|
Sau vụ 4 đứa trẻ chết đuối dưới ao công trình, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các quận huyện đề nghị rà soát tất cả công trình xây dựng trên địa bàn, yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công phải rào chắn, làm biển cảnh báo, đảm bảo an toàn cho người dân. |
|
Tuy nhiên, trên một số tuyến đường và một số công trình đang thi công tại thủ đô còn xuất hiện nhiều hố ga không che chắn hoặc có thì cũng rất thô sơ. Đơn cử đường Kim Giang, quận Thanh Xuân, đoạn gần cầu Khương Đình, hiện đơn vị thi công không đậy nắp và che chắn hoặc cắm biển cảnh báo xung quanh hố ga và những rãnh sâu trước cửa nhà dân. |
|
Những rãnh nước sâu không có biển cảnh báo. |
|
Nhiều người dân muốn đi qua những cái hố này phải bắc cầu. |
|
Cũng trên đường này, chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch dài tới gần chục km có tới hàng chục hố ga như thế này, cũng không có rào chắn hoặc có thì chỉ là những sợi dây mỏng thô sơ. |
|
Miệng hố nằm án ngữ giữa đường, không che chắn. |
|
Hố nước được đơn vị thi công đào lên, sau khi lắp đặt ống không san lấp khiến trời mưa đọng lại thành hố nước sâu sát mép đường. |
|
Đoạn đường Kim Giang gần nhà máy sơn Đại Bàng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, có tới 5-6 hố ga nằm khắp nơi, không nắp đậy, không rào chắn. |
|
Theo người dân sống tại khu vực đường Kim Giang, đơn vị thi công ở đây làm "chậm như rùa", có những cái hố đào lên rồi bỏ đó cả tháng, hay đường thoát nước trước cửa nhà khi thi công xong cũng không đậy nắp lại. |
|
Đường 32 đoạn gần ĐH Công nghiệp HN cũng xuất hiện nhiều hố rộng và sâu. |
|
Có đoạn đơn vị thi công xong không che đậy nắp hố ga, để trơ ra miệng hố sâu hoắm trước cửa nhà người dân, khiến nhiều hộ gia đình phải bắc cầu vào nhà hàng tháng trời. |