THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 December 2010

Bắt quả tang 3 người Hàn Quốc tuyển vợ trong siêu thị


 
01/12/2010 19:09 
 
(TNO) Các cô gái đứng xếp hàng để 3 người đàn ông Hàn Quốc "coi mắt" ngay quán cà phê trong siêu thị. Người môi giới hưởng 3.500 USD cho một vụ "tuyển vợ" thành công.

Ngày 1.12, nguồn tin từ Công an Quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết vừa bắt quả tang một vụ "tuyển vợ". Những người tham gia môi giới hôn nhân trái phép đã bị cơ quan công an lập biên bản vi phạm hành chính.

Trước đó, vào sáng 29.11, theo trình báo của người dân, một nhóm người, trong đó có 13 cô gái trẻ, đẹp kéo nhau lên quán cà phê nằm trên sân thượng của siêu thị Maximart (15-17 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP.HCM) với những biểu hiện bất thường.    

Ngay sau khi nhận được tin báo, trinh sát thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Quận Tân Bình phối hợp cùng Công an Phường 4, Quận Tân Bình đã kiểm tra hành chính nhóm người nói trên.

Ba người đàn ông Hàn Quốc và một phiên dịch người Việt bị bắt quả tang khi đang "săm soi" các cô gái. 

Những người liên quan đã thừa nhận hành vi tham gia môi giới hôn nhân trái phép.

Theo lời khai của những người liên quan, vụ "coi mắt" được một ông trùm có tiếng trong giới môi giới hôn nhân trái phép tại TP.HCM "thiết kế" với chi phí khoảng 3.500 USD cho một vụ "coi mắt" thành công. Vào thời điểm công an kiểm tra, ông trùm này không có mặt tại cuộc "tuyển chọn".

Trần Duy


Người dân vô cớ bị hành hung


 
02/12/2010 2:24 
Anh Khang đang điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: N.Long
Ngày 1.12, anh Nguyễn Lê Trọng Khang (SN 1978, ngụ xã Cù Bị, H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), bảo vệ Nông trường cao su Cù Bị vẫn còn nằm điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa với chấn thương mặt khá nặng.

Theo lời anh Khang, những vết thương này do ông Võ Nhật Hoàn, Tổ trưởng tổ 15 thôn Việt Cường, xã Cù Bị dùng gậy cao su đánh vào tối ngày 29.11 có sự chứng kiến của nhiều người. "Có thể, trước đây tôi từng phát hiện ông Hoàn trộm mủ cao su, lập biên bản nên bị thù hằn", anh Khang nói. Còn nhân chứng Hoàng Đức Dũng (thôn Việt Cường), kể lại: "Tối ngày 29.11, Khang cùng một nhóm bảo vệ đến nhà tôi uống nước thì ông Hoàn chạy vào nhà dùng gậy cao su đánh Khang ngay trước mặt tôi. Một số bảo vệ ôm ông Hoàn lại đẩy ra khỏi nhà, còn Khang được đưa đi bệnh viện cấp cứu".

Chiều qua, ông Đặng Anh, Trưởng công an xã Cù Bị cho biết: có việc ông tổ trưởng hành hung anh Khang. Do anh Khang đang điều trị tại bệnh viện nên công an chưa thể lấy lời khai để điều tra.

Nguyễn Long


Phải giải quyết nạn ngập nước, kẹt xe tại TP.HCM


 
02/12/2010 2:44 
 
Ngày 1.12, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tiếp xúc với cử tri Q.1 và Q.2. Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ sự băn khoăn trước tình hình lạm phát tăng, giá cả leo thang; kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đời sống người dân không tăng; sự buông lỏng quản lý của Nhà nước đối với một số tập đoàn kinh tế, cho thuê đất trồng rừng…

Đồng tình với quan ngại của cử tri về việc cho thuê đất trồng rừng, Chủ tịch nước cho rằng, Nhà nước không vì lợi nhuận mà lơ là công tác quản lý, bảo vệ rừng và an ninh quốc phòng. Ngoài ra, Chủ tịch nước yêu cầu lãnh đạo TP và các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, giải quyết những bức xúc của cử tri TP liên quan đến "hố tử thần" trên đường phố; tình trạng ngập nước, kẹt xe… kéo dài trên địa bàn TP. 

* Cùng ngày, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào (2.12.1975); 90 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihan (13.12.1920). Dịp này, Thành ủy, UBND và các sở ngành, cá nhân vinh dự đón nhận Huân chương Lao động do Nhà nước Lào trao tặng.

Minh Nam - Lan Chi


Mỗi năm VN có thêm 15.000 người nhiễm HIV


 
02/12/2010 2:47 
 
Hội nghị 20 năm phòng, chống HIV/AIDS đã được tổ chức tại Hà Nội vào hôm qua, với sự tham dự của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Theo Bộ Y tế, 20 năm kể từ khi phát hiện bệnh nhân HIV đầu tiên tại VN, đến nay cả nước có 228.680 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 48.368 người đã tử vong.

Hiện mỗi năm VN ghi nhận thêm 15.000 người nhiễm mới. HIV đã có tại 100% tỉnh, thành. TP.HCM là địa phương có số người nhiễm HIV cao nhất nước, chiếm 23%. Hà Nội đứng thứ hai với 8%. Số bệnh nhân AIDS được tiếp cận thuốc điều trị đã lên đến 44.000 người, gấp 14 lần so với năm 2005 và dự kiến đạt 80.000 người vào 2015. Tại hội nghị, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, Chính phủ VN cam kết mục tiêu đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS vào năm 2015.

Nam Sơn 


Bị chủ hành hạ, hai chị em bỏ trốn khỏi nơi làm thuê


 
01/12/2010 23:06 
Hai em Võ Thị Ngọc (áo khoác) và Võ Thị Chung (áo ngắn tay) trong đêm bỏ trốn khỏi nhà chủ - Ảnh: Lê Huy
Quá hoảng loạn do bị hành hạ, cưỡng bức lao động, lợi dụng đêm tối, hai chị em chú bác ruột là Võ Thị Ngọc và Võ Thị Chung (đều 16 tuổi và cùng trú tại thôn 1, xã Điền Môn, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã bỏ trốn khỏi nhà chủ, lẩn tránh trên phố chợ Tam Kỳ.

Sáng ngày 1.12, tại trụ sở Công an P.Phước Hòa (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), dù đã qua một đêm được các anh công an bố trí chỗ ở và ngủ đủ giấc, nhưng trên gương mặt của Ngọc và Chung vẫn còn nơm nớp lo âu. Theo bản tường trình của hai em Ngọc và Chung gửi cơ quan công an, cả hai được bà Lành (người cùng quê) đưa vào phụ bán vải và cà phê cho bà Lê Thị T. (47 tuổi, trú P.Hòa Hương, TP Tam Kỳ).

Em Ngọc vào làm việc từ tháng 5.2010. Còn Chung vào từ tháng 9.2010. Hai em đều được hưởng mức lương 600 đồng/tháng và bao cơm. Từ khi phụ việc cho đến nay, Ngọc, Chung thường xuyên bị bà T. và P. (con gái bà T.) dùng tay đánh vào mặt, cổ và túm tóc đánh tại nhà. "Có lần bà T. với chị P. đánh bọn em giữa chợ Tam Kỳ, ai cũng thấy" - Ngọc kể.

Do làm việc quá sức, ăn uống bữa đói, bữa no lại bị đánh đập... nên sức khỏe 2 em đã giảm sút. "Từ hồi vô làm đến giờ bọn em chưa được trả lương" - Chung tức tưởi nói. Gạt nước mắt, Chung kể: "Cách đây 3 bữa (ngày 29.11- PV) sau khi đánh em sưng miệng, bà T. hăm dọa sẽ còn đánh nữa. Vừa uất ức vừa lo sợ nên tối 30.11, hai chị em phải bỏ trốn". Do không có tiền về quê nên hai em phải chui nhủi ra chợ Tam Kỳ để cầu cứu các tiểu thương tại đây.

Do đã nhiều lần tận mắt chứng kiến cảnh hành hạ Chung, Ngọc nên những tiểu thương chợ Tam Kỳ đã quyên góp được hơn 600 ngàn và bí mật dẫn hai em bỏ trốn. Ngay trong đêm 30.11, sau khi tiếp nhận thông tin, Công an P.Phước Hòa đã có mặt tại điểm bí mật và đưa hai em Ngọc và Chung về bố trí nơi ngủ nghỉ đề phòng người nhà bà T. đi tìm. Ngồi nép vào lưng chị Ngọc, nước mắt chảy dài trên gương mặt, Chung nói với chúng tôi: "Nghe giới thiệu vào Tam Kỳ làm kiếm thêm ít tiền phụ giúp gia đình, đâu ngờ họ đánh đập thậm tệ, tiền lương không trả, nhiều lần tụi em định trốn nhưng tiền đâu mà về quê...".

Trao đổi với chúng tôi, thiếu tá Nguyễn Trường Long, Trưởng công an P.Phước Hòa cho biết, trước mắt đơn vị lấy lời khai của hai em Ngọc, Chung. Sau đó sẽ chuyển hồ sơ cho Công an P.Hòa Hương tiếp tục xử lý vì bà T. cư trú tại Hòa Hương; đồng thời báo cáo lên Công an TP Tam Kỳ.

Lê Huy


Quyết liệt kiềm chế tăng giá


 
01/12/2010 22:45 
Giá tăng ảnh hưởng đến đời sống của người dân - Ảnh: Đ.N.T

Ngày 30.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và quý 1/2011.

>> Cần có thái độ với nạn tăng giá ở chợ bán lẻ 

Như vậy, liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, Thủ tướng đã ban hành 2 chỉ thị chỉ đạo quyết liệt công tác bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm.

 
 Nếu chợ lẻ bán đắt thì người tiêu dùng sẽ tập trung vào mua sắm ở siêu thị - Ảnh: Đ.N.Thạch

Theo chỉ thị trên, các cơ quan chức năng phải đảm bảo cung ứng đủ và ổn định giá cả đối với những mặt hàng thiết yếu: gạo, thịt gia súc, gia cầm; rau, củ, quả; sữa, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng; thuốc phòng chữa bệnh; dịch vụ đi lại... Không để mất cân đối cung cầu giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Không cho phép tăng giá bất hợp lý

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, củ, quả ở những vùng bị bão lũ; giữ ổn định giá bán điện, giá bán than cho các hộ sản xuất điện, xi măng, phân bón, giấy; áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ, thuế để giữ bình ổn giá xăng dầu; giãn thời gian điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiên quyết ngừng việc đăng ký tăng giá các hàng hóa, dịch vụ (thuộc diện đăng ký giá) có mức giá tăng không hợp lý.

Nếu không có các biện pháp quyết liệt của các bộ ngành, CPI sẽ còn tăng nữa 
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; phối hợp với UBND cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm lũng đoạn thị trường.

Cung ứng đủ hàng dịp Tết

Tại buổi họp báo thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, hôm 30.11, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt lương thực thực phẩm từ nay đến cuối năm 2010 và Tết Tân Mão chắc chắn được đảm bảo đầy đủ.

Tuy nhiên, bài học từ việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 tăng cao đột biến đã cho thấy, việc tăng giá không phải do yếu tố cung cầu hàng hóa, mà phần nhiều do yếu tố tâm lý, đầu cơ, găm hàng giữ giá bất hợp lý. Đáng nói là việc đầu cơ, găm giữ hàng lại chưa được xử lý triệt để và rốt ráo.

Bình luận về việc CPI cả năm khó giữ dưới 10% (vượt xa mục tiêu ban đầu đặt ra là 8%), bà Thoa cho rằng, "nếu không có các biện pháp quyết liệt của các bộ ngành, CPI sẽ còn tăng nữa. Các giải pháp đưa ra, dù không được như mong muốn, nhưng cũng đã giữ được con số CPI như hiện nay".

Để gìm giữ giá trong tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM tiếp tục đổ tiền vào chương trình bình ổn giá. Theo đó, TP.HCM chi 380,6 tỉ đồng, Hà Nội chi 500 tỉ đồng, trong đó dành 400 tỉ đồng để dự trữ các mặt hàng thiết yếu. Nhiều địa phương dù không đủ vốn cho chương trình bình ổn, nhưng đều có hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp theo từng nhóm mặt hàng.

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo cung cầu những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, gạo, dược phẩm..., đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, không niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cũng sẽ tăng cường kiểm tra chặt chẽ các kênh phân phối, lưu thông và tiêu thụ của doanh nghiệp, xử lý đầu cơ mua vét hàng hóa, dự trữ hàng hóa quá mức...

Mai Hà


Vụ “Bán đứng người lao động”: Nạn nhân cầu cứu giải thoát


 
02/12/2010 2:30 
Những gia đình ở Cát Hanh có người thân bị "bán đứng" khi lên Lâm Đồng làm việc đang lo lắng cho thân nhân - Ảnh: Đình Phú
Hàng chục người lao động ở Bình Định cũng đang bị "bán đứng" và hết sức lo lắng về sức khỏe, tính mạng vì phải làm việc cực khổ như bị đày khổ sai.

Ngay sau khi Báo Thanh Niên số ra hôm qua 1.12 phản ánh tình trạng người lao động ở các tỉnh: Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên bị "bán đứng", người dân ở xã Cát Hanh, H.Phù Cát (Bình Định) lập tức gọi điện thoại cho PV Thanh Niên vì thân nhân của họ cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Chỉ riêng xóm Tân Lợi A, thôn Tân Xuân; xóm 1, thôn Hòa Hội (xã Cát Hanh) có hơn 50 người bị lừa lên làm việc ở Lâm Đồng, trong số đó có nhiều cặp vợ chồng gửi con nhỏ ở quê ra đi trước lời hứa hẹn sẽ được trả mức lương cao của 2 "cò" tuyển dụng tên là Cư (số điện thoại 0977270613) và Đông (01654517690).

Bà Phạm Thị Quy (54 tuổi) có chồng là ông Huỳnh Thủy (54 tuổi) và con là Huỳnh Văn Tiến đang biệt tích ở Lâm Đồng suốt mấy ngày qua, kể: "Cách đây 1 tuần, có 2 người đàn ông tuổi ngoài 40 đến nhà ông Bốn Thọ (thôn Tân Xuân) ở và loan tin tuyển người lên Lâm Đồng hái cà phê với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng đối với lao động nam, 2,5 triệu đồng/tháng đối với lao động nữ, ngoài ra còn được bao ăn ở miễn phí. Thấy mức lương này quá cao so với thu nhập hiện tại ở quê nên mọi người đến đăng ký rất đông. Sau đó, vào chiều 28.11, họ thuê xe đò đưa đi, cho đến nay gia đình không rõ tung tích cả hai cha con nên rất lo lắng. Mọi người đến nhờ ông Bốn Thọ gọi điện hỏi thông tin người thân từ 2 "cò" tuyển dụng nhưng 2 "cò" không bắt máy".

Theo phản ảnh của thân nhân các nạn nhân, trước khi đưa lao động rời khỏi Cát Hanh, "cò" Cư và Đông đã tổ chức ăn uống, bầu chọn tổ trưởng, tổ phó hẳn hoi rồi sau đó đưa ra các bản hợp đồng yêu cầu họ ký vào. Mọi người vì quá tin tưởng và đang cần có thu nhập nên đều nhanh chóng ký mà không đọc rõ bất kỳ nội dung nào ghi trong hợp đồng, và cũng không có ai giữ lại 1 bản cho gia đình. Khi lên tới Lâm Đồng, mọi người hết sức bất bình vì thực tế hoàn toàn trái ngược.

Chúng tôi đã tìm cách liên lạc qua điện thoại với một trong số những lao động bị "bán đứng" là anh V.T (32 tuổi). Giọng run sợ, anh V.T cho biết: "Xe đi từ quê 3 giờ chiều, đến Lâm Đồng vào lúc 3 giờ sáng. Tất cả người lao động bị nhốt chung vào một phòng chật hẹp, sau đó bị chia tách ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 7 người. Sáng hôm sau các chủ rẫy cà phê đến trả tiền cò 7 triệu đồng thì mới tiếp nhận một nhóm. Chủ rẫy bắt làm việc quần quật suốt ngày còn khổ hơn đi đày khổ sai nhưng họ thông báo chỉ trả lương 1 triệu đồng/tháng". Anh V.T đề nghị giấu tên "vì biết được, chủ rẫy sẽ giết chết", và cho biết thêm: nhóm của anh về làm tại một rẫy cà phê ở xã Tân Thanh, H.Lâm Hà; những nhóm khác không rõ làm ở đâu. Mọi người đều bị chủ rẫy thu giữ giấy CMND và "quản" rất chặt. Sáng chủ rẫy đưa đi, chiều đưa về, trong thời gian làm việc thì họ đứng canh giữ. Người lao động đề nghị được quay về quê thì họ đòi đánh đập, dọa giết nên phải cắn răng chịu đựng. Muốn liên lạc về gia đình cũng bị ngăn cấm. Điện thoại di động hết pin cũng không cho sạc. Mọi người rất muốn đến trụ sở UBND xã Tân Thanh để nhờ giải cứu, nhưng lo sợ chủ rẫy phát hiện, đánh đập thì tình thế còn nguy hiểm hơn...

Chiều qua, quá lo lắng cho tính mạng người thân, các gia đình mới đến trình báo vụ việc với chính quyền địa phương, đề nghị vào cuộc can thiệp giúp người lao động hồi gia. Trong vai một người muốn có việc làm hái cà phê, PV Thanh Niên đã liên lạc được với "cò" Cư. "Tôi đang cần thêm 50 lao động, nhưng ở Lâm Đồng đã đủ người, phải sang Đắk Lắk. Lúc nào anh gọi thêm đủ số người ấy, tôi sẽ đưa xe đến đón…", "cò" Cư bình thản nói.

Đình Phú


Nạn buôn người ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện


Hãng thông tấn Đức, DPA, hôm qua trích dẫn nhận định cuả cơ quan chống nạn buôn người, thuộc Bộ Công an Việt Nam, nêu ra rằng gần năm ngàn phụ nữ Việt là nạn nhân bị buôn bán trong vòng sáu năm qua.

Gần đây, vẫn theo lời viên chức Bộ Công An, cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện hơn 1.200 người Việt bị bán ra khỏi nước mà đa số là phụ nữ. Hơn 200 kẻ tình nghi buôn người bị bắt giữ, 137 người bị truy tố, cứu thóat trên bảy chục nạn nhân. 
Tình trạng được cho biết chưa được cải thiện, và tại  một số điạ phương nạn buôn ngươì còn rất phức tạp. Theo cơ quan chức năng Việt Nam thì, những kẻ buôn ngươì tận dụng Internet để chiêu dụ các phụ nữ.
Những thông tin vừa nêu được đưa ra tại hội thảo hôm thứ tư vừa qua ở Hà Nội. Hội thảo công nhận những nổ lực mà dự án mang tên Peaceful House giúp các nạn nhân buôn ngươì tái hội nhập với cộng đồng. 
Nhiều phụ nữ, nam giới Việt Nam là đối tượng bị bán đi hành nghề mãi dâm hay bị bóc lột sức lao động tại các nước như Trung  Quốc, Kampuchia, Thái Lan, Hồng Kông, Macau, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh quốc, Cộng Hòa Czech.
Mặt khác, Việt Nam cũng là điểm đến của những đường dây tội phạm buôn người.   


Người có HIV/AIDS phải trả tiền thuốc ARV?


2010-12-01

Việc gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình của Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức.

AFP photo

Thống kê tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS toàn cầu tính đến cuối năm 2008.


Một trong những thách thức đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay là các trợ giúp về tài chính của quốc tế dành cho Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ giảm đáng kể. Trong đó phải nói đến chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, một trong những chương trình quốc gia trọng điểm. 

Liệu Việt Nam đã sẵn sàng để gánh vác những trách nhiệm tài chính nặng nề hơn trong tương lai liên quan đến chương trình này hay chưa? 

Liệu người có HIV/AIDS tại Việt Nam sắp tới có phải trả tiền cho thuốc ARV hay không? 

Từ nhận thuốc miễn phí ...

Chỉ khoảng hơn 10 năm về trước, việc phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với rất nhiều người Việt Nam thường có nghĩa là bị kết án tử hình. Nhưng những năm gần đây, các hoạt động phong phú và liên tục của nhiều dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, đặc biệt là chương trình cấp thuốc ARV miễn phí của quỹ PEPFAR, Mỹ và các chương trình chăm sóc y tế khác đã giúp kéo dài tuổi thọ của nhiều người. 

Những suy nghĩ bi quan trước kia ngày một giảm bớt. Tuy thế, cùng với việc Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, nhiều người đang sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam đang lo lắng rằng không lâu nữa họ sẽ phải trả tiền mỗi khi lấy thuốc.

Một thanh niên nhiễm HIV ở Hà Nội, xin giấu tên cho biết, anh được biết tin về khả năng phải trả tiền thuốc trong tương lai từ các buổi tập huấn dành cho các tình nguyện viên HIV/AIDS tại Hà Nội. Theo anh đây là một điều rất đáng lo ngại cho những bệnh nhân có HIV/AIDS tại Việt Nam vì phần lớn họ không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc điều trị này.

Thực sự khi bọn em nghe thấy vấn đề này thì bọn em rất lo lắng vì phải bỏ tiền mua thuốc cho cả hai mẹ con thì cực kỳ quá sức với bản thân.

Chị Trần Thị Huệ, Hà Nội

Chị Trần Thị Huệ, một người có HIV hiện sống ở Hà nội cho biết:

"Thực sự khi bọn em nghe thấy vấn đề này thì bọn em rất lo lắng vì những người đang sống chung với HIV thì công việc làm không ổn định, đã phải làm, phải lo cho gia đình, con cái đã vất vả rồi mà bây giờ mỗi tháng hoàn cảnh em thì cả hai mẹ con đều bị mà phải bỏ tiền mua thuốc cho cả hai mẹ con thì cực kỳ quá sức với bản thân."

Hiện chị Huệ và con được dùng thuốc ARV miễn phí từ quỹ PEPFAR. Mỗi tháng mẹ con chị được phát thuộc một lần dùng trong 30 ngày.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y Tế, hiện Việt Nam có hơn 180,000 người nhiễm HIV, trong đó hơn 42,000 người đã chuyển sang AIDS. 

Năm nay Việt Nam cũng kỷ niệm 20 năm ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, và cũng là 20 năm sự ra đời của chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 

Theo ông Eamonn Merphy, Trưởng đại diện UNAIDS tại Việt Nam thì Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua trong việc phòng chống sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh thế kỷ, đặc biệt là tăng số người được tiếp cận với thuốc điều trị miễn phí. Ông nói:

"Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Hơn 50% những bệnh nhân nhiễm bệnh có thể tiếp cận các loại thuốc cần thiết, có nghĩa là đã tăng ¾ trong hơn 2 năm qua." 

... đến phải trả tiền 

Tuy nhiên, cùng với việc gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam đang phải đối mặt với việc giảm đáng kể các khoản trợ cấp quốc tế cho chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Hiện có đến 90% ngân quỹ của chương trình này đến từ nước ngoài, chỉ có 10% là do chính phủ chi trả. Điều này đặt ra các thách thức lớn cho chính phủ Việt Nam. Bác sĩ Jean Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết:

aids-china-250.jpg
Sinh viên TQ dùng ruy băng đỏ kết chữ AIDS hôm 30/11/2009. AFP photo
"Điều đáng chú ý là có đến 90% ngân quỹ dành cho chương trình này đến từ bên ngoài trong khi đó chỉ có 10% ngân quỹ của chương trình do chính phủ chi trả. Hiện Việt Nam đã chuyển lên nhóm các nước có thu nhập trung bình, họ cần phải sẵn sàng về tài chính để có thể chi trả nhiều hơn cho chương trình. Họ sẽ cần phải sát nhập các dự án hiện có được nước ngoài tài trợ như quỹ PEPFAR chẳng hạn vào một hệ thống y tế quốc gia chung. Cho nên thách thức lớn nhất là phải có nhiều đầu tư hơn từ chính phủ cho chương trình."

Bác sĩ Olivé cũng cho biết hiện tiền tài trợ cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục và vẫn chưa có thông tin chính thức nào từ việc các dự án này sẽ rút khỏi Việt Nam hay giảm đáng kể các hoạt động trong thời gian ngắn sắp tới. Tuy nhiên, về trung hạn, điều này là không tránh khỏi. Ông nói:

"Hiện tại thì tiền tài trợ cho Việt Nam vẫn còn. Các chương trình vẫn chưa chuẩn bị rút khỏi Việt Nam ngay tức khắc. Nhưng điều quan trọng là chính phủ phải nhìn vào khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm tới. Lúc đó sẽ cần nhiều tiền hơn từ chính phủ cho chương trình, và sẵn sàng tiếp nhận các dự án một khi các dự án nước ngoài kết thúc và có thể rút khỏi Việt Nam vì Việt nam đã hoàn toàn ở trong nhóm các nước có thu nhập trung bình và không nằm trong danh sách các nước cần mức trợ giúp như cũ nữa." 

Hiện cả UNAIDS và WHO đều đang giúp chính phủ Việt Nam trong việc tính toán để ước tính mức chi phí của chương trình mà chính phủ Việt Nam sẽ phải chi trả trong thời gian tới là bao nhiêu. Hiện vẫn chưa có con số chính thức nhưng theo bác sĩ Olivé thì đó sẽ là một khoản tiền rất lớn.

Nếu chỉ nhìn vào báo cáo của quỹ PEPFAR năm 2010, chỉ riêng khoản tiền điều trị mà quỹ này dành cho 30,000 người có HIV tại Việt Nam, tức chỉ hơn 16% số người nhiễm tại Việt Nam, đã gần 7 triệu đô la. Chi phí cho việc mua thuốc kháng vi rút, phân phối và quản lý mạng lưới cung cấp là gần 18 triệu đô la. 

Chính phủ sẽ trả?

pepfar.gov-250.jpg
Một bệnh nhân nhiễm HIV đang được tư vấn từ quỹ PEPFAR. Photo courtesy of pepfar.gov
Người đại diện của Tổ chức Y Tế Thế Giới cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng để gánh phần trách nhiệm tài chính nặng nề cũng như việc điều hành chương trình quốc gia sau khi sát nhập các dự án khác. Nguyên nhân là bởi Việt Nam có cam kết chính trị rất mạnh mẽ đối với chương trình thể hiện qua việc Phó Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS. 

Trả lời về câu hỏi khi Việt Nam phải tiếp quản hầu như phần lớn gánh nặng tài chính của chương trình, liệu người sống chung với HIV/AIDS tại Việt Nam có phải trả tiền thuốc ARV hay không. Bác sĩ Olivé nói:

"Tôi nghĩ chính phủ sẽ vẫn tiếp tục chi trả cho phần thuốc cho người bệnh vì đây là chương trình quốc gia, đó là lý do vì sao mà chi phí của chương trình sẽ cao, và việc chuyển giao diễn ra từ từ. Biết được thực tế tại Việt Nam, tôi không nghĩ những người đang sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam phải quá lo nghĩ về việc phải tự chi trả cho các chi phí này.

Tôi nghĩ chính phủ sẽ vẫn tiếp tục chi trả cho phần thuốc cho người bệnh vì đây là chương trình quốc gia. 

Bác sĩ Olivé

Mặt khác WHO không ủng hộ việc người bệnh phải trả tiền cho thuốc ARV. Tôi không nghĩ việc tính tiền thuốc ARV cho người bệnh sẽ có thể xảy ra trong giai đoạn trung hạn sắp tới. Lý do nữa để không tính tiền thuốc này là bởi những người đang sống chung với HIV/AIDS tại Việt nam và người có nguy cơ lây nhiễm cao là những người có thu nhập thấp, không có điều kiện để tự chi trả cho các chi phí này." 

Trong khi lời phát biểu này của người đại diện Tổ chức Y tế Thế giới có thể làm giảm nhẹ phần nào lo lắng của những người đang sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, người ta cũng không khỏi đặt ra câu hỏi về năng lực của chính phủ để có thể tiếp nhận các dự án khác vào trong một chương trình quốc gia trong thời gian 5 đến 10 năm tới, nhất là khi sự kỳ thị trong xã hội đối với những người có HIV/AIDS vẫn còn tiếp tục là điều gây đau đầu cho những người làm và thực thi chính sách. 

Theo dòng thời sự:


Công an đội mũ cối tham gia giao thông


Thứ tư, 1/12/2010, 10:21 GMT+7


Chiều 30/11, trên đường Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng (đoạn từ vành đai 3 đến cầu vượt Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), một công an ngồi sau xe máy Sirius thay vì đội mũ bảo hiểm đã đội mũ cối. 
Clip cảnh sát không đội mũ bảo hiểmKhuyến khích ghi hình cảnh sát không đội mũ bảo hiểm

Ảnh chụp lúc 17h30 chiều 30/11, đoạn đường Phạm Hùng, đối diện cổng phụ vào Trung tâm hội nghị quốc gia. ẢnhLê Hiếu.

Người điều khiển xe đội mũ bảo hiểm, còn người ngồi đằng sau đội mũ cối, cả hai đều mang quân hàm. Chiếc xe hiệu Sirius mang biển kiểm soát Hà Nội.

Một số người tham gia giao thông tỏ ý bất bình khi cảnh sát vi phạm giao thông, có người đã dùng điện thoại ghi lại hình ảnh trên.

Theo Cục CSGT đường bộ, sắt, bất kể lực lượng nào khi tham gia giao thông trên đường bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm đều vi phạm. Nếu người dân phát hiện cảnh sát không gương mẫu chấp hành nên gửi trực tiếp cho lãnh đạo công an tỉnh để xử lý hoặc có thể gửi cho Cục cảnh sát giao thông đường sắt, bộ, địa chỉ 120 Lê Duẩn (Hà Nội).

Lê Hiế
u


Thứ hai tuần tới bắt đầu cấp biển xe 5 số


Thứ tư, 1/12/2010, 10:30 GMT+7


Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cho rằng, khi cấp biển từ 4 lên 5 số sẽ không gây lãng phí. Để tránh tiêu cực trong quá trình cấp biển (từ 6/12), lãnh đạo Cục sẽ thường xuyên kiểm tra.
Từ 6/12 biển số ôtô, xe máy sẽ tăng lên 5 số / Bộ Công an lý giải việc đổi biển xe cơ giới từ 4 sang 5 số

Chiều 30/11 thượng tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng phòng hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Công an) đã trả lời phỏng vấn VnExpress.net.

- Vài ngày nữa việc cấp biển số ôtô, xe máy từ 4 số thành 5 số sẽ có hiệu lực, ông có thể nói rõ hơn việc thực hiện?

- Với những xe biển 4 số hiện nay không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nếu chủ xe đề nghị chuyển từ 4 thành 5 số thì cảnh sát giao thông ở tất cả địa phương vẫn phải tiến hành để họ đăng ký bình thường. Với những xe sang tên đổi chủ, mất biển, biển số mờ xin cấp lại đều được cấp biển 5 số.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Tuấn trao đổi với VnExpress.net chiều 30/11. Ảnh: Hoàng Anh.

- Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấp biển 5 số diễn ra trên cả nước là phức tạp và tốn kém bởi chỉ có một số tỉnh thành như Hà Nội, TP HCM... hết seri, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

- Quả thực khi tập huấn cho các lãnh đạo chủ chốt, người trực tiếp làm công tác đăng ký trong cả nước, chúng tôi nắm được một số tỉnh còn biển 4 số chưa dùng hết. Những đơn vị này đang làm báo cáo để chúng tôi tổng hợp gửi lên cấp trên. Việc có cho đăng ký tiếp 4 số hay không sẽ do lãnh đạo Bộ Công an quyết định. Còn việc thực hiện cấp biển 5 số vẫn diễn ra bình thường trong những ngày tới.

Còn việc phức tạp tôi khẳng định là không, bởi trước kia đăng ký biển 4 số theo hình thức bấm số ngẫu nhiên, thời gian để lấy được biển phải mất 3 ngày. Nay, thời gian rút ngắn còn lại 2 ngày.

- Những tỉnh còn biển 4 số chưa dùng hết, nay phải dừng lại để cấp biển 5 số, ông có cho rằng điều đó là lãng phí?

- Không lãng phí, bởi nguyên liệu ở biển 4 số chúng ta vẫn có thể ép lại và dập thành 5 số.

Biển 4 số đã tồn tại được 36 năm (kể từ năm 1974 đến nay) với số lượng quá lớn nên công an không quản lý hết được. Trên thực tế, nhiều phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng, xe cũ nát, thanh lý, tai nạn... chủ xe không báo cho cơ quan đăng ký biết. Việc thay đổi này sẽ là dịp để tổng kiểm kê các phương tiện giao thông. Cơ quan chức năng sẽ quản lý đầy đủ và chặt chẽ hơn.

- Trước kia việc đăng ký biển 4 số theo hình thức bấm số ngẫu nhiên, còn giờ sẽ theo phương thức chọn số từ thấp đến cao. Việc thay đổi này liệu có xảy ra tiêu cực trong việc cấp biển?

- Việc đăng ký xe biển 5 số vẫn thực hiện trên máy vi tính như đăng ký với biển 4 số. Để hạn chế tiêu cực, Cục đã quán triệt người đến trước đăng ký số nhỏ, người đến sau đăng ký số lớn dần.

Để kiểm soát việc đăng ký, tránh nhảy ngắt quãng nhằm tạo cơ hội cho người thân, bạn bè của cán bộ cấp biển có được biển đẹp, lãnh đạo Cục cùng Phòng sẽ thường xuyên kiểm tra.

Từ 6/12
Từ 6/12 bắt đầu đổi biển xe lên 5 số. Ảnh: Hoàng Hà.

- Việc đấu giá biển số đẹp trong thời gian tới sẽ được thực hiện thế nào?

- Theo quan niệm của mỗi người, biển số đẹp có sự khác nhau. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đấu giá những biển số đẹp. Chúng tôi vẫn chờ những hướng dẫn cụ thể từ liên bộ ngành như Tài chính, Công an, Tư pháp để đưa ra phương thức đấu giá sao cho phù hợp.

Theo thông tư của Bộ Công an, kích thước biển số và ký hiệu địa phương vẫn giữ nguyên. Khi đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe chỉ cần viết giấy khai đăng ký xe, không cần phải có đơn, công văn đề nghị đổi, cấp lại đăng ký, biển số như hiện nay.

Đại diện Cục cảnh sát giao thông đường sắt - đường bộ (Bộ Công an) cho biết, việc cấp qua mạng trước mắt chưa thực hiện vì phải chạy thử việc cấp trực tiếp để có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

Hoàng Anh - Tiến Dũng thực hiệ
n


Thái Nguyên: Hàng ngàn người dân vẫn chờ đợi trên hè phố, Chủ tịch Tỉnh vẫn biệt tăm

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, từ sáng 29/11/2010, hàng ngàn giáo dân Thái Nguyên đã tập trung về khu vực tiếp dân của UBND Tỉnh Thái Nguyên. mang theo hoa, cờ, băng rôn… thậm chí cả hình Hồ Chí Minh (là bùa hiện đảng đang dùng) để xin được gặp gỡ chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Xuân Đương mới đắc cử. Dù trước đó, ngày 15/11/2010, Giáo xứ Thái Nguyên đã có thư xin hẹn được gặp, nhưng ông Chủ tịch Tỉnh đã lờ đi nguyện vọng này của giáo dân.  Họ đã nằm chờ tại vỉa hè qua ngày 29, đêm 29, ngày 30 và đêm 30/11 nhưng vị "đầy tớ của nhân dân" vẫn không xuất hiện.
 Theo tinh thần của giáo dân cho biết, họ sẽ tiếp tục ở lại, mang chăn chiếu, quần áo và nấu cơm ăn tại chỗ chờ gặp được Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên để "chúc mừng" mới thôi. Hàng ngàn giáo dân khắp nơi đang nô nức tinh thần cảm phục, đồng hành với bà con các giáo xứ tại Thái Nguyên và hết lòng ủng hộ họ thời gian qua.
 Những ngày tới, nếu Chủ tịch UBND Tỉnh tiếp tục bất chấp nguyện vọng của nhân dân, thì họ sẽ kiên trì bám trụ ở đó, các giáo dân những xứ họ khác sẽ tiếp sức về tinh thần và nghị lực cho họ.
 GIÁO PHẬN BẮC NINH                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 GIÁO XỨ THÁI NGUYÊN                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Số 42/NXTN -2010                                                                     =======oo0ooo======
 
GIẤY XIN HẸN
 Kính gửiNgài Bí Thư Tỉnh Uỷ,
 Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương. 
 Kính thưa Ngài! Chúng tôi đã nhận được công văn số 109/TB – UBND ra ngày 06/10/2009 thông báo kết luận cuộc họp ngày 23/09/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc với UBND thành phố Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan trong Tỉnh và Thành Phố Thái Nguyên. Sau khi nghe UBND thành phố Thái Nguyên, các Sở ban ngành báo cáo cơ sở pháp lý, được sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, tham khảo ý kiến của Ban Tôn Giáo Chính Phủ liên quan đến quy hoạch đường vào khu dân cư tổ 11, 12 và Nhà Thờ xứ Thái Nguyên thuộc phường Trưng Vương, tất cả cuộc họp đều thống nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc đã kết luận:
 -         "Đồng ý quy hoạch thành 3 phần: Phần ở khoảng giữa để phục vụ các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo, 2 bên còn lại để làm đường dân sinh. Đồng ý làm hàng rào ngăn cách giữa đường vào hai bên dân cư và phần diện tích phục vụ lễ nghi sinh hoạt tôn giáo…"
 Ngày 11/12/2009 chúng tôi cùng với Linh mục chánh xứ Thái Nguyên Nguyễn Đức Đại được mời tham dự cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính Quyền qua kết luận số 109/TB-UBND ngày 06/10/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc.
 Ngày 27/08/2010 tại trụ sở HĐND-UBND thành phố Thái Nguyên trước cuộc họp với tất cả các ban ngành cùng với toàn thể nhân dân và giáo dân, Phó Chủ Tịch thành phố Quản Chí Công đã hứa trước cuộc họp: Hoàn thành dự án quy hoạch đường và sân lối vào nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên và tổ 11,12 Phường Trưng Vương trước ngày 30/09/2010.
 Chiều ngày 27/08/2010 nhân dịp đi khảo sát, tại nhà khách nhà xứ Thái Nguyên, UB Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội Việt Nam đã cùng thảo luận với Linh mục Nguyễn Đức Đại và  Ban Giáo Xứ, UB Các Vấn Đề Xã Hội đã tiếp nhận ý kiến chính đáng và hứa sẽ giải quyết nhanh chóng.
 Kính thưa ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương! Kết luận của Phó Chủ Tịch Vũ Hồng Bắc đại diện cho Chính Quyền của Tỉnh đã ra được hơn 1 năm; cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính quyền ngày 11/12/2010 đã được 11 tháng. Lời hứa của Phó Chủ Tịch thành phố Thái Nguyên Quản Chí Công trước các ban ngành và nhân dân đã được 4 tháng mà đến nay công việc vẫn chưa được giải quyết. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như bà con công giáo nói riêng vô cùng nóng lòng và bức xúc trước sự trì hoãn này. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như những người công giáo nói riêng băn khoăn thắc mắc: không hiểu vì lý do gì mà những quyết định, những lời hứa của đại diện các cấp Chính Quyền vẫn chưa được thực hiện.
 Kính thưa Ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương!
 Nguyện vọng của nhân dân nói chung, bà con giáo dân nói riêng muốn được gặp mặt Ngài:
 -         Trước hết được chúc mừng, chia sẻ cương vị mới Bí Thư Tỉnh Uỷ tỉnh Thái Nguyên, với trách nhiệm quan trọng, nặng nề mà Đảng, nhân dân trao gửi.
 -         Những câu hỏi, những băn khoăn của nhân dân nói chung, của bà con tổ dân phố 11, 12 và bà con giáo dân nói riêng rất mong được nghe những lời giải thích từ chính Ngài, để mọi người không mất lòng tin vào những Quý Vị đại diện Chính Quyền mà họ đã tự tay mình bỏ những lá phiếu.
 -         Ngày đại Lễ Noel đã đến gần mà khu vực quảng trường nhà thờ vẫn ngổn ngang bừa bộn, việc buôn bán, xe cộ đỗ lộn xộn…
 -         Bà con nhân dân nói chung, nhân dân tổ dân phố 11, 12, cũng như toàn thể người công giáo của toàn tỉnh Thái Nguyên xin được gặp Ngài Bí Thư Tỉnh Uỷ kiêm Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương:
 + Thời gian: Vào lúc 08 giờ 30, thứ hai ngày 29/11/2010.
 + Địa điểm: Tại nơi tiếp nhân dân của UBND tỉnh Thái Nguyên.
 Kính mong Ngài thu xếp công việc để nhân dân nói chung và bà con giáo dân nói riêng được chúc mừng cương vị Bí Thư Tỉnh Uỷ mới của Ngài, được nghe những lời giải thích từ chính Ngài để mọi người yên tâm công tác và lao động sản xuất.
 Chúc Ngài luôn bình an, mảnh khoẻ, sáng suốt để lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh nói chung trong đó có bà con giáo dân tiến bướcvững mạnh trên con đường phát triển tinh thần cũng như vật chất. Chúc Gia Quyên luôn được bình an.
 Thái Nguyên ngày 15 tháng 11 năm 2010
 T/M Ban Giáo Xứ
 Phó Chánh Trương
 Phạm Bá Ninh
 Một số hình ảnh của giáo dân Thái Nguyên chờ đợi gặp " đầy tớ trung thành, tận tụy" của họ:

 Bà con giáo dân Thái Nguyên, từ già trẻ, gái trai trên hè phố chờ Chủ tịch Tỉnh 
 
 Họ đã kiên trì chờ đợi sang ngày thứ 3 
 Không chỉ có cờ, hoa, băng rôn mà còn cả hình Hồ Chí Minh, khi đảng đang kêu gào "Học tập và làm theo" 
 Trước tấm pano hoành tráng mừng Đại hội Đảng là hàng ngàn người dân đứng chờ đợi "đầy tớ" và những tấm băng rôn: "Chúng tôi đã khổ cực 20 năm rồi" 
 Các cụ già, phụ nữ bất chấp giá rét mùa đông, vui vẻ bên bữa cơm ăn tạm bên hè phố 
 Họ sẽ kiên trì chờ đợi bất kể bao nhiêu thời gian, đến khi nguyện vọng của họ thấu tai Cửu trùng 
 Những lời thăm hỏi, động viên cần thiết đối với họ 
 Được tin giáo dân tập trung đông đúc, linh mục Fx. Nguyễn Đức Đại đến thăm bà con 

Thái Nguyên: Hàng ngàn người dân vẫn chờ đợi trên hè phố, Chủ tịch Tỉnh vẫn biệt tăm

Nguon:  http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/cong-giao/thai-nguyen-hang-ngan-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-dan-v%E1%BA%ABn-n%E1%BA%B1m-ch%E1%BB%9D-d%E1%BB%A3i-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BB%89nh-v%E1%BA%ABn-bi%E1%BB%87t-tam/?i-dan-v?n-n?m-ch?-d?i-ch?-t?ch-t?nh-v?n-bi?t-tam/

1/12/10 1:10 AM
Thái Nguyên: Hàng ngàn người dân vẫn chờ đợi trên hè phố, Chủ tịch Tỉnh vẫn biệt tăm


Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, từ sáng 29/11/2010, hàng ngàn giáo dân Thái Nguyên đã tập trung về khu vực tiếp dân của UBND Tỉnh Thái Nguyên. mang theo hoa, cờ, băng rôn… thậm chí cả hình Hồ Chí Minh (là bùa hiện đảng đang dùng) để xin được gặp gỡ chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Xuân Đương mới đắc cử. Dù trước đó, ngày 15/11/2010, Giáo xứ Thái Nguyên đã có thư xin hẹn được gặp, nhưng ông Chủ tịch Tỉnh đã lờ đi nguyện vọng này của giáo dân.

Họ đã nằm chờ tại vỉa hè qua ngày 29, đêm 29, ngày 30 và đêm 30/11 nhưng vị "đầy tớ của nhân dân" vẫn không xuất hiện.

Theo tinh thần của giáo dân cho biết, họ sẽ tiếp tục ở lại, mang chăn chiếu, quần áo và nấu cơm ăn tại chỗ chờ gặp được Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên để "chúc mừng" mới thôi. Hàng ngàn giáo dân khắp nơi đang nô nức tinh thần cảm phục, đồng hành với bà con các giáo xứ tại Thái Nguyên và hết lòng ủng hộ họ thời gian qua.

Những ngày tới, nếu Chủ tịch UBND Tỉnh tiếp tục bất chấp nguyện vọng của nhân dân, thì họ sẽ kiên trì bám trụ ở đó, các giáo dân những xứ họ khác sẽ tiếp sức về tinh thần và nghị lực cho họ.




GIÁO PHẬN BẮC NINH                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIÁO XỨ THÁI NGUYÊN                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 42/NXTN -2010                                                                     =======oo0ooo======

GIẤY XIN HẸN

Kính gửiNgài Bí Thư Tỉnh Uỷ,

Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương.

Kính thưa Ngài! Chúng tôi đã nhận được công văn số 109/TB – UBND ra ngày 06/10/2009 thông báo kết luận cuộc họp ngày 23/09/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc với UBND thành phố Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan trong Tỉnh và Thành Phố Thái Nguyên. Sau khi nghe UBND thành phố Thái Nguyên, các Sở ban ngành báo cáo cơ sở pháp lý, được sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, tham khảo ý kiến của Ban Tôn Giáo Chính Phủ liên quan đến quy hoạch đường vào khu dân cư tổ 11, 12 và Nhà Thờ xứ Thái Nguyên thuộc phường Trưng Vương, tất cả cuộc họp đều thống nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc đã kết luận:

-         "Đồng ý quy hoạch thành 3 phần: Phần ở khoảng giữa để phục vụ các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo, 2 bên còn lại để làm đường dân sinh. Đồng ý làm hàng rào ngăn cách giữa đường vào hai bên dân cư và phần diện tích phục vụ lễ nghi sinh hoạt tôn giáo…"

Ngày 11/12/2009 chúng tôi cùng với Linh mục chánh xứ Thái Nguyên Nguyễn Đức Đại được mời tham dự cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính Quyền qua kết luận số 109/TB-UBND ngày 06/10/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc.

Ngày 27/08/2010 tại trụ sở HĐND-UBND thành phố Thái Nguyên trước cuộc họp với tất cả các ban ngành cùng với toàn thể nhân dân và giáo dân, Phó Chủ Tịch thành phố Quản Chí Công đã hứa trước cuộc họp: Hoàn thành dự án quy hoạch đường và sân lối vào nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên và tổ 11,12 Phường Trưng Vương trước ngày 30/09/2010.

Chiều ngày 27/08/2010 nhân dịp đi khảo sát, tại nhà khách nhà xứ Thái Nguyên, UB Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội Việt Nam đã cùng thảo luận với Linh mục Nguyễn Đức Đại và  Ban Giáo Xứ, UB Các Vấn Đề Xã Hội đã tiếp nhận ý kiến chính đáng và hứa sẽ giải quyết nhanh chóng.

Kính thưa ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương! Kết luận của Phó Chủ Tịch Vũ Hồng Bắc đại diện cho Chính Quyền của Tỉnh đã ra được hơn 1 năm; cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính quyền ngày 11/12/2010 đã được 11 tháng. Lời hứa của Phó Chủ Tịch thành phố Thái Nguyên Quản Chí Công trước các ban ngành và nhân dân đã được 4 tháng mà đến nay công việc vẫn chưa được giải quyết. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như bà con công giáo nói riêng vô cùng nóng lòng và bức xúc trước sự trì hoãn này. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như những người công giáo nói riêng băn khoăn thắc mắc: không hiểu vì lý do gì mà những quyết định, những lời hứa của đại diện các cấp Chính Quyền vẫn chưa được thực hiện.

Kính thưa Ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương!

Nguyện vọng của nhân dân nói chung, bà con giáo dân nói riêng muốn được gặp mặt Ngài:

-         Trước hết được chúc mừng, chia sẻ cương vị mới Bí Thư Tỉnh Uỷ tỉnh Thái Nguyên, với trách nhiệm quan trọng, nặng nề mà Đảng, nhân dân trao gửi.

-         Những câu hỏi, những băn khoăn của nhân dân nói chung, của bà con tổ dân phố 11, 12 và bà con giáo dân nói riêng rất mong được nghe những lời giải thích từ chính Ngài, để mọi người không mất lòng tin vào những Quý Vị đại diện Chính Quyền mà họ đã tự tay mình bỏ những lá phiếu.

-         Ngày đại Lễ Noel đã đến gần mà khu vực quảng trường nhà thờ vẫn ngổn ngang bừa bộn, việc buôn bán, xe cộ đỗ lộn xộn…

-         Bà con nhân dân nói chung, nhân dân tổ dân phố 11, 12, cũng như toàn thể người công giáo của toàn tỉnh Thái Nguyên xin được gặp Ngài Bí Thư Tỉnh Uỷ kiêm Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương:

+ Thời gian: Vào lúc 08 giờ 30, thứ hai ngày 29/11/2010.

+ Địa điểm: Tại nơi tiếp nhân dân của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Kính mong Ngài thu xếp công việc để nhân dân nói chung và bà con giáo dân nói riêng được chúc mừng cương vị Bí Thư Tỉnh Uỷ mới của Ngài, được nghe những lời giải thích từ chính Ngài để mọi người yên tâm công tác và lao động sản xuất.

Chúc Ngài luôn bình an, mảnh khoẻ, sáng suốt để lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh nói chung trong đó có bà con giáo dân tiến bướcvững mạnh trên con đường phát triển tinh thần cũng như vật chất. Chúc Gia Quyên luôn được bình an.

Thái Nguyên ngày 15 tháng 11 năm 2010

T/M Ban Giáo Xứ

Phó Chánh Trương


Phạm Bá Ninh

Một số hình ảnh của giáo dân Thái Nguyên chờ đợi gặp " đầy tớ trung thành, tận tụy" của họ:

Bà con giáo dân Thái Nguyên, từ già trẻ, gái trai trên hè phố chờ Chủ tịch Tỉnh

Họ đã kiên trì chờ đợi sang ngày thứ 3

Không chỉ có cờ, hoa, băng rôn mà còn cả hình Hồ Chí Minh, khi đảng đang kêu gào "Học tập và làm theo"

Trước tấm pano hoành tráng mừng Đại hội Đảng là hàng ngàn người dân đứng chờ đợi "đầy tớ" và những tấm băng rôn: "Chúng tôi đã khổ cực 20 năm rồi"

Các cụ già, phụ nữ bất chấp giá rét mùa đông, vui vẻ bên bữa cơm ăn tạm bên hè phố

Họ sẽ kiên trì chờ đợi bất kể bao nhiêu thời gian, đến khi nguyện vọng của họ thấu tai Cửu trùng

Những lời thăm hỏi, động viên cần thiết đối với họ

Được tin giáo dân tập trung đông đúc, linh mục Fx. Nguyễn Đức Đại đến thăm bà con