THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 February 2013

Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ

Chủ thẻ chỉ cần đút thẻ vào máy là bị vô số các loại phí bủa vây.
Theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), toàn hệ thống thanh toán đang có khoảng gần 50 triệu thẻ các loại gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ mua hàng...
Chỉ tính riêng đối với thẻ ghi nợ nội địa, kể từ khi cầm thẻ trên tay và đút vào giao dịch, khách hàng đã có “cơ hội” gánh 12 loại phí. Khởi đầu là phí phát hành, mức thu phổ biến 50.000 đồng/thẻ. Có thẻ rồi phải rút tiền, mà rút tiền phải trả phí. Thời gian đầu, phần lớn các NH đều khuyến khích khách hàng nên không thu phí rút tiền nội mạng. Nhưng phí rút ngoài hệ thống, mỗi lần là 3.300 đồng, nếu chuyển khoản thì vẫn mức phí này áp dụng cho cả chuyển khoản nội mạng. Để truy vấn số dư, chủ thẻ cũng phải trả 1.650 đồng/lần, muốn nhận bản sao hóa đơn giao dịch từ 10.000 đến 50.000 đồng/hóa đơn. Nếu để mất thẻ, muốn làm lại 50.000 đồng/lần, mất mã pin 10.000 đồng/lần, phí đòi bồi hoàn thiệt hại 50.000 đồng/giao dịch...
Thẻ tín dụng “gánh” 17 loại phí
Phí ở thẻ ghi nợ nội địa thật ra chưa thấm tháp gì nếu so với thẻ tín dụng, loại thẻ cho phép người dùng tiêu trước trả sau. Với loại thẻ này, khách hàng được NH cấp hạn mức tín dụng lên tới hàng trăm triệu đồng, tất cả các nhà băng đều miễn phí 45 ngày không phải trả lãi. Tuy nhiên, để sở hữu và sử dụng một chiếc thẻ như vậy, chủ thẻ phải gánh không dưới 17 loại phí, cùng với mức lãi suất cho vay cắt cổ. Điều đáng nói, những mức phí và lãi suất trên trời này hiện không được NHNN quy định biểu phí như thẻ ghi nợ nội địa và thường NH không thông báo trước cho khách hàng. Đó là lý do, nhiều khách hàng "tiêu trước" và "ngã ngửa sau" vì phí và lãi suất mà họ phải trả.
 Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ
Từ 20.2 tới đây, khách hàng sử dụng thẻ ATM sẽ phải trả thêm mức phí thường niên có thể đến 60.000 đồng/thẻ - Ảnh: D.Đ.M
Đơn cử, theo biểu phí thẻ tín dụng Maritime Bank Platinum, riêng mức phí thường niên đối với mỗi thẻ chính đã lên tới 1,2 triệu đồng/năm. Khách hàng muốn truy vấn hạn mức tại ATM là 5.000 đồng/giao dịch, cao hơn rất nhiều so với mức 1.650 đồng của thẻ ghi nợ. Do đặc thù thẻ tín dụng chuyên dùng để thanh toán nên mức phí rút tiền mặt của loại thẻ này rất cao, trung bình khoảng 3% tổng số tiền giao dịch. Thẻ tín dụng Techcombank Visa thì cao hơn, 4%/số tiền rút. Bên cạnh đó, khách hàng còn phải chịu một loạt phí khác như thẻ Techcombank Visa gồm: phí cấp lại mã pin 30.000 đồng/lần, phí thông báo thất lạc 100.000 đồng, phí cấp bản sao kê 80.000 đồng/lần, phí xác nhận hạn mức tín dụng 80.000 đồng/lần, phí quản lý chuyển đổi ngoại tệ 2,39%/tổng số tiền giao dịch. Nhưng “chát chúa” nhất là phí chậm thanh toán. Nếu chậm dù chỉ một ngày, khách hàng sẽ phải trả phí 3% trên số tiền chậm trả (đối với thẻ Maritime Bank Platinum), còn với thẻ Techcombank Visa mức phí lên tới 6% trên tổng số tiền chậm thanh toán.
Phí dày đặc như vậy nhưng ngày 20.2 tới đây, khách hàng sử dụng thẻ ATM sẽ phải trả thêm mức phí thường niên từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ. Nếu rút tiền mặt trong hệ thống, trước kia chủ thẻ được miễn phí thì từ 2013, NHNN cho phép thu tối đa 1.000 đồng/giao dịch, trong 2014 tối đa 2.000 đồng và 2015 là 3.000 đồng. Chưa hết, với sự ràng buộc về hạn mức rút tiền tối đa 2 triệu đồng/lần, hoặc nhiều là 5 triệu đồng/lần, vòng quay trả phí giao dịch của chủ thẻ tăng lên rất nhiều lần. Nhưng đó mới chỉ là rút nội mạng, còn rút ngoại mạng, theo quy định mới NH được áp lên tới tối đa 15.000 đồng/giao dịch.
Chủ thẻ bị "chặt" đẹp
Không chỉ gánh "ma trận phí", chủ thẻ tín dụng còn phải gánh lãi suất cao chót vót và nếu không cẩn thận sẽ rơi vào rất nhiều “bẫy” do các đơn vị phát hành thẻ thiết kế. Nhân viên tín dụng của NH thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB) cho biết theo biểu phí mới nhất đối với thẻ tín dụng Visa Platinum, lãi suất cho vay thanh toán hàng hóa/dịch vụ là 24,8%/năm. Riêng lãi đối với thẻ tín dụng vàng và thẻ trả trước, lãi suất cho vay và lãi vay thấu chi còn lên tới 25,8%/năm. Mức này vẫn còn thấp hơn mức 26,8%/năm cho tất cả các loại thẻ tín dụng do Techcombank phát hành hạng chuẩn và 25,8% đối với hạng vàng. Có thể thấy, mức lãi suất cho vay phổ biến dao động từ 24-26%/năm, cao gấp 3 lần lãi suất huy động và gấp gần 2 lần lãi suất cho vay hiện tại. Với mức lãi này, nếu dùng thẻ tín dụng tiêu 100 triệu đồng, phải trả tới hơn 20 triệu đồng tiền lãi. 
Lãnh đạo một NH cổ phần tại Hà Nội giải thích sở dĩ lãi cho vay qua thẻ cao vì hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro bởi phần lớn là vay tín chấp. NH cũng phải chi phí nhiều cho các đối tác để tăng tiện ích thẻ như khuyến mãi, ưu đãi mua hàng, rồi bù đắp cho số khách hàng thanh toán trước hạn được miễn lãi suất 45 ngày.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhìn nhận, thẻ tín dụng có lãi cao hơn các lĩnh vực cho vay khác cũng là điều dễ hiểu nhưng trong bối cảnh lãi suất cho vay hiện chỉ từ 10%/năm, cao nhất 15%/năm, thì mức lãi vay thẻ tín dụng như trên như đang “cắt cổ” người sử dụng. “Tôi không thể hiểu được, lẽ ra đã là khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho người dân. Lãi suất để cao như thế thì khó có ai đủ sức để trả được, vì vậy tới đây cần phải giảm xuống theo lãi suất thị trường, không thể một mình một ngưỡng, một chợ như thế”, TS Doanh kiến nghị.
Sau một thời gian dùng thẻ tín dụng, anh N.K.Hòa (H.Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc: “Tôi làm thẻ credit của Sacombank, lãi suất 1 tháng mới đầu chừng 0,7%/năm, không ngờ NH tự động nâng dần lãi suất tới bây giờ là hơn 2%/tháng. Lãi suất huy động thì giảm mạnh, lãi suất cho vay cũng đang hô hào giảm, còn mấy cái thẻ credit này lại âm thầm chặt đẹp. Đúng là NH luôn cho người dân nắm lưỡi, mà lưỡi dao này sắc thiệt, người dân đứt tay hết”.
Theo các chuyên gia, khi dùng thẻ tín dụng chính lãi suất mới là gọng kìm siết cổ chủ thẻ, chứ không phải món nợ gốc mà họ đã vay để chi tiêu qua thẻ. Hiện nay ở Mỹ và một số quốc gia phát triển bình quân lãi suất áp dụng với các khoản vay qua thẻ tín dụng vào khoảng 13% cũng đã bị khách hàng đánh giá quá cao nhưng so với mức lãi mà chủ thẻ Việt Nam phải trả thì chỉ bằng một nửa.

Cẩn trọng "mồi" câu
Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm cũng cho rằng, nhiều công ty thẻ và NH đang chào mời mức lãi suất hấp dẫn 0% để lôi kéo khách hàng từ các đối thủ khác. Điều này rất hấp dẫn, song hãy thận trọng. Chỉ cần chậm trả nợ trong vòng 1 ngày và dù là lần đầu tiên lỗi hẹn, lãi suất sẽ ngay lập tức nhảy từ mức 0% lên 24-26%/năm. Và nếu đây là lần thứ hai chậm nộp tiền vào tài khoản, người dùng sẽ chịu lãi suất phạt cao hơn nữa.
Anh Vũ

Từ 0-5 giờ từ ngày 1-5.3.2013: Cấm xe qua cầu Sài Gòn

(TNO) Ngày 18.2, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết từ 0 giờ đến 5 giờ từ ngày 1 đến ngày 5.3.2013, cầu Sài Gòn sẽ được rào chắn theo cả hai hướng lưu thông để thi công gói thầu kiểm định thử tải cầu Sài Gòn. Vì vậy, cấm tất cả các loại xe lưu thông qua cầu Sài Gòn trong khoảng thời gian này.
Theo đó, các loại xe trên Xa lộ Hà Nội lưu thông theo hướng từ cầu Đồng Nai về Q.Bình Thạnh, Q.1, có thể lưu thông theo các lộ trình:
Lộ trình 1: Xa lộ Hà Nội → Nút giao Cát Lái → Mai Chí Thọ → cầu Thủ Thiêm → Nguyễn Hữu Cảnh.
Lộ trình 2: Xa lộ Hà Nội → Nút giao Cát Lái → Mai Chí Thọ → Hầm vượt sông Sài Gòn.
Lộ trình 3: Xa lộ Hà Nội → Quốc Hương → đường chui dưới dạ cầu Sài Gòn → Trần Não → Lương Định Của → cầu Thủ Thiêm → Nguyễn Hữu Cảnh.
Lộ trình 4: Xa lộ Hà Nội → Quốc Hương → đường chui dưới dạ cầu Sài Gòn → Trần Não → Mai Chí Thọ → Hầm vượt sông Sài Gòn.
Các loại xe từ Q.1, Q.Bình Thạnh về Q.2, Q.9, có thể lưu thông theo các lộ trình sau:
Lộ trình 1: Ngã tư Hàng Xanh → Điện Biên Phủ → đường D1 → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Thủ Thiêm → Mai Chí Thọ → Xa lộ Hà Nội.
Lộ trình 2: Ngã tư Hàng Xanh → Điện Biên Phủ → đường D1 → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Thủ Thiêm → Lương Định Của → Mai Chí Thọ → Xa lộ Hà Nội.
Lộ trình 3: Ngã tư Hàng Xanh → Điện Biên Phủ → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Thủ Thiêm → Mai Chí Thọ → Xa lộ Hà Nội.
Lộ trình 4: quận 1 → Hầm vượt sông Sài Gòn → Mai Chí Thọ → Xa lộ Hà Nội.
Lộ trình 5: Ngã tư Hàng Xanh → Xô Viết Nghệ Tĩnh → cầu Bình Triệu 1 → Quốc lộ 13 → Kha Vạn Cân → Võ Văn Ngân → Xa lộ Hà Nội.
Đình Mười

"Dĩ hòa vi quý" hãy dĩ "hèn" vi"ghế"



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Giữa lúc dư luận đồng bào nhân dân chưa hết ngạc nhiên, bàn luận dè bĩu, khinh bỉ, sự “hèn hạ” của hành vi hạ cấp, ném đá dấu tay, ngậm máu phun người, sau 45 năm xấu hổ ngậm miệng giờ đây khi chủ nghĩa CS khát máu bị nhân loại vạch mặt lên án nguyền rủa khắp thế giới thì CSVN hốt hoảng trơ tráo như phường bịp bợm “ma cà bông” tìm cách “đổ vạ” ngược lại cho quân đội VNCH và Hoa Kỳ giết hại 6000 đồng bào Huế năm 68 Mậu Thân trong những tập phim “dàn dựng” bẩn thỉu, toan tính lừa bịp “chạy tội” với đồng bào trên VTV.

Tiếp theo, như nối tiếp bản chất “vô đạo” đó, lại một hành vi “hèn mạt ” nữa của các “chóp bu” CSVN làm cho công luận nhân dân càng thêm sửng sờ:

Đối với từng cá nhân trong tập đoàn “chóp bu” gọi là “bộ Cai Trị” CSVN chắc chắn họ, là con cái, không bao giờ dám quên ơn sinh thành và ngày “lìa đời” của những người đã “rặn” ra, cho họ hình hài và cuộc sống.

Nhưng thật lạ lùng và “quái đản” ở vị trí họ tự vỗ ngực tuyên xưng là “lãnh đạo” của Tổ Quốc Nhân Dân hiện tại, thì rất mỉa mai họ đang phủi tay, quay mặt, tuồng như không hề biết đến hàng trăm ngàn đồng bào quân dân đã nằm xuống lấy “máu mình làm sông, xương mình làm núi” cho tổ quốc Việt Nam trên các mặt trận trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tại các nơi: Biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc 1979, Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.

Những ngày này gần như toàn bộ báo, đài của “nhà nước, đảng CSVN” hoàn toàn im lặng, bất động, không hề nhắc đến cái “đại tang” oanh liệt gần nhất trong lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc (17/2/1979 chiến tranh Bắc biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược) hàng trăm ngàn quân dân đã anh dũng nằm xuống khắp các làng xã thị trấn dọc đường biên giới để chận đứng bước chân của quân xâm lược Trung quốc.

Trong khi đó, với toàn bộ lực lượng vũ trang và quân đội “đảng ta” ráo riết bắt học tập với tuyên truyền: Không khoa trương, phải giữ tình đoàn kết, đồng chí anh em, lấy “dĩ hòa vi quí” với Trung Quốc, tất cả vì đại cục quốc gia của 2 nước?

Nhưng đại cục cho nước nào? và “dĩ hòa hay Dĩ hèn vi quí” cho ai? với các hình ảnh rất mới và cụ thể như thế này:
 6/12/2012-Quân TQ tập trận chống “đổ bộ” trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa)

Lính Trung Quốc đồn trú và tập trận trái phép tại 
quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 4/12/2012

Khai trương, khánh thành “thành phố Tam Sa” 
do Trung Quốc thành lập tại Hoàng Sa của Việt Nam..

“Trung Quốc công bố bản đồ mới, nhấn mạnh bao gồm các biển đảo Hoa Nam và biển Đông”

Trung Quốc đã lần đầu tiên in đậm các quần đảo trên biển Hoa Nam và biển Đông trên bản đồ chính thức ấn bản mới nhất có tỉ lệ xích tương đương với bản đồ Trung Quốc đại lục. Bản đồ mới của Trung Quốc theo định dạng dọc, (để đủ chiều dọc, kéo dài xuống hướng Nam) do Nhà xuất bản Sinomaps ấn hành, bao gồm hơn 130 hòn đảo lớn nhỏ ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông), hầu hết trong số đó đã không được thể hiện trên các bản đồ cũ (định dạng chiều ngang) trước đây của Trung Quốc, Tổng cục Bản đồ, khảo sát và thông tin địa lý (NASMG) loan báo hôm thứ sáu vừa qua. Các bản đồ cũ, ở định dạng chiều ngang, chỉ thể hiện các đảo như quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà không có biển Đông...

Bản đồ địa hình Trung Quốc do Sinomaps Press ấn bản và phát hành, 
bao gồm 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông, thuộc Trung Quốc- Ảnh: huanqiu.com

“Dĩ hòa vi quý” nghĩa thuần, là thái độ biết người, biết ta, luôn coi trọng nhân cách lấy sự hòa thuận, êm ấm làm mối quan hệ hàng đầu. Tuy nhiên sẽ là mù quáng thiển cận nếu ta chỉ đơn phương trung thành với chính nó. “Dĩ hòa vi quý” không phải là cách sống hèn mọn, xu nịnh hay ba phải mà chính là biết khôn khéo chủ động làm ôn hòa các mối quan hệ, mà không hy sinh quyền lợi, phẩm giá nhân cách của chính mình.

Độc tài quyền lực, nhân dân xa lánh, không tự tin dựa vào nhân dân phải hy sinh đất trời biển đảo để mong tựa vào kẻ khác và khi mà 187 quốc gia trong Liên Hiệp Quốc, lớn nhỏ, giàu nghèo khác nhau nhưng trước tiền sảnh 187 lá quốc kỳ, duy nhất chỉ có cùng một kích cỡ bằng nhau thì ngài Tổng Bí Thư “đảng CSVN” nhất trí lấy ngôi sao duy nhất của quốc kỳ CS/XHCN/VN gắn thêm lên trên quốc kỳ Trung Quốc ngay tại thủ đô nước mình thì đó không thể là hành vi “Dĩ hòa vi quí” mà đích thực nó là “dĩ hèn để vi ghế”.

Một hành vi rất khó có đảng phái hay nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới có can đảm hay có quyền làm như vậy mà chưa có sự cho phép của Quốc Hội hay toàn dân (trừ đảng độc tài CSVN).

Tưởng niệm người chết để nhắc nhở người sống và sống sao cho nhân bản với nhau trong tương lai



Nguyễn Chí Đức - Bỗng nhiên tôi chạnh lòng nghĩ đến những người yêu nước của các đảng phái quốc gia thời kỳ chống Pháp bị Cộng Sản dẫn dụ và cuối cùng bị thủ tiêu chẳng qua do muốn độc bá, độc quyền yêu nước. Tôi cũng suy tư tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nói chung cùng là người Việt trong sâu thẳm ai chẳng có tình yêu gia đình, gắn bó với quê hương, tình tự dân tộc. Có ai muốn bỏ mạng, mất một phần máu xương nơi chiến trường nhưng rồi cuối cùng do thua trận mà bị tuyên truyền là ngụy, con cháu bị ghi lý lịch đen tới ba đời đâu cơ chứ? Tàn dư phong kiến vẫn được áp dụng trong chế độ Cộng Sản. Vậy phải chăng chế độ hiện nay là một chế độ phong kiến trá hình trong khi lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về dân chủ?...

*

Dạo trước ở cty tôi có hay nói chuyện phiếm với một anh đồng nghiệp là công an chuyển ngạch về các vấn đề xã hội. Có lần tôi nói với anh này rằng chuyện tôn vinh ngày thương binh liệt sỹ 27-7 của chế độ Cộng Sản chủ yếu để giáo dục cho thanh niên, các sỹ quan quân đội đang cắm chốt tại biên giới, hải đảo chắc tay súng, vững ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà thôi. Chứ còn đối với những người đã mất họ chẳng bao giờ mong và nghĩ đến một ngày nào đó được vinh danh ở các tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ. Những người ngã xuống vì tiếng gọi non sông, tình yêu quê hương đất nước mà nhập ngũ hay xung phong khi có lệnh tổng động viên chứ không phải vì chủ thuyết nào mỹ miều hay bả danh lợi gì đó. Tuy nhiên đạo lý tốt đẹp của người Việt nhằm tôn vinh những người vị quốc vong thân trong môi trường Cộng Sản cũng bị méo mó, bị toan tính nhằm mục đích chính trị cho các thành phần lãnh đạo hơn là cho đại cuộc của quốc gia-dân tộc. 

Chẳng nói đâu xa, những năm gần đây chính quyền Cộng Sản có chiều hướng chỉ ca ngợi, tôn vinh những người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Pháp trong khi đối với những thương binh, liệt sĩ chống Tàu trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc rất hiếm khi được phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng và sách giao khoa dạy cho con trẻ. Nếu chẳng đặng đừng phải đề cập thì họ không dám nhắc đến 2 từ “Trung Quốc”. 

Còn đối với người sống ở miền Nam hay Hải ngoại thì thực tế hiện nay phân nửa là những người có liên quan dù ít hay nhiều đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì chính quyền Cộng Sản ca ngợi thái quá về tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, đại thắng mùa xuân 1975 khiến cho cuộc chiến tranh này vẫn tiếp tục gây ra dư luận cho đến ngày hôm nay. Tôi cho rằng họ cố tình gây chia rẽ khiến cho bên thua trận bị tổn thương nhưng bên thắng trận cũng không lấy làm vẻ vang và tự hào gì khi sự thật đã được bạch hóa nhan nhản trên Internet. Ở đây tôi nhấn mạnh là thua trận và thắng trận, chứ còn về đường lối chính trị theo xu hướng thế giới có khi phải nói ngược lại: bên thua trận thì thắng chung cuộc, còn bên thắng trận thì thua chung cuộc. 

Những người yêu nước đặt vòng hoa tưởng niệm 
tại tượng đài vua Quang Trung. Ảnh : JB Nguyễn Hữu Vinh 

Hôm nay tại Hà Nội, tôi có may mắn hòa cùng mọi người đứng trước tượng đài vua Quang Trung tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc trước Trung Quốc xâm lược. Nguyên nhân phải đến đây vì lực lượng bảo vệ của quân đội tại đài tưởng niệm liệt sĩ trên đường Bắc Sơn gây khó dễ khiến cho buổi dâng hoa, thắp hương không được diễn ra. Có ý kiến kéo nhau ra Gò Đống Đa để thành kính mong hồn thiêng sông núi, vua Quang Trung, các vị anh hùng dân tộc phù hộ độ trì nhằm bảo vệ đất nước thoát khỏi sự ác hiểm của ngoại bang cũng như nội thù. 

Bỗng nhiên tôi chạnh lòng nghĩ đến những người yêu nước của các đảng phái quốc gia thời kỳ chống Pháp bị Cộng Sản dẫn dụ và cuối cùng bị thủ tiêu chẳng qua do muốn độc bá, độc quyền yêu nước. Tôi cũng suy tư tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nói chung cùng là người Việt trong sâu thẳm ai chẳng có tình yêu gia đình, gắn bó với quê hương, tình tự dân tộc. Có ai muốn bỏ mạng, mất một phần máu xương nơi chiến trường nhưng rồi cuối cùng do thua trận mà bị tuyên truyền là ngụy, con cháu bị ghi lý lịch đen tới ba đời đâu cơ chứ? Tàn dư phong kiến vẫn được áp dụng trong chế độ Cộng Sản. Vậy phải chăng chế độ hiện nay là một chế độ phong kiến trá hình trong khi lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về dân chủ? 

Tôi cũng liên tưởng đến cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn – nhà Nguyễn, trớ trêu làm sao ông Tổ gần (nhánh đi vào Nghệ An) của tôi hận Tây Sơn đến mức ghi hẳn vào gia phả. Có lẽ bối cảnh thời đó loạn lạc khiến cho các anh tài khắp các vùng miền nổi lên tập hợp lực lượng và chuyện người thắng, kẻ thua là lẽ dĩ nhiên. Nhưng rõ ràng ở bối cảnh bây giờ, lí trí bình thường nhất cũng hiểu Quang Trung là anh hùng dân tộc có công đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Ngược lại mới vài năm gần đây khi chưa từ bỏ ĐCSVN, tôi vẫn đủ lý trí để phân tích không phải cứ cái gì Cộng Sản tuyên truyền là giặc, là phản nước hại dân có nghĩa là đúng mà có khi phải hiểu ngược lại chẳng qua muốn độc bá nên họ có ý đồ bôi nhọ người ta. 

Thực ra bài viết này tôi muốn gửi gắm cho những vị lãnh đạo Cộng Sản đang cầm quyền hơn là bạn đọc thường quan tâm đến các vấn đề chính trị vì tôi cam đoan là họ thừa hiểu lịch sử, thừa hiểu mọi vấn đề hơn tôi do họ từng là người trong cuộc có điều kiện tiếp cận thông tin. Nhưng theo xu thế thời đại họ không thể ham hố quyền lực mãi được. Càng rắp tâm có ý định đó, càng dùng công an để đàn áp dân lành, bịt miệng những tiếng nói tự do thì chế độ Cộng Sản càng mất dần đi những tình cảm còn sót lại của những người dân đen vốn không bị những áp bức bất công gây nên, còn phần lớn xã hội thì ai ai cũng chán nản lắm rồi. Hơn nữa, những người là cựu chiến binh, lão thành Cộng Sản chân chính cũng không thể ôm khư khư, hoài niệm về quá khứ trong khi xã hội thì đã thay đổi khác xa với thời của họ dấn thân. Đó là những người có lương tri, nhân phẩm của người Việt. Họ chẳng dại gì làm bình phong cho các ông lãnh đạo dùng người này, người kia có uy tín để trấn an dư luận. Theo suy nghĩ của tôi thì họ thay vì có danh là nhân sĩ, trí thức của chế độ chỉ có tiếng vang nhất thời do Cộng Sản ca tụng mà phải là Nhân sĩ-Trí thức dấn thân của dân tộc thì tiếng thơm muôn thở và được các tầng lớp nhân dân kính trọng. 

Chúng ta tưởng niệm cho người chết dù là anh hùng liệt sĩ, bỏ mạng nơi biển cả đi tìm tự do, oan hồn tức tưởi trong Cải Cách Ruộng Đất... nhưng chính là nhắc nhở cho người sống để mà yêu thương, để mà hàn gắn, để mà tha thứ cho nhau. Vì xét chung cuộc chúng ta không đủ mạnh về tư tưởng, đủ tự lực-tự cường và đủ yêu thương lẫn nhau khiến cho các nước lớn chi phối và áp đặt. Từ đó dẫn đến việc chúng ta bị chia rẽ theo bên này hoặc bên kia, cuối cùng là chém giết lẫn nhau và hệ lụy đó còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.


Xin hương hồn các anh về chứng giám cho chúng tôi


Nguyễn Tường Thụy - Chúng tôi là những người chịu ơn Các Anh vì nếu không có Các Anh, đất nước ta bị Trung Cộng chiếm từ năm 1979 rồi.

Với tôi, ngoài tư cách của người chịu ơn, tôi với Các Anh còn là đồng đội.

Để đặt được vòng hoa, thắp nén hương gọi Các Anh về, nối cõi âm dương, chúng tôi đã phải chạy đi 3 nơi: Đài Cảm tử, Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn, cuối cùng chạy đến chân tượng Vua Quang Trung nhưng rồi cũng không trọn ven.

Mang vòng hoa, mang hương đến đâu, chúng tôi cũng bị cấm. Thắp hương tưởng nhớ hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc mà bị cấm. Thử hỏi có nơi nào trên trái đất này có sự cấm đoán kỳ quặc và quái đản như thế này không.

Cuối cùng thì một nén hương cũng không được thắp lên. Vòng hoa mang đến địa điểm thứ ba là tượng Vua Quang Trung đặt vội nhưng sao đó bảo vệ ra đòi phá. Chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ.Nhưng chắc là sau khi về, người ta đã ném vào thùng rác mất rồi.

Không thắp được nén hương cho Các Anh, tôi áy náy vô cùng. Tôi muốn nói với Các Anh rằng, lòng chúng tôi đâu vong ân bội nghĩa như thế. Tôi biết Các Anh đang bị lãng quên. Nếu chúng tôi không thắp hương cho Các Anh thì ai là người tri ân Các Anh đây.

Tại sao chúng tôi hay làm những việc gọi là nhạy cảm? Ví như giúp đỡ những người khó khăn nói chung thì đã có nhiều người làm và chúng tôi cũng đã làm. Nhưng giúp đỡ dân oan là việc ít ai dám làm vì được coi là nhạy cảm. Vậy nếu không ai làm thì những người khốn khổ ấy ai giúp đây.

Thắp hương cho các liệt sĩ chống “đế quốc Mỹ và tay sai” đã có nhiều người làm. Nhưng thắp hương cho các liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược được coi là việc nhạy cảm, nếu ai cũng sợ thì ai là người hương khói cho Các Anh đây.

Lý do là vì thế, chứ đâu chúng tôi có muốn bị gây khó, để ý, bị qui kết, bị theo dõi và hại đến bản thân và gia đình.

Những hình ảnh và đoạn video sau đây đã nói lên tất cả. Các anh vào mạng mà xem, qua đó, Các Anh sẽ biết kẻ nào chủ trương không cho nhân dân tưởng nhớ đến Các Anh. Các Anh sống khôn thác thiêng thì về vật chết bọn vong ân bội nghĩa đi.


Trước đài cảm tử là bãi giữ xe thuê, giá 20.000 đ/chiếc.


“Tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên mặt chống quân Trung Cộng xâm lược”


Giằng co ở tượng đài Cảm tử rất căng thẳng



Làm việc xấu nên phải che mặt


Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ giơ cao vòng hoa lên. Một tên mặc thường phục yêu cầu đặt xuống đất. Tôi nói to “Quyền và Ngữ có nhiệm vụ bảo vệ vòng hoa. Giơ cao lên”.



Đành đứng bên ngoài dâng vòng hoa cho liệt sĩ


Một tiểu đội lính quân đội VN đương thời ngăn cản xua đuổi không cho viếng liệt sĩ quân đội VN thế hệ trước (đài Bắc Sơn)


Hương phải để lên rào sắt với hy vọng Các Anh trông thấy



Đành đứng bên ngoài đài Bắc Sơn bái vọng


Tí Hớn nói với bố: “Nếu không có những người đã hy sinh thì sao chúng ta được yên như thế này, sao mà phá hoa của họ. Thật là những người xấu xa”.







Bảo vệ vòng hoa tại chân tượng đài Vua Quang Trung

Tại đài cảm tử





Công an đang đến đòi phá vòng hoa tưởng niệm 17/2

17/2/2013

Tường Thụy