THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 August 2013

Mẹ Cường Đôla thế chấp nhà đất để vay vốn

Bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Cường Đôla cùng con gái thế chấp 6 khu đất cùng tài sản, cổ phiếu để bổ sung vốn lưu động, trả tiền đền bù và hoàn thiện hạ tầng dự án.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính quý II/2013 của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa được công bố, để bổ sung vốn lưu động cho công ty, QCG đã tiến hành vay nợ từ các ngân hàng với tổng số vốn là 140 tỷ đồng. Hình thức bảo đảm cho các khỏan vay này là thế chấp bằng bất động sản của tập đoàn và chủ tịch công ty Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Cường Đôla cùng con gái (cũng là cổ đông) Nguyễn Ngọc Huyền My.
Theo đó, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của bà Nguyễn Ngọc Huyền My lại quận 3 TP.HCM với tổng giá trị 117 tỷ đồng được dùng để thế chấp cho khoản vay 32 tỷ tại ngân hàng BIDV; 5 lô đất khác của bà Nguyễn Thị Như Loan trên địa bàn TP.HCM và Pleiku được định giá 84 tỷ đồng dùng thế chấp cho hai khoản vay giá trị gần 56 tỷ đồng.
Mẹ Cường Đôla thế chấp nhà đất để vay vốn
Bà Nguyễn Thị Như Loan
Ngoài ra, để có hơn 1.221 tỷ đồng tiền đền bù và hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu dân cư 6A Phước Kiến, huyện Nhà Bè, TP.HCM, chủ tịch QCG đã phải thế chấp toàn bộ dự án Phước Kiến cùng cổ phiếu của cá nhân tại công ty. Tính theo giá thị trường ngày 13/8, hơn 60,6 triệu cổ phiếu của nữ doanh nhân này đang có giá trị thị trường hơn 418 tỷ đồng.
Giải trình tại báo cáo tài chính hợp nhất, hai thành viên trong gia đình chủ tịch QCG đang có giao dịch vay nợ chéo với công ty. Bà Nguyễn Thị Như Loan đang cho vay theo hình thức cá nhân với QCG khoản tiền 143,5 tỷ đồng, đồng thời vay 64,5 tỷ đồng. Trong khi đó, bà Nguyễn Ngọc Huyền My đang cho vay hơn 102,6 tỷ đồng, và vay lại 22,5 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Huyền My còn có giao dịch tạm ứng mua bất động sản với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng với QCG.
Kết thúc quý II/2013, QCG lãi sau thuế hơn 4,5 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, công ty này lãi hơn 5,6 tỷ đồng.
Theo Tri thức

Quảng Nam: Bị thu đồ cụ ông chui xuống nằm dưới gầm xe CSGT

Dân Việt - Do bức xúc trước việc xe đẩy đồ, bàn, ghế của con gái buôn bán ở vỉa hè bị Tổ kiểm tra liên ngành thu giữ không được lập biên bản, một cụ ông đã chui vào gầm xe cảnh sát giao thông nằm để phản đối.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng nay (15.8), tại ngã tư đường Hùng Vương - Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Do quá bức xúc việc xe đẩy đồ của con gái bị thu giữ không được lập biên bản, nên cụ Ninh chui vào gầm xe cảnh sát giao thông để phản đối.
Được biết, thực hiện theo kế hoạch số 58 ngày 4.5.2013 do ông Văn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ký về việc lập lại trật tự đô thị, kết hợp xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên tuyến đường Hùng Vương, từ đầu tuyến đường đến nút giao thông đường Trần Cao Vân, sáng nay Tổ kiểm tra liên ngành của TP Tam Kỳ, tổ chức đi thực thi nhiệm vụ và có mặt tại khu vực trên.
Tuy nhiên, khi vừa mới thu giữ chiếc xe đẩy, bàn, ghế của một người buôn bán trái phép trên vỉa hè thì lúc này, một cụ ông do quá bức xúc việc Tổ kiểm tra tịch thu đồ đạc không lập biên bản nên đã chui xuống gầm xe của Cảnh sát giao thông mang biển số 92E-1547 nằm để phản đối.
Có mặt tại ngã tư đường Hùng Vương - Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, theo quan sát của phóng viên Dân Việt, sự việc trên làm cho người dân hiếu kỳ tụ tập đến xem kín cả khu vực. Còn trong khi đó, lực lượng công an, cảnh sát giao thông và một số người dân cố tìm cách đưa ông cụ ra khỏi gầm xe của cảnh sát giao thông.
Được biết, cụ ông trên là Hà Văn Ninh (82 tuổi, trú khối phố 3, phường An Xuân, TP Tam Kỳ). Một số người dân tại khu vực xảy ra sự việc cho biết: “Sáng nay rất nhiều người dân đang ngồi ăn cháo vịt do con gái của cụ Ninh là chị Hà Thị Thúy Hằng buôn bán cháo vịt vỉa hè buổi sáng thì Tổ liên ngành của thành phố, trong đó có Đội quy tắc Tam Kỳ đến, không nói năng gì hết và ập vào tịch thu chiếc xe đẩy cháo, bàn, ghế của chị Hằng, không những thế họ còn nói sẽ tịch thu luôn hết xoong, nồi và xử phạt những ai buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
Khi họ vào tịch thu không hề lập biên bản hay thông báo cho người nhà được biết để họ dọn dẹp hàng. Do quá bức xúc nên cụ Ninh ở nhà chống gậy đi ra phản đối để đòi lại chiếc xe đẩy nồi cháo cho con gái, do Tổ liên ngành không chịu trả và không giải thích thỏa đáng nên cụ Ninh mới chui xuống gầm xe cảnh sát giao thông để phản đối”.
Ngoài ra, một số người dân khác còn bức xúc: Vì sao biết bao nhiêu quán cafe buôn bán lấn chiếm vỉa hè, dùng cả vỉa hè của người đi bộ để giữ xe cho khách mà Tổ liên ngành không tịch thu, xử phạt? Không những thế, khu vực vỉa hè đường đê Bạch Đằng (TP.Tam Kỳ) lại được tận dụng cho thuê để mở quán nhậu bán nhếch nhác, xe cộ đậu đỗ ngang ngược chiếm dụng cả lề đường của người đi bộ mà sao không hề bị xử lý?
Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên Dân Việt đã liên lạc với ông Phạm Văn Pháp - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu thêm về trường hợp của cụ Ninh. Ông Pháp bày tỏ: “Việc đó bình thường chứ có chi đâu, đơn giản thôi... Người vi phạm thì họ không nói chi, nhưng do ông này (cụ Ninh -PV) thấy người nhà bị thu đồ nên ổng mới bức xúc”.
Một số hình ảnh Dân Việt ghi được lúc xảy ra vụ việc:
Chiếc xe chở cháo, bàn, ghế của con gái cụ Ninh bị Tổ liên ngành thu giữ bỏ lên xe….
Cảnh sát và người nhà cố khuyên và tìm cách đưa cụ Ninh từ trong gầm xe ra ngoài

Sau khi đưa được cụ Ninh ra ngoài, xe cảnh sát giao thông chạy khỏi khu vực, nhưng cụ Ninh vẫn nằm ở ngoài đường để phản đối.
Cụ Ninh bên nồi cháo, xoong của con gái buôn bán ở vỉa hè bị Tổ liên ngành đến tịch thu
Rất nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập xem sự việc

GHI NHANH VỀ CHUYẾN ĐI THĂM UYÊN, KHA, HUY TRONG TÙ




Đoàn khách thăm trước cổng trại tạm giam công an tỉnh Long An
Khi Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, tôi và một vài bạn trẻ đến cổng trại tạm giam Long An thì cũng vừa lúc một một băng rôn đỏ rực " Nhiệt liệt chào mừng" được kéo lên treo trước cổng trại. Tôi nói đùa: "He he, họ nhiệt liệt chào mừng chúng mình đấy".
Đến gần hóa ra là " Nhiệt liệt chào mừng đại biểu dự lễ khánh thành trại tạm giam công an tỉnh Long An". Nhà tù mới được xây dựng rất to đẹp và hoành tráng trên một khu đất rộng mênh mông cách trung tâm thành phố Tân An (tỉnh lỵ Long An) khoảng chừng 10km. Vì vậy đường đi đến trại tạm giam rất thuận lợi, đỡ vất vả cho những người nhà đi thăm nuôi thân nhân trong trại.

Vào trong khu thăm nuôi, chúng tôi bất ngờ khi gặp các anh Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi, Mai Văn Muôn đại diện cho nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn đến thăm viếng và tặng quà cho ba em Phương Uyên, Nguyên Kha và Nhật Uy. Và bất ngờ hơn nữa, khi thấy blogger Phạm Chí Dũng đang đứng quây quần bên cạnh nhóm bạn trẻ là bạn bè của Uyên, Kha và Uy. Phạm Chí Dũng đã từ sáng sớm, một mình cỡi xe gắn máy từ Sài Gòn chạy xuống đây. Gia đình Phương Uyên, bên cạnh anh Linh, chị Nhung là bố mẹ, còn có em trai nhỏ và cậu ruột từ Phan Thiết vào đi cùng với chị Tân vợ anh Điếu Cày. Gia đình Nguyên Kha, Nhật Uy thì ngoài mẹ Liên, chị Như là chị cả của Kha, Uy còn có cô vợ chưa cưới của Uy cùng các cháu nhỏ.
Sáng nay người đi thăm tù khá đông, chúng tôi cùng gom hết chứng minh nhân dân đưa cho chị Nhung vào đăng ký thủ tục thăm nuôi rồi ngồi chờ. Nhân viên trại tạm giam Long An làm việc khá nghiêm túc và chấp hành đúng quy định của luật pháp là cho phép tất cả chúng tôi được vào thăm tù nhân theo nguyện vọng. (Những trại giam khác như trại giam anh Điếu Cày, trại giam chị Tạ Phong Tần...ngăn cản người thân quen vào thăm tù nhân là làm trái pháp luật). Rất tiếc, khi chúng tôi đến thì gia đình chị Liên đã làm xong thủ tục đăng ký thăm nuôi Nguyên Kha và Nhật Uy nên chúng tôi chỉ làm thủ tục đăng ký thăm nuôi chung với gia đình Phương Uyên.
Nguyên Kha được ra trước tiên, do không đăng ký nên chúng tôi chỉ được đứng ngoài cửa sổ nhìn vào. Tuy vậy, tôi và Phạm Chí Dũng vẫn vào trong cùng với mẹ và chị gái của Nguyên Kha. Bên kia khung kiến, chàng trai trẻ cao lớn, mạnh khỏe và tươi tắn bước ra ngồi vào ghế. Nguyên Kha có khuôn mặt cân đối, ánh mắt sáng, hai hàng lông mày đậm và sắc tạo ra nét cương nghị của một người đàn ông cứng cõi. Kha cười khá tươi khi chào mọi người và trong suốt thời gian nói chuyện qua ống nghe với chị gái và cháu gái. Chị Liên, mẹ Kha ngồi hàng ghế phía sau cùng tôi, chị nói hôm nay chị không được phép nói chuyện với Kha. Tôi tỏ ra ngạc nhiên, chị giải thích: Những lần thăm nuôi và gặp gỡ trước đó chị đã nói nhiều, trong đó có những điều người ta cho là bất lợi nên lần nầy phải viết cam kết chỉ vào thăm chứ không cho tiếp xúc nói chuyện (?) Quy định chỉ cho mỗi tù nhân được 20 phút nói chuyện với người nhà, nhưng hôm nay, các giám thị tỏ ra dễ dãi, linh hoạt cho Nguyên Kha ở lại thêm 5 phút. Qua sắc thái tươi tỉnh của Nguyên Kha suốt buổi tiếp xúc với gia đình và qua hỏi chuyện chị của Nguyên Kha sau đó, chúng tôi biết rằng tinh thần em rất vững vàng cho phiên tòa ngày mai. Kha rất cảm động khi nhìn thấy các bạn của mình và biết có các nhân sĩ và blogger chúng tôi đến thăm và gởi quà. Em tươi tỉnh và đầy vẻ tự tin vẫy tay chào chúng tôi trước khi bước vào.
Tiếp theo sau đó là Phương Uyên và Đinh Nhật Uy, tất cả chúng tôi, trên 10 người đều được vào trong phòng để chờ cả hai bước ra. Tuy nhiên chúng tôi chỉ thấy mỗi Đinh Nhật Uy với chiếc áo thun vàng nổi bậc và nụ cười thật tươi bước ra vẫy tay chào. Tất cả các tù nam đều hớt tóc ngắn, riêng Đinh Nhật Uy vẫn để nguyên mái tóc dài như vẫn thấy các ảnh của em trên facebook, vì Uy chưa phải là phạm nhân (đến bây giờ chúng tôi thật tình vẫn chưa hiểu Uy bị bắt vì lý do gì, chẳng lẽ vì vài câu chống Trung cộng trên facebook mà áp em vào điều 258?). Hôn thê của Uy được ưu tiên nói chuyện với Uy suốt cả buổi thăm nuôi. Uy mới bị bắt nên biết rất nhiều người trong đoàn đến thăm, vừa nói chuyện với người yêu nhưng thỉnh thoảng vẫn vẫy tay chào chúng tôi bên ngoài. Sau người yêu là đến chị gái của Uy. Chị Liên cũng không nói chuyện với con trai, chỉ giải thích: Tôi mới làm việc với nó suốt cả ngày cách đây mấy hôm rồi. Lần này Uy ra tòa phúc thẩm vụ Uyên - Kha với tư cách người có trách nhiệm liên quan chứ không phải ra tòa vì chính vụ của Uy. Tài sản của Uy tại cửa hàng điện tử bị tịch thu trong vụ án Uyên - Kha, và Uy đã gởi đơn kháng nghị.
Phải chờ đến hơn 20 phút  thì mới đến lượt Phương Uyên ra.
Anh Huỳnh Kim Báu, đại diện các nhân sĩ trí thức trao quà cho Phương Uyên qua chị Nhung, mẹ Phương Uyên

Tất cả chúng tôi hơn 10 người đều đồng loạt bật đứng lên khi một cô gái trẻ thật xinh đẹp dưới màu áo trắng học trò còn mang bảng hiệu nhà trường bước ra. Chúng tôi xuýt vỗ tay vang trời nhưng chợt nhớ lại không được phép làm ồn tại phòng thăm nên dừng lại.(Tuy vậy, sau đó, lúc em từ giả chúng tôi để trở lại phòng giam chúng tôi đã đồng loạt vỗ tay vang trời).
 Em sáng lóa và rạng ngời với nước da trắng ngần không thua  màu trắng tinh của chiếc áo nữ sinh mà em đang mặc. Khuôn mặt em đầy đặn và cương nghị với ánh mắt rạng ngời sau đôi kiếng cận gọng đen. Em chỉ nhìn chúng tôi gật đầu chào trước khi ngồi xuống mà cảm xúc chúng tôi dâng trào. Mắt Nguyễn Tường Thụy dường như đang nhòe đi. Chị Tân khẽ nhắc: Anh đừng khóc đấy nhé. Rồi nắm tay kéo Thụy ra sau trong khi tất cả chúng tôi dồn vào đứng vòng quanh sau lưng anh Linh và chị Nhung, bố mẹ của Uyên. Em trai 8 tuổi của Uyên được giám thị cho chạy vào bên trong ôm chầm lấy chị, hai chị em tíu tít hôn nhau.
Vì có tên đăng ký chính thức thăm Uyên nên tất cả chúng tôi đều được nói chuyện với Uyên. Sau một hồi tâm sự với nhau, ba mẹ Uyên nhường ống nghe cho chúng tôi. Anh Huỳnh Kim Báu nói trước. Anh giới thiệu thành phần trong đoàn đến thăm cho Uyên biết và động viên em tiếp tục cứng cỏi, kiên định nếu thấy rằng chọn lựa của em là đúng đắn. Uyên trả lời vững vàng: Các bác, các cô chú hãy tin tưởng vào con. Cũng cần phải nhắc lại rằng anh Huỳnh Kim Báu là cựu tù 8 năm ở Côn Đảo trước năm 75.
Sau anh Huỳnh Kim Báu là hai anh Kha Lương Ngãi và Mai Văn Muôn là hai nhà báo kỳ cựu của SGGP và đài VOV. Phạm Chí Dũng vừa ở tù ra nên có nhiều chuyện để nói với Uyên, anh cũng nói với Uyên về nội dung một cuốn sách mà anh vừa gởi tặng cho em. Tôi hỏi thăm em chuyện ăn ở trong tù và cho em biết tinh thần và thái độ của em ở phiên tòa sơ thẩm rất ấn tượng đã gây ra sự xúc động trong lòng mọi người, mong em giữ nguyên tinh thần đó trong phiên tòa ngày mai. Tôi hỏi em có nhắn nhủ gì với bạn bè bên ngoài, em nói: Cám ơn tất cả sự quan tâm của mọi người dành cho hai em và em tin rằng sự công bằng sẽ đến với hai em trong nay mai.
Nguyên Kha và đặc biệt là Phương Uyên là niềm tin, là nguồn cảm hứng của Nguyễn Tường Thụy nên anh đã viết đến 15 bài về vụ án của hai em. Từ lâu anh đã tự xem Phương Uyên là con của anh. Anh bay từ Hà Nội vào để dự phiên tòa và để mong gặp em. Cách đây hai ngày, anh đã gặp ba mẹ Uyên và nói lên nguyện vọng muốn nhận làm cha nuôi Phương Uyên. Anh Linh và chị Nhung rất cảm động nhận lời nhưng nói rằng cũng còn tùy thuộc vào Phương Uyên. Thế nên hôm nay, khi ngồi đối diện với Phương Uyên, cầm ống nghe lên và nghe Phương Uyên thốt lên chữ cha trìu mến, Nguyễn Tường Thụy đã bậc khóc, nước mắt anh ràn rụa. Một blogger cứng cỏi, một người lính kiên cường đã để cho sự nhạy cảm của một nhà văn lay động tấm lòng.
Lê Quốc Quyết và các bạn trẻ khác của Phương Uyên cũng được nói chuyện với Phương Uyên. Và dường như Phương Uyên đã truyền niềm tin đến cho mọi người. Nên sau đó, Lê Quốc Quyết đã ghi trên facebook:  Đi thăm Phương Uyên để động viên tinh thần em và gia đình, không ngờ khi gặp em thì mình được động viên tinh thần nhiều hơn. Liệu có quá không khi mình nói rằng "đất nước này cả thế kỷ giờ mới có được con người như em"!

Không quên cám ơn các anh cán bộ ở trại tạm giam Long An. Các anh đã làm việc rất nghiêm túc và đối xử hòa nhã, thân thiện với tất cả người đi thăm trong đó có anh em chúng tôi. Bên cạnh đó, do trại giam mới xây dựng nên cơ ngơi khá khang trang, chỗ chờ của thân nhân và phòng thăm nuôi khá lịch sự và thoáng mát. Tuy vậy vẫn có một nhân viên an ninh cầm camera liên tục chụp ảnh và ghi hình chúng tôi, không biết để làm gì trong khi chúng tôi đã gởi giấy chứng minh có hình ảnh và đầy đủ các thông tin cá nhân cho bộ phận tiếp nhận đăng ký thủ tục thăm nuôi.
Long An
15.8.2013

TIN KHẨN


Các blogger gặp Nguyễn Phương Uyên trước ngày xử

Các blogger gặp Nguyễn Phương Uyên trước ngày xử






Đăng bởi lúc 6:32 Chiều 15/08/13

VRNs (15.08.2013) – Long An – Sáng thứ năm, ngày 15.08.2013, những người yêu mến hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh NGuyên Kha đã từ Sài Gòn đi Long An thăm hai tù nhân lương tâm này.
Ngoài thân nhân của hai gia đình, chúng tôi nhận thấy còn có Blogger Nguyễn Tường thụy (Hà Nội), nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, vợ tù nhân lương tâm Dương Thị Tân (Sài Gòn), doanh nhân Lê Quốc Quyết (Nghệ An) và nhiều bloggers khác.



Thân nhân của Phương Uyên và các bloggers chụp hình ở cổng nhà tù Long An
Blogger Peter Lâm Bùi, một trong những người có mặt ở nhà tù Long An sáng nay cho biết: “Hôm nay tuy mệt nhưng mà thật vui…không uổng tí nào…được gặp một lúc cả ba…thấy tinh thần ai cũng tốt và sẵng sàng, nhất là em Phuơng Uyên .
Nhìn em nhỏ nhắn dể thương trong bộ đồ học sinh…ánh mắt đầy ánh lửa, làm mình thật xúc động run quá quên cả những gì tính nói với em đã suy nghĩ trước đó. Chỉ kịp chào em và nói với em lòng ngưỡng mộ và chúc em bình an, và nói sẽ cầu nguyện nhiều cho em.
Và thấy em nó cười thật tươi, khi trên người mình mặc chiếc áo tranh đấu và ủng hộ em có hình của em.
Kha thì mập và trắng hơn lần ở Phiên Tòa, nhìn em nói chuyện với gia đình mà cười thật nhiều là mình cũng vui lây.
Còn ộng ban Uy ròm thì dạo này sau gần 3 tháng cũng mập và trắng ra.
Xúc động nhất là khi bé Uyên hết giờ nói chuyện, lúc chia tay tất cả mọi người đều vổ tay thật lớn chào em trước sự ngơ ngác của các anh cán bộ trại giam.
Mọi người ra về trong lòng thật nhiều niềm vui… Hình ảnh bác Nguyễn Tường Thụy và một bác cũng lớn đã khóc khi nói chuyện với bé Uyên làm cho buổi gặp hôm nay thêm đẹp đẻ và tình người”.



(Phải qua) Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Tường Thụy đang nói chuyện với ông Linh, bố của sv Phương Uyên



Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người đoại giản Công dân mạng của Phóng Viên Không Biên Giới 2013, cùng các blogger dùng cơm trưa tại siêu thị trung tâm thị xã Long An.

Anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân, vừa từ Nghệ An vào Sài Gòn đã kịplên xe đi Long An với mọi người thăm nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên. Anh nói: “Đi thăm Phương Uyên để động viên tinh thần em và gia đình, không ngờ khi gặp em thì mình được động viên tinh thần nhiều hơn. Liệu có quá không khi mình nói rằng đất nước này cả thế kỷ giờ mới có được con người như em!”
Theo nhận xét của nhiều người, công an nhà tù Long Anlà tương đối thực thi đúng pjháp luật nhất, so với các nhà tù ở Nghệ An, Thánh Hóa, Hà Nội và Thái Nguyên. Thậm chí có người cho rằng, một nhà tù tỉnh lẽ, mà nhân viên quản giáo còn biết cách đối nhân xử thế hơn cả nhà tù của thành phố Sài Gòn ở Phan Đăng Lưu và Chí Hòa.
Về Đinh Nguyên Kha, cô Như, chị lớn của Đinh Nguyên Kha cho biết: “Đúng 3 tháng kể từ phiên toà xử phúc thẩm mình đã được gặp Nguyên Kha em trai mình, nghe những lời em nói mà tim mình nhói đau ‘Núm [tên gọi của Nguyên Kha khi ở với gia đình] và anh ba đều ở trong nầy chị hai có lo nỗi cho gia đình mình không? Án thì đã có rồi, Núm sợ hai không đủ tiền thuê luật sư phải đi vay mượn nền đã làm đon yêu cầu không cần luật sư để giảm bớt gánh nặng cho hai. Núm muốn được ra sớm để phụ hai lo cho ba mẹ’ tội cho em tôi quá!”
Mọi người Bắc Trung Nam đứng trong sân nhà tù đông vui, như thể khách mời của công an tỉnh Long An đến dự lễ khánh thành khu trại giam mới vậy.
Peter Lâm Bùi sau khi gặp Phương Uyên đã nói: “Không biết trước giờ đã có chưa, nhưng có lẽ đây là lần đầu (theo suy nghĩ của Peter Lam Bui). Một tù nhân lương tâm đang trong thời kỳ chịu án nhìn thấy áo ủng hộ cho mình có hình của mình ngay trong trại giam. Nhìn thấy em cười mà mình cũng vui. Và nếu đúng như vậy thì người đầu tiên đó là em Nguyễn Phương Uyên. Sau khi nói chuyện với em xong mình đứng dậy giang hai tay như hình trên và vỗ lên ngực để biểu thị cho em hiểu mình rất yêu quý em. Em đáp lại bằng nụ cười rất tươi”.


Peter Lâm Bùi chỉ cho Phương Uyên thấy hình của em trên ngực anh và những người yêu mến em.

Một điều có thể làm cho nhiều người ủng hộ Đinh Nguyên Kha thất vọng là do em đã nghe theo công an không nhận luật sư bào chữa nữa, để được giảm án, nhưngvới cuộc gặp sáng nay, mọi người biết rằng, con đường của những sinh viên trẻ yêu nước này không có gì đảo ngược, dù bất cứ tình huống nào xảy ra.
Quốc Anh nói: “Ngày mai 16.08, là ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm tại Long An, chúng ta sẽ không dừng lại ở lời cầu nguyện cho 2 bạn, sẽ không dừng lại ở sự mong chờ và hy vọng điều tốt đẹp sẽ tới. Nhưng sẽ đến phiên tòa để cùng đỡ nâng tinh thần, cùng lắng nghe một nhịp đập của lòng yêu nước và cùng đau với nỗi đau không được thể hiện tình yêu đó. Đến để tri ân đồng thời chứng tỏ rằng dù ta không được vào tham dự phiên tòa nhưng những người như Uyên – Kha sẽ luôn không cô đơn trên con đường mà các bạn đã chọn và đã đi thay cho chúng ta”.
PV. VRNs

ẢNH ĐỘC: Khi dân thủ đô thành... "ngư phủ" ngụp bắt cá trong bão


Dân Việt - Người dân thủ đô lại được "đánh bắt" cá ngay trên đường khi nhiều khu dân cư, tuyến phố chìm trong "biển nước" sau trận mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 6.











518 doanh nghiệp FDI “vắng chủ”



Dân Việt - Bộ KHĐT cho biết, tính đến hết ngày 31.5.2013, trên cả nước có 518 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) “vắng chủ”, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 903,11 triệu USD.

Các doanh nghiệp này không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký, chủ đầu tư bỏ
 về nước hoặc không thể liên lạc được gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như: Quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, ăn uống, nhà hàng... 

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, không trả được lương cho người lao động, không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và thanh toán các khoản nợ của đối tác, khách hàng nên buộc phải đóng cửa, ngừng kinh doanh. Mặt khác, do thủ tục chấm dứt hoạt động, thanh lý và giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thường mất thời gian, tốn chi phí nên nhiều nhà đầu tư đã bỏ về nước, không thực hiện các thủ tục để chấm dứt các hoạt động.

Theo Bộ KHĐT, việc chủ doanh nghiệp bỏ về nước đã gây ra tác động khác nhau về kinh tế - xã hội, trật tự quản lý nhà nước và môi trường như: Người lao động bị mất việc làm, bị nợ lương và các chế độ theo quy định; Nhà nước bị thất thu ngân sách do không thu được thuế còn nợ đọng, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ tài chính khác. Ngoài ra, các dự án đóng cửa gây lãng phí tài nguyên đất đai...

Mai Nguyễn

Mỹ vẫn đánh thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam



Dân Việt - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết cuối về mức đánh thuế sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam và 4 quốc gia khác nhập khẩu vào Mỹ trong vụ kiện chống trợ cấp các sản phẩm này. Mức thuế với tôm Việt Nam cao nhất là 7,88%.

Phán quyết này đã không như kỳ vọng của các doanh nghiệp (DN) khi phản hồi phán quyết sơ bộ của DOC đưa ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, rằng mức thuế chính xác trong vụ kiện này đối với tôm Việt Nam phải là 0%.

Mức thuế giảm hơn trước

Theo phán quyết cuối cùng của DOC, cả hai bị đơn chính thức trong vụ kiện chống trợ cấp lần này gồm Công ty Minh Quý (công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, Cà Mau) và Công ty Nha Trang Seafoods đều bị áp thuế ở mức cao.
Mức thuế chống bán phá giá ở mức cao sẽ khiến tôm Việt Nam thiếu sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ (ảnh minh hoạ).
Mức thuế chống bán phá giá ở mức cao sẽ khiến tôm Việt Nam thiếu sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ (ảnh minh hoạ).

Cụ thể, mức thuế dành cho các sản phẩm của Nha Trang Seafoods đã giảm mạnh, chỉ còn 1,15% so với mức 7,05% trong phán quyết sơ bộ. Trong khi đó, Công ty Minh Quý bị áp mức thuế 7,88%, tăng so với mức 5,08% trong phán quyết sơ bộ. Mức thuế chung cho tất cả các công ty khác của Việt Nam được điều chỉnh giảm từ 6,07% xuống còn 4,52%.

Như vậy, mức thuế mà DOC đưa ra trong phán quyết cuối cùng lần này nhìn chung đã giảm hơn so với mức được đưa ra trong phán quyết sơ bộ hồi cuối tháng 5.2013.

Cũng trong phán quyết cuối cùng này của DOC, Indonesia và Thái Lan được miễn thuế. Ngược lại, mức thuế suất chống trợ cấp sản phẩm tôm đông lạnh đánh vào các bị đơn còn lại trong vụ kiện này cũng rất cao. Mặc dầu vậy, phán quyết của DOC sẽ còn phải phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).

Tiếp tục phản đối DOC

Dù mức thuế dành cho sản phẩm tôm đông lạnh Việt Nam đã giảm hơn trước, tuy nhiên, theo các DN chế biến, xuất khẩu trong nước, đây vẫn là mức thuế áp đặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến -Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho rằng, quyết định áp thuế chống trợ cấp là một sự áp đặt bất công với các DN chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các DN đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận bất kỳ trợ cấp nào của Nhà nước trong nhiều năm qua.
"Người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp, phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu, trong khi hiện nay tôm nhập chiếm trên 90% tổng nguồn cung tôm cho thị trường này”.
Ông Trương Đình Hòe

Ông Hòe cho rằng, cùng với thuế chống bán phá giá, việc sản phẩm tôm Việt Nam phải gánh 2 loại thuế khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, công nhân đang hoạt động trong ngành nuôi, chế biến tôm tại Việt Nam.

Là DN phải chịu mức thuế 4,52%, ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho rằng, việc DOC nói ngành nuôi trồng, chế biến tôm nước này bị thiệt hại do tôm nhập khẩu là không thỏa đáng. Vì năm 2012, ngành tôm nội địa Mỹ đã có sự tăng trưởng đáng kể về cả sản lượng và giá cả.
Hơn nữa, DN Việt Nam cũng không bán phá giá tôm vào thị trường này, hiện tại, giá tôm vào Mỹ đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Ông Lĩnh cũng cho rằng, mức thuế này một lần nữa khiến DN Việt Nam thêm “bầm giập”, làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam tại Mỹ, cụ thể là với Indonesia và Thái Lan (đây là 2 nước đứng đầu trong việc xuất khẩu tôm vào Mỹ).

Theo ông Hòe, VASEP phản đối phán quyết trên của DOC, đồng thời đề nghị ITC xem xét công tâm để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này.

CSGT không được mang quá 100.000 đồng khi tuần tra !!



Quy định trên được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm, xây dựng tư thế, tác phong vì nhân dân phục vụ của lực lượng CSGT tỉnh Kon Tum.

Để thực hiện cuộc vận động "Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, xây dựng tư thế, tác phong vì nhân dân phục vụ" của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 1036 với nội dung "Nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng tư thế, tác phong vì nhân dân phục vụ của cán bộ, chiến sỹ CSGT".

CSGT không được mang quá 100.000 đồng khi tuần tra_vovgiaothong
CSGT không được mang quá 100.000 đồng khi tuần tra (Ảnh minh họa)
Theo đó, lực lượng CSGT tỉnh Kon Tum đã đề ra các biện pháp hưởng ứng cuộc vận động với mục tiêu chấm dứt tình trạng vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, về sớm, ăn sáng, uống cà phê trong giờ làm việc. Đồng thời, nghiêm cấm cán bộ chiến sỹ uống ruợu bia, hút thuốc khi mặc sắc phục và uống ruợu, bia trước, trong khi thi hành công vụ; cấm sử dụng điện thoại di động khi đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.

Ngoài ra, một nội dung đáng chú ý khác đó là cảnh sát giao thông Kon Tum khi tuần tra kiểm soát trên đường không được mang theo trong người quá 100.000 đồng.

Đại tá Từ Lam, Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Kon Tum, cho biết để thực hiện nghiêm nội dung này, Công an tỉnh thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm.

Trước đó, vào cuối năm 2011, Công an TP.HCM cũng đưa ra quy định tương tự và đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận, đó là các chiến sĩ CSGT không được mang quá 100.000 đồng khi làm nhiệm vụ. Quy định này được xác định áp dụng riêng cho lực lượng CSGT (PC67) nhằm kiểm soát và chống tiêu cực.

Gần đây nhất, vào tháng 4 vừa qua, Công an Hậu Giang đã đưa ra qui định cấm các cán bộ, chiến sĩ CSGT sử dụng điện thoại di động khi tuần tra, kiểm soát giao thông. Theo đó, từ ngày 10.4, lực lượng CSGT công an Hậu Giang khi làm nhiệm vụ không được sử dụng, không được nghe điện thoại di động của bất kỳ cá nhân nào can thiệp trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông. Qui định trên được đưa ra nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của CSGT cũng như phòng ngừa tiêu cực.

Theo Danviet

Lời kể của 4 thuyền viên sống như nô lệ trên tàu cá Đài Loan



Dân Việt - Ngồi ngay ở chính ngôi nhà của mình, họ vẫn còn bàng hoàng về những ngày tháng sống như như nô lệ, phải làm việc cực nhọc, bị hành hạ đánh đập thường xuyên, thậm chí đang ngủ còn bị cai tàu "tè" vào mặt...

4 thuyền viên phải trốn khỏi tàu cá Hsieh Ta của Đài Loan (Trung Quốc) ở vùng biển của Pháp hiện nay đã về đến quê nhà, nhưng trong họ vẫn còn nguyên nỗi bàng hoàng qua những lời kể...
Bị đánh đập thường xuyên
Tại nhà của thuyền viên Trần Văn Dũng (SN 1994) ở xóm 5, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) rất đông bà con, làng trên xóm dưới đến hỏi thăm. Bà Đậu Thị Ngọc (mẹ Dũng) luôn ngồi bên cạnh cầm lấy tay con như sợ Dũng sẽ đi biền biệt như thời gian vừa qua. Bà nói: "Giờ có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đói khổ, mẹ con có nhau, còn hơn là đi xa, bị đánh đập đối xử như vậy. 
Mấy ngày qua, nhiều thông tin đến với gia đình, nào Dũng bị đánh đập thậm tệ, nào nó nhảy xuống biển trốn bị cá mập ăn thịt, làm gia đình tui hoang mang lo lắng, như ngồi trên đống lửa. Nhưng lúc 1h sáng 15.8 nó bỗng dưng mở cửa gọi bố mẹ ơi. Tui mở cửa thấy nó, cứ tưởng mình nằm mơ. Thế rồi mẹ con ôm nhau khóc vì mừng. Nay tui không cho nó đi mô nữa hết."
Thuyền viên Trần Văn Dũng

Khuôn mặt Dũng vẫn còn mệt mỏi sau chuyến hành trình từ Pháp về Việt Nam. Dũng kể rằng được một người tên Đồng ở xóm 10 môi giới cho đi sang Đài Loan vào ngày 20.12.2012. Sang đó Dũng được đưa lên tàu cá Hsieh Ta.

Sắc mặt Dũng bỗng thay đổi, như bị dị ứng khi nhắc đến tên con tàu này: " Trên tàu đó có cả thảy 23 thuyền viên gồm: 10 người Việt Nam, 8 người Indonesia, 2 người Myanma, Philipin 3 người. Công việc của em là phụ lái tàu, đánh câu và bắt câu.
Hỏi về việc có một số thông tin cho rằng 4 thuyền viên bỏ trốn là muốn đến Tahiti làm việc khác, thì cả 4 thuyền viên đều phủ nhận điều này. "Bọn em bị đối xử thậm tế quá mới bỏ trốn chứ bọn em không biết Tahiti là ở nước nào và ở đó ra làm sao cả. Bọn em muốn về nhà chứ không phải trốn để kiếm việc làm", thuyền viên Hoàng Văn Hậu khẳng định.
Em không thể ngờ được, làm việc trên tàu này lại vất vả cực nhọc đến vậy. Bọn em làm liên tục, mỗi ngày đêm chỉ được ngủ có 6 tiếng. Nhưng ngủ gục là bị cai tàu đánh liền, họ toàn dùng cờ lê, mỏ lết và búa để đánh.
Họ luôn nhằm đầu để đánh, em cũng bị họ đánh đập thường xuyên".
Hỏi Dũng, làm gì mà bị họ đánh. Dũng buồn bã lắc đầu: "Không có chuyện gì họ cũng đánh. Thậm chí thuyền viên đang ngủ cũng bị họ "tè" vào mặt, vào người. 4 cai tàu hay đánh người nhất là tên máy trưởng Ta Sơ (60 tuổi ), tên Thuyền trưởng Xoắn Giảng (SN1963) và 2 cai tàu người Trung Quốc.
Là con người cả nhưng không biết sao họ đối xử quá tàn nhẫn đối với bọn em chẳng khác gì nô lệ". Dũng kể mà khuôn mặt vẫn còn nét bàng hoàng đau đớn bởi những trận đòn oan.
Thuyền viên Hoàng Văn Hậu quê ở bản Hạnh Tiến, huyện Quỳ Châu cũng về đến nhà vào lúc 10h sáng nay (15.8). Kể về việc bị hành hạ, đánh đập, trên tàu cá Hsieh Ta, Hậu bức xúc: " Bọn em làm trên tàu đó bị đánh đập thường xuyên, em có lần bị đánh vào đầu bằng búa ngất xỉu, có lần còn bị túm tóc đập vào thành tàu, máu ra nhiều và ngất. Bức xúc và căm giận nhưng bọn em không thể chống đối được.Vả lại, nhà nghèo, vay mượn để đi, phải chịu nhục, chịu đòn để làm cho ở nhà vợ con bớt khổ."
Hoàng Văn Hậu thở dài: "Nhưng rồi cuối cùng bọn em cũng không chịu đựng được, nhiều lần bọn em đòi về nhưng họ không cho về. Vậy là 10 thuyền viên người Việt bọn em bàn chuyện nhảy tàu để trốn".
Khi tàu cá Hsieh Ta đến vùng biển Tahiti, cách đất liền khoảng 5 hải lý (khoảng 10 km) thì 4 thuyền viên: Trần Văn Dũng; Hoàng Văn Hậu, Lê Đình Anh, Nguyễn Văn Hùng ôm AQ (phao câu) nhảy xuống biển. 
"Lúc đó khoảng 9h sáng ngày 8.8, bốn đứa bọn em nhảy xuống biển trót lọt, còn 6 người chuẩn bị nhảy nhưng bị cai tàu khống chế không cho nhảy. Bọn em nương vào nhau, bơi lênh đênh trên biển khoảng gần 2 tiếng đồng hồ thì có ca nô của Cảnh sát Pháp đưa chúng em vào bờ.

Cảnh sát bên đó mua quần áo và đồ dùng cá nhân. Họ cho bọn em tắm rửa, ăn uống rồi mới thẩm vấn. Sau khi nghe bọn em trình bày sự việc, bị đối xử thậm tệ và mong muốn được về nhà, họ đã gọi điện cho các bên liên quan làm việc. 

Sau 2 ngày được ở khách sạn, được đối xử rất tử tế, cảnh sát đã mua vé máy bay cho 4 đứa bọn em về nước..."
Phản hồi từ các Công ty XKLĐ
Trên đường về, máy bay dừng lại ở Nhật Bản hơn 1 tiếng đồng hồ, sau đó đổi vé máy bay tiếp tục cuộc hành trình. Vào tối 12.8, bốn thuyền viên đã về đến Việt Nam nhưng chỉ có Công ty CP XKLĐ, thương mại và du lịch TTLC đến đón người của mình phái cử là Hoàng Văn Hậu và Lê Đình Anh. Trần Văn Dũng buồn bã: " Em trong túi chẳng có đồng tiền nào cả, may nhờ công ty của anh Lê Đình Anh bảo lãnh cho ăn ở mấy tiếng ở khách sạn sau đó cho tiền để em về nhà, còn công ty của em chẳng thấy ai cả".
Thuyền viên Trần Văn Dũng và mẹ, ngày vui đoàn tụ
Được biết, Dũng là con cả trong một gia đình ngư dân nghèo, sau Dũng còn 4 người em đang tuổi ăn học. Dũng học xong lớp 6 đành phải bỏ học theo cha ra biển mưu sinh. Khát khao được thoát nghèo nên khi được một người đàn ông tên Đồng đến bảo sẽ chạy cho Dũng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, gia đình đã chạy vạy vay mượn 20 triệu đồng cho Dũng đi.
Dũng đi sang Đài Loan từ đầu tháng 12 năm ngoái đến nay nhưng mới chỉ gửi về 38 triệu đồng (phải trả cho ông Đồng - người môi giới 10 triệu đồng) rồi bặt tăm, vô tín. Nguyên nhân Dũng và các thuyền viên không liên lạc được với gia đình là do cai tàu không cho gọi điện thoại và dùng điện thoại.
"Từ khi về nước đến nay, người đưa em đi là ông Đồng và công ty cũng không thấy liên lạc gì với em. Nhưng em không buồn. Thoát được kiếp nô lệ trên tàu đó là mừng rồi. Sắp tới đây em sẽ đi biển câu mực với bố và lấy vợ ", Dũng nói.
Còn Hoàng Văn Hậu và Lê Đình Anh cho biết, hiện nay, công ty mới cho tiền tàu xe đi về chứ chưa đề cập đến việc gì cả.
"Khi về, công ty đã giữ hộ chiếu của bọn em và hẹn 3 tháng sau sẽ giải quyết. Em đi sang đó theo hợp đồng là 400USD/ tháng. Tính là đã 8 tháng nhưng ở nhà chỉ mới nhận có 3 tháng lương (350USD/ tháng). Hiện nay em chờ công ty giải quyết xong mới có thể ổn định tìm việc làm khác", Hoàng Văn Hậu nói.

Bị thu đồ, cụ ông chui xuống nằm dưới gầm xe CSGT



Dân Việt - Do bức xúc trước việc xe đẩy đồ, bàn, ghế của con gái buôn bán ở vỉa hè bị Tổ kiểm tra liên ngành thu giữ không được lập biên bản, một cụ ông đã chui vào gầm xe cảnh sát giao thông nằm để phản đối.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng nay (15.8), tại ngã tư đường Hùng Vương - Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Do quá bức xúc việc xe đẩy đồ của con gái bị thu giữ không được lập biên bản, nên cụ Ninh chui vào gầm xe cảnh sát giao thông để phản đối.
Được biết, thực hiện theo kế hoạch số 58 ngày 4.5.2013 do ông Văn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ký về việc lập lại trật tự đô thị, kết hợp xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên tuyến đường Hùng Vương, từ đầu tuyến đường đến nút giao thông đường Trần Cao Vân, sáng nay Tổ kiểm tra liên ngành của TP Tam Kỳ, tổ chức đi thực thi nhiệm vụ và có mặt tại khu vực trên.
Tuy nhiên, khi vừa mới thu giữ chiếc xe đẩy, bàn, ghế của một người buôn bán trái phép trên vỉa hè thì lúc này, một cụ ông do quá bức xúc việc Tổ kiểm tra tịch thu đồ đạc không lập biên bản nên đã chui xuống gầm xe của Cảnh sát giao thông mang biển số 92E-1547 nằm để phản đối.
Có mặt tại ngã tư đường Hùng Vương - Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, theo quan sát của phóng viên Dân Việt, sự việc trên làm cho người dân hiếu kỳ tụ tập đến xem kín cả khu vực. Còn trong khi đó, lực lượng công an, cảnh sát giao thông và một số người dân cố tìm cách đưa ông cụ ra khỏi gầm xe của cảnh sát giao thông.
Được biết, cụ ông trên là Hà Văn Ninh (82 tuổi, trú khối phố 3, phường An Xuân, TP Tam Kỳ). Một số người dân tại khu vực xảy ra sự việc cho biết: “Sáng nay rất nhiều người dân đang ngồi ăn cháo vịt do con gái của cụ Ninh là chị Hà Thị Thúy Hằng buôn bán cháo vịt vỉa hè buổi sáng thì Tổ liên ngành của thành phố, trong đó có Đội quy tắc Tam Kỳ đến, không nói năng gì hết và ập vào tịch thu chiếc xe đẩy cháo, bàn, ghế của chị Hằng, không những thế họ còn nói sẽ tịch thu luôn hết xoong, nồi và xử phạt những ai buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
Khi họ vào tịch thu không hề lập biên bản hay thông báo cho người nhà được biết để họ dọn dẹp hàng. Do quá bức xúc nên cụ Ninh ở nhà chống gậy đi ra phản đối để đòi lại chiếc xe đẩy nồi cháo cho con gái, do Tổ liên ngành không chịu trả và không giải thích thỏa đáng nên cụ Ninh mới chui xuống gầm xe cảnh sát giao thông để phản đối”.
Ngoài ra, một số người dân khác còn bức xúc: Vì sao biết bao nhiêu quán cafe buôn bán lấn chiếm vỉa hè, dùng cả vỉa hè của người đi bộ để giữ xe cho khách mà Tổ liên ngành không tịch thu, xử phạt? Không những thế, khu vực vỉa hè đường đê Bạch Đằng (TP.Tam Kỳ) lại được tận dụng cho thuê để mở quán nhậu bán nhếch nhác, xe cộ đậu đỗ ngang ngược chiếm dụng cả lề đường của người đi bộ mà sao không hề bị xử lý?
Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên Dân Việt đã liên lạc với ông Phạm Văn Pháp - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu thêm về trường hợp của cụ Ninh. Ông Pháp bày tỏ: “Việc đó bình thường chứ có chi đâu, đơn giản thôi... Người vi phạm thì họ không nói chi, nhưng do ông này (cụ Ninh -PV) thấy người nhà bị thu đồ nên ổng mới bức xúc”.
Một số hình ảnh Dân Việt ghi được lúc xảy ra vụ việc:
Chiếc xe chở cháo, bàn, ghế của con gái cụ Ninh bị Tổ liên ngành thu giữ bỏ lên xe….
Cảnh sát và người nhà cố khuyên và tìm cách đưa cụ Ninh từ trong gầm xe ra ngoài
Sau khi đưa được cụ Ninh ra ngoài, xe cảnh sát giao thông chạy khỏi khu vực, nhưng cụ Ninh vẫn nằm ở ngoài đường để phản đối.
Cụ Ninh bên nồi cháo, xoong của con gái buôn bán ở vỉa hè bị Tổ liên ngành đến tịch thu
Rất nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập xem sự việc