THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 December 2011

Ảnh lạ: Sài Gòn chào mừng ngày Nhân Quyền Thế Giới

Kiến Vàng – TTXVA

THỦ TƯỚNG VÀ DÂN CHỦ
Xã hội tự do và xã hội sợ hãi
Nội dung đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ
GS Tương Lai : “Phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp”
Công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2011
Tài liệu Wikileaks: Phóng thích sớm các nhà Hoạt Động Dân Chủ
Việt Nam: Cần phóng thích các nhà hoạt động tôn giáo ngay lập tức

Hai năm trước đây, vào ngày 8/5/2009, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Lần đầu tiên, Việt Nam đã trình bày báo cáo tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ của Liên hợp quốc. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã có câu trả lời phóng vấn KHÁC LẠ dành cho phóng viên về Báo cáo này.

Phóng viên:  Đại diện mỗi nước cũng có những phát biểu riêng rẽ đánh giá cũng như khuyến nghị việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Ở ghế trưởng đoàn đối thoại, Thứ trưởng nhận xét thế nào về đóng góp ý kiến của đại diện các nước?

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Các nước đang phát triển muốn chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội. Đó là điểm mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, ta cũng hiểu rằng nhận thức về nhân quyền ở mỗi nước, đặc biệt các nước đang phát triển và phát triển khác nhau. Do đó, không thể tránh được sự khác biệt về đánh giá giá trị nhân quyền như thế nào.

Vậy thì những khẩu hiệu về nhân quyền treo trên các ngã đường của Sài Gòn ngày hôm nay có khác biệt với những gì ông Phạm Bình Minh đã báo cáo tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hay không?
—————————
Tài liệu tham khảo:

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: khó tránh nhận thức khác biệt về nhân quyền
http://vietnamembassy.us.s135192.gridserver.com/vi/tin-tuc/2009/05/thu-truong-bo-ngoai-giao-pham-binh-minh-kho-tranh-nhan-thuc-khac-biet-ve-nhan-quyen












Dư luận trước bản án của hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo

Dư luận trước bản án của hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-12-13
Dư luận người Việt trong và ngoài nước nhận định ra sao về bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân?


Ô. Nguyễn văn Lía (người đầu tiên bên phải) cùng phái đoàn PGHH đi gặp Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ tại Saigòn vào tháng 05, 2009.


Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, từng ngồi tù nhiều năm về các bài viết vận động cho dân chủ, nay là quyền Hội trưởng Hội cựu Tù nhân Chính trị, Tôn giáo Việt Nam, mạnh mẽ phản đối bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Lía và Ân:
“Bản án này không đúng thủ tục pháp luật Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền, bản án ấy không mang lại lợi ích gì cho chính quyền Việt Nam, được cho là của dân, do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng như tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ ở Việt Nam, và trên thế giới đều cực lực lên án bản án đó. Rất hy vọng Việt Nam sẽ phải nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình phát triển sắp tới.”
Với tư cách là một nhân chứng, một đồng đạo từng sát cánh với hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ đạo pháp sau năm 1975, tu sĩ Lê Minh Triết, từ Thánh địa Phật Giáo Hòa Hảo, An Giang, có mặt tại phiên tòa hôm thứ ba, 13 tháng 12, kể lại về những biện pháp an ninh nghiêm ngặt quanh pháp đình ở Chợ Mới, từ sáng sớm:
“Tôi được mời đến dự phiên tòa này, với tính cách là người có liên quan trong vụ án, về phía công an cũng như Viện Kiểm sát, thì cho biết vụ xử án kỳ này có tính cách công khai, minh bạch, nên đồng đạo chúng tôi cũng như những người dân muốn tham dự phiên tòa. Tuyên bố của các giới chức công an 10 hôm trước, nay không còn là sự thật. Họ đã xuống trạm, canh gác không biết bao nhiêu cửa.
Ngay cả gia đình của anh Nguyễn Văn Lía, ngoại trừ cháu Nguyễn Thế Lữ, tham dự không với tư cách của một thân nhân, mà vì lý do có liên quan đến vụ án. Như vậy, bản thân Nguyễn Văn Lía không có thân nhân đến tham dự. Tòa đã buộc anh Nguyễn Văn Lía và anh Trần Hoài Ân là vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhà nước.”
Dịp này, ông Triết cũng thiết tha kêu gọi công luận quốc tế tích cực can thiệp cho hai đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của mình, sớm được tự do chỉ vì đã “lên tiếng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của tôn giáo Hòa Hảo, chẳng hạn như đòi hỏi phải có trưng cầu dân ý, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được tự do bầu cử và ứng cử, chọn trong Đạo ra những người đủ tài, đủ đức.
Yêu cầu của anh Nguyễn Văn Lía là rất đúng. Từ trước năm 1975, Phật Giáo Hòa Hảo đã có cái lệ đó rồi, nhưng chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã tịch thu hết tất cả. Sự đòi hỏi của ông Lía, ông Ân hoàn tòan chánh đáng, nhưng phía nhà nước thì cho đó là lợi dụng tự do, dân chủ để kết án tù, vì xâm hại lợi ích nhà nước.”
Từ Đức Quốc, Tiến sĩ Âu Dương Thệ, một nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, bày tỏ suy nghĩ của ông về tội danh “gán ghép” cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:
“Đứng về phương diện nhân quyền quốc tế và luật pháp của Việt Nam thì nhà nước đã vi phạm vào chính những điều họ cam kết và ban bố, dĩ nhiên đứng về phương diện nhân quyền mà nói thì tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, những chính phủ dân chủ, các tổ chức quốc tế, cần có một tiếng nói chung, rõ ràng, đối với các hành động bắt giam, phạt tù hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và kêu gọi các tổ chức dân chủ, tự do trên thế giới nên tiếp tay vào cuộc vận động này.”
Cũng qua câu chuyện với RFA, từ Bắc Âu, ông Đỗ Duy Huỳnh,  Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại vương quốc Na Uy, tin rằng các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hòai Ân đều vô tội:
“Những tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo đã từng lên tiếng trong nước vạch trần tội ác của cộng sản, dựng lên một tổ chức Phật Giáo Hỏa Hảo giả hiệu, làm lợi cho chính phủ. Cộng sản đã xử họ bằng hai bản án nặng nề, phi lý và cần phải xóa bỏ ngay, vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc.”
Ông cho biết, người Việt tại xứ này cũng vừa tổ chức các sinh hoạt đẩy mạnh vận động cho tự do tôn giáo và quyền làm người ở Việt Nam:
“Tại Na Uy chúng tôi, vừa qua có tổ chức buổi sinh hoạt ở tiền đình quốc hội để phản đối sự đàn áp của cộng sản đối với các tôn giáo như vụ Thái Hà. Phải cương quyết đấu tranh đòi cộng sản giữ đúng những lời cam kết, đối với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tôn trọng tôn giáo. Mới nhìn vào thì thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng trong khuôn khổ mà cộng sản đưa ra. Họ đàn áp tôn giáo trắng trợn với nhiều mưu mô và tính toán. Người Việt tự do ở hải ngoại khi nghe những bán án như vậy thì cương quyết đấu tranh, bền bỉ và hôm nay thế giới đã lên án những chế độ cầm quyền đó.”