THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 May 2013

Lăng Hồ Chủ Tịch-Nhìn từ khiá cạnh kinh tế học công cộng



hochiminh

Lăng Hồ Chủ Tịch – Đại diện cho phẩm giá cao đẹp của Người hay bản tính ích kỷ của dân Việt?

1.Quan điểm kinh tế học thuần túy.

Trước tiên hết, tôi xin đặt vấn đề này ra không nhằm mục đích chính trị, mà chỉ là một người nhìn Lăng Hồ Chủ Tịch qua lăng kính của kinh tế học thuần túy. Có những bạn ủng hộ việc duy trì lăng Bác vì tư tưởng chính trị hay vì bạn xem Lăng Hồ Chủ Tịch phản ánh tình cảm thiêng liêng của bạn dành cho cụ Hồ và cũng như có những bạn ủng hộ việc nên thiêu xác Bác và dùng khu đất đó vào mục đích kinh tế để đem lại sự thịnh vượng của quốc gia nói chung và cư dân Hà Thành nói riêng. Ở đây, tôi chỉ phân tích thuần tuý từ kinh tế học công cộng, không phản ảnh quan điểm chính trị lẫn tình cảm dành cho lãnh tụ, nên tôi trung lập hoàn toàn về khía cạnh này

2. Các dữ liệu căn bản phân tích kinh tế và nguyên tắc phân phối lợi tức quốc gia:

Với quan điểm pháp lí hiện hành tại VN :Đất đai là sở hữu toàn dân. nhà nước quản lí. Điều này có nghĩa là: Đất đai được đem bán hoặc cho thuê thì lợi tức từ các hoạt động này phải được phân phối lại cho các công dân là chủ sỡ hữu thực của đất đai. Như vậy, đất Hà Nội là thuộc sở hữu của nhân dân Hà Nội và vì thế khu vực Lăng Bác với diện tích 21.000 m2 thuộc sử hữu của công dân Hà Thành và mỗi người đều có quyền được hưởng lợi tức từ khai thác giá trị của mảnh đất công cộng này. Chúng ta có các dữ liệu kinh tế đưa vào tính toán như sau. Có thể sự chênh lệch số liệu không đáng kể, xin làm tròn để dễ tính toán, quan trọng là logic kinh tế học, chứ không phải độ chính xác của dữ liệu)
Diện tích Lăng Hồ Chủ Tịch : 21.000m2
Giá thuê đất trung bình : 21.000.000/m2/tháng = 1.000 USD/m2/tháng
Toàn bộ mặt bằng này có giá cho thuê với mức giá tương ứng là : 21.000*1.000usd=21.000.000 USD, Như thế, nếu đất này được cho thuê, thì mỗi năm sẽ thu về cho Ngân sách thành phố một khoản là 252.000.000 USD. Khi đã xem đất này là sở hữu của từng người dân Hà Nội tức là số tiền này sẽ được phân phối lại cho từng công dân. Chia số tiền lợi tức từ cho thuê đất công này cho dân số Hà Nội khoảng 4.500.000 người, ta được lợi tức phân phối cho mỗi công dân là :
252.000.000/4.500.000=56usd/người.
Nói khác đi, khu đất xây lăng Hồ Chủ Tịch nếu được đem cho thuê sẽ giúp tăng nhu nhập cho mỗi công dân Hà Nội là 56USD/năm. Bây giờ, nếu tất cả công dân Hà Nội đều có thể lựa chọn : Hoặc giữ lăng Hồ Chủ Tịch hoặc ngược lại nhận 56usd hàng năm từ tiền cho thuê đất. Xin lưu ý là giá thuê đất này chưa bao gồm chi phí duy trì Lăng hàng năm như :Chi phí bảo trì, ướp xác Hồ Chủ Tịch, chi phí nhân viên..v.v.

3. Nguyên tắc quản lí tài sản công – Giải pháp cân bằng


Giả sử rằng, nếu trưng cầu dân ý, và có 50% người dân đồng ý duy trì lăng và 50% không muốn tiếp tục duy trì lăng vì tốn kém và còn mất đi một phần lợi tức 56/người /năm (Bạn có thể ước lượng khác đi ví dụ : 40% – 60% hoặc 70%-30, vẫn không làm thay đổi logic). Như vậy có thể nào vì 50% chấp nhận duy trì lăng mà buộc 50% không chấp nhận phải duy trì ko? hay là vì 50% không chấp nhận mà hủy bỏ Lăng bất chấp nguyện vọng của 50% chấp nhận duy trì lăng không ?. Giải pháp nào là tối ưu nhất trong tình huống này để không ai bị thiệt ? May mắn thay, những phát triển mới nhất của kinh tế học công cộng áp dụng nguyên tắc :User – Payer (Ai sử dụng thì người đó trả tiền) giúp ta giải quyết như sau :
Nhóm dân muốn duy trì lăng , nếu áp đặt nguyện vọng của họ lên nhóm không muốn, hoá ra là họ đã tước đoạt mất phần lợi tức 56usd của nhóm không muốn. Đó là điều bất công theo đúng luật công bằng vì không có lí do gì phần đất đai họ có phần sở hữu lại bị tước đoạt bởi những người đồng sở hữu. Với nhóm này, chọn lựa 56usd sẽ cho họ một mức độ thỏa dụng (utility) cao hơn là dùng số tiền này để duy trì lăng. Nhưng nếu dẹp bỏ lăng thì hóa ra lại loại bỏ nguyện vọng của một nửa dân số muốn duy trì lăng. Tức là với nhóm người này, mức thỏa dụng mà Lăng bác mang lại cho họ cao hơn là mức thỏa dụng do 56usd mang lại.

Giải pháp cân bằng : Nhóm duy trì lăng trả phần lợi tức thuê đất cho nhóm không muốn duy trì lăng số tiền tương ứng là 56usd*2.250.000=126.000.000usd/ năm ngoài ra, nhóm này cũng chịu phần chi phí từ phát sinh do bảo trì lăng, ướp xác cụ Hồ, chí phí nhân viên.v.v. Và như thế nhóm giữ lăng vẫn giữ được Lăng, nhóm không muốn giữ lăng sẽ có 56usd tiền lợi tức từ phần quyền sở hữu công về khu đất xây lăng và điều này được gọi là cân bằng tối ưu. Điều khác biệt đó là nhóm giữ lăng không muốn trả 56usd cho nhóm ko muốn duy trì lăng mà muốn sử dụng mảnh đất công này một cách miễn phí. Nói khác đi họ là « kẻ đi xe không trả tiền » (Free Rider) trong kinh tế học công cộng.
Dĩ nhiên là nhóm không muốn duy trì lăng không có lí do gì để được thăm Lăng miễn phí vì họ không cùng gánh chịu với nhóm kia và họ cũng đã nhận 56usd. Vậy, mỗi lần nhóm này muốn vào thăm Lăng thì có thể buộc họ phải trả vé vào cửa như một chi phí cho việc hưởng lợi tức từ một tài sản công mà họ không tham gia hình thành nó.

4. Sự lựa chọn hợp lí của con người kinh tế.

Bạn chọn lựa duy trì lăng hay không ? : Có 3 trường hợp. Để phân tích đơn giản, giả sử giá vé vào lăng là 56us/lượt
  1. Bạn có nhu cầu thăm 1lượt /5 năm : Bạn sẽ chọn không duy trì lăng để nhận được (56usd*5)-56usd= 224usd lợi tức còn lại sau khi trả tiền vé
  2. Bạn có nhu cầu thăm 1lượt/năm : Bạn xem xem việc duy trì lăng hay không là như nhau vì : 56usd lợi tức nhận được hàng năm – 56usd tiền vé hàng năm =0.
  3. Bạn có nhu cầu thăm lăng 2 lượt /năm hoặc hơn nữa : Bạn sẽ chọn nhóm duy trì lăng vì 56usd lợi tức hàng năm – 56usd*2 lượt = -56usd. Nên tốt hơn là bạn duy trì lăng để được vào thăm miễn phí


Đi công viên, muốn miễn phí hãy mặc quần đùi !



-  Sau khi VietNamNet cho đăng ý kiến về việc Công viên Thống Nhất, Hà Nội xảy ra tình trạng “thu phí không vé”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc.

Thu phí dựa vào… trang phục?
Một bạn đọc bức xúc: “Tôi cũng rất bức xúc về công viên Thống Nhất này. Cuối tuần tôi thường cùng bố mẹ và các cháu vào đây chơi (nhà tôi gần nên chỉ đi bộ, không phải gửi xe). Ông bà thì đi thể dục, nên mặc đồ ở nhà, và không bị thu phí. Còn tôi thì mặc đồ tươm tất hơn và lần nào cũng bị thu phí, mặc dù là đi cùng nhau. Vậy chả nhẽ lại thu phí hay không chỉ dựa vào đồ mặc là ở nhà hay đồ ra phố?”
Tại sao các cơ quan chức năng không làm biển ghi rõ "Miễn phí khi vào công viên" để tất cả dân chúng đến chơi đều biết và không bị thu phí bất công như vậy. Thiết tưởng, công viên là nơi công cộng để mọi người thư giãn và nghỉ ngơi sau giờ những giờ căng thẳng thì lại mua thêm bực vào mình. Đã thu thì phải thu hết, kể cả người vào tập thể dục. Hoá ra mặc đẹp thì sẽ bị thu phí còn mặc quần đùi, áo may ô vào nơi công cộng thì không mất tiền!”, bạn đọc Thanh Trà cho hay.
Khi tôi mặc đồ thể thao đi chạy thể dục hàng ngày thì không ai hỏi vé. Nhưng khi tôi diện váy hay quần áo đẹp để đi dạo thì họ lại bắt mua vé nếu không sẽ không cho vào. Thử hỏi mỗi ngày (nhất là những ngày hè nóng nực) sẽ có bao nhiều người phải trả tiền vé trong khi hàng loạt người khác không phải trả tiền. Công bằng ở đâu?
Bởi thế, nên nhiều bạn đọc mạnh dạn đề xuất “mẹo” để không mất phí vào cửa: Bạn muốn đi chơi công viên Thống Nhất thì nên mặc quần đùi từ nhà đi, quần dài cho vào túi vào trong rồi mới mặc. Thế là không mất tiền đâu.
công viên, Thống Nhất, vé xe, phí
Mặc quần đùi, áo may ô vào nơi công viên thì không mất tiền...(ảnh VietNamNet)
Trả tiền để đi WC công cộng miễn phí
Bạn đọc Hồ Ngọc Bá bức xúc: “Tôi cũng rất bất bình nhưng nếu vì một vài chục ngàn mà gây gổ nơi công cộng thì cũng không hay. Cụ thể là tôi đưa con đi bộ trong công viên có mang theo xe máy mà nhân viên bán vé thu 13.000 đồng trong khi niêm yết giá là vé vào là: trẻ em 2.000 đồng, người lớn 4.000 đồng, trông xe máy 2.000 đồng . Tôi thắc mắc thì nhân viên cười khẩy…”
“Không chỉ vé vào cửa, mà các trò đu quay cũng không hề có vé. Tình trạng này diễn ra lâu rồi.”
Không những bảo vệ công viên thu phí vào công viên không có hóa đơn. Mà trong công viên sử dụng các dịch vụ trò chơi tiền thu đều cao hơn giá được in trên vé. Cụ thể, vé đi tầu hỏa trong công viên (1 vòng trên vé ghi 10.000 đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó có đóng thêm chữ số 25.000 đồng, và tiền thu của khách là 25.000 đồng/1 vé khi đi tàu trẻ em và người lớn giá vé như nhau). Vậy 15.000 đồng chênh lệch này ban quản lí công viên có biết?
“Mình cũng đến đây nhiều lần, trung bình một tháng cũng phải 1 - 2 lần, khi mình đi đến gồm 2 người và một xe máy, các nhân viên ở đây thu 12.000 đ, mà không có hóa đơn hay vé gì, chỉ có cái vé xe máy ghi giá 2.000 đồng. Đi vệ sinh ở đây mỗi lần mất 2.000 đồng, trong khi ở cửa nhà vệ sinh ghi rõ là nhà vệ sinh công cộng không thu phí.”, bạn đọc Đinh Sơn còn cho biết thêm.

Ban Bạn đọc

Hàng ngàn con cá chết sình bụng, phân hủy trôi nổi trên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM), mùi hôi thối bốc lên giữa trời nắng nóng.




Theo quan sát, cá chết tập trung nhiều nhất là đoạn cầu Hoàng Hoa Thám. Các loại cá như diêu hồng, chép, cá trê, rô phi… nổi trắng bụng, nhiều con bị phân hủy trôi dạt cùng rác, xác chuột. Một số người dùng vợt vớt, chỉ trong vòng chục phút vớt được gần 10kg cá các loại.

Nhiều người không dám đứng bên lan can kênh để hóng mát như ngày thường vì mùi hôi xông lên, nhất là khi trời nắng nóng.
Một số người dân hai bên bờ cho hay, thời gian gần đây nước bắt đầu ô nhiễm trở lại, rác và xác động vật trôi theo dòng nước. Những người thiếu ý thức vứt rác trực tiếp xuống kênh. Cùng với dòng nước bị ô nhiễm, trời nắng nóng bất thường mấy ngày nay cũng là nguyên nhân làm cá chết.
Khi hỏi các “cần thủ” đang thả câu trên kênh thì được biết, do ban đêm một số người dùng kích điện để bắt, nên cá chết nhiều. Một số em nhỏ còn dùng lưỡi câu móc được con rùa nhỏ bị đuối sức đang cố bơi vào bờ kênh.
Sáng 16/5, đoạn kênh từ cầu Thị Nghè đến cầu Nguyễn Hữu Cảnh (P.9, Q.Bình Thạnh) nhiều người ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh hàng ngàn con cá chép nổi trên mặt nước.
Cá chết nổi trắng bụng trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Xác cá, chuột và rác khiến mùi hôi thối xông lên, không ai dám đứng trên bờ kênh để hóng mát như ngày thường.
Nhiều người cho biết, sau một thời gian sạch sẽ, dòng nước trong xanh, hiện nay kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bắt đầu ô nhiễm trở lại. Đây có thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Một con rùa nhỏ được câu lên từ dòng kênh.
Nhiều người mang vợt ra vớt cá chết.

Lê Quân
Theo Infonet

Giá USD, vàng tăng

Ngày 17.5, giá vàng miếng SJC tăng 70.000 đồng/lượng so với ngày 16.5, giá mua - bán lên 40,7 - 40,9 triệu đồng/lượng. Giá mua vàng miếng tại ngân hàng Techcombank, DongABank, TienphongBank… từ 40,8 - 40,83 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới cùng ngày tăng nhẹ 3 USD/ounce, lên 1.376 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng thế giới 5,7 triệu đồng/lượng. Trong phiên đấu thầu vàng ngày 17.5, Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) chỉ bán được 8.000 lượng vàng trong tổng số 26.000 lượng vàng đấu thầu. 5 thành viên trúng thầu với mức giá 40,83 triệu đồng/lượng. Qua 19 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 477.000 lượng vàng.
Cùng ngày, giá bán USD trong hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 20 đồng/USD so với ngày 16.5. Giá bán USD tại Vietcombank, ACB, Eximbank... ở mức 21.020 đồng/USD.
T.Xuân