THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2013

Khi Nga 'trở lại' Cam Ranh



Thứ ba, 2013-12-10 02:37:12 - Nguồn: XaLo.vn

Một trung tâm nghỉ dưỡng 5 sao ở gần sây bay Cam Ranh, Vietsopetro tham gia góp xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng tàu ở khu vực phi quân sự của cảng này...


VietNamNet tiếp tục giới thiệu những sự kiện đối ngoại quốc phòng nổi bật năm 2013:

Nga "trở lại" Cam Ranh

Nga chính thức trở lại Cam Ranh với đề xuất xây dựng một trung tâm nghỉ dưỡng 5 sao ở gần sây bay Cam Ranh với 100% vốn đầu tư.

Nga dành cho Việt Nam quyền quản lý, điều hành và dự kiến gửi một số người tham gia cùng quản lý khi dự án đưa vào sử dụng. Công trình này sẽ chuyên phục vụ các quân nhân.

Trong khi đó, Vietsopetro sẽ tham gia góp vốn (trong dự án do tổng công ty Tân Cảng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam chủ trì, liên doanh với tập đoàn Dầu khí Việt Nam) để xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng tàu ở khu vực phi quân sự của cảng Cam Ranh.

"Từng đóng quân ở đây nên LB Nga hiểu rõ vị trí chiến lược của cảng Cam Ranh. Đây là một vùng nước sâu, kín gió, rộng lớn, rất gần đường hàng hải quốc tế, nên tàu bè ra vào tránh trú báo, nghỉ ngơi, làm dịch vụ hậu cần rất tốt.
Cam Ranh, Nga, hải quân, quốc phòng, Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã bàn về dự án xây trung tâm nghỉ dưỡng 5 sao

Quan điểm của Việt Nam là không liên minh, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự. Song với tiềm năng của Cam Ranh, ngày nay, nếu chỉ dành cho sử dụng mục đích quân sự thì rất lãng phí.

Theo đó, Cam Ranh đã được quy hoạch thành 3 khu vực: khu vực quân sự, khu vực để làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu bè dân sự, nước ngoài và khu vực hoàn toàn dân sự (Ba Ngòi).

Phía Nga hoan nghênh nếu được phía Việt Nam cho phép các tàu của hải quân Nga được vào làm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật ở vịnh Cam Ranh, rất thuận lợi sau chuyến đi đường dài. Quan điểm của ta là cho phép tất cả tàu các nước, không chỉ riêng Nga ghé cảng làm dịch vụ hậu cần" - theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các dàn khoan, các dịch vụ của dầu khí này phục vụ dịch vụ cho các tàu của bất kỳ nước nào.

"Nó không ảnh hưởng tới khu vực cảng quân sự, nơi chỉ là căn cứ của hải quân Việt Nam" - theo Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đối thoại chiến lược quốc phòng

Đối thoại quốc phòng ở nhiều cấp, trong đó có đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng thường niên giữa Việt Nam trong năm qua đã được tiếp tục đẩy mạnh.
Cam Ranh, Nga, hải quân, quốc phòng, Biển Đông
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt - Mỹ lần 4 tại Washington

Việt Nam đã tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4 với Trung Quốc, lần thứ hai với Hàn Quốc, Nhật Bản, lần thứ 8 với Ấn Độ.

Trong năm qua, với Mỹ, Việt Nam đã tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 4, đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng lần thứ 6. Australia cũng là đối tác Việt Nam tiến hành đối thoại quốc phòng song phương...

Đối thoại quốc phòng được xem là cơ chế tạo điều kiện để trao đổi những vấn đề về chiến lược, tăng cường hợp tác, giải quyết bất đồng, làm cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước hợp tác ngày càng chủ động, tin cậy hơn.

Hiện đại hóa quân đội

Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, nhất là những vùng xung yếu, với nguồn kinh phí trong khả năng hiện có, đến nay, Việt Nam đã đầu tư có trọng điểm vào các quân binh chủng, nhất là hiện đại hóa hải quân.

Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận mua sản phẩm quốc phòng hiện đại với nhiều nước.

Các loại vũ khí mới đã dần dần được trang bị cho quân đội như: tàu ngầm Kilo, tàu Molniya mang tên lửa Uran E, tên lửa phòng không S-300PMU1, máy bay Su-30MK2, Su-34 của Nga; hệ thống tên lửa phòng không VL MICA, tên lửa hành trình chống tàu cận âm Exocet MM40 của Pháp; tên lửa Extra của Israel.
Cam Ranh, Nga, hải quân, quốc phòng, Biển Đông
Tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Việt Nam được dùng trong chuyến tuần tra liên hợp lần thứ 15 với Trung Quốc hồi tháng 6

Hay khu trục hạm tàng hình P28, tên lửa đường đạn chiến thuật Pragati của Ấn Độ; tàu tuần tiễu thế hệ mới của Nhật Bản; Su-22UM3, hệ thống công nghệ cao phát hiện máy bay VERA của CH Czech.

Việt-Trung: nhìn từ đối thoại quốc phòng 

Nhất trí về việc phải tạo dựng niềm tin lẫn nhau, Việt Nam và Trung Quốc thấy rằng "không có lòng tin chính trị thì không thể hợp tác phát triển, cũng không thể giải quyết bất đồng".

Cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Trung - một kênh tiếp cận song phương cho phép trao đổi những vấn đề về chiến lược, tăng cường hợp tác, giải quyết bất đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương phát triển tích cực.
Cam Ranh, Nga, hải quân, quốc phòng, Biển Đông
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Trung lần thứ 4 tại Bắc Kinh

Có 4 nguyên tắc được hai bên nhất trí. Đó là thiết lập lòng tin chiến lược giữa Bộ Quốc phòng hai nước, tạo cơ sở cho những bước tiếp theo; lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước có những suy nghĩ rộng mở, có niềm tin vào nhau; nhìn thẳng vào những tranh chấp, những điều còn tồn tại để cùng nhau giải quyết; nghiên cứu về những điều còn tồn tại, chuyển đổi từ mâu thuẫn sang hướng có thể giải quyết được, trên cơ sở trao đổi chân thành giữa quốc gia với quốc gia, giữa hai quân đội.

Đối thoại lần thứ 4 năm nay, hai bên đã ký thỏa thuận xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa Bộ Quốc phòng.

Biển Đông là một trong những mảng đối thoại quan trọng. Quân đội hai nước cam kết tăng cường tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông, giữ nguyên hiện trạng, giảm sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tiến tới ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước


Linh Thư - Nguyễn Nhâm