THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 January 2013

Nghị định 105 về tang lễ: Không để ô cửa kính trên nắp quan tài người mất!!!

Theo Nghị định 105 về lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì ngoài việc không để ô cửa kính trên nắp quan tài thì không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong đám tang...
 

Bộ VH, TT&DL là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp, xây dựng cũng như tổ chức thực hiện Nghị định 105 về lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), nên tại cuộc họp báo do Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Hồ Anh Tuấn chủ trì vào sáng 5/1, đã có nhiều câu hỏi xung quanh nội dung trên được đặt ra. 

Theo Nghị định, ở lễ tang CBCCVC chỉ để 2 vòng hoa cố định đặt tại bàn thờ người đã mất và có 5 vòng hoa luân chuyển và các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, mà sử dụng vòng hoa do BTC tang lễ chuẩn bị sẵn. Về vấn đề này, ông Phan Đình Tân, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ VH, TT&DL, giải thích: Mục đích của việc này là nhằm tuyên truyền tiết kiệm trong ma chay, hạn chế những việc làm không cần thiết. Nhiều trường hợp, ở vùng nông thôn không có hoa, nhiều người phải vận chuyển hoa từ thành phố, những nơi rất xa về. Trong nhiều đám ma, có khi cả trăm vòng hoa viếng, sau đó, tang gia phải đem đi hủy, vừa ảnh hưởng  môi trường, vừa lãng phí tiền của.
Một nội dung được các nhà báo rất quan tâm là quy định: “Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ, hoặc tại gia đình không để ô cửa có nắp kính trên nắp quan tài”, được người đại diện của Bộ VH, TT&DL cho biết: Việc lắp ô kính trên quan tài để mọi người đến viếng nhìn mặt người từ trần lần cuối, không phải là phong tục của người Việt Nam. Mà theo phong tục truyền thống của nhân dân ta, khi đã đưa vào quan tài, là âm dương cách trở. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, việc lắp ô kính trên nắp quan tài là đi ngược lại tập quán người Việt. Bộ VH, TT&DL đã tìm hiểu và thấy, việc lắp ô kính trên nắp quan tài cũng chỉ xuất hiện khoảng chục năm trở lại đây, nhưng cũng chủ yếu ở các đô thị, còn ở các vùng nông thôn không có. 

Bên cạnh đó, việc quy định không lắp ô kính trên nắp quan tài còn lý do đảm bảo vệ sinh môi trường: một số gia đình, do con cháu ở xa, nên người đã mất vẫn để ở nhà lạnh để chờ nhiều ngày, khi ra không khí đã bị biến dạng, tang gia phải trang điểm cho người từ trần, để người đến viếng nhìn mặt. Nhưng thi hài để lâu, sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh cho người đến viếng, nhất là người đã mất mắc bệnh truyền nhiễm. Với tang gia, người đã mất vẫn rất thân thiết, gần gũi, nên việc nhìn mặt qua ô kính trên nắp quan tài là việc bình thường, nhưng với nhiều người đến viếng, đây lại là một vấn đề. Đó là chưa nói đến việc, trường  hợp ô kính trên nắp quan tài làm không tốt, trong quá trình vận chuyển, kính có thể vỡ và rơi vào mặt người mất, rất phản cảm.

Nghị định 105 cũng quy định: “Trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng, không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ”. Theo Bộ VH, TT&DL, thực tế đã có những đám tang, do rắc tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ, đã khiến người đi đường chen nhau nhặt, vừa ùn tắc giao thông, vừa rất phản cảm. 

Ông Phan Đình Tân cho biết thêm: Các CBCCVC đang làm việc hoặc nghỉ hưu,  khi từ trần sẽ được tổ chức lễ tang CBCCVC. Những trường hợp CBCCVC bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, lễ tang sẽ không tổ chức theo hình thức Lễ tang CBCCVC. Bộ VH, TT&DL chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Nghị định. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp với Bộ VH, TT&DL hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức lễ tang với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong LLVTND. Bộ Quốc phòng quy định về đơn vị danh dự, sĩ quan túc trực, quân nhạc, đội chiến sĩ khiêng vòng hoaa, đội xe nghi thức đưa tang, đội hình xe đi đưa tang tại lễ Quốc tang và lễ tang cấp Nhà nước. Bộ Công an quy định về công tác bảo vệ an ninh, an toàn giao thông tại lễ Quốc tang và lễ tang cấp Nhà nước. Bộ Y tế xây dựng quy định hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng và điện táng. 

Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2013. Tuy nhiên, việc xử lý với các vi phạm Nghị định này mới chỉ được quy định chung chung: “tùy theo mức độ vi phạm bị phê bình hoặc xử phạt hành chính”, mà chưa quy định rõ, cấp nào, đơn vị nào xử phạt và xử phạt ra sao!


'Cấm' lắp kính trên quan tài, nghị định 105 sẽ dẹp bỏ lăng Ba Đình?

Bảng Đỏ (Danlambao) - Hôm 17/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành nghị định số 105 quy định việc "không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài". Nếu những điều trong nghị định này được thi hành nghiêm túc, liệu di hài của ông Hồ Chí Minh cùng lăng Ba Đình có bị dẹp bỏ?
Việc ban hành được nói là theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch', nghị định 'Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức' sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2013.
Tại phần 3, điều 4 của nghị định 105 quy định rõ: "Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài".
Phạm vi và đối được được áp dụng bao gồm các "cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần". 
Ông Hồ Chí Minh cũng là một cán bộ của đảng cộng sản. Từ khi qua đời vào năm 1969 đến nay, di hài của ông hiện vẫn đang được đặt trong một khung kính tại lăng Ba Đình để cho các đoàn khách đến viếng.
Thi hài ông Hồ Chí Minh đang được lắp kính, bảo quản tại lăng Ba Đình.
Trả lời báo Thanh Niên về việc bạn hành Nghị định 105, ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ cho biết các lý do việc quy định cấm để ô cửa có lắp kính trên quan tài:
"Thứ nhất, lắp kính trên nắp quan tài không phải là truyền thống. Loại quan tài này mới chỉ xuất hiện khoảng chục năm nay thôi. Thứ hai, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người dự tang lễ", ông Hùng lý giải.
Cũng theo nghị định 105, quy định như trên được ban hành nhằm "tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước", "loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí". 
Như vậy, nhà cầm quyền cộng sản muốn làm gương thì trước hết cần phải dẹp bỏ lăng Ba Đình, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay. Ước tính, riêng chi phí bảo quản thi hài ông Hồ cũng ngốn hàng trăm triệu đô-la Mĩ một năm. Đó là chưa tính đến các chi phí khác như tiền vệ sinh, điện nước... tiền mua bánh mì, nước uống để phát cho mỗi người đến viếng lăng.
Riêng việc bảo vệ lăng Ba Đình, đảng CS đã thành lập hẳn một Bộ tư lệnh bảo vệ lăng. Mỗi khi có sự kiện chính trị là tổ chức cho quan chức, đảng viên đến viếng một cách rầm rộ. Đây là một việc làm cực kỳ 'lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí' chỉ có trong các nước Cộng sản còn xót lại.
Bảng Đỏ








Thanh Hằng