THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 December 2013

VIDEO - VẬN ĐỘNG THOÁI ĐẢNG - Nguyên Bộ - 100 triệu dân Tàu thoái Đảng (TUIDANG MOVEMENT)

Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam ?



Published on December 1, 2013   ·   No Comments
 
images1294956_xuat_khau_gao_baodatviet.vn
Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi.
PV:- Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
GS Võ Tòng Xuân:- Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón.
Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó phải mua thuốc để phun.
Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.
Giống lúa việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
PV:- Dù chất lượng gạo của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ.
Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân:- ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc.
Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.
PV:- Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án liệu có khả thi không?
GS Võ Tòng Xuân:- Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành, mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.
Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.
Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn.
Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
HƯƠNG MY
THEO ĐẤT VIỆT


Hà Tĩnh: Chỉ đạo dừng ngay việc phá lúa của dân




ĐĂNG BỞI  - 
Sau khi Motthegioi.vn có nhiều bài viết đăng tải thông tin chủ tịch xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho cán bộ đi cưỡng chế, phá mạ của dân vì trồng giống bị cấm trồng, chiều ngày 30.11, ông Đặng Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết huyện đã có công văn chỉ đạo xã phải báo cáo toàn bộ sự việc và ngừng ngay việc tổ chức lực lượng đi phá mạ của dân.
"Công văn cũng yêu cầu xã Tùng Lộc phải dừng ngay việc đi phá lúa của dân. Đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân chấp hành chủ trương của tỉnh, huyện không được làm giống IR 1820 nữa, kể cả những hộ đã làm rồi cũng nên chủ động tự phá bỏ để làm giống mới". Ông Phong nói.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 27.11, Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc Đặng Thọ Liễu đã chỉ đạo đoàn cán bộ xã mang theo cào, cuốc, gậy gộc xuống cánh đồng Bắc Tân Dân để phá mạ của người dân vì đã bắc giống IR 1820, một loại giống dài ngày mà chủ trương của tỉnh không cơ cấu trồng.
Ngay sau đó, người dân đã bức xúc tập trung bao vây, ném bùn, hắt nước vào đoàn cán bộ để phản đối. Chiều cùng ngày, đoàn cán bộ xã tiếp tục xuống đồng đi phá tiếp mạ của hai hộ dân ở thôn Đông Vinh.
Thạch Châu
(Ảnh: Người dân xã Tùng Lộc tập trung phản đối việc cán bộ xã đi phá ruộng mạ)

Hiện trường biểu tình bạo lực dữ dội ở Thái Lan, 1 người chết




ĐĂNG BỞI  - 
Cuộc biểu tình rầm rộ đòi nữ Thủ tướng Thái Lan bùng phát thành bạo lực đêm 30.11 khi một người bị bắn chết và ít nhất 21 người bị thương.
Các cuộc biểu tình xuất phát từ sự phản đối của phe đối lập đối với dự luật ân xá (dù đã bị đảng cầm quyền từ bỏ) có thể giúp cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck - trở về nước sau nhiều năm sống lưu vong.
Căng thẳng nổ ra ở thủ đô Bangkok, khi người biểu tình của phe “áo vàng tấn công chiếc xe buýt chở người của phe “áo đỏ” đang hướng về buổi tuần hành tại một sân vận động tại quận Ramkhamhaeng ở Bangkok. AFP cho biết họ ném đá và bất cứ vật dụng có thể về phía nhau.
Không chỉ thế, người biểu tình còn tấn công cả cảnh sát khi ném chai lọ về phía họ. Dẫu vậy, theo AFP, những điểm du lịch chính ở thủ đô chưa bị ảnh hưởng.
Đêm 30.11, súng nổ đã vang lên gần sân vận động và khiến một người thiệt mạng. Tuy nhiên vẫn chưa rõ hoàn cảnh sự cố. AFP dẫn lời ông Boonchuay Pochantong, viên chức cảnh sát tại khu đồn gần hiện trường cho biết: “Một thanh niên 21 tuổi thiệt mạng vì hai phát đạn”.
Trung tâm khẩn cấp cho biết có thêm ít nhất 21 người khác bị thương do bị trúng đạn và dao đâm.
Một người đàn ông bị tấn công trong cuộc đụng độ giữa hai lực lượng biểu tình ủng hộ và chống chính phủ - Ảnh: Reuters
  
Một người đàn ông bị tấn công trong cuộc đụng độ giữa hai lực lượng biểu tình ủng hộ và chống chính phủ - Ảnh: Reuters
Người biểu tình cố gắng phá bỏ rào chắn xung quanh Tòa nhà chính phủ - Ảnh: Reuters
Một taxi bị tấn công tại gần quảng trường có đông thành viên áo đỏ tập trung - Ảnh: Reuters 
 Đến nửa đêm 30.11, AFP cho biết tình hình đã hạ nhiệt khi các thủ lĩnh phe “áo đỏ” kêu gọi người biểu tình nên tập trung bên trong sân vận động để tránh các cuộc đụng độ mới.
Dù số lượng người biểu tình đã giảm đáng kể so với con số 180.000 vào cách đây một tuần, tuy nhiên họ ngày càng tỏ ra táo tợn khi tấn công vào những trụ sở, mục tiêu có tính chất quan trọng. Các chuyên gia lo ngại có thể xảy ra một cuộc đảo chính quân sự.
Hôm nay 1.12 là thời hạn mà phe biểu tình đặt ra để lật đổ chính phủ. Với tình hình xấu đi nhanh chóng, chính quyền tuyên bố huy động quân đội với hơn 2.700 binh sĩ để củng cố an ninh tại Bangkok. Theo AFP, đây là lần đầu tiên một số lượng binh sĩ lớn như vậy được triển khai để đối phó với tình trạng bất ổn.
Trường Giang

Phát lệnh chặn dòng sông Mã để làm thủy điện Trung Sơn




ĐĂNG BỞI  - 
Sáng 1/12, tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát lệnh ngăn sông Mã đợt 1 công trình thủy điện Trung Sơn sau 1 năm 7 ngày kể từ ngày khởi công.
Phát biểu tại Lễ ngăn sông, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương chính quyền địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu đã nỗ lực hoàn thành các khối lượng về giải phóng mặt bằng, các hạng mục thi công để có thể tiến hành ngăn sông Mã đợt 1. 
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là dự án đa mục tiêu, do đó sau sự kiện ngăn sông Mã đợt 1 cần phải triển khai các công việc tiếp theo để đảm bảo cho dự án thành công.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các nhà thầu đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và môi trường của dự án; đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chính quyền địa phương thực hiện tốt quá trình tái định cư và xây dựng hạ tầng cơ sở đảm bảo đồng bào tái định cư có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
Lễ ngăn sông thủy điện Trung Sơn giai đoạn 1(Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Dự án Thủy điện Trung Sơn xây dựng trên thượng nguồn của sông Mã do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy điện Trung Sơn, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Phát điện 2 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN) làm chủ đầu tư.
Đây là dự án thủy điện đầu tiên của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Dự án có tổng mức đầu tư trên 7.775 tỷ đồng (tương đương 410,68 triệu USD); trong đó, vốn vay WB là 330 triệu USD; vốn đối ứng của EVN là 80,68 triệu USD.
Để phục vụ cho công tác ngăn sông đúng tiến độ, mốc quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án, Công ty thủy điện Trung Sơn đã phối hợp với các nhà thầu hoàn thành các hạng mục: giải phóng mặt bằng thượng lưu đến cao trình thiết kế 102,5m; các tuyến đường thi công trong công trường với tổng chiều dài 16km; thi công công trình dẫn dòng; các công việc thuộc các hạng mục liên quan gồm: đào hố móng vai phải đến cao trình thiết kế; đào đập dâng, nhà máy, cửa lấy nước, đập tràn sự cố…với tổng khối lượng khoảng trên 4 triệu m3 đất. 
Công ty đã hoàn thành các công tác chuẩn bị như trữ vật liệu ngăn sông, bố trí nhân lực, thiết bị thi công, hoàn thiện hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… 
Hiện chủ đầu tư đã hợp đồng với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung bộ thực hiện quan trắc và cảnh báo lũ sớm phục vụ thi công.
Thủy điện Trung Sơn là dự án đa mục tiêu vừa cung cấp điện với chi phí thấp, an toàn, bền vững về môi trường và xã hội, vừa giúp kiểm soát lũ. Nhà máy có công suất lắp đặt 260 MW, bao gồm 4 tổ máy và sản lượng điện hàng năm hơn 1 tỷ kWh là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia. 
Dự án cũng tham gia cấp nước và giúp kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu sông Mã với dung tích phòng lũ thường xuyên 112 triệu m3. Đặc biệt, dự án sẽ tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). 
Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần vào chương trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách tránh được lượng khí phát thải CO2 thực khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, sau khi đã tính tới lượng khí thải từ hồ chứa.
Thủy điện Trung Sơn còn là dự án thủy điện hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, xã hội của tất cả các hoạt động thi công, vận hành có liên quan đến dự án. Dự án cũng mang lại những lợi ích về môi trường vì giúp giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) so với các nhà máy điện có cùng qui mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch.
Liên danh nhà thầu xây lắp chính của dự án là Sam Sung C&T và Công ty cổ phần Xây dựng 47. 
Liên danh Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng Công Ty Lắp máy Việt Nam là nhà thầu cung cấp thiết bị cơ khí thủy công cùng nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị là liên danh nhà thầu Hydrochina-Toshiba Hydro Power đã cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng, đảm bảo an toàn và môi trường với mục tiêu phát điện tổ máy 1 và 2 vào quý 4/2016, tổ máy 3 và 4 phát điện vào quý 1/2017, hoàn thành dự án vào tháng 8/2017.
Nguồn Vietnam+
Ảnh TL