THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 December 2013

TPHCM: Xe 7 chỗ húc tung tiệm vàng

- Tiếng “ầm” vang lên. 4 lớp cửa sắt của một tiệm vàng đang đóng cửa bung toang hoác. Chiếc xe du lịch 7 chỗ nằm gọn bên trong…

Chiều ngày 8/12, chiếc xe du lịch 7 chỗ 51A – 335.42 do lái xe Nguyễn Hữu Tường (57 tuổi ngụ quận 1) lưu thông trên bến Vân Đồn.

Đến giao lộ với đường Khánh Hội, chiếc xe bất ngờ chuyển hướng sang trái, đâm thẳng vào tiệm vàng Hoài Linh 292 Khánh Hội (P.5 Q. 4 TP.HCM).

Cú va chạm quá mạnh đã làm bung 4 lớp cửa sắt của tiệm vàng. Chiếc xe nằm gọn trong nhà đã húc đổ tủ trưng bày hàng khiến nhiều vòng vàng văng tung tóe.

Ông Nguyễn Văn Long (63 tuổi) chủ tiệm cho biết thời điểm này tiệm đóng cửa không có người buôn bán nên không có thương vong về người.

Ông cho biết đã huy động hàng chục người tín cẩn tìm kiếm, thu hồi những vật trang sức bị văng khắp nơi đồng thời khẩn trương sửa chữa các cửa bị hỏng để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Lực lượng công an phường 5 đã nhanh chóng có mặt, cô lập khu vực và ngăn không cho bất cứ ai vào tiệm để đảm bảo về tài sản.

Hiện chưa rõ nguyên nhân chiếc xe bị lạc tay lái.

TPHCM, xe, 7 chỗ, tiệm vàng
TPHCM, xe, 7 chỗ, tiệm vàng
TPHCM, xe, 7 chỗ, tiệm vàng
Hình ảnh tan hoang trong tiệm vàng Hoài Linh
Trần Chánh Nghĩa
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Vụ trật tự đô thị bị tố đánh người: Nạn nhân 'chỉ cố van xin'



(TNO) Liên quan đến vụ trật tự đô thị phường 25 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị tố đánh anh Mai Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hóa) bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu, chiều 8.12, Thanh Niên Online đã tìm gặp anh Tình tại thị xã Dĩ An, Bình Dương để nghe anh tường thuật chi tiết vụ việc.

Những vết thương còn lại trên người tình sau khi bị lực lượng phường đánh - Ảnh: Đức Tiến
Những vết thương còn lại trên người anh Tình - Ảnh: Đức Tiến
Nằm trên giường với những vết bầm tím, anh Tình gắng gượng thuật lại câu chuyện. Như mọi ngày, 2 giờ sáng ngày 6.12, anh Tình lên chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) lấy hàng rồi bắt đầu rong ruổi đi bán. Đến trưa anh với mấy người bạn cùng nhau lên chợ Văn Thánh cũ. Vừa đến chợ không được bao lâu, lực lượng đô thị đến, tất cả đều hốt hoảng bỏ chạy. Còn anh do đứng đầu đường nên không chạy kịp.
Anh Tình kể lại: “Lúc đó đô thị đến đòi mang xe tôi về phường. Tôi giật xe lại, rồi cố năn nỉ, van xin họ, nhưng không được. Đôi bên giằng co rồi cả nhóm lao vào đánh tôi. Đến lúc đó thì tôi không còn nhớ gì nữa”.
Nhiều người chứng kiến vụ việc cho biết cả nhóm người lao vào đánh, đấm, kè cổ, và dùng cả dùi cui điện để khống chế anh Tình. Sau khi anh Tình bị đánh và còng tay thì nhóm người này bỏ anh nằm bất động dưới đất gần cả tiếng đồng hồ. Sau đó anh Tình được một người trong lực lượng của phường đưa lên taxi, chở tới Bệnh viện Gia Định cấp cứu.
Chị Thương (vợ anh Tình) cho biết: “Lúc đó tôi đang làm ở công ty thì nhận được tin. Tôi hoảng sợ không muốn làm việc nữa. Lập tức tôi một mình chạy lên bệnh viện để xem tình hình của chồng”.
Cũng theo chị Thương khi đến bệnh viện, chị thật sự bức xúc khi nghe bác sĩ nói “Người ta nói thấy anh ấy say rượu nằm ở ngoài đường nên thương tình mang vào”. Cũng vì lý do đó mà các bác sĩ đo nồng độ cồn, truyền nước cho anh Tình và chẩn đoán… “say rượu”.
Chị Thương bức xúc: “Bác sĩ bảo tôi ra đóng tiền viện phí (gần 100 ngàn đồng) thì tôi ra đóng chứ không để ý tới tờ giấy khám bệnh. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy trong phần chẩn đoán chỉ ghi có mỗi chữ “say rượu”. Rõ ràng là chồng tôi bị người ta đánh, sao lại chẩn đoán say rượu?”.
Chị Thương trình bày rõ ràng với bác sĩ và vị bác sĩ này thu lại tờ giấy, cấp một tờ giấy khác, ghi trong phần chẩn đoán: “Chấn thương phần mềm”.
Nói về việc “bỏ trốn” khỏi bệnh viện, anh Tình cho biết: “Khi đó bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo vợ tôi ra đóng tiền viện phí, tôi cứ tưởng như vậy là xong rồi, nên mới cùng vợ ra về, chứ tôi không bỏ trốn”.
Về đến nhà lúc nửa đêm, đến sáng hôm sau (7.12), anh Tình thấy đau nhói khắp người nên mới đến Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng (Dĩ An, Bình Dương) khám lại.
Tại đây các bác sĩ cũng chẩn đoán anh bị chấn thương phần mềm. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại trên người anh Tình có nhiều vết bầm tím, ở cổ tay có hai vết cứa mà theo anh đó là do vết cắt từ còng số 8.
Anh tình bị lực lượng Phườn khống chế - Ảnh: Do người dân cung cấp

Anh tình bị lực lượng Phườn khống chế - 2

Anh tình bị lực lượng Phườn khống chế - 3

Anh tình bị lực lượng Phườn khống chế - 4
Anh Tình bị trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM khống chế - Ảnh: Người dân cung cấp

Chỉ khống chế chứ không đánh

Trao đổi với Thanh Niên Online hôm 7.12, ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND phường 25 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) một mực khẳng định anh Tình tự ý bỏ trốn khỏi bệnh viện và trong kết luận của bệnh viện rằng anh Tình không có dấu hiệu bị đánh (Bệnh viện Gia Định kết luận anh Tình bị chấn thương phần mềm - NV).

Khi chúng tôi đặt vấn đề "Tại sao trật tự đô thị có quyền còng tay anh Tình?", ông Quý nói: “Anh em trật tự đô thị chỉ khống chế anh Tình, còng tay là do bảo vệ dân phố làm. Còn anh Tình nằm dưới đất là do say rượu và có dấu hiệu trúng gió”.
Chiều 8.12, chúng tôi nhiều lần gọi điện, nhắn tin cho ông Quý nhưng ông không bắt máy.
Đức Tiến - Công Nguyên

Dân Biên Hòa bày tỏ sự xấu hổ trước vụ hôi của




Tấm ảnh một người dân treo băng rôn bày tỏ sự xấu hổ trước vụ 'hôi bia' ở Biên Hòa (Đồng Nai) trưa 4/12 đang được cư dân mạng lan truyền rộng rãi.
Bức ảnh chụp một người dân đang treo tấm băng rôn với nội dung "Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây trưa ngày 4/12".
Bức ảnh một người dân treo băng rôn bày tỏ sự xấu hổ trước vụ 'hôi bia' ở Biên Hòa đang được cư dân mạng lan truyền - Ảnh: Chụp màn hình Facebook
Bức ảnh một người dân treo băng rôn bày tỏ sự xấu hổ trước vụ 'hôi bia' ở Biên Hòa đang được cư dân mạng lan truyền - Ảnh: Chụp màn hình Facebook.
Bức ảnh này được cho là chụp tại địa điểm xảy ra vụ "hôi bia" diễn ra tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) cách đây vài ngày khi một xe chở bia gặp nạn trên đường.
Hình ảnh này lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt ở nhiều trang fanpage, diễn đàn và được nhiều cư dân mạng chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Đa số ý kiến đều tỏ ra đồng tình với nội dung tấm băng rôn này. "Tôi thấy chịu thái độ này. Tự dân mình dạy lại nhau, biết tự vấn, tự nhục, chứ không nhảy xổ vào cay cú phản công khi bị chửi", nickname Trác Thúy Miêu chia sẻ

Mẫu bản khai vê tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.



Thân chào Quý Anh Chị,

Chúng tôi có mẫu bản khai vê tình trạng vi phạm nhân quyền mà các Nhà hoạt động, Nhà đấu tranh...có thể điền vào khi bị đàn áp, bị sách nhiễu, bị hành hung...bởi nhà cầm quyền. Mẫu bản khai nhằm trình bày cụ thể trường hợp vi phạm nhân quyền một cách hệ thống giúp các Nhà bảo vệ Nhân quyền, các tổ chức Nhân quyền thuận lợi trong việc tập hợp lập báo cáo. Sau khi điền vào mẫu bản khai, các anh chị có thể gởi đến chúng tôi hoặc bất kỳ tổ chức Nhân quyền nào mà các Anh Chị tin tưởng.

Vì mẫu bản khai ở dạng word và PDF nên chúng tôi không thể chuyển lên facebook, xin vui lòng nhắn tin cho tôi qua facebook đê tôi có thể gỡi file qua email hoặc liên lạc đến địa chỉ email: vn.veto.hrdnetwork@gmail.com.

Trong năm 2013, các Nhà hoạt động trong nước đã khảo sát, thu thập rất nhiều thông tin từ cựu tù nhân chính trị, gia đình tù nhân chính trị tại Việt Nam bằng phương pháp phỏng vấn háy tự khai qua mẫu bản khai. Các thông tin có được, đã giúp một tổ chức Nhân quyền hoàn tất báo cáo "TÌNH TRẠNG GIAM GIỮ VÀ TRA TẤN TRONG CÁC NHÀ TÙ VIỆT NAM", báo cáo được gởi đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hội đồng Nhấn quyền LHQ, chính phủ các quốc gia quan tâm về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam...

Báo cáo này cho thấy nhà cầm quyền đã giam giữ vô nhân đạo các tù nhân chính trị tại Việt Nam; dùng tra tấn, nhục hình khi thẩm vấn; tất cả người bị bắt liên quan đến chính trị, tôn giáo đều không được xét xử công bằng...Báo cáo đã góp phần tạo áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN phải đặt bút ký vào Công ước Chống tra tấn, hành xử vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm vào ngày 7/12/2013.

Đã đến lúc việc lập báo cáo vi phạm nhân quyền phải được tiến hành một cách khoa học, trình bày cụ thể logic...khác với văn phong của các bài viết dùng cho công tác truyền thông. Có như thế vụ việc mới được các cơ quan Nhân quyền can thiệp một cách hữu hiệu.

Chân thành cám ơn về sự hợp tác.

Thân mến,

Nguyễn Bắc Truyển

Đề xuất xây đường sắt từ TP HCM về miền Tây



Tuyến đường sắt có 10 ga trên suốt chiều dài 134 km, đi qua 5 tỉnh, thành. Điểm đầu ga Tân Kiên (TP HCM), điểm cuối ga Cái Răng (Cần Thơ) với tổng mức đầu tư dự kiến 3,6 tỷ USD.
Đơn vị đề xuất phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này là Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Phương Nam, có trụ sở tại TP.HCM.
Viện này đã tổ chức một Hội đồng khoa học riêng cho dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, do ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó ban Kinh tế T.Ư đứng đầu. 8 hội thảo khoa học về dự án này cũng đã được tổ chức.
Bản đồ phương án hướng tuyến và các ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ
Bản đồ phương án hướng tuyến và các ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ .
Theo đề xuất Viện KH-CN Phương Nam, tuyến đường sắt là đường đôi có khổ đường 1,435 m, tốc độ trên 200 km/giờ đối với vận chuyển hành khách, dưới 200 km/giờ đối với vận tải hàng hóa. Với tốc độ này, hành trình tàu khách từ TP.HCM đến Cần Thơ sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ, kể cả thời gian dừng đón, trả khách ở các ga trên đường. Ngoài đoàn tàu khách và tàu hàng nhanh suốt tuyến, có thể tổ chức các đoàn tàu khách ngoại ô, liên vùng (TP.HCM - Mỹ Tho, TP.HCM - Mỹ Thuận) và tàu du lịch. Đây là hệ thống đường sắt điện khí hóa công nghệ cao, sử dụng điện gió và điện mặt trời, không sử dụng điện lưới quốc gia.
Tuyến đường sắt có 10 ga trên suốt chiều dài 134 km, đi qua 5 tỉnh, thành với dân số khoảng 14 triệu người. Các ga trên tuyến đường sắt gồm: Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM); Bến Lức, Tân An (Long An); Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè, Mỹ Thuận (Tiền Giang); Vĩnh Long, Bình Minh (Vĩnh Long) và ga cuối Cái Răng (Cần Thơ).
Làm rõ tính khả thi
Tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về dự án này. Sau khi nghe đề xuất và nghe tư vấn Tedi South (Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT phía nam) báo cáo về những nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cho dự án, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đã thống nhất chủ trương giao cho Viện KH-CN Phương Nam tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án thông qua tài trợ không hoàn lại của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến dự án này.
Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) bằng 100% vốn của các nhà đầu tư. Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu trong nghiên cứu cần đề xuất và làm rõ nguồn vốn, cách thức góp vốn, huy động vốn vay thương mại, dự kiến phương án hoàn vốn và cần xây dựng phương án tài chính cụ thể, khả thi cho dự án.
Trung tuần tháng 11 vừa qua, Viện KH-CN Phương Nam đã tiến hành ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ với Tập đoàn EDES (Mỹ). Về nguồn vốn cho dự án, ông Trần Tử Lành, Chủ tịch Tập đoàn EDES, cho hay sẽ huy động từ các nhà tài trợ quốc tế.
Theo ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, Viện trưởng Viện KH-CN Phương Nam, việc lập dự án khả thi sẽ thực hiện trong vòng 1 năm, sau đó trình Bộ GTVT và Chính phủ phê duyệt. Viện và Tập đoàn EDES sẽ xúc tiến thành lập công ty liên doanh đầu tư, kết hợp với Tedi South tiến hành thực hiện lập dự án khả thi, với quyết tâm làm tuyến đường sắt này trong vòng 5 năm.
Miền Tây Nam bộ từng là nơi có tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam, dài 70 km, Sài Gòn - Mỹ Tho, hoạt động hơn 70 năm (1885 - 1958). Nay dự án đầu tư tuyến đường sắt về vùng đồng bằng này có quy mô vốn đầu tư 3,6 tỉ USD, vừa được đề xuất.
Theo Thanh Niên

Mua phải cá khô đốt cháy như cao su



Sau khi nếm thử hai miếng cá khô mua ở chợ, bà Hồng cảm thấy buồn nôn, người chao đảo rất khó chịu. Khi đem đốt lại bắt lửa nhanh và cháy giống cao su.
Bà Phạm Thị Lệ Hồng (60 tuổi, ngụ phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa - Đồng Nai) có mua một lượng cá khô lớn với những biểu hiện như màu sắc, mùi vị, độ dày, mỏng giống miếng cá khô thật, nhưng loại cá khô này khi đem đốt lại bắt lửa nhanh và cháy giống cao su.
Loại cá khô mà bà Hồng mang về cháy như cao su
Loại cá khô mà bà Hồng mang về cháy như cao su.
Theo lời trình bày của bà Hồng vào ngày 6/12, hơn nửa cân khô cá ba sa được bà mua tại chợ Biên Hòa cách đây gần một tháng rồi buộc lại cất giữ nhưng không dùng đến.
Mới đây, bà đem khô cá ra cắt nhỏ thành từng miếng để chế biến thức ăn thì thấy khô, rất cứng. Sau khi ăn thử hai miếng, bà Hồng cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Nghi ngờ về sự khác lạ, bà dùng lửa kiểm tra, miếng khô cá bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét, muội than rơi xuống giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa túi ni lông.
Chủ cửa hàng nơi bà Hồng mua loại cá này cho biết: “Trước đây, khô cá ba sa cửa hàng bán 250.000 đồng/kg, hiện tại chúng tôi không còn loại hàng này”.
Được biết, thời gian gần đây ngoài mặt hàng cá khô cháy như cao su, cơ quan chức năng còn phát hiện khô mực, trứng vịt dai như cao su khiến người tiêu dùng hoang mang và lo sợ.
Sản phẩm thạch rau câu có biểu hiện như cao su, kéo dãn không đứt được mua tại siêu thị
Sản phẩm thạch rau câu có biểu hiện như cao su, kéo dãn không đứt được mua tại siêu thị.
Ngày 6/12, một người dân ở quận Cầu Giấy - Hà Nội cũng phản ánh về việc mua phải gói thạch dừa tại một siêu thị ở Hà Nội có biểu hiện nhai lâu nhưng không hết, để lại bã màu trắng, dai như ni-lông, khi đốt lên có khói đen và mùi khét. Sản phẩm này được mua với giá chỉ 7.400 đồng/1 gói/500g.
Tuy nhiên, phía quản lý của siêu thị lại khẳng định rằng sản phẩm thạch dừa của họ có đủ giấy tờ được cơ quan nhà nước xác nhận. Nghĩa là họ đã làm theo luật và luật luôn là đúng. Ở đây, phía siêu thị tin vào chất lượng kiểm tra được ghi trên giấy tờ ấy và không kiểm tra lại sản phẩm.
Hiện mẫu sản phẩm thạch dừa này đã được phía lãnh đạo siêu thị niêm phong và đem đi kiểm tra tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Trước đó, thông tin mực cao su xuất hiện trên thị trường tiêu dùng Việt Nam khiến cho nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Mực cao su có màu sắc, mùi vị và dai như mực thật nhưng dễ bắt lửa và khi đốt thì có khói đen. Vào đầu tháng 11/2013, lực lượng tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ 1,5 tấn mực cao su như thế.
Không chỉ ở Quảng Ninh mà vào tháng 8/2013, tại Quảng Trị lực lượng chức năng cũng thu giữ gần 2 tấn mực thuộc vào dạng này.
Theo Đất Việt

Nợ công của TP.HCM hơn 12.000 tỉ đồng


Nợ công của TP.HCM hơn 12.000 tỉ đồng

08/12/2013 08:27 (GMT + 7)
TT - UBND TP.HCM vừa báo cáo cấp thẩm quyền tình hình nợ công của ngân sách TP năm 2013.
Theo đó, đến cuối năm nay dự kiến tổng nợ công của ngân sách TP hơn 12.000 tỉ đồng, trong đó trái phiếu chính quyền địa phương là hơn 10.000 tỉ đồng và tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước hơn 2.000 tỉ đồng. UBND TP khẳng định nợ này chưa vượt tỉ lệ 100% quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo UBND TP, năm 2014 dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn cân đối ngân sách được bố trí hơn 7.700 tỉ đồng, giảm gần 19% so với dự toán năm 2013 do chỉ tiêu thu ngân sách của năm 2014 giảm so với năm 2013. Theo báo cáo của UBND TP, năm 2014 phải thanh toán các khoản nợ vay đến hạn gồm nợ gốc và lãi là hơn 3.300 tỉ đồng.
GIÁNG HƯƠNG

Lộ diện đường dây siêu lừa đảo

VIẾT TIẾP “SỰ THẬT VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ 10 TỈ USD

Chủ Nhật, 08/12/2013 20:55

Liên quan đến khoản viện trợ 10 tỉ USD/năm để xây dựng đường sá mà Tiền Giang là một trong những tỉnh được thụ hưởng nhưng đã từ chối, mới đây, theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, cơ quan chức năng xác định đây là một đường dây lừa đảo lẫn nhau, không có dự án nào viện trợ cho các địa phương.

Cơ quan chức năng xác định Công ty CP Đầu tư Xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (gọi tắt là Công ty Đồng Tháp Mười) được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp giấy phép kinh doanh với 28 ngành nghề - gồm cả xây dựng đường sắt, đường bộ - và có vốn đến 64 tỉ đồng, do ông Lê Văn Đăng làm chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc. Công ty này đã có văn bản đề nghị tỉnh Tiền Giang cho thực hiện dự án xây dựng đường tỉnh 878 và đường tỉnh 871B, vốn thực hiện do “Tập đoàn Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương” tài trợ.

Những biên nhận giao tiền giữa ông Lê Văn Đăng và một người tên Tín
Tiến hành xác minh, cơ quan chức năng phát hiện trụ sở công ty này đóng tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nhưng đây là nhà của bà Nguyễn Thị Hường cho thuê. Hiện công ty đã đóng cửa và được một người thuê mở quán nhậu Hương Biển. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tân Phước cũng khẳng định không biết gì về nhân sự của công ty. Từ khi thành lập đến nay, công ty không có hoạt động tại huyện này.
Tìm hiểu thông tin về trường hợp ông Paul Lê Hùng, người xưng là đại diện chính thức của Diamond Access Inc., cơ quan chức năng xác định tập đoàn này chuyên mua bán kim loại quý, đá quý thô từ một số nước ở Tây Phi. Tuy nhiên, không có thông tin nào cho thấy ông Paul Lê Hùng là người đại diện cho tập đoàn này.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, chính ông Lê Văn Đăng cũng cho biết bị Paul Lê Hùng lừa mượn nhiều tỉ đồng. Theo ông Đăng, sau khi ông tiếp xúc với Paul Lê Hùng, ông này thường xuyên gọi điện thoại mượn tiền làm thủ tục tiếp nhận vốn cho Công ty Đồng Tháp Mười. Ngày 25-12-2012, ông Hùng điện thoại mượn 30.000 USD và nói rằng có một người tên Tín đến Tiền Giang nhận, ông ta đã viết sẵn biên nhận. Đến ngày 6-2-2013, ông Đăng tiếp tục đưa cho Tín thêm 40.000 USD và nhận từ tay ông này biên nhận ký tên, ghi dưới dòng chữ “Paul Lê Hùng”.
Ông Đăng cho biết đến nay đã đưa cho Paul Lê Hùng gần 4 tỉ đồng, trong khi ông cũng phải vay tiền của nhiều người khác. Khi thấy báo chí đăng thông tin các dự án nêu trên không có thật, ông đã đến tìm ông Paul Lê Hùng đòi lại tiền. Tuy nhiên, ông này lại nói “không biết gì về số tiền mà ông Đăng đã đưa cho ông Tín”!
Bài và ảnh: Minh Sơn

Bất thường nhập siêu từ Trung Quốc


Chủ Nhật, 08/12/2013 22:43

Nhập siêu từ Trung Quốc kéo dài sẽ gây thất thoát ngoại tệ không nhỏ, “ăn” hết phần xuất siêu sang các quốc gia khác mà chúng ta đã nỗ lực đạt được

Với tỉ lệ hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng trung gian phục vụ sản xuất, hiện Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu từ Trung Quốc (TQ) khiến nhập siêu từ thị trường này ngày càng đáng lo ngại. Trong khi đó, sản xuất trong nước ngày càng tăng, ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế, việc phụ thuộc nguyên liệu TQ dự báo sẽ càng lớn nếu như Việt Nam không có giải pháp cải thiện mạnh mẽ.
Phụ thuộc quá nhiều
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng nhập siêu giai đoạn 2001-2008 là 85%, đến giai đoạn 2009-2013 đã giảm còn 17%. Tỉ lệ giá trị nhập siêu/xuất khẩu cũng có chuyển biến lớn, nếu năm 2008 tỉ lệ trên đạt 255% thì đến năm 2012 còn 133%. Tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu công nghiệp có giá trị gia tăng lớn được nâng cao, nhóm nguyên nhiên liệu và khoáng sản xuất sang TQ giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2009-2012, nhóm tỉ trọng hàng công nghiệp giá trị cao đã tăng từ 10%-40%, nhóm hàng nông sản tỉ trọng tăng từ 20%-30%, nhóm hàng nguyên nhiên liệu giảm từ 55% còn 18,7%. Trong đó, việc nhập khẩu nguyên - nhiên - vật liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phân bón, hóa chất, xăng dầu, vải vóc… chiếm tới 70%-80% kim ngạch nhập khẩu.
Bên cạnh nhập hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất, tình trạng nhập tràn lan hàng tiêu dùng
cũng là lý do khiến nhập siêu từ TQ tăng mạnh. Trong ảnh: Quần áo TQ bán nhiều tại TP HCM Ảnh:
TẤN THẠNH
Tuy nhiên, dù tỉ lệ phần trăm tăng kim ngạch nhập khẩu có giảm nhưng con số thực tế nhập siêu lại đang ở mức rất đáng lưu tâm. Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho biết nhập siêu từ TQ năm 2000 chỉ 210 triệu USD nhưng đến năm 2012 đã là 19 tỉ USD và tính đến hết 10 tháng đầu năm nay đã lên 19,6 tỉ USD, tăng 93 lần!
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong nhận định nhập siêu từ TQ với quy mô lớn như trên là hiện tượng không bình thường. Mặc dù nhập khẩu lớn từ nước láng giềng chủ yếu là hàng trung gian phục vụ sản xuất nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ tạo ra kênh thất thoát ngoại tệ khủng khiếp. “Chúng ta nỗ lực xuất siêu sang một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ và khu vực EU… nhưng chỉ cần phần thâm hụt lớn trong cán cân thương mại với TQ là có thể “ăn” hết phần nhập siêu đạt được” - TS Nguyễn Minh Phong nói.
Hơn nữa, theo ông Phong, nhập siêu còn gây ra rất nhiều hệ quả xấu như bị phụ thuộc kinh tế; giảm việc làm, thu nhập; nguy cơ lớn đe dọa ngành sản xuất nội địa khi không thể cạnh tranh về giá, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng TQ với giá rẻ mặc dù chất lượng kém, ảnh hưởng đến sức khỏe…
Phải tìm cách tăng năng lực cạnh tranh
TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng trong chuyện nhập siêu, cần có cái nhìn 2 chiều bởi đó vừa là cơ hội vừa là thách thức với nền kinh tế Việt Nam. “Phải nhìn mối quan hệ Việt Nam - TQ trong tổng thể mạng sản xuất toàn cầu. Không chỉ Việt Nam mà cả khu vực ASEAN hay Nhật Bản cũng có mối quan hệ phụ thuộc vào TQ và ngược lại. Trong mối quan hệ phụ thuộc đó, việc chia sẻ lợi ích giữa các bên như thế nào là cả một câu chuyện có liên quan đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong quá trình hội nhập. Hiện chúng ta tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu nhưng cách tham gia yếu ớt, năng lực cạnh tranh kém” - TS Võ Trí Thành nêu vấn đề.
Cũng theo ông Thành, nếu lượng lớn hàng trung gian nhập về được các DN tạo ra sản phẩm xuất khẩu thì hoàn toàn không gây thâm hụt thương mại nhưng thực tế là hàng trung gian lại được các DN gia công phục vụ tiêu dùng trong nước nên giá trị gia tăng kém, thâm hụt thương mại lớn.
Đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng trên, TS Võ Trí Thành cho rằng cần điều hành dòng vốn hiệu quả, nâng cao vai trò của DN tư nhân, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh liên kết ngành để tạo sân chơi bình đẳng, không chỉ với TQ mà còn trong mối quan hệ với những đối tác khác. “Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là nỗ lực của cả Chính phủ và bản thân DN. Cần nhìn nhận mối quan hệ này như trò chơi toàn cầu nên điểm cốt lõi là cần phải có chính sách cải cách mạnh mẽ như tái cấu trúc nền kinh tế” - ông Thành đề xuất.
Luật hóa hoạt động mua bán 2 bên
TS Nguyễn Minh Phong cho rằng giải pháp căn cơ hiện nay là Việt Nam cần phải làm tốt những mặt hàng thế mạnh của mình để nâng cao sức cạnh tranh cả về giá và chất lượng khi hàng TQ tràn vào. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ đường nhập khẩu tiểu ngạch, luật hóa hoạt động mua bán 2 bên để tăng cường yếu tố pháp lý, bảo vệ người dân, DN Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Khuyến khích người dân, DN buôn bán chính thống để kiểm soát hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật... cũng là giải pháp cần quan tâm.
Phương Nhung

Quá nhiều hồ, đập mất an toàn


Chủ Nhật, 08/12/2013 21:53

Sau hậu quả nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua, việc bảo đảm an toàn cho các hồ, đập đã được nhiều địa phương quan tâm. Thực tế kiểm tra cho thấy rất đáng lo ngại về độ an toàn các hồ, đập

Tây Nguyên và miền Trung có nhiều hồ, đập nhưng do sử dụng đã lâu, không được sửa chữa kịp thời… nên nhiều công trình đã xuống cấp.
Gia Lai: Nhiều đập có khả năng vỡ
Sau khi thủy điện An Khê - KaNak bị lũ vùi lấp, gây ngập lụt nghiêm trọng cho vùng hạ du cuối tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai vừa kiểm tra lại toàn bộ hồ, đập thủy điện trên địa bàn.
Nhiều tuyến đường vùng hạ du bị ngập sâu khi thủy điện An Khê - KaNak xả lũ Ảnh: HOÀNG THANH
Toàn tỉnh hiện có 38 hồ thủy điện lớn nhỏ, trong đó nhiều hồ mất an toàn nghiêm trọng như hồ thủy điện Đăk Lốp (huyện Kbang) bị hư hỏng hoàn toàn, chủ đầu tư đã phải ngừng phát điện từ năm 2010. Bên cạnh đó, nhiều công trình khác có khả năng vỡ đập khi thân đập đã bị nứt toác, nước chảy thành dòng qua các kẽ như hồ thủy điện thuộc Công ty CP Điện Gia Lai là Thác Bà (công suất 0,3 MW), thân đập nứt từ 0,8-1,5 cm kéo dài hàng chục mét; thủy điện Chư Prông cũng trong tình trạng tương tự. Tuy việc thấm nước qua thân đập của 2 hồ này đã được đơn vị chủ quản khắc phục nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập.
Về trách nhiệm trong việc thủy điện An Khê - KaNak bị “chôn sống” làm người dân ở thị xã An Khê và vùng hạ lưu sông Ba hứng trọn “quả bom” nước, ông Mang Viên Tý - Trưởng Phòng Kinh tế, Phó Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thị xã An Khê - cho biết: “Khi xảy ra lũ, địa phương rất lúng túng trong công tác phòng chống do lượng nước đổ về lớn, trong khi nhà máy thủy điện báo nhỏ. Vì không có trạm quan trắc nên nhà máy báo bao nhiêu chúng tôi biết bấy nhiêu. Thực tế xả lũ bao nhiêu, chỉ có nhà máy mới biết”. Về lâu dài, ông Tý kiến nghị: Để xác định rõ trách nhiệm các nhà máy thủy điện trong xả lũ, cần phải lập bản đồ ngập tràn ở hạ du; xây dựng trạm quan trắc dưới đập tràn để xác định lưu lượng xả lũ của nhà máy thủy điện.
Hiện nay, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình thủy điện vừa và nhỏ còn nhiều bất cập. Theo cơ chế này, chủ đầu tư tự quyết định hình thức, nội dung quản lý dự án và có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cho ý kiến thiết kế cơ sở. Do vậy, nhiều công trình thủy điện thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác.
Chiều 6-12, ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai, cho biết đã báo cáo toàn bộ hồ thủy điện không an toàn để HĐND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại thời gian thông báo xả lũ trước 24 giờ thay vì 2 giờ như hiện nay. Xử phạt nghiêm các chủ hồ, đập vi phạm quy trình điều tiết và xả lũ.
Phú Yên: Hàng loạt hồ xuống cấp, rỉ nước
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Phú Yên, trên địa bàn tỉnh hiện có 45 hồ chứa với tổng dung tích lên trên 770 triệu m3, trong đó có 2 hồ thủy điện (đã tích nước) và 43 hồ thủy lợi. Theo ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, qua kiểm tra định kỳ, đập của 2 hồ thủy điện bảo đảm an toàn, trong khi nhiều hồ thủy lợi đã xuống cấp, rò rỉ nước.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, hiện 2 hồ thủy lợi có dung tích chứa nước lớn nhất ở đây là Phú Xuân (huyện Đồng Xuân) có dung tích chứa hơn 11,2 triệu m3 và Đồng Tròn (huyện Tuy An) có dung tích chứa trên 19,5 triệu m3 đều có hiện tượng rò rỉ nước. Trong đó, hồ Phú Xuân cả mái thượng lưu và hạ lưu đập đất, cống lấy nước đã xuống cấp. Hồ Đồng Tròn được đưa vào sử dụng từ năm 2007 đã có hiện tượng thấm nước qua đập, chưa có hệ thống tràn và đường cứu hộ khi sự cố xảy ra. Hai hồ thủy lợi Đồng Tròn và Phú Xuân hiện do Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam quản lý và sử dụng.
Theo ông Trần Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, từ khi hồ Đồng Tròn được Bộ NN-PTNT bàn giao để công ty này quản lý và sử dụng, hiện tượng rò rỉ nước đã xảy ra. Mực nước thiết kế của hồ Đồng Tròn là 35 m so với mặt nước biển nhưng khi tích nước ở cao trình 32 m vẫn xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. “Bộ NN-PTNT vừa khảo sát hiện tượng rò rỉ và đánh giá bước đầu là nước thấm qua nền đá gốc. Hiện bộ vẫn tiếp tục khoan thăm dò để đánh giá an toàn đập” - ông Trần Tiến Anh nói.
Trong khi đó, hồ chứa nước Xuân Bình được tỉnh cho phép xây dựng từ năm 2002 với tổng kinh phí trên 28 tỉ đồng để cung cấp nước tưới cho 100 ha lúa, 60-100 ha nuôi tôm, cấp nước sinh hoạt cho Khu Kinh tế Đông Bắc Sông Cầu. Tuy nhiên, đến nay, hồ thủy lợi quan trọng này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng vì có đến 8/9 hạng mục vừa xây xong đã gặp sự cố. Trong đó, đập Bình Ninh bị vỡ năm 2009, hiện vẫn chưa khắc phục xong.
Theo ông Biện Minh Tâm, ngoài hồ chứa nước Xuân Bình đang được đầu tư khắc phục, tỉnh này phải cần đến hơn 50 tỉ đồng để sửa chữa 20 hồ thủy lợi khác đang xuống cấp. Để bảo đảm an toàn hồ đập, hiện các hồ thủy lợi ở đây đang tích nước hạn chế. “Đối với các hồ thủy lợi lớn như Đồng Tròn, Phú Xuân, chúng tôi chỉ cho phép tích nước trong vụ sản xuất. Khi kết thúc vụ hè thu, vào mùa mưa lũ, các hồ này buộc phải mở hết các cửa xả để lũ về bao nhiều thì xả hết bấy nhiêu nhằm bảo đảm an toàn” - ông Tâm nói.
Hàng trăm triệu mét khối nước treo lơ lửng
Là vùng cao nên vào mùa khô, tỉnh Đắk Lắk cần rất nhiều nước để tưới cho các diện tích cây công nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 665 công trình thủy lợi, gồm 539 hồ chứa, 79 đập dâng, 46 trạm bơm và 1 hệ thống đê bao. Phần lớn được xây dựng từ hàng chục năm trước, việc quản lý, vận hành yếu kém, hư hỏng không được sửa chữa kịp thời nên hiện gần 50% công trình xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, 17 hồ chứa đã hư hỏng nặng, hàng trăm triệu mét khối nước đang treo lơ lửng, đe dọa vùng hạ du.
Điển hình như hồ thủy lợi thôn 6B, xã Hòa An, huyện Krông Pắk, mặt đập nứt một đoạn dài khoảng 50 m, rộng 2-5 cm. Để công trình bảo đảm an toàn, phải đục bỏ phần bê-tông, xử lý móng, gia cố lại phần bê-tông đỉnh đập... Tuy nhiên, kinh phí sửa chữa khoảng 500 triệu đồng hiện chưa biết tìm đâu ra.
Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Kinh phí để sửa chữa 17 hồ chứa khoảng 7,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân sách tỉnh đang khó khăn nên chúng tôi đã đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí để sớm khắc phục, sửa chữa”.
NHÓM PHÓNG VIÊN