THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 April 2013

Ngày 27/04/13, biểu tình tại Place Trocadéro



    Ngày 27/04/13, biểu tình tại Place Trocadéro - 75016 Paris - Métro Trocadéro - 15g00-18g00

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp tổ chức

(sinh hoạt trình bày thứ tự theo thời gian từ trên xuống dưới)


Google bác bỏ 'yêu cầu kiểm duyệt từ VN'


Google bác bỏ 'yêu cầu kiểm duyệt từ VN'

Cập nhật: 09:35 GMT - thứ sáu, 26 tháng 4, 2013


Google hy vọng bản Báo cáo Minh bạch sẽ hướng dư luận vào những nước dang tìm cách kiểm soát tự do thông tin.











Bấm Báo cáo Minh bạch mới được đưa ra hôm 25/4 của Google nói chính phủ Việt Nam đã từng yêu cầu gỡ bỏ từ khóa liên quan đến tài liệu diễn tả 'không tốt' về các cựu lãnh đạo nước này.
Yêu cầu này được Google ghi rõ là đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới 12 năm 2010.

"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần Bấm chú thích bản báo cáo.
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.
Cũng theo báo cáo của Google, chính phủ các nước đang có xu hướng tăng cường kiểm soát những gì được tung lên mạng. Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.

"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày.

 
Việt Nam vẫn là một trong những nước bị cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận trên Internet.

Hết một nửa những yêu cầu này là đề nghị gỡ bỏ các nội dung blog phỉ báng những ứng viên trong đợt bầu cử cấp thành phố. Những lời đả kích ứng viên tranh cử bị cấm bởi Luật Bầu cử của Brazil.
Chính phủ Mỹ đã từng bị Google bác yêu cầu gỡ bỏ các video liên quan đến sự bạo hành của cảnh sát trong thời gian tháng 1 tới tháng 6 năm 2011.

Một ủy ban về đất đai của Trung Quốc trong năm 2012 đã yêu cầu gỡ các kết quả tìm kiếm dẫn đến một trang blog có nội dung phỉ báng một quan chức chính phủ. Yêu cầu này cũng bị bác bỏ.
Yêu cầu từ phía Nga cũng tăng từ 6 lên đến 114. 107 trong số này đòi xóa các tài liệu vi phạm điều luật mới thông qua nhằm vệ trẻ em khỏi "nội dung độc hại trên Internet."

20 nước đã gửi yêu cầu tới Google đòi xóa những phiên bản của video "Innocence of Muslims", nguyên nhân làm nổ ra bạo lực hồi đầu năm nay ở khu vực Trung Đông.
"Những thông tin chúng tôi chia sẻ trong Báo cáo Minh bạch chỉ là một phần nhỏ của những gì diễn ra trên Internet," Infantino viết.

"Tuy nhiên chúng tôi đang công bố thêm thông tin và sẽ mở rộng dần. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ hướng sự chú ý vào những luật pháp trên thế giới tìm cách kiểm soát tự do thông tin trên mạng," bà Susan Infatino cho biết.

Nợ công Việt Nam và những ẩn số


Nợ công Việt Nam và những ẩn số

KINH TẾ Thứ sáu | 26/04/2013 14:32

Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 810,39 USD hay hơn 1.600 USD nợ công?
Nếu tính đúng, tính đủ, con số theo định nghĩa nợ công quốc tế có thể lớn hơn gấp đôi và bóng đen này sẽ là nỗi ám ảnh thường trực với từng người dân. Đặc biệt, nguyên nhân gây khủng hoảng nợ công của các nước cũng đã có hình có dạng ở Việt Nam.

Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể gồm: Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; Nợ của các cấp chính quyền địa phương; Nợ của Ngân hàng Trung ương; Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.

Trong khi đó, theo quy định tại Luật Quản lý Nợ công 2010 của Việt Nam, nợ công tại Việt Nam được hiểu bao gồm ba nhóm: Nợ Chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh và Nợ chính quyền địa phương

Trao đổi tại hội thảo Khủng hoảng nợ công châu Âu và những gợi mở cho Việt Nam ngày 25/4, TS. Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng viện Chiến lược phát triển cho biết nợ công của Việt Nam theo định nghĩa quốc tế là gần gấp đôi số bộ tài chính công bố. Năm 2011, ước tính nợ công Việt Nam theo cách tính quốc tế là 128,9 tỷ USD bằng 106% GDP.

Nhưng theo cách tính của Việt Nam thì chỉ có 66,8 tỷ USD và bằng 55% GDP. Sở dĩ, con số nợ công được Bộ Tài chính công bố ở mức thấp như vậy là do đã loại trừ phần nợ của doanh nghiệp nhà nước là 62,8 tỷ USD, tương đương 51% GDP.

Không tranh cãi nhiều về cách tính, GS.TS Đỗ Hoài Nam, chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng con số tính toán không giống nhau nhưng vấn đề vẫn là không bình thường và rất nghiêm trọng. Đã có quan điểm cho rằng dấu hiệu tiền khủng hoảng đã xuất hiện và nguyên nhân của những bất ổn đã hé lộ.

Thủ phạm gây ra nợ công Việt Nam ở mức cao được cho là mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển dựa quá nhiều vào tăng vốn đầu tư. Theo GS. Nam, một nguyên nhân này là chưa đủ và cần xem xét lại mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả và hiện đang lại là con nợ lớn nhất. Do đó, điểm tiếp theo được ông Nam đề xuất xem xét là chức năng nhà nước trong nền kinh tế nhìn từ quá trình phát triển và diễn biến nợ công ở các nước.

Dù cách nhau hơn nửa vòng trái đất và rất khác biệt về các yếu tố kinh tế, chính trị, gốc rễ của vấn đề nợ công ở các nước châu Âu vẫn có những điểm tương đồng đáng ngại với Việt Nam.

Giới nghiên cứu gọi 5 nước rơi vào khủng hoảng nợ công là PIIGS, viết tắt theo tên của các nước là Bồ Đào Nha, Ireland, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Trong tiếng Anh, cách phát âm từ này gần giống với từ pigs, có nghĩa là những con lợn nên từ này cũng được hiểu là có hàm ý không mấy tốt đẹp.

Nghiên cứu Việt Nam từ bên ngoài đất nước, TS.Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer (Ba Lan) cho rằng để tìm được nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu, câu hỏi đặt ra đối với cuộc khủng hoảng này là tại sao nợ công lại xảy ra vào năm 2010 và lại diễn ra ở 5 nước trên ? Câu hỏi thứ hai là liệu ngoài khủng hoảng này, trong tương lai có những khủng hoảng khu vực nào và ở nước nào? Liệu cuối cùng, lỗi có thuộc Nhà nước hay không?

Theo ông Hậu, vấn đề đầu tiên của các nước châu Âu và Mỹ là thể chế. Chẳng hạn, xóa bỏ tách bạch giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại là một cái sai. Điểm không chính đáng thứ hai là việc áp dụng thuế VAT. Nhiều người đã lợi dụng thuế VAT để trốn thuế và làm giàu.

Điều này diễn ra phổ biến ở Hy Lạp và Cyprus. Tại Việt Nam, quy mô sử dụng thuế VAT lớn nên “quy mô doanh nghiệp sử dụng thuế VAT để làm đủ thứ chắc cũng lớn. Con người ta phản ứng chính sách rất giống nhau”, ông Hậu nói. Trong khi đó, Mỹ không có loại thuế này.

Cũng liên quan đến thuế, khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng trầm trọng, chính sách thu thuế của chính phủ mới được xem xét lại. Ảnh từ vệ tinh phát hiện tỷ lệ gia đình Hy Lạp có bể bơi rất nhiều nhưng con số khai nộp thuế rất ít. “Nghĩa là, trốn thuế cả! Đấy là khuyết tật thể chế dẫn đến thâm thủng ngân sách”, ông Hậu phân tích.

Trên thị trường tài chính, những khiếm khuyết các nước PIIGS có thì Việt Nam cũng có. Chẳng hạn, mô hình dẫn lưu dòng vốn cho nền kinh tế của Mỹ là dựa vào thị trường chứng khoán và những nguồn vốn có tính chất khác. Nhưng mô hình này của Việt Nam lại dựa hoàn toàn vào ngân hàng. Từ đó, ngân hàng được mở rộng mạnh mẽ.

“Cho ngân hàng làm việc như một nền kinh tế con có đẩy đủ các chức năng từ cửa hàng bán lẻ đến cho vay và đầu tư, ngân hàng như một thực thể kinh tế đầy đủ. Đây là điều tối kỵ trong quản lý kinh tế”, ông Hậu nhấn mạnh.

Một vấn đề khác được chuyên gia này phân tích là mối liên kết giữa nền kinh tế ảo và kinh tế thực. Việc sử dụng các công cụ tài chính để thúc đẩy kinh tế thực, nhưng kinh tế ảo đã đi quá xa nên dẫn tới khủng hoảng. Vấn đề này thể hiện ở Việt Nam từ năm 2007, khi thị trường chứng khoán bùng nổ, sau đó bất động sản phát triển mạnh, tất yếu bao gồm giá trị ảo.

“Nếu soi cả ba nhân tố nền tảng là thể chế kinh tế, vai trò nhà nước trong nền kinh tế và mối liên hệ giữa kinh tế ảo với kinh tế thực thì Việt Nam có cả ba”, ông Hậu kết luận.
Theo Vneconom

Gia đình sinh viên Đinh Nguyên Kha ngày càng chịu nhiều bất công

Gia đình sinh viên Đinh Nguyên Kha ngày càng chịu nhiều bất công

Đăng bởi lúc 9:18 Sáng 25/04/13

VRNs (25.04.2013) – Long An – Chưa thể khẳng định được sinh viên Đinh Nguyên Kha có vi phạm pháp luật hay không, vì cho đến nay tòa án vẫn chưa đưa ra xét xử. Thế mà Mẹ và anh trai của Đinh Nguyên Kha, bà Nguyễn Thị Kim Liên và Đinh Nhật Uy, đã phải chịu biết bao nhiêu bất công do công an tỉnh Long An và bộ công an gây ra suốt hơn 6 tháng qua, kể từ ngày Đinh Nguyên Kha bị bắt tạm giam.

Ngày 22/4/3013 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Liên đã đến trại tạm giam bộ công an B34 (237 Nguyễn Văn Cừ) để gửi đơn xin thăm gặp con trai là Đinh Nguyên Kha, đã bị Viện kiểm sát tỉnh Long An chụp mũ tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 88 Bộ luật hình sự và nay đang bị bộ công an gán ghép thêm tội “khủng bố” theo Điều 84 BLHS.

Tại đây bà Liên gặp nữ cán bộ công an tên Trần Thị Hiền để gửi đơn. Cán bộ Hiền nói không có thẩm quyền giải quyết và chỉ bà Liên qua 235 Nguyễn Văn Cừ. Hai công an trực cổng tại 235 Nguyễn Văn Cừ gọi điện thoại xin chỉ đạo, sau đó nói bà Liên đợi sẽ có người dắt lên. Bà Liên đợi hơn 30 phút thì một người mặc thường phục áo màu hồng ra hỏi bà Liên đi đâu. Bà cho biết công an đã bắt giam con trai bà là Đinh Nguyên Kha 6 tháng 12 ngày mà bà chưa được gặp mặt. Nay bà đến xin gặp mặt con. Ông này liền đùn đẩy: “Việc này Bà phải qua trại tạm giam B34 hỏi”. Bà Liên liền đưa giấy hướng dẫn của cán bộ Hiền đã viết cho bà. Ông này bèn nói bà Liên đưa đơn xin thăm gặp cho ông ta xem. Bà Liên thắc mắc: “Ủa, chú là ai? Chú mặc thường phục, tôi không biết chú nên không thể đưa đơn cho chú coi được”. Người này liền móc thẻ ngành bằng nhựa mà bà Liên chỉ kịp đọc thoáng qua thấy chữ “hình sự”, tên là Đình Long, mã số ngành 009-186. Bà Liên thắc mắc: “Con tôi an ninh đang điều tra mà làm sao dính dáng đến ‘hình sự’?” Ông này trả lời: “hiện nay người trực và người thụ lý vụ án đi họp hết rồi nên tôi tiếp chị thay họ thôi, chị không chịu thì thôi”.


Rồi ông Long đi ra cách xa Bà Liên khoảng 10m để gọi điện thoại, sau đó nói với Bà là Sếp nói nhận đơn của Bà rồi khi về sẽ xem xét. Nếu đồng ý sẽ báo cho Bà biết. Bà Liên thắc mắc: “Mấy chú không có số điện thoại của tôi thì báo làm sao?” Ông Long nói sẽ báo cho công an tỉnh Long An để họ báo lại cho Bà. Bà Liên không đồng ý vì Bà không thích làm việc với công an tỉnh Long An. Sau đó Bà Liên ghi số điện thoại của mình lên tờ đơn và đề nghị Ông Long phải báo cho Bà biết sớm vì Bà phải đi lại xa xôi rất cực khổ. Bà đã phải đếm từng ngày từ khi Kha con trai Bà bị bắt đến nay (22/4/2013) đã 6 tháng 12 ngày!
Bà Liên nhận định: thái độ mà an ninh bộ công an tiếp Bà là không đàng hoàng, “không mời tôi vào phòng khách mà để tôi đứng ở hành lang của trụ sở 235 Nguyễn Văn Cừ. Họ rẻ rúng tôi và không muốn cho gặp mặt con trai tôi là Đinh Nguyên Kha. Tôi thấy họ đối xử với tôi bất công quá!”
Trước đây, vào ngày 5/11/2012 Đinh Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha đã gửi đến tòa soạn báo Công an nhân dân (CAND) phản ánh về bài báo đăng ngày 4/11/2012 hoàn toàn sai sự thật. Đồng thời, lúc 10 giờ sáng ngày 5/11 điều tra viên công an tỉnh Long An tên Châu Thanh Hùng đã sắp xếp để Đinh Nhật Uy gặp PA 92 và PA 61 công an tỉnh Long An. Thanh minh về nội dung sai trái mà báo CAND đã đưa, các ông này đổ lỗi cho “tính thương mại” của tờ báo! Ngoài ra, phó phòng PA 92 tên Huỳnh Văn Nhựt khẳng định công an không cung cấp thông tin cá nhân của Đinh Nhật Uy cho báo và đoạn đăng trên báo là do “báo tự sắp xếp gây hiểu lầm”! Thật ra, chính công an đã cố tình làm cho Đinh Nhật Uy trở thành “đồng phạm” và lấy cớ này triệu tập Đinh Nhật Uy liên tục trong thời gian qua.
Ngoài ra, trong vụ việc của Đinh Nguyên Kha, công an tỉnh Long An và bộ công an còn tạm giữ hầu hết những đồ của công ty và cá nhân Đinh Nhật Uy chứ không phải của Đinh Nguyên Kha, cho đến nay vẫn chưa trả lại. Trong số đó có: 4 USB, 5 thẻ nhớ, 5 ổ cứng máy tính, 1 máy in Canon LDP1210, 1 CPU, 2 màn hình Samsung, 1 chuột máy tính, 1 máy tính, 1 giấy nhận tiền Western Union 100USD tên Đinh Nhật Uy. Ngày 7/3/2013 công an tịch thu thêm 1 máy in Pixma LP4200.

PV. VRNs
Chia sẻ với bạn bè