THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 August 2013

Blogger Điếu Cày ngưng tuyệt thực

Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đã chính thức ngừng tuyệt thực, theo thông tin từ người nhà ông cho VOA Việt ngữ biết tối ngày 2/8.

Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày nói trong cuộc thăm gặp định kỳ hằng tháng diễn ra chiều cùng ngày, bố anh thông báo đã chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài 33 ngày từ 24/6 đến 27/7 sau khi giới hữu trách vào trại giam xác nhận đơn khiếu nại của ông đã được tiếp nhận.

Mới hôm qua, truyền thông nhà nước cho đăng tải một đoạn video phản bác tin cho rằng blogger Điếu Cày tuyệt thực trong trại giam. Đoạn phim 2 phút chiếu các hình ảnh được nói là của Điếu Cày trong trại giam được cấp thức ăn, được khám sức khỏe, và nói rằng ông đủ sức khỏe để tiếp tục thi hành án.

Blogger Điếu Cày và thân nhân khẳng định nội dung đoạn video này hoàn toàn là một sự giả dối, cắt ghép hình ảnh.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ trên đường từ trại giam thăm bố trở về, con trai Điếu Cày cho biết thêm chi tiết.
  
Nguyễn Trí Dũng: Hôm nay ngày 2/8, mình vừa mới được gặp bố và mới bước ra tức thì.

VOA: Cuộc thăm nuôi kéo dài trong bao lâu?

Nguyễn Trí Dũng: Chỉ trong 7 phút thôi. Họ canh đúng 5 phút thì họ đuổi ra, nhưng hai bố con ráng bám lao với nhau để mà nói chuyện thêm được 2 phút nữa.

VOA: Trong cuộc gặp hôm nay, anh thấy hình ảnh của blogger Điếu Cày có giống những gì trên truyền hình nhà nước đưa ra mới tối qua không?

Nguyễn Trí Dũng: Không giống một tí xíu nào cả, nhưng bố mình nói là ông đang hồi phục trở lại và ông đã ăn trở lại, vì họ đã phải cho người xuống giải quyết khiếu nại cho ông và xin ông ăn trở lại. Ông ăn trở lại ngày 27/7 đúng ngay ngày mà họ cho Viện Kiểm Sát nhân dân Nghệ An, ông Thanh Nga, Trưởng phòng 4 Phòng Giam giữ và Cải tạo xuống gặp ông Hải lần thứ hai để giải quyết vấn đề. Lần thứ nhất, ông Nga đã biết nhưng cố tình lờ đi và không giải quyết.

VOA: Có thể hiểu là blogger Điếu Cày quyết định ăn trở lại khi những khiếu nại của ông đã được giải quyết phần nào?

Nguyễn Trí Dũng: Mục đích cuộc tuyệt thực là để đánh động dư luận và thứ nữa là để họ phải có động thái khẳng định rằng đơn khiếu nại của ông Hải đã đi ra ngoài. Còn việc giải quyết đến đâu là điều mà mình cũng đang hy vọng nhưng không nhiều. Bố mình muốn mọi người biết rằng đơn khiếu nại không chỉ của riêng ông mà của tập thể tù nhân chính trị Đội A, Trại giam 6, Thanh Chương-Nghệ An về vấn đề đàn áp tù nhân trong trại giam phải được tiếp nhận. Đó là mục đích lớn nhất, khi bố mình đạt được mục đích này, ông đã ăn trở lại.

VOA: Họ khẳng định đã nhận thư, nhưng chưa nói tới việc giải quyết?

Nguyễn Trí Dũng: Họ đã giải quyết một vấn đề trước mắt đó là việc thôi biệt giam ông Hải. Họ cho một người nữa vào ở cùng phòng với ông Hải để nói là ‘không biệt giam ông Hải’.

Bố mình cũng có đề cập đến việc họ quay camera, họ đã thực hiện từ rất lâu rồi. Họ lắp cả máy quay lén tại phòng giam của bố mình thường xuyên. Trong cùng tháng 7 vừa qua, họ đã có 3 cuộc tổng kiểm tra phòng, kiểm kê tất cả những đồ ăn trong phòng mà gia đình mình gửi vào. Cả 3 lần đó, họ đều không thể chứng minh được là bố mình đã ăn những đồ ăn đó vì tất cả đều còn nguyên. Họ không thể có được bằng chứng gì. Bố mình cũng nói những việc (quay lén) đó họ đã chuẩn bị từ trước rất lâu, chứ không phải chỉ trong ngày 26/7 như truyền hình họ đưa ra.
Chữ ký trong giấy khám sức khỏe của ông Hải như trên TV đưa hoàn toàn là chữ ký giả mạo, không phải là chữ ký của ông Hải.

Đoạn phim chiếu cảnh ông ngồi viết vào giấy (sau lúc khám sức khỏe) không phải là ông ký vào đơn khám sức khỏe gì của ông hết, mà đó là lúc ông viết yêu cầu họ không được sử dụng hình ảnh của ông vì ông phát hiện họ dùng camera quay lén gắn trong phòng và chụp tất cả đồ dùng cá nhân của ông. Họ lợi dụng hình ảnh đó để đưa một giấy khám sức khỏe ngày 26/7 khống, hoàn toàn không phải của ông Hải.

VOA: TV nhà nước đưa hình ảnh nói ông Hải được khám sức khỏe ngày 26/7, chính ông khẳng định không có chuyện đó xảy ra?

Nguyễn Trí Dũng: Đúng, chính xác như vậy. Không hề có chuyện đó xảy ra.

VOA: Điếu Cày có cho biết lần khám sức khỏe gần đây nhất của ông là vào ngày nào không?

Nguyễn Trí Dũng: Vào ngày 16/7.

VOA: Chữ ký trên giấy khám sức khỏe truyền hình nhà nước đưa ra không phải của Điếu Cày. Đó là xác nhận của gia đình hay của chính blogger Điếu Cày?

Nguyễn Trí Dũng: Đó là xác nhận của gia đình. Còn xác nhận của bố mình là ông không hề được khám sức khỏe ngày 26/7.

VOA: Anh nói hình ảnh TV nhà nước đưa ra hôm qua hoàn toàn không giống hình ảnh anh trực tiếp gặp bố anh hôm nay. Có những điểm khác cơ bản nào mà anh nhận ra?

Nguyễn Trí Dũng: Cơ bản nhất là từ ngày 20/7, ông Hải đã không thể đi đứng được bình thường, phải có người dìu ra, dìu vào thì làm sao ông có thể đi đứng, nói chuyện bình thường như trong đoạn video mà họ nói là quay ngày 26/7 như vậy được? Hình ảnh ông đứng đợi cơm (trong đoạn video) họ có thể quay bất cứ lúc nào trong suốt 5,5 năm ông Hải ở tù. Như mọi người cũng thấy trên video đó, ông Hải không hề cầm đũa hay cầm muỗng lên ăn bất kỳ cái gì.

Hôm nay trong cuộc gặp với gia đình, ông Hải đã xác nhận rằng cho tới ngày 27/7 khi ý muốn của ông đạt được, ông đã không hề ăn bất kỳ một cái gì hết. Thậm chí họ kiểm tra 3 lần trong tháng 7 xem trong đồ tiếp tế của gia đình ông có ăn gói mì, gói cháo nào không, tất cả vẫn còn nguyên. Cho nên cuối cùng họ phải đưa lên những thông tin vu khống như vậy. 

VOA: Hiện giờ, nguyện vọng chính của ông Hải là gì?

Nguyễn Trí Dũng: Bố mình muốn cảm ơn tất cả mọi người. Ông đã đạt được mục đích là đưa được đơn ra ngoài và bắt buộc cơ quan chức năng phải khẳng định là nhận đơn của ông. Thứ hai, ông muốn mọi người biết là sau song sắt nhà tù, tất cả tù nhân ở đó đều không đưa được thông tin ra ngoài. Nguyện vọng tiếp theo của bố mình là cho mọi người biết được hiện trạng của tù nhân trong trại giam, nhất là những người tù chính trị, tù nhân lương tâm.


Blogger Điếu Cày được biết đến như một trong những người tiên phong trong các hoạt động chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.

Cuộc tuyệt thực của ông phản đối việc bị ngược đãi và vi phạm nhân quyền trong trại giam đã thu hút sự chú ý của công luận trong và ngoài nước với nhiều lời lên án từ cộng đồng quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam và kêu gọi Hà Nội phải phóng thích nhà báo tự do từng được tổ chức Theo dõi Nhân quyền vinh danh Giải thưởng Hellman/Hammett.

Báo Thanh Niên CS quảng cáo miễn phí cho SBTN?


Hôm qua ad vừa mới đăng một album ảnh về một chương trình đặc biệt sẽ được chiếu trên SBTN vào cuối tuần này có tên “Y Phục Phụ Nữ Tân Thời". Đây là một buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang may theo các thiết kế xưa của ông Le Mur Cát Tường, người đầu tiên đã canh tân chiếc áo dài Việt Nam. Chương trình được quay tại studio thu hình của đài truyền hình SBTN: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.479696712120615.1073741834.129672027123087&type=1

Thật bất ngờ, sáng nay ad lại tìm thấy một bài viết trên tờ Thanh Niên cũng nói về chương trình này. Trước hết, cám ơn tờ Thanh Niên đã quảng cáo miễn phí cho chương trình của đài SBTN. Nhưng thật là lạ là trong suốt bài viết về chương trình của SBTN nhưng không có một chữ SBTN nào cả?? Một tờ báo lớn nhất nhì tại Việt Nam nhưng đăng thông tin chỉ phân nữa sự thật và lại không hề để nguồn thế này là sao nhỉ?

Đây là bài viết về chương trình "Y Phục Phụ Nữ Tân Thời" trên tờ Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130727/tim-lai-chiec-ao-dai-xua.aspx


Photo: Báo Thanh Niên quảng cáo miễn phí cho SBTN?

Hôm qua ad vừa mới đăng một album ảnh về một chương trình đặc biệt sẽ được chiếu trên SBTN vào cuối tuần này có tên “Y Phục Phụ Nữ Tân Thời". Đây là một buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang may theo các thiết kế xưa của ông Le Mur Cát Tường, người đầu tiên đã canh tân chiếc áo dài Việt Nam. Chương trình được quay tại studio thu hình của đài truyền hình SBTN: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.479696712120615.1073741834.129672027123087&type=1

Thật bất ngờ, sáng nay ad lại tìm thấy một bài viết trên tờ Thanh Niên cũng nói về chương trình này. Trước hết, cám ơn tờ Thanh Niên đã quảng cáo miễn phí cho chương trình của đài SBTN. ^_^ Nhưng thật là lạ là trong suốt bài viết về chương trình của SBTN nhưng không có một chữ SBTN nào cả?? Một tờ báo lớn nhất nhì tại Việt Nam nhưng đăng thông tin chỉ phân nữa sự thật và lại không hề để nguồn thế này là sao nhỉ?

Đây là bài viết về chương trình "Y Phục Phụ Nữ Tân Thời" trên tờ Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130727/tim-lai-chiec-ao-dai-xua.aspx

Tìm lại chiếc áo dài xưa

Đầu tháng 7.2013 tại Garden California (Mỹ), ông Nguyễn Trọng Hiền, con trai của họa sĩ Nguyễn Cát Tường - người sáng tạo những kiểu áo dài cách tân đầu tiên - tổ chức buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang may theo các thiết kế ngày xưa của bố mình.

Bộ sưu tập do 14 người mẫu nghiệp dư trình diễn. Những người mẫu này vốn là nữ sinh Trường Trưng Vương (Sài Gòn) cách đây khoảng 40 năm. Chương trình gồm 5 phần, đan xen những bài hát gợi nhớ về một Hà Nội xưa. Kết hợp với phần trình diễn của các người mẫu là những mẫu thiết kế được chiếu lên màn hình lớn. Khán giả có thể hình dung được những chiếc áo dài tứ thân, ngũ thân của gần 100 năm trước hoặc nhận diện, so sánh giữa mẫu thiết kế với những chiếc áo dài Le Mur đang lượn lờ trên sân khấu…, từ đó mới thấy được sự cách tân táo bạo của họa sĩ thiết kế đồng thời nể phục cặp mắt đầy mỹ cảm của ông để cho ra đời những chiếc áo dài vừa nhã nhặn thướt tha, vừa khép nép chừng mực đúng chất phụ nữ Á Đông, để đời sau tôn vinh một biểu tượng rất đẹp, rất riêng của phụ nữ Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Hiền và các người mẫu - d
Ông Nguyễn Trọng Hiền và các người mẫu - Ảnh: Khoa Vũ 
Theo nhiều tư liệu để lại thì vào đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, họa sĩ Nguyễn Cát Tường là thành viên nhóm Tự Lực Văn Đoàn (gồm Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ…). Nhóm này chủ trương cách tân đổi mới, giải phóng phụ nữ.
Các mẫu áo dài được trình diễn trong chương trình 1

Các mẫu áo dài được trình diễn trong chương trình 3
Các mẫu áo dài được trình diễn trong chương trình
Thời ấy, phụ nữ (miền Bắc) chỉ chơi rặt cái “mốt”: che phần ngực là một dải yếm mặc phía trong chiếc áo dài tứ thân truyền thống màu thâm, nâu hoặc đen, hai tà áo phía trước buộc chéo lại ở phần thắt lưng, còn “quần” chỉ là chiếc váy đụp (rỗng hai đầu, buộc túm ở phần cạp), cho nên mới có câu ca dao “Cái trống mà thủng hai đầu/Bên ta thì có, bên Tàu thì không”… Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1911 - 1946), quê ở Sơn Tây, tốt nghiệp khóa 4 Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1933), khi tham gia nhóm Tự Lực Văn Đoàn ông đề ra phương châm: “Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ, trí thức của một đất nước”. Ông lấy cảm hứng từ chiếc váy đầm của phụ nữ phương Tây với những kiểu nối vai (raglant), tay phồng, cổ lá sen… áp dụng vào kiểu áo dài tứ thân, ngũ thân truyền thống và cách tân chỉ còn hai vạt dài. Đặc biệt, ông dùng những chất liệu có màu sắc sặc sỡ thay cho những màu vốn thâm u của áo dài truyền thống. Những màu sắc tươi sáng này, khi mặc kết hợp với chiếc quần trắng, đi giày cao thì cứ y rằng trông người mặc tươi sáng hẳn lên. Vì tên là Tường nên họa sĩ lấy bút danh Le Mur Cát Tường (le mur tiếng Pháp nghĩa là bức tường), và những kiểu áo dài cách tân của ông cũng được gọi là “Áo dài Le Mur”.
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn cũng cật lực cổ súy cho “Y phục phụ nữ tân thời” (chữ dùng trên báo Phong Hóa, 1934). Trên tờ Phong Hóa, họa sĩ Nguyễn Cát Tường phụ trách một chuyên mục có tên “Vẻ đẹp xin tặng các bà, các cô”, mỗi số báo đều giới thiệu một vài mẫu y phục do ông vẽ kiểu. ông còn hợp tác với hiệu dệt Cự Chung (phố Hàng Bông, Hà Nội) để xuất xưởng những chiếc áo dài Le Mur đầu tiên. Từ đó, áo dài Le Mur phổ biến từ bắc chí nam, từ các nữ sinh cho đến quý bà đều ưa thích.
Hà Đình Nguyên

VIDEO - VIỆT NAM tung video về ông Điếu Cày không tuyệt thực !






Đây là chi tiết lạ chỗ cái tay trong bức ảnh trên báo CAND và trong video clip. Báo CAND sửa ảnh, để gài bẫy đánh lừa bà con?


VIDEO - Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam HR-1897

Get Microsoft Silverlight  

7:45 PM-   31/7/2013   DEBATE - The House proceeded with forty minutes of debate on H.R. 1897. Considered under suspension of the rules. Mr. Royce moved to suspend the rules and pass the bill, as amended. H.R. 1897 — "To promote freedom and democracy in Vietnam."

Thứ trưởng Sơn phản hồi về bài trên BBC

Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Ông Sơn nói 'chỉ có một số nhỏ' mang hận thù và biểu tình vì tiền

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV. 


Nhắc tới tựa 'Chống ông Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'?' của BBC hôm 28/7, ông Sơn nói trong một phỏng vấn cũng với Phố Bolsa TV:
"Đã là cơ quan truyền thông, mà truyền thông có tiếng như BBC, ở đây tôi không nói chung BBC vì các ban chuyên môn khác của BBC họ cũng không làm như thế.

"Có lẽ xưa nay chỉ có Ban Việt ngữ đôi khi hay có những cái giật tít ví dụ như bài mà nói rằng là...chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, hận thù và thu nhập đấy, thì tôi cho rằng cách giật tít như thế nó không xứng tầm của BBC vì BBC là đài có tiếng trên thế giới và đã là có tiếng thì anh phải giữ cái uy tín.

"Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.

"Còn nếu anh giật tít như vậy tôi cho là nó không đúng với mục đích cái trả lời phỏng vấn của tôi.
"Tôi nói là số lượng rất nhỏ người Việt Nam còn lại trong cộng đồng gần bốn triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài trong đó ở Hoa Kỳ, số người còn có tư tưởng hận thù, tôi không muốn nói đến hai chữ hận thù, tôi muốn dùng những từ nhẹ hơn để bà con cô bác, những người trong số này người ta cảm thấy chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hắt hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên...uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không quên họ..."

'Kiếm thêm vài ba chục đô la'

Về chuyện người biểu tình tham gia để có thêm 'thu nhập', ông Sơn giải thích thêm:
"Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình...phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.

"Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.
"Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi."
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
"Nhưng mà trong thâm tâm họ đâu có muốn phản đối cái việc này.
"Thế và thực tế tôi cũng gặp một số doanh nghiệp người Việt Nam ở Mỹ vừa qua có cho tôi biết là có một số các tổ chức, cá nhân trong số những cá nhân, tổ chức cực đoan còn muốn đi ngược lại lợi ích dân tộc, họ quyên góp tiền để mà tổ chức các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ thì nhiều doanh nhân nói với tôi rằng 'chúng tôi không đóng góp...bởi vì đấy là những hoạt động phi nghĩa...' tôi cho rằng đấy là việc làm rất đúng đắn.
"Tôi nghĩ rằng số lượng người lần này tham gia hoạt động chống phá chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ nó cũng lại thể hiện một sự chống đối yếu ớt.
"Tôi rất chân thành mong muốn kêu gọi các quý vị còn đang có những tư tưởng hận thù, đi ngược lại lợi ích dân tộc, các qúy vị cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào thực tế là đã gần 40 năm nay các quý vị thực hiện những chiêu bài này nó đạt được cái gì.
Ông Sơn nói 'quy mô biểu tình ...teo dần' trong khi vị thế của Việt Nam đi lên rõ rệt.

'Ngày càng tươi đẹp'

Bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng hồi cuối tháng Bảy, ông Sơn nói quan niệm rằng quan hệ Việt - Mỹ chỉ là 'hình thức' là không đúng.
Ông Sơn nói: "Nhìn lại quá khứ đau buồn trước đây thì hai nước đã từng là cựu thù của nhau.Nhưng đây tôi cho cũng là tấm gương rất trong sáng trong vấn đề hòa hợp, hòa giải và đoàn kết, hữu nghị và hội nhập bởi vì hai quốc gia như vậy mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua quá khứ.
"Tôi cho rằng trong quá khứ đau buồn của đất nước Việt Nam nó còn mảng nhỏ nữa, tôi nói đây là mảng nhỏ bởi vì thực thế chân lý khách quan đã chứng minh điều đó, tức là còn lại một bộ phận không lớn cái số người Việt Nam ra đi sau năm 1975 bởi vì cái cuộc chiến tranh đã kết thúc, chân lý đã thắng lợi, hai miền Nam Bắc về một mối, những người cộng sản đã có công thống nhất đất nước, đã làm nên trang sử rất vẻ vang mà cái này chính cựu lãnh tụ của Việt Nam Cộng hòa trước đây, ông Nguyễn Cao Kỳ, đã thừa nhận cái việc đó.
"Những người cộng sản đã làm nên lịch sử và dẫn dắt đất nước Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam bây giờ phát triển phồn thịnh, có thể nói đất nước ngày càng thay đổi, ngày càng đi lên, đất nước ngày càng tươi đẹp.
"Còn khó khăn ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng có khó khăn không riêng gì Việt Nam."
"...Một số người rất nhỏ trong cộng đồng không muốn nhìn sự thật không muốn nhìn chân lý rõ ràng là đất nước Việt Nam đã thay đổi cơ bản."

Dân chủ Việt - Mỹ

Biểu tình phản đối Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Hoa Kỳ
Ông Sơn không nói tới những vấn đề mà người biểu tình nêu ra mà chỉ nói về động cơ họ đi biểu tình của một bộ phận mà ông coi là 'rất nhỏ'
Trong phỏng vấn được đưa lên Bấm YouTube hôm 31/7, ông Sơn cũng bình luận về dân chủ ở Việt Nam và Mỹ trong đó ông nói "dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng" và bình luận thêm:
"So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu."
"Ở Mỹ không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông khi cảnh sát dừng xe anh để hỏi, anh chỉ biết chấp hành và nộp phạt.
"Nhưng ở Việt Nam thì người dân có quyền chất vấn cảnh sát tôi phạm lỗi gì, luật gì, tại sao dừng xe tôi.
"Thì tôi hỏi quý vị, ở Mỹ ra khỏi xe ô tô là bị quặt tay ra đằng sau ngay nếu như là phạm tội, còn bình thường thì cũng phải xem giấy tờ và một là phải nộp phạt, hai là phải ra phòng thuế."
Vào cuối phỏng vấn ông Sơn cũng ca ngợi sự 'trung thực' của các cơ quan truyền thông hải ngoại như Bolsa TV và Việt Weekly trong khi có ý chỉ trích BBC Tiếng Việt khiến người đọc hiểu nhầm ý của ông.
Quý vị có ý kiến phản hồi, khiếu nại về mọi bài vở của BBC xin vào trang Bấm BBC Complaints.

Philippines điều quân tới Subic để tiến ra Biển Đông nhanh hơn

Philippines lên kế hoạch điều không quân và hải quân ra căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở phía bắc Manila để có thế tiến ra Biển Đông nhanh chóng hơn.

Hôm nay (28/7), Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết ngay khi có nguồn ngân sách, chính phủ Philippines sẽ điều các lực lượng không quân và hải quân cùng chiến đấu cơ và tàu chiến tới vịnh Subic.

Philippines điều quân tới Subic để tiến ra Biển Đông nhanh hơn
Philippines có kế hoạch đặt các căn cứ không quân, hải quân ở vịnh Subic để tiến ra Biển Đông nhanh hơn.

“Mục đích là nhằm bảo vệ Biển Đông. Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn tài chính cho kế hoạch này”, ông Gazmin trả lời phỏng vấn hãng tin AP (Mỹ).

Ông Gazmin cho biết vịnh Subic là vịnh nước sâu tự nhiên, là nơi Philippines cập cảng 2 tàu chiến lớn mua lại từ Mỹ, đồng minh hiệp ước của nước này.

Theo một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines, việc điều chuyển các lực lượng không quân và hải quân tới Subic sẽ tiết kiệm thời gian tiếp cận Biển Đông đi 3 phút so với căn cứ không quân Clark cũng ở phía bắc Manila, nơi Philippines đang đặt các máy bay quân sự.

“Nó (Subic) có vị trí chiến lược giúp các lực lượng vũ trang Philippines có thể tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng hơn Biển Đông nhằm hỗ trợ các họat động trên vùng biển này”, tài liệu này nhận định.
Cũng theo báo cáo này, chi phí sửa chửa và nâng cấp căn cứ không quân ở Subic sẽ thấp hơn so với chi phí xây dựng một căn cứ không quân mới do bản thân tổ hợp Subic đã có một đường bay tầm cỡ quốc tế và có sẵn các cơ sở hàng không.

Báo cáo này cũng cho rằng nếu Philippines điều động khoảng 250 sĩ quân không quân tới Subic cùng với “sự hiện diện luân phiên của các lực lượng nước ngoài” thì điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại ở cảng này.

Philippines có kế hoạch cho phép các binh sĩ, tàu chiến và máy bay Mỹ sử dụng tạm thời các căn cứ quân sự của nước này nhằm tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung lớn hơn so với hiện nay.

Các quan chức Philippines cho rằng nếu quân Mỹ hiện diện nhiều hơn nữa ở nước này thì điều đó sẽ giúp phòng ngừa cái Manila cho là các hành động xâm nhập hiếu chiến của Trung Quốc vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Philippines đã ủng hộ các nỗ lực tái hiện diện quân sự tại châu Á của Washington để làm đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mặc dù đã thực hiện các bước đi ngoại giao nhằm đối phó với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines vẫn đang nỗ lực cải thiện năng lực quân sự của mình. Hiện tại quân đội Philippines là một trong những lực lượng quân đội yếu nhất châu Á.
Các tàu của Philippines đã rút lui khỏi bãi cạn Scarborough sau cuộc đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc ở bãi cạn này hồi tháng 4/2012 và Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn này kể từ đó.

Dư luận lo ngại rằng các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông có thể sẽ dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á.

Trung Quốc tham vọng biến J-20 thành siêu tiêm kích hạm cánh ngược

(Soha.vn) - Tiêm kích thế hệ năm J-20 của Trung Quốc có thể sẽ được cải tiến thành một loại tiêm kích hạm trang bị cho Hải quân nước này.

Nếu thành công, phiên bản này sẽ được đặt tên là Linglong. Sau khi máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc hoàn thành các cuộc thử nghiệm cất cánh và hạ cánh trên boong tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc cho rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 này không đủ khả năng đối đầu với máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 của Mỹ, nên muốn cải tiến J-20 đang trong quá trình phát triển trở thành tiêm kích hạm tàng hình đầu tiên của nước này.
Phác thảo đồ họa của cư dân mạng về tiêm kích hạm Linglong
Phác thảo đồ họa của cư dân mạng về tiêm kích hạm Linglong
Một nguồn tin của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc tiết lộ J-20 có thể được cải tiến thành tiêm kích hạm với hệ thống cánh ngược như Su-47 của Nga. Nếu đề nghị này được Bộ Quốc phòng Trung Quốc chấp thuận, Linglong sẽ trở thành tiêm kích hạm đầu tiên có cánh ngược.
Tiêm kích J-20 luôn bị ví von là
Tiêm kích J-20 luôn bị ví von là "đống sắt vụn biết bay"
Điều đáng nói là ý tưởng này được đưa ra một ngày sau khi Nga lộ kế hoạch cải tiến đại bàng vàng Su-47 trở thành tiêm kích hạm chủ lực trong tương lai. Truyền thông quốc tế đang nghi ngờ khả năng Nga và Trung Quốc đang có những sự hợp tác quân sự ngầm, nhằm tạo ra sự đối trọng với Mỹ.
J-20 được cho là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 do Trung Quốc tự sản xuất với hai động cơ phản lực. Loại máy chiến đấu này được Trung Quốc tung hô là có thể sánh ngang với F-22 của Mỹ hay T-50 của Nga.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự đánh giá J-20 chỉ là thiết kế lai tạp với nhiều điểm giống Su-47, F-22 và PAK FA. Chính vì thế, nó luôn bị đánh giá là thấp kém và chẳng khác nào nào một “đống sắt vụn” biết bay.