THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 January 2013

BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ! Ngô Tổng Thống khi đi kinh lý thăm dân

photo 
 
May-1956
South Vietnam's President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to visit refugee settlements

Một tấm ảnh thôi đủ nói lên tất cả.

Thành kính tưởng nhớ, tiếc thương một vị lãnh tụ Anh Minh, Yêu Nước, Liêm Chính như cố Tổng Thống cuả Việt Nam đệ nhất Cộng Hoà.

Hãy nhìn đôi giày cuả ông mà đau lòng ! 
 
 
BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ!
 
Hãy xem cuộc sống thanh đạm của Ngô Tổng Thống khi đi kinh lý thăm dân. Vị lãnh đạo quốc gia VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. Ai nhìn thấy cũng rưng rưng nước mắt..

Giá vàng giảm còn 45,7 triệu đồng/lượng

(TNO) Khép lại phiên giao dịch cuối tuần (19.1), giá vàng thế giới tiếp tục giảm, giá vàng trong nước cũng giảm trở lại và hiện giao dịch ở mức 45,4 - 45,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Lúc 9 giờ, tại TP.HCM, giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 45,4 - 45,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Như vậy, giá vàng SJC đã giảm 100.000 đồng/lượng so với mức giá của cuối ngày hôm qua (18.1).
Tuy nhiên, tính chung cho cả tuần, giá vàng SJC đã tăng 1,4 triệu đồng/lượng.
* Trên thị trường thế giới, giá vàng trong phiên giao dịch ngày 18.1 (kết thúc vào rạng sáng nay 19.1, giờ VN) đóng cửa ở mức 1.684,7 USD/ounce, giảm 2,5 USD/ounce so với phiên giao dịch liền trước.
* Sáng nay, tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn ở mức 20.828 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 21.036 đồng/USD. 
Tại Ngân hàng Vietcombank, tỷ giá giao dịch đồng USD ở mức 20.825 - 20.865 đồng/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên không đổi so với ngày hôm qua (18.1).
Còn tại một số ngân hàng thương mại khác, tỷ giá giao dịch đồng USD tiếp tục tăng.
Cụ thể, tại Ngân hàng Eximbank, tỷ giá giao dịch đồng USD được niêm yết ở mức 20.810 - 20.870 đồng/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên ở chiều mua vào nhưng tăng 5 đồng/USD ở chiều bán ra so với hôm qua.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), tỷ giá giao dịch đồng USD phổ biến ở mức 20.810 - 20.870 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm ngày 18.1.
 Lê Trần

2 tác giả cùng từ chối bằng khen của Hội nhà văn


 
Y Ban không ngại để văn mình 'có mùi thum thủm'

Được Hội Nhà văn VN tặng bằng khen trong khuôn khổ Giải thưởng của Hội năm 2012, 2 tác giả Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam nhất loạt gửi thư ngỏ từ chối vinh dự này.
Chiều 16/1, Hội đồng chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam chọn ra những tác phẩm để trao thưởng năm 2012. Ở lĩnh vực văn xuôi, tập truyện ngắn "Thành phố đi vắng" của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ nhận giải thưởng. Ngoài ra, Hội trao bằng khen cho tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" của nhà văn Y Ban và "Thế kỷ bị mất" của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.
Ngày 18/1, trên mạng xuất hiện thư ngỏ của nhà văn Y Ban gửi tới "Ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và 14 vị ủy viên ban chấp hành" của Hội, tuyên bố rút tên khỏi ghế ủy viên BCH văn xuôi và từ chối nhận bằng khen, dự kiến được trao vào 29/1 tới. Lá thư giải thích lý do rút tên khỏi giải thưởng vì ban giám khảo không đủ tâm và tài xét giải.
"Trò chơi hủy diệt cảm xúc được 4 phiếu giải thưởng, 3 phiếu bằng khen và 2 phiếu trắng. Đây chính là mấu chốt của vấn để. "Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối BGK này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả. Hai phiếu trắng ở đây nói lên điều gì? Làm giám khảo mà không dám đối mặt với chỉ một cái tên trên một tờ giấy?", lá thư ngỏ viết.
Bức thư cũng bày tỏ sự bức xúc trước cách làm việc của Hội Nhà văn Việt Nam mà điển hình là chủ tịch Hội, thể hiện qua nhiều cuộc bầu bán khác. Theo đó, trong một số giải thưởng, chủ tịch Hội thường chỉ đạo "bỏ phiếu nhiều lần" cho đến khi kết quả hợp với ý chủ tịch mới thôi. Thư ngỏ chỉ nêu chức danh, không nêu tên chủ tịch Hội. Hiện, nhà thơ Hữu Thỉnh là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
y-ban-jpg-1358606759_500x0.jpg
Nhà văn Y Ban.
Trao đổi với VnExpress, nhà văn Y Ban khẳng định chị chính là tác giả bức thư ngỏ và xác nhận lại toàn bộ nội dung trên. Chị cho biết, sáng 18/1, chị đã in lá thư và gửi tới hòm thư của chủ tịch Hội nhà văn VN cũng như trao tận tay những người trong ban chấp hành mà chị gặp mặt, một số người ở xa không nhận được thì chị gửi email.
Nhà văn Y Ban chia sẻ thêm: “Bản thân giải thưởng không có lỗi. Trong thâm tâm của mỗi nhà văn, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam là giải thưởng của hội nghề nghiệp, điều mà nhiều người mong muốn có được bên cạnh sự đánh giá của công chúng, không ngoại trừ tôi. Tuy nhiên, người ta càng khao khát bao nhiêu thì lại càng thất vọng bấy nhiêu khi phát hiện ra sự thật. Đây không phải lần đầu tiên có người từ chối giải thưởng. Nhiều người đã từ chối rồi nhưng họ chọn cách im lặng, còn tôi thì không. Những năm trước tôi không tham gia hội đồng nên không biết và không thể nào nói được. Với việc tham gia hoạt động hai năm qua, tôi tận mắt chứng kiến nên tôi không thể làm ngơ”.
tk-jpg-1358594376_500x0.jpg
Bìa cuốn "Thế kỷ bị mất" của Phạm Ngọc Cảnh Nam.
Khi bức thư ngỏ của Y Ban chưa hết xôn xao, trên Internet lại xuất hiện một bức thư ngỏ khác, được cho là của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam, từ chối bằng khen của Hội cho cuốn "Một thế kỷ bị mất". Nhà văn người Đà Nẵng Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng xác nhận lá thư đó là của ông. Ông Cảnh Nam cho biết, ngày 18/1, ông nhận được điện thoại của bà Hoàng Tuyên - trưởng ban sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam - thông báo ông được trao bằng khen của Hội ở lĩnh vực văn xuôi năm nay. Qua điện thoại, nhà văn thẳng thừng từ chối giải thưởng. Cùng ngày, qua bạn bè và Internet, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam gửi thư ngỏ về sự việc.
Trong lá thư, ông viết ngắn gọn: “Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen này của Hội nhà văn. Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học”. 
Ông Phạm Ngọc Cảnh Nam cho biết, theo nguồn tin trong ban chấp hành Hội, tác phẩm "Thế kỷ bị mất" của ông được cho là có tên gọi nhạy cảm nên khó lòng trao giải thưởng cao nhất dù đạt số phiếu rất cao. Cuối cùng, cuốn sách được trao bằng khen. Đó là một trong những lý do được ông đưa ra để giải thích cho nhận định "giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương".
VnExpress đã cố gắng liên lạc với chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhưng điện thoại của ông luôn trong tình trạng không liên lạc được. Phó chủ tịch Hội Nguyễn Quang Thiều giới thiệu người phát ngôn của Hội là nhà văn Đình Kính. Ông Đình Kính cũng là một thành viên ban chung khảo, ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam.
Người phát ngôn của Hội cho biết Hội mới chỉ đọc được thư ngỏ trên mạng chứ chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào có chữ ký của những người xin rút bằng khen. Theo ông Đình Kính, bất cứ văn bản nào muốn hợp thức hóa cũng phải có chữ ký và gửi trực tiếp lên ban chấp hành. Hội chỉ ghi nhận những lá thư như vậy chứ không dựa trên căn cứ là một văn bản đang lưu hành trên mạng.
Trình bày quan điểm về vụ việc, theo ông Đình Kính: “Quyền rút khỏi giải thưởng là quyền của mỗi người. Việc trao giải thưởng là quyền của Hội và ban chấp hành. Việc từ chối nhận giải thưởng không có gì đáng ngạc nhiên, đó là hiện tượng bình thường, bởi đến giải Nobel còn có người từ chối”.
dinh-kinh-jpg-1358603299-500x0-jpg-13586
Nhà văn Đình Kính - người phát ngôn của Hội nhà văn Việt Nam.
Về những nghi vấn liên quan đến tính khuất tất trong việc xét giải của Hội, ông Đình Kính khẳng định "chưa thấy vấn đề đó". Ông cũng phủ nhận cáo buộc "bỏ phiếu thử nhiều lần" mà nhà văn Y Ban nêu ra. “Không có việc đó vì tất cả cuộc họp đều có biê  bản và tất cả hội viên trong ban chấp hành chứng kiến”, ông Kính nói.
Về giải thưởng năm nay, ông Kính cho biết ban chấp hành sẽ có thông báo cụ thể về chất lượng của các tác phẩm đoạt giải trước lễ trao giải và đó sẽ là phát ngôn chính thức của Hội. Khi được đề nghị bình luận về những nội dung liên quan đến chủ tịch Hội trong bức thư ngỏ, ông Kính cho biết: "một ủy viên BCH không có quyền nhận xét chủ tịch Hội trên báo chí". Nhưng ông Kính khẳng định chủ tịch Hội Hữu Thỉnh là người nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm.
Người phát ngôn của Hội khẳng định, Hội nhà văn Việt Nam sẽ có văn bản thông báo rộng rãi về những lùm xùm liên quan đến giải thưởng. Hội cũng sẽ rút kinh nghiệm để những lần trao giải sau tốt hơn.
Đây không phải lần đầu tiên giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam bị từ chối.Năm 2003, tập truyện ngắn "Tự sự 265 ngày" của Hồ Anh Thái được Hội Nhà văn VN trao "tặng thưởng", nhưng anh từ chối nhận. Năm 2006, tác giả trẻ Ly Hoàng Ly cũng gửi thư đến Hội xin từ chối tặng thưởng dành cho tập thơ "Lô Lô" vì chị “không thấy được sự nghiêm túc trong việc xét giải, ngược lại còn thấy một thái độ thiếu tôn trọng các tác phẩm mà Hội đồng đưa ra để bình bầu”. Cũng trong năm này, giải thưởng ở hạng mục thơ được trao cho “Thương lượng với thời gian” của chủ tịch hội Hữu Thỉnh gây nhiều xôn xao vì được cho là không minh bạch. Nhà thơ Hữu Thỉnh sau đó từ chối nhận giải thưởng tại lễ trao giải.
Ngoài ra, năm 2011 nhà văn Sơn Tùng và gia đình nhà văn Sơn Nam (ông đã qua đời năm 2008) xin rút khỏi đề cử Giải thưởng Nhà nước; nhà văn Nguyên Ngọc cũng từ chối cơ hội được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh do bất bình với cách hành xử mà theo họ là thiếu minh bạch của Hội Nhà văn.
Hoàng Anh

Diễn biến mới về vụ "Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng”



(Kienthuc.net.vn) - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định, kết luận của thanh tra chính phủ về sai phạm quản lý đất đai là không đúng vì việc giao đất trên địa bàn theo đúng quy định của luật đất đai ở từng thời điểm.

Sau khi Thanh tra Chính phủ ngày 17/1 có thông báo kết luận thanh tra về những sai phạm liên quan đến đất đai lên đến hơn 3.400 tỉ đồng, chiều 18/1, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà nẵng đã lên tiếng về vấn đề này.

Trên Infonet, ông Văn Hữu Chiến khẳng định, Thanh tra chính phủ kết luận: "UBND TP Đà Nẵng không triển khai tốt việc đấu giá chuyển quyền sử dụng đất trong những năm qua, không tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ” là không đúng. 

“Tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai tại từng thời điểm. Cụ thể là Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá quyền sử dụng đất.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí như quy định địa điểm xây dựng, diện tích, đơn giá, mục đích sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký... để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá”, ông Chiến giải thích.

 Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà nẵng. Ảnh Infonet
Về kết luận Đà Nẵng có 6 dự án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Thanh tra Chính phủ, ông Chiến cho biết, Thanh tra Chính phủ thanh tra 46 dự án, trong đó có một số dự án TTCP lấy giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất làm căn cứ chính rồi so với giá đất mà UBND TP quyết định có sự chệnh lệch, đồng thời không tính mật độ xây dựng khi xác định giá đất để kết luận gây thất thoát là không có cơ sở.

“Theo quy định, việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Hội đồng thẩm định giá đất thành phố gồm đại diện Sở Tài chính, Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Cục Thuế thành phố, Văn phòng UBND thành phố chỉ là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo UBND thành phố trong việc xem xét và phê duyệt giá đất. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND thành phố”, ông Chiến nói.

Ông Chiến cũng khẳng định, giá đất cụ thể được UBND thành phố Đà Nẵng xác định phù hợp với từng vị trí, với từng quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng, giá đất thị trường ở vị trí đó tại mỗi thời điểm và các lô đất đều được đưa ra đấu giá công khai. Việc xác định giá đất các lô đất lớn phải tính đến mật độ xây dựng, thường là dưới 60%.

Về kết luận của Thanh tra chính phủ cho rằng "khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch đã được UBND TP Đà Nẵng xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) năm 2007, qua 4 lần gia hạn nộp tiền, đến tháng 9/2009 Công ty mới nộp tiền sử dụng đất nhưng TP không xác định lại giá, gây thất thu 120.172 triệu đồng", ông Chiến cũng khẳng định là UBND thành phố làm đúng thẩm quyền và đúng quy định của luật đất đai. 

“Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểm đấu giá là 2,5 triệu đồng/m2. Sau khi công khai đấu giá theo đúng quy định, hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá, chỉ có Công ty Phúc Thiên Long xin nhận QSDĐ. Do đó, việc UBND TP thống nhất chủ trương giao đất cho công ty này là phù hợp với quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 2 Nghị định 17/2006/CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

UBND TP Đà Nẵng thống nhất phê duyệt giá đất giao QSDĐ theo đúng đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, với đơn giá là 3,03 triệu đ/m2, cao hơn đơn giá phê duyệt để đấu giá. Việc phê duyệt đơn giá đất 3,03 triệu đ/m2 là đúng thẩm quyền của UBND TP và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó”, ông Chiến phân tích. 

Ông Chiến cũng lý giải giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND thành phố.

Bởi lẽ “sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Bình đã chuyển nhượng lại cho Công ty ATS do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc. Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột (có quan hệ huyết thống) nên giá chuyển QSDĐ của hai người này không phải là giá trị thực của khu đất.

Việc tăng giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân trên nhằm mục đích nâng khống giá trị chuyển quyền sử dụng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Đây chính là thực trạng dẫn đến nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay.

Ngoài mục đích nâng giá đất ảo nêu trên thì việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND thành phố”, ông Chiến nói.

Trước đó, ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.

Theo Thanh tra Chính phủ, trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng có tốc độ phát triển đô thị khá “nóng”, số lượng các dự án đầu tư của khu vực công và tư nhiều, diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án nhiều, song việc quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều vi phạm, ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước.

Trong khi đó, công tác thanh tra và phòng chống tham nhũng ở những lĩnh vực này chưa được thành phố “quan tâm đúng mức”, dẫn đến vi phạm xảy ra trong một thời gian dài mà không được phát hiện, xử lý.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, việc thực hiện công khai minh bạch trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng còn mang tính hình thức, công khai không đầy đủ thông tin, thông tin công khai không chính xác… Việc phát hiện và xử lý sai phạm thông qua kết quả thanh tra toàn thành phố trong 3 năm qua còn rất ít.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện tình trạng giao đất không qua đấu giá còn diễn ra phổ biến dẫn đến việc xác định giá trị tiền sử dụng đất chưa sát với giá chuyển nhượng trên thị trường, tạo điều kiện để một số nhà đầu tư, đầu cư trục lợi.

Đặc biệt, đối với công tác thu tiền sử dụng đất, tổng hợp kết quả từ 22 dự án có vi phạm về xác định số tiền phải thu khi chuyển quyền sử dụng đất là hơn 2.120 tỷ đồng. Không những thế, thành phố Đà Nẵng đã sai phạm trong việc giảm 10% tiền sử dụng đất cho nhiều cá nhân, tổ chức không đúng đối tượng và trái với quy định, gây thất thu cho ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả và kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong giai đoạn 2003 – 2011, do đã vi phạm quy định về quản lý đất đai, gây thất thu cho ngân sách hơn 3.434 tỷ đồng.

Thuần Lương (T.H)

19 tháng Giêng - Anh hùng tử khí hùng bất tử



Hoài Vũ Việt (Danlambao) - Ngày này năm xưa. 19 tháng Giêng năm 1974. 39 năm về trước. 74 anh hùng Việt Nam đã hy sinh trong sự nghiệp bảo toàn lãnh thổ. 74 chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến Hoàng Sa. 

Ngày này năm nay. 19 tháng Giêng năm 2013. Một nhóm các bạn trẻ yêu nước tại miền Bắc, những người chưa ra đời vào thời điểm các anh nằm xuống, đã âm thầm bày tỏ lòng biết ơn bằng cách tưởng niệm để ghi nhớ, để nhắc nhở nhau gương hy sinh anh dũng cho Tổ quốc của 74 anh hùng vào 39 năm về trước.

Họ, những tuổi trẻ Hà Nội là những người từng tham gia các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược vào 2011 và 2012. 

Họ, những khuôn mặt yêu nước trong sáng của thế hệ hôm nay mong muốn thể hiện tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc đúng nghĩa nhất giữa những người dân đang bị cai trị bởi chế độ độc tài và khát vọng thể hiện ý nghĩa Tổ Quốc là của chung. 

Họ, thế hệ sinh sau đẻ muộn muốn xác định rằng: bất kỳ ai hy sinh vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam đều là những người anh hùng của đất nước Việt Nam. Cho dù là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. 

Các bạn trẻ của sông Hồng là những thanh niên sinh viên đã từng giơ cao nắm tay và hô lớn Hoàng Sa là của Việt Nam, đã từng bị khiêng lên xe buýt đem về đồn công an vì "tội yêu nước" và các bạn đã tâm sự rằng: 

"Cảm giác của bọn em khi làm là muốn thể hiện sự tri ân đối với các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước. Từ trước tới giờ đa số các bạn trẻ ở miền Bắc chưa từng được biết đến cuộc hải chiến đó, không nghe gì về những hy sinh cao quý ấy. Nhưng bây giờ qua sách báo và mạng internet bọn em đã được biết và hiểu sự hy sinh anh dũng của các anh. Bọn em muốn làm một điều gì đó để thể hiện sự tri ân đó. Các chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì sự toàn vẹn lạnh thổ của đất nước, đối với bọn em đó là những vị anh hùng đã vị quốc vong thân. Nhưng sự hy sinh của các anh đã bị đối xử bất công, bị coi là quân "Ngụy" sau ngày 30-4 năm 1975. Các anh không được nhắc đến trong các cuộc tưởng niệm hay vinh danh những người đã hy sinh vì đất nước bởi sự thù hằn của bên thắng cuộc."

Ngày này, 19 tháng Giêng năm 2013, các bạn đã thiết kế 74 ngọn hoa đăng hình hoa sen để thả giữa sông Hồng ở Hà Nội. Các bạn chọn sông hồng ở Hà Nội vì theo lời các bạn: "Vì nó là cái nôi của nền văn hóa bắc bộ nơi các bọn em sinh ra và lớn lên. Sông Hồng chảy ra biển lớn và các bọn em muốn theo dòng nước của sông để gửi lời tri ân đến biển cả, đến các anh hùng đã hy sinh tại Hoàng Sa"

74 hoa sen tinh khiết tượng trưng cho 74 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Một chiếc thuyền có dòng chữ HQ-10 được kết bằng 74 bông hồng đại diện cho chiến hạm HQ-10 đã bị quân xâm lược Trung Quốc bắn chìm vào 39 năm về trước. Dòng chữ HQ-10, được kết từ những bông hoa hồng đỏ thắm ấy cũng nhằm để vinh danh người Hạm trưởng - trung tá Ngụy văn Thà cùng đồng đội của ông. 

39 năm kể từ ngày Trung tá Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của ông nằm xuống, vẫn còn đó nỗi buồn in dấu của tuổi trẻ ngày hôm nay về sự toàn vẹn và tồn vong của đất nước. Vẫn còn hiện diện đâu đó sự phân biệt đối xử của xã hội đối với những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Họ quên mất đi rằng không có sự đoàn kết, hòa giải hòa hợp dân tộc giữa những nạn nhân, những người bị trị thì đất nước này sẽ sớm bị tan nát vì bàn tay của nhưng người CS đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh bành trướng chủ nghĩa cộng sản năm nào. Các bạn trẻ ngày hôm nay muốn gửi thông điệp đến tất cả mọi người rằng: Chỉ có sự đoàn kết hòa giải và hòa hợp dân tộc thực sự mới chiến thắng được thù trong giặc ngoài, mới có thể khôi phục lại tự do dân chủ nhân quyền thực sự để từ đó cùng nhau vực dậy và đưa đất nước Việt Nam đi lên. 





Lời thương từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà



Đặng Huy Văn (Danlambao) - Hôm nay là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kỹ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh.

Thiếu tá HQ, hạm trưởng QLVNCH - Nguỵ Văn Thà
Đặc biệt trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đó, Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã mưu trí dũng cảm hạ gục được hai chiến hạm 389 và 396 của bọn Trung Quốc xâm lược. Nhưng HQ 10 cũng đã bị hư hỏng nặng, nhiều chiến sĩ hy sinh và bị thương trong đó có Đại Úy Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Lúc đó, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đã quyết định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và các anh đã tiếp tục nã đạn vào các chiến hạm của TQ. Cuối cùng các anh đã bị chết chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19/1/1974, tức ngày 27 tết Giáp Dần! Quân ta đã có 74 chiến sĩ hy sinh anh dũng. 

Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới quý vị độc giả gần xa một bài viết để tưởng nhớ Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà phỏng theo lời kể của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, bà Huỳnh Thị Sinh nay vẫn còn sống tại Sài Gòn cùng các con cháu. 

Lời thương từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà

(Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh) 

Anh ơi nhớ chăng? 
Hôm đó ra đi anh đã quay về mấy bận 
Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài! 
Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nhìn 
Em đã thấy anh xách va li quay lại 
Và gọi với lên “Tàu còn sửa đến mai!” 
Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi mãi 
Đi đến tận bây giờ rồi ở mãi “Chốn Bồng Lai”! 

Em đã quen với những cuộc ra đi như vậy 
Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa 
Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái 
Đứa chín tuổi, đứa sáu năm còn bé út lên ba 

Các con cũng đã quen với những chuyến xa ba 
Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc 
Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt 
Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười xòa 

Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ 
Anh đứng dưới sân nhìn lên mắt như đẫm lệ nhòa 
Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt 
Vì có tin quân mình đang đụng giặc tại Hoàng Sa! 

Chiều hôm sau tin báo về 
Anh đã bị giặc bắn chìm cùng tàu HQ10 - Nhật Tảo! 
Sau khi đã phá tan hai chiến hạm của giặc Tàu 
Nhưng trừ con lớn, hai đứa sau vẫn không hề hay biết 
Ngày nào chúng cũng ngồi chờ: “Ba của chúng con đâu?” 

Em khôn xiết khổ đau tháng ngày ngồi ngóng đợi 
Và hy vọng thời nay Trời còn có phép màu 
Giúp kéo tàu Hộ Tống Hạm lên đưa anh về một buổi 
Thăm lại các con thơ cho chúng vợi buồn đau! 

Anh ơi! 
Ba mươi chín năm rồi! Anh đã tròn tuổi bảy mươi 
Các con của chúng ta nay cũng đã thành gia thất 
Nhưng em không thể nào tin là anh yêu đã mất 
Vì đêm nào em cũng nghe tiếng anh gọi: “Em ơi!” 

Khi được trở về trời, ai cũng cần nấm đất 
Để vợ con ngày tết, ngày mất còn có chỗ cắm nhang 
Nay anh nằm dưới biển sâu nơi giặc Tàu cưỡng chiếm 
Ba mươi chín năm trời hồn xác dạt lang thang! 

Không có anh nhưng vì còn các con, em phải sống! 
Rồi bán dần thứ nọ thứ kia để nuôi chúng trưởng thành 
Nay nhà ở cũng đang phải chờ, mấy năm liền thuê trọ 
Nên chưa có chỗ đặt bàn thờ để treo ảnh của anh! 

Anh Thà ơi! 
Em nhớ lắm ngày xưa mỗi lần về nghỉ phép 
Anh đưa cả bốn mẹ con em tới phố Nguyễn Tri Phương 
Ăn ốc luộc chấm mắm gừng mồm út cay bật khóc 
Anh cười hiền ôm dỗ con ngó phụng phịu mà thương! 

Ôi ước gì em và các con được một lần ra đảo 
Để thả 74 vòng hoa tang trên biển cả bao la 
Nguyện cầu hương hồn 74 các anh được về quê ăn tết 
Để các anh thôi bị giặc Tàu xéo dày giữa Hoàng Sa! 

Đến mùa bão, ngư dân ta hay vào Hoàng Sa lánh nạn 
Vẫn thường bị quân Trung Quốc đuổi ra giữa biển khơi 
Hồn các anh có thiêng xin hãy cứu đồng bào gặp nạn 
Vì dân Việt Nam mình còn khổ lắm, các anh ơi! 

Ôi giá em đưa được anh về Trảng Bàng như anh từng ao ước 
- Nếu anh hi sinh, xin em để xác anh được về lại quê nhà! 
- Để được nằm gần má, gần ba, gần ông bà nội ngoại! 
Có ai ngờ xác anh nay trôi giạt mãi Hoàng Sa! 

Em không dám mơ các anh sẽ được vinh danh, tạc tượng 
Mà chỉ ước biển đảo quê hương không còn giặc xâm lăng! 
Cho đất nước bớt lầm than, dân thôi phải bị lao tù oan trái 
Để Hoàng Sa sớm trở về Đất Mẹ Cửu Long Giang! 


Hà Nội, 19/1/2013