THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 April 2013

Trung úy 113 bị bắt vì 10 năm trước đi cướp giật

Anh này từng cầm đầu băng cướp giật ở Long Bình, Biên Hòa. Sau khi bị bại lộ, anh ta trốn về Định Quán rồi vào ngành công an lên đến cấp hàm trung úy.
 

Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đang tạm giữ Trần Hữu Nam, 29 tuổi, ngụ khu phố 8, phường Long Bình, TP Biên Hòa. Điều đáng nói là khi bị bắt, Nam đang là trung úy cảnh sát.

Theo thông tin chúng tôi thu thập được, trong thời gian trước năm 2005, Nam cầm đầu một băng nhóm cướp giật tài sản chuyên hoạt động ở khu vực phường Long Bình, TP Biên Hòa. Trong một vụ cướp giật, Công an TP Biên Hòa xác định Nam là đối tượng cầm đầu nên đã truy bắt để điều tra nhưng không thành.

Biết cơ quan công an đang truy bắt mình, Nam đã về ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) lẩn trốn. Trong thời gian này, không biết bằng cách nào Nam đã vào phục vụ trong ngành công an nhân dân (công an nghĩa vụ). 

Trần Hữu Nam (người đứng ở đầu xe) trong màu áo của lực lượng cảnh sát 113.

Sau bốn tháng được huấn luyện nghiệp vụ, năm 2006, Nam được phân công về công tác tại Công an huyện Long Thành. Cũng trong năm này, Nam thi đậu vào Trường Trung cấp Cảnh sát và được gọi đi học. Sau khi học xong, Nam được vào biên chế, phục vụ lâu dài trong ngành công an (công an chuyên nghiệp) và nhận công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Đồng Nai. Công tác tại đây một thời gian, đầu năm 2011, Nam được điều về Đội Cảnh sát 113 (Công an tỉnh Đồng Nai). Đến cuối năm 2012, Nam được phân công về Công an TP Biên Hòa công tác.

Mọi việc sẽ êm xuôi nếu  không có sự cố bất ngờ. Số là trong một tối tháng 1-2013, sau một chầu bí tỉ, Nam cùng với các bạn nhậu ghé lại một sạp trái cây trên đường Dương Tử Giang, phường Tân Mai để mua sầu riêng. Tại đây, Nam đã cự cãi với người bán sầu riêng về cân, ký. Thấy bực, một người bán trái cây gần đó đã mang dao đến hỏi chuyện. Khi xô xát, Nam thất thế, sợ bị chém nên lấy thẻ ngành ra thị uy. Từ sự việc này, Công an phường Tân Mai đã tiến hành các thủ tục để xử phạt hành chính. Khi trích lục hồ sơ để xử phạt, Công an phường Tân Mai phát hiện Nam chính là người cầm đầu băng cướp giật năm xưa. Lúc này thân phận thật của trung úy cảnh sát Nam mới bị lật tẩy. 

Sau khi phát hiện kẻ cướp giật chui vào hàng ngũ, Công an tỉnh Đồng Nai đã tước quân tịch đối với Nam, giao Công an TP Biên Hòa khởi tố, tạm giam Nam để điều tra về tội cướp giật tài sản.

Nhiều người thắc mắc: Không hiểu sao một kẻ bị công an truy tìm về tội cướp giật tài sản lại lọt qua rất nhiều vòng kiểm tra, xem xét của cơ quan chức năng để vào ngành công an? Chúng tôi đã mang thắc mắc này hỏi nhiều người có trách nhiệm của Công an tỉnh Đồng Nai nhưng đều bị từ chối trả lời.
DUY ĐÔNG

Phẫn nộ: buộc nữ công nhân đi vệ sinh phải… đội mũ

Công nhân (CN) muốn đi vệ sinh phải kiếm được mũ để đội, nhưng khoảng trên 60 người công ty chỉ phát cho… 4 cái mũ, vì thế CN nào dù có nhu cầu đến mấy  nhưng không có mũ thì cũng đành phải “chờ”. Ngoài ra khi “đi” phải trình diện giám sát, ghi rõ giờ vào, ra khỏi nhà vệ sinh…  Những quy định này đang được Công ty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam, KCX Tân Thuận, q.7, TPHCM áp dụng khiến CN hết sức phẫn nộ.
Công nhân Dung đang trình bày việc bị “tào tháo rượt” phải phá lệ không đội mũ
Công nhân Dung đang trình bày việc bị “tào tháo rượt” phải phá lệ không đội mũ

Không có mũ thì “nín”
Chị Hoàng Thị Thùy Dung - CN có thâm niên làm việc 10 năm tại Cty Daiwa tố cáo, vào ngày 28/3 trong khi chị đang làm việc thì bị “tào tháo rượt”, nhưng khổ nỗi theo quy định của Cty thì khi đi vệ sinh phải đội một cái mũ màu vàng, ai không đội là coi như vi phạm. Chị Dung đến khu vực để mũ thì không còn cái nào, vì cả tổ có 67 người nhưng chỉ có 4 chiếc mũ và các CN khác đã dùng hết rồi. Trong lúc tình thế “khẩn cấp” không thể nào “nín” được chị Dung đã “xông” thẳng ra nhà vệ sinh mà không đội mũ theo quy định của Cty.
Ngay sau khi vừa “xong việc” thì giám sát đã đứng ở cửa, chị Dung giải thích do lúc đó đau bụng quá, vả lại không còn cái mũ nào nên chị mới phải liều như vậy. Sau đó hai bên đôi co lời qua tiếng lại với nhau… Việc đến tai Tổng giám đốc Cty và chị Dung bị ông này chỉ đạo lập biên bản với hai loại lỗi vi phạm: “Cãi nhau trong giờ làm việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh” và “Đi vệ vệ sinh không đội mũ”.

Theo phản ánh của CN, Cty Daiwa quy định nếu làm việc CN phải đội mũ màu xanh, khi đi vệ sinh thì phải thay mũ màu xanh bằng mũ màu vàng. Ngoài ra phải đến báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh tại “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Khoảng 20 người sẽ có một cái mũ vàng để thay nhau đội đi vệ sinh. Tùy theo mỗi tổ có bao nhiêu người mà số lượng mũ công ty phát cho mỗi tổ từ 1 đến 5 cái… Nếu CN đi vệ sinh không đội mũ bị giám sát bắt được nhắc nhở 2 lần thì sẽ bị lập phiếu vi phạm, tái phạm sẽ bị cảnh cáo, tái phạm lần nữa sẽ bị kỷ luật, đuổi việc. Và trong khi phản ánh với báo chí, chị Dung cũng đã bị Cty đình chỉ công việc.

Quy định “tai quái”
Trao đổi với chúng tôi về việc này một cán bộ Công đoàn TP.HCM nhận xét, đó là quy định hết sức “tai quái”, việc hạn chế nhu cầu vệ sinh của CN là một biểu hiện yếu kém trong nghệ thuật quản lý, nó thể hiện sự hà khắc với người lao động. Có thể một vài CN lợi dụng việc đi vệ sinh để hút thuốc… nhưng không thể vì số ít này mà buộc CN phải cầm cờ, đeo thẻ hoặc đội mũ đi vệ sinh như vậy được. Trước đây, khi mới thu hút đầu tư có một số DN cũng đã áp dụng kiểu quản lý này nhưng bị CN phản ứng đình công, đồng thời bị cơ quan lao động “tuýt còi” nên phải bỏ.

Làm việc với báo chí, bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, phó giám đốc Cty Daiwa lại cho rằng: “Quy định CN đi vệ sinh phải đội mũ màu vàng cam là cách quản lý của Cty, để Cty biết CN đó đang đi đâu, làm gì chứ không phải khống chế số lượng người đi vệ sinh trong một khoảng thời gian nhất định, nếu CN bức xúc có “nhu cầu cao” thì đề nghị với tổ trưởng, tổ trưởng đề xuất lãnh đạo Cty sẽ cấp thêm mũ để CN đi vệ sinh”.  

Bà Phạm Thị Tuyết Nga, trưởng phòng nhân sự thì nói: “Quy định đội mũ đi vệ sinh có từ tháng 6/2012, trước đó Cty áp dụng hình thức… đeo thẻ (!?), sau thì chuyển sang… mũ”. Bà Nga khẳng định, việc đội mũ đi vệ sinh nằm trong quy định bắt buộc về đồng phục, được trích từ nội quy của Cty và đã trình lên Ban quản lý các KCN-KCX TP.HCM (Hepza) nên chẳng có gì là sai trái(!?).

Tuy nhiên ông Nguyễn Quốc Việt – Phó chánh thanh tra Sở LĐTBXH TP khẳng định, việc khống chế số lượng mũ đội cho CN đi vệ sinh là sai trái. Hiện tại DN đăng ký nội quy lao động tại Hepza và thuộc sự quản lý của Hepza. Nếu Hepza xác định DN vi phạm và đề nghị, Thanh tra Sở sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động tại DN.

Trong khi đó trao đổi với báo chí về nội quy hà khắc này của Cty Daiwa, bà Nguyễn Võ Minh Thư - Trưởng phòng quản lý lao động, Hepza cho rằng, nếu chỉ là quy định CN đi vệ sinh phải đội mũ màu vàng để công ty này dễ quản lý thì không sai. Nhưng nếu hạn chế số lượng 4 mũ/67 người là sai. Trường hợp này Hepza sẽ mời lãnh đạo Cty lên làm việc để có hướng khắc phục.

Đề nghị các cơ quan bảo vệ người lao động tại TP.HCM nhanh chóng vào cuộc, xác định rõ  sai phạm trong bản nội quy của Cty Daiwa, tránh trường hợp CN bị ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa vì phải tuân thủ quy định vô lối này. Theo khảo sát của chúng tôi, các quy định có dấu hiệu vi phạm nhân quyền như tại Cty Daiwa tại KCX Tân Thuận cũng đang được áp dụng tại không ít nhà máy khác, tuy nhiên CN thấp cổ bé họng và cần có việc làm nên đành chấp nhận. Bộ LĐTBXH và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần có biện pháp  mạnh buộc DN tôn trọng quyền và lợi ích cơ bản của người lao động.

Lam Sơn

VIDEO - Nguyễn Hữu Tư - Trưởng ban tôn giáo CSVN tỉnh Bình Phước đập phá tượng Phật

(Thông tin đang được kiểm chứng...)

TGPG.VN – Ngày 15-4-2013, trên trang youtube.com xuất hiện một đoạn video clip gây xôn xao cộng đồng Phật giáo, đó là đoạn clip ghi lại hình ảnh việc đập phá tượng Phật tại khu du lịch núi Bà Rá, tỉnh Bình Phước.


Tượng Bồ-tát Quan Âm bị đập phá tan tành – Hình được lấy từ đoạn video clip

Theo thông tin của người đăng clip thì vụ đâp phá này là do ông Nguyễn Hữu Tư, Trưởng ban tôn giáo tỉnh Bình Phước chỉ đạo thực hiện. Nhìn sự nhẫn tâm đập phá tượng chư Phật, chư Bồ-tát trong hang núi mà lòng quặn thắt. Không biết thực hư chuyện này thế nào? Rất mong các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để tìm hiểu, làm rõ sự việc và có câu trả lời chính xác cũng như có biện pháp phù hợp để giải quyết vụ việc.
Đây là đoạn clip được đăng trên youtube.com, mời mọi người lắng lòng xem:



Gà lậu, đồ lòng thối từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam



Việt Nam (NV) - Liên tiếp trong nhiều ngày qua, hàng chục tấn gà lậu, và cả đồ lòng gia súc được đưa về Việt Nam từ Trung Quốc. Mới nhất là vụ công an Hà Nội phát giác một tấn đồ lòng gia súc đã thối rữa chở trên xe hơi từ kho phi trường Nội Bài, hướng đến trung tâm thành phố Hà Nội sáng ngày 16 Tháng Tư.


Gà lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam qua đường Móng Cái. (Hình: báo Tiền Phong)

Báo mạng VNExpress cho biết, công an Hà Nội chận xét một chiếc xe vận tải khả nghi đang lưu thông trên đoạn đường từ Nội Bài hướng đến trung tâm Hà Nội. Người ta tìm thấy ít nhất 200 bộ đồ lòng heo, bò gồm gan, tim, mề, ruột... đựng trong các bao nylon cất trong thùng xốp trong xe.

Các cán bộ thẩm quyền xác nhận số đồ lòng nói trên đã được “sơ chế” bằng cách ngâm hóa chất để “làm chậm quá trình phân hủy.”

Người tài xế lái chiếc xe vận tải tên Ngô Văn Lợi 38 tuổi cho biết, trước đó đã được yêu cầu vào một nhà kho nằm trong khu vực sân bay Nội Bài để bốc các thùng xốp nói trên, chở đến quốc lộ 5. Tuy nhiên, khi chưa đến được địa điểm giao hàng thì chiếc xe đã bị chận bắt.

Công an Hà Nội còn xác nhận rằng, các thùng xốp nọ có dán đầy đủ tem niêm phong của một công ty ở Sài Gòn. Còn theo báo Tiền Phong, toàn bộ 20 thùng xốp nói trên có ghi chữ Tàu cho thấy nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc.

Trong khi đó, theo báo Dân Trí, sáng ngày 16 Tháng Tư, ít nhất 16,000 con gà từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam bằng xe hơi đã bị chận bắt khi đang trên đường từ Móng Cái hướng đến Ðông Triều. Theo giới kinh doanh, giá mỗi con gà bán tại Trung Quốc chỉ vào khoảng 5,000 đồng, tương đương 25 cent. Ðược đưa về Việt Nam, giá mỗi con gà lên tới 50,000 đồng, tương đương 2.5 đô, cao gấp 10 lần giá gốc.

Vì vậy, theo dư luận, bất chấp nguy cơ cúm H7N9 đang lan tràn, giới đầu nậu ở miền bắc Việt Nam vẫn cố tìm cách đưa gà sống vượt biên giới từ Trung Quốc tràn về, bán kiếm “siêu lợi nhuận.”

Mặt khác, tin báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, thêm một người nhập viện vì nhiễm virus cúm H1N1 hôm 14 Tháng Tư tại Hà Nội. Bệnh nhân mới nhất này là một thanh niên 23 tuổi, cư dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Theo các y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tình trạng của bệnh nhân nói trên được tiên liệu “rất xấu.” Trước đó khoảng vài tuần lễ, đã có một bệnh nhân qua đời vì nhiễm H1N1 tại miền Bắc Việt Nam. Tên tuổi cũng như xuất xứ của bệnh nhân cho tới nay vẫn chưa được tiết lộ.

Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, ba người cùng ngụ trong nhà của bệnh nhân ở Yên Bái cũng nhiễm H1N1 nhưng nhẹ hơn, đã rời bệnh viện.

Tại bệnh viện Nhiệt Ðới Trung Ương có một người bị nhiễm H1N1 đang được điều trị. Như vậy, tính đến nay, có 6 người bị nhiễm virus H1N1 tại miền Bắc Việt Nam, trong đó có một người chết và một người đang trong tình trạng nguy kịch. (PL)

Mất con dấu, phường đóng cửa, nghỉ việc ?!


PHÚ YẾN (NV) Chuyện khó tin nhưng có thật vừa xảy ra tại phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên: chính quyền phường đóng cửa văn phòng để... tìm con dấu bị thất lạc.
Tuy nhiên, thay vì nói thật lý do, nhân viên phường lại ghi tấm bảng đặt ở cổng ghi rằng “Ủy ban bận họp, không tiếp dân.”
Ủy ban phường 9, thành phố Tuy Hòa đóng cửa vì bị mất con dấu. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)

Bài tường thuật của báo Pháp Luật Sài Gòn cho biết, con dấu của chính quyền phường 9, thành phố Tuy Hòa biến mất một cách bí mật, mà hiện nay chưa suy đoán được ai là thủ phạm.

Báo này dẫn lời bà Cộng Thị Lan, chủ tịch phường cho biết, sau khi mở cửa văn phòng để bắt đầu một ngày làm việc hôm 15 Tháng Tư, mọi sự vẫn chưa có gì “trục trặc.” Một số giấy tờ đã được bà Lan ký, rồi được nhân viên văn phòng đóng mộc chứng nhận hẳn hòi.

Chỉ 10 phút sau đó, người ta không tìm thấy con dấu đâu nữa. Mọi người nhốn nháo đổ xô đi tìm con dấu “mất tích” bí mật. Tuy nhiên, nhiều tiếng đồng hồ trôi qua, con dấu vẫn “biệt tích giang hồ.”

Một số viên chức phường 9 cho biết, thời gian nghi xảy ra vụ lấy cắp con dấu là giờ đầu buổi sáng làm việc. Lúc đó, văn phòng chính quyền phường chỉ toàn cán bộ hiện diện, chứ người dân chưa có mặt. Căn cứ vào điều này, bà chủ tịch Lan cho rằng, chỉ có cán bộ trực thuộc dưới quyền của bà “chôm” con dấu mà thôi.

Ngay trong buổi sáng ngày 15 Tháng Tư, chính quyền phường 9 đã ra lệnh cho công an lục soát, kiểm tra tất cả vật dụng, túi xách, đồ dùng... của nhân viên, cán bộ hiện diện.

Tất cả ngăn tủ, bàn, kệ ở nơi làm việc cũng bị lục tung. Tuy nhiên, con dấu vẫn biệt tích một cách bí ẩn. Cuối ngày 15 Tháng Tư, bà chủ tịch đành kêu gọi nhân viên dưới quyền “lỡ lấy thì làm ơn trả lại con dấu để giúp chính quyền phường ổn định tình hình.” Cho đến hết ngày 15 Tháng Tư, nghe đâu vẫn chưa có ai lên tiếng nhận đã “lỡ chôm con dấu của ủy ban phường.”

Bà chủ tịch Lan còn cho biết thêm, một sự kiện bất ngờ xảy ra tại phường sáng 15 Tháng Tư. Ðó là lá đơn xin nghỉ việc của một cán bộ phường gửi cho bà, ghi rằng “không muốn uổng phí thời gian cho một nơi không thể phát triển.”

Bà Lan cho rằng “có nhiều điều bất thường đang xảy ra tại đơn vị mà bà đang lãnh trách nhiệm điều hành.”
Cuối cùng, khi được hỏi bao giờ có con dấu mới thay thế con dấu cũ, bà Lan nói “phải chờ,” vì bà “không thể gửi một văn bản phúc trình việc mất con dấu mà không có con dấu để đóng.” (PL)

HÀ NỘI: CÁN BỘ SỞ 4T HN NGÀY CÀNG PHẤT LÊN NHANH CHÓNG



Trụ sở của Sở TT-TT Hà Nội, nơi niêm yết bản kê khai tài sản năm 2012 của bà Phạm Mỹ Hoa

Thanh tra CP yêu cầu báo cáo vụ kê khai tài sản ở Hà Nội

Thứ Ba, 16/04/2013 14:23

(NLĐO)- Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết đã có văn bản yêu cầu UBND TP Hà Nội báo cáo vụ việc cán bộ Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội kê khai tài sản tăng thêm trong năm 2012 ước tính lên tới hàng chục tỉ đồng.  

Vụ cán bộ sở có tài sản kếch xù: Do làm thêm (?!) 
Đừng kê khai cho có 
Kê khai tài sản nửa vời 
Một cán bộ sở kê khai tài sản tăng hàng chục tỉ đồng/năm
 
Tại buổi họp báo công bố kết quả hoạt động quý I-2013 sáng 16-4, ông Lê Tiến Hào, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết đã có văn bản yêu cầu UBND TP Hà Nội báo cáo vụ việc cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội kê khai tài sản tăng thêm trong năm 2012 ước tính lên tới hàng chục tỉ đồng, gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Tuy nhiên đến thời điểm này, Thanh tra Chính phủ vẫn chưa nhận được báo cáo của UBND TP Hà Nội.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, thời gian qua, dư luận xôn xao về bản danh sách kê khai tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ, nhân viên Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội trong năm 2012. Trong đó, bà Phạm Mỹ Hoa, Giám đốc Trung tâm Giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông dẫn đầu danh sách về tài sản tăng thêm: Tăng 3 nhà ở với tổng diện tích 900 m2, tăng 1 khu nghỉ dưỡng diện tích 150 m2, tăng 3 khu đất trồng cây lâu năm với tổng diện tích 20.765 m2, tăng 2 ô tô trị giá 2 tỉ đồng. Ước tính số tài sản tăng thêm của bà Hoa trong năm 2012 lên tới hàng chục tỉ đồng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Hoa cho rằng có thể đã khai nhầm nên nảy sinh việc hiểu nhầm về khối tài sản tăng thêm. Ngoài ra, bà Hoa khẳng định những tài sản tăng thêm không có cái nào đứng tên riêng của bà mà do chồng làm thêm mà có. 

Được biết, chồng bà Hoa hiện là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Theo nghị định hiện hành của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập hằng năm thì vợ chồng bà Hoa đều thuộc diện phải kê khai.  

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào, các quy định về kê khai tài sản đã khá chi tiết, đầy đủ. Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện quy định kê khai tài sản cũng đã được Thanh tra Chính phủ thực hiện hết sức nghiêm túc. Việc cán bộ công chức, viên chức không nắm được quy định về kê khai tài sản hoặc kê khai tài sản sai quy định thì trách nhiệm thuộc về thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó.

Trong quý II-2013, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 68 về minh bạch tài sản, thu nhập. "Những bất cập, chưa được cụ thể trong Nghị định 68 sẽ được tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để ban hành trong Nghị định mới về minh bạch tài sản, thu nhập"- ông Hào nói.

Theo đó, những trường hợp có dấu hiệu tài sản tăng nhanh bất thường mà giải trình không phù hợp sẽ bị thanh tra, xác minh. Cán bộ công chức, viên chức kê khai tài sản bị kết luận là thiếu trách nhiệm, thiếu trung thực sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo tới cách chức.

Tin-ảnh: T.Kha
Nguồn: Thanh tra

Tễu: Đề nghị Thanh tra Chính phủ thanh tra luôn về mặt chuyên môn nghiệp v đối với ông Nguyễn Văn Minh - Chánh thanh tra và bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Chánh thanh tra Sở 4T (cán bộ an ninh biệt phái tại Sở 4T)

Riêng đối với ông Nguyễn Văn Minh thì cần thanh tra thêm về mặt tài sản nữa!

Người dân xếp hàng... mua vàng !

(TNO) Đại diện Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cho biết, lượt người vào mua vàng tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Tuy nhiên đa số khách hàng chỉ mua vài chỉ đến vài lượng nên tổng số vàng bán lẻ trong ngày chỉ khoảng vài trăm lượng.



Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân cẩn thận khi mua vàng
Chiều 16.4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra khuyến cáo: “Tình hình giá vàng miếng thế giới còn diễn biến phức tạp và khó lường, người dân cần bình tĩnh, thận trọng khi quyết định mua, bán vàng miếng để tránh những thiệt hại không đáng có”.
Theo NHNN, kể từ phiên đấu thầu ngày 12.4, giá vàng thế giới đã giảm 200 USD/ounce; riêng ngày 15.4, giá vàng thế giới đã giảm 125 USD/ounce, đây là mức giảm cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1983 đến nay.
NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu với khối lượng trúng thầu là 183.900 lượng trong tổng số 222.000 lượng vàng chào bán. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung vàng miếng để bình ổn thị trường vàng. Thanh Xuân

Tâm lý nói trên của khách hàng là điều dễ hiểu khi rất lâu rồi giá vàng mới xuống thấp như vậy. Thị trường vàng sáng nay 16.4 rớt xuống mức 38,6 - 39,5 triệu đồng/lượng (giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua), khiến nhiều người dân đổ xô đi mua vàng với tâm lý "tích cóp được chút nào hay chút đó".
Giá vàng sáng nay nhảy loạn xạ khiến thị trường vàng "tê liệt" trong khoảng 2 giờ. Trước khi phiên đấu thầu vàng diễn ra (lúc 9 giờ 30), hầu như các đơn vị không dám đưa ra giá mua bán trên thị trường.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra giá sàn 38,67 triệu đồng/lượng thì thị trường mới xác lập mức giá 38,6 - 39,5 triệu đồng/lượng (thấp nhất trong buổi sáng). Đây được xem là mức giá vàng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc kinh doanh vàng Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết: “Mặc dù mức giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 5 - 8 triệu đồng/lượng nhưng khi thấy giá vàng ở mức 39 triệu đồng/lượng, nhiều người đã đi mua, số lượng mua cao nhất của mỗi người khoảng vài chục lượng”.
Theo ông Giáp Ngọc Quý, Trưởng đại diện bán lẻ Công ty Bảo Tín Minh Châu cho biết, lâu lắm rồi tại phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mới tái diễn lại cảnh người dân và nhà đầu tư xếp hàng đi mua vàng.
Còn nhân viên tại cửa hàng Phú Quý cũng cho biết, lượng khách vẫn duy trì đông như hôm qua.
Chiều nay, giá vàng trong nước đã tăng mạnh trở lại theo đà tăng của giá vàng thế giới. Đóng cửa cuối ngày, giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại TP.HCM niêm yết ở mức 40,7 - 41,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mức giá này tăng 1,9 triệu đồng/lượng so với mức 39,5 triệu đồng/lượng ghi nhận trong buổi sáng cùng ngày, đồng thời tăng 400.000 đồng/lượng so với giá mở cửa đầu ngày.
Giá vàng thế giới tại thị trường châu Âu lúc 17 giờ (giờ VN) ở mức 1.389,7USD/ounce, tăng 39,7 USD/ounce so với giá mở cửa đầu ngày.

Cảnh tượng ngồi chờ mua vàng tại công ty SJC ở TP.HCM - Ảnh: D.Đ.M

Nhiều người tranh thủ mua được chút ít vàng nhân cơ hội giá xuống thấp - Ảnh: D.Đ.Minh

Thanh toán tiền số vàng đã mua - Ảnh: D.Đ.Minh

Nhân viên SJC làm việc liên tục - Ảnh: D.Đ.Minh

Các loại vàng SJC được bày bán - Ảnh: D.Đ.Minh

Ngay sau khi xuống mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua, giá vàng đã nhanh chóng bật tăng trở lại - Ảnh: D.Đ.Minh

Diệp Đức Minh - Thanh Xuân - Lê Trần

Giá sàn đấu thầu vàng hôm nay là 38,67 triệu đồng/lượng

(TNO) Gần 10 giờ sáng nay 16.4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra giá sàn 38,67 triệu đồng/lượng để đấu thầu 26.000 lượng vàng.
Cùng thời điểm, giá mua bán vàng miếng SJC trên thị trường ở mức 38,7 - 39,5 triệu đồng/lượng (giảm 1,9 triệu đồng/lượng so với ngày 15.4).
Thị trường vàng trong nước đến 9 giờ sáng gần như "tê liệt" vì giá vàng thế giới sáng 16.4 tiếp tục giảm thêm 48 - 78 USD/ounce so với chiều 15.4, dao động ở mức 1.330 - 1.351 USD/ounce. Với mức giảm nói trên, giá vàng miếng SJC hiện cao hơn giá thế giới từ 5,6 - 8 triệu đồng/lượng.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, thị trường đang chờ đợi giá sàn và kết quả từ phiên đấu thầu vàng do NHNN tổ chức sáng nay để xác định mặt bằng giá mới trên thị trường.
T.Xuân

Sửa luật Hải quan để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn

Dự thảo luật Hải quan sửa đổi gồm 112 điều, giữ nguyên 33 điều, bổ sung thêm 35 điều mới, sửa đổi 44 điều của luật Hải quan hiện hành. Trong dự thảo luật, rất nhiều nội dung tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa đã được quy định.
Ngày 16.4, Bộ Tài chính, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo luật Hải quan (HQ) sửa đổi.
Dự thảo luật HQ sửa đổi thể hiện tinh thần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về HQ. Tại điều 19, 20 luật HQ hiện hành quy định 5 loại chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ khai HQ. Trong điều 24 dự thảo luật chỉ quy định còn 1 chứng từ bắt buộc phải có, đó là tờ khai HQ. Điều 23 của dự thảo luật cũng quy định rõ thời hạn công chức HQ kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc…
Sửa luật Hải quan để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn
Dự thảo luật Hải quan sửa đổi hướng tới tăng cường hiện đại hóa ngành hải quan. Trong ảnh: Cán bộ Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng qua cửa khẩu - Ảnh Hà Thái Bình
Tiếp thu ý kiến doanh nghiệp
Tại hội nghị, luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên Ban chấp hành Hội luật gia Hà Nội góp ý, dự thảo luật cần quy định chi tiết hơn, tránh những quy định chung chung sẽ khó khăn trong việc thực hiện và có thể dẫn tới những hiểu lầm. Ví dụ trong khoản 3 điều 26 dự thảo luật quy định: “Trường hợp cần thiết, cơ quan HQ tiến hành điều tra, xác minh xuất xứ hàng hóa…”. Ông Tiền kiến nghị: “Ở đây, trường hợp cần thiết là những trường hợp nào. Điều này cần được làm rõ trong luật để công chức HQ không thể làm khó doanh nghiệp”.

Luật Hải quan hiện hành được thông qua tháng 6.2001, có hiệu lực từ 1.1.2002, sửa đổi lần đầu vào tháng 1.2006. Dự kiến sau khi chỉnh sửa, bổ sung, luật Hải quan sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua để bắt đầu có hiệu lực từ năm 2015. Toàn văn dự thảo luật được đăng tải và xin ý kiến góp ý tại website của Tổng cục Hải quan:www.customs.gov.vn.
Về thời hạn lưu giữ hồ sơ HQ, trong điều 18 dự thảo luật quy định lưu giữ hồ sơ HQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày đăng ký. Tuy nhiên, ông Tiền cho rằng: “Quy định phải lưu giữ thời gian 10 năm là quá dài, có thể gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Chỉ nên rút ngắn còn 3-5 năm”.
Bà Đặng Thị Bình An, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH tư vấn thuế C&A phân tích: “Điều 20, về đại lý HQ, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ của đại lý HQ trong việc thay mặt chủ hàng làm việc với cơ quan HQ như: quyền được trực tiếp giải trình với cơ quan HQ về một số nội dung; quyền được dự tham vấn giữa HQ và doanh nghiệp… Có như vậy mới nâng cao vai trò của đại lý HQ. Hiện nay nhiều doanh nghiệp không muốn thuê đại lý HQ bởi họ vẫn phải trực tiếp làm việc với lực lượng HQ thay vì có thể ủy quyền phần lớn các nhiệm vụ đó cho đại lý”.
Ông Vũ Chu Hiền, trọng tài viên VIAC nhận xét dự thảo luật vẫn còn nhiều điểm phải chờ Chính phủ, Bộ tài chính quy định cụ thể. Như vậy, nếu không triển khai đồng bộ thì rất dễ dẫn đến tình trạng luật đã được thông qua nhưng vẫn phải chờ thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành.
Thứ trưởng bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã giải đáp trực tiếp các thắc mắc, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia. “Về các ý kiến đóng góp liên quan đến thủ tục, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp như thời gian lưu giữ hồ sơ, thời gian trả lời doanh nghiệp; các trường hợp được kiểm tra sau thông quan… cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc xem xét, tiếp thu, chỉnh sửa để bổ sung phù hợp”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định. 
K.T.L

Giá vàng trong nước và thế giới trái chiều

(TNO) Sáng nay 17.4, giá vàng trong nước liên tục biến động theo chiều hướng giảm, trong khi giá vàng thế giới lại tăng.
Lúc 9 giờ, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng niêm yết ở mức 40,15 - 40,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Như vậy, giá vàng giảm 550.000 đồng/lượng so với giá niêm yết cuối chiều qua. Đồng thời, tính từ đầu tuần đến thời điểm này, giá vàng giảm 1,2 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC vẫn giữ thông lệ có mức giảm tương tự ở chiều mua vào, nhưng chiều bán ra cao hơn 20.000 đồng/lượng so với TP.HCM.
Giá vàng SJC niêm yết tại các doanh nghiệp vàng lớn khác cũng tương tự.
Trong khi đó, giá vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) vẫn giữ mức giao dịch thấp nhất trên thị trường, ở mức 38,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 38,95 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hiện giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng, khoảng cách này đã thu hẹp so với mức gần 8 triệu đồng/lượng vào hôm qua.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc kinh doanh vàng Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết sáng nay, lực mua trên thị trường có phần chậm lại so với cùng thời điểm ngày hôm qua, trong khi giá vàng trong nước vẫn trên đà đi xuống.
Theo ông Trọng, sự tăng giảm khó lường của giá vàng thế giới cũng như giá trong nước còn diễn biến phức tạp và khó lường, vì vậy người dân và nhà đầu tư đang thận trọng quyết định mua bán trong thời điểm này, một phần cũng đang chờ đợi kết quả đầu thầu vàng đang diễn ra.
Trên thị trường vàng thế giới, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16.4 (rạng sáng 17.4, giờ Việt Nam), giá vàng tại New York (Mỹ) chốt ở mức 1.365,8 USD/ounce, tăng 26,3 USD so với phiên liền trước.
Theo Bloomberg, giá vàng tăng trở lại nhờ hoạt động mua trở lại để bù trạng thái đã bán tháo các phiên trước đó.
* Sáng nay, tỷ giá giao dịch đồng USD vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên ở mức 20.828 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.950 đồng/USD.
Tại Ngân hàng Vietcombank, tỷ giá giao dịch đồng USD được niêm yết ở mức 20.875 - 20.925 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng/USD ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so cùng thời điểm hôm qua.
Tại các ngân hàng thương mại khác, tỷ giá đồng USD lại tăng từ 10 - 20 đồng/USD. Tại Ngân hàng Eximbank niêm yết ở mức 20.850 - 20.940 đồng/USD, ACB ở mức 20.860 - 20.930 đồng/USD.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng với 40.000 lượng vàng (gần 1,5 tấn vàng). Giá tham chiếu là 40,2 triệu đồng/lượng kể từ 9 giờ, nhằm bình ổn thị trường, kéo sát giá trong nước và thế giới.
Khối lượng đặt mua thấp nhất là 1.000 lượng, tối đa là 10.000 lượng.
Lê Trần

Ngày mai tiếp tục đấu thầu 40.000 lượng vàng

(TNO) Ngày mai 18.4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng với 40.000 lượng vàng (gần 1,5 tấn vàng).
Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 40,75 triệu đồng/lượng. Khối lượng vàng miếng tối thiểu đặt thầu là 10 lô (tương đương 1.000 lượng), tối đa là 100 lô (tương đương 10.000 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá không thấp hơn giá sàn.
Trước đó, tại phiên đấu thầu thực hiện vào sáng nay (17.4), do đặt mức sàn 41,7 triệu đồng/lượng, cao hơn giá bán trên thị trường, nên phiên đấu giá đã bị "ế" 300 lượng.
Chiều 17.4, giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại theo đà tăng của giá vàng thế giới. Lúc 16 giờ 40 phút, giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại TP.HCM niêm yết ở mức 41 - 41,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mức giá này tăng 500.000 đồng/lượng so lúc 9 giờ cùng ngày, đồng thời tăng 350.000 đồng/lượng so với giá mở cửa đầu ngày.
Đại diện SJC cho biết, người dân và nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vàng trong ngày hôm nay, đa phần là mua vàng lẻ để tích trữ.
Theo Kitco vào lúc 16 giờ 10 phút (giờ VN), giá vàng ở mức 1.384,9 USD/ounce, tăng 4,3 USD/ounce so với giá mở cửa đầu ngày.
Lê Trần

20% diện tích Sài Gòn ngập khi nước biển dâng một mét



Nếu mực nước biển dâng một mét vào cuối thế kỷ này, trên 20% diện tích TP HCM có nguy cơ bị ngập trong nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Một đợt triều cường diễn ra ở TP HCM năm ngoái. Ảnh: Hữu Nguyên.
Một đợt triều cường diễn ra gây ngập lụt ở TP HCM năm ngoái. Ảnh: Hữu Công.
Viễn cảnh trên được đưa ra trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam công bố hôm nay. Dự báo này dựa trên các nguồn số liệu, dữ liệu, điều kiện khí hậu cụ thể ở Việt Nam tính đến năm 2012, ở cấp độ chi tiết đến mức địa phương.
Theo kịch bản phát thải cao, cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng khoảng từ 78 đến 95 cm. Ở khu vực Cà Mau đến Kiên Giang, mực nước biển có thể dâng tối đa đến 105 cm.
Kết quả tính toán của các nhà khoa học cho hay nếu mực nước biển dâng cao một mét, thì có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập và 35% dân số bị ảnh hưởng.
Riêng TP HCM, trên 20% diện tích khu vực sẽ bị ngập và ảnh hưởng trực tiếp đến 7% dân số.
Cũng theo kịch bản mà Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ Việt Nam tăng thêm 2 - 3 độ C, riêng khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mức độ tăng nhiệt nhanh nhất.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu.
Hương Thu

Trường hợp nào cảnh sát được dừng xe?



Ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công an) trả lời về các trường hợp CSGT được dừng phương tiện người vi phạm giao thông.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.
Ảnh: Hoàng Hà.
Cảnh sát dừng xe người vi phạm. Ảnh: Hoàng Hà.
Điều 14 Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ: cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
- Có văn bản của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Cảnh sát giao thông không phải là lực lượng duy nhất được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải đeo biển hiệu ở chính giữa ngực bên trái và có giá trị thay thế số hiệu Công an nhân dân.
Theo Chinhphu.vn

Khóc cười với sốt giá vàng



Chần chừ mãi rồi bán khi giá xuống đáy, chị Hương Lan ở TP HCM mất đứt 250 triệu đồng trong vòng vài ngày. Trong khi một số người xót xa vì vội mua vàng trả nợ khi giá còn cao.
>Giá vàng quay đầu tăng 2 triệu đồng

Giá vàng giảm chóng mặt rồi tăng bất ngờ khiến nhiều người rơi vào cảnh khóc dở mếu dở, nhất là những ai bán ra trong những ngày này. Chiều 16/4, tại một hiệu vàng lớn trên đường tỉnh lộ 10, quận Bình Tân, TP HCM, chị Hương Lan, cầm 50 cây vàng loại nhẫn tròn trơn đến bán mà nét mặt chưa hết vẻ thất thần.
Vợ chồng chị vừa mua căn nhà trị giá 2 tỷ đồng, nhưng chỉ có hơn 200 triệu tiền mặt. Số còn lại, chị định bán 50 lượng vàng nhẫn tròn trơn để có tiền thanh toán.
Lẽ ra anh chị phải chồng tiền cho người bán cuối tuần trước nhưng do hôm đó giá vàng giảm mạnh nên xin khất lại vài ngày. Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính" khi giá không đi lên mà lại càng rơi thê thảm trong hai ngày tiếp theo khiến mỗi lượng vàng của chị Lan bỗng chốc bốc hơi gần 5 triệu đồng. "Lúc giá xuống 35 triệu đồng một lượng, vì quá sợ hãi, tôi liền ôm vàng đi bán. Tính ra, tôi bị lỗ gần 250 triệu đồng (50 lượng) so với cách đây 4 ngày", chị buồn bã nói.
Cảnh chen nhau đi mua vàng lại tái diễn hôm qua, khi giá xuống thấp rồi tăng vọt hàng triệu đồng trong một ngày. Ảnh: AQ
Cảnh chen nhau đi mua vàng lại tái diễn hôm qua, khi giá xuống thấp rồi tăng vọt hàng triệu đồng trong một ngày. Ảnh: AQ
Cũng rơi vào cảnh mất tiền vì chần chừ như chị Hương Lan, tại Hà Nội, vợ chồng chị Nguyễn Thu Trang vừa bán một căn hộ hơn 100 mét vuông cách đây 5 hôm vì thấy đầu tư vào chung cư không hiệu quả. “Giá nhà khi tôi mua cách đây 2 năm là 29,5 triệu đồng. Nay căn hộ vẫn chưa bàn giao và phải bán với giá 25,5 triệu đồng mỗi mét vuông”, chị kể. Cầm tiền trong tay, chị Trang dự định dùng toàn bộ đi mua vàng.
"Lúc vàng rơi xuống mức thấp nhất là 39,5 triệu đồng sáng 16/4, tôi giục chồng nhanh đi mua thì chồng ậm ừ bảo đang bận. Đến chiều lúc giá vùn vụt lên, chạy vội ra cửa hàng thì đã 41,4 triệu đồng", chị than thở.
Chị Thu Hường cũng xót xa không kém vì vội mua vàng trả nợ khi giá hơn 43 triệu đồng, vì nghĩ như vậy đã là thấp lắm rồi. Chị vay hơn chục lượng từ thời vàng 18 triệu. Đến sáng qua, thấy giá có lúc xuống dưới 39 triệu đồng, chị cứ tiếc hùi hụi.
Còn tại một hiệu vàng lớn trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội chiều 16/4, anh Bình (quận Tây Hồ) không giấu vẻ chán nản khi là người đi bán duy nhất giữa đám đông hàng chục người khác đang chờ đến lượt mua vàng. Khi những người xung quanh hỏi thăm, anh cho biết 3 lượng vàng này anh mua từ thời giá 48 triệu đồng cuối năm ngoái. Nay nhà có việc bất đắc dĩ mới phải bán, anh Bình nói.
Giá giảm mạnh rồi tăng nhanh bất ngờ cũng khiến hàng loạt người tiếc rẻ vì không kịp "múc" khi giá còn thấp. Chỉ vì xếp hàng quá lâu mà anh Hiếu (nhà Văn Miếu, Hà Nội) bị mua đắt cả triệu đồng. Anh kể lúc mới vào cửa hàng vào 13h chiều ngày hôm qua, giá bán vàng SJC ở 40 triệu đồng. "Người quá đông, chúng tôi phải xếp hàng một tiếng rưỡi đồng hồ mới đến lượt. Lúc mua được thì giá đã 41,1 triệu đồng", anh Hiếu kể.
Về phía doanh nghiệp, nhiều người đã phải tiếc rẻ khi không kịp mua vàng giá thấp của Ngân hàng Nhà nước trong phiên đấu thầu hôm qua. Trong cảnh hỗn loạn giá vàng, Ngân hàng Nhà nước sáng 16/4 đưa ra mức giá sàn đầy bất ngờ khi thấp hơn thị trường cả triệu đồng ở cùng thời điểm. Nhiều đơn vị cứ quen nếp các phiên trước, nghĩ rằng chỉ cần đặt giá sàn là trúng, nhưng cuối cùng lại trượt. 11 đơn vị đã nhanh tay bỏ giá cao hơn mức sàn, khiến 9 doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác vuột cơ hội.
"Tiếc quá, giá chào của Ngân hàng Nhà nước sáng 16/7 rất hấp dẫn nhưng chúng tôi đặt bằng mức sàn sàn 38,67 triệu đồng nên không mua được", bà Võ Thị Ngọc Tuyết, Phó Giám đốc của Công ty Vàng Kim Ngọc Phú (TP HCM) cho biết.
Tin liên quan:
 
Trái ngược với bà Tuyết, đại diện Công ty Vàng Phú Quý tại Hà Nội lại vui vẻ cho biết họ là doanh nghiệp "vớt" được giá thấp nhất trong phiên đấu thầu hôm qua, mua 900 lượng với giá 38,7 triệu đồng. Với mức giá này, Phú Quý cầm chắc lãi to bởi trong chiều 16/4, vàng miếng SJC dao động từ 40 đến 41,4 triệu đồng một lượng.
Một chuyên gia tại TP HCM cho rằng, trong thời điểm hiện nay, người dân cần tỉnh táo và không để cuốn vào cơn lốc giá vàng. Bởi theo ông, nếu tính theo giá vàng được niêm yết trong ngày, chênh lệch giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới hiện vẫn giãn rộng trên dưới 6 triệu đồng một lượng.
Tương tự, đại diện một doanh nghiệp ở Hà Nội cho rằng giá vàng trong nước hiện không tuân theo quy luật quốc tế, mà bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung cầu. "Vàng trong nước vốn đang cách biệt xa với quốc tế, nay khách đi mua nhiều nên khiến chênh lệch càng cao", ông nhận định.
Hiện chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước ở mức cao chưa từng có trong lịch sử thị trường vàng, trên dưới 6 triệu đồng một lượng. Biên độ dao động trong tuần vừa rồi lên tới 2,5 triệu đồng. Giá có lúc xuống 39,5 triệu đồng, thấp nhất kể từ tháng 8/2011.
Thanh Bình - Lệ Chi

Chủ tịch Hà Nội: 'Bao giờ mới có đường sắt đô thị?'



"Một gói thầu đơn thuần về kiến trúc khu Depot mà kéo dài tới hơn 5 năm là không ổn", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhận xét khi đi kiểm tra dự án tàu điện Nhổn - ga Hà Nội ngày 17/4.
Tuyến metro đầu tiên ở Hà Nội sẽ nằm sâu 15-30 mét / Tàu điện Nhổn - ga Hà Nội dự kiến hoàn thành năm 2016

Tuyến đường sắt đô thị số 3 dài 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km,đoạn đi ngầm dài 4 km, tổng mức đầu tư 783 triệu Euro. Năm 2010, khu Depot được khởi công tại xã Minh Khai - Tây Tựu, huyện Từ Liêm. Sau 3 lần gia hạn, hiện gói thầu số 1 thuộc khu Depot vẫn chưa hoàn thành.
Theo ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị, khu Depot gồm hai gói thầu, trong đó gói thầu số 1 theo hợp đồng phải hoàn tất tháng 10/2012 song đã được gia hạn đến hết tháng 6/2013. Nhưng với tiến độ này, nếu nhà thầu không huy động tối đa nhân vật lực thì cũng khó hoàn thành.
Chủ tịch Hà Nội và đại diện các ban ngành kiểm tra tiến độ tàu điện Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: PV
Về nguyên nhân, ông Mạnh cho rằng, do thiết kế và việc duyệt thiết kế kéo dài, thậm chí có những mối hàn mà tư vấn thiết kế duyệt 3 tháng mới xong. Ngoài ra, giải phóng mặt bằng chậm tiến độ cũng khiến dự án chậm triển khai. Hai nhà thầu cam kết, tháng 8/2013 nếu không hoàn thành những hạng mục đã có mặt bằng thì sẽ chịu phạt 17,4 tỷ đồng.
Ở gói thầu số 2 khu Depot, nhà thầu ký hợp đồng tháng 10/2012 và tiến độ thi công 61 tháng. Đại diện nhà thầu cho hay, ngày 25/4 mới triển khai thi công trên hiện trường. Như vậy, phải đến năm 2019 mới hoàn thiện khu Depot.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nhắc nhở Ban quản lý đường sắt đô thị, nhà thầu vì tiến độ thi công quá chậm. Ông Thảo nhận xét: "Một gói thầu đơn thuần về kiến trúc khu Depot mà kéo dài tới hơn 5 năm là không ổn. Tại sao ký hợp đồng đến 6 tháng mà nhà thầu mới triển khai trên hiện trường?".
Hiện trường thi công Depot. Ảnh: PV
Theo Chủ tịch Hà Nội, tiến độ thi công như vậy không thể đáp ứng xây dựng đường sắt đô thị. Nếu cần, sẽ mời thanh tra của Bộ Xây dựng vào kiểm tra. Các nhà thầu không đáp ứng đúng tiến độ như cam kết sẽ xử phạt theo hợp đồng.
"Vật liệu trong nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn, thừa rất nhiều, sao phải nhập khẩu rồi lại phát sinh thủ tục. Dự án làm chậm kiểu này thì bao giờ Hà Nội mới có đường sắt đô thị?", Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Ông Thảo cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thiết kế kỹ thuật, tiến độ đấu thầu, giảm thiểu các thủ tục để giảm thời gian chờ đợi, khắc phục tất cả những bất cập trong tư vấn và đấu thầu. Những gói thầu đã được ký kết cần đẩy nhanh tiến độ theo cam kết, nhà thầu nào chậm tiến độ phải xử phạt nghiêm.
Đoàn Loan

'Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục' ??



"Để có một Quốc hiệu mới phải nhận diện lại toàn bộ vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân đặt vấn đề về tên nước thì phải nghiêm túc xem xét lại".
>'Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ'

GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Phó viện trưởng Viện Chính trị học, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương trao đổi với VnExpress xung quanh vấn đề có nên đặt lại tên nước.
- Ông nghĩ gì về việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án về tên nước?
- Tôi cảm thấy khá đột ngột khi nội dung này được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập tới. Điều đó có nghĩa việc đổi tên nước đã được nhiều người dân quan tâm. Tôi tham gia nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về tổng kết Hiến pháp 1992, góp nhiều ý kiến về bản Dự thảo Hiến pháp mới. Nhưng trong các cuộc góp ý, đây là vấn đề chưa được đặt ra như là một nội dung chính của sửa đổi Hiến pháp lần này. Chúng ta cũng thấy vấn đề này ít được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Tôi cảm nhận rằng, lúc này ta chưa chuẩn bị đầy đủ lập luận, cơ sở dữ liệu, đặc biệt là về tâm lý, thông tin, các văn bản liên quan đến tên nước. Vì vậy, vẫn nên sử dụng tên nước hiện tại: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên nước là vấn đề thiêng liêng, liên quan đến mọi người dân. Phải làm sao để mọi người đều có cơ hội suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, nói lên tiếng nói của mình. Vì vậy, nếu đặt vấn đề đổi tên nước, phải có tổ chức thảo luận chu đáo, bàn bạc kỹ, đồng thời phải chuẩn bị tốt công tác tư tưởng, thông tin, tránh đảo lộn tâm lý.
Giáo sư Phan Xuân Sơn:
Giáo sư Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh): "Vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước nữa hay không mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như kỳ vọng ban đầu". Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Ông nghĩ sao trước ý kiến tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không còn phù hợp với thực tế ?
- Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định bởi Quốc hội khóa VI (Quốc hội Việt Nam thống nhất) ngày 2/7/1976. Trong tên này có hai thành tố quan trọng: Thứ nhất là Việt Nam, ta tạm goi là “tên nước lịch sử”, chỉ quốc gia của người Việt phương Nam (so với Trung Quốc); thứ hai Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, là hình thức chính thể.
Tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó được đưa vào Hiến pháp 1980, nhưng chưa được trưng cầu dân ý. Cũng chính vì chưa trưng cầu dân ý nên bây giờ có bàn tán này nọ. Quan điểm của tôi là phải trưng cầu dân ý về Hiến pháp. Việc này phải làm trung thực, vì vận mệnh đất nước là do nhân dân quyết định. Như thế thì Hiến pháp mới bền vững, có sức sống lâu dài.
Cho đến cuối thế kỷ 20 có khoảng 100 nước hoặc tuyên bố phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc tự nhận là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc gắn tính từ xã hội chủ nghĩa vào tên nước lịch sử. Chúng ta biết rằng xu hướng đó gắn liền với sự lớn mạnh cũng như những thành tựu phát triển của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn Sri Lanka và Việt Nam là còn tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước.
Cũng cần khẳng định rằng, tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước không cản trở sự phát triển của một đất nước. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước được công nhận trên trường quốc tế. Thế giới công nhận chính thể này, vai trò và bản sắc dân tộc này, trách nhiệm của dân tộc này với cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập thành công của Việt Nam dù chưa đạt được hoàn toàn như mong muốn, nhưng đã chứng tỏ được khả năng hòa đồng với thế giới. Tên nước hiện tại vì thế không cản trở, không mâu thuẫn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề đặt ra có chăng là vấn đề xây dựng CNXH thì phải giàu mạnh hơn, phải dân chủ hơn, công bằng hơn các mô hình xã hội khác. Theo tinh thần đó, Đảng phải lãnh đạo như thế nào, Nhà nước quản lý như thế nào và nhân dân làm chủ như thế nào. Các nước Bắc Âu dù không công khai phô trương nhưng cũng đang xây dựng một mô hình CNXH của họ. Họ không coi tên nước “Vương quốc” của họ đe dọa đến sự phát triển, văn minh. Vậy, vấn đề cốt lõi là chúng ta ứng xử với bản thân và cộng đồng quốc tế như thế nào. Chúng ta đặt ra mục tiêu và phát triển đất nước ra sao.
"Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó".
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, đã bị biến tướng thành chủ nghĩa xã hội quan liêu. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và nó vẫn đồng hành cùng nhân loại trong quá trình tìm kiếm một mô hình nhà nước có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân các nước và cộng đồng nhân loại về một xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái, văn minh. Như vậy, vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ XHCN trong tên nước nữa hay không, mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như sự kỳ vọng ban đầu.
- Việc thay đổi cụm từ “xã hội chủ nghĩa” có thể làm cho nhiều người suy nghĩ rằng Việt Nam đã thay đổi mục tiêu, đường lối phát triển. Là người nghiên cứu lâu năm về lĩnh vực chính trị, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Nhiều người cho rằng tên Cộng hòa XHCN Việt Nam quá khác với thế giới và muốn đặt tên khác. Theo tôi vấn đề đó cũng đáng để suy nghĩ. Chúng ta có quá “khác” với thế giới hay không? Trên kia chúng ta đã nói về sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế, của khả năng hội nhập. Nhưng để có một tên nước mới thì cần được bàn bạc một cách nghiêm túc, công phu, có thời gian. Phải nhận diện lại toàn bộ các vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân muốn xem xét lại tên nước thì phải nghiêm túc xem lại. Tất cả đều phải phục tùng ý chí của nhân dân.
- Thời gian lấy ý kiến rộng rãi cho bản dự thảo Hiến pháp còn kéo dài tới hết tháng 9. Với vấn đề trọng đại này thì cần làm những gì?
- Trước hết về chủ trương, cần phải đưa vấn đề này ra thảo luận ngay bây giờ. Phân tích vấn đề đổi tên nước cũng không kém gì so với phân tích những vấn đề lớn khác của Hiến pháp từng được thảo luận. Truyền thông phải vào cuộc, các địa phương tổ chức lấy ý kiến, để người dân nói lên suy nghĩ, lựa chọn.
Vấn đề này chỉ nhạy cảm ở yếu tố tâm lý chứ không liên quan đến định hướng phát triển đất nước, đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân. Về lý luận lẫn thực tế, để xác định được đầy đủ nội dung trong mục tiêu xây dựng CNXH và một mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là việc rất khó, nhưng rất cần thiết.
Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc VnExpress trong 2 ngày (16-17/4).
- Hiện có nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Theo ý kiến GS thì thế nào?
- Tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” rất hay, rất Việt Nam, thể hiện sự tiến bộ của đất nước là đã lật đổ chế độ nhà nước phong kiến chuyên chế. Tuy nhiên nó từng tồn tại trong thời kỳ trên dải đất hình chữ “S”, dù tính chính danh rất khác nhau, nhưng có tới 4 tên “nước”: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại vùng tạm chiếm), Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (vùng giải phóng ở miền Nam). Trên bản đồ chính trị thế giới lúc bấy giờ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là miền Bắc Việt Nam. Lấy lại tên đó, không tránh khỏi sự hình dung, sự liên tưởng về miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Theo tôi, về thực chất, bây giờ xã hội ta đã vượt qua thời kỳ đó. Mặc dù có nhiều chiến công hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại gắn liền với thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp với nhiều khuyết điểm nóng vội, duy ý chí. Bản thân tôi không muốn quay trở lại tên này, mặc dù thời kỳ “Việt nam dân chủ cộng hòa” gắn liền với nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của thế hệ chúng tôi.
Nếu buộc phải đổi tên nước, theo tôi nên lấy tên là “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”.
Nguyễn Hưng thực hiện