việt Nam ôn hòa
và yêu chuộng hòa bình, nhưng ý chí chiến đấu và tinh thần bảo vệ tổ
quốc là bất diệt. Và kiên quyết, nếu hàng rào của người Việt Nam không
mở ra cho người Việt Nam cùng nhau thể hiện tinh thần dân tộc thì nhất
định không thả tay ra. Những giây phút đáng buồn tiếp tục kéo đến, khi
mà một số người khi chứng kiến hành động của cháu đã tiến lại gần
khích bác, châm chọc, mỉa mai và cười cợt. Một người an ninh tiến lại
gần và thuyết giảng, cháu im lặng trong khi 1 bạn khác đã tiến lại và
lên tiếng tranh luận với người an ninh. Rồi lại im lặng, rồi 1 sếp an
ninh nào đó đã đứng từ phía sau những tấm barrier 1 lần nữa buông lời
khích bác, rằng là cháu muốn tạo dấu ấn cá nhân, chơi trội để nổi
tiếng, vẽ trò… Chưa 1 sự thất vọng và nỗi buồn nào nặng nề bằng, khi
cháu đứng đó với mong ước rằng người Việt Nam sẽ thôi chia rẽ, sẽ thôi
không chịu lắng nghe nhau, rằng cháu đứng đó, là để đại diện và thay
thế cho tất cả những người Việt Nam yêu nước nào mà hôm đó không thể
đến, không thể đứng đó hay đứng đó mà vì nhiệm vụ không thể biểu hiện
lòng yêu nước của mình – những người an ninh, những người lính đứng
gác trước Lãnh sự quán Trung Quốc, vậy mà 1 trong số họ lại buông
những lời như thế. Nhưng cháu vẫn đứng, vì lúc đó nỗi thất vọng ấy
cũng không còn nghĩa lý, mà điều quan trọng nhất là không đầu hàng
Trung Quốc. Cũng thấy mừng, khi một số bạn dù không quen biết cũng lại
tiếp nước cho cháu uống và cho cháu cả 1 cái nón đội cho bớt nắng.
Cũng thấy vui hơn, khi mà vì hành động đó của cháu, đã có những cuộc
tranh luận giữa 2 bên mà mọi người chịu lắng nghe hơn. Ít ra phải vậy
chứ, người Việt Nam dù có vì hoàn cảnh, dù có bất đồng thì cũng nên
tranh luận với nhau, hà cớ gì cứ phải căng thẳng, mâu thuẫn để cho bọn
xâm lược Trung Quốc chúng cười. Rồi những giây phút cuối cùng, điều
cháu mong muốn cũng đã tới khi 1 nhân viên an ninh tiến lại cầm tấm
biểu ngữ thay cho cháu đồng thời lắng nghe xem cháu muốn điều gì. Và
cháu đã yêu cầu điều đơn giản nhất: "Các anh, các chú công an hãy mở
các tấm barrier, dẫn mọi người diễu hành ngang qua trước lãnh sự quán
Trung Quốc rồi giải tán". Điều đó được chấp thuận ngay. Ngày hôm ấy,
cháu không kịp nói thêm gì vì các bạn lo sợ cháu quá mệt nên đã dìu đi
và không cho nói gì hết, nhưng đó là chi tiết mà cháu đã muốn nói rằng
nó có ý nghĩa nhất của ngày biểu tình hôm ấy, ít ra là với cháu. Cháu,
lúc đó chính là đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, của cả đoàn
biểu tình mấy ngàn người sáng đó và đặc biệt là của những người nào
còn ở lại cho đến tận giây phút cuối cùng. Và người an ninh kia, được
xem như là người đại diện cho nhà nước. Nhà nước, hãy tiếp thu và tiếp
tục nguyện vọng của nhân dân như cái cách mà người an ninh ấy đã tiếp
lấy tấm biểu ngữ trên tay cháu và tiếp tục giơ cao đi ngang qua trước
mặt bọn sứ quán Tàu. Đó mới là Việt Nam. Đó mới là dân tộc Việt Nam
với dòng máu Lạc Hồng thực sự đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm.
Hình ảnh đó, cháu xem như 1 cái tát vào mặt dành cho bọn Tàu, rằng dù
các người có lớn mạnh, nham hiểm đến đâu, có dùng thủ đoạn nào để chia
rẽ người Việt Nam, để người Việt Nam chống lại chính nhau thì cuối
cùng các người cũng vẫn phải thất bại. Và một Việt Nam đoàn kết, thống
nhất đã cùng nhau rất ôn hòa, trật tự nhưng không kém hiên ngang và
ngạo nghễ đi ngang qua mặt các người.
- Thế nhưng đã không thể có thêm 1 lần như thế khi mà sáng ngày Chủ
Nhật tiếp theo 12/06/2011 cháu đã trở thành 1 trong những thanh niêm
sớm nhất có mặt tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 theo những lời mời cứng rắn
và gượng ép. Tại đây, trong khi hầu hết những người an ninh qua thái
độ khiến cháu nhận thấy rằng họ hiểu và cảm nhận được tâm tư của cháu
qua hình ảnh 7 ngày trước thì vẫn có người hỏi cháu rằng "mày đứng như
vậy rồi được bao nhiêu?". 1 câu hỏi chà đạp lòng yêu nước mà cháu nghĩ
rằng sẽ không có nhiều người như cháu để có thể im lặng và tha thứ cho
anh ta ngay lúc đó đồng thời biện hộ giúp anh ta rằng, có lẽ do anh ta
mới lấy lời khai của cái bạn thanh niên nói rằng có người rủ biểu tình
và hứa sẽ thưởng tiền. Sau đó, những người an ninh khác làm việc thì
thẳng thắn, tôn trọng cháu hơn. Họ cũng cố gắng để cháu hiểu và thông
cảm rằng họ có nhiệm vụ phải đảm bảo an ninh, trật tự và quan trọng
nhất là chủ trương, chính sách của nhà nước. Cháu đã nhấn mạnh rằng
cháu đi thể hiện thái độ phản đối Trung Quốc chứ không phản đối công
an hay tìm cách gây chuyện chống lại họ, không những vậy còn rất tôn
trọng việc họ phải thực thi nhiệm vụ cũng như sẽ rất biết ơn nếu như
họ cố gắng làm tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự và bảo vệ đoàn người yêu
nước biểu tình. Một anh an ninh trẻ đã than rằng "ngoại xâm chống chưa
xong giờ còn phải đối phó với các ông", nghe mà ngao ngán. Ngao ngán
vì với lối suy nghĩ ấy, người an ninh đó, rõ ràng đã đặt họ - nhiệm vụ
của họ và những người biểu tình - lòng yêu nước của nhân dân vào vị
thế đối đầu nhau trong khi người biểu tình chắc chắn không ai muốn
thế. Chẳng phải ngày 05 tháng 06 đã diễn ra rất ôn hòa và trật tự đó
thôi.
- Rồi họ nói nhiều về vấn đề quan ngại rằng sẽ có những người xấu lợi
dụng cuộc biểu tình để gây rối, xuyên tạc hoặc thậm chí là khủng bố,
bạo loạn. Cũng có lý với tình hình rối ren và phức tạp của Việt Nam
hiện giờ. Nhưng cháu và họ lại đưa ra 2 cách giải quyết vấn đề hoàn
toàn trái ngược. Họ thì bảo, chính vì vậy, họ phải nghiêm cấm biểu
tình và khuyên cháu không nên đến những nơi "nhạy cảm" như thế để làm
phức tạp thêm tình hình và có thể gây nguy hiểm cho chính mình. Trong
khi, cháu lại trình bày rằng, nếu như thế nhà nước nên nhanh chóng xúc
tiến luật biểu tình để hợp thức hóa và có thể quản lý được, như vậy sẽ
không lo bị ai lợi dụng những tình huống đó để gây rối loạn, mất trật
tự. Song, có vẻ như đó là 1 ý kiến không được lắng nghe. Họ bảo rằng,
bây giờ nhà nước chưa cho phép thì không được biểu tình, cháu bảo rằng
những giờ phút thế này chính là thực tiễn để nhà nước đưa ra các điều
luật biểu tình cho chính xác và phù hợp. Hơn nữa, lẽ ra nếu quan ngại
những vấn đề như những người tham gia bị kích động, xúi giục… thì lại
càng cần phải để cho những người giữ vững được lập trường và tư tưởng
như cháu được tham gia, bởi chính những người như cháu sẽ là nhân tố
đảm bảo ý nghĩa của việc biểu tình, đảm bảo sự trong sáng, minh bạch,
giữ gìn trật tự, tính ôn hòa cho cuộc biểu tình. Và mặc dù sự thật
hiển nhiên rằng hôm 12/06 ấy cháu đã bị giữ lại nhưng việc biểu tình
vẫn diễn ra. Chứng tỏ rằng có cấm đoán cháu thì cũng đâu thể ngăn cản
được việc ấy. Phải, chẳng có thứ gì có thể nhốt giữ lòng yêu nước cả.
Nhưng không. Họ vẫn bắt cháu phải cam kết rằng lần sau không được đi
biểu tình chống Trung Quốc nữa. Và cháu đã ghi vào bản cam kết rằng,
nếu lần sau tiếp tục biểu tình, cháu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước pháp luật. Không biết đến bao giờ, người ta mới tin vào cái gọi
là nhiệt huyết và lòng yêu nước trong sáng của nhân dân chú nhỉ?
- 19 tháng 06, cháu không đi biểu tình. Không phải vì sự đe dọa đó, mà
chỉ bởi đơn giản cháu nghĩ, Trung Quốc đã tỏ ra e dè và không còn lớn
lối, ngang ngược trắng trợn như 2 lần trước đó nữa nên để tránh gia
tăng căng thẳng giữa chính những người Việt Nam với nhau (an ninh công
an và nhân dân quần chúng) cháu quyết định ở nhà. Và người nhân viên
nhà nước đến cùng anh công an khu vực hôm đó có lẽ đã hơi bị chút ngạc
nhiên khi họ vào nhà mà thấy cháu còn đang ngủ. Người trung niên nói
là ở bên tuyên giáo quận, cháu cũng không để ý lắm vì chẳng có ý định
phản kháng gì. Chú ấy bảo rằng đến thuyết phục cháu ở nhà, không đi
biểu tình thêm nữa, hành động biểu tình thể hiện lòng yêu nước là đáng
hoan nghênh nhưng hiện tại nó không phù hợp và gây mất trật tự, an
ninh. Cháu cũng trao đổi về những suy nghĩ của mình xung quanh việc
đó: được gì, mất gì, chứng tỏ được gì khi đi biểu tình như thế. Đồng
thời 1 lần nữa khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiếp tục lớn lối gây
hấn, thì cháu sẽ lại đi mà không có thứ gì có thể ngăn cản được. Còn
khi tình hình đã lắng dịu bớt, thì không cần ai canh giữ, cấm đoán, tự
cháu sẽ ở nhà như ngày Chủ Nhật 19/06 nhằm không làm gia tăng căng
thẳng, nhất là giữa người Việt Nam với nhau. Hẻm nhà cháu là hẻm cụt,
người ta đứng canh ở ngoài đầu đường, nhưng dường như không tin tưởng
vào tính đảm bảo nên cứ thỉnh thoảng lại thấy 2 anh dân phòng chở nhau
lượn tới trước nhà, có lẽ để khẳng định rằng cháu vẫn còn ở đó. Hôm ấy
và Chủ Nhật 26 tháng 06 vừa qua, cháu ở nhà và lòng rạo rực với khí
thế ngoài Hà Nội, như một con chim trong lồng nhìn thấy đồng loại đang
sải cánh tự do. Cũng thấy hơi buồn và ngột ngạt, nhưng thôi, phải biết
kìm nén vì tình hình chung. Hơn nữa, đôi khi vì mang chút ấm ức mà ta
lại có thể suy nghĩ được sâu hơn, kỹ hơn và biết cách đặt mình vào vị
thế của người khác, bao gồm cả những người không những không được thể
hiện tinh thần yêu nước như mình và còn phải mang nhiệm vụ ngăn cản
nó. Phải chi, họ cũng hiểu cho mình như mình đã hiểu và cảm thông cho
họ chú ha. Nếu mà cả dân tộc này thực sự đồng lòng, thì Trung Quốc làm
gì dám láo!
Hôm nay, đọc được bản tuyên cáo của chú và các bậc học giả, trí thức
tên tuổi cháu cảm thấy rất vui mừng. Trong cái thời buổi xã hội mà
trọng lượng tiếng nói của một con người chỉ được cân nặng bằng danh
tiếng của anh ta thì những tiếng nói như của chú và các trí thức, học
giả đã ký tên trong bản Tuyên Cáo về hành động gây hấn của Trung Quốc
là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chứ những tiếng nói nhỏ bé, lẻ
loi như cháu thì có ai nghe. Và cháu hi vọng rằng những tiếng nói như
trên sẽ góp phần giúp mọi người Việt Nam biết lắng nghe nhau nhiều
hơn, xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn để tiến tới đoàn kết và
thống nhất nhằm cứu lấy và nắm giữ cho thật tốt vận mệnh quốc gia.
Cháu ủng hộ hoàn toàn 4 điểm tuyên bố trong bản tuyên cáo ấy và cũng
muốn được ký tên vào đó, nhưng thôi, để tránh việc người ta bảo rằng
cháu chơi nổi lấy tiếng trong bối cảnh thế này nên nếu được chú có thể
ghi tên cháu là Một người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc xâm
lược ngày 05/06 được không chú. Hi vọng qua bản tuyên cáo này, cũng
như những tiếng nói, hành động tiếp theo của các bác các chú, nhà nước
sẽ thấu hiểu được tấm lòng của nhân dân và có những chính sách phù hợp
hơn. Bởi lẽ, ngoại giao là quan trọng, nhưng đối nội mới là sự sống
còn của một quốc gia, một chính phủ khôn ngoan phải là người dung hòa
được hai điều đó.
Những ngày qua, trong lòng cháu chất chứa rất rất nhiều cảm xúc, cứ
định viết ra rồi lại thôi vì có lẽ, đôi khi ta cần phải biết im lặng
để lắng nghe tiếng nói của cuộc đời. Nhưng hôm nay cháu quyết định nói
ra, 1 lần những suy nghĩ, cảm nhận, trăn trở của mình để tự xác nhận
với bản thân, rằng cháu đang hiện hữu trên cuộc đời như thế và cũng để
tìm 1 chút niềm vui khi có được những người đồng cảm và thông hiểu.
Cuối thư, cháu xin kính chúc chú cùng tất cả các nhân sỹ, học giả đồng
ký tên trong bản kiến nghị trên sức khỏe, nghị lực và nhiệt huyết.
Một hôm nào đó, khi mà Trung Quốc lại giở thói côn đồ và hành động bá
quyền xâm lược, cháu sẽ lại tiếp tục đi và ngày hôm đó, Sài Gòn của
cháu sẽ không chịu kém cạnh Hà Nội của chú nữa đâu. Hìhì.
Sài Gòn, 28 tháng 06, 2011
Gửi các chú, các bác chưa 1 lần quen
Cháu
Một người Việt Nam
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/buc-thu-vo-cung-ac-biet-gui-nguyen-xuan.html
Cần Thơ: bờ kênh Thốt Nốt ở sạt lở nặng
TTO - Mấy ngày qua bờ kênh Thốt Nốt đoạn gần cầu Trà Bay thuộc khu vực Tràng Thọ A, P.Trung Nhứt, Q.Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang sạt lở nghiêm trọng. Hàng chục hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Theo báo cáo của UBND quận Thốt Nốt, từ ngày 15-6 đến nay bờ kênh đoạn này liên tục bị sạt lở nặng với chiều dài khoảng 55m, 11 ngôi nhà bị sụp toàn bộ hoặc một phần xuống lòng kênh, tổng thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng. Hiện tình trạng sạt lở đang có chiều hướng lan rộng, tiếp tục đe dọa hàng chục nhà dân lân cận và tuyến tỉnh lộ 921 có nguy cơ bị đứt. Chiều 28-6, ông Lê Tấn Tài, chủ tịch UBND phường Trung Nhứt, cho biết khi có dấu hiệu sạt lở, chính quyền địa phương đã khẩn trương huy động lực lượng đoàn thể, dân quân và 150 bộ đội di dời vật dụng, tài sản, bố trí người dân đến nơi ở an toàn nên không có thương vong. Quận đã tạm thời hỗ trợ 56 triệu đồng cho 12 hộ và hiện phường tiếp tục vận động đóng góp giúp người dân bị thiệt hại nhà cửa sớm ổn định cuộc sống. Kênh Thốt Nốt là tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Trong quá trình sạt lở, một đoạn bờ kè và nhiều vật kiến trúc của nhà dân đã sạt xuống lòng kênh tạo thành những chướng ngại vật rất nguy hiểm cho các phương tiện tàu ghe qua lại. UBND quận Thốt Nốt đã tổ chức tháo dỡ, tuy nhiên do thiếu điều kiện cũng như phương tiện nên chưa thể giải tỏa được những chướng ngại này. ĐỨC VỊNH |
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây: Vướng mắc về giải phóng mặt bằng
Chiều 28.6, Chủ tịch UBND TP.HCM ông Lê Hoàng Quân cùng lãnh đạo các sở GTVT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, UBND Q.2, Q.9 đã đi kiểm tra thực tế tiến độ thi công dự án xây dựng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn thuộc địa phận TP.HCM.
Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, tuyến đường có chiều dài 55 km đi qua địa phận Q.2, Q.9 (TP.HCM) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (Đồng Nai). Trong giai đoạn 1, đoạn An Phú - Vành đai 2 có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 25,5m; đoạn Vành đai 2 - Dầu Giây quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 27,5m, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100 km/giờ. Dự án khởi công ngày 3.10.2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013. Hiện việc giải phóng mặt bằng đoạn đầu tuyến từ Km 0+00 đến Km 4+00 và nút giao Vành đai 2, UBND Q.2, Q.9 mới làm công tác chuẩn bị với tiến độ rất chậm. Các số liệu thông tin về hộ dân bị ảnh hưởng chưa được xác định, kinh phí giải phóng mặt bằng đoạn này chưa được cập nhật đầy đủ, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc triển khai kế hoạch tái định cư và cập nhật số liệu về các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của dự án, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Đối với dự án thành phần số 2 cũng còn một số hộ tại Q.9 chưa chịu di dời và đường dây điện 110 KV, đường cáp viễn thông di dời chậm, gây khó khăn cho quá trình thi công... Đình Mười |
Các chiêu ăn cắp tinh vi ở tiệm vàng
Các chủ tiệm phải luôn cảnh giác với khách đội mũ bảo hiểm, mặc áo chống nắng, đeo khăn bịt mặt vào giao dịch mua bán vàng bạc, thậm chí từ chối giao dịch.Trước đây tôi chỉ đọc bài trên báo, bức xức trước hành vi lừa đảo của một số đối tượng chuyên lừa đảo và ăn cắp vàng tại các tiệm vàng trên địa bàn Hà Nội, mà cửa hàng chúng tôi là một trong những nạn nhân, tôi viết bài này mong nhờ quý báo đăng lên để thông tin rộng rãi cho mọi cửa hàng cùng biết để phòng tránh, đảm bảo giữ gìn tài sản của mình và đảm bảo an ninh trật tự. Gần đây, tại một số cửa hàng kinh doanh vàng lớn nhỏ tại Hà Nội xảy ra hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền, và ăn cắp trang sức vàng bạc một cách rất tinh vi. Thủ phạm là một phụ nữ tầm khoảng trên 40 tuổi, tóc dài, xoăn nhẹ, chiều cao trung bình, khá to béo. Khi xuất hiện, cô ta thường đi bộ vào cửa hàng (có người sử dụng xe máy đợi sẵn ở gần đó), hoặc đi một mình vào cửa hàng bằng xe Wave. Khi vào trong cửa hàng, cô ta luôn đội mũ bảo hiểm, mặc nguyên áo chống nắng, có thể cầm theo một chiếc khăn bịt mặt loại to, đảo mắt quan sát và nói luyến thoắng liên hồi với người giao dịch. Thời gian hoạt động của, cô ta thường từ 12h trưa đến 14h, là khoảng thời gian người bán hàng mệt mỏi, mất tập trung nhất. Trước tiên, cô ta sẽ đứng ở quầy trang sức, nói với người bán hàng muốn chọn số lượng vàng khoảng 15 chỉ, gồm dây, nhẫn, lắc.... để mua cho người thân. Sau đó, cô ta yêu cầu người bán hàng tính tiền và đưa số tiền dư hơn số tiền phải trả cho 15 chỉ vàng đó với lý do: Em cứ nhận hết đi, chị sẽ hỏi xem người nhà cần mua gì nữa, thì mua thêm. Sau khi người bán hàng kiểm đếm xong số tiền, thỏa thuận giữ lại số tiền dư để lát sau khi cô ta hỏi người nhà xong đến lấy thêm, bàn giao số hàng đã lựa chọn xong, cô ta sẽ có yêu cầu kiểm lại tiền. Cô sẽ lật đi lật lại số tiền của cô ta, trao lại cho nhân viên, đấy chính là lúc ta cần kiểm tra lại vàng, và tiền của mình xem có thiếu không. Nếu như người bán hàng kiểm tra thì ngay lập tức cô ta biết được ý đồ của mình bại lộ, sẽ trả lại vàng và xin lại tiền để về hỏi lại người nhà cho kỹ càng. Còn nếu không kiểm tra, thì chắc chắn là số tiền đó sẽ bị tráo bằng cọc tiền khác, hoặc bị rút lõi. Cũng tương tự như hình thức tráo tiền Việt, nhưng tinh vi hơn. Kẻ lừa đảo sẽ mang đến một tập tiền đô mệnh giá 100USD, khoảng từ 6.000$ đến 7.000$. Khi vào cửa hàng, cô ta sẽ đặt vấn đề với người bán hàng, đây là số tiền đô chị ta muốn giữ lại gửi cho con đi du học, nhưng giờ có việc gấp, cần mua mấy cây vàng và ít tiền VND để trả nợ. Nên đề nghị cửa hàng quy chỗ tiền đô đó ra tiền và vàng, cho cô ta nhận số tiền vàng đó để đi trả nợ, gửi lại số đô có giá trị tương đương ở lại, đến chiều, cô ta sẽ mang tiền mặt đến mua lại chấp nhận giá cao, vì đó là những tờ đô mới, cô ta không muốn bán. Khi giao đô cho chủ hàng và nhận đủ tiền, vàng, cô ta sẽ làm như nhầm lẫn và đòi xem lại chỗ đô của cô ta, cô ta xem rà kiểm tra rất kỹ với lý do để ghi nhớ số seri của nó đề phòng cửa hàng tráo đổi đô cũ hơn. Sau đó, cô ta đề nghị gói vào giấy báo kỹ càng trước mắt chủ, và đưa tận tay cho chủ. Nếu người bán hàng chủ quan, không đếm kiểm lại số đô đó trước mắt cô ta, mà cất đi, thì chắc chắn bị cô ta lừa tráo bằng những tờ đô mệnh giá thấp như 1$.
3: Ăn cắp trang sức Nếu người bán hàng mải mê tiếp đón cô ta và liên tục thực hiện các yêu cầu của cô ta, chính là lúc cô ta sẽ tìm cách nắm chặt 1 sợi vào lòng bàn tay trong khi yêu cầu xem dây khác, kiểu khác, và tính tiền. Khi nhân viên lơ là làm theo yêu cầu của cô ta, cô ta sẽ cất chiếc dây lấy được vào túi, nhanh chóng tìm lý do kiếu từ, hẹn lần sau quay lại, và trở ra cửa rất nhanh. Mọi người hãy cảnh giác và ngăn chặn, kịp thời thông báo cho nhau để tránh trường hợp mất mát đáng tiếc xảy ra. Nếu ai thấy người phụ nữ với hình thức và biểu hiện tương tự như vậy thì bí mật thông báo cho chúng tôi, hoặc cơ quan công an gần nhất. Làm được điều đó là chúng ta đã loại được đối tượng trộm cắp ra khỏi xã hội, đảm bảo an toàn hàng hóa của chúng ta và đảm bảo an ninh trật tự. Chúng tôi xin đúc kết mấy kinh nghiệm sau để mọi người tham khảo: - Luôn cảnh giác với khách đội mũ bảo hiểm, mặc áo chống nắng, đeo khăn bịt mặt vào giao dịch tại mua bán vàng bạc, thậm chí, từ chối giao dịch. - Khi giao dịch tiền, nhận tiền từ tay khách, đếm và kiểm tra xong, để tiền đó xa tầm tay khách, không cho cầm nắm, đếm xem lại. Nếu khách đòi xem lại, thì khi nhận lại của khách, cần đếm lại từ đầu như lúc bắt đầu giao dịch. - Không nhận những hợp đồng giao dịch phức tạp, hay nhầm lẫn như để nguyên tiền nọ, vàng kia, gói nguyên vào giấy báo, cho vào hộp có niêm phong chữ ký để chờ ý kiến của khách. - Khi bán hàng, chỉ cho xem từng sản phẩm một, cùng lắm là cho xem hai sản phẩm nhưng luôn để trong tầm kiểm soát của mình tránh tráo đổi và lấy cắp. Khi cho xem xong, lấy sản phẩm khác ra thì phải đặt sản phẩm trước đó vào đúng vị trí vừa cũ của nó, không để lộn xộn rất khó kiểm soát. - Trước những yêu cầu liên tiếp, dồn dập của khách hết sản phẩm nọ đến sản phẩm kia, cần dừng giao dịch lại, cất hết sản phẩm, và hỏi rành rọt nhẹ nhàng xem khách muốn cụ thể sản phẩm như thế nào, yêu cầu ra sao và chỉ lấy một sản phẩm theo đúng yêu cầu ra. - Không nên tiếp hai khách một lúc, mà chỉ tiếp một người, người còn lại nên nói họ vui lòng đợi giao dịch xong. Những khách hàng thực sự cần mua bán, và lịch sự, họ sẽ đợi bạn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc thông tin, xin hãy cùng cảnh báo cho mọi người đều biết. Đỗ Hoàng Yến |
'Máy bay không người lái' đầu tiên của Trung Quốc lộ diện
Một loại máy bay không người lái của Trung Quốc đã bị Nhật Bản phát hiện vài ngày trước đây, gần khu vực tranh chấp trên biển giữa hai nước. |
Thứ được cho là máy bay không người lái của Trung Quốc bị Nhật Bản phát hiện và ghi lại hình ảnh. Ảnh: Mod.gov.jp |
Một máy bay tuần tra của Nhật Bản, được cho là loại P-3 Orion, đã chụp được hình ảnh của chiếc máy bay không người lái khi nó đang bay phía trên tàu khu trục nhỏ loại 053HG, khi đội tàu của Trung Quốc trên đường trở về sau hai tuần hoạt động ở Thái Bình Dương.
Hình ảnh ghi lại được dù không thật rõ nét nhưng cũng đủ để xác định đó là một vật thể bay. Nó là một máy bay loại nhỏ gần giống với chiếc RQ-2 Pioneer đặc trưng cho những năm 80 của thế kỷ trước vốn được hải quân Mỹ sử dụng. RQ-2 Pioneer, dài hơn 4 m này được phóng đi bằng một tên lửa đẩy loại nhỏ, sau đó được thu hồi bằng một tấm lưới. Sử dụng những máy quay thô sơ và liên lạc bằng sóng radio, nó có thể hỗ trợ việc xác định mục tiêu cho các chiến hạm.
Máy bay RQ-2 Pioneer của Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Chiến công nổi bật nhất của RQ-2 Pioneer là hỗ trợ tàu chiến USS Missouri ném bom các lực lượng phòng vệ bờ biển Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Khi USS Missouri được cho "nghỉ hưu" sau cuộc chiến này, RQ-2 Pioneer có thời gian ngắn hoạt động cùng một số tàu chiến khác trước khi không còn được quân đội Mỹ sử dụng. RQ-2 Pioneer không còn chỗ đứng bởi vai trò của nó đã được thay thế hoàn hảo bởi các máy bay không người lái tiên tiến hơn là Scan Eagle và Fire Scout, chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc có thể cũng thực hiện các chức năng giám sát và định vị, đặc biệt là để hỗ trợ cho các tên lửa chống tàu tầm xa, như YJ-83 hay SS-N-22 với tầm bắn vượt quá 160 km. Nhiều khả năng đây là mẫu BZK-005 từng được bàn tán xôn xao trên các trang mạng hồi cuối năm 2009.
Mẫu BZK-005 từng bị lộ ảnh hồi cuối năm 2009. Ảnh: ChineseMilitaryAviation |
Trung Quốc có thể cũng đã sở hữu một vệ tinh loại nhỏ phục vụ mục đích định vị cho hải quân ở khu vực tây Thái Bình Dương, nhưng nó khó có thể tạo được sự tin cậy trong việc định vị mục tiêu tên lửa trong một khu vực rộng lớn. Bởi vậy, một máy bay không người lái được phóng đi từ các tàu chiến có thể khỏa lấp những khoảng trống trong vùng kiểm soát của vệ tinh nói trên.
Hiện chưa rõ chiếc "máy bay giống với RQ-2 Pioneer" được phóng và thu hồi như thế nào, dùng tàu hải quân nào làm bãi đáp, cũng như hải quân Trung Quốc có bao nhiêu chiếc loại này và chúng đạt tới trình độ công nghệ nào, mới đang là những sản phẩm thử nghiệm hay đã được đưa ra sử dụng rộng rãi.
Phan Lê
Cựu hiệu trưởng Sầm Đức Xương nhận án 9 năm tù
Sau gần 4 tiếng xét xử, TAND Tối cao đã bác kháng cáo kêu oan của cựu hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương. Ông Xương tiếp tục bị kết tội đã mua dâm người chưa thành niên, y án 9 năm tù. |
Bị cáo Sầm Đức Xương tại phiên xử phúc thẩm, ngày 28/6. Ảnh: L.H.Q. |
Trả lời HĐXX, Hằng khẳng định những lời khai trước đây tại phiên sơ thẩm là đúng sự thật. Cô thừa nhận đã môi giới và bán dâm cho cựu hiệu trưởng Xương.
Nguồn tin của VnExpress.net cho hay, không khí phiên tòa sáng nay diễn ra khá căng thẳng. Bị cáo Sầm Đức Xương khá bình tĩnh, rành rọt trình bày những luận cứ cho rằng mình vô tội.
Trước việc cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, luật sư Đinh Thế Hùng (bào chữa cho bị cáo Xương) cho rằng HĐXX chỉ căn cứ vào lời khai của nạn nhân cùng những tài liệu trong hồ sơ mà không "để ý" tới những tình tiết do ông cung cấp cũng như phần trình bày của bị cáo Xương.
"Các cháu khai khi vào phòng để quan hệ tình dục, ông Xương mặc quần đùi và áo ba lỗ. Song thân chủ của tôi không có áo đó. Ngoài ra, cửa phòng làm việc của ông Xương, các cháu cũng tả lại không chính xác....", vị luật sư từng là thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) nói.
Sau gần 4 tiếng làm việc, phiên phúc thẩm dưới sự điều hành của thẩm phán Vũ Xuân Khôi đã bác đơn chống án của bị cáo Xương. Cựu hiệu trưởng trường Việt Lâm tiếp tục bị phạt 9 năm tù như phán quyết của tòa sơ thẩm.
Tháng 9/2009, tình nghi ông Sầm Đức Xương có liên quan đến vụ mua dâm học trò, cảnh sát đã bắt người này. - 2 tháng sau, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt bị cáo Xương 10 năm 6 tháng tù. Hai học trò của ông Xương là Hằng và Thúy với vai trò môi giới mại dâm, lần lượt nhận 6 và 5 năm tù. - Do các bị cáo kêu oan, tháng 1/2010, phiên phúc thẩm được mở. Cho rằng có một số tình tiết chưa được làm rõ, TAND Hà Giang tuyên hủy án, trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra lại từ đầu. - Tháng 3/2011, phiên sơ thẩm lần 2 được mở. HĐXX tiếp tục xác định bị cáo Xương đã mua dâm người chưa thành niên, tuyên án phạt 9 năm tù. Hằng và Thúy được hưởng tù treo từ 30 đến 36 tháng. Tất cả các phiên tòa đều được xét xử kín. |
Hoàng Anh