THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2013

LOẠI BỎ 1.000 HÃNG QUỐC DOANH "ĂN HẠI" ?!

HÀ NỘI (NV) .- Sau khi tìm đủ cách đưa bằng được “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vào hiến pháp mới, CSVN vừa tuyên bố, “từ nay đến 2020 sẽ loại bỏ khoảng 1,000 doanh nghiệp nhà nước”.

Tàu Speedy Falcon của Mông Cổ được Vinalines mua lại với giá 70 tỷ rồi vứt ở Quảng Ninh vì quá cũ, không dùng được. Đây chỉ là một trong nhiều kiểu vứt tiền của các công ty quốc doanh CSVN. (Hình: Tiền Phong)

Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam diễn ra hồi cuối tuần qua, Phó thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải, đã cả quyết như thế. Lộ trình giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là giảm xuống còn 600 vào năm 2015 và đến 2020 sẽ chỉ giữ lại 300 DNNN.

Trong tất cả các kỳ họp cấp viện hàng năm, các định chế tài trợ quốc tế luôn luôn thúc hối chế độ Hà Nội cải tổ toàn diện hoặc xóa bỏ hệ thống quốc doanh mà hầu hết đều “lãi giả lỗ thật”, chỉ tạo cơ hội cho đám quan chức tham nhũng rúc rỉa.

Hiện nay, các DNNN tại Việt Nam được chia thành hai nhóm: nhóm các DNNN mà 100% vốn là của nhà nước và nhóm các doanh nghiệp mà nhà nước có trên 50% tổng số cổ phần. Những ngày sắp tới, các DNNN tại Việt Nam sẽ được chia thành bốn nhóm, dựa trên tỷ lệ vốn mà nhà nước nắm giữ: 100%, trên 75%, 65% và hơn 50%.

Theo sự loan báo, chế độ Hà Nội sẽ không còn nắm giữ 100% vốn trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, lương thực, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, quản lý bảo trì sân bay, bảo trì đường bộ.
Đồng thời sẽ rút phần lớn vốn ra khỏi các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, vận tải đường biển, đường sắt, hàng không, tài chính, tín dụng…

Chế độ Hà Nội còn dự định rút toàn bộ vốn ra khỏi những doanh nghiệp sản xuất phim, sản xuất gang thép có công suất trên 500,000 tấn/năm, sản xuất xi măng lò quay có công suất thiết kế trên 1.5 triệu tấn/năm…
Tuy đây là thay đổi đáng kể song một số chuyên gia kinh tế vẫn chưa cảm thấy yên tâm. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng, nhà cầm quyền cần cho biết thêm là vị thế của DNNN độc quyền có thay đổi hay không, vì các doanh nghiệp này đang “báo hại nền kinh tế”. 

Ông Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, muốn giảm nhanh số lượng DNNN như lộ trình đã đề ra, nhà cầm quyền phải có giải pháp tháo gỡ những bế tắc trong kế hoạch cổ phần hóa, vì thực tế cho thấy, từ kế hoạch đến kết quả là một chặng đường nhiều chông gai.

Hồi hạ tuần tháng 11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội từng nhận định, hoạt động kém hiệu quả của DNNN là một trong những nguyên nhân chính khiến suy thoái kinh tế kéo dài. Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, ủy ban này cho biết, tuy nắm giữ nhiều nguồn lực nhất song hiệu quả sử dụng tài sản của DNNN kém xa các khu vực kinh tế khác. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ cần 1,2 đồng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,5 đồng. Hai nguyên nhân chính khiến DNNN hoạt động kém hiệu quả là quy mô quá lớn, trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.

Đinh Tuấn Minh, một chuyên gia kinh tế, cho rằng lộ trình xóa bỏ 1,000 doanh nghiệp nhà nước trong 7 năm tới là cần thiết nhưng để tránh thu hẹp một cách hình thức, cần đưa ra mục tiêu cụ thể về giảm tỉ trọng đóng góp của DNNN vào nền kinh tế, chỉ nên ở mức 15%-17% vào năm 2015 và xuống khoảng 10% vào năm 2020 như hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ông Minh nhấn mạnh, giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước là giải pháp tốt nhưng phải giảm được quy mô của khu vực này. Nếu giảm số lượng theo hướng sáp nhập các DNNN  vào với nhau thì sẽ lại đi vào vết xe đổ là thành lập ra các siêu tổng công ty, siêu tập đoàn mà việc giám sát không thể theo kịp.

Tổng số nợ xấu và nợ cần cơ cấu lại của hệ thống DNNN tại Việt Nam hiện là 73,000 tỷ đồng, tương đương 3.4 tỷ đô la. Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, nhóm sọa thảo báo cáo này kêu gọi nên cổ phần hóa toàn bộ DNNN và để cho tư nhân tham gia tất cả các lĩnh vực.