Đảng (súc vật) cộng sản Việt Nam
29/11/2011
Joseph Harriss
Mai Việt Tú chuyển ngữ
-
Lời người dịch: Có lẽ cuốn sách làm chấn động dư luận của Richard McGregor, The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers, vạch ra một lũ súc vật được đẻ ra khi xã hội TQ chuyển hướng từ bao cấp chuyên chính vô sản qua độc tài chính trị kinh tế thị trường mà nước VN rập khuôn và gọi nó là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chủ tịch Sang gần đây có nói về “bầy sâu” mà tôi không biết là có cùng ý nghĩ như ông McGregor nói về một loài thú dữ mới được đẻ ra trong tiến trình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nếu mà anh em Nam Bắc đánh nhau để cuối cùng xây dựng một xã hội mô tả như McGregor thì cái chiến tranh huynh đệ tương tàn chết cả triệu người Việt Nam ấy thật sự có ý nghĩa lịch sử gì không ? hay là chính cái chiến tranh ấy là hậu quả của sự độc tài nội tặc ngoại xâm áp đặt lên dân tộc Việt?
.
Bài điểm sách của Joseph Harriss về cuốn sách của Richard McGregor là một bài tóm tắt rất hay nên tôi chuyển ngữ để chia sẻ với bạn đọc.
Cuốn sách và bài điểm sách được viết năm 2010, trước khi các cách mạng hoa nổ ra và tác giả cũng đoán là cách mạng dân chủ như cách mạng hoa sẽ xảy ra một cách đẫm máu ở TQ. Một số người nhận thức và nói đến “nhóm lợi ích của ĐCSVN” sẽ vì quyền lợi của chính bản thân sẽ ngăn cản bước tiến dân tộc bằng mọi giá. Theo tôi nhóm này chính là những đảng viên ĐCSVN có quyền được đẻ ra thành những loài thú dữ mà ông McGregor đề cập từ khi đất nước Việt ta chuyển qua kinh tế thị trường. Và tôi đoán có lẽ cách mạng hoa cũng sẽ xảy ra tại VN nếu ĐCSVN không chuyển hướng như lãnh đạo Miến Điện. Máu người Việt sẽ đổ ra và trách nhiệm ấy thuộc về tất cả đảng viên ĐCSVN.
Câu hỏi là, làm thế nào họ thực hiện được? Họ bỏ đói 35 triệu người Tàu cuối thập niên 1950 trong thời kỳ Bước Tiến Nhảy Vọt của Mao. Họ đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng xã hội, kinh tế và chính trị trong giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa khủng khiếp thanh trừng vào những thập niên 1960 và thập niên 1970. Họ thảm sát sinh viên biểu tình kêu gọi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989. Ngày nay vẫn tiếp tục những bắt bớ tùy tiện, cấm tự do ngôn luận và liên kết lập hội. Vậy làm thế nào ĐCSTQ, mặc dù đàn áp có phủ thuật và cấm đoán những nhân quyền cơ bản, vẫn ngự trị quyền lực trên một phần năm nhân loại? Với sự đổ ngã của Liên Bang Xô Viết, toàn thể Đông Âu loại bỏ chủ nghĩa cộng sản, và sự chấm dứt về mặt lý thuyết của lịch sử, một thời đại được giả sử là đã đoạn tuyệt thì lại có một lũ đầu trộm đuôi cướp tham nhũng hối lộ tự rút rỉa ưu đãi lẫn nhau có thể ngự trị một quốc gia rất rộng lớn và tản hóa. Không cần che đậy để thấy (TQ), trong ba thập kỷ, một nền kinh tế thứ hai trên thế giới và một vị thế chính trị đối đầu với Hoa Kỳ.
Giải đáp cái bàn đố con rối là nhiệm vụ mà Richard McGregor tự đặt cho chính ông ta trong cuốn sách Đảng: Thế Giới Bí Mật của Lãnh Đạo Cộng Sản của Trung Quốc. Một phóng viên của tờ báo Financial Times làm việc Tại Bắc Kinh 20 năm, McGregor đã sử dụng kinh nghiệm lâu dài của mình và một cách tường trình vững chắc để sản xuất ra một hình ảnh sáng tỏ, chi tiết của những bộ phận chuyển động của một bộ máy chính trị lớn nhất thế giới. Đi sâu vào đấy, McGregor với ý chí vững mạnh đã đến lúc phải vạch trần những con quỉ này. “Hệ thống CS TQ, nhìn nhiều khía cạnh, mục rữa, trả giá đắt, tham nhũng hối lộ và thường thường không hoạt động bình thường được,” ông viết. “Nhưng thế nào đó, nó lại sống lâu hơn, thông minh láu cá hơn, chứng tỏ hữu hiệu hơn hoặc đẩy những người phê phán nó ra ngoài vòng pháp luật, làm những nhà chuyên gia xấu hổ vì những tiên đoán nó sẽ tự tiêu diệt qua nhiều khúc quanh ngã rẽ. Như một bộ máy chính trị tự hoạt động, Đảng thể hiện là một hiện tượng tuyệt vời và nhiều khía cạnh độc đáo.”
Nó (ĐCSTQ) cũng tỏ ra một động thái khó chịu bất an rõ ràng. Một chứng minh gần đây cho thấy Đảng cấm cuốn sách của McGregor vào mùa hè năm nay. Mặc dù cuốn sách không xuất hiện trên danh sách các sách cấm, nó không được bán ở TQ và bất kỳ cố gắng nào mua nó trên mạng đều bị ngăn cản. Trang mạng của Amazon tại TQ trả lời “Trang này không thể được nhìn,” giống như là cho bất kỳ tra hỏi dữ kiện về thảm sát Thiên An Môn hoặc Đa Lai La Ma. Làm như đây là loại sách cho chuyên gia ấn hành ở nước ngoài bằng Anh ngữ và loại sách không thể nào hiểu nổi cho đại đa số công dân TQ. McGregor gọi cái lệnh cấm này “chà đạp một cách thô bỉ, và quá chứng tỏ về sự bí mật mà tôi đã viết.”
Không ai kể cả ông ngạc nhiên cả. ĐCSTQ nắm quyền lực dựa trên một công thức từ kịch bản nguyên thủy của Lenin: hoàn toàn kiểm soát lực lượng nhân viên, tuyên truyền, và quân đội. Tuy nhiên bộ mặt tươi cười của TQ nhìn về những đám đông chen lấn tập trung về Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 và Triển Lãm Thế Giới 2010 tại Thượng Hải mùa hè này, hiện ra những cái tên của những bộ phận thao diễn quyền lức ấy – Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chủ Tịch – tất cả phơi bày ra rằng hệ thống TQ vận chuyển, như là tác giả gọi nó, “trên phần cứng Xô Viết.”
Cái dụng cụ để cai trị là Ban Tổ Chức Trung Ương của Đảng. Một loại con đẻ trực tiếp của cái Orgburo của Lenin năm 1919, nó một cách trung thành rập khuôn hệ thống nonmenklatura (Đảng quyết định người nào vào vị trí nào) của Xô Viết để cho những công việc quí báu cho một số người trung thành với Đảng. Rất ít người nước ngoài biết và kể cả người trong TQ, nó hoạt động tại một cao ốc to lớn không dấu hiệu bên ngoài gần quảng trường Thiên An Môn và số điện thoại không ấn hành. Những quyết định bí mật của nó sẽ cho ai vào vị trí nào không những chỉ trong chính phủ, nhưng cả trong doanh nghiệp, tư pháp tòa án, báo chí, và cả hệ thống đại học chuyên nghiệp. Nó như là, McGregor viết, một cái bộ nằm ở Hoa Thịnh Đốn quyết định cho toàn người đứng đầu các bộ phận chính phủ của Hoa Kỳ, tất cả các thủ hiến tiểu bang, và thủ hiến của tất cả các thành phố lớn; các chánh án của Tòa Phúc Thẩm; các tổng giám đốc của các công ty GE, Exxon Mobil, Walmart, và hàng tá các công ty khác; cả những tổng biên tập của những tờ báo và giám đốc những đài TV; cộng thêm những viện trưởng các đại học Yale và Harvard và những người đầu não của những viện nghiên cứu chiến lược như Brookings và Heritage Foundation.
Bí mật như thế, hệ thống nuông chiều một cách có hệ thống chỉ có thể đưa đến sự tham nhũng vĩ đại sâu rộng. Cán bộ Đảng cai trị lãnh thổ của riêng họ như những cái chợ buôn bán không ra mặt nơi mà những vị trí công việc của chính phủ được mua bán một cách bán chính thức theo hệ thống “trả tiền cho cuộc chơi.” Điều tra riêng của McGregor tìm ra một vụ cán bộ ở Suihua trả 100 ngàn cho ban tổ chức để trở thành bí thư đảng. Một cán bộ khác trả 44 ngàn cho một vị trí bí thư đảng ở vị trí nhỏ hơn, nhưng sự đánh bạc này trong hai năm kiếm được gần 740 ngàn, một cái đầu tư trả lại cả vốn lẫn lời gần 1700 phần trăm.
Tuyên bố tại một phiên họp của bộ phận chống tham nhũng của Đảng năm 2006, Tổng Bí Thư (TBT) Hồ Cẩm Đào lưu ý rằng “Cái bom nổ chậm này đang chôn ở dưới xã hội có thể … đưa đến những loạt nổ mà có thể gây ra khủng hoảng và làm tê liệt sự lãnh đạo.” Nhưng ông ta biết rõ hơn ai hết, hệ thống Đảng cho phép các cán bộ chóp bu quản lý lẫn nhau. Do đó hối lộ bây giờ như chuyện hàng ngày to lớn cỡ nhiều triệu đô la để chỉ được một vị trí lãnh đạo cấp thấp. Tác giả (McGregor) so sánh tham nhũng của ĐCSTQ với “một loại đóng thuế lan tỏa giữa giai cấp lãnh đạo. Trong khía cạnh ấy, nó trở thành loại keo gắn bó hệ thống lại với nhau.”
Trọng tâm của hệ thống là CS, nhưng mà ý tưởng cứng nhắt mà đặt nền tảng cho nó – và dẫn đến sự ngã đổ của chủ nghĩa CS Sô Viết – đã được loại bỏ một cách cẩn thận. Sau cụ thảm sát ở Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình, người mà bắt đầu cải tổ thị trường cho TQ năm 1978, vạch ra một đường lối linh động mới cho Đảng: “Về vấn đề kinh tế, cai trị mềm mỏng; về vấn đề chính trị, cai trị xiết chặt.” Các lãnh đạo Đảng học tập nhanh chóng để nói chuyện hai lề, ca ngợi chủ nghĩa Marx trong những buổi nói chuyện công khai đồng thời trong khi ấy vơ vét thủ lợi doanh nghiệp để leo cao hơn làm giàu hơn.
Kiểu xoa nắn của bàn tay thường thường hữu hiệu với cả người nước ngoài: trong một cuộc viếng thăm Bác Kinh nhiều năm trước, Rupert Murdoch tuyên bố ông ta không gặp một người CS nào ở TQ. Thật ra ông ta có thể tìm thấy không dưới 78 triệu đảng viên mà nhiều người là triệu phú. Về việc lý tưởng của Đảng, Chen Yuan, đảng viên, nhân viên ngân hàng cao cấp, và là con trai của một cựu cán bộ thời Cuộc Viễn Chinh (thời theo Mao), nói thẳng thừng: “Chúng tao là ĐCSTQ, và chúng tao quyết định chủ nghĩa CS nghĩa là gì.”
Nói một cách toàn kiện, họ cố gắng né tránh bị nhòm ngó là người CS. Các lãnh đạo giấu cất các bộ áo kiểu Mao trong tủ ngoại trừ những buổi lễ lớn của Đảng. Khi Hồ Cẩm Đào công du nước ngoài, ông ta mặc quần áo kiểu doanh nhân và chính thức không nói mình là TBT của ĐCSTQ, nhưng mô tả mình đi thăm với tư cách chủ tịch nước TQ. Hành động này che dấu bớt đi cái mác lý tưởng – cộng sản, tôi à ? – và cho ra một bề ngoài giả tạo ông ta là một người được bầu một cách dân chủ thay vì được lựa chọn bởi BCT trong phòng kín. Như một giáo sư ở viện đại học Bắc Kinh giải thích cho McGregor, “Đảng như là Thượng Đế. Người ở mọi nơi. Ông không thể không thấy Người được.”
Để cho chắc, công dân TQ vẫn cảm thấy Đảng mọi nơi, nhưng ít cứng rắn hơn. Mặc dù những thành viên côn đồ của Đảng sẽ mạnh tay với bất cứ người nào hay nhóm nào được xem là thách thức sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, ngày nay nó thích làm theo kiểu dụ giỗ, hợp tác, vuốt ve hơn là ép buộc. Một thí dụ gần đây về thái độ mềm mỏng hơn là Tombstone, một cuốn sách ấn bản 2008 của phóng viên Yang Jisheng bởi nhà xuất bản Xinhua.
Sau nhiều năm gần gũi nghiên cứu, Yang chi tiết ra cả ngàn trang giấy những kinh khủng và chịu đựng của thời Bước Tiến Vĩ Đại của Mao, một đề tài nhậy cảm cho Đảng. Mặc dù không có tiệm sách hay nhà xuất bản nào dám đụng đến sự lên án của sự dã man của ĐCSTQ, cuốn sách được bán ở Hong Kong. Và, thật là kỳ diệu, Yang chưa bị bắt hay bị sách nhiễu. Đảng quyết định là che dấu cuốn sách bằng cách cấm không cho phổ biến tin tức về nó trên báo chí. “Nhà cầm quyền không còn ngu như ngày xưa,” Yang nói. “Nếu việc này xảy ra hồi xưa, tôi đã trở thành một xác chết và gia đình tôi đã bị tiêu diệt.”
Là một phóng viên tài chánh, McGregor đặc biệt mạnh miệng trên cái lối thân thiện úp mở với doanh nghiệp của Đảng. Mặc dù chính phủ đã sa thải 50 triệu nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước trong cải cách kinh tế, ông ta (McGregor) báo cho những nhà quan sát Tây phương biết đừng nhầm lẫn chuyện này với tư hữu hóa thị trường – Đảng lãnh đạo hoàn toàn doanh nghiệp nhà nước. “Những con súc vật doanh nghiệp mà xuất hiện từ sự sinh sản đau đớn lâu dài thành cái Tổng Công Ty tên là TQ là một loài thú dữ mới lạ,” ông ta viết, “cả hai loài thương mại và CS.”
Về một mặt, nhà nước vẫn làm chủ hoặc 100 phần trăm hoặc chủ chiếm đa số cổ phần những doanh nghiệp từ dầu hỏa, chóa chất dầu hỏa, khai thác quặng mỏ, và ngân hàng đến vễn thông, sắt thép, điện, và hàng không. Về mặt khác, tất cả các người đứng đầu của những doanh nghiệp lớn là đảng viên và răm rắp nghe lời khi Bắc Kinh ra lệnh – như khi chính phủ ra lệnh ngân hàng xả tín dụng ra thị trường, thường thường đi ngược lại sự phán đoán của họ để đối đầu với tình trạng tài chánh khủng hoảng hiện tại. Trên bàn làm việc của khoảng 50 người, có cái quan trọng nhất để trên bàn là cái “máy đỏ,” một loại điện thoại ẩn số đặc biệt kết nối những lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, chính phủ và doanh nghiệp.
Tổng biên tập báo và tổng giám đốc đài TV cũng thường nhận những cú gọi, ngay cả họ không có “máy đỏ” trên bàn. Nó từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương cho chỉ thị tuyên truyền cho ngày. Một lần nữa, Đảng xử dụng bàn tay mềm, tin tưởng vào báo chí “tự trật tự.” Nhà báo TQ không cần phải được bảo phải viết bài như thế nào, một tổng biên tập nói với McGregor. “Có một cái vạch đỏ trong đầu của họ.”
Dân chúng Hoa Kỳ sớm sẽ nhận được thêm về quan điểm của Đảng về thời sự khi Ban Tuyên Giáo chuẩn bị những trạm báo chí ở hải ngoại. Cơ quan Xinhua gần đây tuyên bố những kế hoạch mở trạm thông tin ngay tại Times Square ở New York, với Reuters, News Corp., và New York Times là những trạm láng giềng. Nó sẽ cung cấp tin tức cập nhập định hướng theo TQ đưa vào đài CNC World, đài liên tục 24 giờ của cơ quan. Đây là một phần của quyết định của Đảng tiêu hàng tỷ đô la để tạo ra một đế quốc thông tin toàn cầu đối đầu với những thứ mà Đảng xem là thiên vị sai lạc khi đưa tin tức về TQ.
Sau khi cấm cuốn sách này, Đảng thật sự rõ ràng qui định bản nghiên cứu của McGregor là thông tin thiên vị lệch lạc. Tất cả mọi lý do để mua cuốn sách, là để khám phá ra rằng những gì Đảng không muốn chúng ta biết làm thế nào Đảng thật sự điều hành quốc gia và làm thế nào cái chủ nghĩa tư bản của Lenin hoạt động. Cuốn sách nên được đọc như là một mũi thuốc trừ độc cho cái làn sóng kỷ niệm 90 năm của Đảng sang năm. Đảng đã chuẩn bị hàng ngàn nhà nghiên cứu đưa ra những hàng rào chắn tuyên truyền về lịch sử Đảng từ lúc được thành lập năm 1921. Thế giới sắp được nghe hơn là họ muốn về làm thế nào Đảng “một cách thành công đã đoàn kết và dẫn dắt nhân dân TQ thành đạt những kỳ diệu,” như phó chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Tận Cập Bình gần đây tuyên bố.
Chừng nào Đảng bị đào thải? Cái đó chắc chắn sẽ xảy ra, có lẽ đẫm máu, cái ngày mà nhân dân TQ quyết định làm giàu không chỉ là lẽ sống, nếu họ không có cái quyền sống tự do dưới một chính phủ dân chủ do họ thật sự bầu ra. Họ đã đi đến đó phần nào, sau khi mất niềm tin vào cộng sản. Như một giáo sư tại Đại Học Tsinghua ở Bắc Kinh nói với McGregor, “Lãnh đạo Đảng nhận thức rằng họ không còn những lý luận ưu trương để nắm quốc gia nữa. Lý luận duy nhất chia sẻ giữa chính phủ và dân chúng là tôn thờ tiền bạc.”.
Nguồn Anh ngữ: Party Animals