THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 July 2011

Thanh Hóa - Nghệ An: Tâm bão số 3 tối nay


30/07/2011 20:09:12

 - Theo dự báo của TTKTTV, chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. 

Tại Thanh Hóa: Dọc bờ biển địa phận xã Hải Thanh, Tĩnh Gia - Thanh Hóa, các ngư dân và những hộgia đình sống sát biển đang gấp gáp chuẩn bị chống chọi với cơn bão.

Theo ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, đến 16h chiều ngày 30/7, toàn tỉnh đã di dời được 20.181 nhân khẩu ở các điểm xung yếu cần di dời ở 6 huyện, thị xã ven biển đến nơi an toàn.

x
Người dân thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chằng chống nhà cửa phòng chống cơn bão số 3 vào chiều 30/7. Ảnh: Tuổi Trẻ

 

Các cửa nằm ở khoảng trống đều được chằng cột. Ảnh: Dân Trí
Các cửa nằm ở khoảng trống đều được chằng cột. Ảnh chụp tại xã Hải Thanh, huyện Tình Gia, Thanh Hóa: Dân Trí
            Các công nhân của cây xăng Thanh Đình đang gấp rút gia cố cho các thiết bị. Ảnh: Dân Trí
Các công nhân của cây xăng Thanh Đình (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia) đang gấp rút gia cố cho các thiết bị. Ảnh: Dân Trí

 

Nghệ An: Di dời các hộ gia đình ở chung cư cũ

Theo báo cáo nhanh từ ban chỉ đạo PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An cho biết, tính đến 16h ngày 30/7 gần 18.000 dân thuộc 5 huyện, thành phố, thị xã đã được di dời đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở nông nghiệp, phát triển và nông thôn tỉnh cho biết, những hộ dân nào không chịu di dời thì ngành chức năng sẽ cưỡng chế. Đặc biệt, để phòng cơn bão số 3, tại thành phố Vinh, nơi có nhiều nhà chung cư đã cũ nên tỉnh cũng đã yêu cầu di dời gần 200 hộ dân.

Các huyện khác như Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu cũng đã nhanh chóng hoàn thành việc lên phương án khi cơn bão số 3 đến.

 

Ông
Ông Cao Đức Phát Bộ trưởng Bộ nông nghiệp (đứng giữa) chỉ đạo tại Nghệ An. Ảnh: Trọng Đức
Người dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chằng chống lại nhà tránh bão giật đổ
Người dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chằng chống lại nhà tránh bão giật đổ.Ảnh: Tuổi Trẻ
x
Ngư dân Nghệ An đang cố gắng neo đậu an toàn. Ảnh: Trọng Đức
 

Do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn Nghệ An từ 19h ngày 29/7 đã có mưa gió nhẹ, lượng mưa đo được từ khoảng 20-100 mm. trong đó TP Vinh cao nhất 95 mm, Nam Đàn 84 mm, Yên Thượng (Thanh Chương) 78 mm.

 
Tính đến 16h chiều ngày 30/7 Nghệ An có 4.367 tàu thuyền với 22.419 lao động trực tiếp đánh hải sản vào bờ neo đậu tại các bến anh toàn. Ngoài ra có 62 phương tiện với 293 lao động các địa phương khác vào tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Hà Tĩnh: Lốc xoáy giật tung 30 nóc nhà. Người dân vẫn chủ quan

Theo bản tin Thời sự 19h trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, hôm nay, tại huyện miền núi Vũ Quang đã xuất hiện lốc xoáy giật tung 30 nóc nhà.

Ghi nhận của PV, đến chiều tối 30/7, trên địa bàn huyện Lộc Hà có mưa to và gió nhưng người dân vẫn chủ quan trong việc phòng chống. Trên bãi biển xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, nhiều hàng quán vẫn hoạt động bình thường. Một số người dân ở đây cho biết, bão chưa vào nên cố bám trụ.
 
Mặc dù bão sắp đổ bộ vào nhưng người dân ở khu vực bãi biển xã Thạch Bằng vẫn chưa được di dời. Ảnh: VNN
Mặc dù bão sắp đổ bộ vào nhưng người dân ở khu vực bãi biển xã Thạch Bằng vẫn chưa được di dời. Ảnh: VNN
 

Ông Phan Văn Nhàn, Phó chủ tịch huyện, Phó ban thường trực Ban chỉ huy PCLB huyện Lộc Hà cho biết: Hiện tại tất các phương án di dời đã sẵn sàng, tại xã Thịnh Lộc đã di dời 50 hộ, Thạch Kim di dời 63 hộ, tại Hộ Độ một số người già, trẻ con, phụ nữ người có thai cũng được di dời đến nơi an toàn.

Việc một số người dân chưa chịu di dời là nước chưa lớn, gió đang còn nhỏ nên người dân chủ quan ở lại nhưng ban chỉ đạo rất kiên quyết để đảm bảo an toàn cho người dân nên sau họ chấp hành hết. Hiện huyện đã huy động đầy đủ lực lượng và khi cần thiết sẽ di dời nhanh chóng.

Ngoài ra, tại cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà), đến 11h trưa, đã có 631 tàu thuyền tránh bão, trong đó có 52 tàu ngoại tỉnh. Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn và tổ chức chằng chống neo đậu đang được tiếp tục triển khai.

Ông Nguyễn Hiền Lương, Chủ tịch UBND huyện thông tin: 15h30 ngày 30/7, huyện phát lệnh di dời 150 hộ dân ở xã Xuân Hội. Còn tại xã Xuân Giang 2 có nguy cơ xảy ra lũ, cũng đang được theo dõi để lên phương án đối phó. 

Hải Phòng: Sóng cao hàng chục mét

Dù không phải nơi bão đổ bộ nhưng biển Hải Phòng đang có sóng rất mạnh. Tại Đồ Sơn, những cột sóng cao hàng chục mét đánh mạnh vào bờ kè tuyến đường ven biển. Các con đường xung quanh bị ngập nặng.

 

s
Sóng đánh mạnh vào bờ kè con đường ven biển Đồ Sơn. Ảnh: VnExpress

 


Thái Bình: Đưa nười dân sống ngoài đê vào nơi an toàn

Theo dự báo, Thái Bình có hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy phải hứng chịu thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra. Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo PCLB tỉnh Thái Bình đã khẩn trương chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh nhanh chóng triển khai các phương án đối phó.

 

x
Nhiều tàu thuyền đã vào bờ trú ẩn. Ảnh: Chi Bảo
 

Đến 15h ngày 29/7, huyện Thái Thụy có 431 phương tiện tàu thuyền và 1.494 lao động đánh bắt thủy hải sản trên biển, toàn bộ số tàu thuyền đã liên lạc được với các đồn biên phòng và đang trở về nơi neo đậu. Đến nay, đã có gần 300 phương tiện vào bờ trú ẩn an toàn. Huyện Thái Thụy đã tổ chức rà soát danh sách 826 hộ và trên 1.200 lao động nuôi trồng thủy hải sản, 1.584 hộ với trên 6.400 nhân khẩu đang sinh sống ngoài đê chính vào nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật tư tập kết, tại các điểm đê, kè, cống xung yếu, vận hành thử các máy bơm tiêu úng, sẵn sàng với các tình huống có thể xảy ra. 

Tại Cửa Lân của huyện Tiền Hải, hiện có 25 tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cùng thuyền của ngư dân Tiền Hải cũng đã được gọi vào neo đậu an toàn. Trên 420 chủ đầm tôm và ngao ở ven biển huyện Tiền Hải hiện nay đã chủ động vào bờ tránh bão.

Các đơn vị biên phòng Đồn 72 Cửa Lân (huyện Tiền Hải), Đồn 68 Thái Đô và Đồn 64 cảng cửa khẩu Diêm Điền (huyện Thái Thụy), Hải đội 2 ứng trực 100% quân số, sẵn sàng cơ động giúp dân phòng chống bão.
x
Tất bật tháo dỡ tránh bão. Ảnh: Chi Bảo
Nhiều cây xăng cũng được chằng chống cẩn thận. Ảnh: Chi Bảo
Nhiều cây xăng cũng được chằng chống cẩn thận. Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
 
Tại thành phố Thái Bình, UBND phường Quang Trung đã huy động 100% cán bộ cơ sở phối hợp với các lực lượng; bộ đội, công an, y tế, chi nhánh điện… để lên phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu tập thể ở tổ 39, 40 sang các khu nhà kiến cố an toàn.

Sở NN&PTNT Thái Bình cũng triển khai nhiều phương án bảo vệ công trình đê, kè, cống xung yếu, các công trình đang thi công… để kịp thời ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra.

Vào lúc 14h ngày 30/7, Thái Bình đã có gió giật mạnh cấp 8,9 và mưa rào nhẹ, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Bình đều nghỉ làm việc để khắc phục bão số 3.
 
Do ảnh hưởng của bão số 3, tại trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 15m/s (cấp 6), giật 22m/s (cấp 9); Thái Bình 12m/s (cấp 6), giật cấp 8.

Hồi 16h ngày 30/7, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy, chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04h ngày 31/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Trung Lào.

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ đêm nay (30/7) còn có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
 

Đ.T (tổng hợp) - Trọng Đức - Chấn Phong - Chi Bảo