THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 April 2013

Kết luận sai trái của Bộ Công an đối với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Kết luận sai trái của Bộ Công an đối với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha




Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau khi dài dòng kể lể, bản cáo trạng 10 trang của Bộ Công An - Tổng Cục An Ninh, Cục Bảo vệ Chính trị 5 kết luận:

"Hành vi nêu trên của các bị can Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã phạm vào tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật hình sự:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a. Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.

c. Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin lưu ý đối tượng chính của điều 88 là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân.

Bây giờ, dựa vào nguyên văn bản cáo trạng, "tội" của Phương Uyên và Nguyên Kha là gì? Hành vi nào được Bộ công an nêu ra trong bản cáo trạng là chống lại "chính quyền nhân dân", "nhà nước CHXHCNVN" và "gây hoang mang trong nhân dân"?:

1. Dán khẩu hiệu "TTYN Long An đấu tranh cho tự do & Nhân quyền"

2. Dán cờ vàng 3 sọc đỏ; Dán cờ vàng 3 sọc đỏ với dòng chữ "1890-1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948-1975: cờ quốc gia Việt Nam.

3. Tranh hình công an to lớn cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng.

Cả ba hành vi này không vi phạm điều 88.

- Đấu tranh cho tự do & Nhân quyền hoàn toàn không đồng nghĩa với Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.

Ngược lại, nó là quyền hạn của công dân Việt Nam được bảo đảm bởi Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký và cam kết: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

- Dán cờ vàng 3 sọc với dữ kiện xuất xứ lịch sử không phải là hành vi chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật pháp Việt Nam không có điều khoản nào ngăn cấm công dân trình bày, quảng bá những dữ kiện lịch sử.

Tranh hình công an to lớn cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng là một hành động phản ảnh tình trạng xã hội. Hiện tượng công an đánh người, giết người cũng là những hành vi có thật, đang diễn ra và được loan tải bởi truyền thông, báo chí. Phản ảnh hiện thực xã hội không thể được xem là tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNVN.

4. Dán khẩu hiệu "TTYN quyết tâm diệt cộng sản, giải phóng dân tộc"

5. Long An trung dũng kiên cường toàn dân chống cộng suốt đời tự do"

6. Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "phỉ báng đảng CSVN"

Đối tượng của những khẩu hiệu này là cộng, cộng sản và đảng cộng sản - không phải là Chính quyền nhân dân / nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN là 2 thực thể pháp lý khác nhau.

7. Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc"

Đây là cái chấm viết "không hay" mà công an muốn nói đến:



Không cần dài dòng, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha chỉ có "tội" nếu trong điều 88 BLHS, tất cả những cụm từ Chính quyền Nhân Dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đổi thành Chính quyền nhân dân Trung quốc hay Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Vì tính vô lý cực kỳ của nó, cáo buộc Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc" thể hiện rõ nhất bản chất và động cơ đằng sau bản cáo trạng này.

8. Truyền đơn dán tiền lẻ - nội dung trung bình 116 chữ - xuyên tạc lịch sử, chính sách, chủ quyền biển, đảo, tôn giáo; phỉ báng chính quyền, kêu gọi người dân biểu tình, chống đảng CSVN.

Bản cáo trạng không trình bày chi tiết, nội dung của truyền đơn, do đó chúng ta không thể có thể có những phân tích, bình luận chính xác. Tuy nhiên, dựa vào những cáo trạng dành cho những người tù của chế độ như Ts Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải... chúng ta có thể hiểu rõ bản chất của cái gọi là "xuyên tạc lịch sử, chính sách, chủ quyền biển, đảo, tôn giáo; phỉ báng chính quyền, kêu gọi người dân biểu tình, chống đảng CSVN."

Xin lưu ý, tất cả những dữ kiện của bài viết đều dựa vào bản cáo trạng của công an. Điều đó không đồng nghĩa bất cứ điều gì mà Bộ Công An - Tổng Cục An Ninh, Cục Bảo vệ Chính trị 5 gán cho 2 sinh viên yêu nước là đúng với sự thật. Nhưng với những gì từ chính văn bản của công an, chúng ta đã thấy nhiều điều vô lý, bẻ cong "tội danh" một cách khiên cưỡng. Sai trái lớn nhất và làm cho mọi cáo trạng trở thành vô nghĩa là đã nhầm lẫn giữa đảng cộng sản VN và chính quyền, nhà nước CHXHCNVN.

Kết thúc bài viết này, xin gửi đến các bạn bài thơ trọn vẹn của sinh viên Nguyễn Phương Uyên để cảm nhận được tấm lòng tha thiết của người con gái Việt Nam yêu nước thương nòi này:


Ơi Đồng Bào Việt Quốc

Đất nước không chiến tranh    
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh

Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi giành lại Nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng bào việt quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau

Nguyễn Phương Uyên



Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa ngày 16/5

 Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa ngày 16/5


Hải Huỳnh (Danlambao) - Tin cho biết, phiên toà xét xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra vào ngày 16/5/2013 sắp tới, tại trụ sở tòa án tỉnh Long An. Cả hai sinh viên cùng bị cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 BLHS, trong đó có việc rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược.

Dự kiến, chủ tọa phiên tòa là ông Lê Quốc Hùng, hiện đang là Phó Chánh án tòa án tỉnh Long An, Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Huỳnh Văn Hoàng.

Có 3 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho 2 sinh viên yêu nước là :

1. Luật sư Nguyễn Văn Miếng, văn phòng luật sư Hồng Đức thuộc Đoàn luật sư thành phố bào chữa cho sinh viên Đinh Nguyên Kha

2. Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre tham gia bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên

3. Luật sư Hà Huy Sơn, Đoàn luật sư Hà Nội tham gia bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 1 ngày, nhưng nhiều thông tin khẳng định chắc chắn rằng thời gian xét xử sẽ bị "nén" xuống thành 1 buổi.

Phía đại diện các cơ quan nước ngoài thì hiện nay chỉ mới có Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đăng ký với tòa án tỉnh Long An để đến tham dự phiên tòa này.

Cho đến thời điểm hiện nay thì Phương Uyên đã gặp luật sư được 2 lần. Trong lần mới đây nhất thì cô và luật sư trao đổi thắng thắn hơn. Dù có công an trại giam theo dõi suốt buổi gặp mặt nhưng tinh thần Phương Uyên rất mạnh mẽ và cô yêu cầu bào chữa theo hướng không có tội.

Trong khi đó, sinh viên Đinh Nguyên Kha trước đó đã bị 'trích xuất' lên Bộ Công An, bị đưa về giam giữ tại trại giam B14 (Sài Gòn) với lý do để điều tra cái gọi là 'hành vi khủng bố'.


Hải Huỳnh
danlambaovn.blogspot.com

* Theo một văn bản được phổ biến trên trang Dân Luận, hôm 27/4, luật sư Nguyễn Thanh Lương đã chính thức gửi đơn yêu cầu xem xét, xử lý việc Phương Uyên bị đánh trong trại giam của CA Long An:

CSGT và Cơ động thành phố Hồ Chí Minh đánh người gây phẫn nộ



Theo nguồn tin từ cộng đồng mạng vài chủ nhật vừa qua ( 28/4/2013) tại giao lộ Cách Mạng Tháng Tám và Võ Văn Tần – Tp. HCM – đã xảy ra  vụ việc cảnh sát giao thông và cơ động đánh người tàn bạo khiến người dân phẫn nộ can ngăn.
Video clip đang được cập nhật….
CSGT tên Lê Xuân Quang, Mã số: 286


 CSCĐ không mang bảng tên



 Vết thương trên người nạn nhân









TTXVA.ORG đang tiếp tục cập nhật thông tin……

Phân biệt đối xử với cả mộ phần



Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA) - Nghĩa trang Biên Hòa

Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.

Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.

Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.

Nghĩa trang Phú Ninh

Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.

Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.

Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh, chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi hài nên việc nhận dạng từng liệt sĩ cũng không khó khăn mấy.

Và, cho đến bây giờ, khu mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang. Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.

Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.

Nghĩa trang Đồi Hoa Sim

Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương. Hình do thính giả gửi cho RFA.

Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa, đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may, Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa trang của Giáo xứ.

Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà các Soeur qui tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình, xác người lẫn lộn với đất đá, làm nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.

Đến bao giờ?

Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng phần yên nghĩ của liệt sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận, chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.

Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.

Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!

Uyên Nguyên, tường trình từ Biên Hòa, Việt Nam.

Nhưng và nhưng và nhưng….hu hu!



dcs-phatbieu

1. Dân chủ gấp vạn lần tư sản nhưng lại là kẻ thù của internet.
2. “Tài tình” và ” sáng suốt” nhưng không bằng bọn “thối nát” và “giãy chết”.
3. Không có vùng cấm nhưng có vùng suy thoái.
4. Nói thì quyết liệt nhưng làm thì…chết tiệt!
5. Giỏi “biện chứng” nhưng lại dốt lãnh dạo.
6. Hạnh phúc nhất nhì thế giới nhưng phải tự tử vì nghèo!
7. Hứa từ chức nhưng chức không từ!
8. Phá hay không phá không thành vấn đề nhưng có vấn đề hủy hoại tài sản.
9. Xin kỷ luật nhưng không được cho kỷ luật.
10. Sai phạm lớn, thất thoát lớn nhưng không kỷ luật một ai !
11. Phải chống tham nhũng nhưng làm không khéo lại gây rối loạn nội bộ.
12. Bảo là quá độ nhưng không biết quá độ đến bao giờ!
13. “Ngay và khẩn trương” nhưng phải sau 14 tháng.
14. Khiếu kiện là quyền của công dân nhưng làm xấu hình ảnh của kinh đô và cần phải cưỡng chế!
15. Tại nạn giao thông là điều không mong muốn nhưng đừng đề cập trách nhiệm thuộc về ai!
16. Tôi quyết tâm làm tàu cao tốc nhưng bằng nước bọt!
17. Đặc xá là một chủ trương lớn nhưng nhiều khi đặc xá vì nhà tù quá tải !
18. Bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhưng lại rất cụ thể như bảo vệ sổ hưu!
19. Đánh người đang thi hành công vụ là trái pháp luật nhưng rất mong nạn nhân thông cảm!
20. Cuộc cưỡng chế diễn ra an toàn tuyệt đối nhưng có hai nhà báo bị đánh hộc máu mồm!
21. Muốn làm bạn với tất cả nhưng nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch.
Hu hu….

Hòn đá “hóa giải khổ nạn bệnh tật cho 90 triệu dân“ ở đền Hùng chỉ là trò bịp?


denhung-phat1

“Hòn đá này chỉ là một nồi “lẩu thập cẩm”, một sự tập hợp không có cơ sở, mang tính chất hù dọa người khác”, Đại đức Thích Tục Khang, Phó trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hải Phòng, người có kinh nghiệm hàng chục năm tìm tòi, sưu tập, nghiên cứu về phù chú dân gian cho hay.
Hòn đá rắc rối
Đền Hùng (Phú Thọ) cùng với tín ngưỡng thờ tổ Hùng Vương vừa được UNESSCO trao bằng công nhận là “Văn hóa phi vật thể  đại diện cho nhân loại”. Suốt nhiều ngày qua, điều khiến dư luận quan tâm hơn đến địa chỉ này là chuyện “hòn đá lạ” đặt ở phía bên trái, ngay trước cửa vào hậu cung của nơi tôn nghiêm đền Thượng. Nhiều người ngạc nhiên, không hiểu rõ ý nghĩa, rải tiền lẻ xung quanh, chụp ảnh, sờ mó, bình luận…
Họa tiết loằng ngoằng trên hòn đá
Họa tiết loằng ngoằng trên hòn đá
Đại diện Ban quản lý di tích Đền Hùng cho biết, hòn đá đã được đặt ở đây từ năm 2009, sau khi đền Thượng vừa được tu bổ, tôn tạo. Khi ấy, được một “thầy phong thủy” “hiến kế”, ông Nguyễn Bá Khôi, là giám đốc lúc đó đã nghe theo nhằm mục đích “trấn yểm”. Từ đó đến giờ chưa có một nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn thẩm định về các hoa văn, hình thù kỳ dị, chữ viết trên hòn đá.
Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Đền Hùng cho biết: “Đây là vấn đề “nhạy cảm”, chúng tôi sẽ xin ý kiến tỉnh để lập hội đồng khoa học tìm hiểu rõ về hòn đá sau lễ hội”. Ông Các thừa nhận, mình mới nhận nhiệm vụ được hai năm nên chưa có điều kiện “giải mã” hòn đá đã được đặt từ thời người tiền nhiệm. Theo ông Các, để biết rõ về “hồ sơ lý lịch” của hòn đá, cần tìm gặp vị giám đốc cũ.
Quyết tâm tìm câu trả lời, nhóm phóng viên Pháp luật VN đã tìm đến nhà ông Nguyễn Bá Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý di tích. Ông Khôi cho biết, năm 2006, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tỉnh trùng tu, tôn tạo khu di tích vì nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Do đây là “thánh địa” cực kỳ linh thiêng nên về mặt tâm linh, người ta rất cẩn trọng. Sàng lọc kỹ càng những tiến cử của nhiều chuyên gia, Ban Quản lý thời đó đã chọn ông Nguyễn Minh Thông (Đại tá quân đội, Giám đốc Trung  tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa Phương Đông, thành viên Unesco Việt Nam) đảm nhiệm hầu hết các khâu từ chọn ngày, cúng lễ, hạ giải, yên vị… trong suốt 3 năm tu bổ khu di tích.
Ông Khôi nhớ lại, trong thời gian đang trùng tu, tôn tạo các hạng mục của công trình, tình cờ phát hiện một viên gạch cổ có những chữ, hình thù lạ dưới chân điện thờ ở đền Thượng.
Khi đó, ông Thông khẳng định đây là “bùa chú trấn yểm”, không tốt về mặt tâm linh. Để “khắc chế” điều này, ông Thông cùng cộng sự nghĩ ra cách dùng viên đá ngọc xanh có nhiều “năng lượng tốt lại hấp thụ được linh khí đất trời, có khả năng hóa hung thành cát, giúp quốc thái dân an”. Viên đá trên do một doanh nhân chuyên doanh đá quý ở Hà Nội hiến tặng.
Vật phẩm đã có, ông Thông thuê thợ đẽo gọt để tạo ra “hòn đá lạ” hình thù như trên. Tiếp đó, người này trực tiếp nghiên cứu trang trí hình vẽ, chữ cổ làm sao “đủ mạnh để trấn áp được tà khí xâm nhập vào chốn linh thiêng”. Hòn đá còn được làm lễ yên vị rất long trọng, trang nghiêm.
“Thầy bói xem voi”?
Hòn đá được đặt trên kệ gỗ ngay trước cửa hậu cung đền Thượng, phía bên trái nhìn từ ngoài vào, chiều cao khoảng 50 cm, rộng 36cm, hình hơi dẹt, màu xanh ngọc ở trong, phía ngoài hoa văn màu vàng, có gân màu trắng nhỏ. Mặt trước hòn đá có những hình thù kỳ lạ.
v
Cái được cho là “bùa chú”
“Cha đẻ” của hòn đá, ông Nguyễn Minh Thông lại cho rằng tổng thể hòn đá trang trí với hàm ý của Phật pháp. Cụ thể mặt trước có chạm “Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai”, dựa theo trận đồ bát quái của đức Thánh Trần trong “Binh thư  yếu lược” đã áp dụng phá giặc Nguyên Mông. Trên trận đồ này viết những chữ giống như “chú của Mật tông”, làm tăng hào quang và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho dân. Tất cả các chữ đều viết theo lối cổ vì phải có linh khí của Phật và đức Thánh Trần mới hóa giải được bùa phép trấn yểm đã nhắc tới ở trên.
Như vậy, theo ông Khôi và ông Thông, hòn đá mang ý nghĩa “thuật phong thủy” của cổ nhân, khắc chế những trấn yểm xấu, mang lại linh khí tốt, niềm tin tâm linh. Điều này đúng hay sai, chưa ai rõ.
“Lẩu thập cẩm” kiến thức vụn vặt?
“Cha đẻ” của hòn đá cho rằng mình sáng tác hòn đá “hàm ý Phật pháp”, nhưng những vị tu hành lại có ý kiến: Những đồn thổi về hòn đá chỉ là chiêu bịp của những người mê tín.
Đại đức Thích Tục Khang, Phó trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hải Phòng, người có thời gian hàng chục năm tìm tòi, sưu tập, nghiên cứu về phù chú dân gian cho hay: “Đây chỉ là một hòn đá bình thường, không liên quan gì đến tâm linh, không mang hệ thống phù chú, những họa tiết trên đó như trẻ con vẽ chơi”.
Phản bác ý kiến cho rằng đây chính là hòn đá mang ý nghĩa “trấn giữ quốc gia”, ông khẳng định: “Hòn đá vô giá trị gì về mặt tâm linh và lịch sử, chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Sử sách có ghi lại việc các quan trông coi việc thiên văn, địa lý lấy những ngọn núi, hay thế đất… phù chú, chứ không hề phù chú vào hòn đá vớ vẩn này được.
Đại đức Thích Tục Khang cực lực phản đối những tin đồn thổi, huyền thoại hóa những điều không có thật, sẽ gây tâm lý “ngộ nhận”, nguy hiểm cho dư luận và lịch sử, nhất là với những người kém hiểu biết, mang xu hướng mê tín dị đoan. “Đề nghị ban quản lý di tích nên đưa hòn đá đi nơi khác, là một cách dập tắt những tin đồn vô căn cứ”, ông nói.
theo Pháp Luật TP

30/04/2051



Hiepphap2

Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.
Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội …rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.
38 năm nữa…Wow. Lúc này, chắc chắn là mộ của tôi đã xanh cỏ và hồn của tôi chắc đang phiêu lãng qua những thế giới không còn nghịch lý. Những đứa con trai tôi chắc đã về hưu, không biết quỹ An Sinh Xã Hội của Mỹ có còn tiền hay đã khánh tận? Tích cực hơn, có thể chúng nó đang ở mặt trăng, tạo lập một tổ ấm mới cho gia đình và nhờ những phát minh sinh hóa học, có thể giúp chúng làm ăn vui chơi và sống đến 200 tuổi.
Thế giới không biết biến đổi ra sao 38 năm nữa? Trung Quốc có thực hiện được mộng vương bá của giòng giống Hán hay vẫn chỉ nhận được triều cống của vài láng giềng hữu hảo? Ông Kim Ủn Ỉn của Bắc Triều Tiên vẫn còn bắt dân ăn cỏ hay đã theo cha về chầu Mác Lê? Âu Châu có lẽ đã tan vỡ và đồng mark của Đức là ngoại tệ hiếm quý hơn cả đồng franc của Thụy Sĩ? Hậu thân của KGB Nga có kiểm soát được các phe nhóm xã hội đen trên thế giới sau cuộc chạm trán với Tam Hoàng của Tàu?
Quay lại chính trị Việt Nam, theo như ngài Tấn, 14 “đỉnh cao” vẫn phán định mọi hướng đi cho dân tộc theo sát tư tưởng Mao Trạch Đông/Hồ Chí Minh (Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao, thơ Tố Hữu). Năm 2051 này, chắc đảng đã tự phê “quyết liệt” và đang hỏi ý kiến dân về hiến pháp mới?
Về kinh tế, thu nhập của người dân chúng ta trong 2050 vừa bắt kịp con số của Thái Lan năm 2012. Không có gì để hãnh diện, nhưng ít nhất, một tầng lớp trung lưu vừa xuất hiện và Việt Nam vẫn xếp hàng đầu về chỉ số hạnh phúc. Các doanh nghiệp nhà nước đã phát triển mạnh và hiện chiếm 80% nguồn lực tài chánh (dù chỉ đóng góp 40% vào GDP của quốc gia). 60% tài sản vẫn nằm trong tay 5% dân số. Năm 2051, để kỷ niệm ngày 30/4, các lãnh đạo đã tề tựu để khánh thánh hệ thống xe điện ngầm đầu tiên nối trung tâm Saigon với Suối Tiên và các tỉnh lân cận. Nợ công đã lên đến 300% GDP, nhưng đây là vấn đề của IMF và ASEAN. Cà phê, quán nhậu và tiệm massage vẫn dẫn đầu trong các ngành kỹ nghệ trọng yếu.
Về văn hóa xã hội, ước muốn tuyệt nhất của thiếu nữ Việt là lấy chồng Hàn Quốc hay Trung Quốc; tham vọng lớn nhất của trai Việt là làm nhân viên Hải Quan hay Cảnh Sát Giao Thông. Bia rượu thuốc lá và điện thoại xịn vẫn là những thứ phải có của đại đa số . Trong khi đó, ô nhiễm, trộm cướp và vào bệnh viện…là ba mối lo hàng đầu. Giá BDS vẫn bằng 50 lần thu nhập trung bình của dân, nên đa số dân thành thị vẫn được ở trong hẽm với những căn nhà hộp quẹt trong các “khu phố văn hóa”. Nhưng vài khu biệt lập kiểu Rublevka ở Moscow với giá tối thiểu 10 triệu đô la một biệt thự bán chạy như tôm tươi (các trẻ em mới lớn thời này chắc không biết chữ “tôm tươi” hay bất cứ thứ gì tươi, vì các cháu đã quen với thực phẩm pha chế từ Trung Quốc).
Ở một góc nhìn tích cực khác, chúng ta giờ có đến hơn 1 triệu Tiến Sĩ (nhiều hơn cả Mỹ), vài chục ngàn chiếc siêu xe và vài trăm ngàn người mẫu/ca sĩ/diễn viên. Năm 2051 cũng đánh dấu một móc quan trọng cho dân trí: chánh phủ đã dẹp tan các blog lề trái trên mạng và người dân không còn bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Tờ báo Nhân Dân trở thành nhật báo/tuần báo duy nhất tại Việt nam. Nhân dịp lễ, dân chúng vẫn được VTV cho xem lại hai phim truyền kỳ của nhân loại, “Chiến thắng Điện Biên” và “Chiến thắng Mỹ Ngụy”.
Nhìn về tương lai theo kịch bản của ngài Tấn, tôi thấy yên tâm về sự ổn định của quê hương. Giữa những biến đổi quay cuồng đến chóng mặt của thế giới, những người Việt tha hương có thể tìm thấy ở Việt Nam những hình ảnh tuyệt vời của 150 năm về trước. Cây đa vẫn cao ngất từng xanh, các chú bé mục đồng vẫn chạy theo đàn bò và các nhà làm phim vẫn dùng Việt Nam làm bối cảnh cho lịch sử thế kỷ 19.
Những người trăm năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? (Thơ Nguyễn Đình Liên)
Quên, khắp nước, khu phố nào cũng có một đền thờ để toàn dân “lên đồng”, “sống chung hòa bình” với tổ tiên.
Theo Alan Phan

Giải phóng mặt bằng một cuộc cải cách kinh tế



Hai chục năm gần đây toàn xã hội đã không ai xa lạ với cụm từ “Giải phóng mặt bằng – GPMB”  tức là thu hồi đất đai. Giải phóng mặt bằng chính là một cuộc cách mạng kinh tế mang đặc trưng xã hội chủ nghĩa. Nó xảy ra ở các địa phương, tỉnh, thành trong toàn quốc. Nó tác động đến kinh tế, xã hội của cả nước từ hai chục năm cho đến nay và còn di họa về sau.

Cuộc cải cách kinh tế thứ nhất là cải cách ruộng đất những năm 50 ở miền Bắc và phong trào Tập đoàn hóa sản xuất nông nghiệp ở miền Nam sau năm 1975. Cuộc cải cách kinh tế thứ hai là cải tạo tư sản ở miền Bắc và cải tạo tư sản ở miền Nam. Cuộc cải cách kinh tế khác nữa đó là các lần đổi tiền. Gọi là cải cách kinh tế vì chúng xảy ra đều dẫn đến sự biến động toàn diện tới tình hình kinh tế của xã hội. Nó có đặc trưng chung đều là sự thu hồi hay tước đoạt đoạt đất đai, tài sản của một bộ phận nhân dân  hoặc của toàn dân để tập trung vào tay nhà nước hoặc để phân phối lại cho một bộ phận khác trong xã hội. Các cuộc cách mạng kinh tế này không sáng tạo ra giá trị mới cho xã hội, thậm chí còn phá hoại kinh tế xã hội. Sau mỗi một cuộc cách mạng kinh tế là một thời kỳ nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Nhưng các cuộc cách mạng kinh tế trước đây chưa chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên hậu quả của nó dễ nhận ra.
“GPMB” là một cuộc cách mạng kinh tế của thời kỳ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tức là nó vẫn có đặc trưng trước đây là “thu hồi” đất đai và nay cộng thêm là “cơ chế thị trường”. Cuộc cách mạng kinh tế lần này có sáng tạo ra giá trị mới . Nhưng với “cơ chế thị trường” nên sự phân phối thành quả có khác trước, ở trình độ cao hơn. Phân phối đã tinh vi hơn, phức tạp, đa dạng, lắt léo hơn… Hậu quả của nó không kém nặng nề, đến nay vẫn chưa thể đánh giá được, chưa xác định được điểm dừng. Cơ sở pháp lý của cuộc cách mạng kinh tế lần này chính là “Đất đai do nhà nước quản lý” + “Thị trường bất động sản”.
“GPMB” lấy Đà Nẵng là điển hình để phân tích thì dễ nhận ra bản chất của nó. Đà Nẵng nổi trội các yếu tố chủ quan và khách quan của cuộc cách mạng “GPMB” hơn nơi khác. Chính quyền Đà Nẵng chuyên chính hơn; mật độ dân cư ở Đà Nẵng không cao, nên sự phán ứng của người dân không quyết liệt, hơn nữa phần lớn người dân sống từ chế độ cũ chuyển qua nên rất dễ bị quy “chính trị hóa”; điều kiện địa lý của Đà Nẵng thuận lợi cho việc đầu tư các dự án bất án bất động sản. Bong bóng của thị trường bất động sản đã hình thành trong cả nước, phong trào đầu tư bất động sản tràn lan không bị hạn chế ở một địa phương. Đà Nẵng lại có nhiều “hàng hóa bất động sản” cung cho thị trường với cơ chế đầu tư, mua bán thành “luật” nên đã nhanh chóng thu hút được một phần lớn nguồn lực của kinh tế của cả nước. Đà Nẵng thành lập ra nhiều Ban quản lý các dự án trực thuộc các Sở hoặc UBND thành phố Đà Nẵng hơn các tỉnh, thành khác. Các ban quản lý dự án này làm chức năng: thu hồi đất, đầu tư hạ tầng, bán đất nền. Tức là chính quyền Đà Nẵng trực tiếp kinh doanh bất động sản nhiều hơn chính quyền ở địa phương khác, thay vì giao cho các công ty tư nhân. Quyền lực trong thị trường bất động sản ở Đà Nẵng tập trung vào nhà nước địa phương cao nhất trong cả nước. Các địa phương quyền lực đó gián tiếp thông qua các công ty tư nhân. Sự phân phối lợi nhuận của kinh doanh bất động sản ở Đà Nẵng bài bản, tập trung hơn. Đây cũng là sự giải thích chính quyền Đà Nẵng thu được nguồn tài chính từ bất động sản mạnh hơn các tỉnh, thành phố khác trong nước. Một trong các lý do Đà Nẵng làm được điều này là do chính quyền Đà Nẵng tính chuyên chính mạnh hơn. Đây vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của Đà Nẵng. Để xác định động cơ ở đâu thì cần phải có số liệu được tập hợp một cách hệ thống. Nhưng phải thừa nhận ở Đà Nẵng quyền lợi nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được đảm bảo hơn là các địa phương chỉ thực hiện GPMB rồi giao cho công ty tư nhân kinh doanh.
Phân tích cơ cấu giá cả 1m2 đất đai hàng hóa bất động sản ở Đà Nẵng gần đây làm ví dụ: 1 m2 đất đai hàng hóa ở Đà Nẵng có giá thị trường trung bình: 10 triệu đồng/m2.
Trong đó:
a – Đất đai do người dân đang sử dụng theo giá thị trường trước khi GPMB: 04 triệu đồng/m2;
b – Chi phí GPMB, xây dựng hạ tầng…: 03 triệu đồng/m2.
Giá thành 1m2 đất đai hàng hóa (a + b): 07 triệu đồng/m2.
Như vậy, giá trị mới tạo ra do GPMB, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng là:
10 triệu đồng/m2 – 07 triệu đồng/m2  = 03 triệu đồng/m2.
Do pháp luật quy định “đất đai do nhà nước quản lý” nên giá 1m2 đất của người dân bị thu hồi, bồi thường hỗ trợ chỉ bằng 50% (02 triệu đồng/m2).
Lợi nhuận sẽ là 05 triệu đồng/1m2 = giá trị mới 03 triệu đồng + 02 triệu đồng của người dân bị thu hồi đất đai. Đất đai sau khi GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng được bán với giá 07 triệu đồng/m2 thấp hơn giá thị trường. Nhưng việc bán đất nền theo cơ chế phân phối, xét duyệt giống như thời bao cấp với các tiêu chí riêng do chính quyền đặt ra. Phần nhà nước được 02 triệu đồng/m2 thu vào ngân sách địa phương; phần 03 triệu đồng/m2 được phân phối cho ai? Bài toán lợi ích nhà nước và lợi ích nhóm đã được kết hợp với nhau nhờ công thức “Đất đai do nhà nước quản lý” + “Thị trường bất động sản”.
Đến lúc thị trường điều chỉnh bởi nguồn hàng hóa bất động sản đã vượt quá nhu cầu của nền kinh tế và bong bóng thị trường đầu tư bất động sản đã vỡ. Giá 1m2 đất thị trường giảm 50% hoặc thấp hơn cụ thể là không chấp nhận 5 triệu đồng/m2 nữa hoặc thấp hơn hơn. Bài toán đầu tư ở trên đã thay đổi, cuộc chơi theo công thức cũ đã chấm dứt.
Ngọn lửa của người dân khiếu kiện bị thu hồi đất bất công bằng đã cháy âm ỉ hai chục năm qua ngày càng loang rộng. Bản thân Đà Nẵng cũng không thể tiếp tục tục cuộc chơi trước đây và các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng không thể tiếp tục cuộc chơi này nữa. Cuộc cách mạng kinh tế GPMB sẽ thiêu đốt tất cả những bất công và kẻ đi tước đoạt.
Hà Nội, ngày 29/04/2013
Theo Bauxit VietNam

Thành phố “không giống ai”



Tôi có anh bạn Hàn Quốc đến làm ăn ở TP.HCM được dăm năm, nhưng hễ ai hỏi thì anh ta nói “Tôi là người Sài Gòn” với vẻ tự hào không giấu giếm. Nhiều người đến lập nghiệp ở đây từ khắp mọi miền đất nước cũng không hề bối rối khi xưng mình là người Sài Gòn. Vậy là “người Sài Gòn” nghiễm nhiên trở thành một danh xưng có tính quốc gia và quốc tế.

Ba trong một
Đã có lúc các nhà học giả tranh luận với nhau rằng ai là người “Tràng An”, ai là người Sài Gòn chính gốc. Sinh thời, GS Trần Văn Giàu có lần nói người Sài Gòn cố cựu nào có được mấy ai, nhất là ở cái mảnh đất mới toàn là dân tứ xứ tụ lại. Vậy “người Sài Gòn” không hẳn là danh xưng để gọi ai đó sống thật lâu trên mảnh đất này, mà có lẽ để chỉ những tính cách mà người ta nhiễm phải sau một thời gian sống đủ lâu để thấm vào mình, rồi đeo đẳng họ cho đến khi lìa bỏ trần gian. Thật ra cái chất “người Sài Gòn” không phải là cái gì khác lạ mà chính là sự kết hợp của ba trong một. Đó là con người bản địa, con người Sài Gòn hoá và con người quốc tế hoá.
Thành phố này vốn nổi danh là nơi “đất lành chim đậu”, là vùng đất “tứ hải giai huynh đệ”, nơi hội tụ đủ mặt anh hào đất nước. Mọi người đến đây, mang theo trong hành trang của mình đặc sản văn hoá bản địa nơi mình sinh ra. Lịch sử mảnh đất này cho thấy từ thiết chế nhà nước, đến con người từ xưa đến nay chưa bao giờ tẩy chay ai, miễn họ có tấm lòng và thiện chí. So với các vùng miền khác thì đây là nơi đa dạng văn hoá, đa dạng dân tộc, tôn giáo nhất cả nước. Ai mang gì đến đây cũng được, muốn giữ điều gì cũng được miễn là điều đó không làm phương hại cộng đồng và bản thân không thấy “kỳ” là được. Nặng như tiếng Quảng, nhẹ như tiếng Hà Nội, trau chuốt như tiếng Huế, đồ ăn cay nồng như miền Trung, ngọt như miền Tây, mặn như miền Bắc đều được hoan nghênh ở đất này. Chỉ ở xứ này mới có thể tìm thấy những thứ mà ở nơi khác bị coi là kỳ dị, kỳ quặc, không giống ai…
Đất lành của mọi giấc mơ
Khí hậu thời tiết, truyền thống cư trú, và cơ chế chuyển động xã hội của mảnh đất này cũng góp phần tạo nên một phần khác trong con người ở đây. Mảnh đất này có cái lạ là chính bản thân đời sống và quan hệ xã hội của nó làm cho con người thay đổi tính cách một cách tự nhiên. Những ai cực đoan quá đến đây sẽ bớt thái quá, những ai bủn xỉn quá đến đây sẽ bớt keo kiệt, những ai ù lỳ, chậm chạp đến đây sẽ năng động, linh hoạt hơn và có một điều ai cũng thấy là nếu ai đó sống ở đây chỉ dăm năm thôi thì nhất định sẽ bị lây nhiễm một thứ “căn tính” được truyền từ đời này qua đời khác là mọi người đều tỏ ra cởi mở hơn, chân thật hơn, phóng khoáng hơn, bớt hẳn đi những thứ phô trương hình thức, màu mè mang từ nơi khác đến. GS.KTS Hoàng Đạo Kính có một nhận xét chí lý là “Chơi với người Sài Gòn có cái sướng là không cần mang mặt nạ, không phải đóng kịch”. Thật ra những sự thay đổi đó diễn ra trong mỗi “người Sài Gòn hai quê” một cách tự nhiên, như nhiên. Khi còn ở quê, có những ước mơ chỉ là ước mơ, những “cá tính” phải giấu đi thì khi sống ở mảnh đất này người ta có thể thực hiện được ước mơ đó, và có điều kiện “bùng nổ tính cách” trở thành những con người vượt trội.
Một Sài Gòn quốc tế hoá
Do hội tụ được tất cả các điều kiện thuận lợi mà Sài Gòn – TP.HCM luôn là nơi tiếp xúc, cọ xát với với thế giới văn minh phương Tây không chỉ sớm nhất cả nước mà còn liên tục chưa bao giờ bị đứt đoạn kể cả khi chiến tranh và bị cấm vận. Chính điều này đã hình thành trong con người Sài Gòn một phần không nhỏ của lối sống quốc tế hoá. Những đặc tính năng động, nhạy bén, sáng tạo, táo bạo không phải là sản phẩm của bao cấp mà chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và nền công nghiệp tiên tiến.
Người Sài Gòn không bảo thủ, chấp nhận từ bỏ cái cũ cho dù còn tác dụng nhưng hiệu quả thấp, dám thử nghiệm cái mới cho dù mạo hiểm và có cả phiêu lưu. Những cái mới (bền vững hay có tính thời trang) cũng đều xuất phát từ thành phố này. Thật không quá khi nói rằng hầu hết những cái được gọi là đầu tiên sau năm 1975 đều bắt đầu từ thành phố này: khu chế xuất đầu tiên (Tân Thuận, 1991); siêu thị đầu tiên (Maximark, 1996); khu công nghệ cao đầu tiên (SHP, 2000), khu công viên phần mềm đầu tiên (Quang Trung, 2001); bệnh viện tư đầu tiên (Phụ sản quốc tế Sài Gòn, 1996); đại học dân lập đầu tiên (Mở bán công, 1993); hãng phim tư nhân đầu tiên (Phước Sang); sàn chứng khoán đầu tiên (trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM, 2007); nhà hát tư nhân đầu tiên (5B Võ Văn Tần, Kịch Phú Nhuận, Idecaf); cao ốc hiện đại đầu tiên (toà nhà Imexco Building 1989); khách sạn 5 sao đầu tiên (New World, 1994)…
Hình như với người Sài Gòn thì không quy trình, sản phẩm nào được coi là hoàn hảo, vì khi đến tay người Sài Gòn rồi chúng cũng bị thêm thắt, cải tiến. Người Nhật kinh ngạc khi thấy những chiếc xe máy được coi là tuyệt hảo đến từng chi tiết, nhưng đến tay người Sài Gòn còn được gắn thêm hàng chục thứ khác nữa.
Đến giữa thế kỷ này, dân số Sài Gòn chắc sẽ lên đến 15 triệu người, người nhập cư, người nước ngoài sẽ nhiều hơn, khi ấy phần nào trong “người Sài Gòn” sẽ tăng lên, phần nào sẽ giảm đi: địa phương hoá, Sài Gòn hoá hay quốc tế hoá? Câu hỏi thật không dễ trả lời.
Theo SGTT

Trắng – Đen từ Vàng




Thông tin Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng, được dư luận đón nhận bằng nhiều cảm xúc khác nhau.



Nhưng điểm chung của mọi người vẫn là mong muốn Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ “trắng đen” tác động của các chính sách quản lý thị trường vàng đối với chính thị trường này trong đó có lợi ích của người dân trong thời gian gần đây.
“An dân”
Nói thanh tra việc quản lý thị trường vàng sẽ lập tức có ý nghĩa an dân, không có gì là quá, mặc dù tại thời điểm hiện nay quyết định thanh tra chỉ mới bắt đầu được thực thi trong mấy ngày và cũng còn quá sớm, thậm chí là hồ đô vô căn cứ để nói có hay không việc thanh tra cho thấy đang có sai phạm trong quản lý của NHNN đối với thị trường vàng. Cần hiểu, thanh tra là một chuyện bình thường trong hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy công quyền và ở bất kỳ bộ máy nào, quy mô nào. Hiểu theo nghĩa khác, thanh tra là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nhà nước và là công cụ của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỉ luật trong quản lý nhà nước. Hoạt động này nhằm hướng đến việc thực hiện chính sách, pháp luật, giữ gìn kỉ cương, trật tự trong quản lý.
Năm 2012, Thanh tra Chính phủ VN đã thực hiện 52 cuộc thanh tra và đưa ra 25 kết luận. Trong số 27 cuộc còn lại, hiện có 11 cuộc đang hoàn thiện, 3 cuộc chờ báo cáo và 13 cuộc khác đang trong quá trình thanh tra (tính đến quý I/2013). Cũng trong quý I/2013, Thanh tra Chính phủ đã công khai kế hoạch thanh tra 20 tổ chức, đơn vị và dự kiến sẽ được thực hiện bắt đầu ngay trong quý. Trong đó, có việc thanh tra chấp hành pháp luật tại Ủy ban Chứng khoán và trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý thị trường vàng. Do đó, tại thời điểm hiện nay, khi Thanh tra Chính phủ đã bắt đầu vào cuộc làm việc với NHNN, thì điều đó thực tế không có nghĩa ngân hàng đã có sai phạm gì khiến phải có thanh tra như nhiều cảm nhận ban đầu của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, nếu có phát hiện ra sai phạm gì, “quét nhà có ra rác” hay không, lại là một chuyện khác.
Vì vậy, theo một chuyên gia, đánh đồng việc Thanh tra Chính phủ làm việc với NHNN, với việc NHNN đã và đang gặp nhiều phản ứng của dư luận về “độc quyền” vàng miếng, bất nhất mục tiêu bình ổn thị trường vàng và chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế, không hoàn toàn tuân thủ Nghị định 24NQ-CP, tổ chức hoạt động đấu thầu vàng… là chưa chính xác. “Cần lưu ý thêm, Thanh tra Chính phủ đã khẳng định việc thanh tra sẽ tiến hành về một giai đoạn quản lý dài từ năm 2009 cho đến nay mà trong suốt quãng thời gian đó, người đứng đầu NHNN đã từng có hai lần thay đổi, thì việc Thanh tra sẽ không hẳn chỉ vì những vấn đề nổi cộm từ 2012.
Vì vậy, để thị trường vàng, trong đó các “người chơi” chính trên thị trường là các NHTM và DN vàng quy mô lớn có những bất ổn như hiện nay, trọng trách sẽ không chỉ thuộc về phạm vi quyền hạn và các quyết định quản lý, mệnh lệnh hành chính từ năm 2012 đến đầu 2013, mà nó là hệ quả của ít nhất 2-3 năm trở về trước. Xác định thời điểm để tiến hành thanh tra từng giai đoạn như vậy, cho thấy Thanh tra Chính phủ đã nắm được phần nào những vấn đề mấu chốt trên thị trường vàng”, vị này nói.
2 câu hỏi quan trọng
Nếu theo thông tin mà Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết tại cuộc họp báo công bố kế hoạch thanh tra năm 2013 thì Quyết định thanh tra quản lý thị trường vàng hiện nay, đã được Thanh tra Chính phủ đưa ra trên cơ sở làm việc, khảo sát tại tổ chức này. Như vậy, việc xác định các nội dung cụ thể để thanh tra được xây dựng trên cơ sở và cứ liệu khoa học năm 2009 – quý I/2013 là một “khung cứng” đủ để cơ quan này xác nhận lại những diễn biến sự việc từ trước đó.
Cũng thông tin từ Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh, “đây là đợt thanh tra toàn diện đầu tiên về việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước tại các cơ quan này, từ việc xây dựng chính sách, phản ứng điều hành cụ thể lẫn trách nhiệm phản ứng khi DN không tuân thủ chính sách…”, Đối tượng thanh tra không chỉ là NHNN mà còn có cả các cơ quan, DN liên quan. Ông Khánh cho biết “có thể chúng tôi sẽ xem xét cả anh nấu vàng. Nhưng không phải kiểm tra sổ sách tài chính của anh ta thế nào, mà xem chính sách đã tác động đến đâu, việc điều hành giá thế nào, độc quyền vàng ra sao…”.

Trong khủng hoảng, các DN lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là cơ hội “nghìn năm có một” cho DN nhỏ gia tăng thị phần.
Căn cứ trên những thông tin sơ bộ này, dư luận đang có quyền hi vọng vào việc Thanh tra Chính phủ sẽ minh định rõ ràng chuyện: Có hay không có việc NHNN dung túng cho các tổ chức, các DN, các NHTM như các đối tượng “sân sau” làm bừa, trục lợi từ thị trường vàng trong một giai đoạn dài các đối tượng này được phép sử dụng vàng của dân để chuyển đổi các đồng tiền và tài sản khác, cho các hoạt động đầu tư, dịch vụ khác không đúng quy định? Và đặc biệt có hay không từ câu chuyện “tiền sử” mới chỉ cách đây vài năm, mà hệ quả để lại khôn lường hôm nay đã dẫn đến các quyết định độc quyền vàng miếng, NHNN “thâu tóm” thị trường vàng, đấu giá vàng… khiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước vẫn hoàn toàn cách biệt, không hề có khái niệm liên thông hay bình ổn… như dư luận đã nêu?
Dù tất cả chỉ mới trong vòng sơ khởi, nhiều người bắt đầu dấy lên hi vọng thị trường vàng rồi đây sẽ lại được trả về một cơ chế vận hành không rối rắm phức tạp và không đi ngược lại lợi ích cũng như quyền sở hữu, mua bán vàng, đảm bảo tài sản hợp pháp của người dân. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói với DĐDN, riêng về thị trường vàng và cung cách quản lý của NHNN hiện nay, ông không muốn đưa bất cứ ý kiến bình luận nào. Tuy nhiên, nếu một khi Thanh tra Chính phủ nghiêm túc vào cuộc, theo ông, chỉ cần dựa trên hai câu hỏi và tìm ra câu trả lời, thì tất cả mọi vấn đề quản lý thị trường vàng của NHNN từ trước đến nay sẽ sáng tỏ: Thứ nhất, việc NHNN độc quyền vàng miếng và tổ chức đấu thầu vàng, nhập khẩu vàng để bán trong khi lại xác định người dân VN đang sở hữu 300-500 tấn vàng chưa khơi thông được, là phục vụ cho quyền lợi của ai? Thứ hai, điều đó có lợi cho nền kinh tế, đất nước, người dân hay không?
Ông Nguyễn Công Tường – Phó phòng kinh doanh Cty Vàng bạc đá quý SJC”
Trong những ngày gần đây, lượng vàng SJC bán ra không nhiều. Chúng tôi không thống kê chính xác nhưng giao dịch trung bình khoảng 3.000-4.000 lượng/ ngày. Nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng tại sao NHNN liên tục đấu thầu vàng số lượng và đã bán ra một số lượng hàng trăm nghìn lượng vàng, mà sức cầu trên thị trường lại yếu; vậy lượng vàng đã được bán rơi vào đâu? Trong những giả định, có hay không yếu tố đầu cơ, găm giữ vàng, cũng rất khó nói. Trong tất cả những diễn biến như vậy thì việc Thanh tra Chính phủ thanh tra quản lý thị trường vàng, tuy là vấn đề vĩ mô nhưng cũng được rất nhiều quan tâm”.

Ông Huỳnh Bửu Sơn – Chuyên gia kinh tế:
Một thị trường vàng mà mức giá so với quốc tế quá sức chênh lệch thì không bao giờ gọi là bình ổn. Quan trọng hơn, khi giá vàng của thị trường đó quá cao, đó sẽ là dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế. Theo thông tin được biết, một năm VN mất hàng chục tỉ USD để nhập khẩu vàng. Với một nền kinh tế còn yếu và nhỏ như nước ta, mà bỏ ra nguồn lực như vậy để phục vụ nhu cầu vàng là một phí phạm rất lớn. Muốn hạn chế vàng miếng, chống vàng hóa như mục tiêu ban đầu, thì đơn giản cứ ra quyết định bắt buộc các giao dịch lớn trị giá vài trăm triệu đồng như giao dịch mua nhà, nhất thiết phải qua ngân hàng. Khi đó vàng miếng sẽ hết vai trò thanh toán.
Ngoài ra, với một nền kinh tế theo tính toán đang trữ khoảng 500 tấn vàng, thì việc khơi thông lượng vàng đó để đầu tư phát triển kinh tế là quan trọng (thay vì cứ mua thêm và bán ra thêm). Nhưng khơi thông không có nghĩa nên mở sàn giao vàng như một số khuyến nghị, tránh đầu cơ, trục lợi, rối loạn thị trường. Khơi thông, là phải làm sao để người có vàng thấy nắm giữ vàng không có lợi. Mấu chốt vấn đề ở chỗ đó.
Theo CafeF