THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 June 2013

Kết quả giám định: "Cậu nhỏ" của hiệu trưởng vẫn nguyên vẹn

Để chứng minh mình trong sạch, sáng 5.6, ông Nguyễn Tấn Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu (Quảng Nam) đã đến Trung tâm Pháp y tỉnh giám định theo giới thiệu của Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức.

Như chúng tôi đã đưa về tin đồn ông Nguyễn Tấn Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu (TT Tân An, H. Hiệp Đức, Quảng Nam) có quan hệ bất chính với cô Lê Thị Tâm (Hiệu phó cùng trường) bị bắt và bị cắt "của quý". Để chứng minh mình trong sạch, sáng 5.6, ông Nguyễn Tấn Hường đã đến Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam để giám định theo giới thiệu của Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức.
Ông Nguyễn Tấn Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu
Xung quanh tin đồn cho rằng ông Nguyễn Tấn Hường quan hệ bất chính với cô Lê Thị Tâm bị chồng cô Tâm bắt quả tang và bị cắt dương vật xôn xao dư luận trong thời gian qua, để minh oan cho mình, ông Hường đã xin giấy giám định thương tật của CAH Hiệp Đức, tuy nhiên tại thời điểm này, lãnh đạo CAH Hiệp Đức không đồng ý.

"Ngày 31.5, tôi đến CAH Hiệp Đức xin giấy đi giám định thương tật chỗ hiểm để làm sáng tỏ tin đồn, nhưng ông Lê Trung Hoàng - Trưởng CAH Hiệp Đức không đồng ý. Không còn cách nào khác, tôi phải "cầu cứu" Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức là ông Đào Bội Thuyên để giúp đỡ việc giám định minh oan cho mình và minh oan cho những người liên quan đến tin đồn" - ông Hường cho biết.
Trước yêu cầu của ông Hường, sáng 5.6, ông Đào Bội Thuyên, Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức đã ký giấy giới thiệu cho ông Hường xuống Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam giám định kiểm tra tình trạng sức khỏe "cậu nhỏ".

Ngay sáng cùng ngày, ông Hường đã tới Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam (P. An Phú, TP Tam Kỳ). Tại đây, sau khi nộp giấy giới thiệu, ông Hường được cán bộ, bác sĩ Trung tâm Pháp y tỉnh đưa vào phòng khám kín để giám định. Sau hơn 30 phút trong phòng khám, ông Hường ra ngoài và ngồi đợt kết quả. Theo quan sát của P.V, lúc này tâm trạng ông Hường rất thoải mái, nói chuyện vui vẻ. Ông Hường cho biết: "Các bác sĩ đã khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân và kiểm tra chỗ hiểm. Ngoài ra, bác sĩ còn chụp ảnh đầy đủ để lưu vào hồ sơ khám bệnh".

Sau khi nhận được kết quả giám định (ảnh nhỏ), ông Hường rời khỏi Trung tâm Pháp y Quảng Nam.
Ngồi đợi đến 10 giờ 30 cùng ngày, ông Hường được bác sĩ gọi vào đưa cho chiếc phong bì đựng kết quả giám định có đóng dấu đỏ niêm phong mặt trước và mặt sau của Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam gửi cho UBND H. Hiệp Đức.

Cầm chiếc phong bì đựng kết quả giám định được niêm phong, ông Hường giải thích: "Vì Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức giới thiệu đi giám định nên phải mang về giao tận tay cho đồng chí ấy chứ tôi không tự ý mở niêm phong xem kết quả được.

Chủ tịch UBND huyện nói đem kết quả về để họp các ban, ngành liên quan công bố công khai". Ông Hường tâm sự thêm: "Khi xuất hiện tin đồn này, ba tôi đang sống ở H. Quế Sơn cũng điện bảo tôi về nhà gấp để hỏi chuyện như tin đồn không. Tôi khẳng định không có nên ông yên tâm".

Trao đổi với P.V trưa cùng ngày, ông Trần Dương Thuận, Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam cho biết: "Sáng nay, ông Nguyễn Tấn Hường đưa giấy giới thiệu do Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức giới thiệu xuống Trung tâm Pháp y tỉnh để giám định. Đây là trường hợp giám định kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân, trong đó chính là giám định dương vật". Vì nơi giới thiệu cử đi giám định là UBND H. Hiệp Đức nên kết quả được niêm phong gửi đúng về địa chỉ nơi giới thiệu. Kết quả giám định do đơn vị cử đi giám định công bố".

Được biết, với kết quả giám định của Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam, hôm nay (6.6), tại UBND H. Hiệp Đức diễn ra buổi họp công bố kết quả giám định của ông Nguyễn Tấn Hường. Nhưng từ trước khi kết quả giám định “cậu nhỏ” của thầy Hường đang niêm phong và chưa công bố, nhiều nguồn tin từ các cơ quan tham gia giám định và có chức năng xử lý đã khẳng định: “cậu nhỏ” của thầy H. vẫn còn nguyên vẹn không hề sứt mẻ hay dấu vết trầy xước nào như tin đồn ác ý trong thời gian vừa qua.

Trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức - ông Đào Bội Thuyên, ông Thuyên khẳng định đã nhận được kết quả giám định sức khỏe “cậu nhỏ” của Trung tâm pháp y Quảng Nam vào sáng 6.6 và đã mở niêm phong. Theo đó, kết quả giám định pháp y khẳng định “cậu nhỏ” của thầy Hường vẫn còn nguyên vẹn. Ngày 7.6 ông Thuyên sẽ dự cuộc họp tại phòng giáo dục huyện và sẽ phát biểu và công bố kết quả giám định này cho phòng giáo dục biết.

Ông Thuyên cũng khẳng định đây là tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục huyện nói chung và bản thân thầy Hường nói riêng. Trong những ngày tới đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ tin đồn thất thiệt này xuất phát từ đâu và với mục đích gì để xử lý, ông Thuyên nói.
Theo CAĐN, VietNamNet

Nói tục nơi công cộng... bị phạt 200.000 đồng





Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy...

Chửi thề, nói tục nơi cộng cộng có thể bị phạt

Đáng chú ý, Dự thảo quy định, sẽ phạt 100.000 đến 200.000 đồng với người có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.

Một số hành vi cũng bị phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng gồm: Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung; Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng.

Cũng theo dự thảo, hành vi không mang theo chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trong quy định xử phạt về tệ nạn xã hội, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng.

Theo quy định trước đây, hầu hết những hành vi vi phạm nói trên đều bị phạt từ 60.000 đến 100.000 đồng. Tuy nhiên dự thảo mới mức phạt đã tăng lên gần như gấp đôi.

Nếu được Chính phủ phê duyệt, những quy định này sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm nay.
MCS

Bị cưỡng chế, đốt nhà, chôn gas chờ nổ

Lúc 8 giờ 10 ngày 5/6, trong quá trình cưỡng chế các hộ dân nằm trong diện giải tỏa thực hiện dự án hương lộ 2 và dự án cầu Cây Ngã tại xã Long Hưng, lực lượng cưỡng chế TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ngăn chặn kịp thời hành vi cực kỳ nguy hiểm.

Khi lực lượng cưỡng chế tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với hộ ông Nguyễn Văn Ba, thì lửa phát ra từ ngôi nhà này. Do căn nhà được dựng tạm và lợp lá nên ngọn lửa nhanh chóng bốc dữ dội. Nhưng trong chốc lát, ngọn lửa được khống chế do lực lượng chữa cháy đã được chuẩn bị tại chỗ trước đó.

Công an khám nghiệm hiện trường, phát hiện xăng và bình gas
Công an khám nghiệm hiện trường, phát hiện xăng và bình gas

Khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 1 can loại 5 lít có chứa xăng được cất giấu ở khu nhà bếp và 1 bình gas loại 12kg chôn dưới lòng đất, cách nhà khoảng 4m. Bình gas được nối ống dẫn gas bằng nhựa dài 7,2m chôn ngầm dưới lòng đất đến điểm cháy.

Theo lực lượng chức năng, bình gas sẽ gây ra hậu quả khôn lường nếu bị phát nổ. Bước đầu ông Nguyễn Văn Ba khai nhận vụ cháy do ông tự đốt. Được biết, đây là căn nhà do ông Ba tái lấn chiếm, mới dựng lên sau khi đã bị cưỡng chế cuối năm 2012.

Theo Khắc Thiết Báo Đồng Nai

Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa - Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời về VN

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.

Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời về VN
Những tài liệu tối mật do Wilikeaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.
(Chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileaks: Julian Assange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)
Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu, bây giờ Wikileaks xác nhận thì có đến hơn 90% là đúng sự thật.
Đây quả là 1 tin buồn cho đất nước, dân tộc Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến, nay đã được đảng Cộng Sản bán sĩ cho Trung Cộng với cái giá không thể rẽ hơn: FREE ...Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây:
Giao Hoàng Sa Trường Sa cho TC Giao Tây Nguyên cho TC
Cắt thêm đất biên giới cho TC
Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho TC
Cho dân TC ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
Luật lệ VN không dám đụng đến dân TC đang sống ở VN
Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 với TC.
In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN.
Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ TC có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) .....
· ....
tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.
Xin quý vị đọc và phổ biến cho mọi thân hữu.
DL
ĐÂY LÀ BẰNG CHỨNG BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG CSVN DO WIKILEAKS TIẾT LỘ.TIN NẦY ĐÃ ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU LẦN, LẠY TRỜI VIỆC NẦY SẼ KHÔNG LÀ CHUYỆN THẬTNẾU CÓ MỘT NGÀY...THẾ-GIỚI NẦY KHÔNG CÒN VIỆT-NAM ???
Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng?
Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Thôi rồi ! .... Thế là xong ...

Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao) xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp - Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.

Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa



Hải chiến Hoàng Sa

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.

Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng

Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến. Với lực lượng như thế, Quân Lực VNCH không thể huy động để chống lại được quân Trung Quốc trên biển hay sao?

Sở dĩ QL/VNCH không thể chống lại Trung Quốc vì các lý do sau đây:

1. Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn Quân Lực VNCH về cả hải quân lẫn không quân. Trong trận Hoàng Sa, lực lượng hai bên chênh lệch một cách rõ rệt: Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281 và 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 27 và 274 và 4 phi tiển đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.

2. Trung Quốc đã huy động cả hải lục không quân để áp đảo, trong khi VNCH không thể huy động không quân vì Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ (chúng tôi sẽ nói sau).

3. Vì quyết chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc đã hoạch định một kế hoạch hành quân chu đáo: khi lâm trận, họ đã áp dụng chiến thuật “cài răng lược” khiến HQ/VNCH không thể xoay trở được khiến bị trúng kế địch.

Tuy các chiến hạm Trung Quốc chỉ trang bị đại bác 100 ly (3.9 in.) hay đại bác 85 ly (3.5 in), còn chiến hạm HQ 16 của VNCH có đại bác 127 và HQ 10 có đại bác 76,2, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật bám sát các chiến hạm của VNCH trong khoảng cách gần, nên đại bác của HQ/VNCH không sử dụng được.

Cho dù cuộc chiến xảy ra ở tầm xa, HQ/VNCH cũng không thể thắng được vì khi thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh theo đúng lịch trình của kế hoạch “Accelerated Turnover to the Vietnamese” (ACTOV), Hoa Kỳ có giao cho VNCH một số chiến hạm nhưng họ đã gỡ đi các giàn phóng phi đạn được trang bị trên đó, trong khi nhiều chiến hạm Trung Quớc có trang bị giàn phóng phi đạn và được không quân yểm trợ.

Tóm lược các diễn biến

Các bài viết về trận đánh Hoàng Sa có quá nhiều với những cách nhìn khác nhau, chúng tôi chỉ xin ghi lại các nét chính.

Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh hải quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, kể lại rằng ngày 15/1/1974, trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott, thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Ðà Nẵng, cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.

Ngày 17-1, chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải VNCH. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18-1, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.

Lúc 10 giờ ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được tùy viên quân sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.

Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, thiếu tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.

Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.

Tuần dương hạm HQ 16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Ðà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.

Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.

Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận.

Mỹ từ chối yểm trợ

Có một điều quan trọng mà phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại không biết đến, đó là Hoa Kỳ đã từ chối yểm trợ VNCH trong trận chiến Hoàng Sa.

Ngày 18/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi đại tá Kussan, tùy viên quân sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của Việt Nam khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không ? Phó đề đốc Thủy cho biết Ðà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý, do đó, phi cơ chiến đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về, nếu phải mang theo hai bình xăng thì không thể tác chiến được.

Sau khi trao đổi với Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, đại tá Kussan đã trả lời cho phó đề đốc Diệp Quang Thủy như sau: Các chiến hạm Mỹ không thể tiếp tế cho Quân Lực VNCH vì hai lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, Hiệp Ðịnh Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều 4).

Lý do thứ hai, Luật War Power Act ngày 2/9/1973 cấm Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự ở Ðông Dương. Vì thế, các chiến hạm Hoa Kỳ không thể tiếp tế nhiên liệu cho các chiến đấu cơ VNCH được. Các chiến hạm Hoa Kỳ chỉ có thể cứu giúp quân đội VNCH khi bị các tai nạn mà thôi. Tuy nhiên, đó phải là các tai nạn bình thường, còn các tai nạn do chiến đấu, các chiến hạm Hoa Kỳ cũng không thể cứu giúp được.

Cần lưu ý, trong thời gian còn chiến tranh Việt Nam, Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (The US Military Assistance Command, Vietnam – MACV) là cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau Hiệp Ðịnh Paris, cơ quan này bị hủy bỏ và được thay thế bằng Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Defense Attach Office – DAO) kể từ ngày 28-1-1973, do đó không còn các cố vấn Mỹ nữa mà chỉ còn các tùy viên quân sự.

Quan điểm của Hoa Kỳ quá rõ

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, theo tài liệu Hoa Kỳ vừa công bố, trong hai cuộc họp do ngoại trưởng Kissinger chủ trì ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974, tức sau khi Hoàng Sa bị mất, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã được đưa ra bàn cãi. Nội dung tài liệu này đã được đài BBC trình bày ngày 3/10/2011, chúng tôi xin ghi lại những điểm quan trọng sau đây:

1. Về trận đánh Hoàng Sa

Ðô đốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?”.

Ðô đốc Moorer: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác cũng có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”.

Ðô đốc Moorer: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Ðó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm. Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó. Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui”.

2. Quan điểm của Hà Nội

Ngoại trưởng Kissinger: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”.

William Colby, giám đốc CIA: “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào”.

William Smyser, thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia: “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực”.

Ngoại trưởng Kissinger “Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?”.

Ðô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

William Colby: “Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó”.

Ông Clements, thứ tưởng quốc Phòng: “Ðừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Ðó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng”.

Ðô đốc Moorer: “Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Quốc kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy.

Sau đó, Ðô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: “Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực”.

3. Chuyện bảo vệ Phillippines

Trong một cuộc họp ngày 31/11/974 tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Kissinger được thông báo: “Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa.

“Ðài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy.

“Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ – Philippines có được áp dụng hay không nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công”.

Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.

Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: “Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn”.

Ngoại trưởng Kissinger kết luận: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Một vài nhận xét

Qua các sự kiện vừa được trình bày nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

1. Hoa Kỳ không muốn can dự vào các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Ðông vì sợ đụng chạm với Trung Quốc, nơi Hoa Kỳ có rất nhiều quyền lợi.

Mặc dầu trong chuyến viếng thăm Á Châu vừa qua, tổng thống Obama đã cho các quốc gia trong vùng hiểu rằng Mỹ sẽ “bao vây” Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, nhưng trong cuộc họp báo hôm 8/12/2011 tại Bắc Kinh, kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung, bà Michele Flournoy, thứ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ, khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự tại Á Châu không nhằm mục đích “ngăn chặn” Trung Quốc.

2. Giữa Philippines và Mỹ có hiệp ước ngày 30/8/1951 bảo vệ các hòn đảo, tàu thuyền và máy bay của Philippines trên Thái Bình Dương khi bị tấn công, nhưng khi có đụng độ, Philippines có thực sự được bảo vệ hay không là vấn đề khác. Ngoại trưởng Kissinger đã nói rất rõ: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Bản tin của đài VOA ngày 24/6/2011 cho biết trong cuộc họp ngày 23/6/2011, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, nói với ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines giữa lúc xảy ra vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Nhưng tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời giáo sư Pacifico Agabin, cựu khoa trưởng luật khoa của Ðại học Philippines, cho biết nội dung của bản hiệp ước ký năm 1951 ghi rõ Mỹ không tự động bảo vệ Philippines một khi có xung đột trên biển Ðông. Ðiều 4 của hiệp ước này quy định trong trường hợp xảy ra tấn công trên Thái Bình Dương, tổng thống Mỹ phải được sự chấp thuận của Quốc hội mới tiến hành điều quân.

3. Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Ðiều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa. Nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ và cuối cùng chơi trò “tháu cáy”, rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, để Mỹ hoảng sợ miền Nam mất, phải nhảy vào. Nhưng Mỹ đã không can thiệp khiến miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng, gây tang thương cho không biết bao người. Tôi ấy trời khó dung và đất khó tha.

4. Tất cả các sự kiện được trình bày nói trên cho thấy cả Việt Nam lẫn Philippines phải tự lo lấy thân phận mình, đứng trông chờ ở Mỹ.

Nguồn: Ethongluan.org

Hình của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha đã được hai vị Dân Biểu HK đưa ra


Hình của hai em Phương Nguyên và Nguyên Kha đã được hai vị Dân Biểu Chris Smith và Ed Royce đưa ra tại buổi điều trần chất vấn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam. CSVN phải bị đặt trở lại danh sách các nước Cần Quan Tâm.....
Hình của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha đã được hai vị Dân Biểu Chris Smith và Ed Royce đưa ra tại buổi điều trần chất vấn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam. CSVN phải bị đặt trở lại danh sách các nước Cần Quan Tâm.....

CSVN Gửi 22 sĩ quan cấp cao quân đội tập huấn tại Trung Quốc

Ngày 6/6, Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ sang Trung Quốc tham gia khóa học 15 ngày, trong khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Đoàn gồm 22 tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao là cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới.
Sáng 5/6, tại Đoàn 871, trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ thay mặt thủ trưởng Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ chính trị cao cấp sang học tập tại Học viện Chính trị Tây An, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Các đại biểu dự Lễ giao nhiệm vụ và thành viên Đoàn cán bộ chính trị đi học Trung Quốc. Ảnh: QĐND.
Các đại biểu dự Lễ giao nhiệm vụ và thành viên Đoàn cán bộ chính trị đi học Trung Quốc. Ảnh: QĐND.
Hằng năm, Bộ Quốc phòng cử hàng trăm cán bộ đến các nước để giao lưu, trao đổi, tập huấn, đào tạo nhằm tiếp thu những thành quả khoa học, kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức mới của các nước trên thế giới. Tiếp theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương, đây là đoàn cán bộ quân đội thứ 6 được cử sang tập huấn, học tập tại Trung Quốc kể từ năm 2009.
Trung tướng Nguyễn Văn Động yêu cầu tất cả cán bộ được cử đi học cần phải nghiêm túc quán triệt mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của khóa học. Ông nhấn mạnh: "Các cán bộ được cử đi học đợt này cần phải nghiên cứu sâu lý luận, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của bạn để về nước vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình. Từng thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập để đạt được kết quả tốt nhất".
Cục trưởng Động cũng lưu ý, trong quá trình học tập phải tôn trọng pháp luật của nước bạn, nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của cơ sở đào tạo, giữ vững tư thế, lễ tiết, tác phong, hình ảnh đẹp của cán bộ, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp phần thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước.
Theo chương trình khóa học, đoàn cán bộ chính trị cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nghiên cứu 10 chuyên đề về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Theo Quân đội Nhân dân

Hình Dân VN Cảnh Báo Công An VN Về Đồ Lót Cá Nhân !

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong những hành vi: Không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm đang hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, nơi đang làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé; Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.

Khung hình phạt từ 100.000 - 200.000 đồng còn áp dụng với trưởng hợp không mang theo chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân; Không xuất trình chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân.

Khổ thân tui khi đến chỗ đông người phải đeo tấm bảng này mong được miễn bị kéo quần kiểm tra! —https://www.facebook.com/photo.php?fbid=127609464111103&set=a.101924190012964.1073741825.100005861493170&type=1&theater

Dong Nhac TUOI TRE YEU NUOC San jose ngay 18 thang 5 nam 2013 Phan 2

Mảnh Ghép Cuối của Một Âm Mưu

Mảnh Ghép Cuối của Một Âm Mưu





Le Nguyen (Danlambao) - Chiến tranh lạnh chấm dứt, kho tài liệu bí mật của nhiều quốc gia mở cửa để cho những ai quan tâm muốn tìm hiểu sự thật lịch sử đến tham khảo và nhiều văn kiện lịch sử liên quan đến ông Hồ Chí Minh, đến đảng cộng sản Việt Nam đã được bạch hóa, chỉ ra Việt Nam Cộng Hòa với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ai mới đích thực là ngụy quyền, là tay sai bán nước?

Đến hôm nay sự thật đã phơi bày, nhiều người biết ông Hồ Chí Minh có trăm tên nghìn mặt, nhận tiền ngoại bang hoạt động tích cực cho cộng sản quốc tế đệ tam và sự thật về cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chống thực dân đế quốc, cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Thật ra rút gọn lại chỉ là ý chí “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của tên đồ tể Mao Trạch Đông cùng với hành động tự nguyện làm tay sai “ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” được phát ra từ mồm của ông tổng bí thư Lê Duẩn, đại diện tập đoàn tay sai bán nước, đảng cộng sản Việt Nam.

Sự thật lịch sử về bác đảng đã được phơi bày “lõa lồ” khó che đậy dưới thời đại kỹ thuật số nhưng bản chất bịp bợm dối trá thâm căn cố đế có nguồn gốc bác đảng vẫn tồn tại và di họa đáng sợ do bác đảng gây ra cho đất nước dân tộc Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn.

Một trong những di họa của bác đảng là chuỗi mật ước, hiệp ước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và di họa này chính là bức công hàm bán nước mờ mờ ảo ảo, nửa công khai nửa bí mật do ông Phạm Văn Đồng, cố thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ngày 14/09/1958 lên tiếng ủng hộ tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng ngày 04/09/1958 dưới sự chỉ đạo sâu sát của bác đảng

Ngay thời điểm công bố, không ai biết đó là công hàm bán nước, trừ những kẻ lãnh đạo chủ động thực hiện hành vi “làm ra, phát tán” bởi nội dung công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ nào liên quan đến Hoàng Sa, Trường sa là của Trung Cộng cả, công hàm chỉ lên tiếng ủng hộ chung chung về chủ quyền lãnh hải của nhà nước Trung Cộng.

Sự thật thì nhân dân Việt Nam, kể cả đảng viên trung, cao cấp của cộng đảng Việt nam cũng không hề biết cũng như không tiếp cận được với bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nghĩa là công hàm gián tiếp công nhận Hoàng Sa, Trường sa thuộc về Trung Cộng nhưng có mấy ai được hiểu, được biết sự thật về bức công hàm!...

Mãi cho đến giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh huynh đệ tương tàn, cộng sản quốc tế dốc toàn lực xe tăng, đại pháo...thúc đẩy tập đoàn lính đánh thuê cộng sản Bắc Việt đánh chiếm Miền Nam tự do thì gần 20 năm nằm mai phục, năm 1974 Trung Cộng ra tay, chúng xua tàu chiến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước sự im lặng đồng lõa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc.

Bị ngoại bang xâm phạm chủ quyền là vấn đề lớn của đất nước và để đối phó với sự trỗi dậy của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam bởi sự xâm lăng của Trung Cộng. Đảng cộng sản Việt Nam không dám khinh thường, chúng vận dụng tuyên giáo mở hết công suất loa đài tuyên truyền định hướng dư luận như “...Hoàng Sa là đảo chim ỉa không giá trị chi cả...nước bạn xã hội chủ nghĩa anh em đánh chiếm giữ hộ khi Việt Nam thống nhất, bạn sẽ trả lại cho ta...” và cho đến khi công hàm Phạm Văn Đồng bị lộ, bộ phận tuyên giáo vẫn chống chế ngụy biện rằng “...công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi đến nước bạn vì lý do hoàn cảnh...chứ đảng, nhà nước ta đâu có công nhận Hoàng, Trường Sa là của Trung Cộng...”

Mùa Xuân năm 1975, cộng sản Bắc Việt hoàn thành nhiệm vụ làm tay sai cộng sản quốc tế nhuộm đỏ Miền Nam cũng là lúc Trung Cộng lộ dần ý đồ lãnh thổ và lộ rõ tham vọng bá quyền Đại Hán. Chúng giật dây tay sai khờ me đỏ quấy phá biên giới Tây Nam, chủ động mở chiến tranh xâm lược đánh phá toàn tuyến biên giới phía Bắc và cho đến lúc toàn khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cả thành trì xã hội chủ nghĩa Liên Xô sụp đổ, cộng sản Việt Nam quay trở lại Thành Đô, Trung Quốc năm 1990, ký kết mật ước tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng.

Tiếp theo sau hội nghị Thành Đô là hiệp ước lãnh thổ năm 1999 giao đất biên giới Ải Nam Quan, nửa Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Lão Sơn... và hiệp ước lãnh hải năm 2000 mất hơn chục nghìn cây số vuông vịnh Bắc Bộ về tay Trung Cộng. Hành động bán nước rành rạnh không thể chối cãi của cộng đảng Việt Nam đã gặp sự phản ứng quyết liệt của những người Việt Nam yêu nước và để che dấu hành vi bán nước, đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền bịp bợm đổ cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá, nói xấu đảng nhà nước chứ “đảng ta” vì dân, vì nước... không hề bán nước cho Tàu!

Bên cạnh đó đảng chỉ đạo tay chân ra tay trấn áp những ai vạch trần bộ mặt thật của cái gọi là hiệp ước phân định biên giới. Mãi cho đến bây giờ cộng đảng Việt Nam không hề công khai trưng dẫn bản đồ biên giới lãnh thổ, lãnh hải mà hai đảng Việt – Trung đã thậm thụt ký kết với nhau và mọi người chỉ với con mắt thường vẫn thấy một phần đất đai, biển đảo của Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý...” đã thuộc về Trung Cộng?

Đứng nhìn những phần lãnh thổ mất dần vào tay giặc và đứng trước hành động hung hăng, ngang ngược đến độ man rợ rượt đuổi, bắt giữ, bắn giết ngư dân ta trên Biển Đông. Những người con yêu của tổ quốc đã không thể ngồi yên, khởi đầu từ một số ít lên tiếng cảnh giác âm mưu xâm lược trên các trang mạng lề dân đến số đông rầm rập xuống đường bày tỏ thái độ với kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc, chịu sự trù dập bắt bớ đánh đập dã man của côn an côn đồ cộng sản và tất cả đều không sờn lòng.

Từ những trải nghiệm thực tế đắng lòng đó giúp cho người dân dần nhận diện sự bạc nhược hèn kém, bán nước để giữ đảng, thà mất nước chứ không để mất đảng của cộng sản Việt Nam nên người dân yêu nước đã nhận ra sự thật để chuyển biến nhận thức. Từ nhắc nhở ôn hòa “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” như Luật Sư Lê Chí Quang của hơn thập kỷ trước, bước sang hành động quyết liệt, kiên quyết với cả ngoại xâm lẫn nội thù qua tư duy “...Tàu khựa cút khỏi Biển Đông... Đi chết đi đảng cộng sản Việt Nam bán nước...” như hai sinh viên Phương Uyên – Nguyên Kha.

Dưới sức ép ngày càng gia tăng của người dân yêu nước vượt qua sợ hãi lên tiếng đòi hỏi đảng cộng sản đưa ra những biện pháp cụ thể hiệu quả thích hợp đối với kẻ thù xâm lược bởi họa mất nước không còn là nguy cơ tiềm ẩn nữa mà nó đã diễn biến xấu đi theo từng ngày và đòi hỏi đảng cộng sản phải ngưng ngay hành động trấn áp nhân dân, ru ngủ nhân dân qua các luận điệu mỵ dân, diễn trò như “...để đảng nhà nước lo...Trung Quốc Không sợ các tờ truyền đơn...góp đá cho trường sa...xuống đường biểu tình chỉ làm cho tình hình phức tạp...yêu nước sao không tình nguyện ra giữ đảo?...”

Song song với lập luận tuyên truyền bịp bợm nhỏ lẻ vớ vẩn trẻ con của tuyên truyền viên, dư luận viên theo bài bản tuyên giáo để che dấu sự thật, lừa gạt nhân dân, là những phát ngôn của các ông lãnh đạo đảng, nhà nước được oang oang phát đi phát lại đến phát nhàm trên các phương tiện loa đài, trên các diễn đàn quốc gia lẫn quốc tế có cùng một nội dung có nhiều phần ngớ ngẩn đến độ buồn cười như bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng tại đối thoại Shangri - La ở Singapore vào ngày 31/05/2013 mới đây:


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: VGP.

“... Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện...

...Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác...

...Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực...

...Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC.

...Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982...” (1)

Chúng ta thấy toàn văn bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ có một ý “niềm tin chiến lược” được gọi là mới “lạ” đến độ kỳ cục! Sự thật thì khái niệm niềm tin chiến lược (strategy trust) là ý tưởng vay mượn của ông Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến Mỹ du vào tháng 02/2012 đã bị các còm sĩ bóc trần trên diễn đàn báo lề dân và đa phần nội dung của bài phát biểu liên quan đến chủ quyền biển đảo chỉ tập trung lại nội dung cũ rích những lời phát biểu của các lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản đã từng nói trước đây.

Thế nhưng, các ông bà kính đảng yêu bác Hồ cứ tin rằng những lời lu loa, giải quyết chủ quyền Biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên cơ sở UNCLOS (Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển năm 1982), DOC (Tuyên Bố Về Cách Ứng Xử trên Biển Đông), COC (Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông) là chiến lược khôn ngoan của lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam mà không nhận ra rằng UNCLOS (2), DOC (3), COC (4) là mảnh ghép cuối cùng của âm mưu cướp trắng Biển Đông có sự tiếp tay của ngụy quyền tay sai bán nước cộng sản Việt Nam!

Nói thẳng ra là đến nước nầy rồi thì luật pháp quốc tế UNCLOS, DOC, COC đã trở thành vô dụng bởi bằng chứng pháp lý mà cộng đảng Việt trao cho Cộng đảng Tàu cùng với cái bẫy giải quyết tranh chấp song phương, không quốc tế hóa Biển Đông trên cơ sở 16 chữ vàng 4 tốt tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng có thời gian thành lập thành phố Tam Sa xua tàu chiến giả dạng tàu cá, tàu hải giám tràn ngập Biển Đông và Trung Cộng đã tỏ rõ lập trường về Biển Đông qua lời phát biểu của tên trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Hoa tại diễn đàn đối thoại Shangri-La:


Trung Tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào ngày 02 tháng 6 năm 2013.

“...ai cũng hiểu tại sao tàu chiến trung Quốc lại tuần tra ở Biển Đông...Trung Quốc có chủ quyền ở vùng biển này...đó là lập trường rất rõ ràng, và những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở các vùng biển này là hợp pháp, không phải tranh cãi...” (5)

Hẳn trong chúng ta ai cũng thấy, nếu Trung Cộng có đầy đủ bằng chứng mua bán, sang nhượng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ đảng cộng sản Việt Nam thì Việt Nam dù có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý không thể trang cãi...cũng không thể thắng được bằng chứng pháp lý mà Trung Cộng được cộng sản Việt Nam nhận tiền hoặc giá trị vật chất tương đương trao tay và COC sẽ là mảnh ghép pháp lý cuối cùng cho chủ quyền Hoàng, Trường Sa để đại diện Trung Cộng tự tin, mạnh miệng tuyên bố “...hoạt động của hải quân Trung Quốc ở các vùng (lưỡi bò) biển (Đông) này là hợp pháp, không thể tranh cãi...”

Có lẽ, những gì xảy ra trong quá khứ xa của bác đảng và các động thái trong thời gian gần của lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam hiện tại liên quan đến đất đai, biển đảo thì số phận lãnh thổ, lãnh hải trong đó có Biển Đông của ông cha ta để lại đã an bài. Do đó, muốn xoay chuyển tình thế, muốn bảo vệ chủ quyền ngăn chận hiểm họa mất nước, giành lại những gì Việt Nam đã mất vào tay giặc phương bắc, không còn cách nào khác là phải loại bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và thay thế thể chế chính trị độc tài man rợ bằng thể chế chính trị dân chủ văn minh.


Le Nguyen
danlambaovn.blogspot.com

CSGT chặn trước nhà hàng xử phạt người uống rượu lái xe



"Cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng cho tôi. Cứ thấy ai đã uống rượu bia mà còn leo lên lái xe là xử phạt ngay", Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo.
TP HCM đề xuất cấm bán bia rượu sau 22h / 'Ráo riết kiểm tra nồng độ cồn để tạo tâm lý lo sợ'

Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín chủ trì cuộc họp an toàn giao thông trên địa bàn thành phố sáng 4/6. Ảnh: Hữu Công.
Sáng 4/6, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành "không bàn cãi nhiều nữa mà phải giải quyết dứt điểm" những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe sau khi uống rượu bia, xe chở quá khổ quá tải và lái xe không đội mũ bảo hiểm.
Theo ông Tín, đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h của Công an TP HCM nhằm giảm tai nạn giao thông là "khó thực hiện" vì còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, ông đề nghị cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước các nhà hàng để xử lý tình trạng nhiều người uống rượu bia vẫn lái xe. "Ngoài việc tăng cường kiểm tra trên đường, chúng ta phải xử lý ngay khi người vi phạm vừa leo lên xe", ông Tín nhấn mạnh.
Về vấn đề xử lý xe quá khổ, quá tải gây hư hỏng đường xá và cũng là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thảm khốc, ông Tín yêu cầu cảnh sát giao thông "phải lập trạm kiểm tra ngay trước các cảng". "Kiểm tra trong cảng không được thì các đồng chí lập trạm ngay trước cổng cho tôi. Xe nào chở quá tải là không cho chạy, buộc phải quay lại cảng để xuống hàng bớt. Cái gốc, dễ làm thì cảnh sát không lo mà cứ lo đi giải quyết cái ngọn nên vấn đề cứ khó hoài", ông Tín thẳng thắn.
Cũng theo Phó chủ tịch UBND thành phố, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều xe chở quá tải gấp 3-4 lần trọng tải cho phép. "Chở hàng quá tải như thế thì không cầu đường nào chịu nổi nên cầu vượt thép Thủ Đức vừa làm đã hỏng, tỉnh lộ 25B cũng vừa xong đã lún... Phải xử lý ngay", ông Tín chỉ đạo.
Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng Cảnh sát đường bộ - đường sắt (PC 67, Công an TP HCM) cho rằng "nếu kiểm tra ngay trước cảng sẽ gây ách tắc ở càng, hàng hóa sẽ bị dồn ứ". Tuy nhiên, Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín dứt khoát: "Cứ triển khai vì dù phải phát triển kinh tế nhưng môi trường và an toàn cũng phải được đảm bảo, giữ gìn".
Theo Cảnh sát giao thông 70% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia. Ảnh:Hữu Công.
Tại cuộc họp, ông Tín cũng yêu cầu cảnh sát giao thông phải làm quyết liệt vấn đề đội mũ bảo hiểm khi lái xe trên địa bàn TP HCM, không thể để cho bất kỳ người nào không đội mũ bảo hiểm mà điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, ông Phó chủ tịch cũng giao trách nhiệm cho Công an thành phố "tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ".
"Cảnh sát giao thông báo cáo rằng khi kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người say xỉn đã gây sự, chống đối. Tôi đề nghị phải làm nghiêm vấn đề này. Là ai cũng phải tôn trọng pháp luật, đã sai còn chống đối thì phải xử lý ngay", ông Tín yêu cầu.
Theo Ban An toàn giao thông TP HCM, 5 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn xảy ra 2.066 vụ tai nạn giao thông, làm chết 310 người và 1.716 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2012, tình hình tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 mặt gồm số vụ (giảm 559 vụ), số người chết (giảm 11 người) và số người bị thương (giảm 1.152 người). Trong 5 tháng đầu năm, Công an thành phố cũng đã xử lý và thu 19 tỷ đồng tiền từ người vi phạm giao thông. Đến tháng 5/2013, TP HCM có 6,2 triệu phương tiện (chưa kể số lượng xe nhập cư theo người dân các tỉnh thành đến thành phố sinh sống và làm việc), trong đó có 5,7 triệu xe máy và 550.000 ôtô.
Hữu Công

Hải quân đánh bộ luyện tập với vũ khí hiện đại



Hải quân đánh bộ được ví như “quả đấm thép” của quân chủng Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc. Lữ đoàn 147 được trang bị nhiều vũ khí, khí tài tân tiến của tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới.
Bộ đội Hải quân tập làm chủ vũ khí mới

Hình ảnh huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của những người lính Hải quân đánh bộ Lữ đoàn 147 (Quân chủng Hải quân) hồi tháng 5.
Hải quân đánh bộ được ví như “quả đấm thép” của quân chủng Hải quân
Hải quân đánh bộ được ví như “quả đấm thép” của quân chủng Hải quân.
Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 (Lữ đoàn 147) thực hành đổ bộ đánh chiếm mục tiêu..
Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 (Lữ đoàn 147) thực hành đổ bộ đánh chiếm mục tiêu...
Chiếm lĩnh vị trí thuận lợi, sẵn sàng nổ súng
Chiếm lĩnh vị trí thuận lợi, sẵn sàng nổ súng.
Chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 ngắm bắn mục tiêu bằng súng trường tấn công Tavor TAR-21 do tập đoàn IMI ((Israel Military Industries) của Israel chế tạo..
Chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 ngắm bắn mục tiêu bằng súng trường tấn công Tavor TAR-21 do tập đoàn IMI ((Israel Military Industries) của Israel chế tạo...
Một trong các loại súng hiện đại của Israel trang bị cho hải quân đánh bộ
Một trong các loại súng hiện đại của Israel trang bị cho hải quân đánh bộ.
Súng bắn tỉa hạng nặng IMI Galatz xuất xứ Israel
Súng bắn tỉa hạng nặng IMI Galatz xuất xứ Israel.
Lực lượng hải quân đánh bộ ngày càng được trang bị hiện đại, sắn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc
Lực lượng hải quân đánh bộ ngày càng được trang bị hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Theo Tiền Phong

Toa tàu bay khỏi đường ray hàng trăm mét


Tàu hỏa chở hàng hóa hiệu D18E - 614 kéo theo sau hàng chục toa, xuất phát từ ga Thường Tín. Đi được một đoạn thì đột nhiên 2 toa chở hàng ở giữa trật bánh ra khỏi đường ray, kéo lê cả 100m mới dừng lại.


Khoảng 13h chiều ngày 5/6, tại km120 + 12, thuộc địa phận Thị trấn Thường Tín(huyện Thường Tín - Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn hy hữu. Chiếc tàu hỏa chở hàng hóa hiệu D18E - 614 kéo theo sau hàng chục toa từ ga Thường Tín đi được một đoạn thì đột nhiên 2 toa chở hàng ở giữa trật bánh ra khỏi đường ray.
Nhiều người dân chứng kiến vụ việc được một phen hoảng hồn, 2 toa chở hàng trật ra khỏi đường ray, kéo lê dài 100 mét, những thanh sắt, khối sắt chạm vào nhau tóe lửa. Hệ thống đường bê tông, đất đá bị cày xới tung lên, bụi mù mịt.
 
Tàu hỏa trật bánh, toa tàu rụng rời.
Theo chị Hạnh, người dân chứng kiến vụ việc, cho biết, nhiều gia đình đang nghỉ trưa trong nhà thì nghe tiếng rầm, rồi 2 toa chở hàng hóa ở giữa đổ ra khỏi đường ray, và kéo lê khoảng 100m mới dừng lại. Rất may là những toa tàu chở hàng, nên không xảy ra thương vong về người. Vụ tai nạn khiến hàng trăm người dân, phương tiên giao thông hiếu kỳ dừng lại xem khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ.
Trung úy Đỗ Anh Tuấn  Công an huyện Thường Tín cho biết, sau gần 3 tiếng đồng hồ, cơ quan chức năng mới giải quyết xong hậu quả vụ tai nạn. Hiện nay, cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn trên.
Vụ việc phải mất nhiều giờ đồng hồ để giải quyết hậu quả.
Phải mất nhiều giờ đồng hồ lực lượng chức năng giải quyết hậu quả vụ việc.
Đất đá bị cày xới cả trăm mét.
Nhiều người dân chứng kiến vụ việc được một phen hoảng hồn.
Một toa tàu chở hàng bay ra khỏi đường ray, rời khỏi bánh.
Ngành đường sắt dùng cẩu chuyên dụng để đưa bánh, toa tàu vào đường ray.
Nhiều người dân dừng phương tiện xem, gây ách tắc giao thông.
NGUYỄN HIẾU
Theo Infone
t