Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
We are pleased to invite you to join Obama Administration officials in a discussion about diaspora engagement, human rights and global partnerships.
White House Briefing for Vietnamese American Community Leaders March 5, 2012 White House Eisenhower Executive Office Building, South Court Auditorium 12:00 p.m.-2:00 p.m.
This meeting will give participants the opportunity to share their ideas with the Administration and better understand the Administration’s policies and programs. The feedback from this meeting will inform the work of the Administration as it moves forward to engage and partner with the Vietnamese American community.
We hope you will be able to join us for this important discussion and we look forward to engaging with you. To register, please RSVP to AAPI@who.eop.gov with your FULL NAME and EMAIL ADDRESS by 5pm ET on Wednesday February 29.
This is a non-transferable invitation. This event is off the record and not for press purposes.
(TNO) Một nam công nhân bỗng dưng bị mất quả thận trái sau khi ngủ dậy ở một khách sạn tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), mà không hiểu lý do tại sao, theo China Daily ngày 28.2.
Hiện người này đang dần hồi phục sức khỏe tại một bệnh viện ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông.
"Bệnh nhân này đã dần ổn định, và anh ta đang hồi phục sau khi điều trị", một bác sĩ tại bệnh viện trên cho biết.
Nam công nhân bị mất thận là một người nhập cư 28 tuổi, đến từ thành phố Trùng Khánh.
Theo Phương Nam nhật báo (có trụ sở ở Quảng Châu), vào ngày 23.2, sau khi ngủ dậy, nam công nhân này cảm thấy đau ở bụng và bất ngờ phát hiện có 20.000 tệ (tương đương 3.200 USD) trong túi quần của mình.
Sau đó, do thấy có vết thương trên bụng, anh này đã đến bệnh viện để điều trị trong đêm cùng ngày.
Nam công nhân bị mất thận đang hồi phục sau điều trị - Ảnh: China Daily
Các bác sĩ tỏ ra rất bất ngờ khi phát hiện quả thận trái của người công nhân nói trên đã bị cắt bỏ và họ ngay lập tức báo cảnh sát.
Nam công nhân bị cắt trộm thận nói anh ta không biết chuyện gì đã xảy ra trong suốt 4 ngày.
"Tôi đến thành phố Đông Quan để tìm việc làm vào ngày 13.2, và tôi chỉ nhớ được rằng mình có mặt tại quận Vạn Giang của thành phố này vào ngày 19.2. Kể từ thời điểm đó đến ngày tôi phát hiện bị cắt trộm thận ngày 23.2 thì tôi không thể nhớ gì", công nhân 28 tuổi này kể.
Các bác sĩ cho biết, vết thương trên bụng của nạn nhân bị cắt trộm thận đã được khâu nhiều ngày trước khi anh này đến bệnh viện nhờ điều trị.
Đồng thời các bác sĩ cũng kết luận rằng quả thận của nạn nhân trên được cắt bỏ bởi một nhóm nhân viên y tế có nghề.
Hiện Cảnh sát Đông Quan đang tiến hành điều tra vụ việc. Thông tin về vụ bị cắt trộm thận này đã khiến dư luận Trung Quốc lo ngại.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, có thể người công nhân trên đã chủ động bán thận sau khi không tìm được việc làm.
Khi vào UBND huyện đề nghị làm việc, cán bộ Văn phòng UBND huyện “huy động” bảo vệ, lái xe… đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở.
Chiều qua (27/2), nhóm phóng viên đến trụ sở UBND
huyện Tiên Lãng đề nghị cung cấp thông tin về việc xử lý cán bộ xã sau
khi hết hạn đình chỉ và các quyết định thu hồi các quyết định giao đất,
thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Đến cổng trụ sở, khi nhóm phóng viên vừa bước vào cổng
giới thiệu, bảo vệ yêu cầu dừng lại, nói gọi điện cho Chánh văn phòng
UBND, rồi ngay lập tức quay sang nói phóng viên không xuất trình giấy
tờ, không cho vào.
Phó Chánh văn phòng (bên trái) "dằn mặt" phóng viên
Sau một hồi giải thích, nhưng vị bảo vệ này vẫn to
tiếng, dồn đẩy phóng viên ra ngoài. Cùng lúc đó, chiếc ô tô mang BKS 16A
– 0990 từ trong trụ sở UBND đi ra, lái xe điều khiển xe lùi thẳng vào
một phóng viên, nhưng phóng viên kịp lùi lại tránh. Lái xe còn tông cửa
xe đập trúng người phóng viên.
Ngay sau đó, ông Vũ Văn Sân, Phó Chánh văn phòng, cùng
một số người từ trong trụ sở UBND huyện tiến ra cổng. Một người đàn ông
đội mũ cát két, đeo kính còn gây gổ, xô đẩy, chửi bới phóng viên. Vị Phó
chánh văn phòng không những không ngăn cấp dưới mà còn dọa nạt “gọi
công an”. Sau đó, nhóm phóng viên đề nghị làm việc thì Phó Chánh văn
phòng nói không có lãnh đạo huyện ở nhà, và thẳng thừng từ chối làm
việc.
Đây không phải lần đầu diễn ra tình trạng ngăn cản,
xô đẩy phóng viên tại trụ sở huyện Tiên Lãng. Tại buổi công bố quyết
định cách chức chủ tịch, phó chủ tịch huyện tại trụ sở Huyện ủy Tiên
Lãng, các phóng viên đã bị ngăn cản từ ngoài cổng không cho tham dự cuộc
họp. Do lo ngại phóng viên đi vào theo xe nên các cán bộ Ủy ban kiểm
tra Thành ủy đã phải “trèo rào” vào trong trụ sở Huyện ủy.
Vận chuyển ma túy đá trên ôtô, bị cảnh sát giao thông chặn lại, hai người đàn ông liền rút súng và lựu đạn ra dọa nổ hòng thoát thân.
Công an tỉnh Quảng Trị đang tạm giữ hình sự Trần Anh Tuấn (31 tuổi) và Lê Thành Luân (32 tuổi) đều trú tại TP Vinh, Nghệ An, đồng thời mở rộng điều tra vụ án vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy, ngoại tệ với số lượng rất lớn liên quan đến hai thanh niên này.
Ngôi nhà của Tuấn ở thành phố Vinh (Nghệ An), nơi cảnh sát phát hiện cất giấu số lượng lớn ma túy. Ảnh: Nguyên Khoa.
Trước đó ngày 25/2, tổ tuần tra kiểm soát giao thông công an tỉnh Quảng Trị phát hiện ôtô 4 chỗ ngồi có biểu hiện nghi vấn liền yêu cầu tài xế dừng kiểm tra. Không chấp hành, hai người đàn ông trên xe rút súng ngắn và lựu đạn ra dọa nổ rồi bỏ chạy. Cảnh sát nhanh chóng truy bắt chiếc xe cùng 2 thanh niên.
Khám xét nhanh chiếc xe, cảnh sát thu được một kg ma túy dạng đá, 152.000 USD và một số đồ nghề sử dụng ma túy đá. Chiều 27/2, công an Quảng Trị phối hợp với công an Nghệ An khám xét nhà ở của tên Tuấn Anh ở thành phố Vinh và phát hiện thêm hơn 13.000 viên thuốc lắc, 4 kg ma túy đá cùng một số tang vật liên quan.
Với kết quả này, ngay hôm nay ông Bằng chính thức ngồi vào chiếc ghế bỏ trống từ khi ông Trần Quốc Tuấn từ chức hồi cuối năm ngoái.
Ông Bằng thắng cử vào chức vụ Tổng thư ký khi các ứng cử viên khác đều xin rút lui: Ông Phạm Ngọc Viễn rút vì lý do vừa phải đảm trách Tổng Giám đốc VPF, vừa làm Phó Chủ tịch VFF nên quá bận. Cũng với lý do không đủ thời gian, ông Phan Anh Tú xin rút để làm tốt công việc Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Hà Nội, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ Hà Nội. Ông Dương Nghiệp Khôi - đang là Phó tổng thư ký VFF - từ chối ngồi ghế Tổng vì "muốn nhường cơ hội cho bạn".
Ông Dương Nghiệp Khôi (phải) rút lui, ông Ngô Lê Bằng (trái) trở thành ứng cử viên duy nhất cho ghế Tổng thư ký. Ảnh: Dương Quá.
Theo danh sách giới thiệu của Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ trước đó, chỉ có 4 ứng cử viên cho ghế Tổng thư ký. Sau khi các ứng cử viên khác từ chối, ông Bằng là người duy nhất còn lại. Ban chấp hành VFF với 17 thành viên dự họp, có 15 người nhất trí đề cử ông Bằng. Đề nghị này được chủ tịch VFF chấp thuận và từ ngày 28/2/2012, ông Ngô Lê Bằng giữ ghế Tổng thư ký VFF.
Ông Ngô Lê Bằng từng được đào tạo ở nước ngoài cả về chuyên môn cầu thủ và huấn luyện. Ông có thâm niên làm HLV, trợ lý HLV từ cấp CLB đến đội tuyển. "Áp lực rất nhiều. Khối lượng công việc khổng lồ nhưng với kinh nghiệm hơn 40 năm gắn bó với bóng đá, bằng tâm huyết và sự hết mình tôi tin mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ với sự giúp đỡ của đồng nghiệp" - ông Bằng tự tin phát biểu sau khi nhận chức.
AFF Cup 2012, làm ấm mối quan hệ với VPF là hai vấn đề mà ông Ngô Lê Bằng có thể ghi dấu ấn. Vị tân Tổng thư ký của VFF tỏ ra khá dè dặt, không nhắc đến mục tiêu của tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2012, đồng thời khẳng định giải quyết mối quan hệ với VPF trên cơ sở những nguyên tắc của VFF. Trong mối quan hệ với truyền thông, ông Bằng khẳng định sẵn sàng hợp tác, đưa ra chính kiến riêng, theo cơ chế làm việc của VFF.
Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng hy vọng trong khoảng hai đến bốn tuần, tân Tổng thư ký "sẽ thạo việc". Tổng thư ký cũ Trần Quốc Tuấn hưởng lương 13 triệu một tháng. Ông Bằng cũng khởi đầu với mức lương này nhưng từ tháng Ba, ông sẽ nhận 25 triệu đồng mỗi tháng nhờ VFF mới có cơ chế tăng lương. Theo cơ chế mới, lương của Chủ tịch VFF được đề nghị mức 30 triệu đồng/tháng.
Cũng liên quan đến tiền lương, Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết có thể trả cho HLV nội nắm Tuyển quốc gia 200 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên đến nay chưa biết ai sẽ được nhận khoản lương này.
Theo kế hoạch, Hội nghị BCH VFF chiều nay lẽ ra đã có thể công bố danh tính tân HLV tuyển Việt Nam. Phút chót, Hội đồng HLV Quốc gia không tiến cử nhân vật nào. Chưa tìm được HLV mới cho đội tuyển, nhưng BCH VFF đạt được một nhất trí là sẽ chọn HLV nội. Theo tiết lộ của ông Lê Hùng Dũng, trước khi chọn Falko Goetz, VFF từng tính đến việc dùng HLV nội, nhưng không ứng viên nào nhận lời bởi sợ mất việc ở CLB nếu thất bại khi dẫn dắt đội tuyển. Lần này, VFF có cơ chế "đủ hấp dẫn" để các HLV nội cảm thấy hào hứng và khó chối từ khi được mời. VFF sẽ đợi Hội đồng HLV Quốc gia tới đầu tháng Ba, thời điểm mà tổ chức này hứa chọn được tân HLV tuyển Việt Nam.
Chuyển giao hợp đồng thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam cho Công ty VPF cũng là nội dung mà Hội nghị BCH VFF khoá VI đề cập tới. Những diễn biến từ việc tranh chấp bản quyền truyền hình với VPF khiến VFF chưa thể tiến hành công việc này.
Vài nét về tân Tổng thư kí VFF Ngô Lê Bằng - Sinh năm: 1955, tại Hà Nội - Từ năm 1972-1977: khoác áo Bộ tư lệnh Thủ Đô (sau này là Quân khu thủ đô) - Từ 1977-1982: học ĐH TDTT Liên Xô cũ, chuyên ngành HLV thể lực - Từ 1982-1985: trở lại khoác áo Quân khu thủ đô. Sau đó làm HLV phó, rồi HLV trưởng. - Từ năm 1986-1990: giảng viên trường Cao đẳng sỹ quan Vynhempich (TP.HCM) - Từ năm 1991-2000: phiên dịch cho Tổng lãnh sự quán Nga tại TP.HCM - Mùa giải 2000-2001: trợ lý ngôn ngữ tại CLB Đà Nẵng - Từ 2002-2005: giảng viên Trường ĐH TDTT TW II, phụ trách các lớp trẻ phía Nam của LĐBĐVN, HLV phó các đội tuyển U-18 và U-20 quốc gia - Năm 2005: HLV phó CLB Bình Dương, - Năm 2006: Trợ lý ngôn ngữ ĐTQG Việt Nam - Năm 2007: Quyền HLV trưởng tuyển bóng đá nữ Việt Nam
- Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) cho biết, trong hai ngày 27 và 28/2/2012 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân. Trong không khí hữu nghị và hợp tác, hai bên đã trao đổi ý kiến một cách sâu rộng và thẳng thắn về quan hệ song phương và vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Ảnh: QĐND
Hai bên nhất trí quán triệt thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận liên quan, duy trì các chuyến thăm cấp cao, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới.
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thật tốt cho các chuyến thăm và gặp gỡ lẫn nhau giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kiến trong Quý II năm 2012. Hai bên thống nhất tổ chức Phiên họp lần thứ 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay.
Về kinh tế, thương mại, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp để sớm thông qua Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm nhằm triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được ký kết hồi tháng 10/2011. Hai bên nhất trí nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 60 tỷ USD vào năm 2015, đi đôi với việc từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.
Về biên giới trên đất liền, hai bên nhất trí nghiêm túc thực hiện các văn kiện đã ký kết để cùng quản lý có hiệu quả đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì trật tự trị an trên vùng biên giới. Hai bên nhất trí cùng nhau thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc.
Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cho rằng việc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ hai nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí triển khai một số công việc sau:
1. Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ để đàm phán về việc phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và về việc hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
2. Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ về việc hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bao gồm bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra v.v…
3. Khởi động đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao để kịp thời trao đổi, xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh trên biển.
Chiều 27/2, ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tiếp thân mật Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và các thành viên trong Đoàn Việt Nam.
- Tuy chưa chọn được HLV trưởng ĐTQG nhưng mức lương cho HLV trưởng đã được công khai: 200 triệu đồng/ 1 tháng (sau thuế).
Sau khi được bầu vào vai trò Tổng thư ký VFF, ông Ngô Lê Bằng đã có những chia sẻ cảm xúc: "Tôi cảm thấy vui, thấy vinh dự và cũng cảm nhận được trách nhiệm lớn lao. Tôi biết khi đảm nhiệm cương vị này tôi sẽ phải đương đầu với nhiều áp lực nhưng đó cũng chính là những động lực để tôi cố gắng. Tôi mong muốn sẽ đóng góp được nhiều hơn cho bóng đá Việt Nam".
Ông Ngô Lê Bằng (phải) vừa được chọn vào vị trí TTK VFF
Ông Ngô Lê Bằng cũng nhận được nhiều sự đánh giá cao của các thành viên lãnh đạo khác của VFF, trong đó có Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và Phó chủ tịch Phạm Hùng Dũng. Phó Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi thì thậm chí còn tiết lộ rằng ông Ngô Lê Bằng chính là thần tượng của mình. Những gì Ngô Lê Bằng đã thể hiện khi còn là một cầu thủ khiến ông Dương Nghiệp Khôi "mê mẩn".
Khi VFF đã chính thức chọn được Tổng thư ký thì vấn đề được quan tâm còn lại là việc chọn HLV trưởng cho ĐTQG Việt Nam, một nhân vật có vai trò rất quan trọng.
Theo đó, VFF sẽ tin tưởng và dựa vào Hội đồng HLV QG trong vấn đề này. Tháng 3 tới, Hội đồng HLV QG sẽ họp và sau đó đưa ra danh tính người được chọn làm ứng viên cho chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG. Ban thư ký sau đó sẽ gửi thăm dò đến các CLB, tìm cách để thỏa thuận với CLB trong trường hợp HLV sẽ kiêm nhiệm cả ở ĐTQG và CLB.
Đại diện VFF là ông Phạm Hùng Dũng cho biết VFF sẽ tạo điều kiện tốt nhất để HLV trưởng ĐTQG có thể thực hiện nhiệm vụ. Ông Hùng Dũng cũng công khai luôn mức lương cho HLV trưởng ĐTQG là 200 triệu đồng/1 tháng sau khi đã trừ thuế. Mức lương cho các trợ lí làm việc tại ĐTQG sẽ là từ 70 đến 100 triệu/ 1 tháng.
Trong khi đó, VFF cũng tiết lộ luôn mức lương cho Tổng thư ký là 13 triệu đồng/ 1 tháng và phía VFF đang cố gắng để cải thiện mức lương cho Tổng thư ký lên 25 triệu đồng / 1 tháng. Như vậy, mức lương của HLV trưởng ĐTQG cao hơn gấp 10 lần mức lương cho Tổng thư ký.
Tuy mức lương cao, nhưng một trong những lý do HLV nội vẫn ngần ngại lên nhận nhiệm vụ tại ĐT QG theo ông Phạm Hùng Dũng tiết lộ là ai cũng ngại áp lực và sợ sự thất bại.
Công an tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng trong vụ vận chuyển ma túy với số lượng lớn và súng quân dụng.
Chiều 25/2, khi đang làm nhiệm vụ, Tổ công tác của Trạm Cảnh sát giao thông Hải Lăng thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị, đã phát hiện xe ôtô 4 chỗ hiệu Camry do Trần Tuấn Anh điều khiển chở theo Lê Thanh Luân cùng trú tại thành phố Vinh (Nghệ An) vi phạm tốc độ nên đã ra hiệu lệnh dừng xe đưa về trạm để xử lý.
Nhận thấy trên xe và đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn, lực lượng cảnh sát giao thông đã yêu cầu được kiểm tra phương tiện. Trong lúc này, Trần Tuấn Anh đã rút 1 quả lựu đạn chống trả và cùng Trần Thanh Luân ôm túi xách bỏ chạy theo dọc tuyến Quốc lộ 1A. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát vẫn tóm gọn 2 đối tượng trên.
Số tang vật thu giữ được
Qua kiểm tra trên xe và trong túi xách, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ 1 súng K54 với 4 viên đạn đã lên nòng; 1 súng côn quay, 10 viên đạn trong đó có 5 viên đã nạp trong súng và 1 quả lựu đạn.
Đặc biệt, lực lượng công an đã thu giữ 7 gói chất bột màu trắng (được giám định là ma túy); 162 viên ma túy tổng hợp, 1 cân tiểu ly; 515 triệu đồng, 145.104 USD và nhiều tang vật khác gồm điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, dây chuyền vàng.
Xác định đây là vụ án buôn bán ma túy lớn, đối tượng hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, có tổ chức, sử dụng vũ khí và hết sức manh động, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An tiến hành khám xét nhà ở của Trần Tuấn Anh tại phường Lê Lợi, thành phố Vinh.
Tại đây, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ 13.022 viên ma túy tổng hợp; 4kg ma túy đá, 197 viên đạn súng cao su; 2 kiếm bằng kim loại; 3 bình ga phục vụ sử dụng ma túy; 2 quả pháo nổ Trung Quốc; hơn 304 triệu đồng; 2.000 USD và nhiều tang vật khác.
- Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật tại Tiên Lãng, ngày 28/2, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lãng đã công bố quyết định kỉ luật cảnh cáo về mặt đảng đối với Bí thư, Phó Bí thư xã Vinh Quang.
Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan nghe quyết định kỷ luật. Ảnh: NLĐ
Tại cuộc họp này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lãng công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo Đảng đối với Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan, kỉ luật cảnh cáo về mặt đảng đối với Phó Bí thư Đảng ủy xã Lê Thanh Liêm.
Ngoài ra, Huyện ủy Tiên Lãng cũng yêu cầu tập thể Đảng ủy xã Vinh Quang tổ chức kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang vừa qua.
Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trước đó ngày 13/2, Huyện ủy và UBND huyện Tiên Lãng đã đình chỉ công tác đối với ông Phạm Đăng Hoan, bí thư, Chủ tịch HĐND xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm...
Cũng liên quan đến vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại xã Vinh Quang, ngày 23/2, UBND TP Hải Phòng đã công bố quyết định cách chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đối với 2 ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh.
Sáng nay hằng trăm người dân từ Dương Nội, Hà Đông, Văn Giang, Hưng Yên kéo lên tập trung tại trụ sở UBTƯ mặt trận tổ quốc VN tại đường Tràng Thi Hà Nội để đòi giải quyết đất đai.
Bà Lê Hiền Đức, một người nổi tiếng về chống tham nhũng, đã đến gặp người dân tại đây để giúp đỡ xem xét đơn kiến nghị. Bà cho biết:
"Ngay sáng hôm nay có đoàn nông dân ở Văn Giang Hưng Yên vài trăm người và Dương Nội hơn 100 người. Lúc 2 giờ kém 10 phút tôi có mặt ở 46 Tràng Thi . Lúc tôi đến thì mấy trăm người ở Văn Giang đã về hết rồi, vì đói quá, lạnh quá chỉ còn khoảng hơn 100 người bà con Duơng Nội ở lại"
Bà Lê Hiền Đức cho biết thêm tại hiện trường chỉ có một số ít nhân viên công an và an ninh mặc quần áo xanh canh chừng.
Người khiếu kiện nói rằng chỉ một người trong đoàn được vào trụ sở nạp đơn. Nhân viên ở bên trong cấp giấy chứng nhận và ghi là sẽ chuyển lên Thủ tướng cứu xét.
Khoảng 1.000 đảng viên cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự Hội nghị chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị triệu tập từ 27 đến 29/2 tại Hà Nội. Mục tiêu đề ra cho hội nghị là khôi phục lòng tin của nhân dân.
Diễn văn khai mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới những vấn đề cấp bách phải thực hiện để củng cố xây dựng Đảng Cộng sản, khi mà lòng tin vào Đảng đã lung lay.
Ông Nguyễn Phú Trọng báo động về tình trạng thu nhập bất chính của cán bộ đảng viên đã là mối đe dọa lớn cho Đảng cầm quyền.
Nhấn mạnh sự kiện một số đảng viên đã giàu lên quá nhanh với mức sống, cách sống khác biệt và xa rời quần chúng, ông Tổng Bí thư đặt câu hỏi cho hội nghị là tương lai Đảng Cộng sản sẽ đi về đâu và thuộc về tầng lớp nào.
Với khoảng 3 triệu 700 ngàn đảng viên, Đảng Cộng sản là đảng chính trị duy nhất có toàn quyền cai trị 86 triệu người dân Việt Nam.
Vấn đề cấp bách chỉnh đốn Đảng để tồn tại đã được nói tới nhiều trong thời gian gần đây, và vụ cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật một cách có hệ thống ở Tiên Lãng, Hải Phòng là giọt nước tràn ly, gây phẫn nộ trên toàn quốc.
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có chất gây nghiện ketamine sử dung và lưu hành trong nước. Đây là chất ma tuý được sản xuất lậu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Thông tin vừa kể được nêu ra trong báo cáo thường niên của Cơ quan Kiểm soát Ma Túy Quốc tế (INCB) mà Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) công bố tại Thái Lan ngày hôm nay.
Theo đó việc buôn lậu và lạm dụng ngày càng tăng chất gây nghiện ketamine đang là một vấn đề nổi bật tại khu vực Châu Á. Có đến 99% những vụ bắt giữ chất ketamine hồi năm 2009 là tại Châu Á. Năm 2010, Trung Quốc báo cáo bắt được gần 5 tấn ketamine.
Theo INCB thì ketamine là loại ma túy được sử dụng nhiều vào hàng thứ nhì ở Hong Kong và Trung Quốc, chỉ đứng sau bạch phiến. Một lý do cho sự lan tràn của ketamine là vì chất này không nằm dưới sự kiểm soát quốc tế, và nhiều quốc gia chưa đưa chất này vào danh sách kiểm soát.
Một đại diện của INCB, tiến sĩ Viroj Sumyai, cho biết năm nay có kế hoạch đến công tác tại ba nước Việt, Lào, Cambodia. Ông nói ba nước đã được đưa vào dữ liệu của năm nay.
Một viên chức của UNODC, ông Gary Lewis, cho biết những quốc gia láng giềng của Lào, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam là những nơi đang có gia tăng sử dụng các loại thuốc phiện, các chất gây nghiện, nhất là trong giới trẻ:
Ông cho rằng cần tăng cường phối hợp tuần tra chung khu vực biên giới của các nước tiểu vùng Mê kong nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu các chất ma túy xuyên biên giới.
Việt Nam hoạt động khá tích cực để phòng chống ma tuý trong nước. Sau nhiều nghị định và luật lệ, tháng 6 năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về kiểm soát và ngăn ngừa ma túy đến năm 2020.
Việt Nam nằm trong số những quốc gia cho biết có bắt được chất gây nghiện ketamine. Đây là chất được sản xuất lậu từ Trung Quốc, cũng như Ấn Độ.
Ảnh minh họa/congan.com
Một số ma túy bị tịch thu được mang đi nghiên cứu.
Thông tin vừa nêu được đưa ra trong báo cáo thường niên của Cơ quan Kiểm soát Ma Túy Quốc tế ( INCB) mà Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm ( UNODC) công bố hôm nay tại Thái Lan. Theo đó việc buôn lậu và lạm dụng ngày càng tăng chất gây nghiện ketamine đang là một vấn đề nổi bật tại khu vực Châu Á. Có đến 99% những vụ bắt giữ chất ketamine hồi năm 2009 là tại Châu Á. Vào năm 2010, Trung Quốc báo cáo bắt được gần 5 tấn ketamine.
Theo INCB thì ketamine là loại ma túy được sử dụng nhiều thứ hai ở Hong Kong và Trung Quốc chỉ đứng sau bạch phiến. Một lý do cho sự lan tràn của ketamine là vì chất này không nằm dưới sự kiểm soát quốc tế, và nhiều quốc gia chưa đưa chất này vào danh sách kiểm soát.
Theo INCB thì ketamine là loại ma túy được sử dụng nhiều thứ hai ở Hong Kong và Trung Quốc chỉ đứng sau bạch phiến. Một lý do cho sự lan tràn của ketamine là vì chất này không nằm dưới sự kiểm soát quốc tế, và nhiều quốc gia chưa đưa chất này vào danh sách kiểm soát.
Chất Ketamine dưới dạng nước và bột được đưa thêm vào Danh mục các chất ma tuý độc. Courtesy Vietnamnet
Một đại diện của INCB, tiến sĩ Viroj Sumyai, cho biết kế hoạch năm nay sẽ đến khu vực để công tác:
Rằng chúng tôi đưa Lào, Kampuchia và Việt Nam vào dữ liệu năm nay và sẽ đến tại khu vực này.
Một viên chức của UNODC, ông Gary Lewis, cho biết những quốc gia láng giềng của Lào, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam là những nơi đang có gia tăng sử dụng các loại thuốc phiện, các chất gây nghiện, nhất là trong giới trẻ:
Theo ông này cần cho tăng cường phối hợp tuần tra chung khu vực biên giới của các nước tiểu vùng Mê kong nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu các chất ma túy xuyên biên giới.
Thông tin cho biết chính quyền Việt Nam hồi tháng 9 năm 2010 ban hành nghị định tăng cường công tác điều trị và cai nghiện. Vào tháng 3 năm ngoái, Bộ Nội Vụ thông qua những biện pháp giúp cải thiện việc thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan ma túy. Đến tháng 6 năm ngoái, chính phủ thông qua chiến lược quốc gia về kiểm soát và ngăn ngừa ma túy đến năm 2020.
Anh Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, vừa đào thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan.
Photo: RFA
Anh Trương Quốc Huy đang trả lời phỏng vấn đài RFA, ngay sau khi đến Thái Lan
Đối với cơ quan an ninh và chính quyền trong nước thì tên tuổi của Trương Quốc Huy nằm trong danh sách những người mà họ cho là thành phần nguy hiểm.
Lo sợ cho tính mạng, cuộc sống bất an
Thực tế đã chứng minh điều đó khi Trương Quốc Huy bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa về các tội danh mà cơ quan an ninh đưa ra "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", " tuyên truyền chống Nhà Nước", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hay công dân".
Lần đầu tiên anh này bị bắt là hồi ngày 19 tháng 10 năm 2005. Lần đó anh bị bắt cùng với người bạn gái Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn. Tất cả bị giam giữ 9 tháng mà không bị truy tố.
Anh Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 8 năm 2006. Tại phiên xử hồi ngày 29 tháng giêng năm 2008, anh bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Anh được ra khỏi tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.
bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an.
Tuy ra khỏi tù nhưng trong thời gian qua, bản thân anh Trương Quốc Huy và gia đình tiếp tục chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của địa phương và cơ quan an ninh.
Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Đến ngày 27 tháng 2 năm 2012, anh Trương Quốc Huy đến được Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị.
Vào ngày 28 tháng 2, anh có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do. Trước hết là quyết định rời khỏi đất nước:
Sau 6 năm bị cầm tù và về với gia đình, chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an. Riêng cá nhân tôi, có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…
Nhiều ý kiến cho rằng khi đi ra khỏi nước sẽ không còn cơ hội như khi ở Việt Nam để đấu tranh, trước ý kiến này anh Trương Quốc Huy trình bày:
có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…
Những người đã từng lên tiếng đấu tranh, từng bị cầm tù đều có những hoàn cảnh riêng, và mỗi người đều có phương cách đấu tranh riêng cho mình. Có thể người này chọn con đường này, người khác chọn con đường khác. Những người ra đi họ có cách đấu tranh khác để ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam.
Anh cũng đưa ra những dự đoán về thời gian trước mắt:
Hiện tôi hy vọng những người yêu chuộng tự do vả ủng hộ cho dân chủ sẽ có sự đón nhận tôi, tôi chưa hình dung được bước đường sắp tới sẽ như thế nào nhưng cảm giác được tự do hơn khi còn ở tại Việt Nam.
Nhân dịp nói chuyện sau khi đến được Thái Lan, anh Trương Quốc Huy cho biết thời gian bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam:
Thời gian ở trong nhà giam nhưng tôi không nhận tội nên trong những thời gian bị giam tôi bị nhốt trong một hầm cả hai năm, và có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Họ tìm mọi cách từ chối lời kêu của tôi; đôi khi tôi cũng đập cửa yêu cầu gặp quản giáo nhưng họ phớt lờ. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.
cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc.
Lúc gần ra tòa họ thay đổi tội danh của tôi đến bốn lần để kéo dài thời gian không đưa ra xét xử.
Thời gian tạm giam họ làm cho tinh thần mình bị ảnh hưởng rất nhiều.
Những chia xẻ của anh đối với những người còn trong tù ở Việt Nam, cũng như những người cùng đấu tranh cho đất nước hiện nay:
Khi mãn án tù ra xã hội, tôi thấy có hít thở hơn một tí không khí tự do. Khi ở trong tù thì phải đấu tranh với kể cả việc đọc một tờ báo, viết một lá thư.
Đối với những anh em còn án tù dài tôi thấy họ chịu bất công, tôi mong một thông qua những cuộc vận động như của nhạc sĩ Trúc Hồ, Ts Nguyễn Đình Thắng … gặp cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc. Tôi luôn tìm mọi cách để đấu tranh cho đồng bào tại đất nước mình.
Chưa có một thống kê chính thức nào về số tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chạy sang Thái Lan xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên đây vẫn là nơi mà nhiều thành phần bị bức hại đến cùng đường đang tìm đến.
Vào ngày 23 tháng 2 vừa qua, cuộn phim tài liệu «Hoàng Sa, Nỗi đau mất mát» của ông André Menras Hồ Cương Quyết lại bị cấm chiếu ở thành phố Montpelleir, một thành phố ở miền Nam nước Pháp.
AFP photo
Andre Menras Hồ Cương Quyết tại mô hình biên giới Việt Nam tại Bảo tàng cách mạng Hà Nội hôm 09/12/2011.
Sau khi bộ phim «Hoàng Sa, nỗi đau mất mát» của André Menras, còn có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã bị cấm chiếu ở Việt Nam ngày 29 tháng 11 năm 2011, mang đứa con tinh thần về đến Pháp, quê hương của ông, một lần nữa, phim của tác giả có hai quốc tịch Pháp Việt này lại bị cấm chiếu ngày 23 tháng 2 năm 2012 tại thành phố Montpellier, miền Nam nước Pháp.
Chỉ là một cuốn phim tài liệu nói lên hoàn cảnh khó khăn của ngư dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhưng nó đã mang một số phận không may kể từ ngày ra đời. Bị cấm lên tiếng trên quê hương thứ hai của tác giả, nó còn bị bóp cổ lần nữa trên chính quê hương thứ nhất của ông. Nơi đã từng là cái nôi của Cách mạng, của Nhân quyền. Chúng tôi có cuộc tiếp xúc với ông Hồ Cương Quyết để tìm hiểu lý do.
Chuyện khó chấp nhận
Tường An : Thưa ông Hồ Cương Quyết, chúng tôi được biết rằng phim «Nỗi đau mất mát» của ông đã bị cấm chiếu vào ngày thứ năm 23 tháng 2 tại thành phố Montpellier do bà phó Giám đốc phụ trách quan hệ Quốc tế của Montpellier quyết định, ông có thể cho biết lý do mà họ đưa ra như thế nào không ạ ?
Hồ Cương Quyết : Chính quyền của thành phố Montpellier đã từ chối cho thuê một phòng công cộng của thành phố để chiếu phim «Nỗi đau mất mát». Lý do thứ nhất là phim này có thể gây khó khăn cho quan hệ kinh doanh giữa thành phố Montpellier và Trung quốc. Lý do thứ hai họ nói rằng phim này là một phim khiêu khích, phân biệt văn hóa giữa hai dân tộc. Thứ ba, họ nói phim này không có tính chất tài liệu mà dùng chính trị.
Tường An : Được biết thành phố Montpellier là thành phố kết nghĩa với thành phố Chengdu của Trung Quốc, tại đây cũng có nhiều sinh viên Trung quốc đến du học và tại đây có một Hội Chợ để giới thiệu rượu vang đến thị trường của Trung Quốc, theo ông, các lý do vừa nêu có chính đáng ?
Chính quyền của thành phố này là chính quyền cánh tả, có nghĩa là tiến bộ mà đối xử như vậy đối với Nhân quyền, Tự do là rất nguy hiểm cho xã hội Pháp và có ảnh hưởng rất xấu.
Ô. Hồ Cương Quyết
Hồ Cương Quyết : Nói chung là họ tìm những lý do giả tạo để tránh chiếu phim này, trong khi họ định kinh doanh rượu vang với Trung quốc, là một quan hệ, nhưng quan hệ kinh doanh. Nhưng đô-la từ Trung quốc đến có khi là rất dơ, là không bao giờ sạch sẽ. Đô-la từ dân tộc Trung quốc bị bóc lột mà đến, không thể chấp nhận được. Thành phố Montpellier hy vọng sẽ mở một thị trường lớn ở Trung quốc. Hy vọng ! nhưng cái đó là chưa chắc chắn, bởi vì còn phải cạnh tranh với Nam Mỹ, với Úc, với Chi-li, Tây Ban Nha. Hy vọng thì rất lớn mà có thể kết quả thì rất ít. Trong khi đó, họ bỏ nguyên tắc của Tự do, Dân chủ của dân tộc. Đó là thái độ của người mù, kể cả là ngu dốt.
Bạn bè Pháp và Việt kiều hết sức phản đối những thái độ phân biệt về quan điểm của công dân ở đây. Có thể nói là ăn cắp tiền của người dân để có thông tin.
Tường An : Tại Việt Nam, phim của ông bị cấm là chuyện có thể hiểu được, thế nhưng, tại Montpellier, một thành phố cánh tả và là thành phố của một nước có nền Dân Chủ lâu đời là Pháp mà phim ông cũng bị cấm chiếu, quả thật là chuyện khó có thể chấp nhận được. Ông nghĩ thế nào về nước Pháp qua sự kiện này ?
Hồ Cương Quyết : Ở Việt Nam, ở Sài gòn, người ta có thể cấm vì ở đó là chế độ độc đảng, có thể là độc tài luôn. Nhưng ở Pháp, người ta nói là một nước Dân chủ, một xã hội Tự do. Đặc biệt là bây giờ đang có chiến dịch bầu cử Tổng thống, người ta hằng ngày nói về tự do mà mặt khác không cho người ta nghe về tình trạng bi kịch của đồng bào ở miền Trung bị Trung Quốc uy hiếp, hành hạ hàng ngày mà cái đó mình không thể chấp nhận được.
Chính quyền của thành phố này là chính quyền cánh tả, có nghĩa là tiến bộ mà đối xử như vậy đối với Nhân quyền, Tự do là rất nguy hiểm cho xã hội Pháp và có ảnh hưởng rất xấu. Có thể nói là truyền thống đấu tranh cho Tự do của dân tộc Pháp bị xúc phạm. Dân tộc Pháp không xứng đáng với truyền thống dân chủ và tự do của Pháp. Một ngư dân Pháp bị nước Tây Ban Nha hay nước Ý bắt và hành hạ như vậy, cả dân tộc Pháp sẽ đứng lên và sẽ phản đối. Nhưng mà ở Việt Nam, hàng trăm người dân bị như vậy hàng ngày mà không ai nói gì, như vậy sao được ? Người ta nói là nước của Nhân quyền, nhân quyền cái gì ? Im lặng như vậy không phải chỉ là hèn mà im lặng như vậy còn là không xứng đáng là nhà chính trị của một nước có truyền thống như nước Pháp. Tôi không bao giờ bi quan về chuyện đó bởi vì tôi biết chắc chắn là dân tộc Pháp không bao giờ chịu như vậy, không bao giờ !
Không nản lòng
Ông André Menras phỏng vấn vợ một ngư dân mất tích ở Bình Châu (Quảng Ngãi). Photo courtesy of danchimviet
Tường An : Sau khi bị cấm chiếu ở rạp Martin Luther King, ông có dự định tiếp tục chiếu phim này ở tại thành phố này không ạ ?
Hồ Cương Quyết :Như tôi đã nói là nếu mình có lý, mình có tình, mình có chính nghĩa thì mình không bao giờ cái ý muốn của mình, cái nhiệm vụ đoàn kết đối với đồng bào ngư dân ở miền Trung. Chúng tôi đang tìm một phòng chiếu phim riêng có thể sang trọng hơn để kêu gọi người ta xem phim này và để trao đổi và để khẳng định chủ quyền của Việt Nam về biển đảo, đặc biệt là Hoàng sa. Thứ hai nữa, những kẻ đàn áp, cấm đoán phim này phải hiểu rằng : càng cấm đoán, càng đàn áp phim này chính là càng quảng cáo cho phim này. Thái độ của chính quyền thành phố Montpellier đã quảng cáo cho phim này. Vậy thì mình có thể nói cám ơn họ !
Tường An : Ở Pháp phim ông đã được chiếu ở Paris vào tháng 1 vừa qua, tại Lyon vào tháng 2 và trong tương lai sẽ chiếu ở Toulouse, ngày 13/3 ở Beziers, cuối tháng 3 ở Bobigny. Sau đó sẽ phim «Nỗi đau mất mát" sẽ tiếp tục đến Berlin, Cologne, Praha, Vac-xa-va..v.v… Ông có chờ đợi phim sẽ bị cấm trình chiếu ở những thành phố sắp tới không ạ ?
Hồ Cương Quyết : Thì nếu mà có thì mình sẽ phản đối, không bao giờ bỏ cuộc, bởi vì phim này là một phim tài liệu mà, không phải là một phim chính trị để xúi người ta phân biệt dân tộc. Phim này là rất hòa bình, hết sức hòa bình ! Phim này dựa vào cái cơ bản nhân đạo của con người, về quyền con người. Ai mà dám cấm cái đó và nói phim này là chính trị ? Trong cuộc đời của mình, tất cả đều là chính trị. Nhưng mà, đó chỉ là lý luận của chính quyền thành phố Montpellier, hết sức giả tạo, không thể chấp nhận được. Đặc biệt là ở nước Pháp, người ta có thể nói chính trị ở khắp mọi nơi : trong quán cà phê, ở nhà, trên đường phố , không phải như ở Việt Nam. Ở Việt Nam nói chính trị là nguy hiểm. Còn ở Pháp… truyền thông mà !!!
Bảo đảm tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc và sẽ cố gắng đi hết con đường đó bởi vì người dân Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với sự giúp đỡ của mình…
Ô. Hồ Cương Quyết
Tường An : Xin cám ơn ông Hồ Cương Quyết đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này ạ.
Hồ Cương Quyết : Tôi cũng xin cám ơn và bảo đảm tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc và sẽ cố gắng đi hết con đường đó bởi vì người dân Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với sự giúp đỡ của mình…
Cuộc trao đổi chấm dứt trong sự xúc động nghẹn ngào của ông Hồ Cương Quyết. Một người Pháp với tâm hồn rất Việt. Hy vọng rằng thông điệp yêu thương của ông về những cảnh đời khốn khổ của những ngư dân bị áp bức sẽ làm rung động trái tim của những ai còn là người Việt Nam.
Cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng gay gắt, các casino ở Việt Nam phải có thế mạnh riêng, chứng minh được sức hút của mình để người chơi sẽ lựa chọn Việt Nam thay vì một số nước khác.
Bộ Tài chính đã hoàn tất việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng để trình Chính phủ trong thời gian tới.
Bên cạnh những ý kiến phản đối, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hiện nay, đã đến lúc phải cho phép loại hình kinh doanh này hoạt động tuy nhiên việc cấp phép nên hết sức thận trọng và các dự án này phải thật sự mang tầm vóc, đẳng cấp quốc tế.
Lý do gì khiến ông cho rằng Việt Nam nên mở cửa đối với hoạt động kinh doanh casino?
Trước hết phải hiểu casino là hướng đến công nghệ giải trí cao, mang tính chất toàn cầu. Các casino đó được đặt trong một những khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp.
Người ta đến đây không chỉ để đánh bạc mà còn có thể vui chơi giải trí, bởi lẽ ở đó có tất cả các công trình văn hóa như bảo tàng, rạp hát cho đến các khách sạn và các trung tâm hội thảo, triển lãm.
TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Kinh tế Việt Nam
Còn nếu casino đó chỉ ở địa phương sẽ mang tính chất "trấn lột người nghèo" nhiều hơn là một trò giải trí đẳng cấp cao. Một khi hiểu theo nghĩa đó thì hiện nay Việt Nam đã hoàn đủ điều kiện để mở cửa lĩnh vực kinh doanh này.
Tại Việt Nam đã có một số thử nhiệm như ở Đồ Sơn, Lạng Sơn, Lào Cai, Đà Nẵng… Điều đó chứng tỏ nhu cầu và tiếp cận của Việt Nam đã có. Tôi tin rằng trong thời gian tới Việt Nam sẽ chấp nhận và có luật quy định cụ thể cho lĩnh vực kinh doanh này.
Tuy nhiên nhiều người lại lo lắng bởi những hệ lụy mà casino sẽ mang lại?
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những lợi ích thì khi casino hoạt động có thể xuất hiện những tệ nạn xã hội như: Doanh nghiệp bị phá sản, các tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giật, thanh toán kiểu "xã hội đen"…
Chính vì thế để giải quyết được bài toán có tính chất hai mặt như thế thì cần phải có chính sách pháp luật quy định chặt chẽ.
Vậy điều gì khiến ông cho rằng cần phải suy nghĩ khi cho phép lĩnh vực kinh doanh này được phép hoạt động ở Việt Nam?
Trước kia, kinh doanh casino chỉ có một vài địa điểm trên thế giới như: Lasvegas, Macao, nhưng hiện nay casino đã toàn cầu hóa, xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Úc, Singapore, Malaysia… Do đó, tôi nghĩ rằng cho phép hoạt động là một việc nhưng để đạt được kỳ vọng kinh doanh lại là một vấn đề khác.
Cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng gay gắt đó các casino được mở ở Việt Nam phải có thế mạnh riêng, chứng minh được sức hút của mình để người chơi sẽ lựa chọn Việt Nam thay vì một số nước khác.
Muốn làm được điều đó thì những nhà đầu tư vào Việt Nam phải là những doanh nghiệp thật sự lớn, kinh doanh có nghề.
Còn về địa điểm mở casino thì sao, thưa ông?
Cái đó nên để nhà đầu tư họ lựa chọn, mình không nên đưa ra một quy định quá cứng nhắc.
Theo ông Việt Nam nên có bao nhiêu casino sẽ là hợp lý nhất?
Dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng nói chung, trong đó có dịch vụ casino, lâu nay vẫn được xem là lĩnh vực kinh doanh "nhạy cảm" tại Việt Nam và do đó trong thời gian qua, có rất ít dự án như vậy được cấp phép.
Cho phép Casino hoạt động là điều tất yếu nhưng Việt Nam nên có những bước đi thận trọng và có những giải pháp ràng buộc. Đây là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng đặc biệt phải quy định và cấp phép rất khắt khe.
Nhìn ngay ra các nước trên thế giới họ mở ở những vị trí quy hoạch không tràn lan. Việt Nam cũng nên nhìn vào đó khi quy hoạch.
Ông nghĩ sao nếu như quy định tới đây không cho phép người Việt chơi bạc ở casino?
Quy định không cho người nghèo tham gia là xuất phát từ lo lắng casino sẽ "trấn lột người nghèo". Cá nhân tôi nghĩ, Nhà nước nên cho phép người Việt chơi tại các casino được cấp phép ở trong nước. Một mặt vừa quản lý được họ, mặt khác lại chống thất thu một khoản đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Thực tế hiện nay, người dân Việt nam vẫn thường xuyên sang một số nước lân cận như Campuchia, Macao để thỏa mãn nhu cầu của mình. Một thống kê nào đó đã chỉ ra, hàng năm Việt Nam có khoảng 1 tỷ USD chảy ra nước ngoài để đánh bạc và như thế thì vô hình dung chúng ta đang bị thất thu một lượng tiền tương đối lớn.
Có rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này mà không cần phải dùng đến tấm "Barrier" - hàng rào này (cấm người Việt chơi tại các casino cấp phép trong nước). Chẳng hạn như thu tiền vào cửa rất cao như một số nước hiện nay vẫn áp dụng.