THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 August 2012

Đường hầm sông Sài Gòn thấm nước?


Nhiều vết trám trét tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần giữa thân hầm dìm. Theo một chuyên gia, đây có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo

Sáng 6-8, ghi nhận của chúng tôi tại đường hầm sông Sài Gòn cho thấy nóc hầm có dấu vết sửa chữa. Các vết trám trét trên nóc hầm chạy loằng ngoằng theo chiều dọc hoặc chiều ngang, có vết dài gần 2 m, có vết ngắn chỉ vài chục centimet.
Đa số các vết trám trét tập trung chủ yếu tại các đường nằm ngang trên nóc hầm. Quan sát bằng mắt thường, những đường này có hình dạng tương tự mép nối giữa 2 khối bê tông.
Một số vết trám trét ở nóc hầm trong đường hầm sông Sài Gòn
(ảnh chụp ngày 6-8). Ảnh: ÁNH NGUYỆT - TẤN THẠNH
 
Đặc biệt, chạy viền theo các vết trám trét còn có những vật thể nhỏ, ngắn, màu vàng, hình lục giác được cắm chặt vào nóc hầm. Quanh những vật thể màu vàng này còn “mọc” lên những đám tơ màu trắng mịn như bông gòn. Khi phóng to hình ảnh, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của một số vật thể có hình dạng tương tự giọt nước hoặc giọt keo quanh các vết trám trét.
Theo một chuyên gia, những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo
Theo quan sát, những vết trám trét này tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần khoảng giữa thân hầm dìm. Một chuyên gia cho biết những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được đơn vị liên quan xử lý chống thấm bằng keo. Theo Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn, hầm vượt sông này vừa được bảo trì theo định kỳ.
Để giải tỏa nghi vấn quanh những vết trám trét rất mới đó, chúng tôi đã liên lạc với nhà thầu thi công hầm (Obayashi - Nhật Bản) nhưng đơn vị này cho biết họ không có quyền phát ngôn. Chúng tôi cũng đã liên hệ với đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, ông Lương Minh Phúc, trưởng ban, chưa có thông tin phản hồi.
ÁNH NGUYỆT

SOS thứ bậc Việt Nam trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu

Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.

Năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam ngoi lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước. Niềm vui ngắn chẳng tầy gang, 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước! Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giá thì tình hình còn bi đát hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng là suy giảm liên tục. Sự ngoi lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải là thực chất như sẽ phân tích về điểm số ở phần dưới. Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lên điều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang ở đâu. Bảng 1, liệt kê thứ bậc và điểm số đánh giá của Việt Nam và các nước lân bang [2,3].

Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới/ Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh
Năm
Số nước
Điểm cao nhất
Việt Nam Malaysia Singapore Thái Lan
Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc
2008 153 5.8 2.38 65 3.47 26 4.1 7 3.01 34
2009 130 5.28 2.97 64 4.06 25 4.81 5 3.4 44
2010 132 4.86 2.95 71 3.77 28 4.65 7 3.06 60
2011 125 74.1 36.71 51 44.05 31 74.11 1 43.33 48
2012 141 68.2 33.9 76 45.9 64.8 64.8 3 36.9 57

Nhiều dấu hiệu “lạ” trong hầm vượt sông Sài Gòn



07/08/2012 06:32:37
- Trong thời gian hạn chế lưu thông qua hầm dìm Thủ Thiêm để duy tu, bảo trì, trên nóc hầm có hiện tượng thấm nước.

Tại đây PV Kienthuc.net.vn ghi nhận, trên nóc hầm có nhiều vết ố đen, vết keo trám trét chạy ngang dọc và nhiều nút nhựa gắn vào đốt hầm.
Nhiều dấu hiệu “lạ” trong đường hầm vượt sông Sài Gòn.
Nhiều dấu hiệu “lạ” trong đường hầm vượt sông Sài Gòn.
Quan sát kỹ, chúng tôi còn phát hiện nước đọng thành giọt ở một số vị trí trên nóc hầm Thủ Thiêm.

Để làm rõ những gì ghi nhận được, chúng tôi đã liên hệ với Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM và được đại diện Ban giám đốc cho biết sẽ sớm có phản hồi về hiện tượng này.

Hầm dìm vượt sông Sài Gòn (thuộc dự án đại lộ Đông Tây - TP.HCM) được đánh giá là hầm hiện đại nhất Đông Nam Á và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2011. 

Vũ Sơn

Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 2: Bất chấp sức khỏe người dùng

Hóa chất không những khiến cho giá ăn đẹp, bắt mắt mà còn làm tăng sản lượng đáng kể. Người sản xuất được lợi còn sức khỏe người dùng bị làm ngơ.
Thực nghiệm so sánh
Nghe tôi nói đến những phương pháp làm giá truyền thống không cần dùng hóa chất nhưng giá vẫn đẹp, chị M. (chủ cơ sở làm giá ở Hóc Môn, TP.HCM) trợn mắt: “Làm thử rồi sẽ biết, em sẽ thấy làm kiểu đó giá dài nhằng, xấu xí, nhìn hết muốn ăn”. Để chứng minh điều vừa nói, chị M. muốn tôi cá cược làm thực để so sánh. Chị và tôi cùng làm 2 lu giá, một có hóa chất và một không có. Nếu cùng một điều kiện mà loại giá không dùng hóa chất xấu giống như lời chị miêu tả thì tôi sẽ phải trả cho chị tiền của số kg giá được làm ra bằng giá bán lẻ ở các chợ.
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
Sự khác biệt rõ rệt giữa giá được làm bằng hóa chất (phải) và không hóa chất (trái) - Ảnh: Thanh Thùy
Tôi đồng ý và giám sát suốt quy trình. Sau khi bơm nước giếng lên bồn để lắng kỹ, sử dụng cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi bắt đầu làm. Mỗi lu giá chúng tôi ủ 1,5 kg đậu vàng (loại đậu Trung Quốc mà gia đình chị M. đang dùng để sản xuất). Lu đậu thứ nhất được chăm sóc theo quy trình có hóa chất. Lu này được ủ 12 giờ, rồi ngâm nước vôi 6 giờ. Sau đó, chúng tôi canh thời gian khoảng 3 giờ sẽ ngâm đậu (khoảng 10 phút) với nước được pha loại bột màu trắng của Trung Quốc mà nhiều người làm giá sử dụng. Song song đó, lu đậu thứ hai không dùng bất cứ loại hóa chất nào, cũng được ủ 12 giờ rồi ngâm 6 giờ với nước giếng không qua xử lý hóa chất. Sau đó, cách 3 giờ chúng tôi mang lu này ngâm nước giếng sạch khoảng 10 phút. Đến ngày thứ 3, chúng tôi pha loại hóa chất dạng ống nhựa đổ vào lu thứ nhất, ngâm 15 phút. Suốt quá trình, chúng tôi tuân thủ những kinh nghiệm ràng giá, ngâm tưới nước của chị M., người làm giá 10 năm. Thời gian ràng chặt lu giá và cách ràng hoàn toàn giống nhau.
Giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh
Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), người làm giá theo phương pháp truyền thống
Sau 4 ngày, 3 đêm, giá được lấy ra để so sánh. Chị M. vừa tháo hai miếng đệm ràng chặt trên miệng hai lu giá xong mỉm cười đắc chí: “Chị nói có sai đâu, em nhìn lu không dùng thuốc đi, rễ như chúa chổm, thấy gớm”. Thực tế cho thấy, hai loại giá có sự khác biệt quá rõ rệt. Loại giá không dùng hóa chất dài gấp 2 lần loại có dùng hóa chất, thân giá nhỏ hơn, đa phần cọng giá cong queo, rễ dài và nhiều rễ con, có lá dài. Loại giá dùng hóa chất thì thân mập, rễ ngắn và nhẵn nhụi, đẹp mắt hơn rất nhiều. Lu không dùng hóa chất chỉ cho ra gần 11,5 kg giá nhưng lu có dùng hóa chất cho ra tới 14,5 kg. Chúng tôi dùng tay kéo giá ra khỏi lu. Hai lu đều mọc đầy giá, nhưng ở lu không hóa chất, chỉ cần chúng tôi kéo nhẹ cọng giá tuôn ra dễ dàng, thân giá rất dễ gãy; khi kéo được vài nắm, úp lu xuống nền thì giá đổ ra hết.
Trong khi đó, việc lấy giá trong lu có dùng hóa chất lại khó khăn hơn nhiều vì giá phình mập, chen chặt trong lu. Chúng tôi phải dùng tay, lay rất nhiều lần mới lấy ra được từng nắm giá. Lấy giá ra được 1/3 lu, chúng tôi úp lu trút xuống, giá vẫn dính chặt, không "chịu" ra ngoài. Người làm phải tiếp tục dùng tay lôi từng nắm giá trắng muốt ra ngoài.
Hóa chất cho lợi nhuận cao
Người sản xuất giá cho rằng, hóa chất mà họ dùng không làm lượng giá tăng hơn bao nhiêu, nó không phải chất kích thích tăng trưởng hay tẩy trắng. Tuy nhiên, khi mang bao bì gói hóa chất loại 20 ống nhựa màu trắng dịch sang tiếng Việt, chúng tôi được biết loại hóa chất này (không ghi rõ công thức hóa học hay thành phần) có tác dụng  kích thích giá tăng trưởng, không ra rễ, làm thân giá mập, tẩy trắng và làm giá đẹp hơn. Loại bột trắng dùng xử lý nước cũng có tác dụng tẩy trắng giá.
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
2 loại hóa chất xử lý nước ngâm giá - Ảnh: Thanh Thùy
Theo kinh nghiệm của chị M., nếu muốn rút ngắn thời gian làm giá thì ngâm thêm thuốc vào giá. “Nếu chỉ dùng hóa chất 1 lần, cho vào lu giá trong ngày thứ 2 thì phải để 5 ngày mới có thể thu hoạch giá được. Nhưng không ai muốn kéo dài thêm thời gian vì lợi nhuận. Thông thường người ta sẽ điều chỉnh để khoảng 4 ngày, 3 đêm là thu hoạch giá”, chị M. cho biết thêm.
PV Thanh Niên tìm gặp người từng làm giá theo phương pháp truyền thống, không sử dụng hóa chất để tìm hiểu về quy trình làm. Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình) cho biết không dùng hóa chất vẫn có thể làm được loại giá ngắn, mập. Người làm có thể điều chỉnh được độ dài, độ tròn của giá theo ý mình nhưng rất cực và khó. Trong khi các chủ sản xuất giá bằng hóa chất chú trọng khâu pha hóa chất và thời gian ngâm hóa chất vào giá thì những người làm giá theo kinh nghiệm dân gian chú trọng khâu ràng giá và lắng nước thật kỹ.
Bà Ng. nói: “Người làm phải kỹ lưỡng khâu tưới nước, ràng giá. Để cọng giá ngắn vừa, người làm phải ràng chặt miệng lu hết mức có thể. Riêng nước tưới giá, tôi cũng dùng nước giếng nhưng phải lắng lâu và kỹ. Nhưng dù giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh”.
Theo kinh nghiệm và cách làm không dùng thuốc của bà Ng. thì bình quân mỗi ký đậu sẽ làm được từ 7 - 8 kg giá. Có trường hợp 1 kg đậu cho ra 9 kg giá nhưng rất hiếm. Trên thực tế, các cơ sở làm giá ở Hóc Môn sản xuất mỗi lu trung bình 1,5 kg đậu cho ra 15 kg giá thành phẩm. Như vậy, bình quân mỗi kg đậu sẽ cho ra từ 10 kg giá trở lên. Như vậy, rõ ràng loại có dùng hóa chất cho số lượng nhiều hơn từ 2 - 3 kg giá/kg đậu so với loại không dùng hóa chất; một lu giá có dùng hóa chất nhiều hơn ít nhất 3 kg so với lu không dùng hóa chất. Mỗi ngày, một cơ sở cho ra vài chục đến hàng trăm lu giá. Nếu tính lợi nhuận, thì người làm giá dùng hóa chất sẽ được lợi lên đến con số hàng trăm ký mỗi ngày so với người làm không dùng hóa chất. Con số này sẽ càng lớn nếu quy mô sản xuất lớn.

Bộ trưởng yêu cầu kiểm tra
Sáng 6.8, ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải bài viết Sản xuất giá ăn bằng hóa chất, phản ánh về thực trạng nhiều người dân tại H.Hóc Môn (TP.HCM) dùng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc để sản xuất giá cho tăng trưởng nhanh, trắng, mập..., Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra nội dung báo nêu. Các cục liên quan nêu trên phải báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 9.8.2012.
Quang Duẩn

Cơ sở làm giá bằng hóa chất mọc như nấm
Nhiều ngày làm việc tại cơ sở sản xuất giá bằng hóa chất của ông H., PV Thanh Niên được biết không chỉ riêng ông H. làm nghề này mà còn nhiều họ hàng bên vợ, bên nội, bên ngoại của ông cũng đến học kinh nghiệm và giờ đây họ đã mở những cơ sở sản xuất giá độc lập. Nguồn nguyên liệu và thuốc mà họ dùng là lấy từ một đầu mối cùng ngụ tại địa phương. Cách vài ba ngày, họ lại đến nhà nhau để chia sẻ kinh nghiệm. Vợ ông H. cho biết: “Từ chỗ này mà không biết mấy chục người vô làm công rồi ra làm riêng hết”. Anh Q., người làm công chỗ ông H. cho biết, 2 tháng nữa anh sẽ mở cơ sở làm giá độc lập ở Củ Chi sau hơn 1 năm làm công học nghề, tìm hiểu nơi mua nguyên liệu và hóa chất.
Thanh Thùy

Hai người Việt bị chém ở Malaysia

Bị chém nhiều nhát bằng dao ngay tại nhà, người đàn ông thiệt mạng tại chỗ còn nạn nhân nữ được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Báo The Star trích lời ông Abdul Rashid Abdul Wahab - Phó cảnh sát trưởng huyện Hulu Langat, bang Selangor - cho hay án mạng xảy ra khoảng 21 giờ tối 5.8 tại căn nhà 2 tầng ở khu thị tứ Bandar Mahkota Cheras.
Danh tính các nạn nhân chưa được tiết lộ. “Điều tra ban đầu cho thấy các thủ phạm đã lẻn vào nhà, chém 4 nhát vào đầu người phụ nữ trong phòng khách tầng trệt. Sau đó, họ chạy lên tầng trên chém tiếp vào đầu, mặt, cổ, ngực và vai người đàn ông trong phòng ngủ cho đến chết”, ông Abdul Rashid nói. Cảnh sát đã tìm thấy 2 con dao lớn dính đầy máu trong nhà tắm của nạn nhân. Đến trưa 6.8, tình trạng của người phụ nữ vẫn chưa có tiến triển.
Hai người Việt bị chém ở Malaysia
Bệnh viện Kajang, nơi nạn nhân nữ đang được điều trị - Ảnh: Streetdirectory
Chiều qua, khi Thanh Niên liên hệ, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur chỉ trả lời “chưa nhận được thông tin chính thức” từ cảnh sát nước sở tại và cũng chỉ “biết tin qua báo chí”.
Theo Thông tấn xã Bernama cuối ngày 6.8, hai nạn nhân là vợ chồng sống tại căn nhà thuê nói trên, người chồng là công nhân. Còn thủ phạm được cho là một người Việt, thuê chung nhà với các nạn nhân và đang bỏ trốn.
Thục Minh (VP Singapore)

Thư gửi mẹ, Nấm và Gấu



Mẹ Nấm - Mẹ thương yêu,
 một lần nữa, con xin lỗi mẹ, vì lại tiếp tục làm mẹ lo lắng và buồn. Và một lần nữa, con lại để cả nhà phải phập phồng lo sợ vì con.
 Mẹ ơi, mẹ biết rằng con không thể làm khác vì nếu con tiếp tục im lặng trước tình trạng giam giữ ba bloggers Điếu Cày,Tạ Phong TầnAnhbaSaigon trái pháp luật thì chính con đã tự khóa chặt lương tâm mình trước những điều mình nghĩ, những gì mình đã viết.


Mẹ thương yêu, 
từ lúc cuộc sống con gặp nhiều xáo trộn đến giờ con biết cuối cùng cũng chỉ duy nhất một mình mẹ tin rằng con không làm gì lỗi. Những gì con thể hiện, con hành động, cuối cùng cũng chỉ để mọi người biết rằng, tôi có quyền công dân và những quyền đó phải được đảm bảo. 
Đất nước này không của riêng ai, và mỗi người đều phải có trách nhiệm với nó, chính vì vậy, con không thể để những người can đảm đi đầu trong việc khơi gợi tinh thần yêu nước của những người khác cô đơn trong chốn lao tù vì bị giam giữ bất công.
 

Mẹ ơi,
 trước gì những gì đã xảy ra gần đây, con biết mẹ lo lắng, nhưng mẹ hãy tin con, con đã đủ trưởng thành để ý thức và có trách nhiệm với việc làm của mình, và quan trọng là con sẽ không làm gì để mọi người trong gia đình mình phải thất vọng.
 Tự do này, không phải của riêng con, của riêng chúng ta, mà là tự do cần và phải có của tất cả mọi người. Vì vậy, tha lỗi cho con mẹ nhé!

 

Nấm yêu quý của mẹ,
 đêm nay mẹ không ở nhà cùng con và sáng mai có thể lại không cùng con đi biển được, mẹ xin lỗi con. 
Như mẹ đã viết rất nhiều lần cho con trong nhật ký, mai này lớn lên, con sẽ hiểu những gì mọi người đã làm vì đất nước này. Và mẹ, với vị trí là mẹ của con, chỉ biết cố gắng dạy con yêu quê hương mình bằng cách đơn giản nhất.
 "Có yêu thì nói rằng yêu" - tình yêu, nó đơn giản vậy thôi con ạ, mỗi người yêu một kiểu, và không ai có thể bắt người khác yêu nước theo kiểu của mình.
 Các bác, các cô, chú khác đi trước đã hy sinh đời sống cá nhân, và tự do của mình để mẹ và những người khác biết rằng: đất nước này đang đứng trước sự xâm lấn nguy hiểm của Trung Quốc, và quan trọng hơn hết, là không phải ai cũng có quyền bày tỏ tình yêu thiêng liêng của mình với quê hương này. 
Các bác, các cô ấy đã bị bắt giữ, phải xa gia đình, xa con cái trong một thời gian con ạ. Mẹ không can đảm như mọi người, trong quá khứ, một lần khi đứng trước sự lựa chọn và mẹ đã chọn con, bởi với mẹ, con quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Và mẹ đã nghĩ, chỉ cần bằng lòng với tình yêu dành cho con làm một người mẹ bình thường như bao người mẹ của các bạn khác thì mẹ sẽ yên tâm mà vui sống. 
Nhưng con ơi, mẹ sẽ dạy con làm sao, nếu con hỏi: "Sao mẹ không nói cho con biết sự thật?" - như mẹ đã từng hỏi bà ngoại. Sẽ chỉ im lặng ư? Không, con ạ, bà ngoại đã chọn cách nuốt hết nước mắt và tủi nhục để mẹ có tuổi thơ yên lành, cũng như mẹ đã và đang cố gắng giữ gìn tuổi thơ trong trẻo cho con. Và có những lúc người ta phải bước qua sự sợ hãi của mình một lần, để nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm tin vào những giá trị tốt đẹp mà các bác, các cô chú khác đi trước đã gửi lại. 
Đất nước mình nghèo nhưng không hèn vì còn có những người đi trước như thế, và hôm nay, mẹ mong Nấm tha lỗi cho mẹ vì mẹ không giữ lời hứa cùng con, con nhé!
 

Và cuối cùng, mẹ viết cho con, con trai yêu quý, mẹ con mình đã có một hành trình rất dài cùng nhau, được đi nhiều nơi, được gặp gỡ những người thú vị và học hỏi thêm rất nhiều điều bổ ích cho cuộc sống của mình. Con đã cùng mẹ cảm nhận cảm giác tự do, được thấy một phần khác của thế giới. Vì thế, với vốn sống ít ỏi và những trải nghiệm cùng con, mẹ mong rằng, con trai mẹ sẽ luôn can đảm, vững vàng, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh con nhé. Thương yêu bà ngoại và các con rất nhiều!



Le Plan Maoshan - Sách lược khủng khiếp của Tàu nhằm thống trị toàn thế giới

Regardons l'avenir :

https://picasaweb.google.com/116483193842482679243/Politics#5587840105152647314


Philippines chuẩn bị kiện Trung Quốc về Biển Đông


Philippines đang chuẩn bị đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phlippines, Raul Hernandez. Ảnh philstar.com

Phát biểu trước giới phóng viên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, hôm 3/8 cho biết, nước này đang tăng tốc thực hiện các bước đi pháp lý nhằm giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, bất kể Bắc Kinh “có hợp tác hay không”.

"Các bước chuẩn bị đang được tiến hành và chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể thực hiện được điều này càng sớm càng tốt. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các bước đi và chúng tôi hy vọng có thể sử dụng con đường pháp lý để giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình”, phát ngôn viên Hernandez cho biết. Tuy nhiên, ông này không cho biết cụ thể thời gian Manila sẽ đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra giải quyết tại ITLOS.

Theo ông Hernandez, Philippines đã gửi 12 văn bản phản đối bằng ngoại giao choTrung Quốc khi cuộc đối đầu giữa hai nước ở bãi cạn Scarborough nổ ra hồi tháng 4 mới đây. x Trước thông tin Manila đang tích cực chuẩn bị các thủ tục và bằng chứng để đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế, giới chuyên gia luật quốc tế tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của nước này.

Ông Tom Ginsburg, một giáo sư về luật quốc tế và khoa học chính trị ở trường Đại học Luật Chicago, bày tỏ tin tưởng, Philippines có những bằng chứng thuyết phục chứng minh chủ quyền của họ đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ginsburg cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh sẽ không sẵn sàng chịu nghe theo sự phán xét của các tòa án quốc tế liên quan đến những cuộc tranh chấp của nước này với các nước láng giềng khu vực.

Một chuyên gia khác có tên là Yas Banifatemi đến từ Nhóm Luật Quốc tế Công của Công ty Luật Shearman & Sterling của Pháp cũng thừa nhận, việc Philippinesđưa tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế không phải là việc dễ làm dù cho đây là một lựa chọn để giải quyết các cuộc tranh chấp này.

Trong cuộc đối đầu mới nhất với Trung Quốc ở Biển Đông hồi tháng 4 và tháng 5 vừa rồi, Manila đã nhiều lần tuyên bố đưa cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ra toà án quốc tế, nhưng Bắc Kinh luôn lên tiếng phản đối động thái của Manila.

Trung Quốc muốn giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các nước láng giềng trên cơ sở đàm phán song phương trực tiếp. Với tư cách là nước lớn, Trung Quốc tin rằng họ có thể dễ bề “áp chế” các nước láng giềng nhỏ bé hơn.

Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng nổ nhất của thế giới vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây. Hiện tại,Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan.


http://xembaomoi.com/tin-tuc/zing/The-gioi/Philippines-chuan-bi-kien-Trung-Quoc-ve-Bien-Dong-211030.html

Trung Quốc toan tính gì khi mời thầu trái phép ở Biển Đông?


Sau khi gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và phô diễn sức mạnh quân sự, Trung Quốc đang chuyển sang mặt trận thứ 3 nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. 



Cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài đấu thầu trái phép các lô dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 9 lô dầu khí kể trên nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây là khu vực hoàn toàn không có tranh chấp. 

Một nguồn tin liên quan tới ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc cho biết, thời hạn để các doanh nghiệp dầu khí xem xét tham gia đấu thầu 9 lô dầu khí này kéo dài tới tận tháng 6/2013. Nguồn tin giấu tên còn cho biết thêm, CNOOC cũng nhận được yêu cầu thông tin chi tiết từ nhiều công ty dầu khí nước ngoài. Hãng tinReuters dẫn lời các nhà phân tích, các công ty dầu độc lập và quy mô nhỏ có thể sẽ tham gia gói thầu mà Trung Quốc mời chào.

Trong khi đó, các doanh nghiệp dầu lớn sẽ lo ngại hơn về khả năng căng thẳng leo thang, nhất là những doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác ngoài khơi Việt Nam như Exxon Mobil (Mỹ), Gazprom (Nga) và ONGC (Ấn Độ).  Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Năng lượng Toàn cầu FACTS nói: "Trên thế giới có hàng trăm công ty dầu khí độc lập sẵn sàng tiến hành khai thác ở bất kỳ vùng biển nào dù trữ lượng không nhiều miễn là thu được lợi nhuận. Các công ty này sẽ tới vùng Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ dựa vào sự bảo trợ của Chính phủ Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác. Nếu không nhận được sự bảo đảm này thì các công ty ấy sẽ không khai thác, không đầu tư một xu nào".

Tập đoàn CNOOC chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác dầu khí ở vùng biển sâu, và sẽ cần tới sự trợ giúp của các công ty nước ngoài khai thác năng lượng tại Biển Đông. Theo các chuyên gia năng lượng Trung Quốc, Tập đoàn sở hữu khối tài sản trị giá 89 tỷ USD này triển khai giàn khoan khảo sát nước sâu đầu tiên tại vùng biển phía Nam Hong Kong thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, và có thể sẽ di chuyển giàn khoan xa hơn về phía Nam để khảo sát các vùng nước sâu trên Biển Đông.

CNOOC miêu tả giàn khoan mang tên "Dầu mỏ Ngoài khơi 981" này là "lãnh thổ quốc gia di động." Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG), nói: "Các hoạt động khai thác năng lượng trên các vùng biển tranh chấp này sẽ dẫn tới nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là một số vụ xung đột nhỏ giữa các tàu khảo sát và các tàu tuần tra của các bên tranh chấp chủ quyền, song ít có khả năng vấn đề này sẽ làm bùng nổ các cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên, nếu họ xác định được vùng biển tranh chấp thực sự có trữ lượng năng lượng lớn và Trung Quốc quyết định khai thác tại các vùng biển này thì tình hình sẽ thay đổi theo một chiều hướng rất khác".

“Hạm đội trắng” của Trung Quốc !!


Tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông ?



Ẩn dưới lớp sơn màu trắng, lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông. 
Sáng nay, các đoàn tàu nằm trong số hơn 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào biển Đông để tận lực khai thác tại khu vực này. Giới quan sát tin rằng lực lượng tàu tuần tra núp bóng dân sự của Trung Quốc sẽ tháp tùng hàng chục ngàn tàu cá trên. Đó là vì tàu tuần tra “dân sự” đang đóng vai trò quan trọng đối với việc Bắc Kinh sử dụng tàu cá để tiến hành âm mưu xâm phạm rầm rộ trên biển Đông.

Tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: gov.cn
Những biến thể của hải quân
Mới đây, tạp chí Jane’s Defence Weekly vừa đăng phân tích có tựa China’s other Navies (tạm dịch là Những lực lượng hải quân khác của Trung Quốc). Theo đó, Trung Quốc hiện phát triển 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự” để hình thành nên “hạm đội trắng” bên cạnh những hạm đội của hải quân nước này. Đó là: hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan.
Hải giám nằm dưới quyền của Cơ quan quản lý đại dương (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc. Nhóm tàu này chủ yếu tập trung giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Hiện tại, CMS đang có khoảng 300 tàu, với 30 chiếc trên 1.000 tấn, cùng 10 máy bay và 4 trực thăng. Hồi tháng 5, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu hải giám, với hơn 20 chiếc trên 1.000 tấn, vào năm 2013. Đến năm 2015, Bắc Kinh sẽ bàn giao thêm 16 máy bay cho CMS. Ngoài ra, cơ quan này sắp nhận thêm 54 tàu cao tốc.
Ngư chính trực thuộc Cục Ngư chính của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS), Bắc Kinh hiện có khoảng 140 tàu ngư chính với 8 chiếc trên 1.000 tấn và đang từng bước trang bị vũ khí cho nhóm này. Sắp tới, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều tàu ngư chính rất lớn khác, ví dụ như chiếc Ngư chính 88 trọng tải đến 15.000 tấn và được trang bị vũ khí.
Hải cảnh nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Công an Trung Quốc và khá bí mật về các thông tin như ngân sách, trang thiết bị. Theo Jane’s Defence Weekly, Hải cảnh Trung Quốc hiện có khoảng 10.000 nhân sự cùng 500 tàu. Như các lực lượng khác, hải cảnh cũng đang được Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ khí tài. Gần đây, Trung Quốc đã chuyển giao 2 tàu khu trục của hải quân để biên chế vào hải cảnh. Ngoài ra, nước này còn đang có nhiều dự án đóng mới và bổ sung tàu chiến cho lực lượng này.
Hải tuần được kiểm soát bởi Cơ quan quản lý an toàn hàng hải (MSA) của Bộ Giao thông Trung Quốc. Cuối tuần trước, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc vừa hạ thủy “tàu tuần tra lớn nhất” là chiếc Hải tuần 01 trọng tải 5.400 tấn. Hiện tại, MSA đang có khoảng 200 tàu với hơn 20.000 nhân sự. Dưới bóng MSA, đội tàu hải tuần cũng được Trung Quốc sử dụng để tuần tra và kiểm tra những tàu di chuyển trên vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc và cũng được xem là một lực lượng bán vũ trang. Lực lượng này hiện sở hữu khoảng 200 tàu và trong đó có một số chiếc được trang bị vũ khí.
Hình được cho là chụp tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: Zzofa.cn

Âm mưu lâu dài

Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung các tàu tầm xa. Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới. Gần đây, thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.
Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều tàu lớn hơn”. Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số các khu vực này.
Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”. Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”. Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.

Tàu dân sự có vũ khí hạng nặng và trực thăng tấn công
Lâu nay, Trung Quốc vẫn nhiều lần tuyên bố các lực lượng tàu tuần tra như hải giám, ngư chính đơn thuần chỉ là “dân sự”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nước này đang từng bước quân sự hóa các lực lượng tàu trên. Hồi năm ngoái, Bắc Kinh thông qua kế hoạch chi hàng trăm triệu USD để sớm trang bị thêm 13 tàu bán vũ trang cho 5 nhóm tàu thuộc “hạm đội trắng”.
Gần đây, nhiều diễn đàn mạng của nước này trưng ra nhiều hình ảnh được cho là chụp lại những tàu ngư chính có trang bị súng cỡ nòng lớn. Điển hình như các tàu: Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601, Ngư chính 44602, Ngư chính 9102… và tàu hải giám.
Theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Bắc Kinh là Ngư chính 311 vốn được chuyển đổi từ tàu hải quân lớp Dalang. Trung Quốc còn phát triển các tàu ngư chính theo hướng sẵn sàng đáp ứng thêm nhiều khả năng tác chiến. Bằng chứng là tàu Ngư chính 310 và 311 có bãi đáp trực thăng cỡ lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang Sinodefence.com. Trong đó, Z-9B của dòng Z-9 là loại trực thăng tấn công đa nhiệm đạt tốc độ lên đến 300 km/giờ, có tầm bay tối đa là 1.000 km và mang theo pháo cỡ nòng 23 li, ngư lôi, tên lửa đối không, tên lửa chống xe tăng… Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang phát triển phiên bản trực thăng tấn công tàng hình WZ-19 từ dòng Z-9. Vì thế, khi các tàu ngư chính mang theo những loại trực thăng tấn công trên thì chúng sẽ có khả năng tác chiến như tàu chiến đích thực.
Bên cạnh đó, dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng đang được bổ sung bằng những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường thêm lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho lực lượng hải cảnh của nước này. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn phát triển thêm kiểu tàu lớp 218 được xem là phương tiện đặc chủng của hải cảnh với ưu điểm là tốc độ cao, tác chiến linh hoạt.

VIDEO : Vụ buôn người khủng khiếp tại Moscow - ĐSQ VN bảo vệ VinaStar

Nông dân Bắc Giang kéo về Hà Nội khiếu kiện



Hàng trăm nông dân Bắc Giang hôm nay tiếp tục tập trung về Hà Nội khiếu kiện đất đai.
Courtesy ttxva
Hàng trăm nông dân Bắc Giang tiếp tục tập trung về Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 6-8-2012.
Những nông dân này kép đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà Nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội để tiếp tục khiếu kiện về việc thu hồi đất của họ để làm trường bắn quân đội.
Một người dân tại Bắc Giang cho biết lý do phải tiếp tục khiếu kiện như vừa nêu:
“Hiện nay những công việc không giải quyết đúng chính sách pháp luật, người dân bây giờ đã tiếp cận được pháp luật và đã biết được luật rồi, hiểu được luật, thấy cái sai của người ta.
Nhưng bây giờ sai, nó cừ đùn đẩy nhau, hoặc là giải quyết sai thì nó nói là trước đã giải quyết rồi thế là nó không giải quyết nữa, cứ cho là những vụ việc đó đã được giải quyết theo pháp luật. Nhưng có theo pháp luật đâu, toàn là trái pháp luật thôi.
Người dân oan ức 100%, có ý kiến lên nhưng mà họ không chấp nhận, họ không cả tiếp xúc với dân nữa, cho nên người dân bức xúc lắm, cho nên buộc họ phải đi đến các cấp cao nhất hoặc đến những chỗ của Chính phủ để đòi giải quyết đúng pháp luật”.
Đã hơn 9 năm trôi qua, kể từ sau khi dự án trường bắn quốc gia TB1 được bắt đầu trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang vào năm 2003, hàng trăm hộ gia đình thuộc xã Kim Sơn, Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa thể ổn định cuộc sống sau di dời và chưa ngừng hành trình đi tìm công bằng, công lý cho mình.
Những người dân này đã bắt đầu hành trình đi tìm công lý bằng cách gửi các lá đơn khiếu nại đến các cơ quan thanh tra của chính phủ và bộ quốc phòng từ năm 2007. Cho đến giờ họ cũng không thể nhớ chính xác mình đã gửi đi bao nhiêu lần và bao nhiêu lá đơn.
Thiếu đất làm ăn, kinh tế khó khăn trong khi đơn khiếu nại nhiều năm ròng không được giải quyết đã đẩy hàng trăm hộ dân thuộc các xã Kim Sơn, Phong Minh và Phong  Vân thuộc huyện Lục Ngạn trở về quê cũ để tìm cách canh tác vào khoảng giữa tháng 4 năm 2011.
Sự việc này đã dẫn đến một vụ cưỡng chế đất gây đổ máu vào ngày 11 tháng 8 năm 2011 khi chính quyền huyện Lục Ngạn huy động một lực lượng khoảng 1000 công an, bộ đội và dân phòng đến cưỡng chế đất của những người dân địa phương gây ra đụng độ với hơn 1000 dân chỉ có trang bị là đất đá và gậy gộc.
Đã có 22 người bị bắt sau vụ việc này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.