THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 August 2013

Quân Đội Trung Quốc được khuyến khích dùng vũ lực để chiếm các đảo tranh chấp

Ông Giang Hanbin Jianping, một giáo sư Đại Học Quốc Phòng của Trung Quốc đã đứng nói chuyện với một binh đòan Lính Trung Quốc tại núi Môn Đầu, ông cho biết là Việt Nam đã chiếm của Trung Quốc 29 đảo trong tổng số 53 đảo 'thuộc chủ quyền TQ' trên Biển Đông.

'Trang chấp bằng vũ lực trên Biển Đông là không thể tránh khỏi' Ông Giang tuyên bố như trên và còn cho rằng 'Sự mềm mỏng của Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề, còn gây thêm khó khăn.'

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Bắc Kinh nhấn mạnh 'Không thỏa hiệp, không tranh chấp về quyền làm chủ của các rạn san hô thuộc Trung Quốc trên Biển Đông'

Ông Giang Hanbin đã nói với quân đội TQ là 53 đảo thuộc 'chủ quyền TQ', trên một khu vực rộng 1.17 triệu kilo mét vuông, nhưng trên thực tế Trung Quốc chỉ làm chủ thực sự là 9 đảo, phía Việt Nam chiếm 29, Phi chiếm 9 đảo, Malaysia 3 đảo, Indonesia 2 đảo và một đảo còn lại do Brunei chiếm đóng.

Giáo sư Giang Hanbin cho biết Biển Đông là khu vực có tầm chiến lược quan trọng đối với TQ. là nơi tàu bè hàng hải của thế giới qua lại . Trung Quốc sử dụng 60% khu vực nầy để xuất nhập khẩu qua eo biển Malacca do đó Biển Đông là tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc 'Không thể Tranh Chấp, Không Thể Nhượng Bộ' Ông Giang còn đề cập thêm đến các báo cáo về Điếu Ngư.

Kết luận phần nói chuyện với quân đội TQ tại Bắc Kinh, ông Giang Hanbin cho biết việc gia tăng vũ khí là một việc tốt cần phát triển. Ông giới thiệu về hiện đại hóa quân đội TQ mấy năm gần đây đã gia tăng đáng kể, xe tăng của quân đội Trung Quốc đứng đầu thế giới cùng với nhiều tàu Hải Quân mới xuất xưởng, tăng cường kế hoạch hiện đại hóa quân đội .

Nguyễn Thùy Trang lược dịch theo báo Xinhua
(*) Hình ảnh chỉ là Minh Họa

nguồn : http://news.xinhuanet.com/world/2013-08/04/c_125112472.htm

Thảm họa trên biển, 9 người chết và mất tích: Ém thông tin tai nạn?

Thảm họa trên biển, 9 người chết và mất tích: Ém thông tin tai nạn?

05/08/2013 11:40

Những thông tin PV Thanh Niên thu thập được trong ngày hôm qua cho thấy thảm họa chìm ca nô đã được một số người biết rất sớm, nhưng không báo ngay cho cơ quan chức năng. 


Vị trí ca nô bị chìm - Đồ họa: Hồng sơn

Cơ quan chức năng TP.HCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định địa điểm ca nô bị chìm chỉ cách mũi Cần Giờ (H.Cần Giờ) khoảng 10 km, mũi Vũng Tàu (TP.Vũng Tàu) khoảng 20 km. Đại diện một công ty chuyên đóng mới ca nô ở TP.Vũng Tàu khẳng định, với quãng đường này, một chiếc ca nô cứu hộ (công suất khoảng 85 - 200 CV, loại ca nô khá phổ biến hiện nay), dù xuất phát ở mũi Cần Giờ hay mũi Vũng Tàu, thì chỉ cần khoảng từ 10 - 20 phút; với tàu cá của ngư dân cũng chỉ mất 40 - 50 phút. Vậy vì sao địa điểm gặp nạn chỉ cách bờ khoảng như vậy mà các nạn nhân phải vật lộn trên biển suốt nhiều giờ đồng hồ, để dẫn đến hậu quả quá thảm khốc?

Kêu cứu từ 18 giờ

Có thể ngay từ đầu anh Tuấn đã biết thông tin ca nô bị nạn khá rõ nhưng đã không báo cho cơ quan chức năng sớm.

Tôi có cảm giác như anh Tuấn đã giấu một số thông tin khi khai báo

Ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3

Trước thông tin cho rằng việc cứu nạn, cứu hộ diễn ra chậm dẫn đến nhiều nạn nhân mất tích, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Trung tâm 3), khẳng định: “Chúng tôi đã triển khai cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân rất nhanh”.

Ông Hiển cho biết, lúc 21 giờ ngày 2.8, Trung tâm 3 nhận được điện thoại từ một người tên Tuấn báo có vụ một ca nô chở khách bị nạn ở khu vực bãi tắm Cần Giờ. Ngay sau khi nhận được thông tin này, Trung tâm 3 đã đề nghị HCM radio thông tin rộng rãi trên các phương tiện để xác minh thông tin tàu chở khách bị nạn. “Chúng tôi đã yêu cầu anh Tuấn đến Trung tâm 3 trình báo vụ việc, đồng thời gọi điện xác minh từ Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, TP.HCM, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Giờ…, nhưng lãnh đạo các đơn vị này đều cho biết chưa nhận được thông tin về ca nô chở khách nào bị nạn. Mặc dù như vậy, chúng tôi vẫn xác minh qua nhiều nguồn để xác định có tàu bị nạn hay không nhưng vẫn không phát hiện được gì thêm”, ông Hiển nói.

Đại tá Lê Ngọc Hùng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng TP.HCM, cho biết lúc 21 giờ 38 phút, Bộ đội biên phòng nhận được thông tin về vụ tai nạn nói trên.

Tuy nhiên, theo tài liệu PV thu thập được, sự cố đã xảy ra từ trước đó khá lâu. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu tiếp nhận một bản tường trình của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Công ty du lịch Vũng Tàu Marina, trong đó ghi: “Khoảng 18 giờ ngày 2.8, có người báo với tôi là tàu mang ký hiệu H29-BP sắp hết nhiên liệu và yêu cầu tôi tìm một chiếc tàu nào đó để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, do tại KCN Đông Xuyên (TP.Vũng Tàu) chỉ có những ca nô bé, không thể nào đi được và cũng không biết địa điểm ở đâu. Sau đó, khoảng 20 giờ thì chúng tôi mới biết được tàu đang bị trôi ở khu vực Cần Giờ, và có nhờ tàu của biên phòng xuất phát khoảng 20 phút ngay sau đó luôn. Đến 20 giờ 25 phút thì tôi nhận được tin nhắn tàu bị chìm. Lúc đó, tôi bắt đầu liên hệ với các cơ quan chức năng để tìm sự trợ giúp…”.

Trong khi đó, ông Tuấn cũng có đơn đề nghị Trung tâm 3 cứu nạn, nêu: “Khoảng 20 giờ 25 ngày 2.8, tôi nhận được tin báo là tàu chở 30 khách ký hiệu là H29-BP bị nạn tại khu vực Cần Giờ (tọa độ chưa xác định), tất cả hành khách đều có mặc áo phao cá nhân…”.

Thấy bị nạn nhưng không cứu ?


 Tìm thêm được thi thể 5 nạn nhân

Sau những nỗ lực tìm kiếm trên diện rộng, đến tối qua các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 5 thi thể là nạn nhân vụ chìm ca nô H29-BP, trong đó có thi thể của tài công Phạm Duy Phúc (55 tuổi, ngụ Quảng Bình). Như vậy, đến nay đã có 7 người chết, 2 người còn mất tích.


Với bản tường trình và đơn đề nghị cứu nạn này, ông Hiển nhận xét: “Có thể ngay từ đầu anh Tuấn đã biết thông tin ca nô bị nạn khá rõ nhưng đã không báo cho cơ quan chức năng sớm. Tôi có cảm giác như anh Tuấn đã giấu một số thông tin khi khai báo”. “Mãi đến 22 giờ 5 phút cùng ngày anh Tuấn mới cho chúng tôi tọa độ của tàu bị nạn. Anh Tuấn nói tọa độ này mới được một người ở công ty làm chung cho. Người này đi trên ca nô khác vào bờ trước đó. Đến 22 giờ 10 phút, chúng tôi đã điều tàu SAR 272 nhanh chóng ra hiện trường tìm kiếm người bị nạn”, ông Hiển cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi về lý do vì sao biết ca nô bị sự cố từ rất sớm nhưng lại đến cầu cứu đơn vị cứu hộ muộn, ông Tuấn chỉ nói chung chung: “Những thông tin nhận được về sự cố ca nô bị nạn đều bằng tin nhắn của những số lạ (?!), và tham gia vào vụ việc này chỉ vì trách nhiệm và lương tâm”.

Chiều 4.8, nằm điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện An Sinh (TP.HCM), anh Trần Quốc Tuấn (một trong số 21 người được cứu), cho biết thời điểm ca nô bị lật chìm vào khoảng 19 giờ ngày 2.8. Lúc này anh Nguyễn Văn Cương dùng điện thoại gọi cho một người tên Quý đi ở chuyến ca nô sau để báo tin. “Một lúc sau hai chiếc ca nô chạy gần tới chỗ xảy ra tai nạn, chạy chậm lại một chút và đi luôn. Một lúc sau, anh Cương nói với mọi người là những người trên hai ca nô nhắn tin là đã định vị được địa điểm, hãy yên tâm sẽ về báo để có người ra cứu”, anh Tuấn kể.

Trao đổi với PV Thanh Niên về thông tin trên, ông Phạm Hiển nói: “Hôm nay, cũng nghe nhiều người hỏi nhưng tôi chưa biết thực tế thế nào. Nếu biết ca nô H29-BP bị nạn nhưng vẫn không đến ứng cứu là vi phạm pháp luật”.

Rõ ràng, với những thông tin nói trên, có quá nhiều điều cơ quan chức năng cần làm rõ: Vì sao thông tin ca nô gặp nguy hiểm ông Tuấn đã biết từ rất sớm nhưng không báo ngay cho cơ quan chức năng? Khi xảy ra tai nạn, người đi trên 2 ca nô cùng hải trình biết tọa độ tai nạn nhưng sao không báo ngay cho cơ quan cứu nạn mà đến 22 giờ 5 phút mới báo? Những số “máy lạ” nhắn tin cho ông Tuấn là của ai? Vì sao hai ca nô cùng hải trình thấy tai nạn không tổ chức cứu người…

Huy động lực lượng tại chỗ chậm

Trao đổi với PV vào chiều qua về công tác cứu hộ trong vụ chìm ca nô H29-BP, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực của các bên tham gia cứu nạn. Tuy vậy, ông Nhật cũng thẳng thắn: “Việc cứu hộ cũng có điểm chưa hoàn hảo. Nếu huy động các thuyền ghe của dân tham gia cứu nạn thì hiệu quả cao hơn. Chúng ta phải rút kinh nghiệm là huy động tại chỗ chậm, vì người dân tiến sát bờ, quen địa hình, chỗ chìm ca nô cũng rất cạn, nên tàu cứu hộ khó vào trong khi ghe thuyền người dân dễ tiếp cận hơn”.

Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, cho biết theo chỉ đạo của Cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM sẽ triển khai điều tra, xác định nguyên nhân vụ chìm ca nô. Tuy nhiên, do tính chất cấp bách của công tác cứu hộ, cứu nạn nên hiện toàn lực lượng đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ông Sang cũng nhìn nhận: “Bài học rút ra sau sự cố nghiêm trọng này là phải làm sao phát huy tối đa năng lực của lực lượng hiện có tại chỗ, bởi vì khi tai nạn xảy ra thì các lực lượng chức năng từ Sài Gòn, Vũng Tàu dù xuất phát ngay nhưng khi đến hiện trường cũng phải mất một thời gian nhất định”.

Một cán bộ từng công tác trong ngành hàng hải cho rằng có đến 9 người chết và mất tích là điều rất đáng tiếc vì “chúng ta chưa huy động hết các lực lượng sẵn có tại Cần Giờ và Vũng Tàu để cùng tham gia tìm kiếm và cứu hộ”. “Với nhiều tàu đánh cá trên biển thì gió mạnh cấp 6, cấp 7 không nhằm nhò gì. Chúng ta đã không tổ chức huy động ngay lực lượng này cùng đi tìm kiếm, cứu hộ, trong khi tàu cá từ Cần Giờ ra đến vị trí tai nạn chỉ mất khoảng 30 phút hành trình”, ông nói và cho biết vào điểm xảy ra tai nạn, ông có 2 chiếc tàu đánh cá ở khu vực Cần Giờ, nhưng tiếc là không có thông tin gì về vụ tai nạn để kịp tham gia ứng cứu.

 Xem chi tiết và cập nhật thông tin về vụ chìm ca nô trên thanhnien.com.vn
THANH NIÊN

Cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày

Cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày





VRNs (05.08.2013) - Sài Gòn - Ngày 02.08.2013, anh Nguyễn Trí Dũng đã gặp blogger Điếu Cày trong 12 phút (theo một băng ghi âm chúng tôi nhận được từ Trại giam số 6 - xin cho chúng tôi không công bố nguồn cung cấp băng này, để bảo đảm an toàn cho người cung cấp).

Sau đây là chi tiết cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.


Dũng: Họ giải quyết cho bố chưa?

Bố: Vào ngày 27.07, họ vào, họ gặp bố rồi.

Dũng: Cụ thể ông nào vào gặp bố, cơ quan nào vào gặp bố?

Bố: Ông Nguyễn Cảnh Nga.

Dũng: À ông trưởng phòng 4?

Lý do tuyệt thực

Bố: Ừ đúng rồi. Cái vụ việc này thì bố đại diện cho tất cả các tù nhân chính trị ở đây ký vào cái biên bản kiến nghị với trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giải quyết cho nó đúng pháp luật, và đề nghị tổ chức giam giữ cho nó đúng với pháp luật, nhưng họ không giải quyết và nếu họ không giải quyết bố sẽ tuyệt thực.

Ngày 23.05, anh em tù chính trị ở đây có kiến nghị tập thể yêu cầu trại giam giải quyết một số điều kiện sinh hoạt và sinh hoạt giam giữ cho nó đúng với pháp luật, bởi vì, hiện nay bố đang bị giam giữ với một tù chung thân, nó không đúng với Điều 27 khoản 1 điểm a điểm b.

Đến ngày 22.06, họ không giải quyết mà vào đọc quyết định giam riêng bố 3 tháng vào ngày 22.06. Rồi đến ngày 24.06, bố bắt đầu tuyệt thực vì bố đã thông báo rồi. Đến ngày 29.06, họ vào làm việc một lần, họ nói ban hành quyết định theo điều 27 khoản 4, cán bộ Diệu lên trực tiếp làm việc.

Diễn tiến của những ngày tuyệt thực

Bố: Vào ngày 03.07, họ vào làm việc với bố lần thứ 2, họ đưa ra quyết định việc giam riêng theo quy định của thông tư 40, có phó giám thị trại giam, cán bộ tên Diệu là người tuyên bố. Trong buổi làm việc này, họ nói là họ ban hành quyết định tại vì bố không nhận tội và không viết bản kiểm điểm, cho nên là họ theo thông tư 40, họ ban hành quyết định giam riêng 3 tháng. Bố nghĩ thế nào họ cũng trình sự việc này trên báo nhân dân.

Đến ngày 16.07 con lên thăm, ngày 17.07, bác Nghĩa thông báo tin này ra thì chiều ngày 19 bác Nghĩa bị cảnh cáo vì bác ấy đã nói sự thật. Đến ngày 20 thì con lên thăm trở lại, đến ngày 22.07, họ mới bắt đầu lắp tivi vào trong phòng bố, trước đó là không có tivi.

Dũng: Để họ quay lén bố đó bố.

Bố: Không, họ quay lén bố ở trên phòng giam số 5 mà họ đoán con ra, nhưng mà họ vừa đưa bố sang và bố phát hiện cái máy thu âm thì họ tháo ra rồi.

Dũng: Họ gắn cả cái phòng mà bố khám bệnh hả? để họ xuyên tạc về bố?

Bố: Cái chuyện của bác Cù Huy Hà Vũ thì bố cũng đã biết rồi. Cho nên ngày 25.07, họ kiểm tra trại giam một lần nữa, kiểm tra toàn bộ phòng giam, thống kê đồ đạc. Bố nhắc lại vào ngày 22.06, khi đưa bố vào trại giam thì họ kiểm tra toàn bộ đồ đạc, trong đó thực phẩm chỉ có duy nhất 9 gói mì ăn Hảo hảo và một số gói Nest cà phê thôi. Đến ngày 25.07, họ lại kiểm tra thì vẫn còn 9 gói mì ăn và những gói cà phê còn nguyên, và toàn bộ những số hàng hóa mà con gửi lên ấy, là có kiểm kê đồ đạc hết là 38 gói cháo, gồm 23 hộp sữa nhỏ.

Đến buổi sáng ngày 27.07, ông Nguyễn Cảnh Nga xuống làm việc với bố, ông đấy ra lệnh khám xét phòng giam một lần nữa.

Dũng: Ông có quyền gì ở đây?

Bố: Không, ông có quyền hay không là chuyện của ông đấy! Còn cái thẩm quyền của ông đấy như thế nào thì bố không nói. Nhưng ý bố nói là, ông đấy đến để kiểm tra số hàng hóa đó một lần nữa thì số hàng hóa đó vẫn như trên, vẫn y nguyên như trên và khi bố ký vào biên bản thì bố ghi rõ số lượng hàng hóa của những lần kiểm tra. Và yêu cầu không được sử dụng những hình ảnh vì họ lấy những đồ đạc của bố ra, họ chụp ảnh và quay phim những đồ đạc mà nhà gửi lên, để họ sử dụng vào mục đích mà người ta nói rằng bố không tuyệt thực, không ăn phần cơm riêng của trại mà ăn những thức ăn đó. Toàn bộ những lần đó có 3 lần kiểm tra tất cả. Số lượng thực phẩm kiểm tra cả 3 lần là như nhau. Và vấn để ở chỗ là bố ghi ý kiến trước khi bố ký. Đấy, bố phải cẩn trọng tất cả những cái đấy.

Dũng: Bố ơi bố, không cần bố ký một cái gì hết, họ đã làm khống một cái giấy khám sức khỏe cho bố, chữ ký không phải của bố.

Bố: Cái giấy khám sức khỏe, con phải chú ý đến cái này, những ngày đó bố rất yếu, thành ra cái giấy khám sức khỏe chỉ là một vấn đề, bố yêu cầu họ cân nhưng họ không cân xem bố cân nặng bao nhiêu. Con hiểu không? Còn nếu họ sử dụng hình ảnh thì họ không thể sử dụng hình ảnh được. Còn vấn đề thế này, vào ngày 27.07, khi lên làm việc với bố thì ông Nguyễn Cảnh Nga ấy, ông đấy tập trung hỏi sự khác biệt của buồng giam giam riêng bố và các buồng giam khác là như thế nào, nhưng ông đấy không hỏi về chế độ giam giữ của bố. Vấn đề thứ hai là, tại sao các tù nhân ở đây nhận cơm tập thể hằng ngày theo tiêu chuẩn của cả đội, cả đội nhận cơm, tự chia nhau ăn và ăn ở ngoài sân. Nhưng tại sao hằng ngày cán bộ phải mang cơm cho bố phần cơm ở trong cái cà mên, mang đến vào phòng giam của bố nếu không bị giam riêng thì tại sao lại như vậy? Và bố luôn luôn không bị kỷ luật thì tại sao mẹ con và con lên thăm lại không cho gặp? Xu hướng của họ như vậy, mà họ nói với bố là, chỉ chuyển phòng giam thôi chứ không phải giam riêng.

Dũng: Họ quay lén bố và nói là ông Hải có cầm cái cà mên ấy và họ nói là ông Hải có ăn cái đồ ấy. Và bây giờ con chuẩn bị đi chất vấn với an ninh tivi trên cái đài ấy đây.

Bố: Đó tất cả những cái đó, bố đã ghi ý kiến của bố ở trong cái bản tường trình. Tại vì cái biên bản của Viện kiểm sát khi làm việc với bố thì chủ yếu họ nói đến sự khác biệt của buồng giam giam bố với buồng giam kia là như thế nào, không hỏi chế độ giam giữ, chủ yếu là họ hỏi theo cái cách tạo ra một cái biên bản, có xu hướng, để cho bố có thể nhận tội được. Nhưng cái chế độ giam giữ, những thứ bố cần thì họ không hỏi, cho nên bố ghi vào dưới cái biên bản đó là chiều nay sẽ làm việc với Viện kiểm sát và nộp bản tường trình cho Viện kiểm sát. Trong bản tường trình đó, bố ghi hết tất cả.

Tiếp tục ngày 23.07, họ vẫn tiếp tục vào lập biên bản bố vi phạm nhằm hợp thức hóa cái quyết định ra trước, vì quyết định ra nhưng không có biên bản vi phạm, cho nên ngày 23.07, họ tiếp tục lập một cái biên bản vi phạm. Cái biên bản ở đây thì lại do hai thằng gián điệp Trung Quốc ở chung buồng với bố. Họ lợi dụng hai cái thằng này tạo cho nó viết đơn khiếu nại tố cáo và lấy cái đơn đó đề nghị lập quyết định cho bố, mà không cần bất kỳ bằng chứng gì. Tên anh ta là Trần Văn Tín, người Lạng Sơn, bị tù chung thân về tội gián điệp. Chính tên Tín và một tên nữa là tên Thuận, người Lạng Sơn, làm giám điệp cho Trung Quốc, làm đơn tố cáo bố với cán bộ ở đây. Hai tên này đã từng tố cáo bác Nghĩa. Bố khẳng định hai tên này đã làm đơn tố cáo bố, bố đã hỏi tất cả các anh em tù nhân chính trị ở đây thì không có ai tố cáo bố hết.

Những ngày vừa qua, bố rất yếu mên anh Rôn, người Tây Nguyên đã dìu bố đi và anh ấy đã ý kiến và ký vào tất cả các biên bản của bố làm việc. Cho nên tất cả các biên bản này kia mà ra là phải có ý kiến của anh Rôn.

Vào ngày 01.08, họ vào làm lại tất cả biên bản đưa cơm đến buồng giam của bố, làm lại tất cả luôn, để dấu những chứng cứ gian kia đi. Vì thế vấn đề này cần làm rõ trên công luận quốc tế đặc biệt là vấn đề bố không thể đưa thông tin ra ngoài được.

Hôm bố gặp ông Nguyễn Cảnh Nga, trong hồ sơ có đơn khiếu nại của bố và đơn khiếu nại viết vào ngày 24, thế thì nội dung của lá đơn đó như thế nào mà viện kiểm sát không xuống làm việc?

Dũng: Ông Nga nói với gia đình mình là ông đã gặp bố cách đây 20 ngày, trước ngày con gặp bố xong.

Bố: Ông ấy nói với bố là, tôi vào đấy thấy ông nằm gác chân lên đọc báo. Bố mới hỏi là tại sao cán bộ lại không giải quyết vấn đề tuyệt thực của tôi, ông nói là, lúc đó tôi không biết anh tuyệt thực và tôi không biết khiếu nại của anh. Thế thì vấn đề là cái đơn khiếu nại đã nằm trong cái đơn của Viện kiểm sát thì đề nghị của nó như thế nào phải làm rõ, tại sao trại giam lại ngăn cản không đưa đơn khiếu nại lên Viện kiểm sát hay Viện kiểm sát có đơn mà không xuống giải quyết.

Hành trình sắp tới

Dũng: Bố cứ yên tâm, bố cứ giữ gìn sức khỏe và ăn uống lại bình thường vì gia đình đã đi đến Tổng cục 8 và gia đình làm cho ra chuyện ở Tổng cục 8 và họ đã trả lời, cả ông Trương Tấn Sang đã yêu cầu họ trả lời cho gia đình mình và con sẽ nói lại cho bố biết.

Bố: Đó bây giờ, vấn đề ở đây là cho họ biết là tất cả các đơn khiếu nại của bác Tin và bác Ngàn đã được gửi đi đến Viện kiểm sát, gửi trước cả bố nhưng đều bị ém nhẹm. Ngay cái hôm làm việc với ông Lê Đức Địa Phương và yêu cầu ông Lê Đức Địa Phương trả lời đơn khiếu nại của bác đến Viện kiểm sát thì tại sao không thấy trả lời. Tất cả các đơn này đã được gửi đi nhưng không được giải quyết hoặc là không được gửi đi. Phải làm rõ cho công luận biết là họ đã bưng bít tất cả các thông tin khi họ đàn áp bố hay làm cái gì đó với bố thì bố không thể thông tin ra ngoài được và tất cả các đơn khiếu nại của bố bị ngăn chặn.

Dũng: Tất cả mọi người và mẹ đang đứng ở ngoài kia. Mọi người rất quan tâm đến vấn đề này và cả ông Obama đã lên tiếng cho bố, Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ủy ban Nhân quyền LHQ gồm 7 nước, họ đã họp lại và đã gặp con và mẹ rồi. Con và mẹ sẽ lên gặp bố một tháng một lần. Gia đình sẽ cố gắng thu xếp được mọi thứ để lên gặp bố.

Bố: Đặc biệt là quan tâm đến việc những tiếng nói ở đây không được đưa ra ngoài, không chỉ bố bắt giam mà họ còn đối xử bất công và không cho bố tiếp cận với công lý và pháp luật, do đó các cơ quan chức năng phải làm rõ việc này.

Dũng: Bố bắt đầu ăn lại từ khi nào?

Bố: Vào ngày 27.07, bố gặp lại viện kiểm sát. Cho bố gửi lời hỏi thăm tất cả các bạn bè và các tổ chức cá nhân trên khắp thế giới đã quan tâm đến vấn đề của bố.

Dũng: Hàng tháng con sẽ lên thăm bố, nếu con không gặp được bố thì con biết bố đã có vấn đề.

Bố: Đúng rồi, hàng tháng mà bố không gọi điện thoại về nhà thì lúc đó bố đang gặp chuyện.

Dũng: Hàng tháng con sẽ lên gặp bố.

Bố: Bố nhớ rồi, con à.

(Ghi lại từ bang ghi âm)

PV. VRNs

Chủ tịch Hội phụ nữ Thanh Hóa: Tổ chức đám cưới cho con linh đình

Vừa qua, đường dây nóng Báo NTNN nhận được thông tin: Bà Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thanh Hóa tổ chức đám cưới cho con rất linh đình diễn ra liên tục trong 2 ngày với gần nghìn khách mời.

Đám cưới linh đình  
Theo phản ánh của người dân, trong 2 ngày 31.7 và 1.8, nhà hàng Thanh Còi, ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã phải hoạt động “hết công suất” tổ chức tiệc cưới cho con trai bà Lê Thị Nương - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa. Việc tổ chức ăn nhậu linh đình, phô trương của đám cưới này đã gây phản cảm và khiến nhiều người dân bất bình.

Tiệc cưới của con trai bà Nương được tổ chức linh đình trong 2 ngày 31.7 và 1.8.
Tiệc cưới của con trai bà Nương được tổ chức linh đình trong 2 ngày 31.7 và 1.8.

Một người dân (xin giấu tên), phản ánh: “Bà Nương đã mời hơn nghìn khách ăn uống linh đình trong 2 ngày tại nhà hàng Thanh Còi - gần tư gia bà Nương.  Khi tàn cuộc nhậu, đồ ăn, thức uống còn thừa đáng kể, có những món gần như không ai đụng đến, thật vô cùng lãng phí. Trong tiệc cưới linh đình này, ngoài họ hàng, bạn bè, còn có sự góp mặt của nhiều vị cán bộ, công chức trong tỉnh dùng xe biển xanh đến dự và ăn nhậu... Điều đáng nói là 2 ngày bà Nương tổ chức tiệc cưới cho con trai lại là những ngày làm việc…”.  

Cũng theo nguồn tin riêng của NTNN, khi bà Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa tổ chức đám cưới cho con trai, bà này còn thuê xe khách cho toàn thể cán bộ cơ quan, từ TP.Thanh Hóa vào Tĩnh Gia để dự và ăn nhậu. 

“Ở cương vị một Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN như bà Nương, mà tổ chức đám cưới cho con trai linh đình, hoành tráng ở một vùng quê còn nhiều người dân nghèo thực sự là rất phản cảm...”- một người xin giấu tên bức xúc nói. 

Phớt lờ quyết định của tỉnh?  
Theo tìm hiểu của NTNN, để chuẩn bị đám cưới cho con trai mình, bà Nương đã gửi hàng loạt giấy mời cho Ban Thường trực các huyện hội phụ nữ trong tỉnh. Có những huyện cách nơi bà Chủ tịch Hội LHPN tỉnh tổ chức đám cưới cho con hàng trăm cây số, như huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước… nhưng do “được” mời, các cán bộ hội phụ nữ huyện vẫn thuê xe ô tô về dự.

Với cách tổ chức tiệc cưới cho con trai của bà Nương, dư luận cho rằng, bà Lê Thị Nương đã phờt lờ Quyết định 875 của Tỉnh ủy. Khi quyết định tổ chức đám cưới cho con trai, bà Nương có báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý, cấp ủy nơi sinh hoạt về cách thức và thời gian tổ chức cưới theo quy định hay không?

Nếu có thì cấp quản lý nào và ai là người đã đồng ý cho bà Chủ tịch Hội LHPN tổ chức cưới cho con trai theo “phong cách” như vậy?

Những câu hỏi trên, xin được gửi tới ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa.

“Trung Quốc đủ sức ngăn siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ” ?!?

Trong bối cảnh siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ sắp đi vào hoạt động, trả lời tờ Nhân dân Nhật báo, nhà phân tích quân sự Trung Quốc - Du Wenlong nhận định quân đội nước này đủ khả năng chống chọi với đối thủ từ Mỹ.

“Trung Quốc đủ sức ngăn siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ”
Hình ảnh mô phỏng hoạt động của siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ

Siêu tàu sân bay lớp Ford được kỳ vọng trở thành lực lượng thay thế lớp Nimitz – loại tàu sân bay lớn nhất hiện đang phục vụ trong Hải quân Mỹ.

Nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ tàu sân bay USS Gerald R Ford được thiết kế lớn gấp 3 lần so với tàu USS Nimitz cùng lượng choán nước là 112.000 tấn. Ngoài ra, với khả năng chuyên chở số lượng lớn máy bay không người lái như X-47B, Hải quân Mỹ có thể triển khai hàng loạt các cuộc không kích từ siêu tàu sân bay lớp Ford.

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc - Yin Zhou cho biết trong tương lai, khả năng siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Mỹ sẽ được triển khai tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Để chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động của tàu sân bay lớp Ford, cựu Tổng thống Mỹ - George W Bush từng yêu cầu quân đội nước này sân dựng một khu cảng mới tại đảo Guam. Theo ông Yin, mặc dù, thông tin USS Gerald R Ford được trang bị X-47B chưa được kiểm chứng, song chắc chắn quân đội Mỹ sẽ đưa các thế hệ máy bay không người lái vào hoạt động trên siêu tàu sân bay.

Chuyên gia phân tích quân sự Du Wenlong cho rằng quân đội Trung Quốc có thể xây dựng hàng loạt phương án đối phó với siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford trong trường hợp xảy ra xung đột.

Đây là loại tàu sân bay có khả năng triển khai vũ khí tàng hình và không chiến mạnh mẽ song nó vẫn chỉ là một tàu sân bay”, ông Du nói.

Do đó, tàu sân bay USS Gerald R Ford hoàn toàn có khả năng bị phát hiện khi hoạt động trong tầm bắn của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, để hạ lực lượng máy bay không người lái X-47B triển khai trên siêu tàu sân bay lớp Ford , theo ông Du, quân đội Trung Quốc nên chuyển sang phương án tấn công bằng xung điện từ.

Ngoài ra, ông Du cho rằng trong số 5 cuộc thử nghiệm hạ cánh trên tàu sân bay USS Gerald R Ford, máy bay không người lái X-47B đã 3 lần gặp thất bại. Đồng nghĩa với việc Hải quân Mỹ sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật trước khi đưa lực lượng máy bay không người lái hoạt động trên USS Gerald R Ford tham gia một trận chiến thực sự.

1 tướng 1 tá Trung Quốc khiêu khích: Phải tranh bằng được Biển Đông?!

(GDVN) - "Thế giới này chỉ thuần phục kẻ mạnh, không thuần phục kẻ yếu", "Trung Quốc phải tranh Biển Đông và Điếu Ngư (Senkaku) quyết không thể nhượng bộ"?!

Khương Hán Bân

Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/8 đưa tin, Ban Tuyên truyền thuộc thành ủy Bắc Kinh bắt đầu tổ chức cái gọi là "các nhà lý luận về giấc mơ Trung Quốc thâm nhập cơ sở" từ hôm 2/8 để tuyên truyền, bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hòng đầu độc nhận thức của cánh sĩ quan và binh lính các đơn vị cơ sở.

Tham gia đợt tuyên truyền xuyên tạc sự thật này có Khương Hán Bân, lon Thiếu tướng, giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc và Âu Kiến Bình, lon Đại tá, Giám đốc sở Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc.

Bộ đôi một tướng, một tá quân đội Trung Quốc này xuống các đơn vị cơ sớ ở Bắc Kinh để "tuyên truyền về giấc mộng Trung Quốc và giấc mơ xây dựng quân đội", thực chất là nhồi nhét những nhận thức lệch lạc và hiếu chiến:

"Thế giới này chỉ thuần phục kẻ mạnh, không thuần phục kẻ yếu", "Trung Quốc phải tranh Biển Đông và Điếu Ngư (Senkaku) quyết không thể nhượng bộ"?!

Âu Kiến Bình

Khương Hán Bân tiếp tục luận điệu sai trái và bóp méo trắng trợn sự thật, lịch sử cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế ở Biển Đông, tiếp tục nhận xằng "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm".

Trong khi ông Bân thao thao bất tuyệt về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông thì Âu Kiến Bình tập trung tuyên truyền sức mạnh của quân đội Trung Quốc.

Ông Bình cho rằng, lục quân Trung Quốc hiện nay riêng binh chủng tăng - thiết giáp có thể xếp vào top đầu thế giới trong khi hải quân Trung Quốc liên tục tăng cường các chiến hạm mới.

Ăn cưới, 73 người nhập viện

Sáng 4.8, 9 người bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới tại nhà hàng Quốc Tuấn (thị trấn Đăk Hà, H.Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) còn đang điều trị tại Trung tâm y tế H.Đăk Hà.

Trưa 2.8, tại nhà hàng này tổ chức tiệc cưới, sau khi ăn uống, lần lượt 73 người phải nhập viện. Theo BS Nguyễn Thị Luyến, Điều dưỡng trưởng Trung tâm y tế H.Đăk Hà, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy… 
Bà Trần Thị Hà, chủ nhà hàng nói trên, cho biết có 530 khách dự đám cưới, thực đơn gồm giò chả, gà nướng, mực hấp, dê áp chảo, bê bóp mè, gỏi ngũ sắc, xôi khúc, lẩu cua đồng... Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế Kon Tum đã lấy các mẫu phẩm thức ăn tại nhà hàng này để giám định, tìm nguyên nhân gây ngộ độc.
Trùng Dương

Nhật xúc tiến nới lỏng quy định quốc phòng

Chính quyền Tokyo tiến thêm một bước nhằm nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí, còn Ban Cố vấn thủ tướng đề xuất tăng quyền phòng vệ tập thể.

Bộ Quốc phòng Nhật có thể nới lỏng quy định mua sắm thiết bị phòng vệ không tác chiến bằng cách cho phép các công ty bán những thiết bị này cho cả chính quyền và những tổ chức không liên quan đến quốc phòng. Theo quy định hiện nay, những công ty ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng chỉ được bán khí tài cho Lực lượng phòng vệ Nhật. Kyodo News ngày 4.8 dẫn lời giới chức nhận định động thái mới nhằm mở rộng diện khách hàng để kích thích tăng trưởng và “cởi trói” cho ngành công nghiệp quốc phòng. Đây còn được cho là một trong những bước đi hướng tới việc nới lỏng hơn nữa lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật. Hiện nay, Tokyo đã nhận được nhiều đề nghị chia sẻ công nghệ quốc phòng và hồi cuối năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa tiết lộ với báo The New York Times rằng Úc, Malaysia và một nước Đông Nam Á khác có thể mua tàu ngầm của Nhật.
Nhật xúc tiến nới lỏng quy định quốc phòng Nhật được cho là có thể xuất khẩu tàu ngầm trong tương lai - Ảnh: Military-today.com
Bên cạnh đó, báo Yomiuri Shimbun dẫn lời ông Shinichi Kitaoka - quyền Chủ tịch Ban Cố vấn sửa đổi luật pháp vì an ninh do Thủ tướng Shinzo Abe thành lập - cho hay cơ quan này sẽ đề xuất diễn giải hiến pháp ở phạm vi rộng hơn về quyền phòng vệ tập thể, hỗ trợ khi đồng minh bị tấn công. Theo đó, lực lượng Nhật không những được chấm dứt lệnh cấm lâu nay về quyền này mà còn có thể ra tay trong nhiều viễn cảnh và tình huống khác nhau. Ngoài ra, Kyodo News loan tin Thủ tướng Abe đang có kế hoạch chọn Đại sứ Nhật Bản tại Pháp Ichiro Komatsu làm người đứng đầu Cục Pháp chế nội các thay Cục trưởng Tsuneyuki Yamamoto, người bị cho là phản đối dỡ bỏ lệnh cấm nói trên. Động thái mới cho thấy Thủ tướng Abe và đảng cầm quyền LDP đang quyết tâm thực hiện ý định cải cách để tăng năng lực quốc phòng cho lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo rằng nỗ lực này không dễ thành công do sẽ vấp phải sự phản đối của các đảng đối lập.
Văn Khoa

iPhone, iPad "thoát án" cấm bán tại Mỹ, Samsung thất vọng

(Dân trí) - Chính quyền Tổng thống Barack Obama vừa chính thức ban hành quyền phủ quyết, nói lời từ chối với yêu cầu lệnh cấm bán các sản phẩm của Apple ngay trên đất Mỹ do Samsung đưa ra.
 >> iPhone, iPad có nguy cơ bị cấm bán tại Mỹ

iPhone, iPad thoát án cấm bán tại Mỹ, Samsung thất vọng

Sau khi Uỷ ban Thương mại Mỹ hồi tháng 6 phán quyết Apple đã vi phạm một số bản quyền công nghệ của Samsung trong các máy tính bảng iPad, iPad 2, iPhone 4 và các thế hệ trước đó, và Tổ chức này đã ban hành một lệnh cấm bán các sản phẩm của Apple ngay tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua, chính quyền Obama đã lên tiếng phản đối phán quyết của ITC với một lệnh bài trừ đặc biệt nhằm ngăn chặn lệnh cấm đối với các sản phẩm của Apple. Theo Chính quyền Tổng thống Obama, lệnh cấm “sẽ tác động đến các môi trường cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng đến người dùng Mỹ”.
Quyết định của Mỹ là một “bàn thắng” của Apple nhưng lại là một nỗi thất vọng lớn của Samsung bởi trước đó hãng di động Hàn Quốc vừa giành được chiến thắng quan trọng trong phiên toà tại Washington, và Uỷ ban thương mại Quốc tế (ITC) đã ra lệnh cấm Apple nhập khẩu và bán một số phiên bản iPhone và iPad thế hệ cũ trên thị trường Mỹ.
Phủ quyết của Chính quyền Mỹ cũng sẽ khiến Samsung khó có thể thu về số tiền lớn từ các chi phí sử dụng bản quyền công nghệ từ Apple.
Samsung đã phản ứng mạnh mẽ trước quyết định của Mỹ: “Chúng tôi thực sự thất vọng”.
Trước đó, hồi tháng 6, phán quyết của ITC cho rằng các phiên bản iPhone 3GS, iPhone 4, và các thế hệ iPad và iPad 2 3G bán thông qua nhà mạng AT&T đã vi phạm bản quyền công nghệ liên quan đến công nghệ di động của Samsung.
Trong phán quyết, ITC yêu cầu Apple và nhà mạng AT&T ngừng nhập khẩu các thiết bị trên vào thị trường Mỹ (Các sản phẩm của Apple đều được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc). Và ITC cũng ra lệnh yêu cầu Apple ngừng bán iPhone 4, iPhone 3GS, iPad 3G, iPad 2 3G kể cả những sản phẩm đã nhập kho.
Khôi Linh

Trung Quốc dọa tung siêu vũ khí "nuốt chửng" Kilo 636 của Việt Nam

(Soha.vn) - Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo 636 nhưng Trung Quốc cũng vừa ra mắt máy bay chống ngầm GX-6. Liệu loại máy bay này có thực sự là khắc tinh của tàu ngầm Kilo Việt Nam?

Niềm tự hào của Trung Quốc
Đầu năm 2013, Trung Quốc công bố đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm của mẫu thử máy bay chống ngầm Gaoxin-6 (GX-6). Loại máy bay chống ngầm này được định danh là Y-8FQ vì nó dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-8. Tuy  nhiên, cũng có thông tin nó được dựa trên loại máy bay vận tải mới nhất Y-9.

Những hình ảnh đầu tiên về loại máy bay chống ngầm GX-6 của Trung Quốc xuất hiện lần đầu trong tháng 11/2011.

 Máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc
Máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc

GX-6 có một radar lớn sục sạo ở góc cầu 360 độ, từ đó có thể tìm kiếm các bộ phận của tàu ngầm như kính tiềm vọng, phao sóng âm. Trung Quốc tự nhận thông số kỹ thuật tầm xa và góc quét của radar trên GX-6 hơn hẳn so với của P-3C Orion của Mỹ.

Ở đuôi của máy bay được trang bị một thiết bị phát hiện từ trường khá dài để tránh nhiễu từ máy bay. Trung Quốc đánh giá tính năng của thiết bị này không hề thua kém thiết bị tương tự ASQ-81 của P-3C Orion.

GX-6 có thể mang theo 100 phao định vị thủy âm (P-3C chỉ mang 48 phao định vị), từ đó bố trí một mạng lưới thiết bị phát hiện tàu ngầm dày đặc và rộng lớn, nâng cao khả năng phát hiện cũng như gia tăng độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm.

Với thông số này, truyền thông Trung Quốc tự hào GX-6 có ưu thế vượt trội về điện tử, khả năng thám trắc cũng như công nghệ so với P-3C.

Về vũ khí, GX-6 trang bị các hệ thống phòng vệ và tên lửa không - đối - không do Trung Quốc chế tạo.

Phi hành đoàn của GX-6 là 10 người, gồm phi công, sĩ quan phụ trách hệ thống định vị thủy âm, phụ trách vũ khí, các chuyên gia phân tích… từ đó tạo ra một hệ thống chống ngầm hoàn chỉnh, từ tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu.

Bắc Kinh tin rằng GX-6 có thể đảm bảo cho họ có ưu thế trong vòng 20 năm tới trong cuộc đối đầu với các quốc gia láng giềng. Việc chế tạo thành công GX-6 giúp Trung Quốc trở thành nước thứ 6 có khả năng chế tạo máy bay chống ngầm cỡ lớn trên thế giới sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Nhật Bản.

 Trung Quốc trở thành nước thứ 6 có khả năng chế tạo máy bay chống ngầm cỡ lớn sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Nhật Bản
Trung Quốc trở thành nước thứ 6 có khả năng chế tạo máy bay chống ngầm cỡ lớn sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Nhật Bản
 
Vừa ra đời đã lạc hậu?
Hiện nay, Mỹ có 2 loại là P-3C Orion và P-8A Poseidon, còn Nhật có P-3C và P-1 và đặc biệt là thủy phi cơ chống ngầm US-2 mà họ mới đưa vào biên chế đầu năm nay. Nga có IL-38 và Tu-142M3, Pháp có “Atlantic” và Anh có Nimrod MR2 là các loại máy bay chống ngầm cánh cố định.

 Máy bay săn ngầm P-3C của Mỹ
Máy bay săn ngầm P-3C của Mỹ

Báo chí Trung Quốc ca ngợi, ngoài tầm bay và thời gian lưu không, GX-6 vượt trội P-3C ở tất cả các tham số khác. GX-6 có trọng lượng cất cánh và vận tốc tối đa tương đương P-3C, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt 6 lá, công suất 5200 Hp; có thể cất, hạ cánh ngay tại các đường băng dã chiến. Tuy nhiên, nó chỉ có tầm hoạt động 5000km, trong khi P-3C là hơn 8.000km.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, sự chênh lệch rõ nét giữa GX-6 và P-3C là máy bay Trung Quốc hơn hẳn về kho dữ liệu sóng sonar mẫu và các thuật toán xử lý môi trường hải dương. Về mặt số học, GX-6 có khả năng rải và thu tín hiệu của 100 phao sonar, còn P-3C chỉ có 48 phao.

Tuy vậy, việc so sánh với loại máy bay Mỹ phát triển cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 chỉ thể hiện sự có hạn về mặt công nghệ. P-3C Orion bắt đầu được đưa vào biên chế của hải quân Mỹ năm 1969, là máy bay là máy bay trinh sát chống ngầm chiếm vị trí hàng đầu thế giới suốt 40 năm qua. Thời kỳ đỉnh cao của nó, hải quân Mỹ đã trang bị tới 300 chiếc.

P-3C của Mỹ ra đời trước thời kỳ số hóa, trong khi máy bay Trung Quốc được hưởng những thành quả công nghệ tiên tiến nhất của thế kỷ 21. Vì vậy, nếu GX-6 vượt trội P-8A và P-1 thì mới đáng lưu tâm chứ so với với P-3C thì không có gì phải chú ý.

Trên thực tế, người ta mới chỉ thấy GX-6 hơn P-3C ở điểm nhiều phao sonar hơn, về chất lượng thì chưa được chứng minh bằng thực tế.

Ngược lại, P-3C đã chứng minh khả năng siêu hạng của nó nhiều lần trong thực tế. Trong 2 tháng qua, sự kiện Nhật 3 lần liên tiếp phát hiện ra tàu ngầm “lạ” mà họ cho là tàu ngầm Trung Quốc đã thể hiện khả năng của P-3C Orion không hề giảm theo thời gian.

Hiện nay, một thế hệ máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến đã xuất hiện. P-8A Poseidon của Mỹ, P-1 của Nhật đã được đưa vào sử dụng, trong khi Nga cũng bắt đầu thiết kế một loại máy bay tuần tiễu săn ngầm mới thay cho Tu-142-M3 khi vẫn còn có IL-38. Người Mỹ dự định trang bị tới 117 chiếc P-8A, trong khi Nhật cũng chế tạo 70 chiếc P-1 để thay thế 80 chiếc P-3C. GX-6 của Trung Quốc không thể so với những loại này được.

 Máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 của Nhật Bản
Máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 của Nhật Bản

Trung Quốc tự hào GX-6 là sản phẩm tự nghiên cứu nhưng các chuyên gia quốc tế khẳng định đây lại là một sản phẩm copy. Ngày 1/4/2001, một máy bay giám sát EP-3C của Hải quân Mỹ đã buộc phải hạ cánh xuống một sân bay trên đảo Hải Nam trước sự ngăn chặn của các máy bay chiến đấu J-8II Trung Quốc. Sau đó chiếc máy bay này bị thu giữ và Trung Quốc đã huy động các chuyên gia mổ xẻ loại máy bay tuần tra này của Mỹ.

Trong suốt thời gian sau này, các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu và sao chép, đặc biệt là các thiết bị trinh sát điện tử.

 Máy bay giám sát EP-3C của Hải quân Mỹ
Máy bay giám sát EP-3C của Hải quân Mỹ

Hơn 10 năm sau, vào tháng 11/2011, GX-6 của Trung Quốc mới xuất hiện lần đầu tiên, một năm sau nữa mới bay thử nghiệm. Vì sao chép nên chắc chắn chất lượng của nó không được như nguyên bản.
GX-6 liệu có xứng đáng là khắc tinh của Kilo Việt Nam?

Trước hết phải xét xem, GX-6 dùng những thiết bị trinh sát nào, từ đó mới có thể tìm ra chiến thuật giúp tàu ngầm Kilo Việt Nam trở nên tàng hình trước GX-6.

Thứ nhất là radar gắn ở phần mũi của GX-6. Radar này có thể sục sạo ở góc cầu 360 độ để tìm kiếm các bộ phận của tàu ngầm như kính tiềm vọng, phao sóng âm. Chưa có thông số cụ thể của radar này nhưng có thể lấy của P-3C để tham khảo: radar P-3C có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km.

Do các tàu ngầm Việt Nam chỉ để tuần tra bảo vệ vùng biển chủ quyền nên hải trình không quá dài. Với khoảng cách này, tàu ngầm Việt Nam có thể không cần phải nổi lên nhiều, do đó, việc sử dụng radar để săn tàu ngầm chỉ là phương pháp thứ yếu.

Thứ hai là thiết bị dò từ tính được gắn sau đuôi. Theo nguyên tắc, tàu ngầm khi di chuyển sẽ tạo ra một vùng từ tính bất thường so với từ tính của Trái Đất. Dựa trên hiện tượng này mà máy bay săn ngầm có thể phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp, ở P-3C là 1,5 km.  Độ cao này nằm trong tầm hỏa lực phòng không của Kilo.

Thứ ba là hệ thống phao định vị thủy âm. GX-6 được công bố mang theo 100 phao thủy âm. Đây chính là thiết bị trinh sát chủ lực của các máy bay săn ngầm. Các phao thủy âm này hoạt động dựa trên nguyên tắc thu nhận tín hiệu âm thanh từ tàu ngầm phát ra (nguyên lý thụ động), hoặc tín hiệu phản hồi từ tàu ngầm (nguyên lý chủ động).

Định vị thủy âm chủ động có thể xác định chính xác vị trí tàu ngầm, cả về phương vị và cự li. Tuy nhiên, định vị thủy âm chủ động cũng đồng thời làm lộ vị trí nguồn phát âm, khiến cho tàu ngầm có thể kịp lẩn tránh và thông báo cho hạm tàu nổi và máy bay chiến đấu phản kích đánh vào phương tiện mang thả phao thủy âm. Do đó, định vị thủy âm chủ động thường chỉ được sử dụng trên các phương tiện có độ ồn cao, như máy bay hay tàu chiến và chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn, để tránh bị phát hiện.

Định vị thủy âm theo nguyên lý thụ động không thể định vị chính xác như định vị thủy âm chủ động, đồng thời không xác định được cự li, tuy nhiên, phương tiện mang không bị lộ vị trí. Do vậy, định vị thụ động chỉ dùng để xác định thôi chứ chưa thể dùng để tấn công mục tiêu.

 Máy bay P-3C đang thả phao định vị thủy âm
Máy bay P-3C đang thả phao định vị thủy âm

Kilo được mệnh danh là Lỗ đen vì hoạt động cực êm mà đến Mỹ cũng khó phát hiện. Cứ coi như GX-6 có trình độ cực hiện đại có thể phát hiện ra thì chưa hẳn GX-6 Trung Quốc thực sự là khắc tinh của Kilo Việt Nam, bởi nhiệm vụ săn ngầm thực ra tương tự như khi rọi đèn pin tìm kim trong bãi cỏ. Thiết bị trinh sát đều có giới hạn phát hiện không quá lớn. Hiện tại, kỹ thuật định vị thủy âm có thể nhận biết tàu ngầm trong phạm vi trung bình khoảng 10 - 20 km và ngư lôi trong phạm vi khoảng vài km.

Tất nhiên đấy là giả thiết khi GX-6 được tự do tung hoành. Trên thực tế chiến đấu, để phát huy hiệu quả và tránh bị phát hiện, tiêu diệt, Việt Nam phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
  1. Làm tốt công tác giữ bí mật về phương án tác chiến, đường cơ động, vị trí ẩn nấp của tàu ngầm kết hợp đồng thời với nghi binh. Nếu không được dự báo về vùng biển và thời gian tàu ngầm Kilo đi qua, biển Đông là quá bao la với khả năng của GX-6. Đặc biệt với phương châm chỉ phòng thủ nên hải trình của Kilo Việt Nam không quá dài, từ căn cứ có thể vòng theo nhiều đường khác nhau để đến chiến trường.
  2. Huấn luyện kíp thủy thủ tàu ngầm có thể nắm vững vùng biển Đông, thành thạo trong cơ động xử lý tính huống khi phát hiện thấy máy bay săn ngầm đối phương.
  3. Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tàu mặt nước và không quân, đặc biệt là Không quân. Khi mà phòng không trên chiến hạm Việt Nam chưa bao quát được biển Đông thì Không quân chính là lá chắn trên biển. Với đặc điểm máy bay săn ngầm tốc độ không cao, độ cơ động kém, thời gian săn ngầm cũng khá dài vì cần sục sạo trên vùng biển rộng nên các tiêm cường kích Su-30, Su-27, Su-22 phải làm tốt nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt máy bay săn ngầm đối phương.
 Lực lượng Không quân hải quân chính là lá chắn của tàu ngầm Kilo Việt Nam trên biển Đông
Lực lượng Không quân hải quân chính là lá chắn của tàu ngầm Kilo Việt Nam trên biển Đông
 

Nếu thực hiện tốt những nhiệm vụ trên thì GX-6 thực sự chưa thể uy hiếp được Kilo Việt Nam. Vũ khí nào cũng vậy, quan trọng nhất là cách dùng mà quân đội Việt Nam lại được đánh giá là sáng tạo và linh hoạt trong vấn đề này.

Gạo - thịt lợn: Món ăn phổ biến, nhiễm độc tràn lan

Bún có chứa chất gây ung thư, gạo tẩy trắng bằng thuốc diệt côn trùng, giò chả đầy hàn the, lợn chết trôi thành đặc sản… là những thông tin về thực phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang tuần qua.

Bún chứa tinopal
Trong khi thông tin bún có chứa chất cấm tinopal đang khiến người tiêu dùng xôn xao, lượng tiêu thụ tại các hàng bún ở Hà Nội đều giảm nhẹ, riêng ở TP HCM, lượng bún bán ra giảm tới 50%, thì gần đây lại có thông tin về việc phát hiện thêm chất cực độc trong bún.
Theo GS. Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Sắc ký Hải Đăng, ngoài chất cấm tinopal, nhiều mẫu bún tại TP.HCM có cả acid oxalic rất độc hại cho thận, gan, bị cấm dùng trong thực phẩm.
“Tinopal tìm thấy trong bún tươi là loại tinopal CBS-X được dùng trong sản xuất bột giấy và xà phòng. Dùng chất này sẽ gây hư thận, suy gan và dùng lâu dài chắc chắn sẽ gây ung thư”, GS Sơn cảnh báo.
Thực phẩm, gạo mốc, thịt heo qua, người tiêu dùng, lợn sữa, thịt bẩn thịt lợn, bẩn, hàn the, giò chả,bẩn

Ông nói: “Acid oxalic còn nguy hiểm hơn khi gây sỏi thận, kích thích làm phát cơn hen suyễn và gây ung thư. Trên thế giới chưa có báo cáo nào cho thấy người ta dùng chất huỳnh quang trong bún hay gạo mà chỉ có ở Việt Nam”. Theo ông nhiều mẫu bún được phân tích cũng phát hiện có chất bảo quản sodium benzoate vượt 100mg/kg. Những chất này giúp bún tươi lâu, chống ôi thiu.
Heo chết thối hô biến thành heo quay đặc sản
Heo sữa quay là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng, thậm chí còn được đưa vào danh sách các món sính lễ trong đám hỏi, đám cưới. Dù phải bỏ ra tiền triệu cho một chú heo sữa chỉ chừng vài kg, người ta vẫn không tiếc.
Thế nhưng, bất chấp những nguy hại có thể xảy đến với người tiêu dùng, nhiều thương lái vô lương tâm đã gom buôn rất nhiều heo sữa đã chết nhiều ngày đem tẩm ướp, quay vàng rộm để đem bán.
Thực phẩm, gạo mốc, thịt heo qua, người tiêu dùng, lợn sữa, thịt bẩn thịt lợn, bẩn, hàn the, giò chả,bẩn

Sáng ngày 13/7, tại khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), lực lượng chức năng đã bắt được một xe tải đông lạnh chứa gần 100 con heo sữa bốc mùi hôi thối đang chuẩn bị giao cho khách. Cơ quan chức năng xác định số heo sữa này đã chết nhiều ngày, ước tính trọng lượng khoảng 300kg. Tại cơ quan chức năng, người nhận số heo thối tên Thanh đã khai nhận toàn bộ số heo sữa này nếu được trót lọt sẽ được giao cho nhiều nhà hàng ở Quận 5 và Quận 1 (TP.HCM). Chính anh này cũng không biết, số heo trên được nhập từ đâu và đã chết bao nhiêu ngày.
Heo chết thành đặc sản.
Theo những giấy tờ thu thập được trong quá trình kiểm tra cho thấy số heo sữa thối trên sau khi được Thanh nhận hàng, sẽ phân chia làm 3 loại rồi giao cho các nhà hàng kinh doanh ăn uống.
Heo loại I, cân nặng từ 2 – 2,2 kg/con giá 280 ngàn đồng/con. Heo loại II, cân nặng từ 2,3 – 2, 5kg/con giá 320 ngàn đồng/con. Heo loại III, cân nặng từ 2,7 – 3 kg/con giá 340 ngàn đồng/con. Heo loại IV, cân nặng từ 3,5 kg trở lên giá 380 ngàn đồng/con. Mức giá trên là mức giá Thanh bán ra sau khi thu mua từ Quảng Ngãi. Mức giá này sẽ được các nhà hàng nâng lên bán cho khách sau khi chế biến để kiếm lời. Vì vậy, khi đến với khách hàng thì số heo sữa trên đã được đội giá lên tiền triệu. Người dân thị thành cứ vô tư thưởng thức món ăn “đặc sản” được cho là rất ngon và bổ có giá hàng triệu đồng mà không ngờ mình đang ăn thịt heo sữa thối.
Theo những người nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi, loại heo con mới sinh được vài ngày tuổi này ở những vùng nông thôn, người dân đem đi tiêu hủy hoặc làm thức ăn cho cá.
Giò chả chứa hàn the đậm đặc
Sáng 30/7, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã lấy 32 mẫu giò và chả của 12 điểm bán lẻ tại chợ Tân Hiệp để kiểm tra. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy có 22 mẫu chứa chất hàn the ở mức đậm đặc, trong đó các mẫu kiểm tra trong giò lụa và giò chay có hàm lượng hàn the cao.
Những mặt hàng này đều có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tịch thu và tiêu hủy gần 10kg giò, chả các loại.
Thực phẩm, gạo mốc, thịt heo qua, người tiêu dùng, lợn sữa, thịt bẩn thịt lợn, bẩn, hàn the, giò chả,bẩn
Mô tả
Trước đó, kiểm tra 10 sạp kinh doanh thực phẩm tại chợ Biên Hòa, đoàn kiểm tra phát hiện 6 sạp bán mặt hàng mỳ sợi khô có chứa chất hàn the đậm đặc với số lượng khoảng 50kg.
Theo quy định của ngành y tế, hàn the là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Hàn the có thể làm thoái hóa các cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Nếu trẻ em ăn phải thực phẩm có lượng hàn the cao có thể dẫn đến tử vong.
Lòng lợn thối tràn vào Hà Nội
Lòng lợn là một trong những món rất được yêu thích trên bàn nhậu. Nắm bắt tâm lý này, nhiều thương lái đã gom lòng lợn để bán cho các nhà hàng và tiểu thương ở các chợ. Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng nhập nguyên liệu tươi sống, có rất nhiều nơi đã nhập cả lòng thối về bán.
Thực phẩm, gạo mốc, thịt heo qua, người tiêu dùng, lợn sữa, thịt bẩn thịt lợn, bẩn, hàn the, giò chả,bẩn

Theo thông tin gần đây, vào khoảng 8h ngày 28/7, tại đường Giải Phóng (đối điện bến xe Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tổ công tác đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng CSGT Công an Hà Nội), đã bắt được 1 xe tải có 7 chiếc thùng xốp lớn, chứa khoảng 7 tạ nội tạng đang trong quá trình phân hủy, khi mở thùng xe ra vẫn còn mùi hôi thôi bốc ra, ngay sau đó cán bộ của tổ công tác đã báo cho các lực lượng chức năng đến để tiếp tục làm rõ.
Tài xế chiếc xe tải trên tiết lộ rằng, toàn bộ số hàng này anh nhận từ một chiếc xe khách chuyển từ Đà Nẵng ra và đang trên đường chở về Bắc Ninh để tiêu thụ tại các nhà hàng.
Hóa chất độc hại tẩy gạo mốc thành gạo trắng thơm
Nhiều nhà máy xay xát đang dùng hóa chất bị cấm ở nhiều nước vì gây suy gan, thận, ung thư, để khiến gạo trắng hơn, thổi cơm nở gấp đôi, biến gạo mốc meo trở nên trắng thơm….
Theo một chủ máy xay xát, để tạo mùi cho gạo thì phải mua “loại hóa chất tạo mùi thơm được mua từ Trung Quốc. Mấy loại này thị trường không bán nhiều, chỉ có thể mua từ những công ty cung cấp hóa chất ở chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM).
Thực phẩm, gạo mốc, thịt heo qua, người tiêu dùng, lợn sữa, thịt bẩn thịt lợn, bẩn, hàn the, giò chả,bẩn

Ví dụ, muốn gạo Tám Thơm, gạo Hương Lài… khi nấu thành cơm có mùi thơm nồng đặc trưng thì cần pha 1 muỗng bột tạo mùi với 5 lít nước cho 100kg gạo. Sau đó, tưới đều lên gạo ủ trong vòng 15 phút rồi cho vào máy đánh bóng gạo, từ đó sẽ được mùi hương như cũ.
Gạo hôi mốc thành trắng thơm
Cuối cùng là tẩy trắng gạo. Loại chất tẩy trắng này không có tên, chỉ biết là hàng của Trung Quốc. Gạo được xay xát xong sẽ cho vào máy đánh bóng. Nếu muốn gạo trắng tinh thì 100kg gạo sẽ cho 1kg bột này vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được”.
Quy trình làm trắng và tạo mùi cho gạo rất nhanh chóng, chỉ sau 10 phút, hai bao gạo 50kg đã trắng sáng và thơm mùi gạo mới. Sau khi gạo được “hóa phép”, công đoạn cuối cùng là đóng bao với nhãn mác mới rồi chuyển ngược lại đại lý gạo để bán ra thị trường.
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được hóa phép.
Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc công ty Hóa chất Minh Thanh (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM), những loại hóa được sử dụng bao gồm bột bezoyl peroxide và calcium peroxide chuyên để tẩy trắng gạo và mì mà Trung Quốc đã cấm lưu hành trong chế biến thực phẩm vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong. Loại chất chống mốc là chất deltamethrin chuyên sử dụng diệt côn trùng và khử trùng.
Theo ông Thanh, chất tạo mùi là loại hóa chất chuyên dùng cho công nghiệp thực phẩm, còn bột tạo màu gạo thì chưa rõ, hầu như những loại màu đó có xuất xứ từ Trung Quốc.
(Theo TTVN)

Khô cá tẩm thuốc sâu... ruồi còn phải sợ

Là món ăn dân dã miệt vườn nhưng mới đây, khô cá đã làm nhiều người choáng váng khi bị phát hiện có tồn dư hoá chất trichlorfon vốn được dùng sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng!.
Không còn phải đuổi ruồi
Rất dễ tìm mua khô cá bởi món hàng thực phẩm này được bày bán rộng rãi với nhiều chủng loại trên thị trường từ chợ, siêu thị đến tiệm tạp hoá. Khi đứng trước quầy hàng ngổn ngang khô đuối, khô sặc, khô mực, khô cá tra… tôi nhớ một người bạn vốn là dân “phượt” từng thắc mắc sao trước đây ở chợ quê người ta thường treo cái quạt cũ, có gắn nilông ở cánh quạt để xua ruồi nhặng, nhưng giờ không cần nữa? Bây giờ đọc được các thông tin về khô cá được “trang bị” trichlorfon như một cách bảo quản, chống côn trùng chúng tôi mới giật mình: hoá ra vì khô ướp độc chất nên ruồi nhặng cũng sợ!
cá, bẩn, nhiễm độc

Đầu năm 2013, ở Thanh Hoá phát hiện cá nục khô có chứa trichlorfon, lưu huỳnh. Đặc biệt, cách nay chưa lâu, cơ quan chức năng đã phát hiện các cơ sở sản xuất khô cá quy mô lớn dùng trichlorfon trong quy trình sản xuất. Chỉ trong vòng một tháng, chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang) đã phát hiện khô cá tra bị nhiễm trichlorfon.
Ngày 19.6, kết quả kiểm tra nhanh đã phát hiện mẫu thử dương tính với hoá chất bảo vệ thực vật và cơ quan chức năng đã tiêu huỷ 1.034kg khô cá tra nhiễm trichlorfon của cơ sở sản xuất khô cá tra tại khóm Xuân Hoà (thị trấn Tịnh Biên). Trước đó, 2,99 tấn khô cá của các hộ sản xuất ở ấp An Thái, xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới cũng bị phát hiện nhiễm trichlorfon. Ngay từ tháng 12.2011, khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện mẫu khô của hai cơ sở sản xuất khô tại ấp An Thái có hàm lượng trichlorfon vượt 8.446,77µg/kg trong khô cá tra và 13.413µg/kg trong khô cá chim. Đến tháng 5.2013, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra tám cơ sở sản xuất khô tại đây, nhưng chỉ kiểm tra được hai (sáu cơ sở bất hợp tác), phát hiện và tiêu huỷ 124kg khô cá nhiễm trichlorfon.
Trichlorfon là một loại hoá chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi... Chất này còn được áp dụng trong chăn nuôi để kiểm soát ký sinh trùng của cá trong môi trường nước được chỉ định. Trichlorfon có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ qua da, có thể gây dị ứng nặng cho da và các cơn co thắt cơ bắp bất thường. Nếu hít phải chất độc này, có nguy cơ xuất huyết đường mũi, ho, tức ngực, thở khó do co thắt ở ống phế quản. Mắt thường tiếp xúc với trichlorfon cũng sẽ bị chảy máu mắt, mờ mắt dẫn đến mù loà. Sau khi tiếp xúc với hoá chất này, cơ thể sẽ bị phản ứng trong vòng vài phút cho đến 12 giờ. Nhiễm độc nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi… Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bài tiết không chủ động, rối loạn tâm thần, nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật và hôn mê, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Rất khó để biết nguồn hàng từ những cơ sở này đã được phân phối tới đâu.
Người dân không thể tự phát hiện
Theo ông Trần Văn An, uỷ viên ban chấp hành hội Hoá học TP.HCM: “Không phải loại khô nào cũng chứa hoá chất độc hại, nhưng khó để xác định trong đó có dư lượng vượt mức hay không nếu chỉ nhìn bằng mắt, sờ bằng tay. Cơ quan chức năng các cấp cụ thể cần phải siết chặt trong kiểm tra, quản lý và xử lý nghiêm – đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân”.
BS Ngô Dũng Cường, trưởng khoa cấp cứu – hồi sức – chống độc bệnh viện đa khoa Triều An cho biết thời gian qua bệnh viện chưa tiếp nhận trường hợp nào ngộ độc trichlorfon từ cá khô, nhưng có ghi nhận một số trường hợp ngộ độc hoá chất khác như thuốc diệt cỏ, ngộ độc quá liều thuốc và methanol trong rượu giả. Về ngộ độc hoá chất, thì mỗi loại hoá chất đòi hỏi phương pháp xử lý khác nhau: “Cách phổ biến nhất để sơ cứu nạn nhân ngộ độc hoá chất ngay tại chỗ là gây nôn. Tuy nhiên, trichlorfon là chất có thể bay hơi nên gây nôn không phải là giải pháp tốt vì nạn nhân vẫn có thể hít dạng khí của chất này ngược vào cơ thể. Cách tốt nhất là đưa đến bệnh viện sớm nhất để được súc dạ dày và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm có giải pháp điều trị tối ưu”. BS Cường cũng lưu ý khi sơ cứu ngộ độc bằng cách gây nôn, uống nhiều nước muối là một cách khá dễ làm. Tuyệt đối không móc họng, làm nôn khi nạn nhân đã bất tỉnh vì khi mê man, thực quản có phản xạ tự đóng, nếu cố tình làm nôn, nạn nhân dễ bị ngạt bởi chính thứ họ nôn ra.
(Theo SGTT)

Việt - Trung sớm ký hiệp định cùng khai thác thác Bản Giốc

Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhằm sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: VOV
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp hôm nay tại Hà Nội. Ảnh: VOV
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3/8 đến ngày 6/8, hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sáng nay. 
Chủ đề được thảo luận bao gồm các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận đạt được giữa hai nước thời gian qua, nhất là thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. 
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc ba văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
Về Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trọng Giáp

Biển Đông: Vì sao Philippines chọn Subic làm căn cứ khắc chế Trung Quốc?

(Soha.vn) - Philippines đang lên kế hoạch di chuyển lực lượng không quân và hải quân của nước này tới một căn cứ quân sự cũ của Mỹ trên biển Đông, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin mới đây ra thông báo, ngay khi vấn đề tài chính được thông qua, Chính phủ Philippines sẽ chuyển lực lượng không quân, hải quân với các phi đội chiến đấu cơ và chiến hạm tới Vịnh Subic, nơi đã từng là một cảng tự do sau khi Hải quân Mỹ chuyển đi vào năm 1992. Mục đích của kế hoạch này là nhằm bảo vệ lãnh hải của Philippines và sẵn sàng ứng phó với các tranh chấp ở biển Đông.

Phân tích về động thái này của Philippines, Chuyên gia tư vấn an ninh của Australia, ông Max Montero đã chỉ ra một số lợi thế mà Philippines chọn Subic làm căn cứ quân sự. Theo ông Max Montero, trước tiên phải khẳng định rằng, việc Hải quân và Không quân Philippines có ý định bố trí lực lượng trên Vịnh Subic được cho là lựa chọn hiệu quả chiến lược nhất cả về quân sự và dân sự.

Sân bay quốc tế Subic.
Sân bay quốc tế Subic.
Thứ nhất, việc chọn Subic làm căn cứ cho không quân sẽ giảm tình trạng quá tải trong nhiều năm cho sân bay Ninoy Aquino (NAIA). Sân bay ở Subic là một sự lựa chọn tốt nhất bởi diện tích của nó rộng hơn.
Thứ hai, Vịnh Subic là một căn cứ hải quân tốt. Ông Montero cho rằng, ngay từ thế kỷ 19 người Tây Ban Nha đã nhìn thấy vị trí chiến lược, nước sâu và có khu vực neo đậu an toàn của Vịnh Subic.
Bên cạnh đó, vùng ven biển có thể thay thế cho căn cứ Hải quân Cavite. Người Mỹ cũng biết thực tế này và chọn Vịnh Subic làm căn cứ hải quân vệ tinh của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Và giờ đây Hải quân Philippines có thể sử dụng nó cho các tàu chiến mới. Khu vực này cũng là nơi có nhiều xưởng đóng tàu, xưởng sửa chữa, kho chứa dầu và là nơi neo đậu của tàu BRP Gregorio del Pilar từ năm 2011.
Subic có vị trí chiến lược để trở thành một căn cứ hoàn hảo cho lực lượng Không quân, Hải quân Philippines.
Subic có vị trí chiến lược để trở thành một căn cứ hoàn hảo cho lực lượng Không quân, Hải quân Philippines.
Thứ ba, Subic gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Điều này cho phép các tàu hải quân và không quân Philippines cơ động và phản ứng nhanh hơn so với sân bay ở căn cứ không quân Basa hiện đang sử dụng.
Thứ tư, kể từ khi Thành phố Olongapo (thành phố tiếp giáp với Vịnh Subic) có sự hiện diện của Quân đội Mỹ trước đây, người dân đã quen và cởi mở hơn với sự hiện diện của quân đội so với các khu vực khác.
Ông Montero nói: “Đây là một lợi thế lớn khi nhiều thành phố ở Philippines không có cảm tình với các căn cứ quân sự do lo sợ trở thành mục tiêu quân sự”. Ngoài ra, quan chức Thành phố Olongapo trước đó nói rằng, họ có thể tiếp cận quân đội nước ngoài đến Subic để thúc đẩy phát triển du lịch và kinh doanh, tăng thu nhập.
Subic sẽ giúp Không quân và Hải quân Philippines tiếp cận vùng tranh chấp trên biển Đông nhanh hơn.
Subic sẽ giúp Không quân và Hải quân Philippines tiếp cận vùng tranh chấp trên biển Đông nhanh hơn.
Thứ năm, theo ông Max Montero, Subic là một căn cứ đầy hứa hẹn cho Quân đội Philppine, Mỹ và Nhật Bản. Nó có thể trở thành căn cứ tạm thời cho Quân đội Mỹ, cũng như từ các quốc gia than cận như Nhật Bản đến thăm.
Lý do cuối cùng mà Philippines chọn Subic làm căn cứ quân sự bởi. Căn cứ hải quân và không quân đều nằm ở cùng một khu vực có thể giúp Philippines dễ dàng phòng thủ hơn trước sự tấn công của đối phương. Quân đội Philippines có thể triển khai pháo phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực để bảo vệ các khu công nghiệp cảng với các kho chứa dầu, xưởng sửa chữa và Thành phố Olongapo mà không phải bố trí các đơn vị riêng biệt.

Hầm thức ăn bằng... chất tẩy!

Bột mềm công nghiệp giá rẻ được mua bán thoải mái để chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử dụng

Chị H. - chủ một quán phở có tiếng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM - tiết lộ cho chúng tôi biết rất nhiều quán ăn, nhà hàng hiện nay thường dùng bột mềm để hầm xương và thực phẩm. Loại bột mềm này mua bán rất dễ dàng nên ít ai quan tâm đến tác hại của chúng.

Bất chấp nguy cơ độc hại, nhiều người vẫn sử dụng bột mềm giá rẻ dùng trong công nghiệp để chế biến thực phẩm
Dùng củi lửa, lấy gì lời!
Theo chị H., nếu hầm 10 kg xương bò theo cách thông thường thì phải mất khoảng 8 giờ mới mềm và ra hết chất. Tuy nhiên, chỉ cần thêm vài trăm gam bột mềm với giá vài chục ngàn đồng thì chưa tới 1 giờ sau là đã có được nồi nước dùng (nước lèo) thơm ngon và rất trong. Nếu dùng bột mềm hầm thịt, gân, đuôi bò hay chân giò heo, ngoài việc nhanh mềm, thịt còn có độ dẻo rất ngon. Bột mềm dùng hầm đậu nấu chè cũng rất nhanh…
Tìm hiểu từ nhiều người kinh doanh quán ăn, chúng tôi được biết họ vẫn thường dùng loại bột mềm này trong chế biến thực phẩm nhưng không biết tác hại của nó thế nào. Chị M. - chuyên bán bánh canh giò heo ở gần chợ Bàn Cờ, quận 3, TP HCM - giải thích: “Thấy người ta bán công khai lại rẻ, tiện dụng, ít tốn than và đỡ mất thời gian nên nhiều người đã mua dùng. Hầm cả chục ký chân giò chỉ mất khoảng nửa giờ là xong. Khi vớt ra, chân giò rất mềm nhưng vẫn còn nguyên miếng. Trong khi đó, nếu hầm theo cách thông thường thì phải mất vài giờ nhưng xương, thịt lại hay bị vỡ vụn, nhìn kém hấp dẫn hẳn… Không tin, chị cứ về hầm thử vài cái chân giò sẽ thấy hiệu quả ngay”.
Không như các hóa chất độc hại khác thường phải bán lén lút, loại bột mềm này được bày bán khá công khai ở chợ Kim Biên, quận 5, TP HCM. Tại một gian hàng nằm bên hông chợ này, khi biết chúng tôi có ý định mua bột mềm, người bán nhanh nhảu múc 200 g bột cho vào một hũ thủy tinh có dán sẵn tem “bột mềm” và báo giá 20.000 đồng.
Khi chúng tôi hỏi về cách dùng, người bán tỏ ra ngạc nhiên nhưng sau đó cũng nhiệt tình chỉ dẫn: “Tẩy sàn nhà hay vật dụng thì chỉ cần cho ít nước vào bột rồi nhúng khăn chà lên vết dơ nhiều lần sẽ sạch bóng. Còn nếu dùng hầm thức ăn thì tùy nhiều hay ít, chỉ cần cho vài muỗng bột này vào là mềm ngay…”.
Chúng tôi thắc mắc bột tẩy vết dơ dùng hầm xương liệu có hại gì không, người bán trấn an: “Vậy là chị không chuyên nghiệp rồi! Bây giờ, ai cũng mua bột này về hầm xương hết chứ hầm bằng củi lửa thì lấy gì mà lời!”.
Nhập nhèm
Theo các chuyên gia về hóa chất, bột mềm (hay bột nhừ) là một trong những tên gọi của muối natri hydro carbonat (NaHCO3). Loại phụ gia này có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống vón và tạo xốp, nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuy nhiên, loại bột mềm dùng trong thực phẩm phải đạt độ tinh khiết cao (không chứa các tạp chất asen, thủy ngân…) và phải được cấp phép dùng cho chế biến thực phẩm với liều lượng nhất định, vì thế giá thường rất cao.
Trên thị trường hiện nay, nhiều người bán nhập nhèm bột mềm công nghiệp (thường có thành phần asen, thủy ngân và nhiều tạp chất khác, giá rẻ, vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà…) với bột mềm thực phẩm. Dùng bột mềm công nghiệp để chế biến thực phẩm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.
Nhiều chuyên gia y tế cho biết thủy ngân có độc tính rất cao. Dùng thức ăn có chứa thủy ngân thì chất này sẽ tích lũy dần trong não, thận, gan, tóc và da, tồn tại dai dẳng trên cơ thể con người, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, asen cũng là chất cực độc. Nếu thâm nhập cơ thể con người mỗi ngày một ít với liều lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài, chất này sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, sạm da, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày và ruột... Lâu dài hơn, asen còn có thể gây ung thư.
Toàn hàng Trung Quốc
Thử tìm mua bột mềm dùng trong thực phẩm, chúng tôi hỏi nhiều quầy hóa chất ở chợ Kim Biên nhưng đều không có hàng. Nhiều chủ quầy cho biết: “Thứ đó bây giờ mắc lắm, cả triệu đồng 1 kg nên bán cũng không ai mua”. Chị D., chủ một gian hàng ở chợ Kim Biên, cho hay quầy, sạp ở đây nếu có bán bột mềm thì thường là loại có giá trên dưới 100.000 đồng/kg. “Loại có giá này toàn là hàng Trung Quốc” - chị D. khẳng định.
Bài và ảnh: Ngọc Mai

Tạm giữ sư giả túi rủng rỉnh hàng chục triệu đồng!

(NLĐO) - Chiều 4-8, Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cho biết đang tạm giữ hành chính Nguyễn Văn Liêm (SN 1967 ngụ phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) để xác minh làm rõ hành vi giả sư đi khất thực.


"Sư giả" Nguyễn Văn Liêm
Nhiều ngày qua Liêm xuất hiện ở tỉnh Tiền Giang, mặc áo nhà sư đi khất thực và phát tán tờ rơi do y tự biên soạn. Công an TP Mỹ Tho mời làm việc thì phát hiện Liêm có tới hơn 22 triệu đồng tiền mặt và hai sổ tiết kiệm có giá trị 45 triệu đồng. Tại cơ quan công an, Liêm khai do bị bệnh ung thư nên xuống Tiền Giang để “đổi gió” và khất thực để kiếm tiền trị bệnh.
Liêm còn khai mình tu ở Thiền Viện Phước Sơn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) nhưng khi xác minh thì nơi này cho biết Liêm đã bỏ đi từ năm 2010. Xác minh tại Đồng Nai, công an còn phát hiện trong năm 2011, Liêm đã hai lần giả sư đi khất thực bị công an huyện Tân Phú cảnh cáo và trục xuất khỏi địa bàn. Công an TP Mỹ Tho kêu gọi ai bị Liêm lừa đảo, hãy trình báo để công an xử lý.   
                                                                                                           
M.Sơn