THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 March 2012

Đường nghìn tỷ chỉ để… phơi mì và đi bộ lên rẫy

Được đầu tư lên đến cả nghìn tỷ đồng với 8 làn xe, dài chừng 18 km, con đường cao tốc nối quốc lộ 14 với cửa khẩu Bờ Y đã hoàn thành gần 2 năm nay nhưng vẫn chỉ để nông dân... lên rẫy và phơi mì.
Trong khi tại nhiều vùng quê, thậm chí cả ở thành phố, hàng vạn người dân phải chịu cảnh bức xúc, khốn khổ vì hàng ngày phải “đánh vật” với những con đường “đau khổ”, lầy lội bùn đất, gập ghềnh nguy hiểm... thì tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum lại đang tồn tại một nghịch cảnh trớ trêu: Con đường N5 - con đường đẹp nhất Tây Nguyên, được kết cấu 6-8 làn xe chạy, với những bồn hoa, cây cảnh đẹp mắt, vốn đầu tư lên đến gần 1.000 tỷ đồng - gần 2 năm nay lại không hề có phương tiện lưu thông. Đường đẹp nhất Tây Nguyên chỉ để người đi đường liếc nhìn, còn nông dân tận dụng làm “sân” phơi mì, thi thoảng đi bộ lên rẫy, hoặc làm bãi tập lái xe…

 
Con đường nghìn tỷ không một bóng xe qua lại

Con đường “nghịch cảnh” này nằm ở phía bắc thị trấn Plei Kần, Ngọc Hồi, Kon Tum, cách quốc lộ 40 chừng 4km. Đây là gói dự án phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y của tỉnh Kon Tum, với viễn cảnh phá thế độc đạo, giảm “áp lực” lưu thông cho quốc lộ 40. Mặc dù từ trước đến nay, lượng xe lưu thông trên quốc lộ 40 lên cửa khẩu Bờ Y không hề nhiều.

 
Con đường đẹp nhất Tây Nguyên

Kể từ khi đường hoàn thành và đưa vào sử dụng đến nay, hiếm hoi lắm người ta mới thấy có xe chạy. Hầu hết các phương tiện giao thông vẫn chọn con đường quen thuộc là quốc lộ 40 để đi lên cửa khẩu.
Một số nông dân đi làm rẫy bằng đường cao tốc vì đường đẹp mà lại vắng bóng xe cộ

Do đường rộng, bằng phẳng mà lại ít xe lưu thông nên trở thành điểm phơi mì lý tưởng của bà con nông dân. Một số người nhà gần đường nghìn tỷ thì nay đã có đường cao tốc để đi... làm rẫy. Ngoài ra, đường nghìn tỷ còn có thêm công dụng nữa là nơi một số người vẽ vòng cua số 8 để tập lái xe máy.
Tập kết...
 
 
... và phơi mì.
 
Chỉ nói riêng ở Kon Tum, những người dân đang phải đánh vật với những con đường bùn lầy cheo leo, những học sinh và giáo viên đang phải hàng ngày liều mạng đi đò hay lội qua sông tới trường,... họ sẽ nghĩ gì khi đi qua và ngắm nhìn con đường đẹp “ế ẩm” này?
 
Nguồn : dantri.com.vn

“Hổ mang chúa” trên bầu trời !!!

TT - Đúng 7g15, các phi công và chuyên gia nhanh chóng di chuyển ra hangar, nơi để máy bay. Những chiếc Su-30MK2 - máy bay tiêm kích đa năng siêu âm hiện đại trên thế giới hiện nay - đang giương cánh đợi xuất kích.
Máy bay Su-30MK2 cất cánh - Ảnh: TRỌNG TUYẾN
Trước đó, lúc 6g30, căn cứ quân sự của trung đoàn không quân tiêm kích đa năng 935 (Sư đoàn không quân 370 - Quân chủng Phòng không không quân VN) yên bình giữa nắng và gió sớm mai. Nhưng trong phòng họp triển khai nhiệm vụ ban bay là khung cảnh rất tất bật: toàn bộ phi công, chuyên gia người Nga đang ngồi chật kín phòng, sau khi nghe các bộ phận bảo đảm báo cáo tình hình, trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các thành phần bảo đảm tiếp tục các công việc còn lại và chuẩn bị tốt mọi mặt cho hoạt động của ban bay.
Trên tường, bảng kế hoạch bay dày kín tên phi công, số hiệu phi công, số hiệu máy bay, giờ bay. Mỗi giờ bay đều ghi cụ thể yêu cầu từng bài bay huấn luyện và cả những điều cấm kỵ không được làm vì yếu tố an toàn của chuyến bay.
“Thiên nga và hổ mang chúa”
Hệ thống vũ khí tối tân
Phi công Phạm Hồng Dương (phó chính ủy trung đoàn), người có gần 1.000 giờ bay tích lũy trên cả hai loại Su-27 và Su-30MK2, cho biết: “Su-30MK2 có những kỹ thuật bay mà nhiều máy bay chiến đấu khác không thực hiện được, tính năng cơ động tốt, hệ thống vũ khí tối tân rất thông minh, khả năng làm chủ trên không lớn và rất dài”.
Đây là một trong những loại máy bay cất cánh nhanh nhất, có thể tác chiến mà không cần dẫn dắt của mặt đất. “Tất cả phi công trẻ lần đầu tiên được lái Su-30MK2 đều rất tự hào, hãnh diện vì đó là một dấu ấn lớn trong đời, đánh dấu sự trưởng thành”, phi công trẻ Đỗ Mạnh Hùng nói.
Các chuyên gia và kỹ thuật viên luôn di chuyển, kiểm tra từng chi tiết, đôi mắt không rời chiếc Su-30MK2. Họ bận bịu với những cuộc trao đổi dồn dập. Tất cả chuyên gia đều là người của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi - văn phòng thiết kế số 1 của Nga trong lĩnh vực hàng không. Trong số họ có người là anh hùng không quân Nga được phong cách đây bảy năm. Ông được coi là chuyên gia số một của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi.
Cả không gian căn cứ không quân rộng lớn bị âm thanh gầm rú đầy uy lực của Su-30MK2 chiếm lĩnh. Từng chiếc lần lượt nhẹ nhàng lao ra khỏi hangar, di chuyển ra đường lăn vào khu vực đường băng và lao vút lên trời. Có lúc từng chiếc một, có lúc cả một biên đội.
Ngày hôm nay, các phi công phải thực hiện những bài bay huấn luyện tác chiến nhào lộn phức tạp ở nhiều độ cao. Hai quả tên lửa tinh khôn cũng được gắn vào thiết bị phóng thả của một chiếc Su-30MK2 để phi công bay kiểm tra thông số kỹ thuật sau khi cải tiến.
Trong khi đó, trên đài chỉ huy, chỉ huy bay và tổ dẫn đường đang liên lạc với phi công bằng những câu thông thoại ngắn gọn, chuẩn xác. Hôm nay thượng tá Phan Xuân Tình - phó trung đoàn trưởng quân huấn - chỉ huy bay, đang cùng các sĩ quan dẫn đường và một chuyên gia người Nga tập trung theo dõi màn hình với những thông số về tốc độ bay, độ cao... và liên tục đưa ra những câu thông thoại. Tất cả những câu đối không được ghi chép cẩn thận từng chi tiết.
Cùng lúc đó, ở phòng kiểm tra khách quan, đại tá Nguyễn Văn Phượng - phó trưởng phòng quân huấn Sư đoàn không quân 370 - đang theo dõi các bài bay huấn luyện của từng nhóm phi công trong hộp đen và được tái hiện bằng sơ đồ trên màn hình. Có lúc khi tuyến bay vừa kết thúc, anh lại đến phòng họp gặp phi công học chuyển loại, sửa những lỗi mà một phi công trẻ hay mắc phải.
11 năm trước, đại tá Phượng là một trong bốn phi công từng được cử sang Nga bay thử nghiệm hai dòng máy bay Su-30MK2 và Su-30MKI để tham mưu cho Bộ Chính trị, Quân chủng Phòng không không quân... nên mua cái nào.
“Su-30MK2 ổn định hơn các loại máy bay khác, ít phụ thuộc vào các phương tiện dẫn đường ở mặt đất. Làm chủ được nó là làm chủ bầu trời”, đại tá Phượng khẳng định.“Ở dưới mặt đất, Su-30MK2 hiền lành như những con thiên nga nhưng khi thực hiện những động tác bay kỹ chiến thuật trên trời, nó dũng mãnh như rắn hổ mang chúa”.
Khi được tận mắt nhìn thấy hình ảnh những chiếc Su-30MK2 bay huấn luyện chiến đấu, tôi mới cảm nhận trọn vẹn cách so sánh đầy biểu cảm của các phi công. Su-30MK2 là loại máy bay có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển. Nó có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000km lên tới 8.000 km!).
Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất... Ở chế độ không đối không, chiến đấu cơ này có thể thực hiện chín nhiệm vụ và mười nhiệm vụ ở chế độ không đối đất.
Đặc biệt, hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất.
Kỳ tích 14 năm bay an toàn
“Chúng tôi phải thường xuyên bay huấn luyện để rèn luyện bản lĩnh, làm dày dạn thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống trên không, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Có những bài bay huấn luyện phải làm đi làm lại nhiều lần để phi công thật sự thành thạo, nếu có tình huống chiến đấu xảy ra sẽ xử lý rất nhanh” - thượng tá Trần Trọng Tuyến, chính ủy trung đoàn 935, cho biết. Việc bay huấn luyện diễn ra hàng tuần. Có khi nhiệt độ trên đường băng lên đến 45-47 độ C, ban bay vẫn diễn ra như kế hoạch. Có phi công một ngày bay ba chuyến.
“Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2”, thượng tá Tuyến nói.
Một chuyên gia người Nga đã nhiều năm làm việc tại trung đoàn 935 nhận xét: “Đội ngũ kỹ sư máy bay VN rất thông minh. Nhiều sự cố hỏng hóc ngay cả chúng tôi cũng không xử lý được vì ở Nga chưa từng gặp tình huống như thế, nhưng kỹ sư và nhân viên kỹ thuật người Việt tự mày mò khắc phục được. Còn phi công của các bạn rất giỏi và dũng cảm. Có những tình huống nếu là phi công ở nước khác họ đã nhảy dù, hi sinh máy bay. Nhưng phi công VN vẫn ở lại cùng máy bay, bình tĩnh xử lý và cứu thành công chiến đấu cơ này”.
Theo thượng tá Nguyễn Gia Nhân - chủ nhiệm bay trung đoàn 935, chỉ có khoảng 60-70 tình huống có trong sách nhưng thực tế có những tình huống chưa từng thấy trong tài liệu. Với 14 năm liên tiếp bay an toàn, trung đoàn không quân tiêm kích 935 đã làm nên kỳ tích trong lực lượng không quân - nói như phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN Võ Văn Tuấn.
Đến trung đoàn 935 sẽ được nghe, được gặp những con người đã rất dũng cảm cứu máy bay trong những tình huống đầy kịch tính còn hơn cả phim ảnh. Đặc biệt nhất là câu chuyện cứu máy bay Su-27 bị cháy động cơ khi vừa cất cánh chỉ mấy giây của thượng tá Đào Quốc Kháng (phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn).
Gần đây nhất là kỳ tích cứu Su-30MK2 khi bay tuần tiễu trên biển trở về, cách đất liền tới 600km của phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến (hiện nay là trung đoàn trưởng trung đoàn 935) và chủ nhiệm bay Nguyễn Gia Nhân ngày 9-4-2011.
Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến, người từng kinh qua tám loại máy bay chiến đấu với hơn 1.500 giờ bay tích lũy, giải thích: “Trong tình huống đó nếu nhảy dù cũng không có lực lượng nào ra cứu kịp. Rơi xuống biển là hi sinh. Nhưng trong tâm trí của chúng tôi luôn nghĩ rằng đất nước mình còn nghèo, khó khăn. Giữ trong tay một tài sản trị giá hơn 50 triệu USD là mồ hôi, công sức của dân thì phải bằng mọi giá, kể cả tính mạng, bảo vệ cho được khối tài sản mà đất nước, nhân dân đã tin tưởng giao cho mình”.
Thực hành bay bắn, ném bom
Từ phải qua: đại diện Sư đoàn không quân 370 trình bày với phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân VN về buổi thực hành bay bắn, ném bom vào sáng 23-3 - - Ảnh: My Lăng
Ngày 23-3-2012, tại Trường bắn quốc gia 3, Sư đoàn không quân 370 (Quân chủng Phòng không không quân VN) đã tổ chức bay bắn, ném bom trên đất. Đây là dịp để đánh giá khả năng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn 370 và rút kinh nghiệm, bổ sung các phương án huấn luyện trong thời gian tiếp theo cũng như tổ chức huấn luyện để tham gia thực hành bắn trên biển theo kế hoạch năm 2012.
Chỉ đạo trực tiếp buổi thực hành bay bắn, ném bom là cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng), phó tư lệnh - tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân VN... Đại tá Trần Ngọc Đông - sư đoàn trưởng Sư đoàn 370 - trực tiếp chỉ huy toàn bộ lực lượng tham gia bắn ném. Trực thăng Mi-8, UH-1, máy bay tiêm kích Su-22M4 đã tham gia bắn đạn thật, ném bom... và đều tiếp cận trúng mục tiêu; hạ gục mục tiêu ngay từ loạt đạn, lần ném bom đầu.
Đặc biệt, trong buổi thực hành bay bắn, ném bom trên đất lần này, sư đoàn đã mạnh dạn giao nhiệm vụ lần đầu cho một số phi công trẻ (người trẻ nhất sinh năm 1984) và sử dụng trực thăng UH-1 được cải tiến hệ thống vũ khí điều khiển.
Các phi công lái máy bay tiêm kích Su-22M4 đã thực hiện những bài bay bắn khi cơ động phức tạp, khó hơn nhiều so với bắn bình thường.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, phó tư lệnh - tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân VN, cho biết: “Buổi thực hành hôm nay chỉ sử dụng các vũ khí huấn luyện học tập, chủ yếu là kiểm tra trình độ xạ thủ của phi công, đánh giá kết quả huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công Sư đoàn 370”.
Lãnh đạo Cục Quân huấn và Quân chủng Phòng không không quân VN rất hài lòng với buổi thực hành bay bắn, ném bom này và dự kiến sẽ kết thúc, đánh giá kết quả vào chiều nay 24-3.
MY LĂNG

Thừa nhận huyện tiêu hủy “nhầm” nhưng dân vẫn không được đền bù

Ngày 23/3, TAND tỉnh TT-Huế đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ “Chính quyền tiêu hủy “nhầm” 2ha tôm của dân”. Dù bị đơn là huyện Phú Lộc và TAND tỉnh xác nhận có việc tiêu hủy nhầm song kết quả vẫn là không bồi thường cho bị đơn.

Phiên tòa diễn ra với sự đối chất khá căng thẳng của nguyên đơn - anh Nguyễn Xuân Hòa (SN 1974, trú xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc) cùng với 2 luật sư bảo trợ là luật sư Hồ Văn Hồng (VP Luật sư Phụng Công, TPHCM) và luật sư Lê Minh Tâm (VP Luật sư Hướng Dương, tỉnh Quảng Bình); bị đơn là UBND huyện Phú Lộc với người đại diện cho huyện là ông Nguyễn Đình Phú, chánh thanh tra huyện.
Dân trí đã từng theo dõi vụ việc này với 2 bài viết. Gần nhất là bài Tòa bác đơn kiện của nông dân vì “không có cơ sở” đăng tháng 10/2011. Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 23/3, tòa chỉ tập trung làm rõ việc bồi thường tôm đã tiêu hủy sai của UBND huyện Phú Lộc đối với ông Hòa. Trước đó ông Lê Trường Lưu, PCT UBND tỉnh TT-Huế đã ký quyết định yêu cầu huyện Phú Lộc tổ chức xác định mức độ thiệt hại để đền bù vì đã cưỡng chế tiêu hủy toàn bộ số tôm thẻ chân trắng và tôm sú của ông Nguyễn Xuân Hòa.
Bị đơn đưa ra các nhân chứng để xác định trước khi đoàn kiểm tra của huyện (gồm 40 người) đến đổ thuốc độc vào hồ tôm của anh Hòa, nguyên đơn đã cho người này đến lấy tôm chân trắng từ hồ ra để bán cho ông Tịnh. Phía vợ ông Tịnh (ông Tịnh vắng mặt) tại tòa cũng xác nhận việc đã thanh toán tiền từ mua tôm chân trắng cho gia đình anh Hòa. Từ đó bị đơn cho rằng khi đến tiêu hủy thì tôm trong hồ của anh Hòa chỉ còn ít, vài chục kg.
Ngược lại, phía nguyên đơn, anh Nguyễn Xuân Hòa bức xúc khẳng định không hề bán tôm trước lúc đoàn cưỡng chế tới. Anh Hòa khẳng định các nhân chứng trên đã bị huyện Phú Lộc và công an huyện ép buộc để phải đi làm chứng cho việc “không thể có” này.

2 vợ chồng anh Hòa, chị Quyến tại phiên tòa phúc thẩm đòi bồi thường việc tiêu hủy tôm sai của UBND huyện Phú Lộc

Tòa hỏi căn cứ vào đâu mà nguyên đơn cho là đã chết 85 vạn con tôm trắng và 15 vạn con tôm sú, anh Hòa đưa ảnh chụp sau 2 ngày tôm chết nhưng không được chấp nhận vì tòa cho rằng ảnh không có công văn xuất trình chứng minh là chụp vào thời điểm đó.
Ông Trần Y, người dân ở sát hồ tôm anh Hòa, cũng cho biết có thấy tôm chết nổi đỏ cả 10 hồ nuôi với diện tích 2ha của anh Hòa. Số tôm chết đó chỉ thấy ở trên mặt chứ dưới nước còn một lượng lớn nữa.

Tôm nuôi bị chết ở hồ anh Hòa sau khi bị huyện tiêu hủy sai quy định. Tấm ảnh này không được Hội đồng xét xử công nhận vì "thiếu cơ sở pháp lý"

Dù cũng thừa nhận việc tiêu hủy tôm là sai nhưng cuối cùng, bị đơn khẳng định không bồi thường đồng nào cho anh Hòa vì không có chứng cứ. Luật sư Tâm nói “Tôi đã làm nghề hơn 15 năm nay và khẳng định có thiệt hại. Vậy mà huyện Phú Lộc cuối cùng vẫn không chịu đền bù cho người dân. Chúng tôi tuy đã không có bằng chứng cân, đếm cụ thể nhưng đền bù cho dân là điều hợp lẽ”.
Cũng theo luật sư Hồng, UBND huyện Phú Lộc đã làm biên bản thống kê số lượng tôm thực tế vào thời điểm cưỡng chế nhưng không có số lượng cụ thể bị tiêu hủy, điều này cũng đã được nói đến ở phiên tòa sơ thẩm nhưng đến nay không được làm kỹ.
“Tỉnh TT-Huế đã có công văn yêu cầu huyện Phú Lộc giải quyết, đây là một điểm lợi thế cho người nông dân khi tỉnh đã nhìn ra cái sai của huyện. Nhưng cuối cùng huyện vẫn phủi bay mọi trách nhiệm và không chịu đền cho dân. Từ 1 người làm ăn khấm khá, đóng góp cho địa phương, giờ phải cùng gia đình vô gia cư sống chui nhủi ở đất khách quê người làm thuê kiếm sống qua ngày. Nếu tòa không làm kỹ việc này thì người dân còn tin tưởng vào ai được nữa” - luật sư Hồng cho ý kiến.

Luật sư Hồ Văn Hồng cho rằng tỉnh đã nhìn thấy cái sai của huyện thì huyện phải tìm hướng đền bù cho dân.

Ngoài ra, đại diện VKSND tỉnh cũng khẳng định huyện có tiêu hủy tôm của anh Hòa, nhưng việc anh Hòa đòi số tiền bồi thường trên 3 tỷ là quá cao, cần phải xem xét lại.
Phía TAND tỉnh cũng thừa nhận huyện Phú Lộc nói tiêu hủy tôm không gây thiệt hại là không đúng. Tuy nhiên vì chứng cứ của anh Hòa không có cơ sở pháp lý nên nếu phía huyện không đồng tình chuyện đền bù thì tòa cũng không có cơ sở xem xét.
Từ nhiều điểm trên, kết thúc phiên tòa, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tọa phiên tòa đã đọc quyết định về việc không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Xuân Hòa và giữ nguyên án sơ thẩm như TAND huyện Phú Lộc đã tuyên trước đó. Kết quả, dù bị tiêu hủy tôm nhưng ông Hòa không được bồi thường đồng nào. Bên UBND huyện Phú Lộc dù thừa nhận tiêu hủy tôm sai quy định nhưng cũng không phải bồi thường cho dân.
 
Ông Hòa rời tòa với hai hàng nước mắt, cho biết sẽ đi đến cùng và sẽ gửi đơn lên Tòa án nhân dân tối cao để làm rõ nỗi uất ức mà gia đình đang phải gánh chịu.

Nỗi buồn của vợ chồng người nông dân khi bị bác đơn kháng cáo.

Đại Dương

Nước tuôn ồ ạt trong lòng đập Sông Tranh 2

Hôm qua 23/3, nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam) được bảo vệ canh 24/24 giờ và không mở cửa cho báo chí.

Nhưng chúng tôi đã vào trong lòng đập chắn và chứng kiến các cột nước tuôn như suối trong thân đập này...

EVN khuyến cáo vẫn có thể có động đất
Tối 23/3, dù không ra thông cáo báo chí nhưng website của EVN đã đăng bài khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. EVN sẽ xử lý thấm trước, sau đó đánh giá xem đập có đáp ứng đúng thiết kế. EVN cũng khuyến cáo thời gian tới tại Bắc Trà My vẫn có thể có động đất do áp lực hồ chứa...
Tại đập chính, công việc nối ống nước thu gom các mạch nước rò rỉ vẫn đang tiếp diễn. Những ống nhựa thu gom nước đã được nối dài hơn từ khe giãn nở số 16 kéo xuống tận chân đập dài khoảng 500m. Nước thay vì chảy trắng tràn nay dễ nhìn hơn khi được thu gom vào đường ống.
Sau nhiều lần liên lạc nhưng ông Trần Văn Hải, trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, không cho chúng tôi vào bên trong đường hầm vì cho rằng chúng tôi “chưa tập huấn về an toàn”.

Để được “mục sở thị”, chúng tôi đã tìm cách “bò” vào khu vực bí mật này. Đường hầm rộng khoảng 3m, cao hơn 2m, dài tít tắp theo chân đập được thắp điện sáng. Bên dưới đường hầm là hai rãnh thoát nước dành cho nước thấm kéo dài. Hàng đống can nhựa trắng đựng hóa chất kết dính nhanh nằm la liệt, ximăng, vôi vữa, dây điện, đục, búa để khắp nơi...
Nước ở đây xì ra tứ phía. Nước từ dưới bêtông chui lên như những mạch nước ngầm từ lòng đất, nước từ trong tường phun ra thành vòi, và đặc biệt là những cột nước trắng xóa đổ ầm ầm từ trần của căn hầm xuống nền bêtông. Hàng chục cột nước kéo dài theo bờ đập chính. Các công nhân cho biết họ đã đục bêtông dưới lối đi trong đường hầm này cho nước chảy qua.
Rò đập TĐ: Nước tuôn ồ ạt trong lòng đập, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, nut dap thuy dien Song Tranh 2, thuy dien song tranh 2, ro ri nuoc dap thuy dien, an toan thuy dien, su co thuy dien song tranh, cong trinh thuy dien, bom nuoc, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Một công nhân bên cột nước tuôn chảy ào ạt trong đường hầm của đập chắn thủy điện Sông Tranh 2

Ngay sau chuyến khảo sát, chúng tôi đã gửi những hình ảnh này đến GS.TS Nguyễn Thế Hùng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Sau khi xem kỹ từng chi tiết trong đường hầm con đập. GS Hùng cho rằng có một số vị trí đập bị nứt và nước từ các khe nứt này phun ngược từ dưới lên trên bên trong hành lang thu nước, cho thấy đập hoạt động không bình thường. Vị trí nước chảy xối xả từ trên xuống hành lang trong ảnh các cây thép đã bị gỉ màu, chứng tỏ nó có ảnh hưởng nhất định đến tuổi thọ của đập.

GS Hùng cũng hoài nghi khi cho rằng không biết liệu các ron ngăn (tương tự các van omega) ngăn nước thấm từ thượng lưu về hạ lưu đập ở các khe nhiệt có hoạt động bình thường hay không? Nước có thấm theo các khe nứt của đập cùng chảy vào các ống thu nước này hay không? Điều đó cần phải xem xét cẩn trọng lần nữa chứ không thể kết luận vội.
TẤN VŨ
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kết luận: Có sai sót

Chiều 23/3, trao đổi với PV sau cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng với Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Bùi Trung Dung - phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - cho biết hội đồng đã kết luận: “Để xảy ra hiện tượng rò rỉ nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 là có vấn đề sai sót, trong thiết kế không cho phép, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng vẫn an toàn”. Ông Dung nói:

- Vấn đề thứ nhất được hội đồng kết luận là trận động đất kích thích xảy ra tháng 11/2011 có cường độ 3,4 độ Richter, tương đương cấp 5, tức thấp hơn cấp thiết kế. Thực tế kiểm tra và qua số liệu quan trắc cho thấy không ảnh hưởng đến hệ số an toàn của đập. Đương nhiên, sau động đất thì có các dư chấn nhưng ở cấp nhỏ hơn. Những dư chấn này người dân có thể nghe thấy nhưng đây là điều bình thường và sau một thời gian sẽ mất dần.
Rò đập TĐ: Nước tuôn ồ ạt trong lòng đập, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, nut dap thuy dien Song Tranh 2, thuy dien song tranh 2, ro ri nuoc dap thuy dien, an toan thuy dien, su co thuy dien song tranh, cong trinh thuy dien, bom nuoc, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Ông Bùi Trung Dung

Thứ hai, việc để nước thấm và rò rỉ ra ngoài là điều thiết kế không cho phép, mức độ thấm như hiện nay chưa ảnh hưởng đến an toàn của đập nhưng vẫn cần sớm có biện pháp khắc phục.

Thứ ba, nhắc nhở chủ đầu tư cần chủ động trong việc tổ chức khắc phục hiện tượng rò rỉ nước, đảm bảo an toàn lâu dài, không gây hoang mang cho nhân dân vùng hạ lưu.

* Như vậy có thể hiểu hiện tượng rò rỉ nước là sai sót trong thiết kế?
- Thực tế, thiết kế cho phép nước thấm trong đập ở mức độ quản lý được, mức thấm cho phép vào trong đập là 15 lít/giây và thấm ở đây là thấm qua vật liệu bêtông (thực tế khảo sát hiện nay đang thấm 30 lít/giây). Cũng theo thiết kế thì thủy điện Sông Tranh 2 có ba hầm ở các cao trình khác nhau để thu nước thấm, sau đó dẫn ra ngoài.

Việc thu nước này được thực hiện qua các đường ống, có những đường ống được đặt trong lúc đổ bêtông, còn có những đường ống được khoan đặt sau khi đổ bêtông và theo lý thuyết gọi đây là màng thu nước trong thân đập. Đập thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề ở màng thu nước làm việc không tốt, nên nước vượt qua màng thu tràn ra ngoài theo các khe co giãn.

* Vậy tại sao trong quá trình thẩm định, nghiệm thu không phát hiện sai sót này?
- Theo quy trình vận hành đập, chúng tôi được giao nhiệm vụ giám sát công tác nghiệm thu của chủ đầu tư. Trong giám sát ở mỗi lần cho tích nước đều có yêu cầu theo dõi, quan trắc về các vấn đề như lún, chuyển dịch và thấm nước, qua đó phải kiểm tra độ thấm của bêtông. Tuy nhiên, để kiểm tra được độ thấm nước phải mất hàng năm nên việc theo dõi thấm nước vẫn đang được thực hiện.

* Để xử lý vấn đề lỗi ở màng thu nước và khắc phục hiện tượng rò rỉ nước sẽ mất bao lâu?
- Cái này khó trả lời. Vấn đề hiện nay để khôi phục màng thu nước thì có biện pháp khoan thêm các lỗ thu nước về. Theo thiết kế đã có các lỗ khoan với cự ly 3m có một lỗ nên bây giờ phải thông tắc các lỗ khoan này. Đặc biệt, tại những chỗ có lượng nước đi qua lớn hơn thiết kế thì phải khoan các lỗ mới với mật độ dày hơn. Việc khoan này phải căn cứ vào bản vẽ đo về mức độ thấm, khi đó mới chỉ định khoan để thu nước về nên cũng mất nhiều thời gian và tiêu tốn kinh phí.

Hiện nay bộ trưởng Bộ Xây dựng đã yêu cầu EVN sớm có biện pháp khắc phục. Trước mắt yêu cầu phải có biện pháp chống thấm để giảm ngay lượng nước thấm vào thân đập và phải hoàn thành trước mùa lũ 2012 thì mới cho tích nước tiếp. EVN cũng đang cho phát điện tối đa để hạ mực nước xuống lấy diện tích bề mặt để dán vật liệu chống thấm, tăng cường khả năng chống thấm của lớp bêtông bên ngoài lên với mục tiêu phải rút nước ra ngoài thân đập. Đồng thời khôi phục, sửa chữa màng thu trong thân đập và đây là việc hoàn toàn làm được.

* Trường hợp tới mùa lũ chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục xong sẽ xử lý thế nào?
- Đây là yêu cầu phải thực hiện. Nếu làm chưa xong thì cương quyết không cho tích nước. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng không cho tích nước, mặc dù việc tích nước trong điều kiện hiện nay vẫn an toàn.
XUÂN LONG thực hiện

Trung Quốc hạn chế sử dụng nội tạng tử tù


24/03/2012 14:53:26
 - Trung Quốc đã tuyên bố rằng tử tù sẽ không còn là nguồn cung cấp nội tạng trong 3-5 năm tới.
 
Ông Huang Jiefu, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Trung Quốc đang thiết lập một hệ thống hiến tặng nội tạng trên toàn quốc để hạn chế sử dụng nội tạng của tử tù và khuyến khích người dân hiến tặng nội tạng.

Hệ thống sẽ được đưa vào thử nghiệm tại 16 tỉnh thành trên cả nước.

Lâu nay, tử tù vẫn là nguồn cung cấp nội tạng chính ở Trung Quốc.
Lâu nay, tử tù vẫn là nguồn cung cấp nội tạng chính ở Trung Quốc.

Các quan chức y tế cho biết nội tạng tử tù (được sự chấp thuận của người bị thi hành án) là nguồn cung cấp chính trong cấy ghép bởi lượng hiến tặng quá ít ỏi. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, khoảng 1,5 triệu người Trung Quốc cần cấy ghép nội tạng nhưng chỉ khoảng 10.000 ca phẫu thuật trong số đó được tiến hành. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở nên thận trọng hơn khi đưa ra mức án tử hình. Vì thế nguồn cung cấp nội tạng lại càng khan hiếm.

Ông Huang cho biết thêm rằng tỉ lệ nhiễm khuẩn từ nội tạng tử tù thường rất cao nên khả năng duy trì sự sống của những người được cấy ghép ở Trung Quốc thấp hơn ở các nước khác.

Trung Quốc đang nỗ lực để hoàn thiện luật lệ về cấy ghép nội tạng.

Đầu năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành bộ luật đầu tiên liên quan tới cấy ghép nội tạng người. Theo đó, Trung Quốc nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân buôn bán nội tạng người dưới bất kì hình thức nào.

Phương Thanh (Theo Xinhua)

Một công nhân chết thảm vì cần cẩu đè


24/03/2012 13:45:35
 -  Đang điều khiển xe máy ra khỏi công trình, một công nhân bất ngờ bị cần cẩu gãy đè chết tại chỗ.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30 sáng nay (24/3), tại khu vực Công trình thi công cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng). Chiếc cầu cẩu cao hàng chục mét của Cty TNHH thiết bị xây dựng Hồng Hà, đang thi công phần đầu dẫn phía Bắc cầu Trần Thị Lý, bất ngờ bị gãy ngang.
 
Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn


Thời điểm này, anh Nguyễn Đức Thành (38 tuổi, ở Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng), là công nhân phòng kỹ thuật của Cty bê tông Pacific Dinco, điều khiển xe mô tô BKS 53L1-5258 để ra về. Theo các công nhân thi công tại đây, anh Thành đi chừng vài chục mét, vẫn chưa ra khỏi công trình thì bị cần cẩu gãy đè ngang lên xe và người.

Vụ tai nạn lao động khiến anh Thành chết tại chỗ. Chiếc xe nằm bẹp dưới khối thép của cần cẩu. Nhiều người dân hiếu ký kéo đến xem, khiến đoạn giao thông trên tuyến đường dẫn vào cầu Nguyễn Văn Trỗi (cạnh cầu Trần Thị Lý) bị tắc nghẽn. Ngành chức năng Đà Nẵng có mặt tại hiện trường, kiểm tra, xác minh vụ việc.

Được biết, gia cảnh anh Thành thuộc diện khó khăn, nhà nghèo, có hai đứa con nhỏ dưới 2 tuổi.

Ân Phú

Trưởng công an xã bị chém


24/03/2012 16:59:12
 - Chiều 24/3, lãnh đạo Công an huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) cho biết, cơ quan này đã bắt giữ Nguyễn Huy Sửu (50 tuổi, ở xóm 2, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Trước đó, Sửu đã dùng dao chém ông Đậu Quang Hòa (46 tuổi) - trưởng công an xã này nhập viện.

Theo công an, sự việc xảy ra vào lúc gần 19h ngày 22/3 khi ông Hòa đang trên đường đi làm về. Chỉ khi có người dân can ngăn, Sửu mới dừng tay và bỏ đi. Lúc này nạn nhân bị nhiều vết thương, ngất tại chỗ.

Ngay sau đó, ông Hòa được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện ở huyện Diễn Châu, rồi chuyển vào Bệnh viện Quân khu IV (đóng ở TP Vinh).
 
Ông Hòa đang điều trị tại bệnh viện
Ông Hòa đang điều trị tại bệnh viện


Các bác sỹ chẩn đoán, ông Hòa bị nhiều vết thương trên người, bị chấn thương sọ não, ngực kín. Theo ông Hòa, nguyên nhân ông bị chém rất có thể là do Sửu trả thù cho con. Trước đó, ngày 22/3, Công an xã Diễn Hải bắt Nguyễn Thượng Dần (24 tuổi ở xóm 2, xã Diễn Hải) vì trộm gà. Tại đây, Dần có khai Nguyễn Văn Sung (con của Sửu) cũng tham gia vụ trộm này.

Sau đó, Công an xã Diễn Hải có mời Sửu lên làm việc. Khi trở về thì Sửu ra tay chém người.
Kỷ Lâm

Khởi tố vụ án người nhà mang quan tài đến UB xã ?


24/03/2012 16:43:26
 - Liên quan đến vụ người nhà đưa thi thể nghi phạm Lê Đình Trọng đến UBND xã Thiên Lộc, ngày 24/3, Cơ quan điều tra Công an huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ"; "gây rối trật tự công cộng" và "phá hoại tài sản XHCN".
TIN LIÊN QUAN

Thông tin trên được ông Trần Sơn, trưởng Công an huyện Can Lộc cho biết ngày hôm nay (24/3). 

Cùng ngày, các cơ quan chức năng chức năng huyện Can Lộc mở cuộc họp về vụ người nhà đưa thi thể nghi phạm Lê Đình Trọng - người chết trong phòng tạm giữ của Công an huyện Can Lộc, vào UBND xã Thiên Lộc đồng thời đập nát nhiều cửa kính nhà và ô tô của lực lượng chức năng.
 
Cuộc họp giữa các cơ quan chức năng huyện Can Lộc về vụ việc phá hoại tài sản và đánh công an tại trụ sở UBND xã Thiên Lộc ngày 21/3.
Cuộc họp giữa các cơ quan chức năng huyện Can Lộc về vụ việc phá hoại tài sản và đánh công an tại trụ sở UBND xã Thiên Lộc ngày 21/3.


Ông Hoàng Bá Lộc, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Can Lộc nhấn mạnh: Phải kiên quyết xử lý vụ án hình sự này, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành thu thập thông tin, củng cố hồ sơ bắt giam một số đối tượng cầm đầu. Việc nghi phạm chết trong trụ sở công an huyện thì đang được công an tỉnh tiếp tục làm rõ.

Như Kiến Thức đã đưa tin, ngày 19/3, nghi phạm Lê Đình Trọng chết tại phòng tạm giữ của Công an huyện Can Lộc. Do không đồng tình với thông báo của cơ quan điều tra rằng anh Trọng thắt cổ tự tử, người nhà anh Trọng đã cản trở lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi. Đến ngày 20/3, lực lượng chức năng mới  có thể tiến hành khám nghiệm tử thi.
 
Người nhà Lê Đình Trọng đưa quan tài vào UBND xã Thiên Lộc quậy phá.
Người nhà Lê Đình Trọng đưa quan tài vào UBND xã Thiên Lộc quậy phá.


Khoảng 13h30 ngày 21/3, trên đường đưa thi thể anh Trọng đi mai táng, đến gần UBND xã Thiên Lộc, bất ngờ đoàn xe tang vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, ném đá và gây rối trật tự công cộng. Nhiều người ném đá làm hư hỏng các ô cửa kính của trụ sở UBND xã, 2 chiếc ô tô của công an cũng bị phá nát cửa kính. Nghiêm trọng hơn, 2 công an bị thương, trong đó một anh bị ném đá trúng đầu, người còn lại bị ném vào chân, phải khâu 6 mũi.

Cùng ngày (21/3), các cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập hồ sơ nhằm làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của nghi phạm Trọng, đồng thời khoanh vùng các đối tượng quá khích tham gia vụ đập phá.
 
Vương Long

Truy bắt giám đốc sát hại nhà báo


24/03/2012 17:22:55
 - Chiều 24/3, thông tin từ bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết hiện sức khỏe của ông Nguyễn Đức Thành (54 tuổi, thư ký toà soạn kiêm phó trưởng đại diện của Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam, cơ quan đại diện phía Nam, trụ sở đóng tại quận Gò Vấp) đã qua cơn nguy kịch.

Trước đó, khuya ngày 20/3, ông Thành được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì bị một đối tượng dùng dao và búa sát hại tại nhà riêng ở đường Lê Văn Thọ, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ quan công an cũng đã xác định được hung thủ gây án là Nguyễn Hữu Lợi (37 tuổi, giám đốc công ty TNHH SX-TM-XNK Nguyễn Lê, trụ sở đóng tại đường Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM, chuyên sản xuất nước uống đóng chai).
 
Ông Nguyễn Đức Thành
Ông Nguyễn Đức Thành


 Lúc 22h ngày 20/3, một người dân nghe tiếng kêu la từ nhà ông Thành nên tiếp cận theo dõi. Bất ngờ từ trong nhà một đối tượng bung cửa chạy thoát. Nhiều người sống xung quanh nhanh chóng vào nhà thì phát hiện ông Thành đang quằn quại cạnh vũng máu với nhiều vết thương trên đầu, 1 vết cắt ở cổ, 2 vết cứa ở mặt và 1 vết ở tay và được đưa vào bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu.

Cơ quan CSĐT công an quận Gò Vấp đã có mặt khám nghiệm hiện trường đồng thời thu giữ nhiều tang vật có liên quan gồm 1 dao Thái Lan, 1 USB, 1 đồng hồ đeo tay và 2 đôi dép da.

Tiếp xúc với PV Kienthuc.net.vn, ông Thành khẳng định hung thủ ra tay sát hại ông chính là Lợi. Theo ông Thành, ông biết Lợi đã khá lâu vì Lợi là giám đốc doanh nghiệp thường phối hợp với báo làm từ thiện.

Tuy nhiên mối quan hệ này không thân thiết cũng như ông không rõ lai lịch của Lợi.

Sau thời gian khá lâu mất liên lạc thì chiều 20/3 Lợi gọi điện muốn ghé nhà ông Thành chơi và trao đổi một số công việc. Đến 22h cùng ngày, trong lúc ông Thành không để ý Lợi đã dùng búa thủ sẵn bất ngờ đánh liên tục vào đầu ông hơn 10 nhát khiến máu ra đầm đìa. Nạn nhân đã ra sức chống trả thì bị hung thủ tiếp tục rút dao Thái Lan lao cứa cổ, đâm vào mặt khiến ông Thành kêu la thảm thiết.

Theo ông Thành, có khả năng Lợi biết ông sống một mình nên định giết ông để cướp tài sản. Qua xác minh bước đầu, công ty của Lợi đang trên đà phá sản và đối tượng này cũng đang lâm cảnh nợ nần rất nhiều.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Vũ Sơn

Tiền "dưỡng liêm" cho CSGT: Có mua được đạo đức?


24/03/2012 11:12:16
 - Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính, không nên gọi khoản trợ cấp thêm cho CSGT ở Đà Nẵng (5 triệu đồng/tháng) là tiền "dưỡng liêm" vì bản chất nó là tiền để giảm bớt tiêu cực, lương cao rồi, đủ sống rồi thì đừng "cựa quậy" nữa.
 
Không được "dưỡng" thì không "liêm"!
 
GS.TS Bùi Văn Nhơn nói: Tôi tiếp xúc với nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam, họ đều nói rằng tham nhũng ở Việt Nam khó dẹp được vì lương của cán bộ quá thấp. Lương không đủ sống thì họ buộc phải "cựa quậy".
 
Đà Nẵng có thể coi là địa phương đi đầu trong việc làm sạch đội ngũ công chức. Tuy nhiên, việc "dưỡng liêm" bằng cách trợ cấp 5 triệu đồng mỗi tháng cho CSGT không phải là giải pháp lâu dài. Nếu cứ mạnh anh nào anh nấy làm thì sẽ rất khó.
 
Ví dụ như cùng là cán bộ công chức ở Đà Nẵng, anh Hải quan, Y tế, Giáo dục… nhìn sang tiền "dưỡng liêm" của anh cảnh sát rồi bảo nhau: "Ơ, họ có tiền dưỡng liêm thì họ mới phải thế. Mình không có, tội gì…".
ggg
"Ơ, họ có tiền dưỡng liêm thì họ mới phải thế. Mình không có, tội gì…" - GS.TS Bùi Văn Nhơn

Do đó, đây không phải là chính sách bền vững. Đã làm thì phải đồng bộ các ngành, các địa phương.

Nhưng lấy tiền đâu để đồng bộ? Ngân sách nào chi được với một lực lượng lao động, cán bộ công chức lớn như vậy? Số người phải trả lương quá đông mà ta thì lại còn nghèo.

Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn thì điều này xuất phát từ tình trạng thu nhập không đủ sống. Tất nhiên trong xã hội cũng có những người sống dựa vào lương là chính, nhưng tầng lớp đó sống cực kỳ khổ sở. Còn lại, sống được là nhờ "cựa quậy" lung tung như chăn nuôi thêm, mở cửa hàng kinh doanh riêng… Cuộc rượt đuổi giữa lương và giá thì bao giờ phần thắng cũng thuộc về giá. Giá luôn cán đích trước để chờ lương.

Tiền không mua được đạo đức

GS.TS Bùi Văn Nhơn cho rằng, tham nhũng vặt ở Việt Nam có mặt ở khắp nơi. Ở đâu xuất hiện quyền lực là ở đó có tham nhũng.

Sở dĩ Đà Nẵng chọn CSGT để dưỡng liêm có lẽ vì cách nhìn nhận của xã hội đối với bộ phận này. Ai cũng cho rằng ở vị trí đó thì dễ "ăn tiền". Nhưng thực ra tham nhũng trong CSGT không phải là lớn lắm. Mỗi vụ bắt xe vi phạm được dăm chục, một trăm.

Thất thoát của đất nước chủ yếu nằm trong lĩnh vực đầu tư, thất thoát từ các công trình. Có giai đoạn, thất thoát trong lĩnh vực này đến 40 - 50% thì làm sao mà phát triển được. Thứ tham nhũng nữa là mua chức mua quyền, đút lót… làm băng hoại xã hội thì lại chưa có cách gì xử lý triệt để được.

Giải pháp tiền "dưỡng liêm" cho CSGT trước mắt sẽ làm giảm tiêu cực do siết chặt kỷ luật. Anh nào vi phạm sẽ bị đuổi ngay lập tức. Thế nhưng nó lại gây ra hệ quả xấu đối với các ngành khác.

Một vấn đề khác, GS.TS Bùi Văn Nhơn cho rằng không thể gọi đó là tiền "dưỡng liêm" được. Đây là giải pháp vật chất để động viên anh em giảm tiêu cực đi, siết chặt kỷ luật vào. Thực tế, người ta có thể mất đạo đức vì tiền nhưng tiền không hẳn đã mua được đạo đức. Giải pháp trợ cấp cho CSGT không phải là dùng tiền để mua đạo đức, mà nên hiểu là một hình thức kỷ luật siết chặt hơn.

""Dưỡng liêm" cho toàn xã hội chính là hình thức tăng lương. Thế nhưng tiền đâu mà tăng hết cho cả đội ngũ công chức rộng lớn, người làm thì ít mà người chơi thì nhiều này? Thôi thì cứ để Đà Nẵng họ làm thí điểm, nhưng để giải quyết thất thoát tham nhũng của toàn xã hội thì vẫn chưa thể đâu".

Ủng hộ Đà Nẵng chi tiền "dưỡng liêm" cho CSGT

Trao đôi với Tuổi trẻ, đại tá Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt Bộ Công an, cho biết quan điểm của Cục ủng hộ việc Đà Nẵng trợ cấp tiền (5 triệu đồng/tháng) cho lực lượng CSGT trực tiếp làm nhiệm vụ trên đường, ủng hộ việc nâng cấp xe để phòng chống đua xe có hiệu quả.

Đại tá Tuyên cho rằng hiện nay cán bộ chiến sĩ CSGT đang khó khăn về kinh tế, đi làm ra đường cũng chi tiêu tốn kém. Do đó, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng như vậy thì Cục rất cảm ơn và ủng hộ.

Việc trợ cấp khoản tiền này thực chất là tiền dưỡng liêm, không chỉ nâng cao đời sống cán bộ chiến sĩ mà còn có tác dụng phòng ngừa tham nhũng, nhận hối lộ đối với cán bộ chiến sĩ làm việc ngoài đường. Do đó, không chỉ Đà Nẵng mà các địa phương khác nếu có điều kiện cũng trợ giúp CSGT như vậy thì tốt. Ông Tuyên cho biết tới đây Chính phủ sẽ có tính toán để ban hành chính sách cho lực lượng CSGT, ví dụ như được sử dụng một phần tiền phạt vi phạm.

Tô Hội

TIN NÓNG: BÀ LÊ HIỀN ĐỨC ĐƯỢC MỜI LÀM VIỆC, BÀ CON LẠI KÉO VỀ HN


Thưa chư vị,
Sáng nay, Bà con một số địa phương bị mất đất lại kéo về 46 Tràng Thi, Hà Nội, Trụ sở TW UBMT TQ Việt Nam để kêu cứu. Bà con mang theo biểu ngữ nền đỏ chữ vàng: RUỘNG ĐẤT LÀ MÁU THỊT CỦA NGƯỜI DÂN và NHÂN DÂN NGỌC XUYÊN KHÔNG BÁN ĐẤT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI...

Vào lúc 11h 10 có khoảng 130 người có mặt tại 46 Tràng Thi.... 

Trang BaSam cho biết
9h45′ – Một CTV vừa cho biết: "Hiện nay tại 46 Tràng Thi đang có khoảng 30 bà con Văn Giang, Đông Anh, Đại Bái… (tập trung khiếu kiện). Khoảng 100 người nữa đi xe buýt đang sang. Có 1 xe thùng của phường tại hiện trường".
 
10h20′:


10h55′:


11h15′ – "Bí thư đảng ủy xã Đại Bái đã xuất hiện để vận động kêu gọi bà con đi về… nhưng không ai nghe cả… có khoảng 130 người tại hiện trường". Có bà con ở: - Thôn Hà Khê, xã Vân Hà – huyện Đông Anh, HN;  thôn Ngọc Xuyên – Xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh; 3 xã huyện Văn Giang; bà con dưới Hải Phòng.











Trong một diễn biến khác, hôm nay, Công an quận Đống Đa mời Cụ bà Lê Hiền Đức tới làm việc. Giấy mời được CA khu vực chuyển đến Bà chiều qua, song Bà đã từ chối không đến, với lý do không an toàn cho Bà.



Giấy mời yêu cầu bà đúng 9h00 ngày 21.3.2012 đến Trụ sở công an Quận Đống Đa, 382 Khâm Thiên, HN về việc giải quyết theo ý kiến của bà và "yêu cầu không vắng mặt".

Tuy nhiên, khi nhận được Giấy mời, bà đã trả lời, nguyên văn như sau:

Hồi 18g31 phút ngày 20/3/2012 Anh CSKV Nguyễn Văn Thước đưa giấy mời của công an quận Đống Đa mời tôi 9 giờ ngày 21/3/2012 đến trụ sở CA quận Đống Đa để "giải quyết theo ý kiến của bà". 

Tôi không nhận giấy mời này vì không đi đâu một mình cả.

Hiện tại tôi đang quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo - vì vậy tôi bị công an đang có nhiều hành vi trả thù, khủng bố, tôi phải cảnh giác, không đi đâu 1 mình và không thể tiếp xúc riêng lẻ với công an - để tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên "vì tự sát hoặc va đập chấn thương vô tình". 

Nếu công an đến nhà tôi làm việc phải có thẻ ngành và gọi điện trước để hẹn giờ gặp.
Ký tên: Lê Hiền Đức

Công an quận Đống Đa gửi giấy mời cụ đến trụ sở làm việc trong bối cảnh từ ngày 18/3/2012 đến nay cụ Lê Hiền Đức liên tục bị một số máy lạ gọi điện khủng bố và ngày 19/3/2012, một nghi phạm chết trong trụ sở công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được cho là do treo cổ tự tử.

Theo  Nguyen Xuan Dien Blog.

DNNN lãng phí cả trăm nghìn tỷ đồng từ nhà, đất

Bộ Tài chính ước tính, số thu từ sắp xếp lại nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lên tới 100.000 tỷ đồng. Đồng nghĩa, nguồn lực khổng lồ này lâu nay đang bị sử dụng lãng phí.

Tính đến 31/12/2011, các tập đoàn, Tổng công ty (Tcty) nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất. Theo Bộ Tài chính, khoảng 27% diện tích này dành lợi thế thương mại. Ví như trụ sở EVN tại 75 Đinh Tiên Hoàng, đối diện Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tcty Đường sắt tại 136 Hàm Nghi, đối diện Nhà hát lớn TP.HCM... 
Có lợi thế “đất vàng” tự nhiên, nhiều DNNN đã chuyển mục đích, cho thuê lại kiếm lời, cá biệt có một số nhà, đất bị chiếm dụng hoặc bỏ trống, trong khi đó có rất nhiều tổ chức, cá nhân của các thành phần kinh tế khác không có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Vinafood 2 có 351 mặt bằng rải rác trên địa bàn TP.HCM, vốn là các cửa hàng lương thực có từ thời bao cấp, nay phần đã trở thành nhà ở cán bộ, phần cho thuê, cho mượn, lấn chiếm.
Khi rà soát, sắp xếp lại nhà đất ở TP.HCM, cơ quan chức năng cho rằng nhu cầu sử dụng thật chỉ chiếm khoảng 30%, phần còn lại là chuyển nhượng, nhà nước thu hồi, chuyển thành phố xử lý. Vì vậy, Theo Bộ Tài chính, nếu xử lý triệt để trên phạm vi cả nước, đây là một nguồn lực không nhỏ.
Bộ này đang khẩn trương xây dựng Đề án “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020”. Đề án ước tính, số thu từ việc cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính khoảng 1.465 tỷ đồng; từ sắp xếp lại nhà, đất theo Quyết định 09 (gồm cả các tập đoàn, tcty nhà nước) khoảng 100.000 tỷ đồng; từ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch trên 18.000 tỷ đồng...
Theo Bộ Tài chính, cơ chế hiện hành chưa tạo lập được hành lang pháp lý đủ mạnh để nhà nước điều tiết nguồn lực đất đai to lớn. Do đó cần thiết phải có chế tài đủ mạnh theo hướng tổ chức bán đấu giá đối với quỹ đất 2 bên đường để tạo thêm nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nếu thực hiện thì từ nay đến 2020, số thu từ khai thác quỹ đất 2 bên đường bộ khi thực hiện xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ khoảng 198.600 tỷ đồng.
Minh Ngọc

Thuỷ điện Sông Tranh 2 mua thiết bị 22,2 triệu EUR!



Thứ năm , 18 / 10 / 2007, 23: 27 (GMT+7)

 – BQL dự án thuỷ điện 3 vừa ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị 22,2 triệu EUR cho nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2

Nhập mô tả vào đây
Chặn dòng xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 Ảnh: HC
Ngày 18/10, tại Đà Nẵng, Trưởng Ban quản lý dự án thuỷ điện 3 (Tập đoàn Điện lực VN) Trần Văn Hải đã ký kết hợp đồng với liên danh nhà thầu gồm Viện thiết kế Hoa Đông và Alstom Thiên Tân (Trung Quốc) về việc cung cấp thiết bị cơ điện và dịch vụ kỹ thuật cho công trình thuỷ điện Sông Tranh 2.

Theo đó, liên danh nhà thầu Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tổ máy phát điện (bao gồm thiết bị phụ trợ, thiết bị cho trạm phân phối ngoài trời, hệ thống điều khiển giám sát, bảo vệ, lắp đặt và hướng dẫn vận hành...) trị giá 27,202 triệu EUR.

Ông Trần Văn Hải cho biết, đây là một trong những gói thầu quan trọng, quyết định đến thành công của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2. Không chỉ có giá trị lớn mà tiến độ thực hiện gói thầu này cũng rất căng thẳng để đến cuối năm 201 thuỷ điện Sông Tranh 2 có thể phát điện hoa vào lưới điện quốc gia.

Được biết, thuỷ điện Sông Tranh 2 nằm trên địa bàn hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam), được khởi công đầu tháng 3/2006 với tổng vốn đầu tư 4.150 tỷ đồng, công suất 190MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt 680 triệu Kwh. Ngoài nhiệm vụ cung cấp điện, dự án còn có tham gia chống lũ và tạo nguồn nước bổ sung cho khu vực hạ lưu vào mùa kiệt; đáp ứng nhu cầu phục vụ nước sinh hoạt, công nghiệp và đẩy mặn cho vùng đồng bằng...
(Theo VNN )

"Nứt đập Sông Tranh 2 chưa phải sự cố lớn"!


Vết nứt thủy điện tạo ra rất rỏ


Chương trình tái định cư thủy điện Song Tranh 2 có nhiều vấn đề


Nhiều hộ dân kiện chính phủ không đền bù đúng mức

(Tin tuc) - Tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Ban Quản lý thủy điện 3 thừa nhận sự cố những vết nứt khiến nước tuôn chảy xối xả tại bờ đập chính hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề về kỹ thuật. Nhưng chưa phải là sự cố lớn…
Chưa nghiêm trọng?

Trong 3 ngày qua, kể từ khi phát hiện những vết nứt trên bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 khiến nước chảy qua bờ đập, lãnh đạo Ban Quản lý thủy điện 3 vẫn khăng khăng là do nứt khe nhiệt.

Tuy nhiên, khi các cơ quan công luận lên tiếng và công văn khẩn của UBND huyện Bắc Trà My, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam vào cuộc yêu cầu đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện này giải trình và làm rõ việc nứt đập thì lãnh đạo đơn vị này mới thừa nhận là sự cố nứt thân đập là có vấn đề.

"Nứt đập Sông Tranh 2 chưa phải sự cố lớn", Tin tức trong ngày, nut dap thuy dien, thuy dien song tranh 2, evn, thuy dien, ngap, ho thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Ban Quản lý thủy điện 3 thừa nhận sự cố những vết nứt khiến nước tuôn chảy xối xả tại bờ đập chính hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề về kỹ thuật. Nhưng chưa phải là sự cố lớn…

Nhưng đại diện Ban Quản lý thuỷ điện 3 là ông Trần Văn Hải vẫn khẳng định là sự cố này chưa đến mức nghiêm trọng!

Đồng tình với quan điểm của ông Hải, ông Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam, trưởng đoàn công tác kiểm tra tại hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 cho hay, mặc dù chưa kiểm tra thực tế tại hiện trường vẫn khẳng định là sự cố nứt tại đập thủy điện này không nguy hiểm và là chuyện bình thường.

Tại cuộc họp giữa đoàn công tác UBND tỉnh với Ban quản lý thủy điện 3, ông Vân còn yêu cầu báo chí không nên đưa sự cố nứt đập này nữa để tránh gây hoang mang cho nhân dân.

Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3 thừa nhận: “Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước là do công trình đập chính có vấn đề và có lỗi kỹ thuật".

Giải thích việc các “khe nhiệt” có vết nứt không theo chiều thẳng đứng mà theo hình chữ Z, ông Hải cho rằng, do các “khe nhiệt” này bị lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công, có thể khi đổ bê tông công nhân dùng đầm máy đã làm xê lệch các tấm bố của “khe nhiệt” dẫn đến bị lệch (!).

“Đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế có 30 “khe nhiệt” nhưng qua kiểm tra, phát hiện có 6 “khe nhiệt” bị lỗi kỹ thuật làm nước chảy ra như mấy ngày qua. Nước thấm qua các khe nhiệt số 28, 24,21, 18, 16, 11" - ông Hải nói tại cuộc họp.

Để khắc phục sự cố này, suốt trong mấy ngày qua, đơn vị chủ quản đã cho công nhân khoan sâu 1m để bơm cao su cao cấp có tên gọi là Polyurethane (PU) nhập khẩu từ Hàn Quốc vào các “khe nhiệt” bị chảy nước nhằm thu hồi nước trở lại.
"Nứt đập Sông Tranh 2 chưa phải sự cố lớn", Tin tức trong ngày, nut dap thuy dien, thuy dien song tranh 2, evn, thuy dien, ngap, ho thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Nam do ông Nguyễn Hồng Vân dẫn đầu làm việc với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 vào sáng 21/3
“Khi bơm cao su cao cấp này vào các “khe nhiệt”, lâu ngày cao su sẽ nở ra bịt kín các “khe nhiệt” không cho nước chảy ra nữa”, ông Hải giải thích kỹ thuật khắc phục sự cố vết nứt.

"Các sự cố kỹ thuật xảy ra này chỉ ảnh hưởng tuổi thọ công trình, không ảnh hưởng chất lượng công trình. Để khắc phục sự cố  kỹ thuật này, chúng tôi phải giải quyết vài tháng" - ông Hải kết luận.
'Chúng tôi có nhiều cơ sở để lo'

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: “Mấy ngày gần đây các vết nứt trên “khe nhiệt” này hở ra rất nhiều và hiện nay trám lại các khe nhiệt đó là giải pháp tạm thời thôi.

Mấy ngày qua, tôi đi lên kiểm tra đút lọt ngón tay vào khe nhiệt bị chảy nước này nên chúng tôi có rất nhiều cơ sở để lo lắng".
"Nứt đập Sông Tranh 2 chưa phải sự cố lớn", Tin tức trong ngày, nut dap thuy dien, thuy dien song tranh 2, evn, thuy dien, ngap, ho thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Sáng nay, vết nứt lớn nhất của đập chính dù được các công nhân bít lại vẫn phun nước ra như mưa
Trong khi đó, TS Bùi Trung Dung, Phó cục trưởng Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: “Sau khi đi khảo sát, kiểm tra, chúng tôi có đưa ra một số nhận định ban đầu. Đập vẫn đang vận hành an toàn đúng như thiết kế. Để nước thấm ra ngoài thân đập gây phản cảm, yêu cầu Ban Thủy điện Sông Tranh 2 đưa nước về lại. Lượng nước 30 lít/1 giây thấm ra ngoài là lớn".

Tiến sĩ Dung cho biết thêm: “Hiện có hai khe giãn nở ở số 12 và khe giãn nở ở số 7 có vết nứt nhưng vài mm không đáng kể. Đây là vết nứt bình thường. Không cần thiết hạ mực nước trong lòng hồ xuống để khắc phục các sự cố kỹ thuật này.

Qua sự việc này, các bên liên quan như chủ đầu tư và đơn vị thi công đã chậm xử lý các lỗi kỹ thuật như báo chí phản ánh nên gây bức xúc cho dư luận. Đây là khuyết điểm của các bên liên quan cần phải nhanh chóng khắc phục việc này để an dân”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải yêu cầu: “Chúng ta không thể giải thích theo cảm tính được phải giải thích một cách khách quan. Đề nghị chủ đầu tư phải công khai họp báo khi có kết luận chính thức của hội đồng. Công trình có sai sót trong thi công, có sai sót trong thiết kế mới chảy nước ra được, chứ không thể nói là nằm trong sự cho phép được”.

Đoàn công tác của Cục Kiểm định nhà nước về các công trình xây dựng sẽ thị sát, đánh giá công trình này.
Liên quan đến sự cố này, ngày 21/3, EVN đã có công văn khẩn gửi cho Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Nam và Cơ quan thường trực Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước.

Theo EVN, hiện tượng nước chảy từ thân đập ra phía hạ lưu là nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt K18, K21, K24, K28 và hai bên tường cánh của đập tràn. Không phát hiện có vết nứt nào trên thân đập.

Nguyên nhân là do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập và theo các ỗng dẫn ra hạ lưu.

EVN đưa ra hai bước khắc phục sự cố này: Trước mắt, tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống thu gom và thoát nước thấm theo thiết kế đã được phê duyệt, tiến hành ngay việc thông toàn bộ các ống thu nước trong thân đập bị tắc trong quá trình thi công và thời gian vận hành vừa qua, nếu ống nào không thông tắc được thì khoan bổ sung ngay.

Hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước trong hành lang thân đập để tăng khả năng thoát nước thấm và hoàn thiện hệ thống thu gom nước thấm bên ngoài hai vai đập.

Sau khi thực hiện các bước nêu trên, nếu nước thấm ra hạ lưu không giảm, EVN sẽ xem xét phương án xử lý chống thấm bổ sung để đảm bảo điều kiện chống thấm tốt nhất cho công trình.
Theo Vũ Trung (Vietnamnet)

(Petrotimes) - Những ngày này, dư luận cả nước đang đặc biệt quan tâm đến sự cố các vết nứt tại đập chính Thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam. Hàng vạn người dân sinh sống phía hạ lưu hồ chứa nước thủy điện hoang mang lo lắng… trước những thông tin cảnh báo nguy hiểm.

Dưới đây là một số hình ảnh về sự cố này:
 
Đập chính hồ thủy điện Sông Tranh 2

 
Hồ chứa nước công trình thủy điện Sông Tranh 2

 
Hệ thống xả lũ của nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2
Trước đó, hồi cuối năm 2011, nhiều người dân ở thị trấn Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 thắc mắc về việc họ thường nghe tiếng nổ lớn vào giữa đêm hoặc gần sáng. “Nghi can số 1” là đập thủy điện, gây ra “động đất kích thích”.

Các chuyên gia tỏ ra lo ngại về vết nứt ở đập chính tại hồ thủy điện Sông Tranh 2.
 
Các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất khảo sát, đo đạc ngay tại bờ đập của thủy điện Sông Tranh 2 lúc 16h ngày 30/11/2011
 
Các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu phỏng vấn người dân tìm tâm chấn
 
Đoàn khảo sát rung chấn tại bờ đập hồ thủy điện Sông Tranh 2
 
Hai bên cửa xả nước đều có vệt nước chảy
 
Thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 , nơi xuất hiện các vết nứt, rò rỉ
 
Vết nứt lớn bên trái đập thủy điện Sông Tranh 2
 
Cận cảnh các vết nứt trên thân đập ở hồ thủy điện Sông Tranh 2
 
Nước tuôn ra từ khe nứt phía Nam cửa xả
 
Công nhân làm công tác khắc phục vết nứt tại đập chính hồ thủy điện Sông Tranh 2
 
Lãnh đạo EVN khảo sát công trình bờ đập thủy điện Sông Tranh 2

   Thuỷ điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư khoảng 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3.2006 gồm hai tổ máy với tổng cộng 190MW. Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Dung tích hồ chứa nước của thuỷ điện Sông Tranh 2 thuộc hạng mục lớn nhất miền Trung, với khoảng 730 triệu m3 nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100m.
P.V (Tổng hợp)