Thứ Sáu, 19.11.2010 | 16:31 (GMT + 7)
Lực lượng cứu hộ Mỹ hôm 17/11 (18/11 giờ VN) đã tìm thấy những mảnh vỡ của một chiếc máy bay F-22 bị mất tích trong một nhiệm vụ huấn luyện đêm ở bang Alaska. Nguyên nhân để chiếc máy bay hiện đại nhất thế giới này gặp nạn hiện vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải.
Chiếc F-22 Raptor (Chim ăn thịt) do công ty Lockheed Martin sản xuất đã biến mất khỏi màn hình rađa khi nó cùng một máy bay khác đang trở về căn cứ vào lúc 7h40 phút tối ngày 16/11.
Vụ tai nạn khó hiểu
Đại tá Jack McMullen, chỉ huy Phi đội 3 thuộc Căn cứ Không quân Eielson đóng ở Alaska cho biết chiếc máy bay mang tên mã Rocky Three thuộc sự quản lý của phi đội. Khi máy bay mất tín hiệu trên rađa, liên lạc giữa mặt đất với phi công cũng bị ngắt. Viên phi công điều khiển chiếc F-22 còn lại mang mã Rocky One đã tiếp nhiên liệu và quay trở lại để tìm kiếm đồng đội. Cùng lúc đó, căn cứ Eielson cũng điều một máy bay C-130 để tham gia hoạt động tìm kiếm trong đêm nhưng không thấy gì.
Vụ tai nạn khó hiểu
Đại tá Jack McMullen, chỉ huy Phi đội 3 thuộc Căn cứ Không quân Eielson đóng ở Alaska cho biết chiếc máy bay mang tên mã Rocky Three thuộc sự quản lý của phi đội. Khi máy bay mất tín hiệu trên rađa, liên lạc giữa mặt đất với phi công cũng bị ngắt. Viên phi công điều khiển chiếc F-22 còn lại mang mã Rocky One đã tiếp nhiên liệu và quay trở lại để tìm kiếm đồng đội. Cùng lúc đó, căn cứ Eielson cũng điều một máy bay C-130 để tham gia hoạt động tìm kiếm trong đêm nhưng không thấy gì.
Những mảnh vỡ được cho là của chiếc F-22 gặp nạn |
Sáng ngày hôm sau, một đội trực thăng tìm kiếm thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska phát hiện ra các mảnh vỡ của chiếc máy bay, nằm cách phía Bắc thành phố Anchorage 160km. Đội cứu hộ đã không thể hạ cánh xuống địa điểm có xác máy bay. Tuy nhiên một chiếc máy bay thứ hai tới sau đó đã hạ cánh thành công. “Chúng tôi hiện không thể xác nhận được rằng phi công có trong máy bay hay không” - ông McMullen nói - “Chúng tôi sẽ cố tìm kiếm anh cho tới khi nhận được thông tin”.
Ông trấn an dư luận rằng viên phi công, tên tuổi không được tiết lộ, đã được huấn luyện đặc biệt để sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phi công cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để có thể sống sót, nếu anh ta đã bung dù trước khi máy bay gặp nạn.
“Tâm trí cùng những lời cầu nguyện của chúng tôi đang hướng về gia đình người mất tích. Chúng tôi cảm ơn người dân Alaska vì sự hỗ trợ không ngừng và những lời cầu nguyện của họ trong thời khắc khó khăn này” - ông McMullen nói.
Chiếc máy bay siêu hiện đại
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và là máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 của Mỹ. F-22 có khả năng tàng hình do nhiều yếu tố: nó có hình dáng thiết kế phản xạ sóng rađa, sử dụng vật liệu hấp thụ sóng rađa, hình dáng ống xả động cơ giúp giảm yếu tố nhận dạng nguồn nhiệt, sơn ngụy trang để mắt thường khó nhìn thấy và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động.
Ông trấn an dư luận rằng viên phi công, tên tuổi không được tiết lộ, đã được huấn luyện đặc biệt để sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phi công cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để có thể sống sót, nếu anh ta đã bung dù trước khi máy bay gặp nạn.
“Tâm trí cùng những lời cầu nguyện của chúng tôi đang hướng về gia đình người mất tích. Chúng tôi cảm ơn người dân Alaska vì sự hỗ trợ không ngừng và những lời cầu nguyện của họ trong thời khắc khó khăn này” - ông McMullen nói.
Chiếc máy bay siêu hiện đại
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và là máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 của Mỹ. F-22 có khả năng tàng hình do nhiều yếu tố: nó có hình dáng thiết kế phản xạ sóng rađa, sử dụng vật liệu hấp thụ sóng rađa, hình dáng ống xả động cơ giúp giảm yếu tố nhận dạng nguồn nhiệt, sơn ngụy trang để mắt thường khó nhìn thấy và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động.
Chiếc máy bay chiến đấu trị giá hơn 100 triệu USD hiện được xem là không có đối thủ |
F-22 sử dụng hai động cơ phản lực turbofan Pratt & Whitney. Tốc độ bay hành trình tối đa của máy bay khi không mang theo vũ khí lắp ở ngoài khoang chứa có thể lên tới Mach 1,82 (1.932km/h). Mẫu F-22 được đánh giá là rất cơ động, ở cả tốc độ siêu âm và dưới âm. Do được trang bị động cơ đẩy vector góc nên máy bay có thể thực hiện các vòng lượn hẹp và thực hiện các thao tác tấn công có góc alpha (góc tấn công) lớn như Herbst, Cobra, Kulbit.
F-22 giấu vũ khí trong thân. Nó sử dụng tên lửa AIM-120 (6 quả) và AIM-9 Sidewinder (2 quả) như nhiều máy bay khác có trong trang bị của Mỹ. Nó cũng có thể mang bom có điều khiển JDAM (2 quả) và bom đường kính nhỏ SDB (8 quả). Ranh giới phòng vệ cuối cùng của máy bay là một khẩu pháo xoay nòng M61A2 Vulcan 20 mm với 480 viên đạn, đủ cho khoảng 5 giây siết cò liên tục. Ngoài khả năng mang vũ khí trong khoang, F-22 còn có 4 mấu cứng với mỗi mấu có thể treo 2.300kg bom đạn, bình dầu phụ hoặc giá phóng để lắp hai tên lửa không đối không.
Khả năng chiến đấu của F-22 được đánh giá rất cao. Trong các thử nghiệm thao diễn hồi tháng 6/2006, 1 chiếc F-22 đã bắn hạ 108 đối thủ mà không chịu một thiệt hại nào. Trong một thử nghiệm chiến đấu không đối đất khác, F-22 đã ném quả bom JDAM từ độ cao 15.000m khi đang di chuyển với tốc độ gần 1.900km/h và bom đã rơi trúng một mục tiêu nằm cách điểm ném bom những 39km. Không lực Mỹ từng tự hào tuyên bố F-22 hoàn toàn không có đối thủ trong số bất kỳ máy bay nào hiện nay hoặc các dự án máy bay tương lai.
Không “miễn nhiễm” với sự cố
Không lực Mỹ hiện có 137 chiếc F-22 trong trang bị, với mỗi chiếc trị giá hơn 140 triệu USD, khiến chúng cũng nằm trong tốp máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên chiếc máy bay nổi tiếng hiện đại này vẫn chưa phải phương tiện chiến đấu hoàn hảo và đã nhiều lần gặp nạn.
Hồi tháng 4/1992, chiếc F-22 đầu tiên đã đâm xuống đất khi hạ cánh ở Căn cứ không quân Edwards do lỗi phần mềm. May mắn là viên phi công thử nghiệm Tom Morgenfeld đã thoát ra khỏi máy bay mà không bị thương. Tháng 12/2004, thêm một chiếc F-22 nữa bị rơi trong quá trình cất cánh ở Căn cứ không quân Nellis bởi lỗi hệ thống điều khiển. Viên phi công trong vụ này cũng giữ được mạng sống.
Tháng 3/2009, một chiếc F-22 bị rơi ở cách Căn cứ không quân Edwards 56km về phía Đông Bắc, dẫn tới cái chết của phi công thử nghiệm David Cooley. Điều tra cho thấy Cooley đã có thời gian ngắn bị bất tỉnh do chịu lực G lớn khi đang thực hiện một động tác bay khó. Khi tỉnh dậy, biết không cứu được máy bay ông đã nhấn nút thoát ra ngoài nhưng do tốc độ của máy bay quá lớn nên Cooley vẫn thiệt mạng vì các chấn động và sức ép của không khí lên cơ thể.
Riêng trong vụ tai nạn mới nhất, người ta vẫn chưa rõ vì sao chiếc máy bay đã gặp nạn. Cũng bí ẩn tương tự là số phận của viên phi công, người đang được quân đội Mỹ tích cực lần theo dấu vết. “Việc tìm thấy viên phi công hiện là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi" - ông McMullen tuyên bố.
F-22 giấu vũ khí trong thân. Nó sử dụng tên lửa AIM-120 (6 quả) và AIM-9 Sidewinder (2 quả) như nhiều máy bay khác có trong trang bị của Mỹ. Nó cũng có thể mang bom có điều khiển JDAM (2 quả) và bom đường kính nhỏ SDB (8 quả). Ranh giới phòng vệ cuối cùng của máy bay là một khẩu pháo xoay nòng M61A2 Vulcan 20 mm với 480 viên đạn, đủ cho khoảng 5 giây siết cò liên tục. Ngoài khả năng mang vũ khí trong khoang, F-22 còn có 4 mấu cứng với mỗi mấu có thể treo 2.300kg bom đạn, bình dầu phụ hoặc giá phóng để lắp hai tên lửa không đối không.
Khả năng chiến đấu của F-22 được đánh giá rất cao. Trong các thử nghiệm thao diễn hồi tháng 6/2006, 1 chiếc F-22 đã bắn hạ 108 đối thủ mà không chịu một thiệt hại nào. Trong một thử nghiệm chiến đấu không đối đất khác, F-22 đã ném quả bom JDAM từ độ cao 15.000m khi đang di chuyển với tốc độ gần 1.900km/h và bom đã rơi trúng một mục tiêu nằm cách điểm ném bom những 39km. Không lực Mỹ từng tự hào tuyên bố F-22 hoàn toàn không có đối thủ trong số bất kỳ máy bay nào hiện nay hoặc các dự án máy bay tương lai.
Không “miễn nhiễm” với sự cố
Không lực Mỹ hiện có 137 chiếc F-22 trong trang bị, với mỗi chiếc trị giá hơn 140 triệu USD, khiến chúng cũng nằm trong tốp máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên chiếc máy bay nổi tiếng hiện đại này vẫn chưa phải phương tiện chiến đấu hoàn hảo và đã nhiều lần gặp nạn.
Hồi tháng 4/1992, chiếc F-22 đầu tiên đã đâm xuống đất khi hạ cánh ở Căn cứ không quân Edwards do lỗi phần mềm. May mắn là viên phi công thử nghiệm Tom Morgenfeld đã thoát ra khỏi máy bay mà không bị thương. Tháng 12/2004, thêm một chiếc F-22 nữa bị rơi trong quá trình cất cánh ở Căn cứ không quân Nellis bởi lỗi hệ thống điều khiển. Viên phi công trong vụ này cũng giữ được mạng sống.
Tháng 3/2009, một chiếc F-22 bị rơi ở cách Căn cứ không quân Edwards 56km về phía Đông Bắc, dẫn tới cái chết của phi công thử nghiệm David Cooley. Điều tra cho thấy Cooley đã có thời gian ngắn bị bất tỉnh do chịu lực G lớn khi đang thực hiện một động tác bay khó. Khi tỉnh dậy, biết không cứu được máy bay ông đã nhấn nút thoát ra ngoài nhưng do tốc độ của máy bay quá lớn nên Cooley vẫn thiệt mạng vì các chấn động và sức ép của không khí lên cơ thể.
Riêng trong vụ tai nạn mới nhất, người ta vẫn chưa rõ vì sao chiếc máy bay đã gặp nạn. Cũng bí ẩn tương tự là số phận của viên phi công, người đang được quân đội Mỹ tích cực lần theo dấu vết. “Việc tìm thấy viên phi công hiện là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi" - ông McMullen tuyên bố.
Theo TTVH