THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 October 2011

Công an cộng sản Hà Nội trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng -- Nữ Vương Công Lý


Công an Hà Nội trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng

Khoảng 30 phút trước đây, theo thông tin từ các biểu tình viên, Công an Hà Nội đã buộc phải trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng sau 3 ngày bắt giam chị trái pháp luật.
Theo Blog Basam, việc công an Hà Nội bắt giam chị Bùi Thị Minh Hằng đã không được sự đồng tình ủng hộ ngay cả của ông Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội.
Chị Bùi Thị Minh Hằng là một trong những biểu tình viên tích cực nhất trong số các biểu tình viên tham gia các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược. Chị đã nhiều lần bị bắt vì đã can đảm bày tỏ cách công khai lòng yêu nước của mình. Lần bị bắt gần đây nhất là ngày 22/8/2011. Ngay sau khi  được thả, chị đã tiếp tục cách này cách khác, khi âm thầm, khi công khai bày tỏ lòng yêu nước của mình.
 
Chủ nhật 16/10/2011 vừa qua, cùng với khoảng 30 biểu tình viên, chị đã tham gia “biểu tình câm” khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và đã bị bắt cóc ngay giữa trung tâm Hà Nội – Thủ đô của Hòa bình, trước mặt các nhân viên công lực.
Ngay sau khi chị bị bắt, các biểu tình viên còn lại đã gửi đơn tới công an Hoàn Kiếm, nơi đã bắt giam chị và đã tổ chức buổi tuần hành xung quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm chiều 18/10/2011,  yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng.
Các biểu tình viên tuần hành quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm yêu cầu trả tự do cho chị Minh Hằng chiều 18/10
Có thể nói rằng, việc công an Hà Nội buộc phải trả tự do cho chị Bùi Minh Hằng là kết quả của sự đoàn kết nên một của các biểu tình viên. Họ đã không sợ hãi bày tỏ sự liên đới với chị Bùi Minh Hằng và nhất là đã dám dùng chính sinh mạng mình để khẳng định lòng yêu nước chân chính thì không gì có thể phá đổ được.
Anh Jb. Nguyễn Hữu Vinh, chị Bùi Minh Hằng và hoa hậu biểu tình Trịnh Kim Tiến
Các biểu tình viên tới đón chị Minh Hằng
Chúc mừng chị Minh Hằng, nhưng cũng là chúc mừng tất cả những biểu tình viên yêu nước.
19/10/2011
Nữ Vương Công Lý

Hơn 100 công nhân bị ngộ độc thực phẩm

Thứ Tư, 19/10/2011, 01:41 (GMT+7)


TT - Ngày 18-10, hơn 100 công nhân của Công ty TNHH FreeView (Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành, Tiền Giang) bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu. Trong số này có gần 100 ca được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, số còn lại được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An và Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang.

Bác sĩ Trần Văn Hồng, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói liên tục; nhiều bệnh nhân co giật, tụt canxi, một số phải thở oxy.

Chị Trần Thị Điệp, một trong những người bị ngộ độc, cho biết ngày 17-10 công nhân ăn thịt gà kho, canh chua và giá, dưa cải. Từ tối cùng ngày đã có một số công nhân bị tiêu chảy, nôn ói. Đến trưa 18-10 bếp ăn công ty cho ăn thịt kho măng và canh chua. Khoảng 13g thì hàng loạt công nhân có triệu chứng ngộ độc phải đưa đi cấp cứu.

Ngành y tế tỉnh Tiền Giang đã lấy mẫu thức ăn xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

KIM TUYẾN

Nhiều nơi vẫn bị cô lập

Lũ lụt ở miền Trung:


TT - Đến chiều 18-10 tại Quảng Trị, mưa đã ngớt và nước trên các sông cũng đã rút. Tuy các quốc lộ đã thông nhưng nhiều tuyến tỉnh lộ vẫn còn bị chia cắt. Trên các tuyến đường liên thôn liên xã, người dân di chuyển chủ yếu bằng ghe.

Ông Phan Văn Linh, chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, cho biết khu vực trũng của huyện như Hải Thiện, Hải Ba, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa (vùng Càng) hiện còn 8.000-9.000 hộ dân bị cô lập.

Tỉnh lộ 8A dẫn về các xã vùng Càng (Hải Lăng, Quảng Trị) vẫn bị lũ chia cắt khiến hàng ngàn hộ dân bị cô lập chiều 18-10 - Ảnh: Quốc Nam

Tại Quảng Bình, đến 16g ngày 18-10, mực nước sông Kiến Giang vẫn ở mức xấp xỉ báo động 3, trên 10.000 ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy vẫn còn ngập nặng. Trên 60 trường học ở Lệ Thủy còn bị ngập nước, hàng chục ngàn học sinh phải nghỉ học. Đường từ quốc lộ 1A đoạn ngã ba Cam Liên vào trung tâm huyện lỵ nhiều chỗ ngập sâu gần 1m, cắt đứt đường vào thị trấn Kiến Giang, Phong Thủy... Các tuyến tỉnh lộ như 10, 16 đi phía tây huyện bị chia cắt nhiều đoạn.

Tại Thừa Thiên - Huế, đến chiều tối 18-10, nhiều làng xóm vẫn ngập sâu trong nước, nặng nhất là các xã ven sông Ô Lâu đoạn giáp ranh tỉnh Quảng Trị. Quốc lộ 49B đoạn sát sông Ô Lâu có đoạn ngập sâu hơn 2m. Một số hộ dân hành nghề cát sạn và chài lưới đã lấy đò chở khách với mức giá có khi đến 500.000 đồng cho một lượt người kèm xe máy trong đoạn đường 3-4km.

Tại Quảng Ngãi, rạng sáng 18-10, gần 300m3 đất đá từ núi cao, tại km 31+500 thuộc tuyến tỉnh lộ 622 đoạn qua xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng đã đổ ập xuống đường gây tắc nghẽn hoàn toàn giao thông trên tuyến. Mưa lũ cuốn trôi năm chiếc cầu ở huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức và Bình Sơn. Tuyến tỉnh lộ 624B đoạn tại km24 thuộc xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành vẫn còn bị tắc do núi lở. Ông Huỳnh Ngà - chánh thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi - cho biết mưa lũ từ ngày 16 đến 18-10 đã gây ra 20 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông.

Trước đó ngày 17-10, ông Ngô Đức Thìn - phó chủ tịch UBND xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức - cùng hai người khác đã cứu được chị Trần Thị Liên (38 tuổi) và anh Trần Đức Nam (40 tuổi) bị nước lũ cuốn trôi. Thời điểm đó, ông Trần Minh Phúc, phó Ban dân vận huyện Mộ Đức, cũng bơi ra dòng lũ để cứu anh Nguyễn Phi Công.

NHÓM PV MIỀN TRUNG

Cha ruột hành hạ, dọa bắt con ăn phân



14 người chết và mất tích vì mưa lũ

Lâm Đồng: Trông mỗi hecta rừng được nhận tới 400.000đ/năm


18/10/2011 16:13:16

 - Đó là quy định mới nhất vừa được Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng thống nhất chi trả cho những gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thuộc lưu vực nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh và Hàm Thuận.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 18 nhà máy thủy điện, 10 cơ sở sản xuất và cung cấp nước cùng 17 điểm, khu du lịch phải thực hiện chi trả phí môi trường rừng.

Mô tả ảnh.
Rừng đầu nguồn thuộc lưu vực nhà máy thủy điện Đa Nhim

Tổng số tiền thu được từ các đơn vị này sau 3 năm Lâm Đồng triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là trên 180 tỷ đồng. Riêng trong 2 năm 2009 – 2010 Lâm Đồng đã thực hiện chi trả cho 9.870 hộ nhận khoán bảo vệ 210.000ha rừng với số tiền là trên 79,1 tỷ đồng.

Theo quy đinh mới hiện nay, nếu nhận khoán bảo vệ mỗi hecta rừng thuộc lưu vực nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh và Hàm Thuận người dân sẽ được chi trả 400.000đ/năm, tăng từ 10 – 30% so với những năm trước đó.

Với mức chi trả này, người nhận bảo vệ rừng có thể đảm bảo cuộc sống từ việc trông coi rừng.

Khắc Lịch

Mù Cang Chải, hãy tới đó và lắng nghe


18/10/2011 10:48:51
- Mù Cang Chải dịu dàng. Mù Cang Chải tự âm thầm hát bài ca của riêng mình… Hãy tới đó và lắng nghe…
Vào tháng 9,10 là mùa gặt Mù Cang Chải. Người ta lên đó ngắm cảnh, chụp ảnh nhiều lắm. Những sườn đồi chỉ toàn màu vàng ươm của lúa chín, lượn vòng theo ruộng bậc thang như những lượt sóng mềm mại. Đẹp mộng mị, mê hoặc, lãng mạn và thanh thoát…

 

Vẻ đẹp chỉ có riêng nơi này, vùng đất này, góc trời này. Một vẻ đẹp riêng biệt nhưng lại hào phóng dành cho tất cả những ai tới đây. Mù Cang Chải dâng hiến. Mù Cang Chải dịu dàng. Mù Cang Chải tự âm thầm hát bài ca của riêng mình…Hãy tới đó và lắng nghe…

 

Lao Chải cách huỵên lỵ Mù Cang Chải gần 15 km. Khép nép bên sườn núi, giữa những sóng lùa vàng ruộng bậc thang. Đường đất lổn nhổn khó đi vì chưa có đường bê tông. Mùa mưa thì lầy lội phải biết. Tai nạn cũng chả tránh được.
 
Dốc, trơn, khấp khuỷu, một bên là vách núi, bên kia là vực sâu, bên dưới là những ruộng bậc thang. Vì chỉ toàn núi nên ít mặt bằng. Dành hết đất để làm ruộng bậc thang mà người nơi xa đến chỉ thấy vẻ đẹp thoát nhiên giữa núi rừng mà không biết những thân phận, kiếp người phải tập quen sống treo mình bên những vách núi đá.


Trường Tiểu học Lao Chải chỉ có ba dãy nhà. Một dãy nhà xây lợp proximan, còn hai dãy nhà kia làm bằng gỗ mục nát do người H'Mông xây để cho con em mình có chỗ ở và học. Mặt bằng không đủ để có nhà ở, bếp ăn và chỗ vui chơi cho cả giáo viên lẫn học sinh.
 
 
Một cái lán bé xíu, trống hoác có ba chân kiềng để tụi trẻ tự nấu ăn với nhau sau giờ học treo bên vách núi. Lối đi lên chỉ là cái cầu bằng gỗ và những bậc thang đất. Có đứa nấu xong cơm lúc bê xuống trượt chân đổ hết cả chả còn gì mà ăn. Tất cả có 50 đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 nhít lít trứng gà, trứng vịt, nhà ở xa trường nên chúng tụ về đây ở và học. Chúng tự hình thành từng nhóm nhỏ 3,4, 5…đứa góp gạo thổi cơm chung.

n
Thay nhau nấu cơm ở bếp này…


Bữa cơm là nồi cơm lèn chặt, có độn ngô, sống sít và một nồi mì tôm làm canh lõng bõng nước. Có nhóm thêm món gừng trộn muối. Chả có bát đũa, cứ cầm thìa sục thẳng vào nồi cơm múc lên ăn. Cũng chả đủ nên chúng chuyền nhau cái thìa. Bữa cơm diễn ra ở bất kỳ đâu mà chúng thấy tiện: hè nhà, cạnh bếp, sân…Những đôi mắt ngước nhìn người lạ trong veo, ngượng ngập, miếng ăn bỗng ngập ngừng khó nuốt.

h
Bữa cơm trưa…

Lứa tuổi ấy ở thành phố biết làm gì nhỉ? Vòi vĩnh, ăn ngon, mặc đẹp mà vẫn còn mè nheo đòi hỏi…Bữa ăn cha mẹ quát nạt bắt ăn cái này, cái kia vì sợ con mình không đủ dinh dưỡng. Nâng như nâng báu vật, hứng như hứng nguồn lộc trời ban. Vì người ta vẫn cứ nói, con cái là lộc của trời mà.

f
Gái đảm…
nb
Con trai cũng đảm…
b
Nào, chúng mình cùng nấu cơm…

Còn những đứa trẻ ở Lao Chải này có được gọi là lộc trời ban không nhỉ? Chúng phải tự chăm lo bản thân. Sau giờ học tự nấu ăn với những nồi cơm méo mó, đen sì vì muội củi. Tự an ủi cái dạ dày mình bằng bữa cơm trương phềnh, sống sít vì chưa khéo nấu. Chỉ biết đổ gạo, đổ nước vào và đun sôi lên. Có nồi cơm còn không đủ cả hơi nóng để làm cơm chín. Vậy mà chúng vẫn ăn như chả có chuỵên gì. Tay đen sì vì bếp củi lửa nhưng chả thấy đứa nào rửa ráy và cũng chả có ai quát nạt đi rửa tay. Hàng tuần tự vào rừng nhặt củi về đun vào thứ 5 được nghỉ học…

Đám trứng gà, trứng vịt ấy vẫn cứ đùa chạy quanh sân, đứa thì ngồi tựa cửa nhìn người lạ, nhìn trời đất, cũng có đứa chả nhìn gì, như nghĩ ngợi, như chiêm nghiệm điều gì đó…Lạ thế, mình cứ ám ảnh bởi hình ảnh tụi trẻ con vùng cao ngồi tựa cửa nhìn ra ngoài. Dường như bên trong ngôi nhà dù nghèo nàn ấy vẫn là nơi an toàn nhất với chúng.
 
f
Cháu biết rồi nhá, sắp có thịt…

Còn ngoài kia…Ngoài kia là gì? Chắc chúng chưa bao giờ biết. Vì thế chúng chưa bao giờ biết thế nào là sung sướng, hạnh phúc? Và chắc chúng chưa bao giờ biết chúng khổ như thế nào…Bao nhiêu đời rồi những thế hệ đã nhận từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ của hồi môn nỗi khổ sở, đói nghèo như thế này?

Các cô giáo ở Lao Chải và Nậm Khắt (Yên Bái) đều bảo, nếu bữa cơm mà có thêm miếng thịt thì chắc là nhiều đứa trẻ sẽ lại đến trường học chữ.

Ở đây phụ huynh không phải "chạy" trường, mà nhà trường và giáo viên "chạy" học sinh…Nhưng họ chả biết "chạy" để có học sinh đến trường và được dạy dỗ bằng cách nào khi miếng ăn còn chưa ấm bụng? Giờ như có một cái phao nhỏ bấu víu: miếng thịt vào mỗi bữa ăn.
 
Bạn nhớ nhé, chỉ cần có miếng thịt vào bữa ăn, có thể sẽ có nhiều trẻ vùng cao đến trường. Một miếng thịt nhỏ bé mà có thể bạn phải nài nỉ con cái, cháu chắt bạn ăn như là sự tra tấn. Một miếng thịt mà con cái, cháu chắt bạn ăn rồi nhè ra như ăn cái gì gớm giếc lắm…

Đó là sự thật, một sự thật đau xót trên mảnh đất này. Và ngay tại nơi được gọi là "Danh lam thắng cảnh quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải".

 

Trần Thùy Linh

Cập nhật tin lũ lụt ngày 18/10/2011


Tính cho đến ngày 17/10, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long làm thiệt mạng 55 người, 4 người mất tích và nhấn chìm hơn 170.000 ngôi nhà.

Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất hiện nay là đồng bằng sông Cửu Long với 48 người chết, hơn 80.000 ngôi nhà bị ngập nước, hơn 21.000 ha lúa bị ngập úng, xảy ra nhiều vụ sạt lở đê bao nghiêm trọng.
Trong khi đó tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, mưa lũ đã làm cho 7 người chết, 4 người mất tích, 14 người bị thương, khoảng 87.000 ngôi nhà bị ngập, xảy ra nhiều vụ sạt lở gây chia cắt các khu vực, tuyến đường thuộc các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. 
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đang xuống vào sáng nay (18/10), dự báo lũ sẽ tiếp tục xuống, đến sáng mai (19/10) sẽ xuống dưới mức báo động 1. Tình trạng ngập úng ỏ các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi sẽ giảm dần. 
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bình Dương hơn 6000 công nhân đình công


Có hơn 6000 công nhân của Công ty liên doanh giày da Chí Hùng ở tỉnh Bình Dương đình công đòi tăng lương vào sáng nay (18/10).

Theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị, công nhân công ty Chí Hùng đình công nhằm đòi hỏi một số quyền lợi về việc điều chỉnh lương theo quyết định của Nghị định số 70/2011/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 1/10, đồng thời đòi hỏi chế độ phụ cấp, tăng ca. 
Cũng trong ngày hôm nay, khoảng 300 công nhân của công ty TNHH TNA ở tỉnh Bình Dương cũng tổ chức đình công để đòi tăng lương.
Được biết, thời gian gần đây thường xuyên xảy ra các vụ công nhân đình công liên quan đến việc đòi tăng lương và các chế độ ăn uống, phụ cấp, do tình trạng vật giá tăng khiến cho đời sống công nhân càng thêm khó khăn. Theo quy định của chính phủ, kể từ ngày 1/10, mức lương cơ bản sẽ tăng lên nhưng cho đến nay, nhiều công ty vẫn chưa thực hiện quy định này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Mười thiếu niên xin tỵ nạn ở Úc bị mất tích


10 thiếu niên xin tị nạn ở Úc đã biến mất trong vài tháng gần đây. Tin từ nhà chức trách Úc cho biết như trên vào ngày hôm nay.

Theo đó, 10 thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15 – 18 đã không còn có mặt ở cộng đồng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10.
Cảnh sát đã được thông báo tin trên nhưng cho đến nay vẫn chưa đưa ra lời bình luận gì, đặc biệt đối với các suy đoán cho rằng những thiếu niên trên là nạn nhân của việc buôn người.
Được biết, các thiếu niên Việt Nam đã được lưu trú tại Úc theo một chương trình nới lỏng chính sách giam giữ bắt buộc đối với người tị nạn được thông báo vào tháng 10 năm ngoái, nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải ở các trung tâm tạm giữ người tị nạn.
Hội chữ thập đỏ Úc có vai trò hàng đầu trong các trường hợp người tị nạn nhỏ tuổi mất tích, nhưng hội này cho rằng trách nhiệm của họ là giúp tìm nơi ở, hỗ trợ trong các dịch vụ sức khỏe, học tiếng Anh, tìm trường học…, còn trách nhiệm tối hậu về hành tung của người tị nạn là thuộc về chính phủ. 
Bộ trưởng Bộ Di trú Úc Chris Bowen cho biết hiện bộ này đang truy tìm tung tích các thiếu niên trên.
Vào tuần rồi, thủ tướng Úc Julia Gillard đã buộc phải mở rộng chương trình trên sau khi không thể đạt được thoả thuận với phe đối lập về vấn đề trao đổi người tị nạn với Malaysia. 

Lương không đủ sống giáo viên mần non nghỉ việc


2011-10-18

VN Express online mới đưa tin cho hay, từ đầu năm đến giờ hàng trăm giáo viên mầm non thành phố Hồ Chí Minh nghỉ việc vì lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống gia đình, cộng với công việc quá tải, khiến họ nản lòng, bỏ cuộc, nghỉ dạy.

Source pgdomon.edu.vn

Các em lớp học mầm non đang nghe cô kể chuyện.

Làm gì với 15 ngàn đồng ngày

Các giáo viên cho biết với đồng lương trung bình hàng tháng cầm tay là trên dưới 500 ngàn đồng, sau khi trừ các phần đóng góp gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quỹ công đoàn, tất cả cộng lại, hết trên 30%. Mỗi ngày công của một giáo viên mầm non chỉ được chừng 15 ngàn đồng, mà phải đứng lớp hai buổi, sáng chiều.
Theo số liệu của Sở Giáo dục, Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay thành phố có gần 300 ngàn trẻ em, riêng mầm non có 9 ngàn lớp, với tối đa 11 ngàn giáo viên, tính trung bình chỉ có hơn một giáo viên cho một lớp học. 
Mỗi ngày công của một giáo viên mầm non chỉ được chừng 15 ngàn đồng, mà phải đứng lớp hai buổi, sáng chiều.
Ngoài ra, ngành giáo dục mầm non hiện còn thiếu trên 7200 bảo mẫu. Trước hoàn cảnh sinh hoạt khó khăn, đồng lương không đủ sống, ngày càng có nhiều giáo viên, cán bộ quản lý trường mầm non xin nghỉ việc.
Cô Thanh Loan, giáo viên phục vụ tại một trường mầm non ở Tân Định nói lên nỗi khó khăn trong cuộc sống của bản thân cô, cũng như của các đồng nghiệp:
"Đồng lương cố gói ghém đủ thôi chứ không có dư, vì không có cách nào làm thêm, các giáo viên mầm non cũng phải đi học ngoài giờ làm việc, trình độ này, trình độ kia, theo như họ muốn, dù có gia đình, có con. Chỉ làm giờ hành chành, không thể làm thêm nên đồng lương không đủ chi tiêu, không đủ sống, nhiều người xin nghỉ đi tìm việc khác, kiếm đồng lương khá hơn. Lương thấp là chuyện mà nhiều cô giáo mầm non đều than như vậy."
Ngoài chế độ tiền lương quá thấp, cũng có trường hợp các giáo viên mầm non, sau hai buổi đứng lớp, mỗi tối còn phải quay lại trường, trao dồi thêm nghiệp vụ chuyên môn từ 7 giờ đến 9 giờ, ba, bốn đêm trong tuần.
"Học thêm là vì trình độ đào tạo hồi xưa không bằng bây giờ, nay phải có bằng cấp đó mới được tiếp tục dạy và nâng đồng lương lên, nên phải ráng đi học, dù lớn tuổi, học khó hơn trước, nhưng đó là chuyện bắt buộc, để nâng cao trình độ."    
Trong giờ ăn ở trường  mầm non công lập, mỗi cô giáo phải chăm chừng 20-30 cháu. Photo: Tiến Dũng.
Trong giờ ăn ở trường mầm non công lập, mỗi cô giáo phải chăm chừng 20-30 cháu. Photo: Tiến Dũng.
Việc các giáo viên mầm non đồng lọat nghỉ dạy không chỉ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn là chuyện phổ biến ở các địa phương khác. Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên ở Hà Nội kể lại:
"Cũng như thế cách đây một tháng, hơn 800 giáo viên mầm non ở Thanh Hóa cũng tính bỏ việc, tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân lương rất là thấp, trung bình chỉ 800 trăm nghìn một tháng. 
Giáo viên chỉ bám vào lương đó là tội lỗi đối với gia đình, với con cái, vì không đủ lo ăn, lo mặc, do đó họ buộc phải bỏ việc, điều đó phản ánh mặt tiêu cực, mặt trái trong giáo dục, đào tạo, trong việc sử  dụng người, lâu nay.
Thầy Đỗ Việt Khoa
Ngay ở địa phương tôi là ngoại vi Hà Nội, giáo viên tiểu học đi dạy thuê , hợp đồng ngoài bên chế cũng chỉ được 800 nghìn đồng. Số lương do hiệu trưởng các trường trả, rất thấp, mức lương đó chỉ tương đương với 33, 35 đô la, một tháng thì không thể sống được, trong điều kiện hiện nay. Giáo viên chỉ bám vào lương đó là tội lỗi đối với gia đình, với con cái, vì không đủ lo ăn, lo mặc, do đó họ buộc phải bỏ việc, điều đó phản ánh mặt tiêu cực, mặt trái trong giáo dục, đào tạo, trong việc sử  dụng người, lâu nay." 

Nhà giáo chịu quá nhiều thiệt thòi

Thầy Khoa cảm thông với sự thiệt thòi mà các giáo viên mầm non phải chấp nhận do ảnh hưởng của nguyên tắc quản lý chế độ lương bổng ở cấp làng xã:
"Cái khu vực mầm non, về chính sách giải quyết cho các giáo viên từ lâu nay là giao về cấp xã, cấp phường, trích trả lương cho họ bằng thóc, gần đây thì trả bằng tiền, với mức rất rẻ chứ không phải trả lương từ ngân sách."
Việc trả lương cho giáo viên mầm non bằng lương thực được VN Express xác nhận,  khi nói đến trường hợp cô Bùi Thị Luyến, người có 29 năm dạy học ở trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết trong hòan cảnh khó khăn của đất nước, cô và các đồng nghiệp phải nhận từ 3 đến 4 kg gạo mỗi tháng. Do lạm phát tăng, vật giá leo thang từng ngày, nhưng lương giáo viên mầm non chỉ được trên 500 ngàn đồng, một tháng, mà không có sự hỗ trợ nào khác, nên gần 40 giáo viên mầm non đã nghỉ dạy, đúng vào ngày khai giảng niên học mới.
Trả lời câu hỏi làm sao có thể khắc phục chuyện giáo viên mầm non đồng loạt thôi việc, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nói lên suy nghỉ của mình:
Giáo viên bỏ việc nhiều,  hiện đang là vấn đề phổ biến trong xã hội, báo chí đã nêu nhiều rồi, theo quan điểm của tôi, trước hết là về phía chính quyền, thì cần đưa lực lượng giáo viên này vào biên chế, tăng lương đủ sống cho giáo viên để họ yên tâm công tác, vì bậc mầm non rất là quan trọng
Thầy Đỗ Việt Khoa
"Giáo viên bỏ việc nhiều,  hiện đang là vấn đề phổ biến trong xã hội, báo chí đã nêu nhiều rồi, theo quan điểm của tôi, trước hết là về phía chính quyền, thì cần đưa lực lượng giáo viên này vào biên chế, tăng lương đủ sống cho giáo viên để họ yên tâm công tác, vì bậc mầm non rất là quan trọng, với vài trăm ngàn đồng một tháng, không thể sống được, họ sẽ ra đi hết. Phải tinh lọc biên chế cho đủ số lượng người, thông báo cho lực lượng giáo viên biết là chúng tôi chỉ dùng ngần ấy người thôi, để những người còn lại chủ động tìm việc làm khác cho phù hợp, không nên để cho người ta hy vọng vào biên chế, chờ hàng chục năm, mãi không vào biên chế được. 
Về phía thầy, cô giáo thì cũng chú ý là hiện nay ngành giáo dục trên cả nước, về cơ ban đã đủ giáo viên, nếu người ta hứa hẹn hợp đồng, mà sau vài năm vẫn không đáp ứng được, tức là thừa giáo viên thì cũng nên dũng cảm dừng việc dạy học, đi tìm việc khác, đó là kỷ năng sống của con người, cần phải tích cực, chứ không đợi mãi. 
Nhà nước tiếp tục đào tạo, nhiều hơn nhu cầu, tốt nghiệp xong không xin được việc, có những giáo viên tốt nghiệp đại học, bây giờ về đi chăn trâu, giúp gia đình, báo vừa đăng ở Nghệ An, có rất nhiều trường hợp như thế.
Thầy Đỗ Việt Khoa
Nhà nước tiếp tục đào tạo, nhiều hơn nhu cầu, tốt nghiệp xong không xin được việc, có những giáo viên tốt nghiệp đại học, bây giờ về đi chăn trâu, giúp gia đình, báo vừa đăng ở Nghệ An, có rất nhiều trường hợp như thế. Cần có nhiều lực lượng  góp phần vào thì mới chấm dứt được tình trạng đó." 
Một thực tế khác cũng được bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nêu lên với báo chí, sau khi bà đi khảo sát các  trường mầm non, thì thấy các cô giáo có trình độ đại học, cao đẳng phải làm công việc dọn dẹp, lau chùi nhà vệ sinh. Bà yêu cầu ngành giáo dục, đào tạo sớm xem xét lại cách trí nhân sự cho hợp lý.
Tuy nhiên, vướng mắt quan trọng nhất vẫn là vấn đề  cải tiến lương bổng, giúp cho giáo viên tạm đủ sống, trang trải mọi chi phí trong sinh hoạt gia đình hàng ngày, khiến họ yên tâm lo việc giảng dạy, là một nan đề không biết đến khi nào mới có đáp số.

Một Việt kiều Na uy về nước bị chặn tại Sân Bay Tân Sơn Nhất


2011-10-18

Một Việt kiều Na uy về nước vừa bị an ninh cửa khẩu Sân Bay Tân Sơn Nhất không cho nhập cảnh.

RFA file

Máy bay của Hãng Hàng Không Việt Nam. Ảnh minh họa


Gia Minh hỏi chuyện người trong cuộc là cô Mi Vân. Sau khi kể lại việc bị từ chối không cho nhập cảnh mà không nêu rõ lý do, cô Mi Vân cho biết mục đích chuyến đi và tình trạng hiện nay của cô như sau:

Mục đích về làm việc từ thiện

Cô Mi Vân: Cũng như năm trước, tôi có đặt 100 chiếc xe lăn để tặng cho những người già yếu và những người khuyết tật. Năm trước, tôi cũng về với 100 chiếc xe lăn và sau đó thấy có những người nghèo và những trẻ em mồ côi, khuyết tật, tôi cảm thấy muốn làm thêm gì nữa. Tôi về nói chuyện với những người bên Na Uy, với bạn bè và định hằng năm sẽ giúp xe lăn và làm giếng nước sạch để giúp cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa.

Năm trước, tôi cũng về với 100 chiếc xe lăn và sau đó thấy có những người nghèo và những trẻ em mồ côi, khuyết tật, tôi cảm thấy muốn làm thêm gì nữa.
cô Mi Vân

Hồi tháng ba vừa rồi tôi có về thăm và với mục đích xem những chiếc xe lăn tặng cho người ta vào mùa thu năm trước còn tốt hay không. Và tôi có đến những làng quê nơi có những người già, gia đình nghèo, gia đình có con khuyết tật. Đến thăm thì giúp gạo và tặng một ít tiền để họ mua thuốc men khi bị bệnh…
Tháng sáu vừa rồi, tôi về để làm năm cái giếng cho những làng ở vùng sâu- vùng xa mà không có nước sạch. Lý do họ dùng nước suối. Nói là suối nhưng chỉ là mương thôi, nước rất dơ. Sau đó đi thăm một số dân làng và từ 70 đến 100 gia đình ở vùng sâu- vùng xa khó đi chợ. Họ chủ yếu ăn sắn, ngô.
Gia Minh: Cụ thể những địa phương đó là nơi nào?
Cô Mi Vân: Tôi không rành tên những vùng đó; mà đó là những làng dân tộc thiểu số. Chuyến này về mục đích cũng đi thăm các làng dân tộc thiểu số và đi thăm một vài nơi có trẻ mồ côi, khuyết tật, thăm lại những gia đình mà tôi đã từng ghé qua. Rồi tặng 100 chiếc xe lăn cho những người đã nộp đơn xin xe cách đây đã nữa năm rồi.
Gia Minh: Những người đó nộp đơn trực tiếp, và khi về Việt Nam cô có thông qua ai không?
Cô Mi Vân: Tôi nhờ những cha và soeur ở tại địa phương, họ là những người làm việc tại địa phương nên nắm rõ tình hình của các gia đình, biết được nhu cầu của dân tại địa phương đó. Thực sự nếu tặng cả ngàn chiếc xe lăn cũng chưa đủ; nhưng theo khả năng mình làm từ từ thôi. Bắt đầu từ số lượng nhỏ, và xét theo gia đình nào có nhu cầu nhiều nhất thì chọn ra trước. Cách làm là như thế.

Tôi nhờ những cha và soeur ở tại địa phương, họ là những người làm việc tại địa phương nên nắm rõ tình hình của các gia đình, biết được nhu cầu của dân tại địa phương đó.
cô Mi Vân

Gia Minh: Như vậy là qua cơ quan từ thiện- tôn giáo thôi, chứ không qua chính quyền địa phương?
Cô Mi Vân: Theo tôi hiểu thì không qua chính quyền địa phương.
Gia Minh: Việc quyên góp tại Na Uy như thế nào?
Cô Mi Vân: Tại Na Uy, tôi làm việc cho Trung Tâm Việt- Na Uy, đây là một hội đoàn với đa số là những người trẻ làm việc thiện nguyện.Chúng tôi lâu lâu tổ chức đại nhạc hội… để gây quĩ. Cạnh đó, chúng tôi cũng được những người ủng hộ. Tại đây có những chương trình được chọn, và chương trình của chúng tôi là một trong những chương trình được chọn ủng hộ. 
Lần này tôi rất mong mỏi được gặp các em mà tôi đã từng gặp. Tôi cũng chuẩn bị để gặp những em khuyết tật mà tôi chưa từng gặp qua. Tôi mua rất nhiều quà từ Na Uy: bánh, kẹo, cá hộp, pa tê… những thứ mà trẻ con bên Na Uy rất thích ăn. Tôi nghĩ các em ở Việt Nam cũng thích. Tôi có một vali 31 kilogram gồm toàn những thứ đó, và nay ở tại Thái Lan.

tôi biết và đã từng đi ba lần như thế rồi, và tôi cũng cho Tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan biết hôm qua vào Việt Nam và không được vào, bị trả đi Thái Lan. Họ nói như vậy để liên lạc về Việt Nam, việc cấp visa do bên Việt Nam chứ không phải Tòa Đại sứ.
cô Mi Vân

Gia Minh: Có lời khuyên cô đến tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan để trình bày sự việc, vậy cô đến đó chưa?
Cô Mi Vân: Hôm nay tôi có đến xin visa, nhưng bên này họ nói không biết gì. Họ nói với tôi chắc ngày mai được visa. Tuy nhiên họ cũng nói nếu mang quốc tịch Na Uy thì không cần xin visa vào Việt Nam trong vòng hai tuần lễ. 

Tôi nói với họ là tôi biết và đã từng đi ba lần như thế rồi, và tôi cũng cho Tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan biết hôm qua vào Việt Nam và không được vào, bị trả đi Thái Lan. Họ nói như vậy để liên lạc về Việt Nam, việc cấp visa do bên Việt Nam chứ không phải Tòa Đại sứ.
Gia Minh : Cám ơn cô Mi Vân.