THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 July 2013

50 triệu đồng để thi hộ vào đại học An ninh CSVN



 
Ngày 4/7, tại địa điểm thi ở Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Nội, của Học viện An ninh nhân dân, các giám thị phòng thi số 95 đã phát hiện được một trường hợp thi hộ. Theo thông tin thu thập ban đầu, nếu thi qua trót lọt thì đối tượng này sẽ nhận được số tiền 50 triệu đồng.

Theo Thanh niên, các giám thị đã phát hiện và nghi ngờ một thí sinh không giống với ảnh trong hồ sơ. Kết thúc giờ thi, thí sinh này được yêu cầu ở lại để xác minh. Khi đối chiếu với hồ sơ gốc, thí sinh này đã không trả lời được một vài câu hỏi như tên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy toán lớp 12, và phải thừa nhận thi thuê.

 Thượng tá Vũ Minh Chính, Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an Hà Nội, cho biết người đứng ra thi hộ tên là Lưu (26 tuổi, quê quán Hà Nam), trong khi đó người được thi hộ tên Sơn (18 tuổi, quê quán ở Lạng Sơn). Lưu, từng là sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng phải thôi học giữa chừng, cho biết được gia đình nhà Sơn đứng ra thuê thi hộ với giá 50 triệu đồng nếu không bị phát hiện.

 Hiện tại, công an chưa xác định được đây có phải đường dây thi thuê có tổ chức hay không. Tuy nhiên vụ việc đã phần nào xác thực thông tin nhiều người sẵn sàng chi hàng chục nghìn USD để chạy cho con em vào các trường an ninh, công an từ trung cấp đến đại học. Thậm chí việc xin cho con đi làm công an nghĩa vụ cũng có giá đôi ba trăm triệu. Với nhiều người, đấy là bước đệm cho con cháu mình sau này được đi học nâng cao mà khỏi phải qua thi cử. Với một số người khác suy nghĩ đơn giản, cho nó vào ngành để đỡ lêu lổng chơi bời có khi nghiện ngập. Tuy có đắt, nhưng khỏi tốn tiền học, khỏi tiền xin việc và cũng khỏi lo thất nghiệp.

NHÀ CẢNH SÁT GIAO THÔNG BỊ TRỘM 57 LƯỢNG VÀNG

Posted on July 6, 2013 by HNSG

Tin Nghệ An - Bị nghi lẻn vào nhà của cán bộ công an giao thông tỉnh trộm 57 lượng vàng, ba thiếu niên là cư dân thành phố Vinh vừa bị bắt, hai em 14 tuổi và một em 18 tuổi. Theo báo chí trong nước, vụ trộm lớn này xảy ra cách nay khoảng ba tuần lễ nhưng chủ nhà im hơi lặng tiếng, chỉ báo cho công an thành phố Vinh biết sự việc mà thôi. Khổ chủ là một phụ nữ 53 tuổi cán bộ tỉnh Nghệ An. Chồng của bà này là cựu cán bộ công an giao thông tỉnh đã về hưu. Bà này đã đến đồn công an thành phố Vinh cớ bị kẻ lạ mặt cạy cửa vào nhà, nạy tung két sắt mang đi 57 lượng vàng lá và 50 triệu đồng tiền mặt tương đương 2,500 đôla. Công an mở cuộc điều tra, cuối cùng đã bắt ba cậu nhỏ nói trên.

Căn cứ vào lời khai của họ, công an thành phố Vinh mở cuộc lục soát một số tiệm vàng ở trung tâm thành phố, nghi tiêu thụ số vàng ăn trộm. Tuy nhiên cho đến nay công an điều tra chỉ mới thu hồi được bảy chỉ vàng cùng với một số sản vật như tivi, xe gắn máy, tủ lạnh. Công an cho biết đang truy lùng nghi can thứ tư cũng là một cậu nhỏ mới 16 tuổi đang tại đào. Điều đáng nói là một Cảnh sát giao thông mà lại có tới 57 lượng vàng trong nhà, đây là một số tiền khổng lồ, cho thấy nếu không tham nhũng thì có lẽ không bao giờ có được số lượng vàng lớn như vậy.
 
SBTN

VIDEO - Ông Nguyễn Văn Đực Góp Ý Trương Tấn Sang tại buổi tiếp xúc cử tri doanh nhân



Trích phát biểu ấn tượng của ông Nguyễn Văn Đực – Phó CT Hiệp hội BĐS TP.HCM

“thay đổi kiên trì vì lâu qúa… phải kiên quyết… mà chữ quyết là chữ “h” tức là phải làm bằng máu của mình…’

“Cái chuyện thứ hai là chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… Bây giờ chúng ta cho người Tàu đầu tư cái Vịnh Bắc Việt. Tôi đề nghị Chủ tịch phải hỏi lại BCH TW Đảng có đồng ý hay không? Hỏi lại Quốc hội có đồng ý hay không?”

VN hoãn phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân


RFA-08-07-2013
2013-07-08  
  

Văn bản đóng dấu của Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội về việc hoãn phiên tòa ngày mai 9 tháng 7, 2013

Source nguyenxuandien

Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra thông báo hoãn phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày hôm nay.

Theo dự kiến phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế sẽ diễn ra vào ngày mai, mùng 9/7.

Tuy nhiên, 1 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra thông báo phiên tòa sơ thẩm tạm hoãn vì chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Lê Thị Hợp bị cảm đột xuất, phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện và cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe.

Luật sư Lê Quốc Quân, sinh năm 1971 là một nhà hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, bị Nhà nước truy tố về tội “Trốn thuế” theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Số tiền bị cho là trốn gần 440 triệu đồng.

Việc bắt giữ và quy kết tội “Trốn thuế” của chính phủ VN đối với luật sư Lê Quốc Quân gây ra sự phản đối gay gắt của công luận trong nước và thế giới.

Một số chính phủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho LS Lê Quốc Quân.

Trăm ngư dân hỗn chiến trên sông, 3 người mất tích

Tranh chấp bãi triều nuôi ngao, người dân hai huyện cầm dao, kiếm xông vào đánh nhau. Ít nhất 7 trường hợp trọng thương, 3 người mất tích do bị hất xuống sông sau trận thủy chiến.

1-JPG-1373245871_500x0.jpg
Khúc sông Yên, nơi xảy ra vụ hỗn chiến trưa 7/7. Ảnh: Lê Hoàng
Trưa 7/7, trên  sông Yên (đoạn chảy qua xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) xảy ra hỗn chiến giữa hai nhóm người làm nghề cào và nuôi ngao.
Khoảng 11h, người dân bất ngờ nghe thấy tiếng hò hét. Cả chục chiếc bè và thuyền máy lùa nhau chạy trên sông gây hỗn loạn. “Trận thủy chiến thực sự rất hãi hùng, có gần trăm người tham gia. Vừa lùa nhau, hai bên dùng dao kiếm, gạch đá, ống tuýp sắt đánh chém loạn xạ. Một số người đã bị chém rồi hất xuống sông”, anh Dương, một nhân chứng kể.
Chính quyền cho biết, 3 người dân xã Hải Châu mất tích gồm ông Tô Văn Dũng (59 tuổi), ông Lê Văn Hiệu (47 tuổi) và bạn của ông Hiệu. Vụ hỗn chiến còn khiến 2 công dân xã Hải Châu, 2 người ở xã Tân Dân (huyện Tĩnh Gia) và 3 ngư dân xã Quảng Nham bị thương nặng, đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
2-JPG-1373245871_500x0.jpg
Người dân kéo ra bờ sông theo dõi đội cứu hộ tìm kiếm những nạn nhân mất tích. Ảnh: Lê Hoàng
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường cho biết nguyên nhân vụ hỗn chiến do tranh chấp bãi triều nuôi ngao giữa ngư dân hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia.
"Nhiều khả năng 3 người mất tích đã thiệt mạng trên sông. Đội cứu hộ hơn 20 người đang tìm kiếm nhưng chưa có kết quả", ông nói và cho biết việc tìm kiếm đang gặp khó khăn do lòng sông Yên rộng và sâu (khoảng 5-6 mét).
Lê Hoàng

VIDEO - Trộm xe máy bị đánh mù mắt van lạy giữa đám đông

Tòa VC xử công khai nhưng... kín!

TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.
Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Hàng chục người dân tập trung trước cổng TAND TP Hà Nội (43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) xin vào xem xét xử. Trước cổng tòa, hai bảo vệ của tòa án và 4-5 người mặc cảnh phục đứng chắn ngay lối vào. Họ kiểm tra rất gắt gao. Ai có giấy triệu tập của tòa mới được qua cổng. Đó là những hình ảnh diễn ra thường ngày ở TAND TP Hà Nội. 

Một phụ nữ với gương mặt khắc khổ chen vào xin bảo vệ cho vào xem xét xử cháu ruột nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bà bị đẩy ra ngoài mặc dù đã hết lời năn nỉ rằng bà đã đi mấy trăm cây số giữa trời lạnh buốt từ 3g sáng mới tới được đây.

Trong tòa án, trước cửa phòng xử 104B, một người đàn ông đứng xin hai công an cho vào trong xem xét xử nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Năn nỉ mãi không được, người đàn ông văng tục, chửi bới ầm ĩ cả dãy hành lang. Khi đó lực lượng công an mới cho ông vào phòng.

Vi phạm pháp luật ngay tòa án
"Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật"
Qua được cổng bảo vệ chưa xong, trước cửa phòng xét xử luôn có nhiều công an đứng canh gác để kiểm tra giấy tờ của người đến xem xét xử. Mặc dù các phiên xét xử đều là các vụ án dân sự, hình sự bình thường, không phải các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các vụ hiếp dâm mà bị hại yêu cầu xử kín, thế nhưng lực lượng bảo vệ vẫn cương quyết không cho người dân vào xem xét xử.

Ở TAND TP.HCM, việc người dân vào tòa xem xét xử dễ dàng hơn khi cánh cổng vào tòa luôn mở rộng. Nhưng ở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM trên tầng 2, mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Người đến đây đều phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ. Một số sinh viên luật đến dự phiên tòa để học tập, có chứng minh nhân dân nhưng không có giấy giới thiệu của trường cũng bị bảo vệ không cho vào.

Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được vào tòa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hội - thẩm phán, chánh văn phòng TAND TP Hà Nội - khẳng định lãnh đạo TAND TP Hà Nội chưa bao giờ cấm người dân vào xem xét xử mà chỉ hạn chế. Theo ông Hội, TAND TP Hà Nội đang sửa chữa trụ sở, diện tích chật chội, phòng xử nhỏ hẹp, mỗi phòng xử chỉ ngồi được 15-20 người nên phải hạn chế người dân vào xem. Việc hạn chế người ra vào tòa để “bảo vệ thẩm phán, viện kiểm sát và những người tiến hành tố tụng. Chúng tôi sợ một số đối tượng lưu manh côn đồ vào tòa án rồi lợi dụng ngủ lại để phá cơ sở vật chất, lấy cắp tài liệu hồ sơ...”.
Lý do ông chánh văn phòng TAND TP Hà Nội đưa ra là không thuyết phục vì ngay cả khi chưa sửa chữa trụ sở, TAND TP Hà Nội cũng kiểm soát rất gắt gao việc người dân vào xem xét xử. Vụ án được xử ở phòng lớn hay bé, phòng xử có còn chỗ hay không thì mỗi sáng lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội vẫn ngăn cản người dân vào tòa.

Trả lời về việc dân phải đưa tiền cho bảo vệ mới được vào tòa án, ông Hội cho biết: “Trước đây chúng tôi có nhận được đơn tố cáo của người dân về vấn đề này, qua xác minh cũng đã cho thôi việc một bảo vệ. Người dân bảo có đưa tiền, bảo vệ lại nói không nên rất khó xử lý. Chúng tôi đã đặt camera ở cổng tòa để theo dõi bảo vệ tiếp xúc với dân ra làm sao, có tiêu cực xảy ra hay không. Lãnh đạo TAND Hà Nội rất mong dân chụp ảnh, quay phim hay có những bằng chứng xác thực về việc bảo vệ nhận tiền, chúng tôi sẽ xử lý các trường hợp vi phạm”.

Đổi quyền hợp pháp của dân để lấy sự nhàn hạ?
Ngồi bệt ở cổng tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ côn đồ hành hung người dân Văn Giang (sáng 30-11-2012, TAND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), rất đông người dân muốn tham dự phiên tòa nhưng đều phải đứng bên ngoài. Lực lượng bảo vệ tòa án thường không giải thích, không đưa được lý do chính đáng tại sao không cho người dân vào xem xét xử. Nhiều người sau khi xin vào không được đã ngồi bệt ở cổng tòa khóc.
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Nam Định) cho rằng một số tòa án không cho người dân vào xem xét xử lấy lý do “bảo vệ trật tự phiên tòa” là bao biện, không thuyết phục. Luật sư Trai cho biết: “Nhiều phiên tòa còn chỗ trống rất nhiều nhưng bảo vệ không cho dân vào xem. Trách nhiệm của lực lượng hỗ trợ tư pháp là giữ gìn trật tự phiên tòa, nhưng thay vì làm nhiệm vụ của mình thì họ cấm không cho dân vào phòng xử. Căn cứ điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào phòng xử nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật”.

Luật sư Ngô Ngọc Trai nói: “Luật tổ chức tòa án nhân dân điều 38 quy định: thẩm phán, hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động”.
Luật sư Trai là người đã gửi bản kiến nghị tới chánh án TAND tối cao để phản ảnh về việc người dân bị ngăn trở khi đến xem xét xử, nhưng tới nay không nhận được phản hồi. Luật sư cho biết sắp tới sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chủ tịch nước.

TÂM LỤA