THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 September 2013

VIDEO - Cựu Chuẩn Tướng Quân lực VNCH PHAN HOÀ HIỆP (1927-2013)



Cố Chuẩn Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà PHAN HOÀ HIỆP (1927-2013)
Qua Đời Tại Olando, Florida Ngày Thứ Bảy 14 Tháng 9 Năm 2013
Nhầm Ngày 10 Tháng 8 Âm Lịch Quý Tỵ 2013
Hưởng Thọ 86 Tuổi

Cố Chuẩn Tướng PHAN HÒA HIỆP

Sơ lược tiểu sử :
Cố Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp tốt nghiệp Khóa 1 Võ Bị Ðịa Phương Trung Việt, Ðập Ðá, Huế.

Chức vụ đảm nhiệm trước năm 1975 :
Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi
Trưởng Phái Ðoàn VNCH trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự hai bên và bốn bên
Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh
Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp
Tư Lệnh Lữ Ðoàn I Kỵ Binh
Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 4 Kỵ Binh

Huân chương :
Ðệ Nhị Bảo Quốc Huân Chương trong thời gian phục vụ trong Quân Lực VNCH.

Đã qua đời tại tư gia thuộc thành phố Orlando tiểu bang Florida - Hoa Kỳ vào lúc 2 giờ 5 phút sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013 sau một thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 86 tuổi. Lễ an táng diễn ra vào lúc 9 giờ 40 sáng Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9 tại nghĩa trang Palm Cemetery, Winter Park, Florida.

Phu nhân của cố chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp là bà Phan Châu Ánh. Gia đình có năm người con, hai trai, ba gái, và bảy cháu nội ngoại.

Tiếc thương cố Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, một niên trưởng và là Trưởng phái đoàn VNCH trong Ban Liên Hiệp Quân Sự Bốn Bên, nhà văn Phan Nhật Nam cựu Sĩ quan Thư ký trưởng trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên của VNCH trước năm 1975, tỏ lòng kính mến :

"Phải nói rằng trước đây không ai có thể nghĩ rằng một sĩ quan thiết giáp mà lại đảm trách một nhiệm vụ có tính cách chính trị. Nhưng khi trở thành Trưởng phái đoàn ban liên hợp, Tướng Phan Hòa Hiệp đã chứng tỏ ông rất 'cứng cựa' và vững vàng" .

Nhà báo Phan Nhật Nam tưởng nhớ : "Phải nói là tôi và chuẩn tướng có rất nhiều kỷ niệm. Tôi còn nhớ, khoảng năm 1952, tôi ở chung khu nhà số 5 đường Tô Hiến Thành-Huế với ông, lúc đó ông mới là trung úy. Khi tôi thấy bức hình ông duyệt xe thiết giáp ở Phú Văn Lâu, tôi cảm thấy hào hứng vô cùng và muốn vào quân đội. Và năm 1960, chính ông thúc giục tôi đi lính. Khi ra trường năm 1963, tôi lại gặp ông, lúc đó mang lon thiếu tá, và tôi coi ông như người anh. Rồi đến năm 1973, chính ông xin cho tôi về Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên".

Thạch tín đe dọa nguồn nước ngầm Hà Nội!...

VOA - Thứ Tư, 25/09/2013



Kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học mới đây cho biết tầng nước ngầm, hiện là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thủ đô Hà Nội của Việt Nam, đang bị ngấm thạch tín.

Bản tin của tờ The New York Times nói rằng cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam phối hợp thực hiện với các nhà nghiên cứu của Ðại học Columbia và một số nơi khác.  

Kết quả cuộc nghiên cứu được đăng trên tập san khoa học Nature là tài liệu khoa học đầu tiên cho thấy nguồn nước ngầm sạch trước đó nay đã bị nhiễm thạch tín.  

Trầm tích thạch tín bị rửa trôi từ rặng Hy Mã Lạp Sơn từ rất nhiều năm trước đã bao phủ nhiều vùng rộng lớn ở châu Á, kéo dài từ Pakistan đến Trung Quốc và Việt Nam.

Khi lượng thạch tín này ngấm vào tầng nước ngầm, như đã xảy ra ở Bangladesh, nó có thể gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây ra nhiều bệnh tật và nguy hại đến tính mạng con người.

Theo các nhà nghiên cứu, nước nhiễm thạch tín đang được bơm lên từ những giếng nước tư nhân, nơi mà nước ngầm ngấm xuống và các nguồn khác đổ vào, đều có chứa thạch tín.

Theo khảo sát ở làng Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội 9 kilômét, nước ngầm ở đây đang bị nhiễm độc thạch tín, một số giếng nước lượng thạch tín cao hơn mức an toàn từ 10-50 lần.

Hà Nội có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc nước, nhưng nhiều cư dân vẫn dùng nước lấy từ giếng riêng là chính.

Nguồn: New York Times, Baomoi.com

Dân số Việt Nam lên gần 90 triệu người !...

HÀ NỘI (NV) - Tính đến ngày 24 tháng 9, 2013, dân số Việt Nam xấp xỉ 90 triệu người, đứng hàng thứ 13 thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á.
Dân số quá đông, cảnh kẹt xe như thế này diễn ra hàng ngày ở thành phố Sài Gòn. (Hình: Tuổi Trẻ)
Con số này được công bố chính thức tại hội nghị "Pháp lệnh về dân số" diễn ra ở Hà Nội trong ngày nêu trên.

Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến, người chủ tọa cuộc hội nghị, cho biết cứ mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm một triệu người.
Tốc độ gia tăng dân số này đã chậm lại so với thời gian trước đó. Thế nhưng, tỉ lệ gia tăng tuy giảm, mật độ dân số của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia cao nhất thế giới, vì đất đai chật hẹp. Hiện nay, mật độ dân số Việt Nam là 267 người mỗi km2.

Báo mạng VNExpress dẫn phúc trình của Bộ Y Tế nói rằng, Việt Nam đang ở vào thời kỳ dân số "vàng," tức dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số. Nhưng đáng tiếc là số người trong độ tuổi từ 15 trở lên được đào tạo trình độ kỹ thuật chuyên môn tại các trường đại học chưa quá 15%.
Để chận đà gia tăng dân số quá nhanh, Việt Nam cấm cán bộ công chức có quá hai con. Các kế hoạch từ phá thai đến triệt sản đặt chỉ tiêu cho từng khu phố, từng làng xã, từng được thi hành trên cả nước.
Trước đây, hệ thống loa tuyên truyền của nhà cầm quyền các địa phương lập danh sách và gọi phụ nữ theo lịch đi  đặt vòng xoắn ngừa thai, gọi đàn ông đi triệt sản, xen kẽ với những bản tin tuyên truyền khác hàng ngày.
Dân thì mỗi ngày một đông hơn nhưng nhiều nơi đời sống của dân chúng vẫn nghèo khổ.

Năm 2002, thống kê của LHQ nói tỉ lệ gia đình nghèo ở Việt Nam là 29% và số gia đình bị thiếu đói thường xuyên là 10.87% trong khi chế độ Hà Nội chỉ nhìn nhận có 12.9%. Nhờ các chương trình viện trợ và cấp tín dụng ưu đãi của các định chế tài trợ quốc tế và nhiều chính phủ, năm 2009, nhà cầm quyền CSVN cho hay cả nước có khoảng 2 triệu hộ nghèo đói hay 11% dân số.
Ngày 6/7/2013 vừa qua, Tổng Cục Thống Kê báo cáo trên cả nước còn 323,2000 “lượt hộ thiếu đói”, tương ứng với 1,351,000 nhân khẩu. Hiện nay, nhà cầm quyền trung ương CSVN “đặt chỉ tiêu” là đến cuối năm nay, tỉ lệ “hộ nghèo” trên cả nước giảm xuống còn 7.6%.

Tại một cuộc họp diễn ra trước hôm Thứ Ba 24/9/2013 một ngày, cũng ở Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế trung ương Vương Đình Huệ thú nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam đang "tuột hậu" so với các quốc gia trong khu vực.

Theo Việt Nam Net, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, tại hội nghị này, đã dùng vô số "mỹ từ" để đặt tên cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn như "suy yếu," tụt hậu," khoảng cách ngày càng xa so với các nước" … Một số diễn giả đồng thanh quả quyết rằng kế hoạch năm năm, từ 2011 đến 2015 của Việt Nam - đã đi hơn 2/3 đoạn đường - không thể thực hiện được trong thời gian còn lại.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận rằng, lạm phát tăng vọt, kinh tế vĩ mô bất ổn cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế khiến Việt Nam "khó phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng." Điều này, theo ông Phúc, cho thấy khoảng cách của sự phát triển giữa Việt Nam và các nước khu vực ngày một xa."

Trong khi đó, theo cựu Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, nền kinh tế Việt Nam "lổn ngổn" vì những người lãnh đạo đã đề ra toàn "những thứ không tưởng."

Việt Nam Net dẫn lời ông Trần Thọ Đạt, Phó hiệu trưởng trường Kinh tế quốc dân, cho biết tốc độ GDP trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng chưa đến 6%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch mong muốn. (PL-TN)

Phải sửa cả chính sách đất đai lẫn thể chế !...

SÀI GÒN - (NV) .- Giới cầm quyền phải tỉnh ngộ, sớm thay đổi cả thể chế chính trị lẫn chính sách về đất đai, nếu không thì tình hình sẽ rất nguy hiểm.
Dân nghèo biểu tình chống nhà nước cướp đất, làm giàu cho lũ tư bản đỏ và bọn quan lại tham nhũng. (Hình: Cầu Nhật Tân Blog)
Đó là cảnh báo của luật sư Trần Quốc Thuận, một đảng viên có 45 tuổi Đảng, đồng thời là người từng đảm nhận vai trò Phó Văn phòng Quốc hội CSVN trong 14 năm, nay đang mở văn phòng hành nghề luật sư ở Sài Gòn.
Ông Thuận đưa ra cảnh báo này trong cuộc trao đổi với BBC khi Quốc hội của chế độ sắp sửa tiến hành hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách trong các ngày 25 và 26 tháng 9 để thảo luận về dự luật đất đai mới.
Luật đất đai hiện hành ở Việt Nam đã được nhà cầm quyền độc tài tại Hà Nội thừa nhận là không còn thích hợp nên là nguyên nhân của 70% vụ khiếu nại, tố cáo vừa kéo dài, vừa đông người, thậm chí trở thành nguyên nhân của nhiều vụ bạo động và càng ngày càng làm chế độ lúng túng.
Cũng vì vậy, nhà cầm quyền CSVN quyết định soạn – ban hành một bộ luật mới về đất đai. Dự luật đất đai đã từng được “nâng lên, đặt xuống” nhiều lần vì không thể kết thúc cuộc tranh cãi về việc xác lập quyền sở hữu đất đai. Trong khi chế độ Hà Nội vẫn muốn duy trì qui định “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân” thì một số viên chức và đặc biệt là đa số nhân sĩ, trí thức và dân chúng phản bác kịch liệt.
Lúc đầu chế độ Hà Nội dự tính, sửa xong luật đất đai mới sửa hiến pháp song do ý định duy trì qui định “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân” bị chỉ trích gay gắt, phải thay đổi ý định, họ muốn sửa (đưa Quốc hội thông qua) cả hai (hiến pháp và luật đất đai) một lượt vào kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng tới.      
Trao đổi với BBC về dự luật đất đai, ông Trần Quốc Thuận khẳng định, việc duy trì qui định “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân” sẽ không thể “giải quyết tận gốc” các vấn đề nan giải về kinh tế - xã hội. Vị luật sư này cảnh báo, nếu đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân thì điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.
Cả cái hiến pháp lẫn luật đất đai hiện hành cho phép thu hồi đất để “phát triển kinh tế xã hội”. Nếu hiến pháp mới và luật đất đai mới vẫn duy trì điều đó thì “rất dễ sợ” bởi nhiều viên chức sẽ tiếp tục lợi dụng điều đó để làm giàu.
Ông Thuận nhận định, qui định “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân” là một mối lợi lớn mà các viên chức không dễ gì buông bỏ. Duy trì qui định này chỉ nhằm có cơ sở để chiếm đoạt quyền lợi cho mình, cho gia đình của mình, con cháu của mình và gia tộc của mình.
Dân chúng tỉnh Hà Đông mang băng rôn (trong ảnh) treo trước trụ sở tiếp dân của nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội. Bối cảnh xã hội khiến chế độ Hà Nội buộc phải sửa luật đất đai song dự luật đất đai khó có thể tiến bộ như mọi người mong muốn. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Diện)
Khi bình luận về dự luật đất đai, ông Thuận nói thêm là chính bản chất của thể chế chính trị hiện nay đã dẫn đến những hậu quả, trong đó có “sở hữu toàn dân về đất đai”, có “chuyên chính vô sản”, áp chế dân chủ, điều hành tùy tiện, dẫn tới quốc nạn là tình trạng tham nhũng không thể cứu chữa.
Ông nhấn mạnh, Việt Nam cần có “sự thay đổi mềm”, thay đổi trong hòa bình từ một chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ. Nếu không sẽ tiếp tục có những người như ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình.
Vụ ông Đặng Ngọc Viết mang súng vào trụ sở tỉnh Thái Bình, bắn năm cán bộ của Trung tâm Phát triển qũy đất, sau đó tự sát được xem là lời cảnh báo chính quyền.
Chiều 11 tháng 9, ông Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, tìm tới phòng làm việc của Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh Thái Bình, nằm trong trụ sở chính quyền tỉnh, lần lượt bắn từng người, trong đó, có hai là Phó Giám đốc, ba là cán bộ của Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh Thái Bình. Tối 11 tháng 9, một trong số năm nạn nhân tử vong. Cũng tối 11 tháng 9, ông Viết tự sát tại một ngôi chùa ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Công an Thái Bình, khi Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh Thái Bình tổ chức thu hồi đất cho một dự án ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, ông Viết đã đồng ý nhận tiền bồi thường cho việc tái định cư nhưng sau đó đổi ý, yêu cầu cấp đất để gia đình ông có chỗ ở, Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh Thái Bình từ chối. Đó là mâu thuẫn dẫn tới vụ án.
Lúc đó, ông Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học, người đã từng khảo sát về cuộc nổi dậy của hàng chục ngàn nông dân Thái Bình hồi 1997, cho rằng, đó là biểu hiện của việc người dân bị dồn đến cùng đường.
Theo ông Tương Lai, trường hợp ông Viết hay trường hợp anh em ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, cho thấy, người dân bị dồn nén tới mức buộc phải hành động như thế vì không còn cách nào khác.
Ông Tương Lai dẫn thêm phản ứng của giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên và vụ đàn áp những phản ứng này để kết luận: Bạo lực đang gia tăng và dẫn tới những đột biến không thể lường trước. Vị giáo sư cựu Viện trưởng Viện Xã hội học cho rằng, khi chính quyền và dân cùng lấy bạo lực làm phương tiện để xử lý các vấn đề thì rõ ràng cả hai bên đều đã lâm vào tình trạng bế tắc.
Phía kẻ cầm quyền thì bối rối, bất lực, không tự̣ tin vào tính chính danh, chính nghĩa của mình nên dùng bạo lực để đàn áp. Phía dân thì dù biết rõ là đối đầu với chính quyền sẽ đi tù hay mất mạng nhưng bởi bị đẩy tới cùng đường, họ mất sự sáng suốt và hành động bột phát. Hành động bột phát cho thấy những uất ức đã tích lũy từ lâu và bây giờ là lúc bộc lộ.
Về nguồn gốc của mẫu thuẫn, giáo sư Tương Lai cũng nhấn mạnh, “đất đai là vấn đề của mọi vấn đề”. Do tấc đất là tấc vàng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và “người ta” cũng biết là “không bền” nên cố “ngoạm” nhanh rồi “chuồn”, do vậy “họ” đã dùng mọi thủ đoạn để “ngoạm” nó bằng mọi danh nghĩa.
Nếu hiến pháp mới vẫn xác lập đất đai là sở hữu toàn dân và không có tam quyền phân lập thì sẽ “không giải quyết được gì”. Trong khi lẽ ra, cần thực hiện các kiến nghị về sửa đổi hiến pháp một cách mạnh mẽ trung thực. Tương tự, nếu không giải quyết một cách cơ bản các quy định trong luật đất đai thì không thể bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội được.
Vụ ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình không chỉ được những người như giáo sư Tương Lai cảnh báo.  Hôm 12 tháng 9, tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, để thảo luận về dự luật đất đai mới, nhiều thành viên của Ủy ban này đã lấy vụ ông Viết bắn năm cán bộ tại Thái Bình như một dẫn chứng để yêu cầu phải xem xét kỹ các qui định về thu hồi đất và bồi thường.
Chủ tịch Quốc hội CSVN thừa nhận, luật đất đai liên quan mật thiết đến đời sống dân chúng và có ý nghĩa quan trọng đối với ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Các vụ khiếu kiện về đất đai, chống đối thu hồi đất như vụ Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình có dấu hiệu gia tăng và cho thấy mâu thuẫn leo thang có thể biến thành bạo lực, gây ra hậu quả khó lường. (G.Đ.)

Tự thiêu trước trụ sở công an phường ở Sài Gòn!...


SÀI GÒN - (NV) .-
 Buổi trưa ngày Thứ Ba 24/9/2013, một người đàn ông đã tự thiêu trước trụ sở Công an Phường 8 , nằm trên đường Huỳnh Tịnh Của thuộc quận 3 ở Sài Gòn.
Nơi người đàn ông tự thiêu trước trụ sở Công an Phường 8 quận 3 Sài Gòn ngày 24/9/2013 (Hình: Dân Việt)

Theo một số nguồn tin, người ta thấy một người đàn ông xách theo một cái thùng, ngồi trên ghế đá chừng 10 phút trước trụ sở Công an phường 8  rồi bất ngờ rưới xăng lên người, châm lửa tự thiêu.

Nhiều người đã cố xông vào dập lửa và đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng thương tích trầm trọng. Người ta không rõ nguyên nhân nào đã dẫn đến vụ tự thiêu này.
Hồi tháng trước, cũng xảy ra hai vụ tự thiêu ở Đà nẵng và Cà Mau mà mà một người đã tự thiêu trước cơ sở nhà cầm quyền xã. Tháng 7 trước đó, có một bà cụ tự thiêu trước trụ sở tòa án huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Các vụ tự thiêu trước trụ sở các cơ quan công quyền hay tòa án ở Việt Nam thường liên quan đến những bất công xã hội mà người dân phải chịu đựng.

Ngày 17/2/2011, một kỹ sư tên Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, đã tẩm xăng tự thiêu trước trụ sở UBND thành phố Đà Nẵng, phản đối chính sách giải tỏa đền bù kiểu cướp ngày ở địa phương gây thiệt hại cho gia đình ông.(TN) 

Xử vụ Vinalines 'trong năm 2013' !...

Ông Dương Chí Dũng
Ông Dương Chí Dũng bị bắt hồi tháng Chín năm ngoái sau bốn tháng bỏ trốn
BBC -  Thứ tư, 25 tháng 9, 2013
Bộ trưởng Công an Việt Nam yêu cầu sớm kết thúc điều tra vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và đưa ra xét xử trong năm nay.
Cựu lãnh đạo Vinalines, Dương Chí Dũng, bị bắt đầu tháng Chín năm ngoái sau bốn tháng lẩn trốn, và đã bị giam giữ từ đó đến nay.

Riêng ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165, Bộ luật Hình sự.Thông tin ban đầu từ truyền thông nhà nước nói Vinalines nợ 321 triệu đôla, và có thể lên tới hàng tỷ đôla nếu tính cả các công ty thành viên.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chủ trì cuộc họp liên ngành tại Hà Nội hôm 24/9 để chỉ đạo về một số vụ án tham nhũng, kinh tế trọng điểm.
Truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin Đại tướng Quang yêu cầu sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử vụ Vinalines trong thời gian từ nay đến cuối năm 2013.
Một vụ khác được Bộ trưởng Công an nhắc tên là vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Đây là hai vụ được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xếp vào 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Đầu tuần này, Trưởng ban Nội chính Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản, nói vụ Vinalines “phải mất mấy năm nữa” để giải quyết trọn vẹn, theo báo trong nước.

Đại tướng Trần Đại Quang đang đứng đầu Bộ Công an
Ông Nguyễn Bá Thanh được báo chí dẫn lời nói vụ Dương Chí Dũng “phải mất mấy năm nữa, vì có nhiều việc phải làm”.
Phát biểu tại Đà Nẵng hôm 23/9, ông Thanh tuyên bố một “đại án” khác, vụ Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên), sẽ được đưa ra xử trong cuối năm.
“Đến cuối năm sẽ đưa vụ bầu Kiên ra xét xử, hết năm sau sẽ xử lý hết các vụ án lớn còn lại,” ông Thanh nói.
Trong khi đó, các bản tin báo chí hôm nay tường thuật về cuộc họp của Bộ trưởng Công an không đề cập vụ "Bầu Kiên".
Bảy đoàn thanh tra
Vấn đề chống tham nhũng lại được khuấy lên sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát từ 15-8 đến 30-9.
Dự kiến Hội nghị Trung ương 8, cuộc họp chính trị quan trọng nhất của Đảng từ nay đến cuối năm, sẽ diễn ra trong tháng 10.

Theo giới quan sát, kết quả các cuộc thanh tra tham nhũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong nghị trình Hội nghị Trung ương.

Hàng loạt xe sang của Việt kiều bị xử lý !...

( Dân Trí ) Thứ Tư, 25/09/2013  Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng dự định buộc tái xuất 47 chiếc ô tô sang của Việt kiều không đủ điều kiện nhập khẩu. Ngoài ra, Bộ đang phải “tính sổ” hơn 208 chiếc xe sang của đối tượng này mắc kẹt tại các cảng.

Tính đến ngày 13/8, số lượng xe nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương nhưng không đủ điều kiện cấp phép đã là 47 chiếc ô tô và 2 chiếc xe máy.

Trong đó, 15 xe không đảm bảo về chính sách thuế, do Việt kiều chưa chấm dứt hoạt động tại nước định cư; 19 xe không đảm bảo hồ sơ theo quy định của Bộ tài chính, 13 xe không đảm bảo về hồ sơ hộ khẩu thường trú.

Cùng đó, theo báo cáo của 3/5 Cục hải quan địa phương nơi có cảng biển được phép nhập khẩu xe thì tính đến ngày 13/8, vẫn đang tồn đọng 208 xe ô tô và 11 chiếc xe máy của Việt kiều.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị rà soát chặt chẽ từng trường hợp đến làm thủ tục nhập khẩu xe đối với số xe đang tồn đọng này. Nếu phát hiện hành vi buôn lậu thì sẽ phải xử lý đối với hàng buôn lậu theo quy định.

Hàng loạt xe sang của Việt kiều bị xử lý

Bộ Tài chính cho biết, sau khi tham vấn ý kiến các bộ liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tư pháp, giải pháp xử lý số xe trên đã được thống nhất trình Thủ tướng.

Theo đó, đối với những xe không đủ điều kiện nhập khẩu theo chế độ ưu đãi cho Việt kiều hồi hương Bộ Tài chính đề nghị áp dụng biện pháp phạt tiền và buộc tái xuất xe trong vòng 30 ngày. Trường hợp không tái xuất được thì số xe trên sẽ bị xử lý tịch thu. Trường hợp các chủ xe trốn tránh, xe tồn tại cảng biến thành xe vô chủ sẽ xử lý theo Luật Hải quan.

Nếu quá 90 ngày không có người đến nhận xe, cơ quan hải quan sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và có văn bản gửi trực tiếp đến người nhập hàng. Sau 30 ngày kể từ khi văn bản này phát đi, nếu người nhận xe đến cơ quan hải quan làm thủ tục thì hải quan sẽ giải quyết nhập khẩu theo quy định. Tuy nhiên, nếu sau 30 ngày này, người nhận xe không đến làm thủ tục nhận hàng thì sẽ được coi như hàng hóa bị từ bỏ. Cơ quan hải quan sẽ tịch thu, bán xe, thu tiền nộp ngân sách theo quy định.

Báo cáo tới Thủ tướng, Bộ Tài chính cũng khẳng định, đang có nhiều dấu hiệu bất thường trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này.

Ngay sau khi Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ tháng 6/2011 siết chặt lại các quy định về nhập xe không chính hãng, số lượng các xe ô tô nhập về Việt Nam theo chế độ ưu đãi trên bỗng dưng tăng đột biến.

Năm 2011, lượng xe được ưu đãi này về Việt Nam là 164 xe. Năm 2012, con số đã tăng lên 1.142 xe, gấp hơn 10 lần. Đáng chú ý, số các xe này đều là xe mới, chủ yếu sản xuất trong năm 2011, 2012, với các dòng xe hạng sang, có giá hàng tỷ đồng mỗi xe như Porsche, Bentley, BMW, Mercedes, Luxes…

Nguồn tin thông báo từ Bộ Công an cho thấy, nhiều trường hợp buôn lậu đã được phát hiện. Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam, hoặc mua bán tiêu chuẩn ưu đãi của Việt kiều mà thực chất, cá nhân này không thực sự về định cư ở Việt Nam.

Theo Phạm Huyền
VEF

Báo Mỹ: “Đã đến lúc gom cổ phiếu bất động sản Việt Nam”!...

(Dân trí) -Thứ Tư, 25/09/2013   Sau một thời gian dài lao dốc và sụt giảm thê thảm, thị trường bất động sản Việt Nam được một số nhà đầu tư quốc tế nhận định đang hấp dẫn và đã đến lúc quay trở lại gom hàng, kênh tin tức tài chính CNBC của Mỹ khẳng định.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Theo ông David Roes, CEO của công ty quản lý đầu tư ASEAN, cổ phiếu của các công ty bất động sản đang niêm yết tại Việt Nam đã chạm đáy. Hiện công ty này đang dành 90% trong quỹ 10 triệu USD của mình đầu tư vào Việt Nam.
Sau 4 năm trong tình trạng thị trường “gấu”, “bạn vẫn có thể thu được những giá trị đáng kể trong các công ty bất động sản mà không thể thấy ở bất kỳ thị trường nào khác”, ông Roes nhận định. Các công ty niêm yết thường có tỷ lệ chia cổ tức từ 14 – 15% với mức P/E chỉ 2,5 – 3, đôi khi họ hoàn toàn không có khoản nợ nào.
Năm 2007, thị trường bất động sản Việt Nam đã khựng lại sau khi đạt đỉnh một cách chóng vánh. Những năm sau đó thị trường lao dốc do lạm phát tăng ở mức hai chữ số, lãi suất cho vay cao trên 12% và đồng nội tệ nhiều lần bị phá giá.
Nguồn tín dụng dành cho các công ty bất động sản nhanh chóng bị rút đi, trong khi việc tiền đồng giảm giá làm chi phí nhập khẩu nguyên liệu và nhân công tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đã phải bỏ dở dự án.
Nhưng hiện tại, luật bất động sản của Việt Nam đang thay đổi và giá đất tại các khu vực chưa được phát triển mua từ nông dân sẽ không còn do chính phủ quy định. Điều đó có nghĩa là chi phí sẽ tăng và các công ty sở hữu những nguồn đất hiện có có thể kiếm lời, vị CEO của công ty quản lý đầu tư ASEAN cho biết.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Jason Ng, một lãnh đạo của quỹ VinaCapital khẳng định: “xu hướng đi xuống đã chạm đáy”, Ng lưu ý rằng chính phủ đang chuẩn bị triển khai những quy định mới, cho phép người nước ngoài được mua cả căn hộ chung cư lẫn bất động sản trên đất, và cũng chuẩn bị cho phép họ được cho thuê các bất động sản này.
Ông Jason Ng nhận định cả các chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội sẽ được vay vốn ở lãi suất ưu đãi khoảng 6%. “Chúng tôi hy vọng rằng điều đó sẽ kích thích sự quan tâm tới thị trường bất động sản”.
Quỹ đầu tư đóng VinaLand của VinaCapital, được niêm yết trên sàn chứng khoán London, hiện quản lý khoảng 466,5 triệu USD. Quỹ này, được giao dịch bằng USD, đã đạt đỉnh ở mức 1,7 USD năm 2007. Hiện tại giá của có nó chỉ còn khoảng 0,44 USD.
Nhưng trong khi ông Ng nhận thấy sự hấp dẫn ở người mua cuối thì Roes lại hoàn toàn tập trung vào mảng “bán buôn” khi chọn bất động sản, và tránh các sản phẩm “bán lẻ” hoàn chỉnh, mà theo ông là quá đắt đỏ.
Chuyên gia này cũng tránh phân khúc cao cấp, đặc biệt là các dự án bán lẻ cao cấp, nhưng thích các dự án ở các đô thị loại hai và loại ba, nơi mức độ cạnh tranh còn thấp. Ông cũng nhắm tới các bất động sản công nghiệp, dự án thương mại và một số dự án trung tâm mua sắm.
Trong số những cổ phiếu hàng đầu Roes chọn, ông thích Apec Investment JSC với khẳng định cổ phiếu công ty này đang giao dịch ở mức P/E chỉ 2,5, với mức chia cổ tức 14%. Công ty này có giá trị vốn hóa 5,5 triệu USD, so với giá trị tài sản ròng vượt 100 triệu USD.
Công ty trên vừa bán 5 ha đất khu công nghiệp gần một nhà máy mới của Samsung bên ngoài Hà Nội với mức giá tăng 100%, cùng mức lợi nhuận tương đương 25% giá trị vốn hóa của công ty, Roes khẳng định.
Trong số các công ty bất động sản khác, Roes cũng nhắm tới Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (mã TIG). Giá cổ phiếu của công ty này chỉ gấp 1,5 lần thu nhập dự kiến năm 2015, với giá trị vốn hóa 3 triệu USD so với mức NAV 100 triệu USD. Ngoài ra, Vạn Phát Hưng (mã VPH), với giá trị vốn hóa 6,4 triệu USD, mức NAV hơn 120 triệu USD cũng là một lựa chọn.
Kết thúc phiên 25/9, TIG được giao dịch ở mức 3900 đồng/cổ phiếu. Ngày 16/9 vừa qua, quỹ ASEAN Small cap đã mua thêm 250.900 cổ phiếu TIG để tăng tỷ lệ sở hữu từ 5,98% lên 7,5%. Kết thúc 6 tháng đầu năm, TIG ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 6,46 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 371,8 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó VPH tăng nhẹ 200 đồng, lên 4700 đồng/cổ phiếu trong phiên 25/9. Theo báo cáo tài chính giữa niên độ, 6 tháng đầu năm VPH đạt lợi nhuận trước thuế chỉ 455,5 triệu đồng, giảm hơn 60% so với mức 1.148,2 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thanh Tùng
Tổng hợp

'Thuê' sổ đỏ thế chấp ngân hàng!...

VNEXPRESS - Thứ tư, 25/9/2013

Hiện có hàng chục doanh nghiệp “thuê” sổ đỏ để bổ sung tài sản thế chấp ngân hàng. Người dân sẽ gặp rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị vỡ nợ và bỏ trốn.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), hiện tượng doanh nghiệp “thuê” sổ đỏ để thế chấp hoặc bổ sung tài sản tại ngân hàng không phải hiếm.
Giải thích lý do dẫn đến tình trạng trên, luật sư Đức nhấn mạnh: “Một số doanh nghiệp trả tiền thuê sổ đỏ hấp dẫn hoặc cho chủ sổ đỏ vay ké, thậm chí là do quan hệ bạn bè tin tưởng nhau nên vô tư cho mượn sổ đỏ, đến khi mất nhà mất cửa thì mới kêu van”.
Cũng theo ông, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là văn phòng công chứng không giải thích đến nơi, đến chốn về quyền nghĩa vụ liên quan, làm cho chủ sổ đỏ chỉ nghĩ đơn giản thế chấp chỉ là thủ tục cho xong chuyện, còn ai vay tiền thì người đó mới phải trả.
Đến khi người vay không trả được nợ, khi ngân hàng phát mại tài sản thì mọi chuyện đã muộn. Ngoài ra, nhân viên tín dụng của ngân hàng cũng phải có phần trách nhiệm trong đó. Do bị sức ép về doanh số nên các nhân viên này cũng không giải thích kỹ cho người dân mà chỉ cố lo cho bộ hồ sơ thật sạch và đẹp đẽ để hoàn thành định mức.
“Nếu công chứng và ngân hàng giải thích kỹ để người dân hình dung hậu quả có thể mất nhà thì sau này nếu xảy ra như thế, họ cũng không kiện cáo nữa”, ông Đức nói.
Cũng theo ông, mặc dù luật không quy định bắt buộc phải giải thích như nói trên vì trong tất cả các giấy tờ, văn bản liên quan đều ghi rõ là “đã đọc”, “đã hiểu” và “tất cả cùng tự nguyện ký” nhưng cán bộ ngân hàng phải nhận thức được mức độ rủi ro khi nhận tài sản thế chấp của người thứ ba như thế nào để chủ động phòng tránh trước.
Một cán bộ ngân hàng từng giữ chức Trưởng Ban Pháp chế của Maritimebank nói: “Về nguyên tắc, chúng tôi cấm hoàn toàn việc các bộ tín dụng nhận tài sản của người thứ ba để thế chấp, ngoại trừ các trường hợp: quan hệ hôn nhân, huyết thống, cùng góp vốn cùng chịu trách nhiệm”. Theo ông, sở dĩ phải làm chặt như thế là để tránh rủi ro sau này cho ngân hàng vì không ít trường hợp ngân hàng không thể nào đòi được nợ.
Theo một số luật sư, xét về lý, khi hồ sơ đã thể hiện sự tự nguyện của các bên, có công chứng hẳn hoi thì không cách gì cãi được. Muốn cãi thắng ở tòa thì phải chứng minh được sự lừa đảo của cán bộ ngân hàng hoặc bị ép buộc hay tại thời điểm ký hợp đồng giao dịch, chủ sổ đỏ đang có bệnh lý phải điều trị ở một bệnh viện nào đó, không đủ minh mẫn để xác lập hành vi của mình...
Cũng có những vụ việc sẽ được luật sư tư vấn theo hướng trì hoãn, “thi gan” gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý nợ, từ đó buộc ngân hàng phải đàm phán để chia sẻ một phần rủi ro.
Một luật sư “mách nước”, muốn chứng minh có sự lừa đảo trong những vụ việc tương tự thì nguyên đơn phải cung cấp các bằng chứng cụ thể. Ví dụ, theo luật thì quá trình công chứng phải thể hiện “ba mặt một lời” nhưng vào ngày giờ đó, nguyên đơn đang ở cách đó hàng nghìn cây số, không thể có mặt trước mặt công chứng viên...
Theo luật sư trên, để tránh vướng vào rủi ro trên, người dân phải nắm được một số dạng thường gặp sau. Dạng phổ biến nhất vẫn là nhử mồi bằng tỷ lệ hoa hồng hoặc cho vay ké vì cá nhân có cầm sổ đỏ lên ngân hàng cũng không dễ vay do phải chứng minh phương án kinh doanh, nguồn thu, phương án trả nợ.
Vì thế, họ bằng lòng cho ai đó mượn sổ thế chấp vay tiền, người khác vay là chính, còn mình vay là phụ. Dạng thứ hai là lợi dụng quen thân, cho một ít tiền để tìm cách lừa.
Dạng thứ ba là do tin tưởng bạn bè quá mức nên vô tư cho mượn mà không hình dung hết hậu quả, không hề được chút lợi ích nào, bỗng dưng mất nhà mất cửa...
Bởi vậy, luật sư Đức cho rằng, với người dân, không nên dễ dãi, phó mặc cả cơ ngơi tài sản của mình cho bất kỳ ai. Công chứng cũng phải giải thích rõ ràng chi tiết quyền, nghĩa vụ cho các bên.
Cũng giống như người đi máy bay, đi hàng nghìn lần thì vẫn phải nghe bài ca “áo phao để dưới ghế ngồi, không được hút thuốc”. “Tôi biết có một số trường hợp công chứng đã không làm tròn bổn phận như thế”, ông này cho biết.
Còn với ngân hàng, không thể vì doanh số, lợi ích mà bất kể ai đưa tài sản thế chấp vào hồ sơ cũng tìm cách hợp thức hóa để nhận. Trong khi ngân hàng không đi kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm như thế nào, đôi khi chẳng biết chủ nhà là ai.
Thay vào đó, qua trung gian ký tá, nhân viên ngân hàng đưa sổ đỏ đi đăng ký giao dịch bảo đảm rồi phủi tay cho xong chuyện là không được. Bởi xét cho cùng, dù ít hay nhiều thì ngân hàng vẫn phải gánh chịu hậu quả.
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phải nhượng bộ gốc lãi, hoặc để lại cho họ ít tiền để họ mua nơi ở mới vì nếu rơi vào trường hợp nghèo khó thì không dễ gì đẩy họ ra đường.
Theo TBKTVN

2 ngân hàng Việt Nam rớt triển vọng tín nhiệm!...

VNEXPRESS - Thứ tư, 25/9/2013

Theo công bố chiều nay của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) bị hạ triển vọng từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.
S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm dài hạn và ngắn hạn của hai ngân hàng ở BB- và B. Tuy nhiên, trong tiêu chí nhà phát hành dài hạn khu vực ASEAN, cả hai lại bị đánh tụt từ axBB+ xuống axBB.
Nhận xét về Sacombank, chuyên gia phân tích Amit Pandey của S&P cho biết: "Chúng tôi điều chỉnh triển vọng của Sacombank xuống tiêu cực trên quan điểm chiến lược tăng trưởng mạnh hiện tại sẽ khiến họ khó quản lý rủi ro. Việc này có thể làm giảm chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa". Tỷ lệ lợi nhuận thấp và dự định tăng cổ tức lên 9% - 10% của Sacombank là một trong những nguyên nhân S&P cho rằng sẽ ảnh hưởng đến vốn hóa.
standard-poor-2076208c-7134-1380105836.j
Standard & Poor's cho rằng chất lượng tín dụng của các ngân hàng như Sacombank hay Techcombank đang bị đe dọa bởi tình hình kinh tế khó khăn tại Việt Nam. Ảnh: AFP
Techcombank cũng nhận được bình luận tương tự về khả năng khó duy trì chất lượng tài sản. S&P cho biết khả năng sinh lời và vốn hóa của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khi điều kiện kinh doanh tại Việt Nam còn khó khăn. "Chất lượng tài sản của Techcombank đang yếu đi khi Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại", Amit Pandey cho biết. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank hiện cao nhất so với các ngân hàng khác trong nước.
S&P cảnh báo có thể hạ xếp hạng của Sacombank và Techcombank nếu tỷ lệ vốn trên tài sản điều chỉnh theo rủi ro (risk-adjusted capital ratiorơi xuống dưới 3%, do cho vay ồ ạt hoặc chất lượng tài sản giảm sút. Tuy nhiên, triển vọng của hai nhà băng cũng có thể được nâng trở lại nếu cải thiện được chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa.
Trao đổi với VnExpress ngay sau khi S&P công bố thông tin nói trên, đại diện Techcombank cho rằng đơn vị này cũng như nhiều ngân hàng khác chịu tác động bởi khó khăn chung của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam năm 2013. Bản thân Techcombank đang triệt để thực hiện mô hình quản trị rủi ro,  đảm bảo tính minh bạch rõ ràng cũng như tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước, trích lập dự phòng thận trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.
"Techcombank đã và đang tiến hành những biện pháp cần thiết để củng cố danh mục tài sản cũng như quản lý nợ xấu, theo đúng định hướng của Chính phủ. Chúng tôi tin rằng khi những hoạt động này phát huy tác dụng, thì đánh giá của S&P về chỉ số tín nhiệm của Techcombank sẽ được cải thiện trong kỳ đánh giá tới", đại diện ngân hàng nói.
Trước đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng được công bố giữa tháng 8, Techcombank ghi nhận lợi nhuận thuần gần 1.323 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nợ xấu tăng hơn 2 lần so với cuối quý I (lên gần 2.400 tỷ đồng, chiếm 5% dư nợ) nên nhà băng này phải dành 670 tỷ để trích lập dự phòng rủi ro. Lãi trước thuế do đó chỉ còn lại 653 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải với về việc nợ xấu tăng mạnh trong những tháng qua, lãnh đạo Techcombank cho rằng phần lớn nguyên nhân đến từ việc suy thoái kinh tế khiến các khách hàng của họ gặp khó khăn trong việc trả nợ. "Cũng như hầu hết doanh nghiệp khác, khách hàng của Techcombank cũng chịu tác động lớn từ suy thoái kinh tế với nhưng khó khăn như tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, cầu tiêu dùng yếu", đại diện nhà băng lý giải.
Thời gian gần đây, Techcombank cũng được dư luận chú ý bởi quyết định từ nhiệm của CEO ngoại Simon Morris sau 2 năm tại nhiệm. Thay thế ông Morris năm giữ vị trí Quyền tổng giám đốc là ông Đỗ Tuấn Anh, thành viên Hội đồng quản trị.
Trong khi đó, với Sacomabank, mức lãi ghi nhận sau 6 tháng đầu năm đạt gần 1.450 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm khoảng 2,46% dư nợ. Trước khi được S&P công bố xếp hạng lần này, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cũng được Fitch Ratings giữ nguyên mức định hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDRs) ở mức B, với triển vọng ổn định.
Cùng với Sacombank và Techcombank, S&P hiện cũng đưa ra xếp hạng tín nhiệm đối với một số nhà băng lớn khác của Việt Nam. Mức đánh giá đối với chỉ tiêu phát hành dài hạn và ngắn hạn của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện ở mức B+ và B với triển vọng ổn định. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cũng có triển vọng ổn định với xếp hạng lần lượt BB- và B.
Thùy Linh

SOS: Công an tấn công nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy


Bản chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất .  Chờ đợi mẹ con Phương Uyên


Cảnh hổn loạn tại sân bay Nội Bài, HN

Embed Music Files - Free Audio - Phóng Viên NgheLu pv
pv NgheLu phỏng vấn - công an đã thả hết mọi người





https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/v/q74/s720x720/1376075_405580399541693_525494766_n.jpg?oh=8c805eae513f1b3e57b95c445acdc06b&oe=52455C26 
Anh Lê Quốc Quyết bị đánh tại đồn công an Thanh Trì

VRNs (25.9.2013) – Sài Gòn – SOS: 20 giờ 35: Blogger Gió Lang Thang cho hay, mọi người đang tập trung tại CA huyện Thanh Trì trụ sở 2 tại Liên Ninh, Thanh Trì để hỗ trợ những người bị bắt. Vợ bác Tường Thuỵ đang đòi công an cho gặp chồng và bà Tân đang đòi lại đồ đạc.

20 giời 30: Cùi Các đưa tin, Blogger Nguyễn Tường Thụy vừa mới cho hay: “Hiện nay ông vẫn đang bị câu lưu tại công an xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Tại đây, công an đề nghị ông hợp tác làm việc nhưng ông đã từ chối, bất hợp tác với công an vì lý do công an xông vào nhà bắt người trái pháp luật”.

Blogger Huỳnh Công Thuận nói: “Blogger Nguyễn Tường Thụy từ chối làm việc vì công an không hợp tác với người dân làm đúng theo quy định, chứ không phải người dân không hợp tác.”

20 giờ 15: Theo Blogger Gió Lang Thang cho biết, Blogger Trương Văn Dũng bị cướp máy ảnh và bị lôi đi. Khi Blogger Trương Văn Dũng đến nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy yểm trợ mọi người.

20 giờ: Cùi Các cho biết, tin từ nhà văn Nguyễn Tường Thụy qua điện thoại: “ông cảm thấy lo ngại khi cả nhà ông bị bắt đi, không còn một ai ở canh giữ nhà trong lúc công an khám xét. Ông lo lắng sẽ có tài sản của mình bị đem ra khỏi nhà, nhưng tài liệu nguy hiểm thì được tuồng vào trong nhà.”
Chúng tôi vừa được báo, lúc 18 giờ 30, có gần 20 công an mặc thường phục và sắc phục đang đập phá cửa và đòi vào nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy tại số 11, Nhà máy phân lân Văn Điển, Hà Nội để kiểm tra hành chánh, nhưng Blogger Nguyễn Tường Thụy không đồng ý. Được biết, trong nhà Tường Thụy gồm có mẹ con bà Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Nhung, cô Nguyễn Phương Uyên, con bà Nhung,ông Lê Quốc Quyết, ông Thi bạn ông Quyết và  ông Phạm Bá Hải.

Blogger Nguyễn Tường Thụy chụp với bà Dương Thị Tân, Nguyễn Phương Uyên và bà Bùi Thị Minh Hăng
Blogger Nguyễn Tường Thụy chụp với bà Dương Thị Tân, Nguyễn Phương Uyên và bà Bùi Thị Minh Hằng
Lúc 19 giờ 10, Blogger Cùi Các cho biết, Blogger Nguyễn Tường Thụy và vợ con ông, cũng như mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên cùng với ông Lê Quốc Quyết đã bị công an bắt đưa về UBND xã Liên Minh, Thanh Trì, Hà Nội.

PV.VRNs

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tiếp tục từ chối gặp người thân và tiếp tế của gia đình!...

VRNs (25.09.2013) - Nghệ An – “Em được quyền từ chối gặp mặt và nhận quần áo là để phản đối lại việc luật sự Vương Thị Thanh và cơ quan ở trai giam Nghi Kim không giải quyết Đơn Khiếu Nại” – Anh Đặng Xuân Diệu cho biết như vậy trong lá thư gởi ra từ trại giam, do chính cán bộ quản giáo trao tay cho gia đình. Ngày 23.09, anh Đặng Xuân Hà và anh Hồ Văn Lực, em trai của anh Hồ Đức Hòa, đã đi ra trai giam số 5 Thanh Hóa để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ cho anh Đặng Xuân Diệu, một trong số 14 TNCG và TL bị bắt và bị xét xử bất công. Anh Đặng Xuân Hà và anh Hồ Văn Lực đã đi xe gắn máy từ Thành Phố Vinh ra tới trại trại giam số 5 Thánh Hóa, đoạn đường dài hơn 100 kilomet. Chuyến đi của anh Hà Và anh Lực trên đường ra thăm Anh Đặng Xuân Diệu gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Vào lúc 9h00, anh Lực tới được trại giam, làm thủ tục theo quý định của trại giam. Trong lúc chờ đợi cán bộ trại giam vào gọi anh Đặng Xuân Diệu ra để gặp người nhà, hai anh đã hy vọng được gặp anh Diệu, nhưng sau 15 Phút sau cán bộ trại giam ra thông báo cho anh Đặng Xuân Hà là anh Đặng Xuân Diệu đã từ chối gặp mặt người nhà, mà thay cho cuộc gặp gỡ đó là, nhắn gửi tâm sự qua thư chuyển tay. Lá thư anh trai Đặng Xuân Hà viết nhắn gửi cho em trai mình là Đặng Xuân Diệu được cán bộ trại giam hứa chuyển vào có nội dung như sau. “Em trai quý mến! Anh và tất cả mọi người trong gia đình khỏe cả, bà con thôn xóm cũng bình thường. Còn vấn đề luật sư, anh đã nhờ luật sư Hà Huy Sơn và Luật sư đã gửi tất cả các thủ tục liên quan lên ban An Ninh điều tra, hiện tại bây giờ chưa có câu trả lời. Theo ý của luật sự thì em cần gặp anh để trao đổi để biết rõ mục đích”. Thư của anh Hà được chuyển vào cho anh Đặng Xuân Diệu, khoảng 30 phút sau lá thư của anh Đặng Xuân Diệu được cán bộ quản giáo chuyển ra, trao cho Anh Đặng Xuân Hà có nội dung: “Anh của em quý mến! Em rất cám ơn sự hy sinh cao cả của anh và đã vất vã tìm mọi cách lo cho em. Anh ạ! Em được quyền từ chối gặp mặt và nhận quần áo là để phản đối lại việc luật sự Vương Thị Thanh và cơ quan ở trai giam Nghi Kim không giải quyết Đơn Khiếu Nại”. Trong thư anh Đăng Xuân Diệu không nêu những khiếu nại nào đã được anh gửi lên cho cán bộ trại giam Nghi Kim, nhưng qua nhận định của anh Đặng Xuân Hà thì có thể đó là liên quan đến việc đơn kháng án của anh đã không được giải quyết. Tuy anh Hà và anh Lực không được gặp anh Đặng Xuân Diệu như mong muốn, nhưng qua nội dung thư của anh Diệu đã gửi ra cũng làm cho gia đình, người thân và bạn bè yên tâm hơn và hiểu được mục đích của anh trong lúc này. Sự kiên cường, vững mạnh và những sự hy sinh của anh Diệu là dâu anh vẫn tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ ngay cả lúc thân trong lao tù. Anh Đặng Xuân Diệu, tên thánh là Phanxicọ Xaviê, giáo dân giáo xứ Xuân Mỹ, giáo phận Vinh. Anh Diệu là kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Trước khi bị bắt, anh là phó Nhóm bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II. Anh đã tham gia tuần hành bảo vệ sự sống, ký tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ký tên đòi thả tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa, học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Anh đã bị bắt ngày 30.07.2011 tại Sài Gòn. Trước khi bị bắt hơn một tháng, tại giáo xứ Thái Hà, anh Đặng Xuân Diệu đã chia sẻ với các tân học viên Khóa kỹ năng truyền thong: “Mình khẳng định với các bạn là hệ thống truyền thông của nhà nước Việt Nam, chỉ mới phục vụ con người được một khía cạnh rất nhỏ, trong khi đó lại xâm phạm con người cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo. Trong đó sự xâm phạm nghiêm trọng, dã man nhất phải kể đến lĩnh vực Tôn giáo”. Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại Nghệ An, anh Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS, ngày 09.01.2013. Sau đó, công an quản giáo và giám thị trại giam cố tình không tạo điều kiện cho anh Diệu kháng cao như nhận xét của luật sư hà Huy Sơn trong văn thư gởi Tòa án và VKS tối cao, ngày 11.04.2013, như sau: “Tôi nhận thấy cơ quan tố tụng có những hành vi vi phạm: Không thông báo việc kháng cáo cho những người tham gia tố tụng (khoản 1, điều 366, BLTTHS, 2003 và điều 6.1 nghị quyết số 05/2005-NQ-HĐTP). Do đó những người tham gia tố tụng nói chung và bị cáo Đặng Xuân Diệu mất quyền được xem xét kháng cáo”. Hovanba, VRNs

Cha xứ Phúc Lộc bị đe dọa bằng điện thoại khi tổ chức cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên!...

VRNs (25.09.2013) – Nghệ An – Cha Antôn Nguyễn Văn Hùng, chính xứ giáo xứ Phúc Lộc thuộc Hạt Đông Tháp GP Vinh, nằm trên địa bàn Xã Tân Thành Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An, cho biết VRNs: “Sự việc bắt đầu vào ngày 08.09.2013 trong thánh lễ sáng Chủ nhật. Hôm đó tôi đọc cho toàn xứ nghe Lời kêu gọi hiệp thông với GX Mỹ Yên của Tòa giám mục Xã Đoài và tôi cũng phân tích cho giáo dân biết sự thật và cha kêu gọi giáo dân thắp nến cầu nguyện. Thánh lễ vừa kết thúc, tôi nhận được một tin nhắn từ số điện thoại (SĐT): 01266115977: ‘mày là thằng phản động, tụi tao sẽ thủ tiêu mày, tao vẫn đi lễ hằng ngày đây’ ( 09h15’ ngày 08/09/2013)”. Tiếp theo, lúc 8h02’, ngày 14.09.2013, cũng SĐT trên dã nhắn tiếp vào điện thoại của cha Hùng nội dung sau: “Mày là thằng đểu, mày có giỏi ăn, mày dám công bố không, mày ra mặt đi là tụi tao tút cổ”. Và một tin nhắn quan trọng khác là: “Việc tụi tao thì để tụi tao làm, mày đừng có xí vô”. Cha Hùng cho biết, ngài đã nhận được khoảng 15 tin nhắn với nội dung đe dọa như vậy. Theo suy nghĩ cua cha Hùng thì có hai sự việc nhắm vào ngài, thứ nhất là do cha Hùng mạnh mẽ lên án những hành đọng sai trái của nhà cầm quyền Nghệ An đối với giáo xứ Mỹ Yên, thứ hai là cha thấy chính quyền xã thu những khoản thuế không hợp lí, như phạt sinh đẻ, thuế làm đường thu mãi mà không thấy làm, nên ngài nói giáo dân không nộp hai khoản thuế đó. Cha Hùng nhận xét: “Có khả năng họ ghét tôi”. Theo y kiến luật sư, thì đây là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nên hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Người nhắn những tin này đã có hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm điểm b khoản 1 điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20.09.2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 83/2011/NĐ-CP, hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện việc đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Việc nhắn tin đe dọa, nói tục nhắm người sử dụng đã xảy ra thường xuyên trong thời gian qua với dân oan Bùi Thị Minh Hằng (ở Vũng Tàu), với cô Trịnh Kim Tiến (ở Sài Gòn). Mới sáng nay, lúc 06h35’, SĐT 01998967645, đã nhắn vào máy điện thoại của linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT tại Sài Gòn như sau: “Lũ chó đẻ kia! Cha mẹ tụi mày them ăn cức tao lắm ah?…” Một nguồn tin từ giáo dân giáo xứ Phúc Lộc cho cha Antôn Nguyễn Văn Hùng biết, sẽ có một chiến dịch từ phía chính quyền đổ xuống trên cha và giáo dân Phúc Lộc trong thời gian sắp tới. Tiếp đến, lúc 20h00 ngày 15.09.2013 đang lúc chầu Thánh Thể thì giáo dân phát hiện hai kẻ lạ mặt khả nghi. Giáo dân đã giữ lại và sau khi tra hỏi họ đã nhận mình là người của công an trà trộn vào để quay phim và chụp ảnh cha. Một người là em trai của trưởng Công an Xã. Giáo dân cho biết những người này làm ở huyện Yên Thành. Họ có bốn người, hai người vào nhà thờ và hai người dò la bên ngoài nhà thờ. Họ cũng đã thuê một người công giáo ở giáo xứ Đức Lân, người này vốn là dân giang hồ. Cha Hùng đã bắt họ viết bản tường trình và cam kết không làm như thế nữa, sau đó cha đã thả họ ra về. Hiện nay, công an và những cộng tác viên của họ tra trộn vào các nhà thờ trên khắp giáo phận Vinh nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung rất phổ biến. Một nguồn tin cho biết, ngày 21.09.2013 tại giáo xứ Song Ngọc cũng bắt được một người trà trộn vào nhà thờ gây sự. FX Lê Nhàn

Nga khởi đóng 2 tàu khu trục hiện đại cho Việt Nam !...

(Dân trí) 25-9-2013  - Một nhà máy đóng tàu của Nga ngày 24/9 đã khởi đóng 2 tàu trục lớp Gepard hiện đại cho hải quân Việt Nam, báo chí Nga đưa tin.

Tàu trục lớp Gepard do Nga chế tạo.
Tàu trục lớp Gepard do Nga chế tạo.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tại thành phố Kazan, miền trung nước Nga đã cho biết thông tin trên trong một tuyên bố được hãng RIA Novosti đăng tải.
Tàu khu trục lớp Gepard (hay còn gọi là Cheetah) được trang bị các hệ thống tên lửa và pháo hiện đại. Tàu được thiết kế để bảo vệ và tuần tra bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn lậu, đánh bắt trộm và cướp biển và hỗ trợ các tàu khác gặp sự cố.
Tuyên bố của Zelenodolsk cho hay hợp đồng đóng tàu Gepard đầu tiên được ký kết hồi năm 2005 và hai tàu khu trục lớp Gepard đã được đưa vào sử dụng trong hải quân Việt Nam vào năm 2011.
Hợp đồng thứ 2 được ký kết hồi tháng 2/2013. Nhưng khác với 2 tàu Gepard đầu tiên, 2 tàu khu trục mới sẽ được trang bị các vũ khí chống ngầm, động cơ tiên tiến cùng các tính năng hiện đại hơn.
An Bình
Theo RIA

Mới sáng, xông vào nhà chém gục 5 người !...

Người đàn ông lạ mặt xông vào một căn nhà ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, chém gục 5 người. Một phụ nữ đã tử vong ngay sau đó.

Chiều 24-9, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ nghi phạm gây nên vụ truy sát 5 người, khiến 1 phụ nữ tử vong ngay sau đó.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 5 giờ cùng ngày, bà Võ Thị Gái (44 tuổi, ngụ thị xã Long Khánh) vừa mở cửa nhà thì bất ngờ một người đàn ông từ ngoài xông vào, chém tới tấp vào tất cả những người trong nhà.
Bà Võ Thị Gái đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Long Khánh
Bà Võ Thị Gái đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Long Khánh
Người trong nhà gồm: bà Gái, chị Võ Thị Liễu (39 tuổi, em bà Gái), bà Nguyễn Thị Hồng (51 tuổi), ông Nguyễn Văn Nghĩa (43 tuổi), ông Lê Văn Hoàng (40 tuổi), đều bị chém, bị thương nặng.
Nghe tiếng kêu cứu, hàng xóm chạy đến đưa cả nhà đi cấp cứu. Tuy nhiên, trên đường đi chị Liễu đã tử vong. Sau khi gây án, hung thủ bỏ trốn khỏi hiện trường.
Căn nhà nơi xảy ra vụ truy sát
Căn nhà nơi xảy ra vụ truy sát
Theo xác minh ban đầu, nguyên nhân vụ việc là do ghen tuông. Kẻ gây án chính là chồng của chị Liễu. Chị Liễu và chồng có mâu thuẫn, đang chờ làm thủ tục ly hôn. Chị Liễu xuống nhà chị gái để ở thì xảy ra vụ việc.
Theo H.Xuân
Người lao động

Nhiều lãnh đạo hớn hở thông báo địa phương có thêm hộ nghèo!...

(Dân trí) – “Nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì có khi phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Chiều 24/9, UB Các vấn đề xã hội của QH tổ chức phiên giải trình về phân bố nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo.
Đồng ý với nhiều số liệu báo cáo của Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền về kết quả đạt được trong hơn 10 năm cả nước tập trung, nỗ lực giảm nghèo nhưng vấn đề nổi lên khiến nhiều đại biểu băn khoăn là về hiệu quả của hoạt động này.
180 triệu đồng rót cho mỗi hộ dân, sao vẫn không thoát nghèo?
Bộ trưởng LĐ-TB&XH khẳng định các chính sách áp dụng vừa qua hết sức thiết thực với người nghèo.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông khái quát, nhà nước quyết tâm cao, nỗ lực lớn nhưng chưa có văn bản pháp lý ở mức cao nhất để điều chỉnh nhiệm vụ quản lý, sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia hướng tới việc này rất nhiều nhưng ít sự phối hợp, lồng ghép mà mới đơn giản là phép cộng dồn cơ học số vốn mỗi chương trình rót xuống cho người dân.
Quan điểm hỗ trợ thoát nghèo là phải đưa đến cho mỗi người dân một chiếc cần câu chứ không phải con cá nhưng việc thực hiện không đạt, các hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức “cho cá”.
Trong khi đó, các nguồn lực huy động cho công tác như vốn vay ODA vì không đạt được hiệu quả triệt để nên nhiều trường hợp trở thành nỗ lực “giải ngân cho nhà tài trợ”. “Phần lớn tiền nhận được (70-80%) chảy vào hoạt động tư vấn, quản lý dự án. Đồng tiền đọng lại cho người dân rất ít” – ông Đông thẳng thắn.
Ông Đông lấy ví dụ dự án hỗ trợ trồng rừng, xóa đói giảm nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở Bắc Kạn, sau 10 năm Bộ Kế hoạch - Đầu tư quay lại đánh giá kết quả thì được địa phương báo cáo chương trình đã kết thúc từ lâu, tỉnh đang phải tìm kiếm mô hình khác.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Nguyễn Mạnh Hùng không giấu nghi ngại về hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn vốn xóa đói giảm nghèo khi báo cáo thể hiện tổng mức tiền của mỗi dự án, chương trình không đạt nhưng các mục tiêu vẫn được đánh giá là thực hiện thắng lợi.
Ông Hùng làm phép tính, tổng kinh phí huy động cho công tác này vẫn tăng mạnh qua từng năm, giai đoạn 2011-2013 đã đạt 90.000-91.000 tỷ đồng/năm. Kết quả mang lại, mỗi năm cả nước giảm được 500.000 hộ nghèo, tức bình quân mức đầu tư lên tới 180 triệu đồng/hộ. Băn khoăn với con số này, ông Hùng cho rằng, nếu đúng, phải có được nhiều hộ thoát nghèo, thoát nghèo bền vững hơn. Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội đặt câu hỏi, bao nhiêu phần trăm nguồn lực được đầu tư trực tiếp cho người dân, bao nhiêu rải ra các kênh gián tiếp?
Ông Hùng lập luận, tín dụng là một kênh ưu đãi quan trọng trong giảm nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo được vay so với tổng số hộ nghèo vẫn còn một khoảng cách lớn. Theo chương trình cho vay ưu đãi, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu, nhưng bình quân chỉ được 12 – 15 triệu đồng, có hộ thậm chí chỉ được giải quyết vay 5 triệu đồng, không đủ mua con bò để sản xuất, giảm nghèo.
Một “biến thể” khác do cơ chế là bệnh ỷ lại. Nhiều địa phương có tư tưởng trông chờ, ngồi đợi các nguồn tiền hỗ trợ giảm nghèo. Vậy nên “nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” vì cứ được công nhận nghèo là có nhiều ưu đãi, thuận lợi hơn.
180 triệu đồng rót cho mỗi hộ dân, sao vẫn không thoát nghèo?
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng đặt nhiều nghi vấn về hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, Bộ KH-ĐT chỉ có báo cáo về đầu tư chi, không có báo cáo về kết quả. Theo ông Đông, Chủ nhiệm các chương trình mục tiêu quốc gia có trách nhiệm báo cáo về hiệu quả, trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, không để thất thoát, đánh giá về phân bổ kinh phí cụ thể. Có khoảng 70 chương trình mục tiêu quốc gia, ông Đông hứa sẽ yêu cầu tổng hợp.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH giải thích, mỗi chương trình, nguồn vốn có mục tiêu riêng do các bộ ngành độc lập phụ trách. Bà Phạm Thị Hải Chuyền nêu ví dụ, chương trình tín dụng ưu đãi có 542.000 tỷ đồng trong tổng số nguồn lực dành cho giảm nghèo, chiếm 37%. Nguồn vốn từ ngân hàng chính sách chiếm trên 40%. Vì vậy cần tổng hợp xem xét mới đánh giá hết được.
Xác nhận hiện tượng “ỷ lại”, bà Chuyền cho biết, hộ được chứng nhận thuộc diện nghèo có phần hỗ trợ trực tiếp rất nhiều, như chăm sóc sử khỏe, học tập, có đất ở, cho vay vốn, gần đây còn có chính sách đào tạo nghề nhưng với chính sách với các hộ cận nghèo, vừa thoát nghèo thì chưa có. Nhận thấy đây là một vấn đề, Bộ LĐ-TB& đã có đề nghị giảm dần chính sách cho không, tăng chính sách cho vay, có thể lãi suất thấp để ngăn bệnh ỷ lại.
Theo đó, các chính sách hỗ trợ trực tiếp hiệu quả không cao sẽ cắt giảm. Về lâu dài, chính sách hướng tới là hỗ trợ đầu tư hạ tầng, giúp cho con cái trong gia đình nghèo đi học, đào tạo nghề… Nhưng đánh giá chung, bà Chuyền khẳng định, các chính sách áp dụng vừa qua vẫn hết sức thiết thực cho hộ nghèo.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá - ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội yêu cầu làm rõ cơ sở, tiêu chí để đề xuất cắt giảm, chỉ giữ lại 2 chính sách đối với vấn đề giảm nghèo.
Thứ trưởng KH-ĐT Đặng Huy Đông nêu quan điểm nhất trí hướng rà soát chặt chẽ các chương trình mục tiêu quốc gia, cái gì thật cần mới giữ lại. Việc loại bỏ, rút ngắn để chỉ còn lại 2 chương trình, ông Đông khẳng định là đúng hướng, Bộ KH-ĐT đồng tình nhưng cũng cân nhắc một số bộ ngành đặc thù như Bộ Y tế có thể vẫn muốn giữ lại các chương trình đang thực hiện nên việc này cũng chưa thể quyết ngay lập tức.
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã giảm nghèo khá nhanh, hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ chỗ chiếm 58% dân số năm 1993, đến nay chỉ còn khoảng 7,8%. Tuy nhiên, bà Mai vẫn rất thận trọng khi đánh giá: Còn rất nhiều thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu; số hộ nghèo ở đô thị cũng tăng nhanh trước những cú sốc kinh tế…
Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005 – 2012 là gần 543.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đã bố trí gần 206.000 tỷ đồng, chiếm 37,93%. Còn lại là từ 6 nguồn khác như vốn ODA, trái phiếu Chính phủ; vốn vay hợp tác quốc tế; vốn tín dụng ưu đãi; huy động hỗ trợ từ doanh nghiệp; Quỹ Vì người nghèo; vốn lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo.
P.Thảo

Hàng trăm người phản đối nạo vét cát gây sạt lở bờ biển

Liên tiếp hai ngày nay, hàng trăm người dân kéo đến UBND xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) để phản đối việc một doanh nghiệp nạo vét, thông luồng Cửa Đại gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. 

Hàng trăm người bức xúc khi phản đối doanh nghiệp nạo vét, thông luồng Cửa Đại tận thụ cát nhiễm mặn xuất khẩu ra nước ngoài gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Đây là dự án nạo vét, thông luồng cửa biển, nhưng sau gần 3 tháng triển khai, tàu thuyền không thể ra khơi và triều cường còn xâm thực sâu vào đất liền nhấn chìm nhiều hồ tôm, uy hiếp các khu dân cư.
24-9-Anh-sat-lo-gui-lai-2986-1379989946.
Không chỉ yêu cầu doanh nghiệp không được tiếp tục nạo, hút bán cát, người dân xã Nghĩa An còn yêu cầu bồi thường thiệt hại về đất đai bị sạt lở, hồ tôm bị mất trắng. Theo người dân, tỉnh Quảng Ngãi cho phép doanh nghiệp nạo vét, thông luồng Cửa Đại là chủ trương đúng đắn, song cửa biển chưa thông mà bờ biển đã bị triều cường gây sạt lở nặng nề, đe dọa tính mạng, tài sản của họ.
23-9-Anh-3-Sat-lo.jpg
Hai ngày qua, triều cường đã nhấn chìm, gây vỡ bờ bao ít nhất 5 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân ở thôn Phổ Trường làm thiệt hại gần 1,5 tỷ đồng.  Gia đình anh Phạm Văn Quốc đã lâm vào cảnh trắng tay khi hơn 65.000 con tôm 1,5 tháng tuổi trôi sạch ra biển, ước tính thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
23-9-Anh-4-Sat-lo.jpg
Các ống nhựa như thế này vốn ở giữa hồ nuôi tôm của những hộ dân xã Nghĩa An, giờ bị chìm sâu dưới đáy biển do triều cường xâm thực. 
23-9-Anh-5-Sat-lo.jpg
Triều cường ngoạm sâu vào đất liền gây sạt lở nặng nề bờ biển. Theo lãnh đạo huyện Tư Nghĩa, Công ty TNHH Ngọc Việt, chi nhánh Quảng Ngãi, được tỉnh cấp phép nạo vét, thông luồng Cửa Đại kết hợp tận thu cát nhiễm mặn từ ngày 30/7. Đến nay, Công ty này đã xuất bán sang Singapore hơn 1,2 triệu tấn cát nhiễm mặn.
23-9-Anh-7-Sat-lo.jpg
Ông Nguyễn Hiệp (80 tuổi) ở xã Nghĩa An thấp thỏm lo âu trước nạn triều cường xâm thực gây sạt lở bờ biển. "Trước đây có bãi gò cách bờ hơn 1.000 m chắn sóng. Từ ngày doanh nghiệp về đây nạo hút cát, bãi gò không còn nữa khiến những cột sóng dữ dội tấn công vào bờ. Nếu triều cường xâm thực khốc liệt như mấy ngày qua thì chẳng mấy chốc các khu dân cư ven biển có nguy cơ bị xóa sổ", ông Hiệp nói.
23-9-Anh-10-Sat-lo.jpg
Trước bức xúc của người dân, các sà lan nạo, hút cát của doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động. Chiều 23/9, các cơ quan chức năng Quảng Ngãi tổ chức đối thoại người dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa tìm giải pháp để giải tỏa nỗi hoang mang, lo lắng cho họ.
Tại buổi đối thoại giữa các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi với hàng trăm hộ dân xã Nghĩa An, nhiều người kiến nghị tỉnh có giải pháp khẩn cấp ngăn chặn tình trạng sạt lở tiếp diễn gần khu vực Cửa Đại nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản họ.

Ông Đỗ Ngọc Tây, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An nói, dự án nạo vét, thông luồng Cửa Đại tận thu cát nhiễm mặn có tổng khối lượng đến 20 triệu m3 nhưng doanh nghiệp mới nạo vét mới hơn 1 triệu m3 mà đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ biển. “Điều này khiến cho chính quyền địa phương lẫn nhân dân lo ngại. Người dân hoang mang, lo lắng đề nghị dừng dự án này nhằm  tránh nguy hiểm tính mạng, tài sản là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng ”, ông Tây nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ xác nhận, trong quá trình triển khai dự án xảy ra tình trạng sạt lở ở khu vực thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, gây lo lắng, bất an trong dân.

Do vậy tỉnh quyết định tạm dừng việc tận thu cát xuất khẩu ở Cửa Đại để đánh giá tác động môi trường, khắc phục tình trạng sạt lở ở Nghĩa An, ổn định đời sống người dân. Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Ngọc Việt được yêu cầu triển khai ngay biện pháp chống sạt lở ở thôn Phổ Trường; đồng thời xem xét hỗ trợ thiệt hại cho người dân nuôi tôm, sinh sống ở vùng triều cường xâm thực bờ biển nơi đây.