THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 July 2013

Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa

(TNO) Các du khách Trung Quốc tham gia chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ với những hành động phá hoại môi trường cũng như ăn các loại động vật quý hiếm tại đây.

Một du khách tham gia chuyến du lịch mới đây tại Hoàng Sa đã đăng tải trên mạng các bức hình chụp cảnh một nhóm người Trung Quốc vơ vét các loại động vật biển quí hiếm, làm dấy lên lo ngại về hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam.
Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa
 Du khách Trung Quốc lặn bắt sinh vật biển ở Hoàng Sa - Ảnh: cmfish.com
Nhóm du khách này khoe khoang họ đã tham gia lặn biển, đánh bắt và ăn các sinh vật biển, kể cả loại trai tai tượng vốn được bảo vệ bởi Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Tác giả bài viết trên một diễn đàn của Trung Quốc còn ngang nhiên khoe dưới một bức hình chụp con trai tai tượng: “Trai tai tượng ăn sống là ngon nhất, chúng rất tuyệt khi ăn với mù tạc và nước tương”.
Những bức hình khác chụp cảnh các du khách chất những con sao biển, nhím biển trên thuyền và sờ tay vào các sinh vật biển trong lúc lặn. Các động vật biển đó rốt cuộc đã trở thành “mồi nhậu” của các du khách này.
 Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa
 Một du khách với các "chiến lợi phẩm" vơ vét ở Hoàng Sa - Ảnh: cmfish.com
Trung Quốc vốn mở các chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 4 năm nay. Theo tác giả bài viết, chi phí cho mỗi suất du lịch bảy ngày đến Hoàng Sa có giá 8.500 nhân dân tệ (1.380 USD).
Những hành động thiếu ý thức của nhóm du khách trên đã khiến các cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau khi bài viết lan truyền trên mạng hôm 26.7, theo AFP.
“Ngưng ngay cái gọi là phát triển du lịch trước khi quần đảo Paracel (quần đảo Hoàng Sa - NV) bị hủy diệt”, một người viết trên trang Sina Weibo.
Theo tờ South China Morning Post, nhiều người khác đã tuyên bố du lịch là một ý tưởng tồi cho Hoàng Sa.
Vào tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, với phạm vi quản lý bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Việt Nam và quốc tế.
Sơn Duân

VIDEO - Phỏng vấn những cô gái Việt Nam sẳn sàng khỏa thân cho trai Hàn tuyển vợ

Nhiều cô gái quá lầm tưởng về một cuộc sống xa hoa nên đã dấn thân vào con đường đầy may rủi. Hàng lọat vụ đột tử của cô dâu Việt tại Hàn Quốc mà báo chí đã lên án không làm chùn chân các cô gái nghèo ôm giấc mơ xuất ngoại với giấc mơ đổi đời.

Phỏng vấn những cô gái Việt Nam sẳn sàng khỏa thân cho trai Hàn tuyển vợ
Interviews with Vietnamese girls ready for nude for Korean male choosing


Xem thêm:

thumbnail Xem video clip gái Việt trần truồng cho trai Hàn quốc tuyển vợ
Bàng hoàng với clip tuyển vợ trần truồng của trai Hàn Cư dân mạng đang bàng hoàng về một video ghi lại cảnh hàng chục cô gái đang e thẹn "trình diễn" cho những người... tuyển vợ "xem mặt".











Phỏng vấn những cô gái sẳn sàng khỏa thân cho trai Hàn tuyển vợ

16.000 quân, 11 đội tàu chiến TQ sắp đến Biển Đông

(Quốc phòng) - Báo chí Trung Quốc ngày 23/07/2013 tiết lộ, một lực lượng tuần duyên mới gồm 11 đội tàu và trên 16.000 quân được trang bị rất hùng hậu vừa được đưa vào hoạt động.

(Quốc phòng) - Báo chí Trung Quốc ngày 23/07/2013 tiết lộ, một lực lượng tuần duyên mới gồm 11 đội tàu và trên 16.000 quân được trang bị rất hùng hậu vừa được đưa vào hoạt động.

Trung Quốc sắp đưa 16.000 quân và 11 đội tàu chiến đến các vùng biển tranh chấp thực thi nhiệm vụ

Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực để yêu sách chủ quyền với các nước láng giềng.
Lực lượng tuần duyên mới của Trung Quốc tập hợp lực lượng hải giám – đơn vị tuần duyên hiện nay trực thuộc Bộ Công an, cùng với ngư chính và hải tuần chuyên chống buôn lậu trên biển. Tờ Global Times trích lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông Trung Quốc nói rằng “các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ hơn “.
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ “nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc”.
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển. Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.

Tờ Global Times trích lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông Trung Quốc nói rằng “các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ hơn “.

Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.

Trung Quốc sẽ làm căng và sử dụng vũ lực với tranh chấp biển Đông

Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ “thường xuyên hơn và dữ dội hơn". Ông nhận định: “Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao".
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông?

UBND tỉnh Thanh Hóa đặt cặp ngà voi ở trụ sở để... trang trí!

(NLĐO)- UBND tỉnh Thanh Hóa đặt một cặp ngà voi trong phòng khách ở trụ sở để “trang trí cho đẹp” từ nhiều năm nay. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của cặp ngà voi thì vị Phó chủ tịch UBND tỉnh nói “không quan tâm”.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi lễ trao bằng khen cho Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 Nguyễn Thị Ngọc Anh (quê ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
 
Ông Vương Văn Việt trao bằng khen cho hoa hậu Ngọc Anh. Ảnh BTC cung cấp cho báo chí
 
Điều đặc biệt là ở trong một bức ảnh chụp ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trao bằng khen và quà tặng cho hoa hậu Ngọc Anh dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện một cặp ngà voi rất lớn và đẹp ở phía sau. Điều này làm dấy lên dư luận về việc UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu cặp ngà voi này.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều ngày 26-7, ông Vương Văn Việt cho biết buổi lễ được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 16-7 vừa qua. “Cặp ngà voi này đã xuất hiện ở phòng khánh tiết (phòng tiếp đón khách) của UBND tỉnh Thanh Hóa từ lâu lắm rồi, năm 1998 tôi đã thấy có ở đây” - ông Việt nói.
 
Cũng theo vị phó chủ tịch tỉnh này, đây chỉ là vật trang trí cho đẹp. Ông Việt nói việc treo ngà voi trong trụ sở UBND tỉnh để trang trí là hết sức bình thường và ông đã gặp khá nhiều tại trụ sở UBND một số tỉnh dọc miền Trung cũng như khu vực Tây Nguyên.
 
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xác minh xem xuất xứ ngà voi có từ đâu và đây là ngà voi thật hay giả thì ông Việt nói “không quan tâm” tới việc này.
 
Trong khi đó, theo bà Dương Việt Hồng, Đại diện truyền thông Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (WCS), ngà voi thuộc nhóm 1B, theo công ước quốc tế cũng như quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện hành đều cấm buôn bán và sử dụng vào mục đích cá nhân.
 
Ngà voi chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và được kiểm soát chặt chẽ về mặt nguồn gốc. Hiện nay ở Việt Nam xung đột giữa voi và con người nhiều hơn là việc săn bắn để lấy ngà. Số lượng voi hoang dã đã chết khá nhiều trong thời gian trước đây.
 
“Gần đây quốc tế đã lên án Việt Nam rất nhiều trong việc chưa xử lý nghiêm đối với việc buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê giác, ngà voi. Nếu vẫn không có thay đổi thì chúng ta có thể đối mặt với việc bị cấm vận trong lĩnh vực này” - bà Hồng nói.
 
Vị đại diện truyền thông WCS tại Việt Nam này cũng cho biết thêm trước đây cũng đã xuất hiện cơ quan trung ương treo ngà voi trong trụ sở làm việc. Sau đó, khi dư luận lên tiếng phản ánh thì đã chủ động rút đi. Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành thì việc này chưa được rà soát và không thể biết ở những đâu có việc treo ngà voi trong nơi làm việc.
 
“Việc sử dụng ngà voi làm vật trang trí ở cơ quan công quyền sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi lẽ ra những nơi đó phải làm gương cho người dân thực hiện” - bà Hồng nói.
 
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam, cho biết ngà voi có thể được sử dụng trưng bày để phục vụ mục đích phi thương mại nhưng không được phép mua bán, trao đổi.
 
Theo ông Tùng, ở Việt Nam có tình trạng ngà voi có nguồn gốc từ xưa để lại. Năm 1994, Việt Nam gia nhập CITES, chính vì thế phải lấy năm này để xác định về tính hợp pháp của ngà voi. Sắp tới CITES Việt Nam sẽ xây dựng quy định để bắt buộc các đơn vị đang sở hữu ngà voi phải tiến hành khai báo, kiểm kê.
 
Thế Kha

Tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành gãy một chân

(NLĐO)-Khoảng 11 giờ ngày 27-7, nhiều người đang chụp ảnh tại khu vực vòng xoay trước chợ Bến Thành, quận 1, TP HCM một phen hoảng hồn khi chứng kiến một khối đất lẫn bê tông của tượng đài bị rơi xuống.

Tại hiện trường, đất đá nằm ngổn ngang khu vực dưới tượng đài, phần chân phải tượng Trần Nguyên Hãn bị rơi xuống đất. Tượng đài được xây bằng gạch rồi đắp xi măng bên ngoài, nhiều lõi sắt bị gỉ  lòi ra ngoài, trong đó có cả những sợi thép nhỏ ràng buộc phần chân.
 
Phần chân của tượng Trần Nguyên Hãn bị rớt xuống đất và lòi sắt ra bên ngoài.
Đất đá rơi vương vãi.

Theo người dân, do tượng đài được xây dựng từ lâu, chịu tác động của nắng mưa nên lâu ngày bị xuống cấp, dẫn đến bị gãy. 

Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, lớp đất đá vẫn chưa được dọn dẹp, nhiều người vẫn tiếp tục chụp ảnh mà không lo lắng đến nguy hiểm vẫn rình rập trên đầu.
Tượng đài bị mất một chân
Nhiều người vẫn vô tư chụp ảnh

 
Tin - ảnh: S.Đông

Nặng tiền bồi dưỡng khi đi đẻ ở bệnh viện lớn

Phong bì 2-3 triệu cho kíp đỡ đẻ, sẵn sàng tiền lẻ để "giúi" cho y tá chăm sóc mẹ và bé..., đó là "công thức" chung mà các gia đình rỉ tai nhau khi đưa người thân đi sinh tại các bệnh viện sản lớn.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), khảo sát khoảng 10 người nhà sản phụ, hầu hết đều cho biết họ có gửi tiền bác sĩ sau khi người thân sinh xong, và đưa tiền cho nhân viên y tế khi làm vệ sinh cho mẹ hay tắm bé.

Bà Nguyễn Thị Tuyết (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, con dâu sinh sáng 26/7. Khi sản phụ còn đang nằm khâu trong phòng, bà đã được một nhân viên y tế gọi vào hỏi quê quán, nghề nghiệp rồi nhắc khéo "vào bồi dưỡng cho bác sĩ vừa đỡ cho con đi".

"Tôi ở quê, làm ruộng nên cũng không biết nhiều, liền rút 200 nghìn đồng ra gọi là cảm ơn bác sĩ, nhưng chị ấy bảo ít, nên tôi đưa thêm 100 nghìn", bà Tuyết kể. 

Khi được hỏi bà có nhìn thấy những khẩu hiệu như Nghiêm cấm nhân viên bệnh viện nhận tiền của bệnh nhân trong viện không, bà Tuyết cho biết "thấy thì có thấy, nhưng ai cũng đưa tiền, mình không đưa không được". 

Đi chăm con dâu sinh mổ, bà Hữu (Duy Tiên, Hà Nam) cho biết, sau khi đón cháu, gia đình bà cũng cảm ơn kíp mổ 2 triệu đồng. "Chúng tôi đã hỏi han người nằm ở đây rồi, thấy ai cũng đều đưa 2-3 triệu, nên làm theo thôi", bà nói. Ngoài ra, bà cũng được truyền thêm kinh nghiệm đổi tiền lẻ 10-20 nghìn để nhét vào túi các cô y tá, mong các cô vệ sinh, thay băng, tắm bé...nhẹ nhàng, cẩn thận hơn. 
Tự nhận mình "phá giá" khi bồi dưỡng kíp mổ đẻ cho vợ tới 4 triệu đồng, nhét thêm 50.000 đồng mỗi lần vợ hay con được vệ sinh, anh Tùng (Gia Lâm, Hà Nội) phân bua: "Được mỗi đứa con, tôi cứ phải thoáng tí cho yên tâm".

Ngồi cạnh đó, bà Định (Pháp Vân, Hà Nội) cho hay, khi đưa con dâu vào viện, bà đã gọi điện nhờ một bác sĩ quen biết lo hết mọi thủ tục. "Trước khi mổ thì đưa cho bà ấy 3 triệu, sau khi sinh xong, muốn không bị nằm ghép thì đưa thêm vài trăm để bà lo cho, ra viện muốn nhanh cũng lại thêm chút ít nữa", bà Định mách. 

Nói về việc nhiều bệnh nhân phản ánh đưa tiền cho nhân viên y tế khi đi đẻ, tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết, cùng là chiếc phong bì, nhưng cần nhìn nhận nó là hình thức nào: bác sĩ mặc cả để khám, chữa hay bệnh nhân tự nguyện cảm ơn.
"Nếu là hình thức đầu tiên, có bằng chứng rõ ràng, chúng tôi sẽ lập tức đuổi việc nhân viên ngay. Nhưng thực tế, đa số việc đưa tiền là theo lời mách bảo nhau của người bệnh, người nọ lan sang người kia và không có phản ánh chính thức hay bằng chứng gì", ông nói.

Ông cho rằng, dưới góc độ nghề y, mọi hành vi lấy tiền tiền của người bệnh đều là xấu. Tuy nhiên, khi nhu cầu của con người không được đáp ứng đầy đủ, sức lao động của họ không được trả tương xứng thì một số tiêu cực cũng xuất hiện. "Nâng cao thu nhập cho nhân viên là một trong những cách để hạn chế tiêu cực này, nhưng thực tế không dễ thực hiện khi viện phí được thu theo khung, bảo hiểm y tế lại chưa được thực hiện toàn dân...", ông nói.

Theo phó giám đốc Cường, để hạn chế nhân viên y tế nhận tiền của người bệnh, có nhiều phương án: "Có thể lắp camera theo dõi, nhưng máy quay không thể chĩa tới mọi ngóc ngách, mà nhỡ họ rủ nhau vào quán cà phê, hay tới tận nhà nhân viên đưa tiền thì sao? Kỷ luật ngay nhân viên khi có bằng chứng về việc họ nhận phong bì cũng được, nhưng ai đưa ra bằng chứng? Cách nghe có vẻ rất lý thuyết nhưng lại hiệu quả nhất là nâng cao trách nhiệm, lòng tự trọng của người thầy thuốc". 

Theo ông, xã hội cũng cần nhìn nhận mọi vấn đề ở hai mặt. "Tại sao không ai vào viện để hỏi có nhiều ca nặng lắm mà bác sĩ vẫn cứu được không, có người nào nghèo mà vẫn được bác sĩ tận tình cứu chữa không... Tất nhiên là có, và có rất nhiều, nhưng người ta lại không để ý đến. Trong khi chuyện nhận phong bì tồn tại ở tất cả các ngành, nhưng mọi người lại chỉ xoáy mũi nhọn vào y tế", ông bày tỏ.
sanphu2-1374838586_500x0.jpg
Sản phụ sinh ở Bệnh viện E không mất tiền bồi dưỡng bác sĩ như tại các bệnh viện sản lớn tại Hà Nội. Ảnh: Phan Dương.
Khảo sát phòng hậu sản, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trưa ngày 22/7, đa số người nhà bệnh nhân đều cho biết có hiện tượng người nhà đưa tiền cho nhân viên y tế để "con, cháu mình được chăm sóc chu đáo hơn".
Đưa con gái đi đẻ lần 2, bà Thủy (43 tuổi, Nam Định) cho biết: "Lần này chưa biếu nhưng lần trước con cháu tôi cũng đẻ ở đây. Lần đó tôi cũng chuẩn bị 2 phong bì, mỗi phong bì 500.000 đồng gọi là cảm ơn các bác sĩ đã vất vả".
Cũng theo bà, việc đưa tiền cho bác sĩ chỉ là "lễ nghĩa". "Không như các bệnh khác, đi đẻ phải có người nhà chăm sóc. Ở đây, bác sĩ lo hết, mình chẳng phải làm việc gì, mẹ tròn, con vuông. Chuyện cảm ơn cũng là lẽ đương nhiên", bà nói.
Một sản phụ 29 tuổi (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, chị mới sinh con trai sáng 22/7. Bác sĩ đỡ đẻ không đề nghị nhưng gia đình chị cũng biếu 2 triệu đồng xem như là "cảm ơn".
Dù thế, bà Thuận - mẹ một sản phụ khác ở Quốc Oai, Hà Nội - cho biết bà vừa bị "mặc cả" tiền biếu. Chứng kiến cảnh bác sĩ vất vả với con mình cả đêm, bà chuẩn bị một phong bì 200 nghìn đồng cảm ơn hai hộ lý. Tuy nhiên, lúc đưa tiền, bà thấy "sốc" bởi "Họ không đề nghị trực tiếp nhưng nói đại ý là ngoài họ còn có người mổ, người tắm rửa, người vào sổ sách. Tôi đành phải đưa lên 500 nghìn đồng. Người nhà quê lấy tiền đâu mà đưa nhiều", bà Thuận nói.
Về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: "Bệnh viện có quy định xử phạt nghiêm những cán bộ y tế lấy tiền của bệnh nhân nếu bị bệnh nhân phản ánh. Chúng tôi cố gắng để lương nhân viên đủ sống, còn thời gian có thể đi làm thêm ngoài giờ. Gia đình nào có lòng tốt muốn cảm ơn khi ra viện thì khoa nhận, nhất quyết không để cá nhân nhận. Đấy là đối với khoa không dịch vụ, với khoa dịch vụ thì luôn phải từ chối".
Đối với loại tiền "kẹp trong tã trẻ", ông Ánh khẳng định: "Chúng tôi biết là các gia đình truyền miệng nhau giúi tiền vào trong tã để đưa cho nhân viên tắm trẻ. Trước đây một số người nhà quan niệm điều dưỡng tắm cho con tốt thì cho 20.000 - 30.000 đồng, giờ tiền này tôi cũng cấm. Tất cả số tiền đó phải mang trả lại cho gia đình bệnh nhân cho bằng được. Sản phụ nào giúi tiền trong tã thì đầu tiên phê bình sản phụ trước. Làm như thế là làm hư nhân viên", tiến sĩ Ánh nói. 
Tại các đơn vị sản khoa nhỏ hơn ở Hà Nội, nơi ít bệnh nhân hơn, tình trạng đưa tiền cho nhân viên y tế "trầm lắng" hẳn.
Tại khoa Sản, Bệnh viện E ngày 23/7, khảo sát 3 phòng bệnh với khoảng 8 sản phụ, họ đều cho biết không đưa tiền cho nhân viên y tế và cũng không thấy ai "đòi". Sản phụ Hồng Minh (30 tuổi, Mê Linh) cười nói, chị sinh con trai đã được 5 ngày. Cách đây 6 năm chị cũng đẻ ở bệnh viện này. "Lần quay lại này, nhân viên toàn người trẻ, nhiệt tình, không có đòi hỏi tiền nong đâu", chị nói.
Chị cũng cho biết ở đây có ít người đến sinh, nên hộ lý vào bế từng cháu đi tắm. Người nhà được đi theo, có thể đứng ngoài hay vào hẳn phòng xem bác sĩ tắm bé.
Sản phụ tên Thắm (26 tuổi), vừa sinh con xong, cho biết lúc chọn bệnh viện này chị không yên tâm lắm về tay nghề, nhưng mấy ngày ở đây chị thấy phòng bệnh sạch sẽ, ít người nên yên tĩnh, nhân viên y tế còn trẻ, nhiệt tình nên rất an lòng. "Đi đẻ ở đây không lo tiền nong gì đâu. Tôi có bảo hiểm nên chắc xuất viện cũng chỉ mất vài trăm. Đang định cảm ơn bác sĩ nhưng không biết làm thế nào", chị nói.
Tương tự, khoa Sản, Viện 198 (Bộ Công an) cũng khá vắng vẻ. Phòng bệnh rộng, ít bệnh nhân. Hầu hết sản phụ đều cho biết ở đây không có chuyện người nhà bệnh nhân đưa tiền cho bác sĩ và cũng không có chuyện bác sĩ đòi hỏi tặng quà. "Hôm trước vợ sinh mổ xong, tôi ngỏ ý cảm ơn bác sĩ nhưng bác sĩ gạt phắt đi. Có lẽ nên mua ít hoa quả biếu thôi", anh Dũng (40 tuổi, Mễ Trì, từ Liêm) cho biết.
Tại TP HCM, hầu hết những người từng sinh ở hai bệnh viện sản Từ Dũ và Hùng Vương đều cho rằng, gần như không có chuyện "lót tay" để được chăm sóc tốt hơn.
Có vợ đến sinh lần thứ 2 tại Bệnh viện Từ Dũ, anh Nguyễn Công Khanh nhà ở quận 3 kể, thấy các cô nữ hộ lý vất vả tận tâm, khi bà xã xuất viện anh ngỏ ý gửi tiền bồi dưỡng, nhưng các cô một mực từ chối. Con đầu của anh 2 năm trước cũng ra đời ở đây, và anh từng cũng bị nhân viên y tế từ chối phong bì. Chị Hoa ở Long An, chị Hà ở quận 8 và nhiều sản phụ từng nhiều lần sinh tại Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết rất hiếm khi họ "cảm ơn" thành công.
Tương tự tại Bệnh viện Hùng Vương - nơi mỗi ngày có hơn 100 trẻ chào đời - các sản phụ cũng công nhận tình trạng vòi vĩnh là hoàn toàn không có. Chị Tuyết ở Tiền Giang cho biết, thậm chí gửi biếu ít quà quê mà vẫn bị từ chối.
Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy, phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, cách đây khoảng 7 năm, ban giám đốc bệnh viện đã có cuộc họp toàn thể nhân viên theo từng đối tượng bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý để làm cam kết. Nếu nhận quà tiền của bệnh nhân thì sẽ buộc thôi việc hoặc những hình thức nặng.
"Nói 100% thì không dám, bởi thi thoảng vẫn có trường hợp nhét tiền vào tay bồi dưỡng nhưng phần lớn nhân viên đều từ chối. Để được điều này, chúng tôi đã tăng cường việc kiểm tra giám sát và thăm dò ý kiến của người bệnh thường xuyên. Trường hợp nào vi phạm là xử lý ngay", bà Thủy nói.
Bác sĩ Nguyễn Văn Trương, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương thì cho rằng đây chính là văn hóa của bệnh viện từ xưa đến nay. Bác sĩ cũng cho rằng thực ra nếu thu nhập của nhân viên ít quá, thí dụ mỗi tháng chỉ 3-4 triệu đồng, mà bảo bỏ nạn phong bì thì cũng là rất khó.
"Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ may mắn hơn là có hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, chính vì thế mà có kinh phí để lo cho nhân viên cao hơn các bệnh viện bạn. Từ nguồn thu nhập tạm ổn, nhân viên cũng tự có ý thức trong việc giữ gìn hình ảnh cho tập thể", bác sĩ Trương nói.
Cuối năm 2011, sau khi Bộ Y tế phát động phong trào nâng cao y đức của nhân viên y tế, 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội là Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung Ương, bệnh viện K và E cam kết "nói không với phong bì". Thời gian đó, theo khảo sát của VnExpress.net, hiện tượng người bệnh đưa tiền cho nhân viên y tế đều có ở các bệnh viện này. Các chuyên gia cho rằng, đa số các bác sĩ nhận phong bì cảm ơn, bồi dưỡng của người nhà bệnh nhân, chứ không phải vòi vĩnh, nhận hối lộ. Theo các chuyên gia trong ngành y tế, chính tình trạng quá tải gây nên hiện tượng "phong bì".
* Tên một số nhân vật đã được thay đổi
Nhóm phóng viên

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất!

Ngoài việc dùng đèn tia cực tím kiểm tra, theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, bún không hóa chất sẽ có màu như của cơm, không quá trắng, không quá dai và ăn vào phải có mùi tinh bột của gạo.
 
Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm Việt Nam, cho biết, cần phải truy nguồn gốc nguyên liệu và cách chế biến hoặc phải xét nghiệm mới biết chính xác bún có hóa chất cấm hay không, tuy nhiên bằng cảm quan vẫn có thể chọn được bún sạch.
bun-tuoi-1-1374814400_500x0.jpg
Bún không dùng hóa chất làm trắng thường không có màu trắng hơn quá nhiều so với gạo. Ảnh: Phương Nghi.
Theo ông Ký, cách đơn giản đầu tiên là nhìn vào màu của sợi bún. Bún được làm từ gạo, chính vì vậy, màu của bún khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo. Cũng như gạo khi mang nấu thành cơm, màu của bún nếu không dùng hóa chất sẽ có màu trắng ngà tương tự như màu cơm. Khi thấy bún trắng bất thường, khả năng người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng hoặc một số chất tương tự để làm bún trắng hơn.

Cũng bằng cảm quan, nếu thấy cọng bún quá sáng bóng mẩy thì cũng có khả năng bún được xử lý bằng hóa chất. Sợi bún không có hóa chất thường không thể quá “mượt mà”. Gạo không dùng hóa chất cũng sẽ không thể cho sợi bún quá dai. Bún không dùng hóa chất cũng dính hơn.

Kế đến, do bún làm từ gạo cho nên dễ bị chua, chính vì thế người bán muốn bảo quản thì phải bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát. Nên nếu bún để ngoài chợ với nhiệt độ cao, để đến cuối ngày mà ngửi vẫn không chua hỏng thì có khả năng đã được xử lý hóa chất. Loại hóa chất chống hỏng được phép sử dụng nhưng phải trong liều lượng cho phép.

Bún ít hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác của tinh bột hoặc người ăn cảm thấy rõ mùi vị của bột gạo. Cho nên những loại bún nhai trong miệng mà không có mùi vị thì nguy cơ bị dùng hóa chất là cao hơn.

Ngoài cách mà bác sĩ Ký hướng dẫn, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) cho biết để nhận biết bún có chứa hóa chất huỳnh quang tinopal, người mua có thể dùng đèn cực tím (loại dùng để soi tiền giả) soi vào bún. Nếu cọng bún phát sáng thì có nhiễm tinopal.
Phương Nghi

Chưa phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản, thu nhập!

(Dân trí) - “Từ khi thực hiện quy định kê khai tài sản thu nhập (năm 2007) đến nay, chưa có trường hợp nào phát hiện được tham nhũng, nhưng để xử lý người “khai gian” thì đã có” - Phó Cục trưởng Cục PCTN, Thanh tra Chính phủ Phí Ngọc Tuyển cho biết.
 >> Kê khai tài sản của người có chức, quyền: Không hiệu quả
 >> Tổng thanh tra Chính phủ: “Không biết phải kê khai tài sản thế nào”

Ông Phí Ngọc Tuyển là Tổ trưởng Tổ biên tập Nghị định 78 về vấn đề minh bạch tài sản vừa được Thủ tướng ký ban hành, trao đổi với Dân trí nhiều nội dung về vấn đề trước ngày quy định mới có hiệu lực thi hành (từ 31/7 tới).
Thêm một Nghị định mới về vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập do Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo, xây dựng được ban hành. Như vậy từ năm 2007 đến nay đã có 3 Nghị định cùng nhiều thông tư điều chỉnh việc này nhưng thực tế hiệu quả đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) chưa rõ ràng, thuyết phục. Theo ông Nghị định ban hành lần này có gì mới để khắc phục những bất cập, hạn chế trong những quy định hiện hành?
Đúng là khi có Luật PCTN năm 2007, Chính phủ có ban hành Nghị định 37/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành về vấn đề công khai minh bạch tài sản, thu nhập. Sau đó, năm 2011, ban hành Nghị định 68/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Qua thực tiễn thực hiện, nhiều ý kiến đánh giá việc kê khai tài sản thu nhập như hiện nay còn hình thức. Quy định sửa đổi lần này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong phòng, chống tham nhũng và hướng tới mục tiêu xa hơn là kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức. 
Theo các quy định của Nghị định 78/2013/NĐ-CP, nghĩa vụ, trách nhiệm của người kê khai tài sản, thu nhập tăng lên. Theo quy định trước đây, các đối tượng phải kê khai chỉ có trách nhiệm kê khai đơn thuần, không ai kiểm tra xem việc kê khai như thế đúng hay không, chỉ khi cần thiết, tổ chức yêu cầu xác minh mới phải giải trình về việc kê khai.
Còn theo quy định mới, ngoài việc kê khai, người kê khai còn phải công khai bản kê tại cơ quan, đơn vị, nơi thường xuyên làm việc và phải giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm. Việc công khai để mọi người biết là để nhiều người, nhiều con mắt soi rọi vào. Nếu người kê khai không trung thực sẽ có người phát hiện được.
Phó Cục trưởng Cục PCTN Phí Ngọc Tuyển.
Phó Cục trưởng Cục PCTN Phí Ngọc Tuyển.
Khi có căn cứ nghi ngờ việc kê khai không trung thực, che giấu tài sản thì cơ chế xử lý người kê khai đặt ra như thế nào, thưa ông?
Nghị định 78/2013/NĐ-CP cũng có một điểm mới là mở rộng hơn điều kiện để tiến hành xác minh đối với bản kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức. So với quy định cũ, quyền của cơ quan đưa ra quyết định xác minh rộng hơn. Nếu người có thẩm quyền quản lý cán bộ xét thấy việc giải trình nguồn gốc tài sản của cán bộ không hợp lý có thể ra quyết định xác minh và từ nay các cơ quan như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra cũng có thể yêu cầu xác minh nếu người kê khai có liên quan đến hành vi tham nhũng.
Trước đây, chỉ khi khẳng định được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, cơ quan chức năng mới được yêu cầu xác minh, còn theo quy định mới, chỉ cần có liên quan là đã có thể yêu cầu xác minh. Hay nói cách khác, bản kê khai tài sản sẽ được sử dụng phục vụ cho công tác điều tra phát hiện hành vi tham nhũng
“Việc kê khai tài sản, thu nhập theo luật 2007 mới chỉ phục vụ công tác cán bộ, chưa phục vụ việc chống tham nhũng vì chỉ để đưa vào hồ sơ cán bộ, hiệu lực xác minh cũng yếu. Về quy mô, trên thế giới, không nước nào có số bản khai nhiều như ở Việt Nam, nhiều gấp 3 lần các nước cao nhất. Đó là do chúng ta xác định đối tượng kê khai quá rộng.
Về thủ tục, Lần này, chúng ta quy định định kỳ hàng năm các đối tượng chỉ kê khai tài sản một lần (số lượng rút xuống so với quy định kê khai trước khi bầu cử, kê khi phê bình, kỷ luật, kê khai cuối năm…). Biểu mẫu kê khai cũng cân đối cả nội dung tài sản và nguồn gốc".
Được biết, theo những hướng dẫn cụ thể của Nghị định, cả nước sẽ có khoảng 1,7 triệu cán bộ công chức phải thực hiện kê khai minh bạch tài sản; nhưng thực tế, từ khi áp dụng quy định này đến nay, chưa có trường hợp tham nhũng nào được phát hiện bằng cách này. Nhiều ý kiến cảnh báo sẽ là quá lạc quan khi kỳ vọng, với một số điểm đổi mới như ông nói, việc kê khai tài sản sẽ hết… hình thức? Hiện nay cả nước chỉ có khoảng 1 triệu bản kê khai/năm thôi. Nhưng chỉ thế cũng đã là một con số khổng lồ rồi. Không có quốc gia nào có só bản kê khai lớn như vậy. Đúng là từ 2007 đến nay, nếu nói thông qua biện pháp kê khai tài sản mà phát hiện cán bộ tham nhũng thì chưa có trường hợp nào nhưng để xử lý người vi phạm, gian lận thì đã có.
Thực ra biện pháp kê khai nằm trong nhóm các biện pháp phòng ngừa chứ không phải trong nhóm các biện pháp phát hiện. Biện pháp kê khai tài sản vừa có tác dụng ngăn ngừa hành vi tham nhũng khi nó tác động vào suy nghĩ của người kê khai, vừa có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tra phát hiện hành vi tham nhũng với tư cách là cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai mà tổ chức có được.
Còn đương nhiên, khi hoạch định chính sách, vạch ra hướng điều chỉnh như thế thì phải có niềm tin là nó sẽ tốt hơn cái cũ. Những công cụ đó sẽ làm tăng tính thực chất của việc kê khai tài sản, thu nhập lên.
Vẫn có nhiều ý kiến phân tích, biện pháp buộc kê khai tài sản, thu nhập chỉ chạm được đến phần ngọn của vấn đề. Phần quan trọng là việc kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức – điểm yếu của Việt Nam hiện nay. Vấn đề không được giải quyết từ gốc sẽ ít ý nghĩa. Ý kiến của ông về nhận định này?
Đánh giá như thế mới chỉ là một phần. Thu nhập và tài sản là 2 mặt của một nội dụng. Việc kiểm tra, kiểm soát có 2 dòng, thứ nhất là kiểm tra xuôi, đi từ nguồn gốc đến kết quả. Nhưng thông thường, một cuộc kiểm tra lại đi ngược dòng này, từ kết quả mà lần ngược đến nguồn gốc.
Chẳng hạn, đặt giả thiết một cán bộ tham nhũng, quá trình bắt đầu từ hành vi làm phát sinh nguồn thu bất hợp pháp, kết quả sẽ xác định bằng một tài sản. Quá trình thực hiện hành vi tham nhũng bị che giấu nhưng kết quả của hành vi ấy có thể lộ ra ở tài sản. Vậy nên kê ra tài sản thì có thể thông qua đó kiểm tra ngược lại sẽ ra cái gốc của sự việc.
Dù Luật sửa đổi một số điều của luật PCTN lần này đã được thông qua, đang triển khai thực hiện, nhiều người vẫn cho rằng, việc khuôn lại yêu cầu công khai bản kê tài sản thu nhập so với đề xuất ban đầu là buộc công khai ở cả nơi cư trú của người kê khai sẽ hạn chế nhiều khả năng giám sát của cộng đồng, người dân. Chỉ công khai ở cơ quan đơn vị - môi trường chủ yếu là các nhân viên với lãnh đạo, sẽ ít người dám lên tiếng phản ứng, yêu cầu gì ngay cả khi có nghi ngờ về bản kê khai tài sản của lãnh đạo?
Tài sản cá nhân là một trong những yếu tố nhân thân của con người. Nếu chúng ta đem công khai hóa một cách tuyệt đối như thế, xóa đi yếu tố cá nhân sẽ làm mất động lực phấn đấu của cán bộ công thức, mất động lực phát triển của xã hội.
Người Việt có câu “bắt chuột không được để vỡ bình”. Vậy nên vấn đề công khai hóa tài sản của một cá nhân cũng cần được cân nhắc giữa cái được và không được của giải pháp đó.
Còn đối với những người quan tâm một cách thực sự tới việc đấu tranh PCTN thì công khai bản kê khai tài sản tại cơ quan, đơn vị công tác là mức độ vừa phải, đủ để có thể nắm được thông tin. Việc phát hiện, lên tiếng khi đó đúng với nghĩa là để đấu tranh loại bỏ hành vi tham nhũng, với mục đích thực sự công tâm, trong sáng. “Một người thì kín, chín người thì hở”, trong một cơ quan thường không phải là 9 người, mà hơn thế biết cấp trên kê khai tài sản lấp liếm thì việc đó không thể giấu được.
Xin cảm ơn ông!
“Theo dự kiến ban đầu, đến năm 2016 mới sửa đổi toàn diện luật PCTN nhưng yêu cầu cấp thiết cần sửa ngay một số điểm. Có những nội dung chưa tổng kết, đánh giá hết, chưa chín nên chưa thể đưa vào. Vậy nên Nghị định về công khai minh bạch tài sản, thu nhập cũng có những điểm chưa thực sự thỏa mãn được.
Cơ chế kê khai tài sản thu nhập mới chỉ xây dựng theo hướng nhắm tới mục tiêu đầu trong số 2 mục tiêu thường được đặt ra là ngăn ngừa hành vi tham nhũng và phát hiện xung đột về lợi ích”.
P.Thảo (thực hiện)

Tiếp tục tiêm sớm văcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh!

Bộ Y tế chiều 24/7 quyết định vẫn tiếp tục tiêm văcxin viêm gan B cho bé sơ sinh theo lịch trong Dự án Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh cho trẻ và cộng đồng.
 
Quyết định này đưa ra sau buổi họp chiều cùng ngày có sự tham gia của Bộ trưởng Y tế và các thành viên Hội đồng tư vấn sử dụng văcxin, sinh phẩm y tế; Hội đồng tư vấn đánh giá phản ứng sau tiêm cùng các chuyên gia đầu ngành.

Bộ khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng các văcxin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ chủ động phòng các bệnh có thể phòng bằng văcxin.

Bộ cũng chỉ đạo Viện kiểm định quốc gia văcxin, sinh phẩm y tế phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện các xét nghiệm để sớm đưa ra kết luận về nguyên nhân 3 trẻ tử vong sau tiêm tại Quảng Trị.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia nếu thai phụ không mang virus viêm gan B thì không cần tiêm sớm cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế không phải sản phụ nào cũng có điều kiện làm xét nghiệm, nhất là ở các bệnh viện tuyến dưới. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B trong cộng đồng lớn. Ước tính có khoảng 10% bà mẹ có sẵn virus này trong máu.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực văcxin thì thành phần của văcxin viêm gan B bao gồm kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) là thành phần hoạt tính/dược chất chính, tá chất hydroxyt nhôm là chất hấp phụ và chất bảo quản Thimerosal. Các chất này đều được kiểm soát về chất lượng và hàm lượng theo tiêu chuẩn quy định và không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nó được xem là một trong những văcxin có tính an toàn cao.

 “Văcxin viêm gan B cũng như tất cả các loại văcxin khác đều được kiểm tra tính an toàn trên mô hình động vật trước khi được cấp phép xuất xưởng, tuân thủ các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Hàng triệu liều vắc xin đã được sử dụng an toàn và góp phần giảm tỷ lệ mắc viêm gan B một cách đáng kể. Không có nhiều các báo cáo về các trường hợp phản ứng nặng xảy ra sau tiêm. Phản ứng thường gặp là sưng và đau tại chỗ tiêm, các triệu chứng này sẽ mất đi trong vòng vài ngày sau khi tiêm.

Văcxin viêm gan B bắt đầu được sử dụng từ năm 1997 tại một số tỉnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Từ năm 2003, nó được mở rộng ra cả nước. Năm 2007, tức khoảng 10 năm được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia, văcxin này từng bị Bộ Y tế tạm ngưng tiêm khi có một số trẻ tử vong sau chích ngừa. Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia đã đưa ra kết luận những trường hợp này không liên quan đến văcxin.

Ngày 20/7 vừa qua, sau khi cùng tiêm văcxin viêm gan B, 3 em bé sơ sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, tím tái, lịm dần rồi qua đời. Kết luận điều tra ban đầu là trẻ bị sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Hiện cơ quan chức năng vẫn tiếp tục xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và mẫu văcxin để tìm nguyên nhân gây tử vong.
Nam Phương

Điếu Cày tuyệt thực sang đến ngày thứ 34, người của trại giam nói gì?


Ông Lộc - bác sĩ trại giam số 6 (bộ CA) trả lời về việc tuyệt thực của blogger Điếu Cày 

CTV Danlambao - Hôm nay, 26/7/2013, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực sang ngày thứ 34 liên tiếp tại trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An). Trước tình trạng nguy kịch không rõ sống chết của Điếu Cày, chị Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng đã phải trực tiếp đến trụ sở bộ CA Hà Nội để gửi đơn tố cáo. Buổi làm việc không mang lại kết quả rõ rệt ngoài những lời hứa hẹn của đại diện bộ CA.
Vào lúc 17 giờ chiều nay, một CTV Danlambao đã gọi đến số máy của ông Lộc - bác sĩ trại giam số 6 để hỏi thăm về tình trạng blogger Điếu Cày. Trả lời qua điện thoại, ông Lộc phủ nhận thông tin tuyệt thực, đồng thời trơ trẽn khẳng định anh Hải - Điếu Cày vẫn "ăn uống bình thường", "vui tươi" và được "ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại".
Ông Lộc nói rằng hiện bản thân đang đi học ở xa, hôm chủ nhật vừa rồi (21/7) ông có về trại giam số 6 để nhận lương, sau đó có đến kiểm tra sức khỏe Điếu Cày. Ông Lộc cho biết: "Tôi xin lãnh đạo xuống vào khám cho anh ấy thì bình thường, có vấn đề gì đâu."
Khi được hỏi về việc tuyệt thực của Điếu Cày, ông Lộc trả lời: "Có tuyệt thực đâu? Ông ấy ăn uống đàng hoàng, ăn uống tử tế, vui tươi chứ có vấn đề gì đâu".
Về vấn đề kỷ luật biệt giam, ông Lộc nói rằng anh Hải - Điếu Cày được 'ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại'.
"Cách ly ra một buồng để nó khỏi chống đối ở... anh em nó khỏi chống đối mà thôi... Mấy hôm nữa người ta lại cho ra mà thôi chứ có cái gì đâu mà. Có tivi mà xem, có buồng riêng này nọ, có đầy đủ chế độ ăn uống chứ có gì đâu mà làm to làm cái gì.

Giam riêng xem thử là cái thông tin đó là có thông cung giữa đứa này đứa khác, cái đó là bịa đặt hay thế nào, để cho anh Hải anh ấy khùng lên anh ấy chống đối này nọ. Đứa nào có xúi dục hay không?"

"Chỉ có thế mà thôi chứ có gì đâu mà gia đình lại vào ầm ỹ lên", ông Lộc nói tiếp.
Rõ ràng, tất cả những điều mà bác sĩ Lộc - cán bộ trại giam số 6 trả lời CTV Danlambao đều là sự dối trá trắng trợn. Bởi trước đó một ngày, hôm 21/7, chính con trai blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng khi vào gặp bố đã bàng hoàng đến mức "con không còn nhận ra được bố". 
Dũng kể lại, Blogger Điếu Cày suy kiệt đến mức không thể tự đi lại được mà phải có người dìu. Thậm chí khi ngồi anh vẫn phải dùng tay để đỡ lấy cằm, khuôn mặt xanh xao, giọng nói thều thào.
Nếu có bất cứ mệnh hệ nào xảy đến với blogger Điếu Cày, liệu rằng lương tâm ông Lộc có ray rứt với những lời nói dối trá của mình hay không?
Hiện nay, dư luận cả trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hơn để cứu lấy mạng sống của blogger Điếu Cày. Nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục muối mặt im lặng bằng cách chây lỳ đến khi kết thúc chuyến đi Mĩ của ông Sang. Trong thời gian sắp tới, có thể truyền thông lề đảng cũng sẽ được huy động nhằm mục đích xuyên tạc và bôi nhọ Điếu Cày. Nếu khả năng này xảy ra thì kịch bản cũng chẳng khác gì so với nội dung những lời nói dối trá của ông Lộc trong đoạn clip ghi âm trên.

Vụ Vinashin: “Án phạt” 1.200 tỷ đồng khó thi hành

(Dân trí) – Việc thi hành án, phần dân sự vụ cố ý làm trái tại Vinashin đang là gánh nặng rất lớn với cơ quan Thi hành án. Trong tổng số 1.200 tỷ đồng cần phải thi hành, kết quả đạt được chưa được bao nhiêu…

Trả lời câu hỏi của báo chí về tiến độ thi hành án, phần dân sự trong vụ án cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin (án có hiệu lực hơn 1 năm qua) trong cuộc họp báo quý II tại Bộ Tư pháp sáng 26/7, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành giải thích, đây là một vụ án lớn, phức tạp với giá trị thi hành án lên tới 1.200 tỷ đồng. Trong đó, khoản thi hành chủ động (án phí, tiền phạt) khoảng 1,9 tỷ đồng và khoản thi hành theo đơn yêu cầu gần 1.100 tỷ đồng. 9 “can phạm” bị tòa kết án trong vụ việc này lĩnh trách nhiệm thi hành khoản tiền này.
Ông Thành cho biết, sau khi tòa án xét xử, đưa ra phán quyết đối với các bị cáo là lãnh đạo các cấp ở Vinashin, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp, giao Cục Thi hành án triển khai, đốc thúc việc thi hành án. Cuộc họp có cả các bộ ngành liên quan như Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, VKSND tối cao, TAND tối cao… Bộ cũng báo cáo ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhận được sự đồng tình của Thủ tướng về các đề xuất như thành lập tổ công tác thường xuyên theo dõi, nắm tình hình công việc.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành tại cuộc họp báo.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành tại cuộc họp báo.
Tuy nhiên, sau hết những kế hoạch, nỗ lực đó, “kết quả đạt được đến nay chưa được bao nhiêu”.
Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành trình bày, trong quá trình xét xử, tòa án không áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành với cả khoản tiền 1.200 tỷ đồng này nên khi chuyển sang khâu thi hành án thì… các bị cáo không còn tài sản gì để thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngay với khoản án phí, tiền phạt 1,9 tỷ đồng đến nay cũng chưa thu về được đáng kể.
Còn với khoản tiền phải thi hành theo yêu cầu, hầu hết các “bị hại” đều là các DN, công ty con của Vinashin nên đến nay chỉ có Tcty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu (Nasico) có đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan chức năng, còn lại các đơn vị khác vẫn… im lặng.
“Truy” các tài sản của 9 can phạm trong vụ án, cơ quan thi hành án cũng vấp khó khăn vì hầu hết các bị cáo đã thành “tay trắng”, nếu có xe cộ, nhà đất gì thì hầu hết cũng đang thế chấp ở các ngân hàng. Khả năng đảm bảo thi hành án càng “tắc”.
“Đây là gánh gặng rất lớn đối với chúng tôi. Đi xác minh tài sản của 9 cá nhân thì chỉ ra được 1 biệt thự thì đang thế chấp. Chỉ có một khoản có thể “truy thu” ở Nam Định thì trị giá chỉ 120 triệu đồng” – ông Thành phân trần.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án quả quyết, Bộ đã nghiêm túc triển khai công việc và vẫn đang tiếp tục đốc thúc, theo dõi để “truy” được các tài sản của các cá nhân, đơn vị cần kê biên, phát mại. Bộ cũng sẽ thường xuyên báo cáo Thủ tướng để bám sát hướng chỉ đạo cụ thể bởi tình hình như hiện nay sẽ không thể thi hành án.
Khái quát hoạt động của ngành, Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành thừa nhận, có nơi, có việc, cơ quan thi hành án chưa làm hết trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Thành mong được chia sẻ vì mỗi năm cơ quan Thi hành án phải tiếp nhận khoảng 700.000 việc với 60.000-70.000 tỷ đồng phải thi hành.
“Khối lượng công việc rất nặng nề. Có thể nói, cả hệ thống thi hành án phải gồng mình thực hiện trong bối cảnh số lượng vụ việc mỗi năm vẫn tăng mạnh với giá trị tiền ngày càng lớn. Giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay, nhiều tài sản thi hành án đưa ra phát mại mà không bán được cũng là khó khăn không nhỏ” – ông Thành nói.
Cụ bà tự thiêu trước tòa không phải do thi hành án
 
Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành cho biết, kết quả kiểm tra về vụ bà Nguyễn Thị Bương mang theo xăng đến trụ sở TAND H.Đông Hòa, tỉnh Phú Yên tự thiêu và tử vong tại chỗ đầu tháng 7 vừa qua cho thấy  không liên quan đến vấn đề thi hành án. Công an tỉnh Phú Yên cũng đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự về vụ việc này.
 
Mặc dù vậy, ông Thành cũng thông tin thêm, việc rà soát lại vụ việc thể hiện, bà Bương có đến 3 vụ việc phải thi hành án. “Hiện nay, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự H.Đông Hòa và báo cáo về Bộ trước ngày 12/8” - ông Thành khái quát.
 
P.Thảo

VIDEO - Xin lòng nhân ái nơi người



Courtesy of: Mai Ngoc
VN người già vẫn còn khổ quá,chứng tỏ con cháu không thể lo được và an sinh xã hội vẫn còn thờ ơ !!!Nếu ai có dịp gặp thì xin một chút chia sẻ để đời VN còn có chút gì sự ấm áp tình nghĩa cái nôi văn hóa ngày xưa miền Nam giàu nhân ái. Hai bà cụ cào các một khoảng dài chỉ cào được vài con nghiêu,nếu không nhờ tình nhân ái của mọi người chắc còn thảm hơn,bà Ánh nói bà song một mình,còn bà bác kia thì nuôi 3 cháu gái,ba mẹ các cháu bỏ nhau để con bà nuôi.

Mỹ tiếp TT Ngô Đình Diệm tại Washington




TT Mỹ và Bộ Trưởng ra tận phi trường tiếp đón TT Diệm. TT Diệm đọc diễn văn trước luỡng viện.

Tổng Thống Ngô đình Diệm công du Hoa Kỳ, được đón tiếp với nghi thức long trong nhất dành cho một quốc khách, với 21 phát đại bác chào mừng, có tổng thống, phó tổng thống, các bộ trương, tướng lãnh Hoa Kỳ ra tận cầu thang máy bay chào dón. Trước và sau tổng thống Ngô đình Diệm, chưa có một người Việt Nam nao được đón tiếp long trọng như vậy.


 
Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay quân sự Andrew.
------------
Không kèn, không trống, không thảm đỏ, thảm xanh, không có 21 phát súng chào mừng, 19 phát cũng không, không Obama, không Joe Biden, không John Kerry, chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear, và vài nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cùng đòan Việt vẹm đón tiếp Trương Tấn Sang và tùy tùng ở một phi trường quân sự ngoại ô HTĐ, thuộc tiểu bang Maryland.
"Tội nghiệp" và tủi thân cho ông chủ tịt quá..
 

VIDEO - Vợ con anh Điếu Cày tới Tổng cục 8 Bộ Công An

VIDEO - Vợ anh điếu cày nộp đơn tại bộ công an chính quyền huy động YÊU TINH CÁI ra gây sự

Các bị án trong vụ Vinashin không còn tài sản để thi hành án

(TNO) Số tiền phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng nhưng tài sản đảm bảo của các đương sự đã bị thế chấp ngân hàng hoặc có giá trị rất thấp.

Tại cuộc họp báo sáng 26.7, ông Hoàng Sỹ Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho biết mặc dù đã gần 1 năm sau khi bản án phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có hiệu lực nhưng việc thi hành án dân sự đang gặp nhiều khó khăn.
“Đây là vụ án lớn, phức tạp với giá trị phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng, trong đó có gần 1,9 tỉ đồng là thi hành án chủ động (án phí, tiền phạt) và 1.100 tỉ đồng là thi hành án theo yêu cầu. Ngay sau khi bản án có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã chủ động họp với các bộ ban ngành liên quan để tìm mọi cách giải quyết, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã thành lập các tổ theo dõi, đôn đốc nắm tình hình nhưng đến nay gần như không thi hành được bao nhiêu”, ông Thành nói.
Theo Tổng cục Thi hành án dân sự, có 3 nguyên chính dẫn tới việc khó thu hồi tài sản về cho ngân sách nhà nước gồm: Trong quá trình tố tụng, xét xử TAND đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm đối với người phải thi hành án nên khi thi hành án thì mới phát hiện các bị cáo không có tài sản để thi hành.
Bên cạnh đó, mặc dù Bộ GTVT đã có chỉ đạo nhưng các doanh nghiệp thụ hưởng số tiền thu được từ các bị cáo - chủ yếu là công ty con của Vinashin - đều không có đơn đề nghị thi hành án, trừ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu.

Tàu Hoa Sen được coi là biểu tượng về thất thoát, lãng phí tại Vinashin - Ảnh: T.L
Đáng chú ý, khi xác minh điều kiện thi hành án của 9 cá nhân liên quan trực tiếp trong vụ án này, cơ quan thi hành án đã phát hiện số tài sản có giá trị rất ít hoặc đã được thế chấp ở ngân hàng nên việc đảm bảo thi hành án rất khó khăn.
Người đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho biết sẽ phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo bởi nếu như tình hình hiện nay sẽ không thể thi hành án.
Theo bản án phúc thẩm của TAND tối cao, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương cùng liên đới bồi thường cho Vinashin số tiền hơn 991 tỉ đồng.
Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; ông Đỗ Đình Côn, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh liên đới bồi thường Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỉ đồng.
Ông Phạm Thanh Bình và ông Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân liên đới bồi thường cho công ty này trên 33,6 tỉ đồng...
Thái Sơn

Tài sản khổng lồ và cuộc sống xa hoa của cậu quý tử của CT Trương Tấn Sang

Tài sản khổng lồ và cuộc sống xa hoa của cậu quý tử của CT Trương Tấn Sang (Phần 3)






Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 19 tháng tư năm 2013

Ngài Chủ tịt nát Trương Tấn Sang rất nổi tiếng với các phát biểu thể hiện sự “liêm khiết” của ông. Ngày 18/10/2012, trong buổi tiếp xúc cử tri TPHCM, ngài Chủ tịt nước tuyên bố: "Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào." để tự tô vẽ hình ảnh một vị công bộc liêm khiết. Trên thực tế thì khó có thể biết hết tài sản chìm nổi của Tư Sang, chỉ biết riêng tiền chị em Yến Quan Làm Báo, Tâm Tân Tạo “cúng” cho ông lên đến hàng trăm tỷ, gia đình Đặng Văn Thành cũng không hề thua kém và đó là lý do vì sao ngài Chủ tịt kiên quyết và bất chấp tất cả để bảo vệ nhóm lợi ích của mình.
Trương Tấn Sơn – Cậu quý tử của Chủ tịchTrương Tấn Sang (Phần 1)
Trương Tấn Sơn – Quý tử sa đoạ của Chủ tịch Trương Tấn Sang (Phần 2)
Sở dĩ Tư Sang có thể mạnh mồm tuyên bố như vậy là vì con cháu ông, đặc biệt là cậu con trai quý tử “bất tài vô dụng, ngu như bò và dâm đãng vô độ” của ông là một “tài năng” hiếm thấy về làm ăn chụp giật và vơ vét.


Mỗi bữa ăn của Sơn Nhớt với bạn bè thường đầy ắp tôm hùm, vi cá, bào ngư… trong khi Ngài Chủ tịt nước Trương Tấn Sang thì luôn mồm liêm khiết, trong sạch…
Được thừa hưởng “gen” của một Tư Sang đã từng “ngồi chơi xơi nước hốt phong bì” ở vị trí Trưởng ban Kinh tế Trung Ương sau khi bị kỷ luật Đảng ở TPHCM, Sơn Nhớt đang là một “tài năng” hiếm có về kinh tế! Tốt nghiệp “vớt” từ Bách Khoa năm 2008, Sơn Nhớt vào làm ở SaigonTourist được hơn 1 năm. Không hiểu là do lương ở SaigonTourist cao đến mức vài chục ngàn USD/tháng hay trong nhà ngài Chủ tịt nước có mỏ vàng mà Sơn Nhớt tiêu tiền như nước. Ngoài tiền chi cho sex và tiêu vặt hàng tháng lên đến vài ngàn USD, Sơn còn có tiền để tự trả tiền học phí đắt đỏ học Quản lý Khách sạn ở Anh 02 năm lên đến 300.000 USD.





Trong đơn đăng ký nhập học của Sơn Nhớt tại trường University College of Birmingham (UCB) ghi rõ:
“Tôi tự trả tiền học”

Trên thực tế, tất cả khoản tiền học lên đến 300.000 USD đều được thanh toán từ tài khoản cá nhân của Sơn Nhớt tại ngân hàng ACB (trích 1 bill thanh toán)


Sơn Nhớt xài tiền không gớm tay, chi 172 triệu mua quà tặng vợ nhân ngày 8/3, chi gần 11 triệu để mua 3 tờ tiền cổ 5 bảng của Anh.
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 vừa qua, Sơn Nhớt đã không ngần ngại chi đến 172 triệu để mua một chiếc ví Louis Vuiton để tặng và xin lỗi vợ vụ ngoại tình gần đây nhất.





Vợ Sơn Nhớt, tay đeo nhẫn kim cương siêu bự trị giá gần 10 tỷ và tuyên bố không bao giờ xài ví, túi xách dưới 5.000 USD



Một bữa tiệc sinh nhật của quý đích tôn Trương Tấn Phát của Chủ tịt nước Trương Tấn Sang với đầy ắp cao lương mỹ vị tiêu tốn sơ sơ có gần 200 triệu nhưng phong bì của các vị khách VIP chắc cũng dày cộp?


Hiện nay, vợ chồng Sơn Nhớt đang sống cùng với cậu con trai Trương Tấn Phát tại căn hộ Penthouse siêu sang được thiết kế lại từ hai căn hộ Penthouse (các căn số 2201 và 2202) có diện tích hơn 300m2 chiếm toàn bộ tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú. Sơn Nhớt đã bỏ ra gần 15 tỷ để mua lại hai căn hộ Penthouse này, bỏ thêm hơn 2 tỷ để hoàn thiện nội thất và chi thêm gần 3 tỷ để trang bị đồ đạc trong căn hộ Penthouse siêu sang này.


Căn hộ căn hộ Penthouse siêu sang trị giá hơn 20 tỷ của quý tử Chủ tịt nước Trương Tấn Sang



Mặc dù đã dặn dò tuyệt đối không được chụp ảnh trong nhà, nhưng “nhạc mẫu” của Sơn Nhớt không thể kiềm chế sự sung sướng đã chụp hình tại góc bếp nhà con rể

Toàn bộ quá trình hoàn thiện căn hộ Penthouse siêu sang này do Công ty TNHH Thương mai – Dịch vụ - Sản xuất – Xây dựng – Trang trí nội thất LE CA DE (Công ty Lecade), một trong các công ty mà gia đình Ngài Chủ tịt nước góp vốn 50%, có tổng tài sản lên đến 50 tỷ đồng và có lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng.


Công ty Lecade, một trong các công ty sân sau của gia đình Chủ tịt nước Trương Tấn Sang


Công ty này do Sơn Nhớt hợp tác với Dương Trịnh Quỳnh Như, CMND số: 022256503 cấp ngày 06/01/2003 tại CA TPHCM, thường trú tại 29/5C Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, TPHCM. Phần sở hữu 50% của gia đình Chủ tịt nước có liên quan đến sự hợp tác giữa Lecade và Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ - Trang trí Nội thất Hoàng tử Nhỏ và các nhân vật họ Dương (Dương Thị Bích Liên, Dương Thanh Phượng, Dương Trịnh Quỳnh Như,…). Ban Nội chính Trung Ương chỉ cần cho điều tra dòng tiền ra khỏi công ty này sẽ thấy ngay sự dính líu của gia đình Chủ tịt nước Trương Tấn Sang. Ngoài ra, còn phải nói đến việc Trương Tấn Sơn và vợ đang trực tiếp đứng tên hàng chục triệu cổ phần được các nơi “cống nạp” cho gia đình ngài Chủ tịt “liêm khiết” Trương Tấn Sang, Ban Nội chính Trung Ương chỉ cần điều tra tên và số lượng cổ phần của “Trương Tấn Sơn”, “Thiều Ngọc Huyền” trong danh sách cổ đông các công ty, ngân hàng và tập đoàn sẽ có thể ước tính được phần nào tài sản khổng lồ của gia đình Chủ tịt Tư Sang.

Cô vợ dân chơi Thiều Ngọc Huyền của Sơn Nhớt cũng ồ ạt làm ăn và rửa tiền cho gia đình Chủ tịt nước với việc mở các Công ty TNHH Một thành viên ADI (chuyên phân phối đồ hiệu, có trụ sở tại Lầu 1-2 toà nhà Bitexco, Q1, TPHCM, doanh số lên đến hàng chục tỷ mỗi tháng) và Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Tấn Tấn Phát (lấy tên con Sơn Nhớt là Trương Tấn Phát, sở hữu chuỗi cửa hàng tại các trung tâm thương mại chuyên buôn bán đồ thời trang cao cấp với doanh số lên đến hàng chục tỷ mỗi tháng).





Ngài Chủ tịt nước Trương Tấn Sang “dứt khoát không lấy một m2 đất nào”, “trả nhà nhỏ 51m2 cho Đảng” vì nó quá bé chưa bằng diện tích của phòng ngủ của căn hộ siêu sang trị giá hơn 20 tỷ của cậu quý tử Sơn Nhớt. Tư Sang không cần Đảng mà cũng không cần tiền, vì chỉ ước tính sơ sơ phần tài sản đếm được trên giấy tờ của gia đình ông đã lên đến hàng trăm tỷ đồng và phần chìm còn kinh khủng đến mức nào nữa!!!
(Còn tiếp)

(Tư Sang)

Tài sản của cha con Trương Tấn Sang



Chủ tịch Sang thực sự có bao nhiêu căn nhà?

Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gây sốc khi phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”. Người dân và cử tri cả nước choáng váng về sự liêm khiết được chính bản thân Tư Sang tô vẽ: “một vị chủ tịch nước liêm khiết sống chui rúc trong một căn nhà 51m2 ?!”. Lẽ ra Tư Sang phải chín chắn hơn và trung thực khi phát biểu câu này, vì dù ông có giỏi che đậy đến bao nhiêu thì người dân đều biết hết, biết đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Bất cứ ai sinh sống ở khu vực Thạch Thị Thanh, phường Tân Định đều biết ông Sang tối thiểu có 3 căn nhà và con trai ông – Trương Tấn Sơn có một công ty to đùng đều nằm trên đường Thạch Thị Thanh.

1 – Căn thứ nhất: 60 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 51m2 (1 trệt + 3 lầu + sân thượng, 4m x 13m). Diện tích sử dụng: 255 m2 (chưa tính phần lan can lấn chiếm thêm 8m2 mỗi tầng). Giá thị trường: 12 tỷ đồng. 

Căn này do Đảng cấp cho Trương Tấn Sang lúc đương chức lãnh đạo thành phố. Để bảo vệ danh tiếng “liêm khiết”, Tư Sang, vợ, con, cháu đều đăng ký thường trú ở căn nhà này. Với thành tích tham vọng cá nhân, nói nhiều, không làm gì cho Dân cho Đảng mà chuyên đi chọc ngoáy đáng xấu hổ như hiện nay, Tư Sang nên “viết đơn xin từ chức” và trả nhà ngay lập tức. Và Tư Sang cũng cần phải nhớ, đã làm đến chức Chủ tịch nước thì phải phát biểu cho chính xác, biết bao nhiêu người đã hy sinh để ông leo lên được chức Chủ tịch nước như hiện tại.

2 – Căn thứ hai: 17/51 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 105m2 (1 hầm + 1 trệt + 1 lửng + 4 lầu + sân thượng, 5m x 21m). Diện tích sử dụng: 720 m2. Giá thị trường: 21 tỷ đồng.

Đây là căn nhà ông được TPHCM cấp năm 1979 khi là Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai (Minh Diện – Bùi Văn Bồng). Đến năm 1992, khi lên làm Bí thư Thành uỷ TPHCM, ông đột nhiên “cho, tặng” căn nhà này cho em gái ruột tên Trương Thị Hồng Huệ (hiện đang công tác tại Hải quan TPHCM, một trong các nhân vật chuyên lo chuyện đứng tên các khối tài sản kếch sù thay cho Tư Sang sẽ được vạch trần trong các bài tiếp theo).




Trương Thị Hồng Huệ- Nhân vật chuyên lo chuyện đứng tên các khối tài sản kếch sù thay cho Tư Sang

Nay không rõ sổ đỏ căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh đang đứng tên ai, nhưng nó đang được em gái Trương Tấn Sang cho thuê với giá 2.000 USD/tháng và không rõ tài sản này của nhân dân đã được gia đình Chủ tịch Trương Tấn Sang “biến hoá” và “tẩu tán” đến đâu rồi?!!




Căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh hiện đang được em gái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho thuê với giá 2.000 USD/tháng

Và dĩ nhiên TPHCM không thể để Bí thư Thành uỷ vô gia cư hoặc phải đi “ăn nhờ ở đậu” nên những người đại diện nhân dân TPHCM đã “cắn răng lấp liếm” cấp tiếp căn nhà 60 Thạch Thị Thanh cho Tư Sang có chỗ “chui ra chui vào”. Khổ thân Tư Sang mà cũng khổ cho thân phận nhân dân TPHCM! Tư Sang giờ chắc đã quên căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh nên người dân TPHCM cũng không còn hy vọng gì ông sẽ trả lại. Đúng không Tư Sang?




Chỉ cần vào ngõ 17 Thạch Thị Thanh hỏi nhà Chủ tịch nước sẽ được người dân dẫn đến căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh

3 – Căn thứ ba: 29/5C Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 90m2 (1 trệt + 1 lửng + 3 lầu + sân thượng, 5m x 18m). Diện tích sử dụng: 480m2. Giá thị trường: 10 tỷ đồng.

Người dân Thạch Thị Thanh ai cũng biết, căn nhà này là nơi quý tử Trương Tấn Sơn của Chủ tịch nước thường xuyên lui tới. Đây cũng là trụ sở Công ty TNHH Thương mai – Dịch vụ – Sản xuất – Xây dựng – Trang trí nội thất LE CA DE – một công ty có quy mô và doanh số lớn trong ngành nội thất, đây chỉ là một trong những công ty nằm trong hệ thống các công ty của gia đình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đặc biệt, mặc dù nằm trong 2 con hẻm khác nhau nhưng hai căn nhà 17/51 và 29/5C Thạch Thị Thanh nằm liền kề (hình chữ L) và thông nhau. Trong thời gian tới, Tư Sang chắc chắn sẽ phải trả lời các câu hỏi hóc búa từ Trưởng Ban Nội chính Trung Ương – Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh sẽ hỏi Tư Sang những câu đại loại như:



TƯ SANG, MI CÓ MẤY NHÀ? MẤY CÔNG TY? RĂNG KHAI TÀI SẢN CÓ MỘT CĂN 51M2 MÀ KIỂM TRA THÌ RA NHIỀU RỨA? CON MI LÀM RĂNG MÀ LẮM TIỀN NHIỀU CỦA RỨA? RĂNG GIA ĐÌNH MI LẮM SÂU RỨA? SÂU CHA, SÂU CON, SÂU VỢ,…NGUYÊN MỘT BẦY SÂU THÌ CHỪ BIẾT MẦN RĂNG BAO CHE MI ĐÂY?



Trên website và trên giấy phép Đăng ký kinh doanh của công ty Lecade ghi rõ: “Trụ sở 29/5C Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM”.

4 – Căn thứ tư: Hai căn hộ Penthouse liền kề (các căn số 2201 và 2202), tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú. Diện tích: 300m2. Giá thị trường: 20 tỷ đồng.

Đây là căn hộ siêu sang mà sau khi mua lại với giá 15 tỷ, Trương Tấn Sơn đã bỏ thêm hơn 2 tỷ để hoàn thiện nội thất và chi thêm gần 3 tỷ để trang bị đồ đạc trong căn hộ. Căn hộ siêu sang này đang đứng tên vợ chồng Sơn Nhớt.




Bản thiết kế căn hộ siêu sang trị giá 20 tỷ tại tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú của vợ chồng Trương Tấn Sơn – quý tử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Vừa mới đi du học ở Anh về, chưa làm gì nên hồn, không rõ nguồn tiền từ đâu mà Sơn Nhớt mua, hoàn thiện nội thất và trang bị cho căn hộ siêu sang nói trên?! Nếu nói là tiền của Sơn Nhớt tự kiếm được thì xem thường nhân dân quá, còn nếu nói tiền của Tư Sang thì lại kẹt quá. Mong là ngài Chủ tịch nước đừng giải trình đây là tiền có được do bán căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh mà những người nhân danh nhân dân TPHCM đã cấp cho ông, vì trên giấy tờ ông không hề bán mà chỉ “mượn” tài sản nhân dân để “cho tặng” người em gái ruột của mình. Nếu ông đã “cho” hay bán nó để cho tiền Sơn Nhớt mua nhà, thì căn hộ siêu sang này cũng phải trả về cho nhân dân! Có phải không ngài Chủ tịch nước liêm khiết?

Như vậy dù chỉ mới đếm sơ sơ trên giấy tờ, đã có ít nhất 3 căn nhà và 1 căn hộ siêu sang mà ngài Chủ tịch nước liêm khiết đang sở hữu, đã “cho, tặng” người em gái ruột. Chưa kể tiền mặt, cổ phần và các tài sản khác, chỉ riêng số bất động sản này đã có 546 m2 (không phải 51 m2 ít ỏi như ông nói), diện tích sử dụng lên đến 1755 m2 có giá trị ước tính lên đến 63 tỷ đồng. Một phần trong số này là tài sản của nhân dân giao Tư Sang sử dụng và ông cần phải trả lại vì từ lâu không còn phục vụ nhân dân mà chỉ theo đuổi mưu đồ và tham vọng quyền lực cá nhân. Một phần khác đến từ các nguồn bất minh, các mối quan hệ làm ăn mờ ám của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (sẽ được lột trần trong các phần tiếp theo).

Đề nghị Uỷ ban kiểm tra Trung Ương vào cuộc, kiểm tra việc kê khai tài sản của Trương Tấn Sang, Trương Tấn Sơn, Trương Thị Hồng Huệ và những người khác trong gia đình để từ đó đối chiếu với thực tế nhằm sớm có câu trả lời cho nhân dân: “Ông Trương Tấn Sang có thực sự liêm khiết như ông này thường nói không? Hay ông chính là một con sâu cực lớn giỏi đánh võ mồm, khéo che đậy và quen thói mị dân côn đồ nham hiểm?

Trương Tấn Sang thực sự có bao nhiêu nhà? NHÂN DÂN đã biết rõ tối thiểu là 4 (3 căn nhà ở Thạch Thị Thanh và 1 căn hộ siêu sang ở toà nhà A2 Imperia An Phú). Còn lại bao nhiêu căn khác và bao nhiêu m2 nữa thì Ban Nội chính Trung Ương và Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương phải trả lời! Nếu hai ban này tiếp tục bị vô hiệu hoá thì NHÂN DÂN sẽ tiếp tục tìm và công bố.

Nhân dân Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM 

Tái bút: “Kính thưa” Chủ tịch nước, NHÂN DÂN không trách vì ông có nhiều nhà, thậm chí NHÂN DÂN còn muốn ông có càng nhiều nhà càng tốt, nhưng NHÂN DÂN căm thù, phỉ nhổ ông vì ông quá xảo trá, diễn kịch quá trơ trẽn, chuyên dùng mỹ từ để lừa dối cấp trên, lừa gạt đồng chí đồng đội và quen thói mị dân côn đồ nham hiểm.

Theo MT