THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 March 2013

Phí cứ thu, Phạt cứ phạt, an toàn giao thông vẫn... xa vời

(Dân trí) - Những cụm từ lâu nay người dân luôn nhấn mạnh khi chất vấn ngành Giao thông như: “hiệu quả” và “chất lượng” đường sá, “danh dự” của ngành giao thông và sự cần thiết phải tự thấy “xấu hổ”... nay nghe chính “Tư lệnh Giao thông” đề cập tới, càng khiến dư luận dậy sóng.
 >>  Bộ trưởng Đinh La Thăng và những cái tin nhắn
Có mối liên hệ nào giữa các vụ tai nạn giao thông và chất lượng mặt đường
Có mối liên hệ nào giữa các vụ tai nạn giao thông và chất lượng mặt đường (ảnh nhỏ) - nguồn ảnh: Lao Động


Trách ai, ai trách...
Có một điều rất đáng tiếc là trước đây, những phát biểu...”trực diện” vào cốt lõi vấn đề  như: "Thu một đồng từ chủ phương tiện thì chúng ta phải có trách nhiệm, phải sử dụng hiệu quả. Chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu... Chúng ta phải giữ được hạ tầng hiện có bằng cách kiểm tra xe quá tải. Phải phạt nghiêm các xe này, thực thi phải nghiêm túc, không chung chi thì mới giữ được đường...” của Bộ trưởng Thăng, vốn tạo được niềm tin với người nghe được tới 90%, thì nay tác dụng có lẽ chỉ dừng lại ở 10% ít ỏi. Số người thổ lộ “đã bị mất niềm tin” bởi nhận thấy “nói và làm vẫn rất khác nhau” đang chiếm tỉ lệ ngày một gia tăng.
Số ít người còn thông cảm được với những cái khó của vị Tư lệnh GTVT khi phải chèo chống con thuyền vượt qua bao ghềnh thác trong điều kiện kinh tế của cả thế giới và VN vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, xem ra cũng chỉ còn cách cố gắng bình theo cách lật đi lật lại vấn đề từ  nhiều khía cạnh:
“Lỗi này chúng ta cũng không thể đổ cho mỗi mình Bộ GTVT. Xảy ra những vụ tai nạn giao thông đau thương như vừa rồi, theo tôi có 3 nguyên nhân chính:
1/. Tệ xuống cấp của đường sá nước ta nói chung.
2/ Chất lượng nhiều phương tiện giao thông quá tồi tệ.
3/ Việc cấp bằng lái cho lái xe bus, các  phương tiện vận tải công cộng quá cẩu thả,
Ngành GTVT nên có cách nhìn nhận lại vấn đề này, nếu không nhìn ra lỗi lầm để sửa chữa thì những tiếng khóc ai oán vẫn không thể dứt trên mọi nẻo đường VN!”  Bao Minhtunglong14@yahoo.de
“Là con dân VN, tôi thề rằng có đóng các loại phí hết 75% lương tháng của mình thì tôi cũng vui vẻ nếu các đồng tiền phí/ thuế kia sử dụng minh bạch và hiệu quả. Nhưng dù chỉ đóng 1 đồng tôi cũng xót khi thấy đồng đó lại chỉ rơi vào túi quan tham hay đi đầu tư vào những nơi mà sự không hiệu quả đã thấy trước” - Amatadiemamatadiem@yahoo.com
“Đọc bài viết hay và chí lí quá. Không biết lần này BT Thăng có đưa ra chủ trương, quyết định gì mới hữu ích, cải thiện chất lượng đường sá cho người dân không?” - Nguyễn Văn Quang:  mrquangevqt@gmail.com
Nhưng những lời bình nhẹ nhàng như vậy thật sự là... chìm nghỉm dưới vô vàn đợt sóng ào ạt xô bờ các phản hồi thể hiện điều ngược lại – đó là sự mất lòng tin, là “được lời” mà vẫn không thể “như cởi tấm lòng”... Bởi bất chấp bao góp ý hữu ích của dư luận và các chuyên gia, bài toán giao thông vẫn ngày càng bị chính  ngành GTVT và các cơ quan liên quan làm cho thêm phức tạp, rắc rối để... càng thêm có cớ đá quả bóng giải đáp sang phía... túi tiền thắt lưng buộc bụng của dân???
“Ôi an toàn giao thông, sao nghe nó có vẻ viển vông quá. Phí thì cứ thu, phạt thì cứ phạt nhưng tai nạn giao thông thì vẫn cứ xảy ra... Không biết BT GTVT  tư duy thế nào?” - Nguyễn Minh:  hong.minh12@yahoo.com
“Có hàng triệu lời giải thích cho việc thu phí và cứ chiểu theo pháp luật thì đều... đúng cả. Là dân thì cứ phải chấp hành mà đóng  mà nộp. Không đóng, không nộp thì chịu phạt, phạt nhiều gấp đôi gấp ba, thôi đành cắn răng mà đóng. Nhưng tựu trung lại dân vẫn không thể biết tiền đó đi đâu, vào đâu, chất lượng đường tốt thế nào, bảo hành đường bao lâu, ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào... Cuối cùng đường có hư hỏng sau vài tháng khánh thành thì được lý giải này nọ hoặc cùng lắm thì được một lời xin lỗi là xong, rồi lại ngậm ngùi ĐÓNG NỘP tiếp...DÂN ta chỉ còn cách làm quen dần với tiền lệ này mà thôi...” -  DA24h:  DA24h@yahoo.com.vn
Một trong những con đường đau khổ (ảnh minh họa)
Một trong những con đường đau khổ (ảnh minh họa)
Danh dự và sự xấu hổ
Nhìn chung, những kế sách được ngành GTVT đưa ra gần đây dù lời hay ý đẹp thế nào thì rồi cuối cùng vẫn giống nhau ở một điểm – thu thêm Phí, nếu ai không chịu đóng thì Phạt bất kể những nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề đều xuất phát từ chính những chủ trương.... sớm nắng, chiều mưa như kiểu “phạt xe không chính chủ”. Thế nên đâu có gì lạ khi dư luận luôn bày tỏ bất bình với cách ứng xử của không ít giới chức, và càng nghi ngờ nhiều hơn khi bàn đến những cụm từ “nhạy cảm” như: ý thức, trách nhiệm, danh dự, lời hứa trước dân...
"Nếu danh dự có thể được biểu hiện bằng mặt đường thì nó giống con đường nào nhỉ?" - Chắc chắn chẳng có con đường nào rồi, mà nếu có thì chắc danh dự  đó chỉ tồn tại trong ít thời gian thôi... Ai đã từng đi trên những con đường mà mặt đường chẳng khác nào mặt BÁNH ĐA KÊ BẮC GIANG thì chẳng kể hết nỗi bức xúc với ngành GTVT. Nhưng làm sao được.... Chúng ta mua một mặt hàng nào đó chỉ cần trị giá 100.000 nghìn đồng đã được bảo hành, vậy mà những con đường "chỉ" đắt gấp 3 lần ở Mỹ thì sao không thấy bảo hành gì cả??? Chuyện này chắc lại chỉ có ở VN thôi” - Nguyễn Minh Tưởngminhtuong_tt@yahoo.com.vn
“Là 1 sinh viên chuyên ngành Cầu Đường năm cuối, tôi thực sự buồn vì hiện trạng GT nước ta hiện nay. Nếu đã thu phí của dân thì tôi nghĩ việc đầu tiên mà bác Thăng cần làm là lập dự án mở rộng và cải tạo Quốc Lộ 1A lên ít nhất 6 hoặc 8 làn xe,  có dải phân cách cứng giữa 2 làn ngược chiều để đảm bảo ATGT. Sau đó thực hiện tốt việc bảo trì các tuyến đường không đảm bảo chất lượng cho nhân dân đỡ khổ.  Chứ cứ như thế này thì thực sự là không có ổn cho lắm” - Cương:  cuongnv076@gmail.com
“ Bài viết quá hay. Chi phí làm đường gấp 3 lần ở Mỹ, như vậy nếu làm được bằng một nửa của Mỹ thì chúng ta đã có diện tích đường rộng gấp đôi. Nhưng chất lượng đường của ta nhìn chung quá xấu, khiến biết bao nhiêu tai nạn xảy ra, ai là người chịu trách nhiệm?  Phương tiện giao thông thì nhanh xuống cấp, nhanh hư hỏng, ai là người đi sửa?  Xe tải, xe khách chạy lấn tuyến sao không mấy khi bị phạt mà chủ yếu chỉ phạt xe con? Phân làn theo phương tiện gây ra nhiều tiêu cực... Tôi đoán Bộ trưởng còn phải cân nhắc rất nhiều việc, nhưng vẫn hi vọng Bộ trưởng cố gắng để xử lý cho người dân đỡ khổ” - Le Trungtrungldb@gmail.com
 “Câu chuyện này không biết bao giờ mới có hồi kết đẹp đây?  Bộ GTVT là một ngành phục vụ nhưng có lẽ nó còn là một ngành được ra nhiều quy định, luật, thu nhiều tiền nhất trong tất cả các ngành khác. Các vị quản lý thì dân vẫn thấy chỉ nói nhiều hơn trước, còn giải quyết công việc có lợi cho dân thì chưa thấy, trong khi tìm cách thu tiền của dân thì... sợ nhất. Tóm lại là rất nhiều cái nhất, nhưng những cái dân cần nhất thì vẫn... biệt tăm "bóng chim tăm cá” - Trần Quân:  tranquan48tn@yahoo.com
“BT GTVT Đinh La Thăng nói đến danh dự của ngành giao thông ư???? Từ hồi BT nhậm chức, chúng tôi vẫn chưa thấy ngành này làm được việc gì có lợi cho dân, thay vì làm ngược lại? Đường mới làm đã hỏng, tai nạn giao thông vẫn liên tục xảy ra... Với người tham gia giao thông thì toàn là giải pháp CẤM, PHÍ, PHẠT từ đầu đến chân... Cứ hơi một tí lại lôi người dân lao động ra CẤM, PHÍ rồi đến PHẠT. Bắt người dân chấp hàmh đấy, nhưng bản thân các ông có làm tốt cho đâu????... Nói tóm lại: người dân lao động chân chính khổ lắm rồi, nay chỉ muốn được yên ổn kiếm sống mà cũng không cho dân được an tâm mà sống hay sao???? Mong các ông thương DÂN với... Đừng truy... người dân tới cùng để người dân còn được sống làm người tốt với. Các vị làm quản lý càng cần có cả TÀI và TÂM thì mới đạt được mục tiêu DÂN GIÀU - NƯỚC MẠNH (mong báo đăng bình luận này của tôi,  xin cảm ơn!)” – Cong Chuc:  congchuc@gmail.com
Nỗi ngao ngán trong dân đã quá lớn rồi, nhưng chẳng biết làm gì hơn là... lại tự trách mình và tự trào lộng ít ra cũng phần nào khuây khỏa nỗi lòng:
“Cái xấu hổ mà BT nói là của "chúng ta " chứ có phải của riêng ai đâu? Vậy nên đường cứ hỏng, CSGT phạt nặng thì càng nhanh hoàn thành "chỉ tiêu " để có thể về nghỉ sớm .... Xe quá tải, xe chở bùn ban đêm cứ chạy ầm ầm .. Và đường hỏng là... đương nhiên. Phí bảo trì đường bộ có thu như thế vẫn chưa đủ đâu, có lẽ sang năm nay phải tăng thêm, phải làm quyết liệt hơn ... Chắc là vậy!” - Minh433:  minh433@yahoo.com.vn
Cầm lòng vậy, đành lòng vậy...
“Mãi điệp khúc Giao thông - Y tế - Giáo Dục - Ngân hàng... Các BT nói vẫn rất vui tai, còn người dân vẫn chăng biết kêu ai?! Khổ cho dân ta quá!!!” - Quyên:  quyencuongthinh@gmail.com
Khánh Tùn

Trung Quốc đóng xong tàu "du lịch Hoàng Sa"

(TNO) Ngày 9.3, quan chức Trung Quốc Tiêu Kiệt, người đang giữ chức danh phi pháp “Thị trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tam Sa” tuyên bố công trình đóng tàu du lịch đưa trái phép khách đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã hoàn tất.
Ông Tiêu còn nói rằng tuyến du lịch cơ bản từ đảo Hải Nam đến Hoàng Sa cũng đã được xác định và hiện nay “giới chức Tam Sa” đang nghiên cứu các điểm, đảo để cho du khách tham quan, theo Tân Hoa xã.
Cái gọi là “TP.Tam Sa” do Trung Quốc lập ra phi pháp hồi tháng 7.2012 để tự cho mình có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ông Tiêu không cung cấp chi tiết về con tàu nói trên, nhưng theo Tân Hoa xã, một chiếc tàu du lịch cỡ lớn vừa được Tập đoàn Hàng hải của Trung Quốc đưa vào hoạt động sẽ được sử dụng cho tuyến du lịch tới Hoàng Sa.
Tàu này có trọng tải 47.000 tấn, dài 223 m, cao 31 mét, khoang hành khách có 739 phòng, có thể chứa 1.965 người và chạy với vận tốc gần 39 km/giờ. Tàu còn có nhà hát, phòng biểu diễn dương cầm, quầy bán đồ lưu niệm, sòng bạc, khu vui chơi cho thanh thiếu niên.
Cũng theo hãng tin này, một công ty ở Hải Nam cũng đang “tích cực đóng tàu để chuẩn bị khai thác du lịch ở Hoàng Sa".
Hành động này của Trung Quốc rõ ràng ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Ngày 7.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối”.
Tàu ngư chính Trung Quốc tiếp tục tuần tra trái phép Trường Sa
Hôm nay 10.3, Tân Hoa xã đưa tin hai tàu Ngư chính 310 và 301 đã đến vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là tuần tra bảo vệ ngư dân Trung Quốc tại vùng biển này.
Tân Hoa xã còn lên giọng nhận định đợt tuần tra mới cho thấy chiến dịch tung tàu ngư chính tuần tra bảo vệ ngư dân Trung Quốc đánh bắt tại Trường Sa trong năm 2013 đã chính thức khởi động.
Quan chức Trung Quốc Lưu Quế Mậu ngang nhiên tuyên bố 21 tàu ngư chính, với tổng cộng 3.000 nhân viên thuộc Tổng đội Nam Hải ngư chính Trung Quốc cùng các đội ngư chính của Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam sẽ xuống Trường Sa trong năm nay để bảo vệ ngư dân nước này.
Trước đó, Cục trưởng Cục Ngư Chính khu vực Nam Hải Ngô Tráng từng lên giọng tuyên bố sẽ tập trung đưa tàu ngư chính tuần tra Trường Sa trong năm 2013 và sẽ tuần tra hằng ngày ở biển Đông vào năm 2014.
Thực tế, việc tàu ngư chính tuần tra và ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở vùng biển thuộc Trường Sa rõ ràng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Văn Khoa

Vụ clip ngược đãi dân ở Bình Thuận: Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo làm rõ

Hôm qua 9.3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Huỳnh Văn Tí cho biết đã chỉ đạo công an tỉnh và Huyện ủy Hàm Thuận Bắc nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ ngược đãi một người dân trong đoạn phim dài 1 phút 23 giây mà Báo Thanh Niên đã phản ánh.
Vụ clip ngược đãi dân ở Bình Thuận: Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo làm rõ
Những hình ảnh ngược đãi người dân xảy ra tại thị trấn Ma Lâm - Ảnh chụp từ video clip
Ông Tí khẳng định: “Bất kể đúng sai phải kiểm điểm làm rõ ngay. Vì hình ảnh như thế là rất phản cảm”. Trao đổi với PVThanh Niên, Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc Nguyễn Thanh Đạt cho hay đã yêu cầu công an huyện báo cáo sự việc. “Trong ngày thứ hai tới (11.3) phải báo cáo kết quả kiểm điểm từng thành viên có mặt trong video clip được người dân đưa lên mạng”, ông Đạt nói.
Ông Đào Xuân Do (ngụ tại KP.1, thị trấn Ma Lâm, H.Hàm Thuận Bắc), người bị công an và dân phòng ngược đãi trong video clip trên, trao đổi qua điện thoại cho biết: "Sự việc xảy ra từ ngày 8.12.2012, nhưng đến tận bây giờ mới thấy công an mời lên giải quyết". Ông Do kể: “Hôm đó, tôi có uống bia rượu nhưng không nhiều đâu. Tôi có đập vỡ mấy chai rượu ra đường do tức người hàng xóm cứ phơi phân bò trước cổng nhà tôi. Rồi họ đến dùng còng số 8 còng tay tôi đưa về trụ sở công an. Tôi xin các anh dân phòng cho đi vệ sinh nhưng các anh ấy không cho và đánh đập rồi quăng tôi lên xe máy, sau đó vứt tôi xuống đường”.
Trước đó, trên mạng internet xuất hiện một video clip gồm một công an và 3 dân phòng còng tay một người dân. Khi người này kháng cự (bằng lời nói) liền bị một dân phòng nắm 2 chân vứt xuống đất (đầu đập xuống đường do 2 tay bị còng). Theo một cán bộ ở thị trấn Ma Lâm, người có hành vi ngược đãi ông Do trong đoạn video clip chính là dân phòng Thông Minh Anh. Trước đây, ông Anh từng bị báo chí địa phương phản ánh khi hành hung người dân trong khi thực thi công vụ.
Quế Hà

Khoe lựu đạn trong quán cà phê, một người chết



Đang ngồi uống cà phê, Moel lấy quả lựu đạn trong túi quần ra chuyền trên tay nhưng đã để rơi khiến lựu đạn phát nổ. Một học sinh lớp 9 ngồi gần đó tử vong tại chỗ, 4 người khác bị thương.

Nơi phát ra tiếng nổ trong đêm 9/3. Ảnh: Q.D
22h30 ngày 9/3, quán cà phê Ti Na (thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng) chỉ còn bà chủ Păng Ting Jơt Rư và 5 vị khách, trong đó có Ma Bla Ché Moel (21 tuổi) và Păng Ting Quyn (15 tuổi, học lớp 9 THPT Nội trú Lạc Dương).
Moel lấy trong túi ra quả lựu đạn khoe với mọi người. Trong lúc vừa chuyền quả nổ từ tay này sang tay kia, Moel bỗng làm rơi khiến lựu đạn phát nổ. Em Quyn chết tại chỗ, Moel bị cụt bàn tay phải, dập nát các ngón tay trái, 3 người khác bị thương. Bà chủ quán ngồi xa nên chỉ bị ù tai, còn vách quán cà phê bằng tôn bị thủng nhiều chỗ. Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu ngay trong đêm.
Vị trí quả lựu đạn phát nổ. Ảnh: Q.D
Cơ quan chức năng đang điều tra nguồn gốc quả lựu đạn và làm rõ nguyên nhân gây nổ.
Quốc Dũng

Chuyền tay lựu đạn trong quán cà phê: 3 người thương vong



(Kienthuc.net.vn) - Vụ nổ lớn trong quán cà phê làm một học sinh cấp 2 tử vong tại chỗ, hai người khác bị thương nặng được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Vụ việc xảy ra vào khuya ngày 9/3, tại quán cà phê Ti Na, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), nạn nhân tử vong được xác định là em Păng Ting Quyn (15 tuổi), học sinh lớp 9A3 trường THPT Nội trú Lạc Dương, hai người khác bị thương nặng là Ma Bla Ché Moel (21 tuổi, ngụ tổ Đăng Gia, thị trấn Lạc Dương, bị cụt bàn tay phải, dập nát các ngón bàn tay trái) và Kra Jăn Nhi (20 tuổi, anh họ của Quyn bị thương ở chân phải và mắt).

 Kra Jăn Nhi tại bệnh viện.
Thông tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên, khi đi uống cà phê, Ma Bla Ché Moel mang theo quả lựu đạn, khi Moel cầm quả lựu đạn chuyền từ tay này sang tay khác thì bất ngờ phát nổ. Vụ nổ lớn làm da thịt của Moel và Quyn văng đi nhiều nơi, quán cà phê bằng tôn bị lủng tứng tung.

Khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng trên, trong quán cà phê có 5 người khác ngồi bàn bên cạnh và chủ quán là chị Păng Ting Jơt Rư, nhưng rất may những người này chỉ bị ù tai do sức ép từ vụ nổ gây ra.

Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc. 


Khắc Lịch

Nghi án vỡ nợ, chuỗi café Tonkin lần lượt “đóng cửa”

Nhiều ngày nay, những người yêu café đã rất bất ngờ khi một loạt cửa hàng trong chuỗi café Tonkin bất ngờ đóng cửa.

Đáng ngạc nhiên hơn, tại nhiều điểm xuất hiện tình trạng xe thương binh án ngữ, che kín toàn bộ mặt tiền cửa hàng.

Dư luận bắt đầu dấy lên câu hỏi về một nghi án vỡ nợ mới liên quan đến sự việc này.

Phản ánh với chúng tôi, anh Trần Duy Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, anh vốn có thói quen ra café Tonkin tại 33A Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỗi buổi sáng thứ 7. Mặc dù vậy, cuối tuần vừa qua, anh Nam rất bất ngờ khi thấy quán đã tạm dừng hoạt động.

"Ban đầu tôi nghĩ nhà chủ quán có việc nên chỉ nghỉ một, hai ngày. Nhưng đến sáng nay [5/3-PV] quay lại vẫn thấy tình trạng tương tự," anh Nam nói.
Bất ngờ hơn nữa, tại một loạt địa điểm khác của chuỗi café này như số 4 Lý Thường Kiệt, 39 Lý Thường Kiệt, 36 Quang Trung, tình trạng ngừng hoạt động vài ngày qua cũng được rất nhiều người ghi nhận.

Trên diễn đàn otofun, các thành viên lập hẳn một topic về việc café Tonkin ngừng hoạt động.

Thành viên PSI_32 phản ánh tình trạng "cả hệ thống Tonkin hôm nay đóng cửa, cố thủ bên trong." Ngay lập tức, hàng chục thành viên vốn dĩ là khách quen của Tonkin comment và ghi nhận thêm tình trạng tương tự ở các địa điểm khác.

Theo ghi nhận chiều 5/3, tại nhiều điểm Tonkin, thậm chí còn xuất hiện một số xe thương binh đứng án ngữ bịt kín cửa quán. Lực lượng "thương binh" này còn mang cả đồ nghề đánh giầy, sẵn sàng "phục vụ" các "thượng khách" của quán café bên cạnh.

Đáng chú ý hơn, tại điểm số 33A Lê Đại Hành, mỗi khi có khách vào Tonkin, lập tức 2 thanh niên hướng dẫn họ sang quán bên cạnh. Ngay cả đoạn vỉa hè trước quán cũng được biến thành bãi trông xe máy cho cửa hàng café này.

Nhân viên của quán café Lâm (số 35 Lê Đại Hành) cho biết, từ sáng thứ 7 (1/3), lực lượng thương binh đã xuất hiện và phong tỏa toàn bộ hoạt động của quán lân cận. Tuy nhiên, anh này cũng cho hay, anh không hề được biết lý do của sự việc này.

Tương tự, điểm café trên phố Lý Thường Kiệt, Quang Trung cũng có 2 xe án ngữ.

Tính đến chiều nay, 5/3, chỉ có cửa hàng Tonkin cafe 12A Hai Bà Trưng vẫn hoạt động nhưng khi phóng viên xin gặp quản lý để làm rõ vấn đề thì được cho biết hiện không liên lạc được với quản lý và từ chối trả lời mọi câu hỏi. Vì theo chị H., thu ngân tại đây thì cách đây một tháng, toàn bộ nhân viên ở đây đã được thay mới. Bản thân chị cũng chỉ mới làm ở đây một tháng.

Nhân viên của quán này cũng hướng dẫn phóng viên lên một địa chỉ trên đường Bà Triệu để liên hệ làm việc trực tiếp với văn phòng.

Trong khi nguyên nhân của việc đóng cửa một loạt vẫn chưa được làm rõ thì dư luận, đặc biệt là cộng đồng mạng đã tự đặt ra những phỏng đoán của riêng mình.

Các thành viên otofun nhận định: Rất có khả năng chuỗi cửa hàng "đột tử" là do vướng phải khoản nợ rất lớn mà không có khả năng thanh toán.

"Chính vì vậy mới có tình trạng xe thương binh đến án ngữ để gây sức ép," một thành viên đưa ra giả thuyết.

Sự việc lần này cũng được nhiều người liên hệ đến việc "thuê thương binh đòi nợ" đã nhiều lần diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy, trong vài ngày qua, theo quan sát, đội xe này chỉ đỗ trước cửa các quán chứ chưa gây náo loạn hay mất trật tự công cộng.

Một nguồn tin, bước đầu xác nhận khả năng chuỗi café Tonkin liên quan đến tình trạng vỡ nợ là có thật. Tuy nhiên, nguồn tin từ chối tiết lộ chi tiết.

Đường cao tốc TPHCM – Trung Lương ngày càng ít xe

Chiều tối 27-2, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Công ty Cửu Long), đơn vị quản lý cao tốc TPHCM – Trung Lương cho biết, trong 3 ngày qua trung bình mỗi ngày có khoảng 18.000 xe qua trạm, chủ yếu là ô tô con, xe chở khách và xe tải nhẹ. 

Trong khi đó, lượng xe lưu thông trên tuyến quốc lộ 1A trong ngày 27-2 tăng lên đột biến so với những ngày trước thu phí ở cao tốc. Phòng CSGT đường bộ, đường sắt công an Tiền Giang phải tăng cường lực lượng trên quốc lộ 1A để điều tiết giao thông.
Nhiều xe tải chọn đi trên quốc lộ 1A thay vì đi đường cao tốc TPHCM – Trung Lương. Ảnh: Kim Ngân

Theo ghi nhận của PV , lượng xe lưu thông qua quốc lộ 1A rất đông, không những chỉ có xe tải và xe container mà hầu hết các loại. Ngược lại trên tuyến cao tốc rất ít xe lưu thông. Sau 3 ngày thu phí, hệ thống nhấn nút tự động ra thẻ vẫn còn trục trặc, nhiều lúc không nhả thẻ, không đọc được biển số… Nhiều tài xế xe tải cho biết mức phí qua cao tốc như vậy là quá cao. Nếu đi quốc lộ 1A, từ Bình Chánh đến Trung Lương sẽ xa hơn đi đường cao tốc chừng 11km, tốn chưa đến 2 lít dầu nhiên liệu (khoảng 30.000 đồng), trong khi mức phí đi qua đường cao tốc cả gần nửa triệu đồng.

Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Công ty Cửu Long cho biết, trước đây theo chủ trương của Chính phủ, việc bán quyền thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã được Bộ GTVT đàm phán với Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC – thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV). Tuy nhiên, do khó khăn trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài và hiệu quả tài chính của dự án thấp, nên cuối năm 2011 BIDV thông báo không mua quyền thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương. Sau đó, được sự đồng ý của Thủ tướng, Bộ GTVT giao Công ty Cửu Long thu phí, đồng thời chỉ đạo tìm kiếm nhà đầu tư muốn mua lại quyền thu phí đường cao tốc để lấy tiền đầu tư các dự án khác. 
Theo Q. Hùng – TH. Bình

Làm thì phá sản, không làm thì chết lâm sàng


(VEF.VN) - Trong khi đang đối mặt với ế ẩm đầu ra thì DN lại tiếp tục đương đầu với nguy cơ tăng giá đầu vào. Tình thế này đẩy DN làm thì thua lỗ, phá sản, không làm thì cũng chết lâm sàng.

Không dám sản xuất

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) báo lỗ trong năm qua phần lớn do hàng tồn kho quá cao, đầu ra ế ẩm.

Ông Lê Quang Doãn, Giám đốc Công ty TNHH Minh Diệu cho biết: "Khó khăn lớn nhất hiện nay là thị trường, sức tiêu thụ hàng hóa giảm. DN dù có vốn để sản xuất nhưng không tiêu thụ được hàng hóa thì cũng "chết". Công ty của ông hiện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, phải thu hẹp sản xuất do không bán được hàng. Sản lượng sản xuất hiện chỉ đạt 45% so với trước đây. DN làm cầm chừng vì càng sản xuất nhiều lại càng lỗ vì hàng ứ đọng đã quá nhiều.

Ông Nguyễn Lưu Tường, Giám đốc Công ty CP XNK Nhà Bè nhận định: "Các DN cứ rơi vào vòng luẩn quẩn: không bán được hàng, tồn kho, thiếu vốn, vay ngân hàng lãi suất cao, nợ nần không trả được rồi... chết".

Dù biết sản xuất khó bán nhưng DN vẫn buộc phải hoạt động vì giữ quan hệ với khách hàng cũng như duy trì nhân lực và máy móc. Hiện nhiều DN đang phải đưa ra đối sách thu hẹp sản xuất, không tuyển thêm nhân viên, giảm sản xuất từ 3 ca/ngày xuống còn 2 ca/ngày... để chờ qua giai đoạn khó khăn.

Đặt câu hỏi một số doanh nghiệp rằng, nếu có tiền thì các anh sẽ làm gì? Phần lớn đều không biết rằng họ sẽ làm gì để vực dậy tình hình hoạt động đang ngày càng khó khăn. Vì đầu ra bị tắc. Chính vì thế, ông Võ Thái Lâm, Giám đốc Công ty CP Tin học Lạc Tiên nói: "Cứ để doanh nghiệp tự xoay sở nguồn vốn để hoạt động. Nhà nước nên tập trung cho người mua để kích cầu".

Trong khi đó, đại diện HTX Sao Mai nói, nếu có tiền, sẽ chuyển qua mô hình dịch vụ khác để tồn tại. Nếu là DN dịch vụ thì việc chuyển đổi loại hình kinh doanh tương đối đơn giản. Nhưng nếu là DN sản xuất thì không hề dễ dàng".
Theo các chuyên gia, điều chỉnh thị trường không phải trong ngày một ngày hai, các DN cũng khó có thể kiểm soát thị trường trong bối cảnh hiện tại.

Cũng không dám nghỉ hẳn

Khó khăn bủa vây nhưng hầu hết các DN đều buộc phải hoạt động bởi những đơn hàng ký trước. Một số khác thì gồng mình tồn tại để giữ lại các mối quan hệ, khách hàng chờ ngày thị trường khởi sắc trở lại.

Tuy nhiên, trong lúc các DN đang cố gắng để duy trì ở mức thấp nhất thì lại dính đòn tăng giá đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp càng cố gắng càng lấn sâu vào khủng hoảng vì vừa làm vừa gánh lỗ.

Ông Trương Chí Thiện, giám đốc công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết: "Các DN nước ngoài cùng ngành hàng luôn được hỗ trợ về giá nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ. Trong khi đó DN trong nước lại đang chống chọi với việc nguyên liệu đầu vào tăng cao nên việc cạnh tranh được là rất khó. Trước tình hình giá nguyên liệu tăng cao đơn vị đã phải gửi công văn đến khách hàng mong thông cảm, đồng thời xin phép điều chỉnh tăng giá. Để tránh gây sốc cho khánh hàng chúng tôi chỉ điều chỉnh giá ở mức vừa phải, chỉ khoảng 1/4 so với giá nguyên liệu tăng.

"Điều này đồng nghĩa với công ty phải chấp nhận điều chỉnh sản xuất, siết lại toàn bộ chi phí sản xuất để giảm lỗ. Nhưng cũng khó tránh tình trạng càng sản xuất càng lỗ"

Tình trạng này được các DN ví là: Làm thì phá sản không làm thì chết lâm sàng.

Mới đây, đối với các DN xây dựng thì thông tin giá thép tăng đã tạo nên không ít khó khăn. Trong tuần đầu tháng 3 giá thép đã đồng loạt tăng giá 160.000 - 200.000 đồng/tấn.

Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Pomina, việc điều chỉnh giá thép do giá nguyên liệu đầu vào đang tăng vọt, đặc biệt là nguyên liệu thép phế liệu nhập khẩu dùng để sản xuất phôi thép.

Song song với thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân công, tăng lương cùng với tăng giờ để không tuyển dụng thêm lao động mặc dù nguồn cung vẫn thiếu. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã giảm bớt các vị trí trung gian, chỉ tuyển dụng những vị trí thật sự quan trọng hoặc yêu cầu một nhân viên kiêm nhiệm nhiều việc với mức lương cao hơn. Mặt khác, đưa ra tiêu chí tiết kiệm điện, nước; phải tiết kiệm trên 15%/một đầu sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên vật liệu vật tư trên 20%...

Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, cho hay: "Giải pháp căn cơ hiện nay là chỉ dám đưa ra kế hoạch kinh doanh ở mức bằng với năm trước, thậm chí không dám đưa ra chỉ tiêu về lợi nhuận. Đó là chưa biết phản ứng của phía đối tác, nếu họ không chấp nhận đồng nghĩa với sức tiêu thụ sụt giảm thì doanh nghiệp cũng phải gánh chịu.

BĐS: Rút lui không được, phá sản không xong

(VEF.VN) - Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ kiên nhẫn bám trụ với thị trường bất động sản (BĐS) nên đang tìm đường thoái lui. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lớn cũng thu gọn đầu tư bằng cách “nhả” các dự án mà họ đầu tư chưa mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc rút lui hay thu gọn vẫn không hề dễ dàng và cũng mang lại nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, giao dịch của thị trường BĐS không nhiều, giá cả tiếp tục sụt giảm ở nhiều phân khúc nhà ở. Một số DN chủ động giảm giá căn hộ, bán hòa vốn thậm chí là bán lỗ, đồng thời đưa ra nhiều chương trình khác hỗ trợ khách hàng song thị trường giao dịch BĐS vẫn trầm lắng.

Ở bối cạnh hiện tại, nhiều DN chia sẻ giá mà được quay trở lại quá khứ để đưa ra quyết định, không đầu tư vào lĩnh vực này.

Nhiều chuyên gia đánh giá, rút khỏi thị trường là hành động khôn ngoan của các doanh nghiệp bất động sản vì nếu họ tiếp tục giằng co với thị trường bất động sản thì không khác gì tự đưa mình vào con đường phá sản. Nhưng trên thực tế, cũng không phải cuộc thoái vốn, rút chân nào của doanh nghiệp ra khỏi thị trường bất động sản cũng dễ dàng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, đâu đâu cũng khó khăn và đâu đầu cũng chán nản khi nói đến bất động sản.

Trong năm 2012, thị trường bất động sản đã chứng kiến mức giảm giá sâu của rất nhiều nhà đầu tư. Thậm chí có dự án giảm giá 30% như Hoàng Anh River View giảm 28 triệu đồng/m2 - 18 triệu đồng/m2. Giá một số dự án chung cư diện tích nhỏ hiện đang được chào bán dưới 15 triệu đồng/m2 như căn hộ dự án Quang Thái giá 13,3 triệu đồng/m2, căn hộ diện tích nhỏ 63 m2 giá 870 triệu đồng/căn, căn hộ dự án Long Phụng Apart giá 11,5 triệu đồng/m2...

Hiện nay đã có nhiều dự án tiếp tục giảm giá với giá phù hợp với nhu cầu người dân vẫn có thanh khoản tốt như cụm cao ốc Khang Gia (quận Gò Vấp) với giá từ 11 - 13 triệu đồng/m2; dự án Tên Lửa (quận Bình Tân) với giá từ 11- 12 triệu đồng/m2. Để giải quyết khó khăn doanh nghiệp tiếp tục giảm giá sâu trong khi đó khách hàng lại chờ đợi ở mức giá thấp hơn nữa vì họ cho rằng, thời điểm này vẫn chưa phải là đáy của thị trường BĐS.
Nhiều doanh nghiệp không đủ kiên nhẫn chờ đợi bán để bán nhà thương mại đã chấp nhận bán tháo dự án với giá rẻ nhưng cũng không tìm được nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp chấp nhận để dự án đắp chiếu nằm im chờ đợi như dự án của Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn tạm ngừng dự án 213 Hồng Bàng.

Ngoài ra cũng có không ít doanh nghiệp muốn cứu sống cả mình cả dự án đành phải chấp nhận bán cổ phần của công ty cho đối tác. Như trường hợp Tập đoàn Đất Xanh bán 11% cổ phần của mình cho Việt Á bank. Đổi lại, VietABank sẽ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng của Đất Xanh nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người có nhu cầu mua nhà đất.

Thậm chí có những DN còn đau đầu trước việc đối tác đòi được chia cổ phần trong ngành hàng chính nếu đầu tư cho dự án. Đây là điều kiện không hề dễ dàng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi ẩn phía sau đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà có thể sẽ khiến chính ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp đứng trước rủi ro. Và bài toán thoát khỏi bất động sản của doanh nghiệp trở nên khó khăn và bất khả thi hơn bao giờ hết.

Như dự kiến trong hội nghị nhà đầu tư của Quỹ đầu tư VinaCapital thì trong năm 2013 lĩnh vực bất động sản sẽ không còn là mục tiêu để quỹ này tham gia đầu tư. Vậy nên đầu năm 2013 vừa qua Quỹ đầu tư VinaLand (VinaCapital) cũng công bố chuyển nhượng thành công dự án tại số 30 Nguyễn Du, Hà Nội cho Vinataba. Đây là bước đầu hiện thực hóa kế hoạch đề ra trước đó là thoái lui khỏi thị trường bất động sản.

Theo ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành VinaCapital, cho biết hoạt động đầu tư và rút vốn của các quỹ diễn ra rất thường xuyên; mỗi 6 tháng, danh mục đầu tư sẽ được xem xét và có thể được cơ cấu lại nếu thấy cần thiết. hiện nay bất động sản cũng không còn mang lại hiệu quả khi thị trường khá trầm lắng. Vì thế sau khi cam kết không đầu tư thêm VinaLand phân phối toàn bộ số tiền mặt thặng dư do nhà đầu tư trong vòng 3 năm tới.

Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cùng đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng thành phố đi thăm 40 DN BĐS cùng 40 dự án điển hình. Nhiều DN khẳng định, điều mong muốn nhất của họ hiện nay là thoát khỏi thị trường BĐS nhưng muốn chết không được, chết mà cũng không biết chết bằng cách nào, bởi DN còn nợ ngân hàng hàng trăm tỷ đồng thậm chí là vài ngàn tỷ đồng.

Theo TS Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, năm 2013 hết sức nghiệt ngã với thị trường bất động sản nhưng nợ nhiều thì cũng không biết chết như thế nào. Nhiều doanh nghiệp bất động sản mong muốn thoát khỏi thị trường nhưng cũng khó thoát được vì vốn chồng vốn, nợ chồng nợ còn rất lớn. Lãi suất vay cao thậm chí có thêm cả lãi suất phi chính thức. Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 02 là điều các doanh nghiệp mong muốn nhưng hiện tại nghị quyết này vẫn chưa được thực hiện rõ nét.

Riêng về khoản nợ xấu của DN BĐS, theo bà Loan, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lại khoản nợ vay cũ đối với DN có khoản nợ vay vài trăm tỷ, hàng ngàn tỷ. Ngân hàng nên hướng nào đó để DN có thể tồn tại, phát triển và trả được món nợ này. Hàng ngàn tỷ nằm đó thì phá sản làm sao được, muốn phá sản không ai cho phá sản. Doanh nghiệp đang như bị sa lầy vào thị trường nhiều khó khăn này.

Kho mũ bảo hiểm rởm khổng lồ ở Sài Gòn

(VEF.VN) - Mỗi cửa hàng bán mũ bảo hiểm ở TP. Hồ Chí Minh có thể bán hàng ngàn mũ bảo hiểm rởm. 

Thủ phủ mũ rởm

Trong ngày đầu ra quân kiểm tra các điểm kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn TP.HCM, hầu hết cấc điểm bị kiểm tra đều bán mũ không đạt chất lượng. Các điểm kinh doanh đều có các kho hàng khổng lồ với đủ loại hàng đắt, hàng rẻ, hàng công ty... theo cách gọi của dân buôn mũ bảo hiểm rởm.

Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5), chợ Bình Tây (Q.5), đường Nguyễn Trãi, Trường Trinh... được coi là thủ phủ của mũ bảo hiểm rởm. Ghi nhận dù trời nắng gắt nhưng hàng loạt các mũ bảo hiểm loại này vẫn được kéo ra sát lề đường để bán. Những loại mũ này nhìn bên ngoài là có thể phát hiện ra đây là mũ bảo hiểm rởm ngay bởi mũ mỏng dính và trang trí nhiều họa tiết. Riêng các sản phẩm bán trong cửa hàng, phần lớn cũng là mũ bảo hiểm không đạt chất lượng.

Khi nhân viên kiểm soát của các đội quản lý thị trường thực hiện thao tác đơn giản tại các cửa hàng này bằng cách dùng 2 mũ bảo hiểm đập vào nhau, thì cả 2 chiếc mũ đều vỡ tan. Hoặc có những mũ chỉ cần lấy tay bóp nhẹ, mũ đã bị vẹo ngay lập tức.
Hầu hết số mũ này là rởm.
Tại căn nhà số 4, Phan Văn Năm, Q. Tân Phú là nơi cất giữ hàng ngàn mũ bảo hiểm không chỉ không có hóa đơn chứng từ mà còn có rất nhiều loại có dán đầy đủ tem CR và rất dày, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Song, theo ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, loại mũ này có kiểu dáng rất lạ và thời trang, không giống với các loại mũ bảo hiểm của các doanh nghiệp lớn đăng kí. Do đó, các cơ quan chức năng cũng tiến hành tịch thu loại mũ này để hậu kiểm.

Tương tự, tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Q.3, nhiều mũ bảo hiểm dán tem CR nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu đây là hàng nhái, hàng giả như kiểu dáng quá thời trang, vỏ mũ mỏng manh, lớp mút xópp được làm cho có... Thậm chí có những mũ dán giấy lưu ý "dành cho người đi bộ, thể thao" để đối phó khi lựclượng thị trường "sờ" đến.

Đến cuối chiều ngày 7/3, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho biết, trong ngày ra quân đầu tiên này, TP.HCM đã kiểm tra 33 cửa hàng, bắt và thu giữ 4.786 mũ bảo hiểm và 3.445 kính chắn mũ. Trong đó, phần lớn các loại mũ đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không tem, nhãn mác, xuất xứ...

Ông Hùng nhấn mạnh, số mũ bảo hiểm bị bắt tại TP.HCM bằng số mũ bị bắt của Hà Nội và Hải Phòng cộng lại.

Nên lùi thời điểm phạt
Theo ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Long Huei Việt Nam, nên lùi thời gian tiến hành xử phạt người dân lại khoảng 6 tháng.

Bởi theo tính toán, nếu truy quét hết một lượt, sẽ có khaỏng 60 triệu người dân phải từ bỏ mũ bảo hiểm rởm. Trong khi các nhà sản xuất mũ bảo hiểm Việt Nam còn rất ít, nên không thể nào kịp trở tay để đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng nên tập trung vào những thành phố lớn trước để lấy kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra các tỉnh xung quanh.

Ông Trần Hùng cho rằng, 4 bộ gồm Bộ Công thương, Bộ GTVT, Bộ KH&CN và Bộ Công an sẽ xem xét lại thời gian tiến hành xử phạt. Song, việc này sẽ được làm có lộ trình chứ không thể làm ào ào được. Đồng thời khuyến cáo người dân nên cân nhắc, thận trọng khi xem các tiêu chí về nhãn, hàng hóa và dấu hợp quy CR trước khi quyết định mua một chiếc mũ bảo vệ tính mạng của mình.
Không tăng giá

Ngày 7/3, các nhà sản xuất mũ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam... đều cam kết dù gặp khó khăn trong sản xuất cũng không tăng giá từ nay đến cuối năm 2013. Đồng thời duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo sản lượng ở mức cao nhất và không để xảy ra tình trạng khan hiếm mũ bảo hiểm trên thị trường cả nước. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn khuyến mãi từ 10 - 30% tùy từng loại sản phẩm của mình
.

Bán tháo mũ bảo hiểm rởm

(VEF.VN) - Trước nguy cơ bị phạt, người dân không còn mấy hứng thú với những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng, thời trang. Trên thị trường các loại mũ bảo hiểm rởm đang dần hạ nhiệt. Các cửa hàng đang tìm cách bán tháo mũ bảo hiểm rởm để thoát hàng, thoát nguy cơ bị xử phạt.

Hiện nay, các cửa hàng ở đường Chùa Bộc, đường Láng, Cầu Giấy không còn những loại mũ thời trang, rẻ tiền. Thay vào đó là những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chị Ngọc, chủ một chủ cửa hàng ở đường Xuân Thuỷ cho biết: "Chúng tôi không dám nhập các loại mũ kém chất lượng do có quy định mới nên không ai dám mua những loại mũ này".

Nếu trước đây trên các tuyến đường Giải phóng, Nguyễn Hữu Thọ, Đường Láng, các loại mũ bày trên vỉa hè luôn tấp nập người mua kẻ bán thì ở thời điểm hiện tại đã vắng hơn, do người dân không còn ham của rẻ và đã phần nào ý thức được sự an toàn của mình khi tham gia giao thông. Mặt khác, nếu đội mũ bảo hiểm kém chất lượng thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 150 - 200 nghìn, nếu cộng 30-50nghìn tiền mũ với 200 nghìn tiền phạt thì người dân hoàn toàn có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng.



Chị Hạnh, một khách hàng cho biết: "Trước kia, tôi cũng hay mua loại mũ bảo hiểm thời trang này với giá 30-40nghìn/chiếc, nhưng bây giờ thì tôi đã thay một chiếc mũ chất lượng và có nhãn mác, tem. Vì nếu giờ mua mũ rởm vừa không an toàn vừa bị xử phạt".



Do lo sợ bị phạt, bị tịch thu các loại mũ kém chất lượng nên trong thời điểm này các cửa hàng bán mũ bảo hiểm đua nhau bán tống bán tháo để chạy hàng, dọc theo các con đường chuyên bán mũ bảo hiểm "rởm" như đường Xuân Thuỷ, Đường Láng giá thành các loại mũ bảo hiểm thời trang đều giảm giá dao động từ 40 đến 70%.

Chủ của hàng bán mũ bảo hiểm trên đường Xuân Thủy - Cầu giấy cho biết: "Trước đây những loại mũ thời trang vẫn thường được bán với giá 40-50 nghìn, nhưng gần đây các loại mũ này chỉ có giá trung bình từ 10-20nghìn/chiếc". Hầu hết các của hàng nhập loại mũ này đều phải chấp nhận lỗ từ 30-40%.

Xôn xao về căn bệnh kỳ lạ




Thời gian gần đây, người dân khắp nơi đang xôn xao về căn bệnh kỳ lạ này Để làm rõ thực hư, chúng tôi đã đi khắp nơi để tìm hiểu về căn bệnh kì lạ mà cứ 1000 người thì 1 người bị căn bệnh này. Và lây truyền từ đời nay sang đời khác. Cho đến bây giờ các bác sĩ, các nhà khoa học vẫn không hiểu sao căn bệnh này lại tồn tại và không ai biết đó là căn bệnh gì.
Hầu hết các nạn nhân của căn bệnh “kỳ lạ” này đều không biết lí do tại sao mình bị. Tình cờ một người dân ở Thanh Chương, mới đến đầu làng, chỉ cần hỏi người dân đã kể rành rọt chi tiết căn bệnh đó, người dân có kể rằng gia đình anh Chương mắc phải căn bệnh này, được người dân nơi đây gọi bằng cái tên bệnh “quái dị”, thông thường người bị căn bệnh quái dị này xuất hiện từ bé, vùng cổ sẽ bị thối rũa, quây vào thành một vòng tròn 1 thời gian sau sẽ tạo thành tổ như cái tổ ong và có những nốt nhọt như cục thịt, các ngón tay và gót chân bị sun lại và tạo thành một cái lỗ dày như vỏ của quả vải, ở giữa lỗ xuất hiện 1 vùng đen thâm như lớp màng bảo vệ.
Một điều đặc biệt, các vết quái lạ ấy không gây cảm giác đau đớn mà lại rất bình thường k đau k sót, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng theo bà Thu, thông thường người có quan hệ huyết thống đều dễ bị mang bệnh “quái dị”. Trước đây, mẹ ông Minh cũng đã mắc bệnh này, và điều kì lạ ở xóm có hơn 50 hộ gia đình mà chỉ có 2 hộ gia đình mang bệnh “quái dị” này
Ông Tính, xóm trưởng cho biết: “. Căn bệnh này xuất hiện từ ngày còn bé, nhiều người khi phát hiện mình có mụn thịt nhỏ và phát triển chỉ cần dùng sợi chỉ quấn vào cục thịt đó sau mấy hôm cục thịt sẽ tự rơi ra. Nhưng nhiều người sợ nên để vậy”. Hiện ông Tính và vài người ở xóm mang bệnh “quái dị” nhưng mọi người trong xóm vẫn coi 2 gia đình như hàng xóm thân thiết và không một chút nào gọi là né tránh. Phần lớn người mang bệnh chỉ bị ở cổ 2 gót chân và 2 ngón tay, nhưng cũng có số ít người mang dị tật cả 10 ngón tay.
Nỗi ám ảnh đời sau
Dù căn bệnh không dẫn đến chết người hay gây khó khăn cho cuộc sống của người dân, song sự tồn tại lâu đời và kéo dài qua nhiều thế hệ đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân nơi đây. Nhiều gia đình có cả 3 thế hệ cùng mắc, một số gia đình đời bố mẹ lành lặn nhưng thế hệ ông bà và các cháu lại bị dị tật.
Ông Khang cũng là gia đình có 3 người bệnh cho biết: “Chúng tôi già rồi thì sao cũng được, chỉ tội cho mấy đứa con, chúng còn trẻ nên hay mặc cảm với bản thân, lớn lên, đi học rồi đi làm, ai nỡ để con dị tật như vậy nên gia đình tôi đã sắp xếp cho các cháu đi phẫu thuật ở khắp các bệnh viện nhưng kết quả phải bó tay.
Về việc căn bệnh "quái dị" này xuất hiện trên đời trong một vài gia đình liệu có phải là di truyền không, đến nay chưa có ai giải thích được. Nhưng với số trẻ em mang di tật nhiều như vậy cần phải có chương trình hỗ trợ để các em có được đôi tay, đôi chân và cổ lành lặn. Bà Sáu, Phó Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em chia sẻ: “Vừa qua chúng tôi có chương trình thăm khám cho các em mắc phải căn bệnh lạ này, về mặt sinh học có thể nói đây là căn bệnh do di truyền nhưng cũng chưa chắc chắn được vì còn có nhiều yếu tố có thể gây ra căn bệnh như vậy. Trong thời gian tới chúng tôi cũng ưu tiên các đợt phẫu thuật miễn phí để tìm nguyên nhân gây ra bệnh “quái dị” này để mọi người sớm trở lại bình thường và không còn mặc cảm với bạn bè”.
Sưu tầm

Nghiêm phạt người đội mũ bảo hiểm giả từ 15.4

Các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả từ ngày 15.4, sau 1tháng tuyên truyền. 

Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp tại buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chiều 27.2.


Đại diện Cục Quản lý thị trường cho biết, ngày 25.2 vừa qua, Tổ công tác của Cục phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) trên địa bàn Hà Nội.
Tổ công tác với 4 đoàn kiểm tra tại 15 điểm kinh doanh tại cửa hàng và bày bán trên vỉa hè các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Hoàng Mai, đã phát hiện 14 điểm vi phạm với tổng số 1.998 MBH không đạt chuẩn (các loại mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm nhưng không phải là mũ bảo hiểm, loại kém chất lượng) và không có hóa đơn, chứng từ kinh doanh.

Để chấm dứt tình trạng đội MBH không đảm bảo chất lượng khi tham gia giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang chuẩn bị kế hoạch ra quân kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH không đạt chuẩn (mũ giả).

Theo đó, Ủy ban ATGT quốc gia sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức một chiến dịch truyền thông để người dân hiểu rõ tác hại của MBH giả; hành vi đội MBH giả cũng bị xử phạt như không đội MBH và kết hợp với cơ quan chức năng ra quân kiểm tra hành vi kinh doanh MBH giả…

Chiến dịch truyền thông sẽ được thực hiện trong 1 tháng (từ 15.3 – 15.4.2013). Sau đó, từ ngày 15.4, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả.
Công việc này bước đầu sẽ thực hiện tại các thành phố lớn, sau đó rút kinh nghiệm và thực hiện trên toàn quốc. 
Theo Chinhphu.vn