THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 May 2013

Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng



01/05/2006 06:00 (GMT + 7)
TT - Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN  - Ảnh: T.T.D.

Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.
Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.
Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.
Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.
Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.
Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.
Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.       
Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.
HÙYNH BỬU SƠN
Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt
Hầm số 3
Hầm số 6
Tủ số 40:  80 thoi
Tủ số 41:  80 thoi
Tủ số 42:  80 thoi
Tủ số 43:  80 thoi
Tủ số 44:  80 thoi
Tủ số 45:  80 thoi
Tủ số 46:  80 thoi
Tủ số 47:  73 thoi
Tủ số 202:  35 thoi
Tủ số 203:  80 thoi
Tủ số 204:  80 thoi
Tủ số 205:  80 thoi
Tủ số 206:  79 thoi
Tủ số 207:  89 thoi
Tủ số 215:  88 thoi
Tủ số 216:  70 thoi
633 thoi
601 thoi
 Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)
__________________________________________________

Công an phường xưng 'tao, mày', vô cớ bắt lỗi dân



Không chỉ xưng hô “tao, mày”, một chiến sĩ công an trong clip nhất quyết bắt bằng được người dân mang xe về đồn để kiểm tra dù anh này đang dắt xe trên đường.

Xuất hiện trên mạng xã hội hôm qua (30/4), clip dài hơn 5 phút kèm theo chú thích “Dắt xe đi ngoài đường cũng bị kiểm tra hành chính, giấy tờ đầy đủ cũng bị cho về phường giải quyết, thế là thế nào? Thím nào xem xong clip nói hộ xem vụ này đỡ kiểu gì? Đã có luật nào dắt xe mà bị đưa về phường chưa, người ta đầy đủ giấy tờ mà”. Mới được đăng tải, đoạn clip đang gây ra nhiều tranh cho các thành viên mạng.

Mở đầu clip là cảnh hai chiến sĩ công an đang đứng, một người tay cầm giấy phép lái xe của người cho là bị “bắt lỗi” vi phạm, tiếp sau đó khoảng 30 giây có thêm hai chiến sĩ khác đi chiếc xe máy Air blade màu đen đến. Ngay sau khi dừng xe, 2 người này không chào hỏi theo điều lệnh của ngành đối với người đang bị “bắt lỗi”, mà ngay lập tức giật lấy giấy tờ mà một chiến sỹ đang đứng trước đó cầm, một tay dắt vào túi quần; sau đó là hỏi “vặn vẹo” người bị “bắt lỗi”.

Tuy nhiên, anh ta (người bị bắt lỗi) liền lên tiếng: “Bọn em đang dắt xe đi thì chú này chú hỏi giấy tờ, chứ bọn em có đi xe đâu…?”. Thấy thế, chiến sĩ công an vừa đến trả lời: “Anh là công an ở khu vực này, tuy em dắt bộ nhưng anh vẫn phải kiểm tra giấy tờ bình thường”. Phản ứng lại, người bị “bắt lỗi” kêu: “ Bọn em vừa dắt xe đi qua đây, đang đứng ở đây, các anh ập đến đòi kiểm tra giấy tờ xe chính chủ hay không? Em khẳng định với anh xe đây có chủ sở hữu, xe chính chủ là của em… ”. Chưa để người bị “bắt lỗi” nói hết, chiến sỹ công an này liền chống một tay vào hông, phản ứng gay gắt xưng "mày, tao" và bắt người này phải mang ngay xe về đồn để kiểm tra…

Cư dân mạng bức xúc

Ngay sau khi được đăng tải lên, đoạn clip nhanh chóng thu hút được hằng trăm người xem, đồng thời có rất nhiều ý kiến tranh cãi từ các thành viên mạng xoay quanh vấn đề này. Thành viên Hieu T. Ly bình luận: “Thứ nhất: Chào sai điều lệnh là chán rồi. Thứ 2: Xe không ttham gia giao thông, ai cho cưỡng chế dừng xe lại?. Thứ 3: Công an phường không đủ thẩm quyền để dừng xe vi phạm giao thông. Thứ 4: Không có giấy khám xét kiểm tra thì đừng ai cho tra khảo hỏi cung. Kể cả đáng tình nghi cũng không được quyền làm gì hết, trừ các lực lượng đặc biệt như 141”.

Còn thành viên Thanh Nguyễn chia sẻ: “Công an gì mà đến không chào theo hiệu lệnh, lại còn xưng hô tao mày với dân. Thử hỏi văn hóa để ở đâu? Không biết chiến sỹ này có nắm được Thông tư 27 không mà lại làm việc như vậy?”.

Tuy nhiên, thành viên Từng Thản cho hay: “Công an phường vẫn có quyền dừng phương tiện tham gia giao thông, nhưng việc kiểm tra hành chính thì phải nêu ra được lỗi của người tham gia giao thông, thì lúc đó, họ mới phải xuất trình giấy tờ. Còn khi dừng phương tiện, người có thẩm quên ra hiệu lệnh dừng phương tiện phải chào theo đúng điều lệnh…”.

“Ở clip này, chiến sĩ công an sai về điều lệnh do cách xưng hô cư xử với nhân dân không đúng. Còn người dân sai về việc không chứng minh được nguồn gốc cái xe. Không phải chủ xe thì biết đâu là xe ăn cắp thì sao? Nếu các bạn theo dõi chốt 141, từng bắt được vài vụ vừa ăn cắp xe xong, không đội mũ bị tóm luôn… Sau đó, người bị hại được trả lại xe. Chuyện cũng chẳng có gì sao lại cứ phải oang oang lên vậy?”, thành viên FC Vod Ka bình luận.

Theo Kiến Thức 

http://www.vanganh.info/2013/05/clip-cong-phuong-xung-tao-may-vo-co-bat.html?utm_source=twitterfeed&utm_medium=twitter


Chứng khoán tháng 4 rớt thảm, hơn 51.000 tỷ đồng ‘đào tẩu’ khỏi thị trường



Chỉ trong vòng một tháng, trên 2,4 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu. Trong khi về số tuyệt đối, “ông lớn” ngành tiêu dùng Ma San thiệt hại nặng nề nhất, mất gần 11.000 tỷ đồng thì về tỷ lệ, KBC mất 17,5% vốn hóa, HAG mất 20%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tháng 4 đầy chật vật và sóng gió. Không tin đồn thất thiệt, không có những dấu hiệu quá tiêu cực về vĩ mô nhưng chính tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng của giới đầu tư lại nhấn thị trường đi xuống, khiến hàng chục tỷ đồng “không cánh mà bay” khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu.
Nếu trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đánh mất 5,2% về giá, xuống còn 58,36 điểm đóng cửa phiên 26/4 thì chỉ số sàn TP.HCM (VN-Index) cũng đánh rơi 31,3 điểm, tương ứng giảm 6,1% còn 474,51 điểm.
Trên thực tế, phiên mở đầu tháng 4 cũng là phiên vốn hóa trên hai sàn ở mức cao nhất. Những người quan sát đã không khỏi hụt hẫng, bởi sau phiên tăng mạnh mẽ ngày 1/4 là chuỗi giao dịch đầy phập phù, bất ổn của thị trường.
Theo đó, đầu tháng 4, VN-Index bật tăng gần 15 điểm tương ứng 3% trong khi HNX-Index cũng tăng 1,26 điểm tương ứng 2,09%. Đến phiên chốt tháng, tình hình đảo ngược: VN-Index mất 2,08 điểm tương ứng giảm 0,44% và HNX-Index cũng mất 0,33 điểm tương ứng giảm 0,56%.
Theo thống kê của Dân trí dựa trên dữ liệu từ 2 Sở Giao dịch chứng khoán, trong vòng 1 tháng, vốn hóa sàn HSX “bốc hơi” 46.822 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 5,72%) xuống còn 771.922 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên 26/4. HNX với quy mô vốn hóa nhỏ hơn, mất 4.287 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 4,46%) xuống còn 91.757 tỷ đồng.
Tổng cộng, thị trường chứng khoán Việt Nam trong 1 tháng giao dịch vừa qua đã để hao hụt khối tài sản lên tới 51.108,89 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,43 tỷ USD.
Những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường thường là những mã chịu ảnh hưởng lớn nhất thể hiện qua trị giá tuyệt đối của phần tài sản “bốc hơi”.
Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ thất thoát, những mã hao hụt mạnh nhất lại là những mã được chọn đầu cơ trong bối cảnh hiện tại. Thị trường có dấu hiệu biến động, cổ phiếu đầu cơ sẽ bị xả hàng đầu tiên và không tránh khỏi giảm giá.
MSN của CTCP Tập đoàn Ma San
Hao hụt: 10.996 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 12,8%
Vốn hóa ngày 26/4: 74.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 109.000 đồng/cp.
VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Hao hụt: 10.660 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 14,4%
Vốn hóa ngày 26/4: 63.497 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 27.400 đồng/cp

GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV Gas)
Hao hụt: 7.580 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7%
Vốn hóa ngày 26/4: 100.435 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 53.000 đồng/cp.
BVH của CTCP Tập đoàn Bảo Việt
Hao hụt: 4.151 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 31.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 46.900 đồng/cp.
HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai
Hao hụt: 3.009 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 19,9%
Vốn hóa ngày 26/4: 12.145 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 22.600 đồng/cp.
CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
Hao hụt: 1.836 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 3,7%
Vốn hóa ngày 26/4: 48.240 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 18.400 đồng
DPM của Tổng công ty Phân Bón & Hóa chất Dầu khí – CTCP
Hao hụt: 1.254 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7,3%
Vốn hóa ngày 26/4: 16.033 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 42.200 đồng
ITA của CTCP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo
tantao-chungkhoan
Hao hụt: 448 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,4%
Vốn hóa ngày 26/4: 3.474 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.200 đồng
KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP
Hao hụt: 406 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 17,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 1.912 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.600 đồng/cp

Theo Dân trí

Đại diện 5 tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp



Danlambao - Hôm 1/5, đại diện các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Nội dung bản Tuyên Bố Chung nhấn mạnh đến 8 điểm:

1- Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.

3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội...

4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu  cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.

6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.

7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.

8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình - Trung Lập - Tự Do - Dân Chủ; Do Dân - Phục Vụ Dân - Lập Quyền Dân.

Những người tham gia ký tên đại diện cho 5 tôn giáo tại Việt Nam gồm có: 

1- Hòa Thượng Thích Không Tánh - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
2- Linh Mục Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
3- Linh Mục Lê Ngọc Thanh - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
4- Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
5- Mục Sư Hồ Hữu Hoàng - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
6- Cụ Lê Quang Liêm - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy.
7- Chánh Trị Sự Hứa Phi - Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.

Dưới đây là toàn văn bản Tuyên Bố chung:


Giới trẻ thả bóng bay mang thông điệp "Hòa Giải để Hy Vọng" trong ngày 30/4



Hòa Giải để Hy Vọng - Tròn 38 năm trôi qua, cuộc nội chiến hơn 20 năm của dân tộc đã kết thúc. Tuy nhiên, sự hận thù và khác biệt giữa 2 phía vẫn chưa hề nguôi ngoai. Sự chia rẽ đó cũng là nguyên nhân một phần ngăn cản bước tiến của đất nước, khi từ hai phía đối nghịch vẫn dành cho nhau những anh mắt thù hận.

Một cuộc chiến ý thức hệ, khi những người cùng mang trong mình dòng máu đỏ da vàng, vẫn say sưa bảo vệ những khác biệt về tư tưởng, thậm chí chĩa những họng súng mang về từ ngoại bang để bắn vào chính những người anh em của mình. 

Chúng tôi, những người sinh sau chiến tranh, chưa một lần nghe tiếng bom rơi, chưa một lần ngửi mùi khói súng cùng mong muốn tất cả chúng ta, hãy cùng nhau hướng tới một hi vọng cho tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước này. 

Một đất nước mấy chục năm sau chiến tranh, vẫn ê chề trong sự nghèo nàn, lạc hậu, nghèo đói và bất công. Một đất nước vẫn “nhỏ bé”, chưa một lần được đứng dậy mà đi lên. 

Chúng ta, không thế giữ mãi sự khác biệt và thù hận từ một cuộc chiến không đáng có mà bỏ qua tương lai. 

Đất nước này cần sự thấu hiểu hơn về nhau, càn sự cao thượng hơn. 

Đất nước này cần phải có những sự thay đổi, và điều đầu tiên có lẽ là việc của mỗi chúng ta. Đó là một sự hòa giải, để những vết thương chiến tranh sau mấy chục năm không còn nhức nhối và lây lan sang cả những thế hệ vô can với quá khứ đó. 

Với mong muốn đó, cùng một mục tiêu “Hoà giải để hy vọng”, chúng tôi cùng nhau làm những việc rất nhỏ bé để nhớ đến ngày 30/04.

Chúng tôi coi đây như là một ngày kết thúc một cuộc nội chiến dằng dặc tang thương và không đáng có của đất nước này. 

Những quả bóng bay màu xanh như một niềm hy vọng cho tương lai của đất nước được chúng tôi mang đến tặng tất cả những người đã gặp ở công viên Thống Nhất và công viên Nghĩa Đô như một lời nhắn nhủ của chúng tôi đến tất cả mọi người. 

Những quá bóng bay sau đó được mang thả lên trời, như một niềm hi vọng cho tương lai đất nước có thể bay cao và hướng tới bầu trời của tự do, công bằng.