THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 November 2013

Nhân quyền - Thách thức và cơ hội



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Mong muốn của tôi, thông qua bài viết này là ủng hộ quan điểm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam trong Tuyên bố vừa qua của họ về vấn đề Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Và cũng qua đây, mỗi chúng ta hãy cùng nhau bỏ qua các khác biệt dù là nhỏ nhất để cùng nhau đoàn kết lại thành một sức mạnh có thể làm nên một mùa xuân cho dân tộc. Niềm tin chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta và ngày mà dân tộc Việt Nam được hưởng hạnh phúc tự do, dân chủ sẽ đến rất gần hơn bao giờ hết! Hãy cùng tiến lên và về đích!...


*

Bất ngờ? Không hề!

Việt Nam cộng sản đảng trị đàn áp người dân là một điều hoàn toàn ai cũng dễ dàng biết. Chúng ta hẳn không cần phải nhắc lại hàng nghìn án oan cho người đấu tranh cho tự do, dân chủ, hàng triệu người dân oan và hàng trăm ngàn những cái chết thê thảm trong tay công an v.v… Chính vì vậy có thể nói nhiều người cho rằng cộng sản Việt Nam được vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một điều bất ngờ và đáng thất vọng cho tất cả nỗ lực của người dân trong và ngoài nước trong nhiều năm qua. Nhưng sự thật lại không phải như thế! Không hề bất ngờ chút nào cả.

Vì sao lại không hề bất ngờ?

Trước cuộc bầu bán vào cái ghế nhân quyền của cộng sản Việt Nam thì nhiều người đấu tranh trong và ngoài nước đã nhận định có đến 90% cộng sản Việt Nam sẽ có chỗ ngồi tại đây dù rằng nói như Bà Julie Gromellon, đại diện FIDH - Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới: “Việt Nam đã không chứng tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi...”. Còn theo Ông Phil Robertson thuộc Human Rights Watchthì: “Chúng tôi hết sức quan ngại khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”.

Lý do rất đơn giản mà chúng tôi tin cộng sản sẽ vào hội đồng nhân quyền mặc dù người dân trong nước cho rằng sẽ là sỉ nhục cho vấn đề coi trọng nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời cũng là gây sự khó khăn cho những người đấu tranh trong nước vì tội “phản động” đó là:

Kể từ ngày có hình thức bầu chọn mở rộng thông qua phiếu bầu của đại hội đồng từ nhiệm kỳ của ông Kofi Annan làm tổng thư ký LHQ thì việc mua phiếu bầu từ những nước Châu Phi bằng tiền để trưng cái danh hão về nhân quyền của cộng sản Việt Nam là một điều không khó làm.

Tiếp theo đó, trong cuộc bầu chọn với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, nhiệm kỳ 2014-2016 và cộng với sự rút lui của Jordan trước đó thì việc có đạt được mục tiêu của cộng sản Việt Nam hoàn toàn không khách quan chút nào.

Cũng cần phải nói, Việt Nam cộng sản được xếp cùng loại với Trung Cộng, Maldives, Saudi Arabia v.v... là những nước chưa bao giờ cho phép giám sát nhân quyền công khai thì đó cũng là điều dễ hiểu không có gì đáng tự hào của cộng sản Việt Nam.

Cuối cùng có thể một lý do mà chúng ta cần phải chú ý đó là bàn tay của người Mỹ. Người Mỹ rất muốn thông qua việc này tròng cổ Việt Nam cộng sản vào để người dân trong và ngoài nước lấy đó để tố cáo cộng sản Việt Nam nhiều hơn nữa trong những vấn đề nhân quyền. Đồng thời người Mỹ muốn dùng nó để tạo ra một sự phân hóa, ly khai Việt Nam và Trung cộng.

Do đó cũng cần phải nhìn nhận rằng sự kiện cộng sản Việt Nam được vào Hội đồng Nhân quyền không có gì là lạ.

Phải tiến lên mạnh mẽ hơn

Cộng sản Việt Nam cần cái ghế nhân quyền 3 năm để làm một công đôi việc: Lừa đảo người dân trong và ngoài nước về vấn đề nhân quyền. Cái đích thứ hai đó là xin vào TPP để cứu vãn kinh tế đang sắp chết toàn diện (Xem thêm - Nhà cầm quyền cộng sản ăn xin TPP). 

Đứng trước việc cộng sản đã ngồi vào ghế đó chúng ta cần phải thấy đó là những khó khăn và thuận lợi:

Nếu cộng sản Việt Nam vin vào việc “đã có nhân quyền” để đàn áp người đấu tranh thì chúng sẽ gặp nhiều bất lợi. Đó là người dân sẽ bị đàn áp nhiều hơn và khi đó, giống như những chiếc lò xo bị nén căng lại thì sức phản kháng càng cao và lúc đó hậu quả sẽ là khó lường với cộng sản. Đồng thời, những người đấu tranh trong và ngoài nước cũng dựa vào đó để tố cáo tới LHQ cũng như các tổ chức theo dõi nhân quyền độc lập để xem xét lại tư cách của cộng sản Việt Nam nhằm triệt hạ nút thắt kinh tế của cộng sản.

Nếu cộng sản Việt Nam đứng trước chiếc thòng lọng và miếng mồi TPP mà Mỹ đưa ra mà giảm bớt đàn áp người đấu tranh thì cũng là một thuận lợi cho chúng ta tuyên truyền về việc cộng sản bán nước, chống điều 4 Hiến Pháp và nhiều điều luật vô lý nữa để dẫn đến sự đồng loạt đấu tranh. Ngoài ra, thông qua con bài nhân quyền và mục tiêu là TPP thì Mỹ muốn người dân Trung cộng đứng lên phản kháng chế độ bạo quyền cộng sản Trung cộng. Điều đó cũng kéo theo việc ly khai Trung cộng ra khỏi Việt cộng sẽ có những bước tiến lớn mà chúng ta đang mong muốn để dễ thở hơn lật đổ chế độ độc tài bán nước hại dân.

Nói tóm lại, dù có thể có khó khăn do có thể bị đàn áp mạnh hơn và ai cũng biết cộng sản ký rất nhiều nhưng thực hiện chẳng đáng số 0 là bao nhiêu nhưng lần này dù có vào chiếc ghế nhân quyền hay không thì đối với cộng sản Việt Nam cái lợi thì ít mà cái hại thì nhiều hơn rất nhiều. Do đó, cá nhân tôi nhận thấy rằng những gì đang diễn ra trong tình hình quốc tế và trong nước cho thấy chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới có phần thuận lợi hơn mà chúng ta phải nắm lấy. Chúng ta sẽ phải cùng nhau tiến bước mạnh mẽ hơn nữa để có thể tố cáo tội ác của cộng sản Việt Nam ra toàn thể thế giới và người dân trong nước. Những gì đã làm là một sự cố gắng thì giờ đây chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa và không thể lui bước trước bạo quyền cộng sản.

Tiến lên và về đích

Những việc mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã làm trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận như việc trao Tuyên bố 258Tuyên bố về vụ án xử Đinh Nhật Uy v.v... Đó là những bước thành công ban đầu và cũng là cơ sở và nền tảng cho tất cả có thể cùng tiến bước. Ngày hôm nay, trước tình hình nhà cầm quyền cộng sản độc tài đã ngồi vào chiếc ghế nhân quyền mà chúng ta thấy đó là một trò bịp thì có lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để cùng nhau dấn thân, tiến lên và về đích. Mạng Lưới Blogger đã đi từ những bước chuẩn bị để đi đến một trong những bước cụ thể hơn đó là: Tuyên bố đấu tranh trực diện với độc tài đảng trị.



Vì vậy! Tôi hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam. Tôi xem đây là một tuyên bố cụ thể và thể hiện quyết tâm đấu tranh cho dân chủ tự do tại Việt Nam đến cùng và không chịu khuất phục trước các thủ đoạn của bạo quyền cộng sản.

Mục đích của tất cả chúng ta trong đó có Mạng Lưới Blogger Việt Nam là tận dụng chiếc ghế nhân quyền của cộng sản Việt Nam đã ngồi vào để tiến hành tố cáo các vi phạm nhân quyền của nó. Từ đó đánh vào gót chân Asin kinh tế mà cộng sản đang mắc phải để có thể ngăn chặn việc dùng tiền để duy trì an ninh, côn đồ để duy trì chế độ bán nước hại dân hiện nay. Đồng thời dấy động người dân nhận thấy sự thật để đòi lại quyền tự do dân chủ mà cộng sản đã lấy đi mấy chục năm qua. Hơn lúc nào hết, để chiến thắng bạo quyền cộng sản thì chúng ta cần phải đoàn kết lại và hành động cụ thể hơn nữa như những gì đã tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Mong muốn của tôi, thông qua bài viết này là ủng hộ quan điểm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam trong Tuyên bố vừa qua của họ về vấn đề Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Và cũng qua đây, mỗi chúng ta hãy cùng nhau bỏ qua các khác biệt dù là nhỏ nhất để cùng nhau đoàn kết lại thành một sức mạnh có thể làm nên một mùa xuân cho dân tộc. Niềm tin chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta và ngày mà dân tộc Việt Nam được hưởng hạnh phúc tự do, dân chủ sẽ đến rất gần hơn bao giờ hết! Hãy cùng tiến lên và về đích!...

17/11/2013


VNPT dùng thủ đoạn can thiệp, chuyển hướng các truy cập đối với Dân Làm Báo



Các bạn thân mến,

Bắt đầu từ trưa hôm nay, 17/11/2013, nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp kỹ thuật, cố tình chuyển hướng các truy cập Dân Làm Báo dẫn sang một trang web khác. Hành vi trên đã bị phát hiện khi nhiều bạn đọc truy cập vào Dân Làm Báo thì bất ngờ trình duyệt bị chuyển sang trang vnexpress.net.

Cụ thể: Khi bạn đọc truy cập vào tên miền chính thức của Dân Làm Báo tại địa chỉhttp://danlambaovn.blogspot.com, máy chủ của VNPT sẽ lập tức ngăn chặn, đồng thời tự ý dùng kỹ thuật để can thiệp và chuyển hướng. Trình duyệt của bạn đọc sau đó sẽ tự động bị chuyển đến trang web VNExpress mà không phải địa chỉ của Dân Làm Báo như lúc đầu.

Lúc 14 giờ chiều cùng ngày, bạn đọc Dân Làm Báo sử dụng thuê bao internet của VNPT tại nhiều khu vực khác nhau đã xác nhận về sự cố trên. Các cuộc thử nghiệm do CTV Danlambao thực hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự, mặc dù máy tính đã chuyển sang DNS của Google.

Để vượt thoát khỏi hành vi can thiệp của VNPT, bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm vượt tường lửa như Ultrasurf, Hotspot Shield... để truy cập Dân Làm Báo. 


Có thể nói, đây là một thủ đoạn cực kỳ tinh vi của VNPT nhằm mục đích ngăn chặn người dân tiếp nhận các thông tin tự do trên Dân Làm Báo và trên Internet.

Hành vi tự tiện chuyển hướng các truy cập cho thấy VNPT đã can thiệp thô bạo vào máy tính người dùng, đặc biệt là đối với bạn đọc Dân Làm Báo.

Thêm vào đó, việc VNPT can thiệp kỹ thuật một cách lén lút, cố tình chuyển hướng truy cập sang một trang web khác khi không được sự đồng ý của người dùng cũng chính là hành vi lừa đảo.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một doanh nghiệp lớn với 100% vốn nhà nước, có thị phần internet chiếm 62,82% tổng số các thuê bao internet tại Việt Nam. Từ cuối năm 2010, VNPT đã chính thức chặn tường đối với Danlambao. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp này cũng gia tăng các biện pháp kỹ thuật nhằm 'chặn triệt để' việc truy cập của người dân vào Dân Làm Báo.

Chưa đầy một tuần sau khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhà cầm quyền VN thông qua tập đoàn VNPT đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng những điều đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Ðiều 19, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nêu rõ: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới."

Hành vi dùng thủ đoạn để can thiệp kỹ thuật, ngăn chặn và chuyển hướng truy cập diễn ra ngay sau khi Dân Làm Báo cho đăng tải bản Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. 

Sư trụ trì thay tượng Phật chửi tục hơn xã hội đen:”chúng mày chỉ có đi làm đĩ” !!!!



“Cái loại chúng mày chỉ có đi làm đĩ, nằm ngửa mà kiếm tiền thôi, sức đâu ra mà chở gỗ…”.

Thời gian gần đây, dư luận đang rất bức xúc việc sư Thích Minh Phượng mang một pho tượng bằng đồng có khuôn mặt giống mình lên vị trí Tam tòa (nhà tổ) để thờ tại chùa Chân Long (xã Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội). Cùng với đó là việc làm “mất tích” pho tượng cổ Minh Hoàng, nhiều bát hương cổ và tự ý thay đổi di tích lịch sử quốc gia chùa Chân Long.
Người dân xã Chàng Sơn và các xã vùng lân cận còn “ngậm đắng, nuốt cay” bởi hành vi đòi tiền để cúng đưa vong linh lên chùa (3 – 5 triệu đồng), mua rau không trả tiền, thường xuyên đóng của chùa không để dân vào lễ Phật và đặc biệt là gây gổ, đánh người của sư Phượng.
Chị Nguyễn Thị Nhung cùng là đơn kiện sư Thích Minh Phượng vì tội đánh người.
Sự việc sư Phượng đánh chị Nguyễn Thị Nhung (xã Hữu Bằng – Thạch Thất) xảy ra vào cuối tháng 7/2013 tại xã Bình Phú. Chị Nhung đã làm đơn kiện nhiều lần lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết.
Chị Nguyễn Thị Nhung kể: “Hôm đấy, xe ôtô của sư Phượng đâm vào người chở gỗ, sư không quan tâm người đó có chết hay không mà lo xe của mình bị xước sơn, vỡ kính.Tôi chạy lại đỡ người chở gỗ thì sư chửi rồi túm tóc bóp cổ, tát vào mặt. Không hiểu sư bóp kiểu gì mà đầu tôi không ngẩng lên được suốt một tuần, tôi phải đi bệnh viện Sơn Tây chữa nửa tháng mới khỏi. Tôi đã làm đơn kiện nhưng đến nay không thấy chính quyền xử lý”.
Sư Phượng mắng người, chửi bậy trong vụ xô xát tháng 7/2013.
Trong vụ xô xát, sư Phượng còn văng tục, chửi bậy người chở gỗ và chị Nhung.
“Vợ chồng mày có chết ở đường tao cũng không thèm cứu. Cái loại chúng mày chỉ có đi làm đĩ, nằm ngửa mà kiếm tiền thôi, sức đâu ra mà chở gỗ…”. Chị Nhung thuật lại.
Anh Tần (xã Chàng Sơn – Thạch Thất) cho biết: “Hôm ấy, xe của sư Phượng có xước sơn và vỡ đèn nhưng không hề có một lời hỏi thăm người bị đâm, sư còn đánh chị Nhung vì tội đỡ người chỡ gỗ. Suốt một tiếng đồng hồ sư Phượng đứng chửi chị Nhung và nhiều người khiến cho đường tắc”.
Một người dân nói: “Sư Phượng rất lộng hành, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình, sư Phượng thật sự không có văn hóa, không giống người đi tu”.
Được biết, sau khi chữa ở bệnh viện Sơn Tây mọi chi phí gia đình chị đều phải chịu, sư Phượng không có hỗ trợ hay một lời hỏi thăm. Chị Nhung đã làm đơn kiện sư Thích Minh Phượng nhiều lần lên UBND xã Chàng Sơn, UBND xã Bình Phú và UBND xã Hữu Bằng nhưng hai nơi này đều đẩy qua, đẩy lại.
Bông Giang
Theo phunutoday

Mong manh những chiếc ghe đưa người vượt lũ


17/11/2013 11:35 (GMT + 7)
TTO - Nhiều nơi ở Quảng Nam, người dân dùng ghe chở người và xe cộ qua lại trên dòng nước lũ chảy siết khá nguy hiểm.






Sáng 17-11, nhiều nơi trên địa bàn huyện Đại Lộc, Quảng Nam vẫn ngập sâu trong nước lũ. Tại nhiều tuyến đường ở cầu Quảng Huế (xã Đại An), cầu Quan Âm (xã Đại Quang), cầu Ba Khe (Đại Lãnh) bị chia cắt vì ngập sâu trong nước lũ hơn 1m.


Tại cầu Quảng Huế (xã Đại An), nước lũ vẫn còn ngập sâu gần 1,5m, chia cắt khu dân cư ở vùng B huyện Đại Lộc.
Những người dân, sinh viên địa phương buộc phải vượt dòng nước lũ bằng ghe do các chủ phương tiện tại địa phương tranh thủ làm "dịch vụ chuyên chở" để kiếm thêm tiền. Mỗi chuyến vận chuyển người và xe qua lại, chủ đò lấy từ 20.000 đến 30.000 đồng.
Không có áo phao trên đò cho cả người lớn và trẻ em. Có ghe nhỏ lại chở gần chục người qua dòng nước lũ.
Anh Lê Hoàng (40 tuổi, thôn Bầu Tròn, xã Đại An), cho biết: “Nước lũ ngập sâu, chia cắt tuyến đường này khiến người và xe cộ ách tắc. Thấy mọi người đứng cả buổi chờ nước rút nên anh em chúng tôi về lấy ghe nhà mình để chở mọi người qua lại. Người dân thì lấy tiền chứ sinh viên, học sinh thì miễn phí”.
“Em là sinh viên học ở Đà Nẵng. Sáng nay tưởng lũ đã rút hẳn nên về quê, ai ngờ đoạn đường cầu Quảng Huế còn ngập nên phải nhắm mắt đi đò qua, dẫu biết là rất nguy hiểm”, Lê Thị Cúc, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đà Nẵng, nói.
Tại cầu Ba Khe, xã Đại Lãnh, đoạn qua cầu bị nước lũ chia cắt gần 1km, người dân dùng phà để chở người và xe cộ qua lại. Mỗi chuyến phà chở từ 20- 30 hành khách. Mỗi hành khách và một chiếc xe máy được chủ phà lấy với giá 40.000 - 50.000 đồng.    
LÊ TRUNG

Quốc lộ 1 vẫn đứt mạch ở đoạn qua cầu Bình Định



17/11/2013 15:17 (GMT + 7)
TTO - Chiều 17-11, việc khắc phục sự cố lũ cuốn trôi hơn 50m đường dẫn cầu Bình Định (trên tuyến quốc lộ 1, đoạn qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn chưa xong.
Xe máy đổ, san đá khắc phục sạt lở quốc lộ 1 tại phía nam cầu Bình Định (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) - Ảnh: Duy Thanh

Ông Đinh Bảo Khanh – trưởng phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ tỉnh Bình Định – cho biết đơn vị nỗ lực hết sức làm xuyên đêm và thông trưa, cố gắng đến tối 17-11 có thể thông tuyến quốc lộ 1 qua khu vực này.
Tại hiện trường, các loại xe tải, xe ủi được huy động từ cả hai phía đầu cầu để đổ đá tảng, san gạt xuống dòng sông. Ông Khanh cho hay việc khắc phục sự cố sạt lở khu vực này đã được thực hiện từ sáng 16-11, làm xuyên đêm và vắt sang ngày 17-11.
Phương án khắc phục là đơn vị thi công đổ đá hộc lấp bù vị trí đường bị lũ cuốn, khi gần đầy mặt đường thì đổ đá cấp phối để thông xe, đợi trời nắng ráo mới có thể láng nhựa.
Trước đó, rạng sáng 16-11, nước lũ từ thượng nguồn đổ về quá lớn đã cắt đứt 50m đường dẫn phía nam cầu Bình Định, khiến lưu thông trên quốc lộ 1 bị đứt, hàng ngàn xe các loại ùn ứ ở hai đầu cầu.
Lực lượng chức năng phải phân luồng cho xe đi vòng vào thị xã An Nhơn để giải tỏa lượng xe quá lớn. Nhờ vậy, không có tình trạng ùn ứ xe ở đoạn đường này
Ngoài vị trí hư hỏng này, theo ông Khanh, lũ cũng làm sạt lở mố phía nam cầu Huỳnh Kim 1 ở phía nam cầu Bình Định; làm sạt hơn nửa chiều ngang mặt đường tại km 1209+460 thuộc thị xã An Nhơn. Những điểm sạt lở này được khắc phục kịp thời nên không gây đứt giao thông.
DUY THANH

PICS : Nhiều nơi ở Miền Trung vẫn ngập trong nước, 31 người chết



17/11/2013 10:43 (GMT + 7)
TTO - Đến chiều 17-11, hàng ngàn ha hoa màu và nhiều địa phương tại huyện Tây Sơn (Bình Định) vẫn còn ngập trong nước.










Cơn lũ bất ngờ đổ về được xem lớn nhất trong vòng 50 năm trở lại đây đã cuốn trôi 20 căn nhà, hàng ngàn ngôi nhà dân bị ngập. Ông Tạ Xuân Chánh - chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, thiệt hại đến bây giờ chưa thể thống kê chính xác.
Hơn một ngày vật lộn với lũ, nhiều người dân tại xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) đã kiệt sức. Đi vào các ngôi làng đâu cũng thấy cảnh người dân cọ rửa nhà cửa, cố vớt vát lại đám lúa, gạo đã bị nước lũ kéo vào làm hư hại.
Ông Đỗ Văn Sỹ - phó chủ tịch UBND huyện Tây Sơn nói nguyên nhân khiến lũ về bất ngờ và lên nhanh là do lượng mưa quá lớn, nước từ thượng nguồn đổ về ào ạt khiến các xã phía dưới bị ngập nặng. Ông Sỹ cũng nói việc ngập lụt ở Tây Sơn loại trừ nguyên nhân do thủy điện An Khê - Kanak và hồ thuỷ lợi Định Bình xả lũ.
Đêm 16-11, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa trong 12 giờ phổ biến từ 30 - 80mm. Đến 7g ngày 17-11, mưa lũ miền Trung đã làm 31 người chết.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định lên lại; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Phú Yên đang xuống chậm và còn ở mức từ báo động 1 đến báo động 2, một số nơi trên báo động 2.
Lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định tiếp tục lên; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Phú Yên tiếp tục xuống chậm.
Đến trưa, chiều 17-11, lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định sẽ đạt đỉnh, riêng sông Kôn tại Thạch Hòa đạt đỉnh vào tối nay.
Hội An: nước rút chậm
Trong khi đó, từ giữa khuya đến sáng 17-11, lũ ở TP Hội An (Quảng Nam) bắt đầu xuống chậm. Dù vậy, nhiều nơi ở phố cổ vẫn còn chìm ngập trong biển nước.
Tại một số tuyến đường trong phố cổ như: Trần Phú, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học, nước đã rút gần hết. Riêng 2 tuyến đường nằm ven sông Hoài là Bạch Đằng và Nguyễn Thị Minh Khai, nước vẫn còn ngập lênh láng.
Cụ thể, đoạn đường Bạch Đằng gần chợ Hội An, nước còn ngập sâu đến 1,5m khiến khu chợ chưa thể hoạt động trở lại. Nhiều hộ dân ngụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn phải bì bõm lội nước ra bên ngoài bởi mực nước còn cao xấp xỉ ngang đầu gối.
“Lũ bắt đầu rút chậm kể từ 12g tối hôm qua. Đến bây giờ nước chỉ còn ngấp nghé ở bậc thang cấp ngoài hiên. 4 năm kể từ năm 2009, người dân trong phố cổ mới hứng chịu trận lũ lớn đến vậy. Lũ lên nhanh khiến nhiều hộ kinh doanh quà lưu niệm không kịp trở tay, hàng hóa bị ngấm nước”, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu, ngụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết.
Trong sáng 17-11, Công ty môi trường thành phố Hội An cử lực lượng xuống khu vực cầu An Hội phối hợp với người dân sinh sống gần Chùa Cầu tiến hành thu gom lục bình, rác rưới. Cả tấn lục bình theo con nước lũ từ thượng nguồn trôi dạt về bủa vây trên mặt nước sông Hoài, sau đó ứ đọng tại cầu An Hội.
Một chiếc xe múc loại lớn đã được điều động đến chuyên chở nhằm nhanh chóng làm sạch dòng sông, khơi thông dòng chảy.
Còn ở khối An Hội (phường Minh An), đến 9g30 sáng nay vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập nặng. Tại nhiều điểm ngập sâu 1,5m. Các hộ dân đi sơ tán lũ đến thời điểm này mới quay trở về nhà dọn dẹp nhà cửa, tống khứ rác thải ứ đọng suốt 2 ngày qua.
34 người chết, mất tích
Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, theo thống kê sơ bộ, tính đến 7g sáng 17-11, mưa lũ đã làm 31 người chết (Bình Định 13 người, Quảng Ngãi 13 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người, Kon Tum 1 người); 2 người mất tích tại Quảng Nam và Gia Lai do lũ cuốn trôi; 3 người bị thương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung – Tây nguyên hồ chứa vừa và lớn các tỉnh Tây Nguyên (từ Kon Tum đến Đắk Nông): Các hồ đang vận hành bình thường. Dung tích hồ đang ở mức cao, nhiều hồ đã đầy nước.
Hiện ở Quảng Nam, các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. Hiện vùng ngập đã giảm khá, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.
Quảng Ngãi hiện hơn 40 xã tại lưu vực các sông: Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn đã bị ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập.
Hiện tại hạ du sông Vệ, sông Trà Câu còn ngập, các khu vực khác giao thông đã trở lại bình thường.
Bình Định đang bị ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập

THÁI BÁ DŨNG - TIẾN THÀNH - THANH BA - HỮU KHÁ