THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 September 2012

Công An Nhân Dân Đánh Dân!

SHARE Facebook

TƯỜNG THUẬT CHI TIẾT VỀ PHIÊN TÒA XỬ 2 SINH VIÊN YÊU NƯỚC CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC HÔM 16/5/2013 TẠI LONG AN!


Hình Đinh Nguyên Kha & Nguyễn Phương Uyên cùng với khẩu hiểu viết bằng máu phản đối Trung Quốc chiếm trái phép biển Đông (phần chủ quyền không thể tranh cãi HS & TS của Việt Nam)  Cáo trang đưa lên vì 2 bạn trẻ này vi phạm luật tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, điều 88 & 79.

Xin mời quý vị tham khảo thêm những thông tin tổng hợp dưới đây để biết thêm sự thật tại sao 2 người sinh viên trẻ này lại dám biểu lộ thái độ cứng rắng chống lại Trung Quốc xâm lược và phải trả giá quá đắc cho lòng yêu nước nồng nàn của họ.


 
www.ducme.tv - Phóng sự: Phiên tòa xử người trẻ yêu nước - 16.05.2013



Đài VOA phỏng vấn bà Nhung, mẹ Nguyễn Phương Uyên, sau vụ xét xử
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-tuyen-an-nang-hai-sinh-vien-chong-trung-quoc/1662285.html



Dân Làm Báo - Hôm nay, 16/5/2013, phiên tòa vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đây là một phiên tòa được sự quan tâm, chú ý rất lớn của dư luận; đông đảo người dân khắp nơi đã kéo về Long An để ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước...


Dưới đây là bản tin cập nhật liên tục của Danlambao & DongChuaCuuThe về các diễn biến xung quanh phiên tòa tố cáo chế độ:


Ảnh: Báo Thanh Niên


Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 


(Lời tuyên bố mạnh mẽ và đanh thép của 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha trước phiên tòa tố cáo chế độ cộng sản.)


Ảnh: Báo DanViet.VN

Phiên tòa kết thúc lúc 16h00 với những bản án nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước.

- Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế.

- Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.


Hải Huỳnh (Dân Làm Báo) - Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: "Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn". Giữa một rừng công an hùng hổ mà Phương Uyên dám tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như thế nào. Khác xa chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để đưa ra một Phương Uyên theo ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy chụp hình kỷ thuật số từ phản động hải ngoại...
*
Kết quả phiên tòa do nhà cầm quyền cộng sản dàn dựng nhằm trả thù 2 sinh viên yêu nước tại Long An ngày 16.5.2013 thì ai cũng đã biết. Chúng tôi lược thuật một số chuyện mà ít người biết đến.
A. Thủ tục tố tụng: 
Cũng như bao phiên tòa xét xử người yêu nước khác về điều luật mơ hồ là điều 88 và 79 an ninh tại tòa án và khu vực xung quanh luôn gắt gao: phá sóng điện thoại, ngăn cản người dân tiếp xúc phiên tòa, hạn chế thân nhân của các nạn nhạn tham dự phiên tòa, công an thì nhiều hơn các thành phần khác tham dự phiên tòa nhiều lần. Tuy nhiên phiên tòa ở Long An có một số đáng ghi nhận như sau:
1. Về thủ tục tố tụng nhà cầm quyền ở Long An lần này tỏ ra "dễ chịu" hơn các nơi như ở Sài Gòn, Hà Nội, Bến Tre, An Giang. Luật sư có nhiều thời gian hơn, gia đình gặp được người thân bị giam giữ trước khi ra tòa. Có sự tranh luận sòng phẳng giữa công tố viên buộc tội và luật sư. Lần đầu tiên ở Việt Nam kiểm soát viên chấp nhận đuối lý trước luật sư và rút lại việc truy tố 2 nạn nhận tội "chống Trung Quốc". Dù việc rút lại lời buộc tội chỉ có tính hình thức vì sau đó bản án hình phạt rất nặng nề. Nhưng chúng ta cũng ghi nhận quan điểm chống ngoại xâm ít ra đã đi vào chính trường của Việt nam và đã được chấp nhận.
2. Dù an ninh hạn chế gia đình gởi trang phục cho các sinh viên yêu nước nhưng hình ảnh 2 sinh viên trong trang phục đồng phục học sinh áo sơ mi trắng và quần tây sẫm màu nói lên rằng họ đẹp hơn nhiều. Và quan trọng hơn là minh họa cho lời tố cáo nhà cầm quyền đàn áp sinh viên thì hình ảnh đó hiệu quả hơn nhiều. Chưa đi vào nội dung phiên tòa thì hình ảnh 2 sinh viên tao nhã thanh lịch giữa một rừng công an y hệt như 2 con chiên thơ giữa một bầy sói hung bạo.
3. Vào buổi chiều nhằm phản ứng việc công an bảo vệ và an ninh ngăn chặn những thân nhân khác không vào tham dự phiên tòa thì mẹ Phương Uyên, mẹ và anh của Nguyên Kha không vào tham dự. Chủ tọa phiên tòa công bố họ không tham dự buổi chiều. Nhưng sau hơn nữa giờ họ vào tham dự thì chủ tọa vẫn đồng ý cho họ mà không làm khó dễ gì họ.
4. Diễn biến bên ngoài dù có bắt bớ 1 số người dự tính tham dự phiên tòa nhưng lần này có vẻ như là công an Long An không dám tàn độc như công an Sài Gòn hay ở Hà Nội.
B. Về nội dung bàn chất phiên tòa: 
Không hẹn mà gặp cả 3 luật sư bào chữa cho 2 sinh viên yêu nước họ có luận chứng bào chữa rất giống nhau và hợp lý: 2 sinh viên này chỉ yêu nước và chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản chứ không chống nhà nước CHXHCNVN. Dù trước đó an ninh làm khó dễ các luật sư rất nhiều: chặn các cuộc gọi vào máy của các luật sư, không cho họ có thời gian nhiều tiếp xúc với thân chủ cũng như toàn bộ hồ sơ vụ án. Nhưng rất trùng hợp là các luận cứ của các luật sư rất sắc bén không chỉ kiểm soát viên giữ quyền công tố bị đuối lý mà cả thẩm phán chủ tọa cũng như các hội thẩm nhân dân cũng thua lý và họ tìm cách tránh né các vấn đề và yêu cầu của luật sư đưa ra:
1. Phương Uyên và Kha có thừa nhận hành vi "vi phạm" nhưng chỉ chung chung không nói là vi phạm cái gì. Chống Trung Quốc thì chắc không có điều nào trong cả Bộ Luật Hình sự quy định. Tội chống đảng thì không phải là điều 88 của Bộ luật hình sự hiện nay mà phải là điều khác. Tuy nhiên cộng sản không dám trơ trẻn áp dụng thực chất cái điều này sợ bị dư luận trong và ngoài nước lên án nên họ miễn cưởng "ép" vào điều 88 chống nhà nước. 
2. Nhân chứng của vụ án: dù bản cáo trạng và kết luận điều tra có ghi là có 3 nhân chứng nhưng 3 nhân chứng này không có mặt ở phiên tòa tại Long An vào ngày 16.5.2013. Rõ ràng việc thiếu vắng 3 nhân chứng đã chứng tỏ rằng nhà cầm quyền lấn cấn trong việc buộc tội và tiền hậu bất nhất. 
3. Vật chứng: quan trọng nhất là vật chứng là các khẩu hiệu buộc tội 2 sinh viên yêu nước. Thế nhưng phiên tòa này không dám trưng ra cái vật chứng này. Đó chính là các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản. Dù các luật sư yêu cầu nhiều lần nhưng chủ tọa không dám đề cập đến các khẩu hiệu này. Cũng như biên bản yêu cầu giám định nội dung của các khẩu hiệu cũng không có. Điều này chứng tỏ rằng phiên tòa của đảng cộng sản chỉ dùng nó như là một công cụ để trả thù các sinh viên yêu nước qua đó đe dọa nhiều người khác có ý chống đảng. 
4. Chống đối tôn giáo: trong cáo trạng để thêm màu sắc buộc tội thì phía an ninh điều tra cố "nắn, ép" cái này vào nhưng ra trước tòa thì không có gì liên quan đến việc chống đối các tôn giáo của 2 sinh viên yêu nước. Việc này lố bịch y như chuyện 2 cái bao cao su trong vụ án của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. 
5. Lời nói sau cùng: Đinh Nguyên Kha cho rằng Kha không có tội, chỉ hành động vì lòng yêu nước. Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: "Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn". Giữa một rừng công an hùng hổ mà Phương Uyên dám tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như thế nào. Khác xa chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để ra một Phương Uyên theo ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy chụp hình kỷ thuật số từ phản động hải ngoại.
C. Phản ứng của giới am hiểu luật pháp tại Việt Nam về phiên tòa tại Long An ngày 16.5.2013:
1. Luật sư Nguyễn Thanh Lương: "Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em nhẹ đi. Phương Uyên bi bắt ngày 14 tháng 10 năm 2012 nhưng đến ngày 19 tháng 10 thì mới công khai. Kết luận điều tra và cả bản cáo trạng "quên" đi 5 ngày dấu nhẹm này. Tôi đã yêu cầu chủ tọa tính án phải từ ngày 14.10.1012 là ngày họ tạm giam em Phương Uyên. Tôi không có biết là 2 em sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa hôm nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới". 
2. Nhà báo T. D. (yêu cầu dấu tên): "Thì cũng như bao phiên tòa khác các nạn nhân của điều luật X nếu ai mà " ăn năn nhận tội" thì án nhe. Ai mà "cương" thì lãnh án nặng. Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày không? án nhẹ hơn so với 2 người khác. Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu. Đó thấy chửa nhưng đừng ghi tên tôi ra đấy đó nha". 
3. Luật sư N. thuộc đoàn Luật sư Thành Phố: "Bị cáo Kha không phải khủng bố, nếu khủng bố thì án khác cơ!" 
4. Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai: "Tôi không theo dõi phiên tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An".
5. Một phóng viên dấu tên của báo Pháp Luật: "Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này".



Ngày 16/5 tiếp tục ghi dấu như một ngày ô nhục của chế độ cộng sản, bản luận tội cho những kẻ độc tài càng dài thêm.

Trước phiên xử, giặc Trung Quốc đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, lệnh cấm trên được tuyên bố chính thức có hiệu lực vào 12 giờ trưa nay, 16/5/2013. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nhà cầm quyền CSVN đã lập tức trả thù hai sinh yêu nước, chống giặc Tàu xâm lược bằng những bản án tù hết sức nặng nề.

Xe tù chở Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã rời khỏi sân tòa, trong khi đó, tại vùng biển Trường Sa, 32 tàu chiến Trung Quốc ồ ạt đổ quân cướp trọn Biển Đông.

19h40: Hiện nay, anh Trương Văn Dũng và Hoàng Dũng đã rời khỏi trụ sở CA phường 1 (Long An). Hiện giờ, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn đang ở trong đồn CA.

17h00: Nhóm 6 bạn trẻ vẫn kiên trì đứng trước trụ sở CA Phường 1 (Long An) để yêu cầu được bắt cùng với những người đã bị CA giam giữ vô cớ trước đó.

Lúc này, anh Huỳnh Công Thuận và Trịnh Anh Tuấn đã ra khỏi đồn CA. Tuy nhiên, vẫn còn anh Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ lại.

15h30: Nhóm 6 bạn trẻ hiện đang đứng tại trụ sở CA phường 1 (Long An), bên trong, thấy anh Trịnh Anh Tuấn (Blogger Gió Lang Thang) vẫn đang bị giam lỏng.

Trước đó, khi đến đây để chất vấn việc bắt người, vừa bước vào trụ sở CA thì an ninh đã ra lệnh cho công an phường 1 xua đuổi mọi người ra ngoài.

Cô Nguyễn Hoàng Vi nói rằng: Chúng tôi cùng đi chung, bạn tôi bị CA bắt không rõ lý do. Nếu công an không làm việc, yêu cầu các anh bắt luôn chúng tôi, vì tất cả mọi người đều đi cùng nhau và có mặt tại phiên tòa vào thời điểm bắt người.

CA không ra tay bắt người mà chỉ xua đuổi các bạn trẻ ra ngoài, đồng thời mang máy quay phim chĩa thẳng mặt từng người để ghi hình.

Nhóm 6 bạn trẻ hiện vẫn đang cùng nhau đứng tại trụ sở CA phường 1 yêu cầu bị bắt chung với các bạn, mọi người đều tỏ ra ôn hòa.

15h25: Hiện nay, một nhóm bạn trẻ đã lên đường tiến về trụ sở CA phường 1 (Long An) để chất vấn việc bắt và giữ người trái phép.

Nhóm 6 bạn trẻ trong đó có blogger Nguyễn Hoàng Vi đã yêu cầu cùng bị bắt giữ như những người bạn đi cùng mà đã bị CA bắt trái phép trước đó.


Bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ. Hai bạn trẻ tỏ ra khá tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi trắng giản dị, bao quanh là lực lượng CA sắp phục dày đặc.

Sau 7 tháng bị giam biệt tích, Đinh Nguyên Kha trông mạnh mẽ và rắn chắc hơn trước rất nhiều.





14h40: Các anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ tại trụ sở công an phường 1, Tân An, Long An.

An ninh đã thu giữ tất cả máy chụp hình, máy tính và điện thoại của cả mọi người.

Đây là số điện thoại của ông Thức - Phó Công an phường 1, Tân An : 0908171753

14h00: Phiên xử buổi chiều bắt đầu với phần tranh tụng của luật sư.



Ngay sau khi phiên tòa buổi sáng tạm nghỉ, nhà báo Trần Quang Thành đã thực hiện cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên.

Cô Nhung cho biết, bản thân cô rất bất ngờ về thái độ của Phương Uyên trước tòa. Tinh thần Phương Uyên 'trên cả mức tưởng tượng của gia đình'.

Mặc dù sức khỏe không tốt, nhưng tinh thần Phương Uyên rất tốt. Tại tòa, cô sinh viên yêu nước cũng đã trình bày thẳng thắn quan điểm của mình.

Cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên

Trước tòa, Phương Uyên khẳng định: Những việc Phương Uyên làm được thể hiện hoàn toàn  dựa trên tinh thần yêu nước, chống ngoại bang, cũng như chống lại bất công của xã hội. Đây đều là những điều mà người dân thấp cổ bé miệng không nói lên được, nếu ai dám nói thì cũng sẽ bị đàn áp.



Tinh thần này đã được thể hiện qua các bức tranh, cũng như những khẩu hiệu như 'Tàu khựa cút khỏi Biển Đông' (do tự tay Phương Uyên viết bằng máu)

Phương Uyên cũng cho biết thêm, những hành vi xâm lược, cướp giết ngư dân Việt Nam ngày càng trắng trợn và dã man của Trung Quốc đã  khiến Phương Uyên 'phẫn uất lên đến tận cùng'.

Nói đến đây, chủ toạ phiên tòa lập tức cắt lời Phương Uyên.

Được biết, tại phiên xử sáng nay, Phương Uyên đã không xin khoan hồng và không nhận tội. Đây rõ ràng là một cái tát vào mặt bộ công an với đoạn video 'nhận tội' đã được phát sóng trước đó.

Trước tòa, Phương Uyên dõng dạc khẳng định:

"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"


Trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, cô Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: Là một người mẹ, là người đã sinh ra bé Uyên và nuôi đến ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất vinh dự về Phương Uyên. Công lao mình nuôi con đến ngày hôm nay đã được thỏa mãn.


14:45: – Phiên tòa đã tái xử lúc 14:00, bà Nhung, bà Liên và anh Uy lại vào Tòa. Những người thân và những người yếu mến gia đình này tiếp tục ở ngoài đợi kết quả phiên tòa. Theo chương trình, chiều nay sẽ đến phần tranh luận giữa đại diện VKS và các luật sư, và sau đó Tòa sẽ nghi án ra ra bản án.
Trong khi đó, tại công an phường 1, thành phố tân An, tỉnh Long An, anh Tuấn (Gió Lang Thang) bị bắt về, nhưng từ giữa sáng đến nay không ai làm việc với anh. Không bắt khai gì, không nói vì tội gì mà phải vào công an, không cho anh dùng điện thoại. Đây có phải là hành vi lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt quyền công dân của công an phường 1, Tân An không?
13:00 - Cha Thanh cùng hai phóng viên VRNs rời Long An, an ninh tiếp tục bám theo. Thật tội cho các anh an ninh. Trời trưa nắng, mọi người trong siêu thị ăn trưa thì họ phải ngồi ngoài nắng canh. Không biết tại sao họ chọn nghề này? Nghề không bảo vệ con người, không bảo vệ những người lên tiếng vì sự toàn vẹn lãnh thổ? Có người bảo rằng họ không biết làm gì khác, bỏ ngành sẽ đói.

Anh an ninh chạy theo xe của VRNs, từ Long An
12:38 -Bà Nguyễn Thị Kim Liên vừa từ trong Tòa án ra cho biết: “Lúc đầu Đinh Nhật Uy không được vào, nhưng sau đó thì người của Tòa án ra gọi tên, và công an đã cho vào như lệnh triệu tập”. Khi VRNs hỏi bà thấy phong thái của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sáng nay ở Tòa thế nào? bà Liên cho biết: “Các con rất thoải mái, hiên ngang, ngẩng cao đầu. Hai con ngồi nhìn thẳng lên thẩm phán, không cúi mặt”. 

Gia đình Đinh Nguyên Kha chụp hình với cha Thanh và cha Thoại – Ảnh  VRNs


Gia đình Nguyễn Phương Uyên chụp hình chung với cha Thanh và cha Thoại
VRNs hỏi Đinh Nguyên Kha đã nói như thế nào trước Tòa?
Bà Liên nói: “Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội”. Bà nghĩ và nói tiếp: “Kha nói theo bản cáo trạng xem việc chống đảng là phạm tôi thì nó không biết, vì không có luật nào nói như vậy”.
Khi được hỏi, Kha có xin giảm án hay khoan hồng gì không?
Bà Liên nói: “Hôm qua khi gia đình gặp Kha, nó tỏ ra rất sợ, vì công an trong trại hkủng bố tinh thần nó. Họ nói ‘má mày quậy thì mày bị tù lâu, và anh mày sạt nghiệp vì mày’. Nó nói nó tôi còn trẻ, nên khoan hồng cho tôi”.

Gia đình Đinh Nguyên Kha: (từ phải sang) bà Liên, anh Uy, chị Như (mẹ, anh và chị Kha)
12:23: Bố của Phương Uyên cho biết: “Tuy không được vào dự khán, nhưng tôi theo dõi phiên xử con tôi từ bên ngoài. Tôi rất vui, vì có nhiều người ủng hộ con tôi. Tôi hãnh diện về con gái của tôi. Gia đình chúng tôi không sợ hãi gì cả.

Bố của Phương Uyên tại chổ nghỉ trưa, của ngày xử án, 16.05.2013 – VRNs


Mẹ Phương Uyên trả lời phỏng vấn VRNs
13:00 - Cha Thanh cùng hai phóng viên VRNs rời Long An, an ninh tiếp tục bám theo. Thật tội cho các anh an ninh. Trời trưa nắng, mọi người trong siêu thị ăn trưa thì họ phải ngồi ngoài nắng canh. Không biết tại sao họ chọn nghề này? Nghề không bảo vệ con người, không bảo vệ những người lên tiếng vì sự toàn vẹn lãnh thổ? Có người bảo rằng họ không biết làm gì khác, bỏ ngành sẽ đói.
12:38 -Bà Nguyễn Thị Kim Liên KimLiên Mẹ Nguyên Kha vừa từ trong Tòa án ra cho biết: "Lúc đầu Đinh Nhật Uy không được vào, nhưng sau đó thì người của Tòa an ra gọi tên, và công an đã cho vào như lệnh triệu tập". Khi VRNs hỏi bà thấy phong thái của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sáng nay ở Tòa thế nào? bà Liên cho biết: "Các con rất thoải mái, hiên ngang, ngẩng cao đầu. Hai con ngồi nhìn thẳng lên thẩm phán, không cúi mặt".

VRNs hỏi Đinh Nguyên Kha đã nói như thế nào trước Tòa? Bà Liên nói: "Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội". Bà nghĩ và nói tiếp: "Kha nói theo bản cáo trạng xem việc chống đảng là phạm tội thì nó không biết, vì không có luật nào nói như vậy".
15h25: Hiện nay, một nhóm bạn trẻ đã lên đường tiến về trụ sở CA phường 1 (Long An) để chất vấn việc bắt và giữ người trái phép.

Nhóm 6 bạn trẻ trong đó có blogger Nguyễn Hoàng Vi đã yêu cầu cùng bị bắt giữ như những người bạn đi cùng bị bắt trái phép trước đó.

15:19: Mọi người kéo nhau lên công an phường 1, TP Long An để đòi người.
15:09: – Anh Đinh Nhật Uy nói vớ VRNs vào buổi ăn trưa vừa qua: “Thằng Kha và con Uyên nói quá trời. Chủ tọa hỏi một câu, tụi nó trả lời ba câu. Họ cứ phải nhắc không được nói những câu không hỏi. Họ sợ Kha và Uyên nói rõ sự việc, nói rõ nội dung các tờ rơi, và ý nghĩa của việc học sử thật sự, và nhất là chuyện phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa”.
14h40: Các anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ tại trụ sở công an phường 1, Tân An, Long An.

An ninh đã thu giữ tất cả máy chụp hình, máy tính và điện thoại của cả mọi người.

Đây là số điện thoại của ông Thức - Phó Công an phường 1, Tân An : 0908171753
Tin từ Truyền Thông chuacuuthe.com
12:38 -Bà Nguyễn Thị Kim Liên vừa từ trong Tòa án ra cho biết: “Lúc đầu Đinh Nhật Uy không được vào, nhưng sau đó thì người của Tòa an ra gọi tên, và công an đã cho vào như lệnh triệu tập”. Khi VRNs hỏi bá thấy phong thái của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sáng nay ở Tòa thế nào? bà Liên cho biết: “Các con rất thoải mái, hiên ngang, ngẩng cao đầu. Hai con ngồi nhìn thẳng lên thẩm phán, không cúi mặt”.
12:23: Bố của Phương Uyên cho biết: “Tuy không được vào dự khán, nhưng tôi theo dõi phiên xử con tôi từ bên ngoài. Tôi rất vui, vì có nhiều người ủng hộ con tôi. Tôi hãnh diện về con gái của tôi. Gia đình chúng tôi không sợ hãi gì cả.
11:55 - Bà Nhung và người nhà cùng với cha Thanh, cha Thoại và các nhà báo tự do đang dùng cơm trưa với nhau, cách tòa án khoảng 1km.

Bà Nhung kể: “Phương Uyên nói việc làm của mình là muốn bảo vệ đất nước, và tỏ thái độ bất mãn đối với cơ quan có thẩm quyền về thái độ của họ đối với hiện tình đất nước và đàn áp nhân dân”.

“Là người mẹ sinh ra Phương Uyên, tôi rất mãn nguyện và hãnh diện về con của tôi. con tôi xứng đáng với những gì đã làm. Tôi hạnh phúc vì con tôi” – bà Nhung nói.
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ trưa.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị đưa ra mức án rất nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước. Theo đó, Đinh Nguyên Kha bị đề nghị tuyên án từ 7 đến 11 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên bị đề nghị tuyên án từ 5 đến 7 năm tù giam.

11h30: CA tiếp tục bắt đi 2 người gồm Hoàng Dũng  Trịnh Anh Tuấn. Cả hai bị CA bắt giữ với lý do 'nghi ngờ chụp hình'. 

Hiện nay, Trịnh Anh Tuấn đang bị giữ tại trụ sở CA phường 1, TP Tân An, tỉnh Long An. Địa chỉ công an phường 1: 69 Thủ Khoa Huân, điện thoại (072) 3826.294.

Không rõ Hoàng Dũng đang bị giam giữ tại đâu.

 Luc 11g: Hoang Hoàng Dũng Cdvn va Gio Lang Thang bi an ninh va cong an dua ve tru so cong an phuong 1, tp. Tan An: 69 Thu Khoa Huan, dien thoai (072) 3826294

10h50: Lúc này, có mặt trong sân trụ sở tòa án tỉnh Long An có đông đủ gia đình, người nhà của hai sinh viên Uyên và Kha. Ngoài ra, những bạn trẻ từ Sài Gòn gồm có Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, Trịnh Anh Tuấn, Phạm Lê Vương Các... cùng một số bà con từ Long An, Tiền Giang cũng đang ngồi cùng gia đình Uyên  và Kha.

Xung quanh tòa án, công an chìm nổi vẫn tiếp tục bám sát mọi người.
10h30: Bất chấp những hành vi bao vây, bám sát của công an chìm nổi, một nhóm bạn trẻ đã tiến thẳng vào sân tòa án.

10h22: Có tin nói rằng, cùng bị bắt với anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng còn có anh Trương Văn Dũng từ Hà Nội vào.

09h50: Điện thoại của anh Huỳnh Công Thuận vẫn đổ chuông nhưng không ai nghe máy. Nhiều khả năng CA Long An đã cướp điện thoại của anh Thuận

09:23 - Blogger Hoàng Dũng cho biết phiên tòa diễn ra khá ôn hòa, công an các màu áo ở bên trong và bên ngoài khá đông đúc. Phiên xử bắt đầu lúc 7h40. Sau đó vài phút thì chị Bùi Hằng xuất hiện phát cẩm nang quyền làm người cho công an. Chị và anh Trương Dũng chỉ rời đi khi được biết phiên tòa công khai này hạn chế người tham dự một cách công khai.




Bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ.

Đây là bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ. Hai bạn trẻ tỏ ra khá tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi trắng giản dị, bao quanh là lực lượng CA sắp phục dày đặc.

Sau 7 tháng bị giam biệt tích, Đinh Nguyên Kha trông mạnh mẽ và rắn chắc hơn trước rất nhiều.


Hình đầu tiên truyền ra từ trong phiên tòa tại Long An – Ảnh hành Nhân


09:23 - Blogger Hoàng Dũng cho biết phiên tòa diễn ra khá ôn hòa, công an các màu áo ở bên trong và bên ngoài khá đông đúc. Phiên xử bắt đầu lúc 7h40. Sau đó vài phút thì chị Bùi Hằng xuất hiện phát cẩm nang quyền làm người cho công an. Chị và anh Trương Dũng chỉ rời đi khi được biết phiên tòa công khai này hạn chế người tham dự một cách công khai.
Sóng điện thoại 3G bị phá, 2G còn bập bõm…
Nhiều người khắp nơi về tham dự nhưng ngồi rải rác xung quanh vì thời tiết nóng nực và không được vào. Rất nhiều tay máy quay phim chụp ảnh có mặt ở khuôn viên tòa, theo dõi sát mọi di biến động xung quanh. Tuy nhiên, tôi vẫn cho không khí khá ôn hòa.
Hai em, nhìn từ phía sau lưng, khá ổn. Hy vọng các em sẽ bị một mức án nhẹ.

Sân tòa án vắng, nhưng phía bên ngoài thì rất đông.

Người nhà sinh viên Nguyễn Phương Uyên không được vào tham dự phiên tòa. Trong ảnh: Bố, dì và em trai của Phương Uyên bị CA chặn cửa không cho vào phòng xử






Bảo vệ phiên tòa thông báo không được mang dụng cụ ghi hình vào tòa án. Cấm dân nhưng không cấm công an ?

CA chung quanh phiên tòa tố cáo chế độ CS

9:10 - Anh Huy, Yêu nước Việt cho biết: “Sáng nay tôi cùng 3 người bạn đi bộ đến Tòa án nhân dân tỉnh ở đường Trương Định. An ninh tiến đến, gọi liên lạc điện thoại xin ý kiến. Lúc đó chúng tôi tiến vào tòa, ở cổng, công am yêu cầuxuất trình giấy chứng minh nhân dân. Xem xong họ cho vào. Vào trong, cửa tòa, công an đòi xem giấy tờ. Chúng tôi đưa, họ yêu cầu đợi 15-20 phút để xin ý kiến, sau đó trở ra bảo không được vào. Chúng tôi hỏi, tại sao phiên tòa công khai mà không cho công dân vào? Viên công an trả lời ấp úng, rồi kết luật, chúng tôi không cho vào là không được vào”. Như vậy mới thấy ở VN, công an đứng trên luật pháp.
Anh Huy cho biết tiếp: “Dân Tiền Giang và Long An đến xem phiên tòa đông, nhưng không được vào. Cửa tòa mở, nên từ bên ngoài nhìn vào thấy rõ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Hai bạn sinh viên trong tư thế thoải mái. Cả hai mặc áo sơ mi trắng, quần đen.”


9h01: Sau cuộc vây bắt bất thành, công an Long An vẫn tiếp tục bám sát nhóm Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)

08h55: Người dân cho biết, cảnh sát cơ động đã được huy động tối đa nhằm ngăn chặn người dân đến ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.

08h55: Mặc dù đã được thông báo là phiên tòa 'công khai', nhưng ba ruột của Phương Uyên đã bị cán bộ tòa án ngăn chặn không cho vào tham dự phiên xử con gái mình.

08:46 - Blogger Gió Lang Thang đang có mặt ở Tòa án xác nhận bà Nhung, mẹ của Phương Uyên đã được vào tòa, bố và cậu của Phương Uyên bị từ chối. Gia đình Đinh NGuyên Kha được vào đủ.
08h44: Ngoài anh Huỳnh Cộng Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng, còn có ít nhất 2 người khác cũng bị CA bắt đi đâu không rõ. Thông tin về những người bị bắt đang được tìm hiểu.

Người dân cho biết, bán kính hơn 1km chung quanh khu vực tòa án bị phá sóng điện thoại hoàn toàn

08:36 - Các bloggers Huỳnh Công Thuận và Bùi Thị Minh Hăng bị công an vây bắt mang đi, hiện không biết đưa đi đâu. Cảnh sát cơ động rất đông, ngăn cản mọi người lui tới khu vực tòa án. Có máy phá sóng điện thoại, khiên mọi liên lạc bằng moble tại khu vực này bị cản trở không thực hiện được.

08h38: Tin khẩn cấp vừa được gửi đi từ hiện trường: Anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng vừa bị an ninh ập đến bắt đi mất tích.

08h35: Các số điện thoại chung quanh tòa án bị phá sóng hoàn toàn, mạng 3G gần như tê liệt

08h30: An ninh Long An vừa huy động lực lượng cảnh sát mặc sắc phục đến sách nhiễu, ngăn chặn xe chở linh mục Đinh Hữu Thoại và Lê Ngọc Thanh đến tham dự phiên xử.
 08h20 -Công an Long An đã yêu cầu cảnh sát giao thông chậc xe khi xe của đoàn ở vị trí gần Tòa án nhân dân tỉnh Long An. Ở trong sân Tòa có các bloggers Bùi Minh Hằng, Hoàng Dũng, Miu và một số người khác.  
Hiện blogger Huỳnh Công Thuận bị mất liên lạc tại tòa.
Gia đình của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều đã được vào tòa.
Công an chặc hai đầu đường Trương Định, gần tòa án. Tại đường Cách mạng tháng 8, công an khu vực và dân phòng ngồi canh ở các góc đường.
An ninh ở Sài Gòn đã rượt theo đến Longg An, hiện nay đang theo đuôi đoàn.

Gia đình của Kha và Uyên đã vào bên trong tòa án.
07h58: Lúc này, xuất hiện nhiều bạn trẻ từ Sài Gòn có mặt tại khu vực chung quanh tòa án. Được biết, bên cạnh nhóm bạn Sài Gòn còn có rất nhiều người dân từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang đến ủng hộ tinh thần của 2 sinh viên nước

Phiên tòa bắt đầu lúc 07:30 phút.

Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, mẹ ruột Đinh Nguyên Kha là cô Nguyễn Thị Kim Liên đã có mặt cùng luật sư tại khu vực tòa án.

*

Dân Làm Báo - Vào 6:30 sáng thứ năm, ngày 16 tháng 5, 2013 - ngày đảng và nhà nước CSVN đem 2 bạn trẻ yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha ra xét xử, một số bạn trẻ và Linh mục tại Sài Gòn đã lên đường đi Long An để dự phiên tòa xét xử công khai. Tin mới nhận được từ CTV Danlambao cho biết các Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và các bạn Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Huyền Trang phóng viên VRNs, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải... đã lên đường.

"Hộ tống" những người đi dự phiên tòa xử người yêu nước gồm có 6 công an. 

Theo nguồn tin riêng của CTV Danlambao thì Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã rất quan tâm đến vụ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Tuy nhiên, phía nhà nước Việt Nam đã từ chối việc nhân viên LSQ tham dự phiên tòa. 

Vào ngày hôm qua, 15-5, Nguyễn Phương Uyên đã được tiếp xúc với Ls Hà Huy Sơn trong vòng gần 1 giờ để chuẩn bị cho việc bào chữa. Theo mẹ của Phương Uyên thì tinh thần của Phương Uyên vững mạnh và sẵn sàng đối diện với phiên tòa xử.

Đăng bởi lúc 

VRNs (16.05.2013)- Long An - 07:10 – Bà Nguyễn Thị Kim Liên đang đứng trứơc cổng tòa án cùng với luật sư Nguyễn Văn Miếng. Bà Nguyễn Thị Nhung và chồng đang uống cà phê trong sân gần cổng tòa án.
07:05 - Theo thông báo của Tòa án nhân dân tỉnh Long An thì 7:30, phiên tòa sẽ khai mạc. Chúng tôi xin nhắc lại. Khi nhận được bản cáo trạng, Phương Uyên đã phản đối:
1-Bản cáo trạng quy chụp Phương Uyên nhận tiền nước ngoài 100 USD để mua máy ảnh phục vụ cho việc rải truyền đơn. Bản cáo trạng, chắc chắn chỉ dựa trên kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An hoàn toàn không nói rõ số tiền đó là của ai. Theo Phương Uyên cho biết, một người bạn học cũ của Uyên thời tiểu học tên Hạnh, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ đã có ý định tặng Phương Uyên nhân dịp sinh nhật một máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu mua máy ảnh ở Hoa Kỳ gửi về khá nhiêu khê nên Hạnh đã gửi cho Phương Uyên 100 USD để mua máy ảnh. Thế nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An đã cố tình không ghi rõ rằng số tiền 100 USD này là của ai mà chỉ ghi chung chung là “từ nước ngoài”. Đây có thể là điều mà tòa án sẽ dùng để kết tội Phương Uyên đã nhận trợ giúp từ “nước ngoài” để thực hiện việc rải truyền đơn. Trong thực tế Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An không thu thập được bằng chứng gì để kết tội Phương Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự cả.
2. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã che giấu sự thật khi không nói rõ nội dung Phương Uyên viết trên miếng vải là “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông”. Bản cáo trạng chỉ viết rằng Phương Uyên “đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc”. Sinh viên Phương Uyên bức xúc: tại sao họ (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An) không ghi nhận việc chống Trung Quốc của con? 
Rõ ràng là không thể chấp nhận với kiểu từ lúc bắt cóc- Rồi bây giờ kết luận điều tra như kiểu trẻ trâu chơi ô ăn quan thế này.
Theo luật sư Hà Huy Sơn – Người bảo vệ quyền lợi cho em Phương Uyên thì “Phương Uyên hoàn toàn không có tội”
06:52 – Các chú an ninh vi phạm luật giao thông bị bộ phận chuyên môn giao thông đường bộ chận lại, tạm thời không tiép tục theo chúng tôi được.
06:36 - Các nhân viên an ninh chạy theo xe của đoàn Sài Gòn đã vượt đèn đỏ trên đường Nguyễn Văn Linh, và chạy nhanh với tốc độ  gần 80 km/h. Công an vi phạm pháp luật.

Chú an ninh này vượt đèn đỏ, nhưng khi đèn xanh lại dừng, vì xe chúng tôi ở làn khác phải dừng đèn đỏ.


2 xe an ninh chạy theo đoàn Sài Gòn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai
06:25 - Một đoàn từ Sài Gòn đang trên đường đến Long An. Có 6 anh an ninh đang bám theo. Số xe các anh là: 51M3 2419 – 54X6 2058 – 54S5 1711. Trên xe chung đi Long An có cha Giuse Đinh Hữu Thoại, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, Vương Các, Hoàng Vi, Huyền Trang và Nguyễn Khanh
06:04 – Có nguồn tin chưa kiểm chứng được cho biết: Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ bị ngăn trở đi Long An tham dự phiên tòa xét xử Phương Uyê và Nguyên Kha sáng này.
05:50 – Một người đang hướng về Long An tên Trần Hải VN nói: “Ngọn lửa đấu tranh cho tự do dân chủ trong nhân dân ngày càng lan rộng vì người dân đã bất mãn, không còn tin vào chính quyền CS nữa. Chỉ cần một cơn gió, ngọn lửa nhỏ sẽ lan tỏa và nhấn chìm những thứ phế thải của nhân loại. Hỡi những người đang làm trong cơ quan của chính quyền cs như CA, Quân Đội vẫn còn lương tâm hãy chừa cho mình một con đường để quay về với tổ quốc và nhân dân, đừng làm gì gây tội với nhân dân nữa, nhân dân cũng đang rất cần các bạn. Các bạn hãy thức tỉnh đi, đừng bán mình cho quỷ sứ nữa, đừng để quá muộn”.
02:00 – Thêm một số người yêu mến Phương Uyên và Nguyên Kha lên đường đi Long An. Họ mang theo khẩu hiệu: “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam – Phương Uyên – Nguyên Kha – Yêu nước – Vô tội – Phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam.

Peter Lâm Bùi, một trong những người vừa lên đường đi Long An, đòi công lý cho người vô tội
Cường Hòng Công nói với Ông Trời: “Tôi, một người bình thường, cũng làm dăm ba việc tốt cho đời. Nếu được, ông Trời cho tôi xin đổi một chút xíu nào đó những ân huệ của ông (nếu có) để xin ông mang đến cho hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha trong phiên tòa sáng nay của nhà cầm quyền Việt Nam muốn áp đặt cho hai em tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự” một chút công bằng!

Chỉ một chút công bằng thôi là hai em VÔ TỘI!
00:34 – Quá nữa đêm, chị Hồ Điệp tâm sự: “Đêm nay khó ngủ quá, nhìn vào khuôn mặt cười rạng rỡ của của em càng thấy thương em nhiều hơn. Cầu nguyện Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho những người cầm cán cân công lý ngày mai. Bình an – tự tin – can đảm nhé em mọi người luôn ủng hộ em.
Chị Bùi Hằng bức xúc: “NẾU BỎ TÙ HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC THEO BẤT CỨ ĐIỀU LUẬT VU KHỐNG NÀO THÌ HÃY BỎ TÙ TÔI VÀ TOÀN THỂ NGƯỜI DÂN YÊU NƯỚC VIỆT…….BẰNG CHỨNG LÀ NHỮNG KHẨU HIỆU NÀY TRÊN CỔNG 106 Lê Hồng Phong – VŨNG TÀU đây!” Chị nói tiếp: “Cả nước hướng về Long An”.
Từ chiều hôm qua, nhiều người yêu công lý và hòa bình đã xuống đến Long An. Anh Châu Văn Thi, đang lúc đợi trời sáng đã chia sẻ: “Chỉ còn vài giờ nữa là diễn ra phiên xử của 2 sinh viên yêu nước … Một trong số họ đã viết bằng máu mình lên tấm áo trắng “những lời lẽ không hay về TQ”. Trong khi đó ngoài Trường Sa , tung kủa vẫn không ngừng xua quân đánh bắt cá và khảo sát trái phép… người phát ngôn bộ ngoại giao Việc Nam lại hết sức quan ngại . Đâu đó trên đường phố Sài gòn những chiếc áo khẳng định chủ quyền HS TS VN lại được đưa về đồn làm việc . Khắp nơi vang lên tiếng thở dài…”
Chị Bùi Minh Hằng chia sẻ: “Mình đóng máy mở máy cả chục lần từ nãy giờ rồi ….trời ơi nóng quá thôi…chắc kêu xe đi lên núi giờ này cho nó mát ….Hay tại nghĩ về phiên toà ngày Mai của 2 đứa nhỏ mà mình NÓNG ĐIÊN lên thế này”.
Chúng tôi xin nhắc lại, theo bà Nguyễn Thị Nhung, 41 tuổi, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, thì hôm 12 tháng 10 năm 2012 là sinh nhật lần thứ 20 của cô sinh viên này. Bà cho biết, vào ngày sinh nhật cô bé đã gọi điện thoại xin mẹ cho thêm tiền để chia vui với các bạn. Cũng theo bà Nhung, mãi tới trưa 16.10.2012, một người bạn ở khu trọ chung với Phương Uyên mới gọi điện thoại cho biết rằng Uyên đang bị giam tại công an phường, nơi sau đó, ba của nữ sinh viên này đến hỏi, thì lại nghe lời chối của công an.
Thực ra cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã bị công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú bắt đi biệt tăm trưa ngày 14-10 cùng với 3 người bạn trong lúc đang chuẩn bị bữa trưa, mà không có bất kỳ trình tự pháp lý nào, sau đó 3 người bạn được thả về cùng ngày nhưng Uyên thì bị giữ lại mà hoàn toàn không thông báo đến gia đình. Ông Nguyễn Duy Linh, bố Uyên đã đến đồn để hỏi tung tích con gái mình, nhưng không ngờ công an ở đó phủi bụi tay, không nhận mình bắt.

Bà Liên và bà Nhung. Từ ngày 2 người con bị bắt, hai bà mẹ trở nên thân thiết với nhau
Chiều thứ bảy, ngày 20.10.2012, bà Nguyễn Thị Nhung đã đến nhà trọ của Phương Uyên thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, gặp một nữ sinh viên ở cùng phòng trọ với Uyên, tên là Phương. Phương cũng là một trong bốn người đã bị công an bắt lên phường, nhưng sau đó Phương và hai sinh viên khác được ra về, một mình Phương Uyên bị giữ lại. Những gì sinh viên này kể cho thấy công an đang giăng bẫy bắt Phương Uyên và những người trẻ khác.
Ngày 23.10.2012, bà Nguyễn Thị Nhung, theo chỉ dẫn của ông Hùng, trưởng công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, đã đi đến Sở công an tỉnh Long An. Tại nơi đây, công an đã thông báo cho biết nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị tạm giam tại số 159 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Như vậy sau đúng 10 ngày công an bắt Phương Uyên thì gia đình mới biết, mà do gia đình tự đi tìm chứ không phải công an thông báo như BLTTHS quy định. 
Công an bắt Nguyễn Phương Uyên khi chưa có lệnh, và không thông báo cho gia đình.
Trưa ngày 03.11.2012, Sở Thông tin- Truyền thông kết hợp với Cơ quan An ninh điều tra  Công an Sài Gòn và Công an tỉnh Long An  đã tổ chức họp báo về việc khởi tố, bắt tạm giam thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về tội rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Phương Uyên sinh năm 1992, tại Bình Thuận, hiện đang là sinh viên năm 3 Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Đinh Nguyên Kha sinh năm 1988, hộ khẩu thường trú tại 584, Quốc lộ 62, Phường 7, TP Tân An, tỉnh Long An; làm nghề sửa chữa máy vi tính.

Tờ truyền đơn do công an đưa ra hôm họp báo để kết tội Phương Uyên và Nguyên Kha. Nhưng đọc nó, ai cũng thấy đó là những tấm lòng yêu nước.


Ảnh: Thanh niên Công giáo
Từ ngày bị bắt đến nay, Phương Uyên đã bị bắt giam 7 tháng 2 ngày.

Luật sư Miếng, bảo vệ cho Đinh Nguyên Kha chụp hình với bà Liên, mẹ của ĐNK
Tin sẽ được cập nhật liên tục.

Vào ngày dã ngoại phát thông tin về tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 5/5/2013 nhiều thành viên tự nguyện đã bị công an đánh dã man !  Nhà nước CHXHCNVN đã ký vào tuyên ngôn này vào năm 1977!  Tại sao công dân Việt Nam muốn trao đổi bản thông tin này lại bị đàn áp, đánh đập?

Mời quý vị xem những thông tin dưới đây để biết công an và an ninh Việt Nam đánh công dân Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam như thế nào.





Nguyễn Thảo Chi (em gái Hoàng Vi) bị CA đánh gãy rất nhiều răng, máu chảy ướt cả áo khi cùng gia đình đi đòi lại tài sản bị CA cướp đoạt


Bà Nguyễn Thị Cúc (57 tuổi), mẹ ruột Nguyễn Hoàng Vi, bị CA đánh đập dã man. Sau khi đến bệnh viện chữa trị, bà Cúc tiếp tục bị công an đâm điếu thuốc đang cháy vào trán khiến bà ngất xỉu.(Ảnh: VRNs - Truyền Thông Chúa Cứu Thế)
 Xem thêm tại link này

http://diendanchinhtri.blogspot.com/2013/05/khan-gia-inh-nguyen-hoang-vi-bi-ca-anh.html

MỜI XEM CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA VỚI TƯ CÁCH THÀNH VIÊN http://www.gopfp.gov.vn/documents/18/24354/VPQT-VN.pdf 



 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hợp Quốc

(Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948)
Lời nói đầu


Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.

Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:
  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:
  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:
  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:
  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:
  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:
  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:
  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:
  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.
Ðiều 26:
  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:
  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:
  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

  

Nguyên văn:

The Universal Declaration of Human Rights


PREAMBLE

Whereas recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,


Whereas disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind, and the advent of a world in which human beings shall enjoy freedom of speech and belief and freedom from fear and want has been proclaimed as the highest aspiration of the common people,


Whereas it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law,


Whereas it is essential to promote the development of friendly relations between nations,


Whereas the peoples of the United Nations have in the Charter reaffirmed their faith in fundamental human rights, in the dignity and worth of the human person and in the equal rights of men and women and have determined to promote social progress and better standards of life in larger freedom,

Whereas Member States have pledged themselves to achieve, in co-operation with the United Nations, the promotion of universal respect for and observance of human rights and fundamental freedoms,


Whereas a common understanding of these rights and freedoms is of the greatest importance for the full realization of this pledge,


Now, Therefore THE GENERAL ASSEMBLY proclaims THIS UNIVERSAL DECLARATION OF HUMAN RIGHTS as a common standard of achievement for all peoples and all nations, to the end that every individual and every organ of society, keeping this Declaration constantly in mind, shall strive by teaching and education to promote respect for these rights and freedoms and by progressive measures, national and international, to secure their universal and effective recognition and observance, both among the peoples of Member States themselves and among the peoples of territories under their jurisdiction.

Article 1.


  • All human beings are born free and equal in dignity and rights.They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood.

Article 2.


  • Everyone is entitled to all the rights and freedoms set forth in this Declaration, without distinction of any kind, such as race, colour, sex, language, religion, political or other opinion, national or social origin, property, birth or other status. Furthermore, no distinction shall be made on the basis of the political, jurisdictional or international status of the country or territory to which a person belongs, whether it be independent, trust, non-self-governing or under any other limitation of sovereignty.


Article 3.


  • Everyone has the right to life, liberty and security of person.


Article 4.


  • No one shall be held in slavery or servitude; slavery and the slave trade shall be prohibited in all their forms.

Article 5.


  • No one shall be subjected to torture or to cruel, inhuman or degrading treatment or punishment.

Article 6.


  • Everyone has the right to recognition everywhere as a person before the law.


Article 7.


  • All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of the law. All are entitled to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such discrimination.

Article 8.


  • Everyone has the right to an effective remedy by the competent national tribunals for acts violating the fundamental rights granted him by the constitution or by law.


Article 9.


  • No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile.


Article 10.


  • Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and of any criminal charge against him.


Article 11.


  • (1) Everyone charged with a penal offence has the right to be presumed innocent until proved guilty according to law in a public trial at which he has had all the guarantees necessary for his defence.
  • (2) No one shall be held guilty of any penal offence on account of any act or omission which did not constitute a penal offence, under national or international law, at the time when it was committed. Nor shall a heavier penalty be imposed than the one that was applicable at the time the penal offence was committed.

Article 12.


  • No one shall be subjected to arbitrary interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to attacks upon his honour and reputation. Everyone has the right to the protection of the law against such interference or attacks.

Article 13.


  • (1) Everyone has the right to freedom of movement and residence within the borders of each state.
  • (2) Everyone has the right to leave any country, including his own, and to return to his country.

Article 14.


  • (1) Everyone has the right to seek and to enjoy in other countries asylum from persecution.
  • (2) This right may not be invoked in the case of prosecutions genuinely arising from non-political crimes or from acts contrary to the purposes and principles of the United Nations.


Article 15.


  • (1) Everyone has the right to a nationality.
  • (2) No one shall be arbitrarily deprived of his nationality nor denied the right to change his nationality.


Article 16.


  • (1) Men and women of full age, without any limitation due to race, nationality or religion, have the right to marry and to found a family. They are entitled to equal rights as to marriage, during marriage and at its dissolution.
  • (2) Marriage shall be entered into only with the free and full consent of the intending spouses.
  • (3) The family is the natural and fundamental group unit of society and is entitled to protection by society and the State.


Article 17.


  • (1) Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.
  • (2) No one shall be arbitrarily deprived of his property.


Article 18.


  • Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.


Article 19.


  • Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.


Article 20.


  • (1) Everyone has the right to freedom of peaceful assembly and association.
  • (2) No one may be compelled to belong to an association.


Article 21.


  • (1) Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives.
  • (2) Everyone has the right of equal access to public service in his country.
  • (3) The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures.


Article 22.


  • Everyone, as a member of society, has the right to social security and is entitled to realization, through national effort and international co-operation and in accordance with the organization and resources of each State, of the economic, social and cultural rights indispensable for his dignity and the free development of his personality.


Article 23.


  • (1) Everyone has the right to work, to free choice of employment, to just and favourable conditions of work and to protection against unemployment.
  • (2) Everyone, without any discrimination, has the right to equal pay for equal work.
  • (3) Everyone who works has the right to just and favourable remuneration ensuring for himself and his family an existence worthy of human dignity, and supplemented, if necessary, by other means of social protection.
  • (4) Everyone has the right to form and to join trade unions for the protection of his interests.


Article 24.


  • Everyone has the right to rest and leisure, including reasonable limitation of working hours and periodic holidays with pay.

Article 25.


  • (1) Everyone has the right to a standard of living adequate for the health and well-being of himself and of his family, including food, clothing, housing and medical care and necessary social services, and the right to security in the event of unemployment, sickness, disability, widowhood, old age or other lack of livelihood in circumstances beyond his control.
  • (2) Motherhood and childhood are entitled to special care and assistance. All children, whether born in or out of wedlock, shall enjoy the same social protection.


Article 26.


  • (1) Everyone has the right to education. Education shall be free, at least in the elementary and fundamental stages. Elementary education shall be compulsory. Technical and professional education shall be made generally available and higher education shall be equally accessible to all on the basis of merit.
  • (2) Education shall be directed to the full development of the human personality and to the strengthening of respect for human rights and fundamental freedoms. It shall promote understanding, tolerance and friendship among all nations, racial or religious groups, and shall further the activities of the United Nations for the maintenance of peace.
  • (3) Parents have a prior right to choose the kind of education that shall be given to their children.


Article 27.


  • (1) Everyone has the right freely to participate in the cultural life of the community, to enjoy the arts and to share in scientific advancement and its benefits.
  • (2) Everyone has the right to the protection of the moral and material interests resulting from any scientific, literary or artistic production of which he is the author.

Article 28.


  • Everyone is entitled to a social and international order in which the rights and freedoms set forth in this Declaration can be fully realized.


Article 29.


  • (1) Everyone has duties to the community in which alone the free and full development of his personality is possible.
  • (2) In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society.
  • (3) These rights and freedoms may in no case be exercised contrary to the purposes and principles of the United Nations.

Article 30.


  • Nothing in this Declaration may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms set forth herein.

( Nguồn: Trang web của Liên hiệp quốc  http://www.un.org/en/documents/udhr/ )

YÊU NƯỚC, CHỐNG TÀU TẠI SAO LẠI BỊ TÙ TỘI? CÔNG LÝ Ở ĐÂU? TỰ DO Ở ĐÂU?

YÊU NƯỚC = PHẢN ĐỘNG?


 
 Nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình 

Mong quí vị chia sẻ nhanh và rộng rãi.  Hãy giúp loan truyền 2 bài nhạc có ý nghĩa này!






Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?”.


[Mời nghe bài Người Việt NamRạng ngời nước Nam sáng tác của Trần Vũ Anh Bình, do Đan Trường trình bày]






Karaoke Version (VietKhang Voice Included)




 Hình ca nhạc sĩ Việt Khang chụp lại từ video clip
 
[Mời quý vị nghe nhạc phẩm Việt Nam tôi đâu?Anh là ai? của Việt Khang do ca sĩ Trung tâm Asia trình bày]





Asia DVD69 LK Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai


Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên Bị CA Bắt Vì Viết Bài Thơ Yêu Nước

Nguyễn Phương Uyên
  • 20 tuổi - Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp 10CDTP1, phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
  • Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận – Việt Nam
  • Nguyễn Phương Uyên viết 2 câu thơ này và bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước (ĐL 88 BLHX)
             Vì tổ quốc chống ngoại xâm
         Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng

 
Tại sao thanh  niên yêu nước, chống Tàu lại bị bắt?
Tại sao lại ém nhẹm tinh thần yêu nưc?
Tại sao khi loan tin chống lại đăn độc hại của Tàu cũng lại bị bắt?

Công lý đâu?

HÃY LÊN TIẾNG! 
Mời quí vị ký vào thỉnh nguyện thư đòi trả tđo cho cô Phương Uyên
http://www.change.org/petitions/free-nguyen-phuong-uyen-now
 


Phương Uyên bị bắt vì ‘chống nhà nước’
BBC - Liên quan đến việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt, hiện có tin tức rằng Uyên bị bắt vì tham gia rải truyền đơn ‘chống nhà nước’.
Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận. 
Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.
‘Thông báo khẩn’ 
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’. Tuy nhiên, BBC chưa thể kiểm chứng độc lập thông tin về nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, xác nhận với BBC rằng bà đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.
Theo thông báo do Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Công an tỉnh Long An, ký thì Phương Uyên đang bị giữ tại Trại tạm giam của Công an tỉnh.
Tuy nhiên, bà Nhung nói rằng do Uyên có thái độ ‘ghét Trung Quốc’ nói nói cô chống Trung Quốc ‘thì còn được’ chứ bà không tin con gái bà phạm tội chống Nhà nước.
“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này,” bà nói.
Một bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Uyên đề nghị BBC giấu tên đã cho biết rằng cô không biết biết gì về câu lạc bộ Tuổi trẻ Yêu nước cũng như các hoạt động của Uyên trong câu lạc bộ này.
Theo lời người bạn học này thì nếu như bạn bè biết được Phương Uyên tham gia phát tán truyền đơn chống chế độ thì đã tìm cách ngăn cản cô và việc bắt giữ này đã không xảy ra.
Theo cô mô tả thì trong lớp học Phương Uyên là một người hòa đồng với bạn bè và là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản năng nổ. Cô chưa giờ nói gì hoặc có thái độ gì chống đối Nhà nước.
Tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ được quy định trong điều 88 Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Theo đó thì những người ‘tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân’ hoặc ‘làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước’ thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Luật sư Phạm Vĩnh Thái của Hội Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết hành động của Phương Uyên nếu đúng như thế thì rơi vào trong điều 88 này. Tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ hành vi như thế nào mới định được hình phạt tương ứng.




Những điểm sai trái nghiêm trọng trong thông báo của công an tỉnh Long An:
Cái "thông báo" này được tạo dựng ra một cách cập rập chỉ với mục đích duy nhất là để xoa dịu đối phó với dư luận chứ không thể hợp thức hóa được việc công an đã tùy tiện bắt người một cách sai trái, hoàn toàn không tuân theo qui định của pháp luật.

Thông báo v/v: bắt bi

̣ can để tạm giam.
Xét về mặt pháp lý, không hề có cái gọi là "bắt để tạm giam", đây là một kiểu chơi chử lập lờ đánh lận ngôn ngữ, BLTTHS qui định khi có quyết định khởi tố vụ án và có quyết định khởi tố bị can (tất cả phải được sự phê chuẩn của VKS) lúc đó mới được bắt người và mới là bị can. Cụ thể như trường hợp Dương Chí Dũng đã có quyết định khởi tố vụ án và đã có quyết định khởi tố bắt giam bị can nhưng chưa được sự phê chuẩn của VKS nên chưa có quyền bắt, đến khi được VKS phê chuẩn thì bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn...

Căn cứ vào Điều 71, Hiến pháp năm 1992:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định rất chặt chẻ về việc bắt giử người, cụ thể tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.

Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.

Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.

Qua sự việc bé Uyên bị bắt giam giử tại công an phường Tây Thạnh từ ngày 14/10/2012 cùng với 3 người bạn, đến ngày 16/10 khi đem cơm đến công an không nhận, bạn mới gọi báo cho gia đình nhưng sau đó người nhà đến hỏi thì tại đây chối là không có sự việc như vậy... Lần thứ hai khi phát hiện việc tờ giấy bé Uyên viết cho bạn là từ công an phường Tây Thạnh, mẹ bé Uyên một lần nữa đến yêu cầu trả lời làm rõ thì phó và trường công an phường Tây Thạnh mới nhận có bắt giử bé Uyên và đã chuyển đi tỉnh Long An nhưng chỉ nói miệng chứ không hề xác nhận bằng văn bản? Và cuối cùng khi mẹ bé Uyên đến công an tỉnh Long An thì nơi đây mới xì ra cái thông báo này, trong thông báo cố tình nói lập lờ là bắt để tạm giam lại cố tình không ghi ngày bắt (14/10/2012) và cũng hoàn toàn không hề nói đến quyết định khởi tố vụ án cũng như quyết định khởi tố bắt giam bị can, như vậy rỏ ràng trường hợp bé Uyên là bị công an lạm quyền bắt giam một cách tùy tiện mà không hề có quyết định khởi tố bắt giam, có lẽ họ nghĩ rằng gia đình bé Uyên ở nhà quê tỉnh lẽ không am tường pháp luật nhưng khi dư luận trong và ngoài nước đứng về phía nạn nhân cùng lên tiếng (trừ lề phải) thì họ bị động lúng túng, càng lúng túng càng sa lầy liên tục từ sai phạm này đến sai phạm khác.

Nói thêm,
Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Dù với tư cách là bị can, bị cáo nhưng họ cũng cần phải được đối xử một cách công bằng, nhân đạo như một con người bình thường,Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, người dân không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Hợp tác với cơ quan công an khác với thú nhận tội. không bao giờ khai báo sai sự thật theo gợi ý, mớm cung hay theo sự ép cung, bức cung.








Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung lên Sài Gòn trong tâm trạng hoang mang đi tìm tung tích của con gái. Trong lúc trao đổi với chúng tôi bà không cầm được nước mắt khi nhắc đến con mình, “ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung Quốc. Mấy hôm nay cứ cầm cuốn sổ lên là thấy nhớ nó quá. Bà ngoại nó đang nằm cấp cứu vì hở van tim, sợ bà lo tui chỉ nói là nó bận thi nên chưa về được. Giờ không biết phải tìm nó ở đâu
Chúng tôi đưa bà đến phòng trọ của Phương Uyên, một căn phòng nhỏ khoảng 15m2 nằm trong hẻm đường Dương Đức Hiền, Quận Tân Phú. Tại đây, chúng tôi gặp em Phương, bạn cùng phòng. Phương nằm trong số ba bạn cùng phòng bị mời lên công an phường hơn bảy tiếng ngày 14/10 để điều tra về sinh hoạt của Uyên.
“ Em hỏi Uyên bị tội gì thì họ không nói, khi cho em về họ dặn không được thông báo về gia đình. Sau đó em đem cơm lên thì họ không cho gặp”Sau hai ngày thì một người xuống phòng trọ xuất thẻ ngành tên Phong, công an Thành Phố tịch thu máy ảnh của Uyên và một số quần áo cá nhân kèm theo bài vở mà Uyên gửi kèm. Phương hỏi tình hình của Uyên thì được anh Phong cho biết  Uyên đang ở cùng với các chị nữ công an, cần khai thác phục vụ điều tra nên tạm thời chưa về được. Anh Phong để lại số điện thoại cho Phương và dặn có thông tin gì thì báo cho anh biết.
“ Em hỏi khi nào thì Uyên mới được thả thì anh Phong nói đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình” Phương kể

Khi được hỏi về Uyên, Phương cho biết “ Em biết Uyên qua việc đăng thông tin tìm người ở ghép, Uyên sống rất hòa đồng, bọn em sống chung một năm rưỡi nay mà không có chuyện gì. Uyên học rất giỏi, anh Phong (an ninh TP) còn khen và lấy làm tiếc khi cầm bảng điểm của Uyên ở Trường”

(Phương Uyên viết trong mẫu giấy nhờ bạn cùng phòng lấy bài vở để học trong khi bị giam)
Cũng theo những người dân xung quanh thì khu hẻm thời gian gần đây luôn có những người lạ mặt theo dõi 24/24 nhưng không biết là ai, giờ mới biết là nữ sinh này.Khi hỏi về số điện thoại của anh Phong để hỏi thăm tin tức thì Phương sợ không dám cho vì anh Phong có căn dặn. Mẹ Uyên đành ra về và trông chờ một chút xíu lương tâm còn xót lại của những người mang nhiệm vụ bảo vệ người dân thông báo tung tích của con gái mình. 
Chúng tôi tiễn bà ra sân ga trong chiều mưa vội vàng, bà tạm gác lại nỗi lo về sự mất tích của con gái để về lo cho người mẹ mình đang nằm cấp cứu trong một hoàn cảnh khó khăn.
20/10/2012
Paulo Thành Nguyễn

Dưới đây là một số hình ảnh truyền đơn được cho là truyền đơn “phản động” mà em Nguyễn Phương Uyên đã tham gia cùng một số bạn sinh viên khác dán tại SG  vào cuối tháng 6 năm 2012:



Phiên tòa công khai sao lại bắt dân thường vô tội.  Chuyện gì đang xãy ra? http://diendanchinhtri.blogspot.com/2012/09/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-nhung_5969.html 

PICS - Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị CA xé áo, cướp tài sản & đánh đập đã man http://diendanchinhtri.blogspot.com/2012/09/blogger-nguyen-hoang-vi-bi-ca-xe-ao.html
 
QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ BLOGGER NGUYỄN XUÂN DIỆN 
http://diendanchinhtri.blogspot.com/2012/09/quyet-inh-cuong-che-blogger-nguyen-xuan.html


Sự kiện xảy ra trên đường Nguyễn  Văn Linh, thành phố Đà Nẳng 22/9/2012.  Theo tin tức người dân Đà nẳng cho biết, 1 nhóm người dân đang ngồi uống trà chanh thì Công An ập tới hốt bàn ghế, dùng dùi cui tấp loạn vào đầu, và nổ súng trấn áp dân.

Nhiều người dân bức xúc và phẫn nộ về thái độ bạo lực của Công An, và cho rằng nếu như dân có sai vì lấn chiếm lòng lề đường….thì ít ra công an phải vào lập biên bản… đằng này họ làm như côn đồ ngang tàng cướp bóc.


http://4.bp.blogspot.com/-wd7Xvhscr2Y/UFpaa__7wdI/AAAAAAAAomM/3z9mHDsil2c/s1600/AmBinh-3.jpg

http://www.nuvuongcongly.net/images/Canhsatdanhdan.jpg

Anh Phước
Anh Phước và cả vùng mông tím đen đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Hoài Nam

* Sáng 19.9.2012, bà Trần Thị Bé, 60 tuổi, ngụ xã Tân Kiên, H.Bình Chánh (TP.HCM), đến tòa soạn Thanh Niên kêu cứu về việc con bà là anh Nguyễn Hữu Phước (22 tuổi), phải nhập viện cấp cứu sau khi rời trụ sở Công an huyện Bình Chánh.


 Nạn nhân bị thương
Nạn nhân bị thương nằm tại hiện trường vụ cưỡng chế - Ảnh: T.H
 Giải tỏa ngăn cản thi công, công an xã bắn 3 người bị thương
Sáng 20.9, lực lượng chức năng xã Mỹ Hòa, H.Bình Minh (Vĩnh Long) tổ chức căng dây thi công công trình tuyến đường từ trung tâm xã về Rạch Chanh, nhưng bị một số hộ dân đứng ra ngăn cản, dẫn đến xô xát.
Trong lúc giằng co, người dân nghe tiếng súng nổ và cuộc xô xát dừng lại. Ba phụ nữ trúng đạn bị thương, gồm: Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh. Ngay sau đó, 3 người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.

Lợi với những vết thương trên cơ thể. 
 Lợi với những vết thương trên cơ thể sau khi bị đánh. Ảnh: Chí Phan

Ngày 15/9, Huyện ủy Đồng Xuân (Phú Yên) kỷ luật bằng hình thức cách chức Đảng ủy viên đối với ông Huỳnh Ngọc Sanh, Trưởng Công an xã Xuân Quang 3. Ông Sanh bị kỷ luật do "sử dụng rượu bia, tinh thần không đủ tỉnh táo để điều khiển hành vi dẫn đến đánh người".
Vụ việc xảy ra vào khuya ngày 26/6 khi Trương Ngọc Lợi (19 tuổi) cùng nhóm bạn ăn nhậu tại bãi xe Tốc Mai ở thôn Thạnh Đức. Một lúc sau, ông Sanh đi tuần tra ngang qua đã vô cớ dùng dùi cui đánh Lợi rồi còng tay, áp giải về công an xã.


Sáng 28/6, Lợi được người thân chở đến bệnh viện huyện khám và chụp X-quang. Bác sĩ kiểm tra hai bên sườn, bụng và tay của Lợi có đến 14 vết thương do bị ông Sanh đánh.

Nguồn tin: http://hn.24h.com.vn
Càng ngày, những chuyện công an đánh dân xảy ra càng nhiều, càng trầm trọng và nghiêm trọng. Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lực lượng “công an nhân dân” nhưng quay lại tấn công người dân ngày càng hung bạo, có một nguyên nhân ai cũng thấy, đó là sự bao che đến mức lộ liễu của hệ thống báo chí, ngành công an cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật ở VN.

Tính mạng người dân bị coi rẻ như cỏ rác, những hành động ăn chặn, hối lộ, hạch sách, cửa quyền, vi phạm pháp luật của cán bộ chiến sĩ ngành công an được bao che một cách có hệ thống trong “nhà nước pháp quyền”(!) là những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cách hành động ngông cuồng, bạo lực của nhiều công an viên.
 
 
Người ta có quyền đặt câu hỏi rằng: Nếu như, những tội ác này được thực hiện bởi một công dân bình thường, báo chí và hệ thống luật pháp sẽ xử lý thế nào, có giống cách xử lý đã có hay không?

Không thể nói gì hơn là sự bao che, khỏa lấp các tội trạng của các nhân viên ngành công an đã trực tiếp tạo nên một tình trạng xã hội “công an trị” hết sức bất công và bất chấp luật pháp ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với tôn chỉ của ngành công an được tuyên xưng rất cụ thể là “chỉ biết còn đảng, còn mình” dù mang danh “công an nhân dân”.

Vấn đề các nhân viên công an luôn lộng hành, chỉ vì mình là “công an của đảng” mà đảng thì đang là lực lượng cai trị độc tài tại VN, không ai có thể đụng chạm đến lực lượng được cưng chiều này vì khi cần, cả hệ thống được chỉ đạo tạo dựng, bóp méo, xuyên tạc cũng như thông tin sai lệch bản chất vụ việc hết sức trắng trợn và nhẫn tâm, miễn sao bảo vệ được lực lượng này luôn trung thành với đảng.

Bởi vì, tất cả hệ thống công an, báo chí, tòa án, viện kiểm sát… đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
 
Thêm nhiều thông tin về công an đánh dân >>> XEM TẠI ĐÂY...
  1. Ngày 8 tháng 9, 2012, anh Nguyễn Văn Hiền (43 tuổi) đã tử thương trong bện viện với nhiều vết bầm tím khắp thân thể, và nhiều nhất là ở hai đùi sau khi bị công an phường Ngô Quyền tra tấn.
  2. Ngày 31 tháng 8, 2012 ông Nguyễn Mậu Thuận bị 3 công an viên xã Kim Nỗ áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai, và đã chết bất thường với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể . 
  3. Ngày 25 tháng 4, 2011, anh Nguyễn Công Nhựt bị công an Bình Dương  tra tấn bằng roi điện đến chết, thân thể bị nám, bầm tím khắp người,.Sau đó công an dàn cảnh "nạn nhân treo cổ tự tử với bức thư tuyệt mạng gửi lại cho vợ" là chị Tuyền. Chị Tuyền cũng là nạn nhân đã bị công an điều tra gạ tình và tiền cùng thời gian chồng bị giam giữ.
  4. Ngày 28 tháng 2, 2011 ông Trịnh Xuân Tùng (Hà Nội), tháo mũ bảo hiểm, bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy cổ chết. Đây không phải là trường hợp duy nhất ...
  5. Ngày 21 tháng 1, 2010, anh Nguyễn Quốc Bảo (Hà Nội) bị công an quận Hai Bà Trưng giam giữ điều tra và đánh vỡ sọ chết. 
  6. Ngày 7 tháng 5, 2010, anh Võ Văn Khánh (Quảng Nam), đem giấy xe lên đồn công an Điện Bàn xin lại xe, bị công an đánh đến chết.
  7. Ngày 25 tháng 5, 2010, công an Nguyễn Mạnh Thư bắn chết em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam khi đòi đền bù đất đai tại Nghi Sơn, Thanh Hóa
  8. Ngày 29 tháng 6, 2010, ông Vũ Văn Hiền (Thái Nguyên) lên đồn công an huyện Đại Từ làm việc bị đánh xuất huyết não chết.
  9. Ngày 23 tháng 7, 2010, anh Nguyễn Văn Khương (Bắc Giang) bị thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp đánh bể đầu chết vì không đội mũ bảo hiểm.
  10. Ngày 6 tháng 8, 2010, em Hoàng Thị Trà (Thái Nguyên) không đội mũ bảo hiểm bị công an mặc thường phục rượt theo bắn lủng đùi.
  11. Ngày 16 tháng 9, 2010, sinh viên Đặng Đình Việt (Hà Tĩnh) đi học về vô cớ bị 2 công an xô ngã, đánh đập trước mặt người dân.
  12. Ngày 6 tháng 11, 2010, anh Lưu Đình Tăng (Thanh Hóa) lên đồn công an làm việc bị 2 công an huyền Hoằng Hóa đánh ép cung cho đến xỉu phải vô bệnh viện.
  13. Ngày 28 tháng 11, 2010, em Dương Đình Hiếu (Thái Nguyên) đùa nghịch bị hai công an xã Xuân Phương rượt bắt đem về đồn, bóp cổ, lấy dùi cui đánh lên đầu đến ngất xỉu.
  14. Anh Đặng Văn Đen (An Giang) bị công an phường Mỹ Bình bắt về tội trộm trước đó. Ngày 17 tháng 12, 2010 công an đánh chết rồi đem xác Đen trả lại cho gia đình.
  15. Ngày 28 tháng 12, 2010, anh Phạm Quang Sơn (Hà Đông) bị các công an xã tên Tuấn, Khoa, Tưởng đánh gãy xương xườn chỉ vì lên tiếng bênh vực một phụ nữ.
  16. Ngày 11 tháng 1, 2011, bà Ngô Thị Thu (Hải Phòng) biểu tình chống nhà máy ô nhiễm bị công an huyện Thủy Nguyên đánh gãy tay.
  17. Ngày 1 tháng 3, 2011, anh Nguyễn Văn Hướng (Nghệ An), không đội mũ bảo hiểm bị công an dùng dùi cui đánh bể đầu.
Trên đây là một số vụ xảy ra gần đây và còn nhiều vụ khác nữa. Trừ một vài vụ nỗi bật gây phẫn uất, người công an phạm tội bị đem ra xử. Còn các trường hợp khác thì vẫn còn đang được "điều tra". Tại sao công an lộng hành, đánh người, tra tấn một cách thản nhiên? Tại sao công an nhân dân không bảo vệ dân mà lại hành hung dân? Công an phạm tội lại được công an "điều tra" ? Điều tra đến bao giờ? Thành phần đáng lẻ phải bảo vệ dân lại đi hành hung dân, vậy ai sẽ bảo vệ dân? Ai sẽ xử phạt công an? Chúng ta đành chịu (NHỤC) để cho đảng,nhà nước ban phát cho công lý? Hay chúng ta đứng dậy đòi công lý cho nạn nhân, cho chính chúng ta?
 
CÔNG LÝ PHẢI ĐI ĐÒI - ĐỪNG CHỜ AI BAN PHÁT!
 

CSGT đánh dân trên đường

Cộng tác viên của TTXVA cho biết trên đường đi công tác đến ngã tư trên đường Trần Hưng Đạo thành phố Ninh Bình, thì gặp CSGT quất dùi cui túi bụi vào đầu của người dân.

Hiện trường xảy ra tại thành phố NINH BÌNH , thuộc tỉnh NINH BÌNH , ngay trung tâm thành phố,cách sở công an tỉnh 200m , rẽ trái sang đường Trần Hưng Đạo.

Sự việc xảy ra khi cảnh sát ra lệnh dừng xe tải chở gỗ để kiểm tra. Khi xe tải đánh lái sang phải để đưa xe vào lề đường, xe tải đã quệt nhẹ vào đuôi xe máy của chiến sĩ CSGT .

Lập tức chiến sĩ CSGT dùng dùi cui đập túi bụi vào đầu người tài xế và chỉ vào đuôi xe nói:

"MÀY QUỆT VÀO XE MÁY CỦA TAO!"





Clip quay chậm cảnh công an đánh chị Ngô Thị Ánh ở Văn Giang


Công an và côn đồ đánh đập dân Xuân Quan - Văn Giang để cướp đất


Hàng trăm CA đàn áp Dân dã man tại Hà Nội (Video Người có đất bị thu hồi )


Công an đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc


CSGT 'ra đòn' với dân


Công an đánh học sinh


Cảnh sát cơ động đánh dân


Công an bạt tay dân


Công an nhân dân , vì đảng đánh dân , vì thân phục vụ


Công An Nhân Dân Đã Giết 20 Người Dân Trong Thời Gian Gần Đây


Những hình ảnh đẹp của công an nhân dân !


Đạo đức công an thời nay ! CA đang chặn 1 chiếc xe taxi chở một anh bị bỏng đang trên đường đi cấp cứu . anh CA này ko cho taxi này đưa người đi cấp cứu mà còn chửi cả người lái taxi khi anh này xin (Anh CA này chửi dcm )

Nạn nhân Nguyễn Văn Hướng bị công an đánh đổ máu chỉ vì không đội mũ bảo hiểm - Ảnh bạn đọc
Sáng ngày 1/3, anh Nguyễn Văn Hướng (là ngư dân, sống tại xã Nghi Quang – Nghi Lộc) đang trên đường đi mua sắm một số dụng cụ đi biển thì bị đội tuần tra công an Nghi Tân đuổi theo vì không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa rẽ vào đường làng,  lập tức anh Hướng bị hai công an bắt kịp và đánh đập hết sức tàn nhẫn.


Nạn nhân Nguyễn Văn Hướng bị công an đánh đổ máu chỉ vì không đội mũ bảo hiểm - Ảnh bạn đọc

Theo mô tả, nạn nhân bị “hai công an cầm dùi cui đánh túi bụi vào đầu, từ  đỉnh đầu, máu phụt ra kinh khủng”. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo người dân tại phường Nghi Tân. Ngay lập tức, quần chúng nhân dân đã tri hô và kéo đến bảo vệ nạn nhân.


Công an xã đánh dân vì tội chống tham nhũng
Nạn nhân Nguyễn Văn Vinh tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị chiều 28/6.

Công an xã đánh dân vì tội chống tham nhũng

Thứ Hai, 29/06/2009, 08:28 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Lúc 21 giờ 30 ngày 26/6, ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn Liêm Công Phường, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong tình trạng Chấn thương vùng hàm, mặt và vùng lưng.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Ông Vinh là một trong bốn nông dân (Lê Văn Lương, Nguyễn Thuận Trưởng và Ngô Minh Phiện) dũng cảm tố cáo một số cán bộ xã Vĩnh Thành tham nhũng mà năm 2007, 2008 có loạt bài Bốn nông dân chống tham nhũng ở Quảng Trị bị khủng bố và vu khống bằng tờ rơi. Bốn nông dân này đã được Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng biểu dương, khen thưởng.


Công an nhân dân đánh đập dân 
 
Nạn nhân của các vụ cướp, giết, hiếp đều là Nhân dân!  
 
Nạn nhân Hiền bị tử vong sau khi rời trụ sở công an phường Ngô Quyền (Ảnh: VietNamNet) 
 
 

Ngày 03/05/2010: Công an đã tấn công Giáo xứ cồn Dầu, Đà Nẵng, 
đánh người bị thương, cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu và bắt giữ nhiều người. 


31082012977000 1 300x225 Hà Nội: Khởi tố vụ công an xã đánh chết người tại trụ sở
Vết bầm dập xuất hiện trên thi thể của ông Thuận
Ngày 31/8, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người và tạm giữ 5 đối tượng gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) là Phó Ban công an xã Kim Nỗ; Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991) là công an viên xã Kim Nỗ; Đoàn Văn Tuyến (SN 1983) là công an viên xã Kim Nỗ; Hoàng Ngọc Thức (SN 1988) là công an viên xã Kim Nỗ.

Anh Khôi tại bệnh viện
Nguyễn Đình Khôi sinh năm 1972 ngụ tại thôn Quyết Tiến, phường Bình Tân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
Người gửi đơn kêu cứu đi khắp nơi thì cho rằng 2 cán bộ công an phường Bình Tân (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk) đánh đập mình dã man. Ngược lại, từ sếp đến lính của công an phường phủ nhận hoàn toàn việc đánh đập dân, chỉ thừa nhận có sai sót trong quy trình làm việc.

Anh Tống Văn Phước tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk
Anh Tống Văn Phước tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk
 Tin từ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk sáng nay, 30/5/2012, cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Tống Văn Phước (22 tuổi), trú tại xã Đray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã qua cơn nguy kịch sau 10 ngày cấp cứu, điều trị.
Người nhà anh Tống Văn Phước cho biết, lý do nạn nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh nhân sự là do bị ông Hà Quang Trịnh, trưởng công an xã Đray Sáp, huyện Krông Ana dùng súng đánh trọng thương vào đầu.


Nha Trang Lam ro vu to cao dieu tra vien danh nguoi

Bà Lan với các vết bầm trên người. Ảnh: HOÀNG PHÚC
Công an TP Nha Trang đã nhận được đơn kêu cứu của chị Diệp Cẩm Nhung (trú tổ 4, thôn Hội Sương, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) về việc mẹ chị là bà Lan bị Công an TP Nha Trang bắt và đánh đập, ép cung. 
Theo đơn kêu cứu của chị Nhung, sáng 7-12, một nhóm phóng viên đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, nơi bà Lan đang được điều trị, để xác minh. Tuy nhiên, tại bệnh viện, các phóng viên đã bị một công an ngăn cản tác nghiệp.

CÔNG AN - DÂN PHÒNG - DÂN PHỐ, ĐÁNH DÂN NHƯ THỜI TRUNG CỔ
Tà quyền cộng sản chiếm hữu tài sản của các tôn giáo làm tư lợi,
khi bị phản đối, thì liền sai đám công an ra tay đàn áp người dân.





Công an bạn dân chặn đường dân vừa đánh vừa chửi:
”đánh thấy mẹ con của thằng mục sư Thân …”

Và tấm hình mẹ già Việt Nam bị đánh đã “vinh danh” ngành công an Việt cộng với thế giới.





Công an đánh người chảy máu! Giáo dân biểu tình!





Tu sĩ Antôn Nguyễn Văn Tặng bị công an đánh bất tỉnh khi vào thăm giáo xứ !


linh mục thuộc giáo phận Kontum, trên đường trở về sau khi dâng lễ an táng
cho một giáo dân, đã bị ca đánh trong thương.


Vết thương trên người Linh mục Nguyễn Quang Hoa sau khi bị ca đánh đập


Chiến công của cảnh sát là giáo dân đã bị đánh trọng thương tới độ ngất xiu.....


.....và nổ súng cố ý giết em bé.


Các mẹ các chị thì chúng ông công an… đục theo các mẹ các chị.


Đại úy công an đánh báng súng vào đầu dân. (theo báo nlđ)


Anh Lê Văn Linh ngụ xã Kim Sơn Tiền Giang, bị công an xã Kim Sơn
TG đánh bằng dùi cui, vô mặt làm cho trán và mắt sưng bầm đen,


3 thằng công an đánh 1 người dân tới chết tại Sóc Trăng.(theo
dantri.com)



Người dân Nguyễn Văn Hướng bị công an đánh đổ máu chỉ vì không đội mũ bảo hiểm



Ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958) bị trung tá công an đánh gãy cổ và chết cũng vì không đội mũ bảo hiểm.(tienphong online)



công an cấm người dân đánh người dân chết vì không đội mũ bảo hiễm,
nhưng ai cấm chúng khi chúng chở 3 đầu không đỗi mũ bảo hiễm ???

Trưởng công an xã bắn dân


Ông Nguyễn Hữu Năm năm nay 55 tuổi, ngụ xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập
bị công an bắn trọng thương. Ảnh: Chế Bắc.


Ông Năm đang được cấp cứu tại BV với nhiều vết đạn trên người


Quán nước nơi ông Năm bị trưởng công an xã bắn. Ảnh: Chế Bắc.

Lúc đó quán nước của ông Năm có 4 người hàng xóm tới uống nước và đánh
bài tiến lên. Trong lúc ông Năm đang xem tivi với cháu nội (11 tuổi) thì ông
Cao Đình Sâm, Trưởng công an xã cùng một số công an bất ngờ ập vào
quán kiểm tra, bắt quả tang những người đang đánh bài. Công an thu giữ
trên sòng bài hơn 50.000 đồng và trên người của 4 khách chơi hơn 100.000 đồng.

và công an bắt một người khách không liên quan đến việc đánh bài, thì ông
Năm đứng dậy can ngăn. Ngay lập tức, ông Sâm liền dùng chân đạp vào ông
Năm ngã xuống. Ngay sau đó, ông trưởng công an xã rút súng ngắn trong
người, từ khoảng cách một mét bắn liên tiếp vào cổ và vai ông Năm.

Ông Sâm tiếp tục lao đến đánh vào đầu ông Năm rồi còng tay bắt ông này
về trụ sở công an xã. Đến 0h ngày 1/3, thấy người dân tụ tập đến trụ sở
công an quá đông, người ông Năm lại bê bết máu, công an xã Long Hà mới
chịu thả về cho người thân đưa đi cấp cứu.

Theo một số nhân chứng, khi vào bắt sòng bài trong quán nước ông Năm,
các công an nồng nặc mùi rượu. Người dân còn cho biết thêm, trước đó số
công an này ăn thịt chó và uống rượu tại quán kế bên quán ông Năm.



Trong quán nước của ông Năm sòng bài chỉ có 50.000 đồng mà nó bắt
nó bắn người ta như vậy, nhưng ai cấm & bắt chúng đây ???





Đại úy công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước


Người dân ấy đã vô phương tránh đỡ. cái xác thân mình


Ông Trương Phến 42 tuổi Việt kiều Mỹ, bị ca hình sự đã về hưu bắt cóc ,
đánh đập dã man trên đường về lại Mỹ, khuôn mặt của ông Phến
bầm tím, đỉnh đầu phải khâu đến 5 mũi.


Chính quyền xin lỗi người bị công an đánh ngất xỉu. (theo vnexpress)




Đại úy Trần và trung úy công an dùng nhục hình với tội phạm tại TP Nha Trang. (theo báo nlđ)


Thượng sĩ công an đánh chết người tại TP Phan Rang Ninh Thuận (Theo nlđ)


Tổ bảo vệ dân phố đánh người dã man tại Đà Nẳng


Nạn nhân SV Trần Văn Thi, bị tổ bảo vệ dân phố dùng bình xịt hơi cay làm
anh bị phỏng, đang nằm điều trị tại Khoa phỏng BV Đà Nẵng


Và vết thương trên đầu Trần Văn Thi cũng do tổ bảo vệ dân phố sử dụng
dùi cui đánh...(VTC News)

Chỉ là tổ bảo vệ dân phố thôi, mà đánh người dã man như vầy,
nếu nó là ca thì nó giết luôn người ta


Tại Bình Dương, Nguyễn Hữu Thắng cũng bị dân phòng đánh
dã man bị chấn thương nguy kịch tới tánh mạng khó qua khỏi,



Lê Ngọc Du, 30 tuổi, ngụ khu phố 1, thị trấn Củ Chi, tới trụ sở ca cơ mất xe,
làm mất giấcg nủ cua đàn anh ca nên mới bị đánh bầm dập như vầy,

Theo trình bày của Du, với pv pháp luật là khi Du chạy vào trụ sở tìm người
để trình báo, anh nhìn thấy một người đang trùm mền nằm ngủ trên bàn nên
anh nắm chân giật dậy. Người này liền ngồi dậy và ra lệnh đưa Du ra phía
sau trụ sở. Tại đây, Du bị một công an tên Hiếu cùng một số người xúm vào đánh ngất xỉu.

Bà Loan (mẹ của Du) kể lại: “Rạng sáng, tôi nghe tin báo đến công an thị
trấn bảo lãnh con ra. Khi tôi đến, thấy Du quần áo xốc xếch, trên người
nhiều vết bầm tím, nằm một chỗ, không đi nổi. Tôi nhờ người đưa Du đến BV
Đa khoa Củ Chi cấp cứu”. Chẩn đoán ban đầu của bệnh viện, anh Du chấn
thương phần mềm do bị đả thương. Vết thương ở vùng vai, ngực, bên hông
cho thấy bị tác động mạnh bằng tay và công cụ hỗ trợ (dùi cui, gậy…).


2 chú cháu anh Nam bị đưa về trụ sở ca đánh te tua vì tình nghi "ăn cắp chó"


Anh Nam bị đánh đập dã man (Ảnh: Gia đình cung cấp)


Anh Nam nằm điều trị tại bệnh viện


Anh Chiến cũng bị đánh thâm tím nhiều chỗ trên cơ thể

2 chú cháu anh Trần Văn Nam SN 1967 và Nguyễn Bá Chiến SN 1981 đi tời
nhà chị anh Nam mượn được 20 triệu, trên đường về bị ca bắt về trụ sở "nói
anh Nam ăn cắp chó" và đánh đập dã man, anh Nam bị ngất xĩu khi tỉnh dậy
thì số tiền 20 triệu đó biến mất ...(người đưa tin)

Có đi kiện vụ số tiền 20 triệu bị mất, nhưng "con kiến đi kiện củ khoai"

Một thanh niên đi làm công suốt mấy tháng nhưng không được lảnh lương,
bị ông chủ âm mưu với ca xã "hành hình" dã man để khỏi trã lương



bị đánh bầm người.


Mông bầm tím


Toàn bộ phần lưng, mông... bị tím đen



Mỗi lần đánh đập anh Tới xong cả nhóm người kia lại xối nước lạnh, đổ nước
mắm, xát muối rồi nhấn xuống bùn... sau đó kéo lên tiếp tục đánh đập cho
tới khi ngất. Chúng cho rằng anh Tới giả vờ ngất nên tiếp tục lấy vòi phun
nước rửa quặng (loại vòi động cơ 11) xịt vào những vết thương trên người
anh Tới rồi tiếp tục lấy nước mắm và muối xát vào vết thương cho đến khi
anh Tới ngất lịm không còn biết gì. thì bọn dùng gậy đánh tới tấp vào người.
Nhưng lúc này anh Tới không thể tỉnh lại được nữa. Cả nhóm người bỏ đi
một người dân đã kịp đưa anh Tới đi cấp cứu.



Nhóm người đánh đập dã man anh Lữ Văn Tới suốt từ 13 giờ cho đến gần 17
giờ chiều ngày 1/5, nhưng không ai dám can ngăn (vì trong số đó có một
người đàn ông có tiếng "anh chị" ở huyện Tân Kỳ).nên khiến nhiều người
khiếp sợ, và lại có một cán bộ công an cũng có mặt, cho tới khi anh Tới bị
ngất thì cán bộ này mới bỏ đi.


Thiếu úy công an phường đánh 1 cháu bé 11 tuổi phải nhập viện.








Với một em bé 11 tuổi như thế này mà cả đồn công an làm thinh,
không can thiệp thì coi như đồng lõa, cả đám đánh em như vậy chỉ
vì em có tội ăn cắp của người cô ruột ba triệu để mua điện thoại ...
Trẻ em có tội tình gì mà bị đánh vào bụng vào đầu, vào mông, qúa dã man. (tienphong online)


THÀNH TÍCH CỦA CÔNG AN ĐÁNH NHÂN DÂN


1. Tháng 01/2011:

* Hà Nội:

http://chaobuoisang.net/images/stores/2011/01/13/cong-an-xa-danh-dan-nhu-xa-ho-i-den-chaobuoisang.net-3925898274_anh1jpg-030641.jpg
(Diễn viên chính: Nguyễn Hữu Khoa, Trưởng công an, ông Tưởng và ông Tuấn (Công an viên) – xã La Phú - huyện Hòa Đức)

2. Tháng 2/2011:

* Bắc Giang:

http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/31/7-tamthan.jpg
Một công an đánh người tâm thần. (Diễn viên chính: Nguyễn Đình Hoàn - cán bộ quản giáo Trại giam Ngọc Lý, Tân Yên, Bắc Giang)

3. Tháng 3/2011:

* Hà Nội:

http://dddn.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/03/nannhan.jpg
Bị đánh gãy cổ vì không đội mũ bảo hiểm? (Diễn viên chính: Trung tá Nguyễn Văn Ninh - Công an phường Thịnh Liệt)

* Tiền Giang:

http://www.chuacuuthe.com/images/bt01.jpg
(Diễn viên chính: Trung tá Huỳnh Trí Dũng - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang)

* Sóc Trăng:

http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/canhkien/t9/nguoiduatin-tratan.jpg
Truy tố 3 công an đánh người tử vong. (Diễn viên chính: Thượng úy Võ Văn Út Đèo (Phó trưởng Công an thị trấn Ngã Năm) - Thượng sĩ Danh Nhãn (cảnh sát khu vực ấp 3) - Trung sĩ Trần Tuấn Khải (cảnh sát khu vực ấp 2) - Nguyễn Quốc Thắng (dân quân tự vệ) : Huyện Ngã Năm – tỉnh Sóc Trăng.

*Cần Thơ:

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/03/thai-400x255.jpg
(Diễn viên chính: Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó phòng cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang)

4. Tháng 4/2011:

* Sài Gòn:

http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pictures/vu/kso42cn/cong-an-nb.jpg
Công an đánh người mang thai tại trụ sở?. Diễn viên chính: Ông N.T.H - Công an phường Tân Phú – Q.9 – Tp.HCM.

* Bình Dương:
(26/04/2011 : Công an huyện Bến Cát – Tỉnh Bình Dương)
Lộ diện kẻ gạ tình. (Diễn viên chính: Điều tra viên Nguyễn Thành Phú – Công an thị xã Thuận An được tăng cường về huyện Bến Cát)

5. Tháng 5/201:

* Đà Nẵng:

https://lh6.googleusercontent.com/-fK33xsB5jF0/TjPx_Mra_DI/AAAAAAAAGD0/4dAPiT6ocW4/dautra13.JPG

Một thượng sĩ cảnh sát giao thông đánh người . (Diễn viên chính: Nguyễn Anh Minh - Thượng sĩ cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng)

6. Tháng 6/2011:

* Huế:

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/17/5_2.jpg
Từ công an phường về, cháu bé 11 tuổi nhập viện. (Diễn viên chính: Thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang: Công an phường Thủy Xuân – Huế)

* Khánh Hòa:

http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/30/899289346lan2.gif
Hoãn xử vụ Công an Nha Trang dùng nhục hình. (Diễn viên chính: Đại úy Trần Bá Tuấn và trung úy Nguyễn Đình Quyết (thuộc Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang
Đề nghị truy tố nguyên trung úy cảnh sát dùng nhục hình (Diễn viên chính: Trung úy Lang Thành Dũng – cảnh sát hình sự – Công an Tp. Nha Trang)

7. Tháng 07/2011:

* Hà Nội: Công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước

http://2.bp.blogspot.com/-9BqaVT-nHzE/TioK1JPXe3I/AAAAAAAABIQ/s1Ij9X_5SCI/s1600/Vietgiandapmatdan6.jpg
(Diễn viên chính: Đại úy Minh, Đội phó Đội an ninh Công an quận Hoàn Kiếm)

8. Tháng 8/2011:

* Ninh Thuận:

http://img.nld.com.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/14/xac-chet.jpg
Tạm giam công an nghi đánh người tử vong. (Diễn viên chính: Thượng sĩ Lê Khắc Sáu - Đội Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm)

9. Tháng 9/2011:

* Kiên Giang:

Sẽ làm rõ vụ công an phường đánh dân. (Diễn viên chính: Trung tá Nguyễn Hoàng Tương – Phó công an phường An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang)

10. Tháng 10/2011:

* Long An:

http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2011/08/tuan4/CAdanhng1_ad309.jpg
Kiểm điểm 3 cảnh sát đánh người (2/10/2011 – Công an Tp Tân An)
Đề nghị phê bình đại úy đánh báng súng vào đầu dân. (Diễn viên chính: Đại úy Đỗ Thành Trung – Trưởng Công an xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An)

* Bình Phước:

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/e3/41/canh-sat.jpg
Bị can chết, hàng trăm người gây rối trụ sở CA huyện (9/10/2011: Công an huyện Bù Đốp – Tỉnh Bình Phước)
11. Tháng 11/2011:

* Huế:

http://nguyentoan.com/Uploads/News/29082009/News/2082995925.jpg
(Diễn viên chính : Trưởng công an xã Trương Văn Lộc - xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).

* Cà Mau:

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/12/01/1_4.jpg
Công an xã dàn cảnh đánh dân? (Diễn viên chính: Phó trưởng Công an xã Đông Hưng, huyện Cái Nước – Cà Mau)

12. Tháng 12/2011:
* Bình Dương:
* Thanh Hóa:

-----------------

Theo thống kê của báo chí, từ năm ngoái và sáu tháng đầu năm nay, con số nạn nhân tử vong do “hành xử chuyên môn” ngày càng tăng theo thời gian.

Ngoài những cái chết oan tại các đồn công an và việc công an sử dụng bạo lực khi thi hành nhiệm vụ (đặc biệt là với trẻ nhỏ) có dấu hiệu tăng.

Phải chăng, trách nhiệm của ngành công an đối với an toàn an ninh xã hội về mọi mặt đã bị giảm sút, nhưng quyền hạn, hiểu theo nghĩa “lộng hành” ngày càng tăng cao?

Có thể, người lạc quan nhìn vào bản tổng kết sẽ cho rằng: 1 tháng có 30 ngày, 1 năm có 12 tháng, và chỉ có chừng đó vụ, thì không có gì nghiêm trọng đến mức phải nhìn ngành công an u ám như vậy.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc một cơ quan thừa hành và bảo vệ pháp luật cứ liên tục vi phạm pháp luật, bất cứ ai nhìn vào đủ để đánh giá tính ổn định, an toàn an ninh của quốc gia chưa?

Có lẽ chẳng cần phải đợi đến thế lực thù địch nào mạnh hơn đâu, chừng đó đủ để nghi ngờ sự bình yên của xã hội này đang ở mức báo động rồi.

Trước tình hình nội bộ phức tạp và càng ngày càng sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liệu dân chúng dám đặt niềm tin vào lực lượng công an nữa không?

Là một người đã từng bị bắt, giữ - hơn một lần, tôi thấy rõ: Lực lượng công an đã thực thi quyền hạn, trách nhiệm ngày một xa với tiêu chí, càng xa với mục đích tồn tại của ngành. "Công an nhân dân - vì nước quên thân - vì dân phục vụ".

Đặc biệt là hai vụ án mạng có liên quan đến công an là vụ việc của gia đình ông Trịnh Xuân Tùng (Hà Nội) và anh Nguyễn Công Nhựt (Bình Dương) đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng và chưa có dấu hiệu gì về việc sẽ có phiên tòa xét xử những người liên quan.

Điều này càng làm người ta nghi ngờ hơn về tính công khai - minh bạch trên tinh thần "thượng tôn pháp luật" giữa các ngành lập pháp - hành pháp với nhau.

Năm nào cũng phải làm một bản tổng kết như thế này, thât đáng buồn.

Và ít nhất, tôi nghĩ, người dân cần một câu trả lời, một động thái rõ ràng của người đứng đầu ngành Công an, trước tình trạng tồi tệ trên.


Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

2 PHỤ NỮ KHỎA THÂN GIỮA BAN NGÀY ĐỂ… “GIỮ ĐẤT”!
Trưa ngày 22-5-2012, tại lô số 49, Dự án Khu dân cư Hưng Phú (do Cty Cổ phần Xây dựng số 8 – thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư) đã xảy ra vụ việc gây chấn dộng dư luận. 02 người phụ nữ một trung niên – một trẻ đã khỏa thân, ngăn cản xe máy công trình vào thi công trên phần đất của họ.
Người phụ nữ lớn tuổi tên Phạm Thị Lài (sinh năm 1960), ngụ KV 1, Phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng (Tp.Cần Thơ); còn người phụ nữ trẻ là chị Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), là con ruột của bà Lài (hiện đang làm kế toán của một Cty kinh doanh vật tư xây dựng).















______________________________________


Các hồ sơ có liên quan đến vụ cưỡng chế này
______________________________________





































CÔNG VĂN 3976/UB CỦA UBND TỈNH CẦN THƠ (CŨ) LÀ DO ÔNG NGUYỄN THANH TÒNG - CHỦ TỊCH UBND TỈNH KÝ BAN HÀNH. VÌ CÔNG VĂN NÀY GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NÊN CHỈ CÓ TRÍCH LỤC NỘI DUNG (KHÔNG CÓ CON DẤU) CHỨ KHÔNG PHOTO ĐƯỢC. NHƯNG CÔNG VĂN PHÁT HÀNH DƯỚI 15 NĂM THÌ VẪN CÒN TRONG PHÒNG LƯU TRỮ.

TỪ CÔNG VĂN 3976 NÀY, ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG MỚI KÝ CÔNG VĂN 1702/CP-CN ĐỂ TRẢ LỜI TỈNH CẦN THƠ VỀ CƠ CHẾ KÊU GỌI NHÀ ĐẦU TƯ. THEO ĐÓ, "NHÀ ĐẦU TƯ THỎA THUẬN VỚI NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI VỀ MỨC BỒI THƯỜNG...". (XEM NỘI DUNG).



NHƯNG, UBND TP CẦN THƠ LẠI RA QĐ CƯỠNG CHẾ GIAO ĐẤT CHO NHÀ ĐẦU TƯ THAY VÌ ĐỂ 2 BÊN THỎA THUẬN THEO Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ. SỰ CAN THIỆP NÀY ĐÃ KHIẾN CHỦ ĐẦU TƯ KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA MÌNH.

LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĐỀN BÙ GIÁ THẤP (TỰ ĐƯA RA) VÀ BÁN GIÁ RẤT CAO (HƠN 20 LẦN) LÀ RẤT KHUẤT TẤT...



























































free counters