THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 September 2013

Cháu Trung, con chị Bùi Hằng bị ép xe gẫy tay




.

Theo Bui Thị Minh Hằng-facebook-, lúc 18h30 phút hôm qua 12/9/2013,  con trai chị là Trần Bùi Trung bị 2 tên đi xe máy ép xe làm cháu ngã gãy tay.

Chị Hằng “cực lực lên án lực lượng an Ninh mật vụ tại Vũng Tàu Đang ra tay với đủ những trò nè mạt và đê tiện đối với gia đình tôi và nhiều người thân quen”

Suốt từ ngày 17/8/2013, nhà chị Bùi Hằng bị bao vây, theo dõi rất gắt gao. Bản thân chị và nhiều người thân hoặc bạn bè của chị đã bị tấn công như Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi, Trần Bùi Trung. Riêng mẹ con chị đã bị tấn công nhiều lần.

Bản thân tôi – Nguyễn Tường Thụy khi đi cùng chị Hằng trên đường phố Vũng Tàu ngày 21/8/2013 cũng bị chúng bắn đá.

Chúng ta hãy cùng lên tiếng để bảo vệ chị Bùi Hằng và gia đình.

Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết

Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết

 
"Đội cải cách"

Tình trạng công an thuê mướn côn đồ để đối phó với dân oan trong các vụ như Văn Giang, Dương Nội cho phép người dân thấy rõ hơn phía sau những khẩu hiệu đẹp đẽ của cơ quan tuyên truyền vẫn còn lại những hình ảnh mà lịch sử còn rùng minh khi viết lại: cải cách ruộng đất.




Công an, côn đồ đàn áp giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình tại thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng. RFA PHOTO

Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc, Việt Nam sao chép nguyên văn vào cải cách ruộng đất và chịu sự cố vấn trực tiếp của cán bộ đến từ Trung Quốc.
Do thiếu cán bộ, lại bị cố vấn Trung Quốc thúc ép cần tiến hành nhanh chóng việc lấy đất đai để chia cho người dân, Đảng Lao động Việt Nam chấp nhận lôi kéo thêm bọn du hủ du thực, bần cố nông bổ xung vào lực lượng lùng bắt và đấu tố người dân. Lợi dụng cơ hội này, bọn khố rách áo ôm, vốn căm thù người có của ăn của để đã tận lực giết người để trả thù và luôn tiện cướp tài sản của những nạn nhân này.
Lúc ấy người dân không dùng từ côn đồ như ngày nay thay vào đó là nhóm từ "đội cải cách". Nghe rất tao nhã và đầy tinh thần cách mạng. Bọn cải cách đi thành từng đoàn kéo nhau tới mỗi ngôi nhà bị gán ghép hai tiếng địa chủ. Cửa mở và người bị bắt, bị trói bị đấu tố và sau đó đa số bị hành hình.
Theo sau sau bọn côn đồ "cải cách" này là những cán bộ nòng cốt tuy làm ra vẻ không dính gì tới sự bức xúc của "nhân dân" nhưng nhất cử nhất động của bọn "bần cố nông" ấy đều được chỉ đạo, dẫn dắt bởi cán bộ cốt cán đã được đào tạo bài bản có người còn dược gửi sang tận Trung Quốc học tập phong trào "thổ địa cải cách" của nước anh em này.
Sau cuộc giết chóc đẫm máu ấy, Bộ chính trị tự kiểm điểm nhưng người chết cũng không làm sao sống lại được. Cán bộ hoán chuyển đi chỗ này chỗ khác, vẫn thăng quan tiến chức và bọn côn đồ bị lợi dụng làm cách mạng trở về với gốc gác của chúng, mèo lại hoàn mèo.


Côn đồ, công an ngăn cản người nhà ông
Đoàn Văn Vươn kêu oan cho ông trước
TAND Hải Phòng hôm 02/4/2013. AFP photo.


Có người tưởng sau kinh nghiệm máu xương đó chính quyền sẽ không bao giờ sử dụng bọn người đầu trâu mặt ngựa này cho dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, lịch sử lập lại. Kể từ vụ tranh chấp đất đai của giáo xứ Thái Hà, một nhóm từ mới xuất hiện mang tên "quần chúng tự phát" công khai vào nhà thờ đi thẳng lên cung thánh dí thuốc lá vào giáo dân, linh mục như chỗ không người...
Đám quần chúng đặc biệt ấy có mặt hầu như khắp những nơi có tranh chấp đất đai tại miền Bắc. Cho tới khi Dương Nội, Văn Giang chứng minh rằng "quần chúng tự phát" ấy là côn đồ từ Hải Phòng thuê xe về tới Hà Nội để bênh vực nhà nước hay các doanh nghiệp!
Cuộc chơi này không một tờ báo nào lên tiếng và công an tiếp tục thuê mướn côn đồ để xử lý những gì mà một nhân viên chính phủ không thể làm được trước mặt dân chúng.
Bài bản tránh ra mặt trực tiếp đàn áp đánh dập người dân để khỏi mang tiếng với thế giới nay không còn hiệu nghiệm trong thời đại iPhone. Côn đồ hiện nguyên hình và bị người dân quay video clip tung lên mạng để khắp thế giới nhìn vào. Từ câu chuyện những người đàn bà bịt mặt lén tấn công mẹ của một trong 14 thanh niên công giáo trong vụ xử phúc thẩm cho đến cũng những người đàn bà bịt mặt ấy ném đá vào công an tại Mỹ Yên để công an có cớ tấn công giáo dân tại đây đã làm bộ mặt công an Nghệ An lem luốc hơn lúc nào hết.
Chính sách ném đá dấu tay

Côn đồ thì ném đá còn kẻ cầm viết thì sao?
Thay vì chấp nhận sự im lặng, truyền thông nhà nước lại mở hết công suất cho một chiến dịch không mấy lương thiện tiếp tục vu khống rằng chính người dân Mỹ Yên là tác nhân chống lại nhà nước, chế độ. Bọn người được thuê ném đá bị bỏ quên trong mọi bài báo và người dân không công giáo tại Nghệ An cùng nhiều nơi khác tiếp tục bơi trong hỏa mù của hệ thống loa phường nhà nước.
Sau khi Mỹ Yên nổ ra, báo chí ồ ạt đưa ra những bài viết một chiều, gán ghép và tạo dựng những tình tiết không thể kiểm chứng để đánh phá cộng đồng công giáo thuộc giáo phận Vinh.
Giống như câu chuyện của ông Lê Hiếu Đằng vẫn còn in hằn trên những trang mạng Internet. Khi bài viết của ông xuất hiện đòi hỏi thành lập một đảng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngay lập tức nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của những người yêu chuộng sự đổi mới trong chính trị bên cạnh đó là những kẻ ném đá ông bất kể lý luận hay sự tôn trọng tối thiểu của một người cầm bút.
Báo Nhân Dân của Đảng cảm thấy người trong hệ thống viết bài phản biện chưa đủ mạnh nên đã đăng bài của một tay bút Việt kiều mãi tận Texas với lời lẽ hằn học, chuyên chính cùng các mẩu lý luận quen thuộc của một kẻ suốt đời theo đảng. Dư luận nghi ngờ bút danh Amari TX vì nhiêu lý do, thứ nhất Amari là một cái tên có nguồn gốc Hy Lạp khá xa lạ với cách mà Việt Kiều chọn làm tên thứ hai cho mình. Hai nữa, Việt kiều Amari TX không thể thấm nhuần chính trị Việt Nam như một đảng viên đang công tác trong ngành tuyên huấn. Từ những chi tiết ấy, Amari TX vào một ngày đẹp trời đã bị phát hiện là kẻ giả danh, một loại côn đồ đội lốt Việt kiều để ném đá vào người bất đồng chính kiến.
Kẻ côn đồ cầm viết ấy bị trang blog Tâm Sự Y Giáo vạch ra chính là TS Hoàng Văn Lễ, Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng. Bài viết xuất hiện trên tờ Nhân Dân dưới cái tên Amari TX đích thật là của ông ta.
Nhà báo Phạm Chí Dũng còn liệt kê ra một loạt những cái tên mà TS Hoàng Văn Lễ tự nhân bản. ông Lễ là tác giả của các bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng chính là Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn “ad libitum” trên các báo Đảng.
Nhân bản bài viết của mình lên cho thành nhiều người, nhiều ý kiến bất đồng là cách làm thiếu lương thiện của một người cầm viết đang khi bút chiến với người khác. Khi nhân bản lên thành nhiều người đương nhiên ngòi bút Hoàng Văn Lễ đã có đồng minh trên một luận cứ nào đó và như vậy cuộc tranh luận trở thành gian trá.
Ném đá dấu tay là câu tục ngữ dùng để chỉ trường hợp bất chính này.
Côn đồ ném đá giáo dân vì được thuê 5-7 trăm ngàn một ngày, còn TS Lễ ném đá ông Lê Hiếu Đằng thì được thuê bao nhiêu mà cam tâm làm điều sai trái như vậy?
Một nhà nước pháp quyền sẽ không thể chấp nhận cách đối phó hạ đẳng này của cán bộ các cấp đối với một bộ phận dân tộc. Những người giáo dân, những đảng viên bất đồng chính kiến ấy chỉ có thể thương lượng, đối thoại bằng những con người thật sự lo lắng cho số phận đất nước chứ không phải chăm chăm vào bóng tối của hai từ phản động để sẵn sàng cầm đá ném vào họ.
Đừng để viên đá nhà nước ném đi gây cho hòn chì nhân dân ném lại. Nhà nước không thể tự hạ mình xuống ngang hàng với thành phần bất hảo để lợi dụng chúng giải quyết một vấn đề có tính lịch sử. Kể cả khi sự việc được dẹp yên bằng sức mạnh thì cũng chẳng ai có thể vỗ tay khen ngợi cho chính sách ném đá dấu tay này.

Cánh Cò, viết từ Việt Nam

Anh là câu hò ví dặm quê hương Thái Bình

Anh là câu hò ví dặm quê hương Thái Bình



 Thứ sáu, ngày 13 tháng chín năm 2013-Nguyễn Hiền    

                                   
                                                  

Anh Đặng Ngọc Viết, tên anh đã đi vào trang sử Việt, hành động của anh vô cùng quả cảm, để lại cho thế hệ mai sau lòng thương và cảm thông vô hạn, anh đã bị tước đoạt quyền sống, quyền tư hữu trên mảnh đất mà ông cha ta đã dày công xây dựng và anh đã sáng suốt làm ngọn đuốc mở đường cho bao nhiêu người khác, cùng nhau đứng lên đòi đất như anh. Bao nhiêu dân oan mất đất sẽ cầu nguyện cho anh, sẽ thương nhớ anh, sẽ noi tấm gương sáng ngời chân lý bất diệt mà anh đã thể hiện, không sợ sệt bạo lực, ngang nhiên anh dũng xông vào trận địa để đòi hỏi cái quyền chính đáng cho anh và cho hàng triệu người dân oan bị mất đất và sẽ mất đất. Tôi xin dẫn hai câu thơ thầy Nhất Hạnh để bày tỏ người hùng của đất Việt.

Tiếng nói em soi thấu ngàn sao,

Ngập ngừng từng giọt lưng chừng không gian muốn rụng



Đây là Đoàn Văn Vươn thứ hai, nếu mọi người như anh Vươn thì VC sẽ từ bỏ ý định chiếm đất của dân một cách phi pháp. Không có con đường nào khác ngoài con đường tự vệ, nếu không muốn sống cảnh màn trời chiếu đất, thì phải có hành động anh dũng kiên cường, diệt bọn hung thủ VC chiếm đất của dân làm của tư. Nếu sợ chết và tù đày thì suốt đời sống không nơi nương tựa, có nhà không được ở, có ruộng không được cày. Tất cả ruộng đồng của ông cha bao đời đổ mồi hôi xây dựng, bổng chốc biến thành của sung công cho nhà nước. Quyền tư hữu bị tước đoạt, chắn chắn cuộc đời sẽ tàn ta, sống trên vĩa hè thành phố như con chó đói mà thôi.

Anh không nói, nhưng anh đã làm và hành động rất ưu việt, rất đáng kính và hành động ấy sẽ vang dội khắp năm châu. Hành động anh Đoàn Văn Vươn chỉ là bước đầu, không ngờ anh lại có hành động ngoạn mục hơn anh Vươn, anh dám chết để mãnh đất sống còn, cho tình người hết ly tán trước đòi hỏi thiêng liêng của con người.  Anh đã chết nhưng chắc chắn danh anh sẽ sống mãi với núi sông và bọn VC cướp đất của dân lành sẽ lo sợ cho số phận hẩm hiu của chúng, chúng sẽ suy nghĩ nhưng hành động vô nhân , hành động bạo tàn sống trên xương máu của dân hiền.

Tôi nghe câu hò ví dặm mang đậm tình quê hương, ôi câu hò mang cả hồn quê hương làm lòng tôi chạnh nhớ quê hương, anh là câu hò ví dặm, quê hương Thái Bình mang giòng máu cách mạng, anh là bầu trời quê hương che chở hồn dân tộc, anh đã mang tinh thần dũng cảm cho hàng vạn dân oan đang chờ đấng cứu thế ra đời, anh là bước đầu cho một cuộc nỗi dậy sau này. Tên anh đã trở thành bất diệt. Anh đã bién căm hờn thành hành động ích nước lợi nhà.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước người quá cố, Đặng Ngọc Viết.

PICS - TIN NÓNG VỀ ĐÁM MA ANH Đặng Ngọc Viết


Một số hình ảnh trong đám tang Anh Đặng Ngọc Viết diễn ra tại Hải Phòng do một số Anh chị em đến dự đám tang gửi về. Có sự tham dự của Phạm Thanh Nghien và một số Anh chị em Hà Nội
Có thông tin công an đã buộc gia đình bắt những Anh em này xuống xe không được đi chung cùng gia đình Anh Viết.









Bố nghi phạm Đặng Ngọc Viết: 'Tôi thương con tôi quá'

Theo ông Vu, bố nghi phạm Viết cho biết, sau khi gây án, đối tượng có về qua nhà, bắt tay và chào ông, xin đi trước...

Sự việc Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) gây ra vụ xả súng kinh hoàng tại trụ sở UBND TP Thái Bình làm 1 cán bộ chết và 4 cán bộ khác bị thương đang khiến người dân địa phương xôn xao.
Chia sẻ với chúng tôi vào chiều ngày 12/9, ông Đặng Ngọc Vu (bố hung thủ Đặng Ngọc Viết), năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện đang ở xã Trà Giang (Kiến Xương, Thái Bình) cho biết, trong chiều hôm qua, sau khi gây án đối tượng Viết đã về qua nhà và chào ông.
"Chiều qua, nó có qua đây chào tôi, nó bắt tay tôi và bảo hôm nay con bắt tay ông, con đi trước ông (chết trước - PV), tôi có hỏi nó là mày đi đâu thì nó không nói mà bỏ đi luôn.
Ông Đặng Ngọc Vu buồn bã khi nói về người con của mình.
Nó đi lối trong làng và ra chùa ở bên Đông, rồi cũng không biết như thế nào nhưng đến chiều tối thì tôi thấy mấy anh công an vào báo gia đình ra nhận có đúng người nhà hay không. Xảy ra sự việc như thế, tôi buồn và thương con tôi quá....", ông Vu nói.
Ông Vu cũng nhấn mạnh: "Vừa rồi sự việc xảy ra như thế thì có phải do nguyên nhân vấn đề đất, người được chia hay không được chia, hơn thiệt thì mới xảy ra như thế...".
Ông Vu cũng cho biết thêm, từ 5 - 6 năm nay, do ảnh hưởng của các vết thương chất độc màu da cam dioxin nên ông không đi được, phải nằm liệt giường, muốn đi đâu dù gần cũng phải có người nâng đỡ. Mọi việc chăm sóc, cơm nước là nhờ vào con cháu, hàng xóm, láng giềng.
Còn theo một người cháu, hiện đang chăm sóc ông Vu cho biết, sau khi biết tin con gây ra vụ việc nghiêm trọng, ông đã rất buồn và ngất nhiều lần.
Trao đổi thêm với chúng tôi, em dâu của ông Vu xác nhận, hiện ông đang ở cùng với người chị dâu và cháu đích tôn.
"Trước ông ở trên thành phố nhưng sau khi sức khoẻ yếu, ông về đây ở cùng với chị dâu và cháu đích tôn. Ông ngoài lương hưu còn đang được hưởng chính sách thương binh và chất độc màu da cam", em dâu ông Vu cho hay.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Kính, là hàng xóm sát nhà hung thủ Viết cho biết: “Tôi quen biết và đã từng làm ao cùng ông Vu hơn 10 năm (từ năm 1987 – 1993 - PV), ông ấy là người rất hiền lành, thật thà, chăm chỉ và rất yêu thương con cái. Mấy năm gần đây do sức khỏe yếu nên ông Vu đã chuyển về quê sinh sống. Trước khi xảy ra sự việc này, ông Vu cũng không hề biết Viết có ý định dại dột như vậy…”.
Theo Trí Thức Trẻ

Tòa nhà 4 tầng của ông Vũ Ngọc Dũng - PGĐ TT phát triển Quỹ đất TP Thái Bình


Tòa nhà 4 tầng của ông Vũ Ngọc Dũng-Phó giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình, người vừa bị bắn chết trong vụ xả súng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Lương Ông " Vũ Ngọc Dũng " bao nhiêu ?
Toà nhà 4 tầng có xương máu của Cha Anh " Đặng Ngọc Viết " đã đổ ra.
Ác lai ác báo, Thiện lai thiện náo.

‘Nhân bản’ nhà tình nghĩa, trục lợi tiền tài trợ?

Phòng LĐTB&XH tham mưu cho UBND Q.Ô Môn (TP. Cần Thơ) xây dựng một căn nhà tình nghĩa rồi ra quyết định nhận tiền của 2 nhà tài trợ khác nhau.

Trong năm 2013, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Ngân hàng SHB) chấp thuận tài trợ xây dựng hàng trăm căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng tại TP. Cần Thơ. Trong đó, quận Ô Môn được cấp tiền xây dựng 65 căn nhà.

Cùng thời điểm này, Công ty CP xi măng Tây Đô (xi măng Tây Đô) tại TP. Cần Thơ cũng đồng ý tài trợ xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa cho thân nhân gia đình liệt sĩ theo đề nghị xin tài trợ của UBND Q.Ô Môn.

Ngân hàng SHB đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Đầu tư xây dựng Bình Lâm (Công ty Bình Lâm), tại TP. Cần Thơ để xây dựng 50 căn nhà tại các phường ở quận Ô Môn, mỗi căn trị giá gần 58 triệu đồng.

‘Nhân bản’ 2 nhà liệt sĩ

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Thanh Lâm – GĐ Công ty Bình Lâm cho biết, nhà tài trợ chính để xây dựng 50 căn nhà trên địa bàn quận Ô Môn là Ngân hàng SHB. Đơn vị đã thi công hoàn thành 48/50 căn nhà.
Cần Thơ, nhân bản, liệt sĩ, tài trợ
Đơn vị trực tiếp xây dựng nhà ông Phùng Văn Dũng là Công ty Bình Lâm do Ngân hàng SHB tài trợ, nhưng quyết định bàn giao nhà lại ghi là do Công ty xi măng Tây Đô tài trợ gây khó hiểu cho thân nhân liệt sĩ.
Phía Ngân hàng SHB đã đồng ý để Sở LĐTB&XH TP. Cần Thơ làm đơn vị chủ đầu tư, giám sát quá trình thi công nhà ở cho các hộ thuộc diện có công với cách mạng.
Trong số 48 căn nhà do Công ty Bình Lâm xây dựng xong từ hơn 1 tháng trước, các hộ dân được hưởng trong chế độ chính sách đã vui mừng chấp thuận ký nhận nhà mới và dọn về sinh hoạt.

Ông Lâm cho biết, hiện có ít nhất 12 căn nhà tình nghĩa đã được UBND quận Ô Môn ra quyết định bàn giao cho các hộ dân. Tuy nhiên, biên bản nghiệm thu công trình vẫn chưa được các cấp chính quyền địa phương ở đây ký nhận.

Đã không ký nghiệm thu các căn nhà đã hoàn thành, Phòng LĐTB&XH còn tự ý lấy 2 căn nhà tình nghĩa do công nhân Công ty Bình Lâm xây dựng (SHB tài trợ), tại phường Phước Thới để “nhân bản”, lấy tiền tài trợ của xi măng Tây Đô.
Theo lãnh đạo của Công ty xi măng Tây Đô, số tiền 2 căn nhà tài trợ cho UBND quận Ô Môn xây dựng là 108 triệu đồng (54 triệu/1 căn nhà). Tất cả đều có công văn đề nghị, quyết định phê duyệt địa chỉ từng hộ được nhận nhà do ông Lê Việt Sĩ – Phó Chủ tịch UBND quận Ô Môn ký.

Tuy nhiên, Phòng LĐTB&XH Q.Ô Môn đã không sử dụng số tiền này vào xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình thân nhân liệt sĩ như văn bản đã thỏa thuận với nhà tài trợ xi măng Tây Đô.

Phải chăng địa phương này đã lợi dụng việc Ngân hàng SHB tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa để “nhân bản nhà liệt sĩ” nhằm trục lợi số tiền nói trên vào mục đích khác?

‘Râu ông nọ cắm cằm bà kia’


2 căn nhà thân nhân liệt sĩ bị Phòng LĐTB&XH và Q.Ô Môn “nhân bản” là của ông Phùng Văn Dũng, tại khu vực Thới Lợi và bà Phan Thị Hoa khu vực Thới Đông (P.Phước Thới).
Cần Thơ, nhân bản, liệt sĩ, tài trợ
Ông Phùng Văn Dũng muốn đổi tấm biển nhà tài trợ xây lên nhà cho mình là Ngân hàng SHB chứ không phải là của xi măng Tây Đô.
Trao đổi với PV, ông Phùng Văn Dũng, người vừa được nhận nhà vào ở ngày 26/7 cho biết: Xây dựng nhà là do Công ty Bình Lâm thi công, nhà tài trợ là do Ngân hàng SHB. Nhưng lạ thay là ngày trao quyết định, biển bảng nhận nhà lại là của Công ty CP xi măng Tây Đô tài trợ.

“Hôm đến trao quyết định mấy bà ở Phòng LĐTB&XH Q.Ô Môn nói là cho mượn nhà để Công ty xi măng Tây Đô trao bảng biển. Tôi chỉ biết nhà tôi là do Ngân hàng SHB tài trợ chứ không hề hay biết Công ty xi măng Tây Đô. Tôi thấy có uẩn khúc gì ở đây?
” – ông Dũng băn khoăn trực sự việc.

Ông Dũng tâm sự, việc xây dựng được một căn nhà như thế này là ước mơ của cả gia đình. Trước, nhà chỉ có mấy tấm gỗ, vách lá, tấm tôn ghép lại ở. Nay, được quan tâm của nhà tài trợ xây dựng lên ngôi nhà khang trang cả gia đình rất vui.

Tuy nhiên, cầm tấm biển trên tay, ông buồn bã nói: “Nhà bàn giao thì tôi nhận, nhưng tấm biển ghi là xi măng Tây Đô tài trợ nên tôi nhất quyết không đóng lên trước cửa nhà. Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có tấm biển ghi đúng Ngân hàng SHB tài trợ để treo lên cho đúng…”.

Tương tự, bà Phan Thị Hoa cũng là một thân nhân liệt sĩ nằm trong diện nhận nhà tình nghĩa bị “nhân bản”.
Cần Thơ, nhân bản, liệt sĩ, tài trợ
 Bà Phan Thị Hoa cũng thấy khó hiểu khi nhận quyết định bàn giao nhà.
Gia đình bà Hoa cũng thấy rất khó hiểu trước sự việc Ngân hàng SHB tài trợ xây dựng nhà, nhưng quyết định bàn giao nhà lại là của Công ty CP xi măng Tây Đô tài trợ.

“Thấy họ bàn giao nhà thì nhận, cứ nghĩ là 2 nhà tài trợ cùng xây một ngôi nhà. Nhưng hơi lạ là bảng giao nhà thì ghi là Ngân hàng SHB mà trong quyết định do UBND Q.Ô Môn ký thì ghi xi măng Tây Đô tài trợ”
– bà Hoa cũng trăn trở như ông Dũng.

Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Trưởng phòng LĐTB&XH Q.Ô Môn, thừa nhận số tiền 108 triệu đồng của Công ty xi măng Tây Đô được dùng vào mục đích khác. Số tiền này không trực tiếp xây dựng 2 căn nhà của ông Dũng và bà Hoa như thỏa thuận ban đầu với nhà tài trợ.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

Quốc Huy

Vụ nổ súng bắn 5 cán bộ ở Thái Bình thể hiện độ phức tạp của việc thu hồi đất

(Dân trí) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ vụ đối tượng nổ súng làm 5 cán bộ địa chính thương vong ở Thái Bình với vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp, bức xúc…


Nguyễn Thanh Dương, cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình cướp đât dân lành bị anh ĐẶNG NGỌC VIẾT bắn vào mắt trả thù

 >>  Xông vào trụ sở UBND TP Thái Bình bắn 5 cán bộ
 >>  Nghi phạm dùng súng bắn 5 cán bộ tại Thái Bình đã tự sát
 >>  Hung thủ bắn 5 cán bộ đã chuẩn bị sẵn di ảnh

Vụ nổ súng ở Thái Bình thể hiện độ phức tạp của việc thu hồi đất
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Giải quyết không thỏa đáng khi thu hồi đất người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối".
 
Thảo luận về dự luật Đất đai sửa đổi sau lần chỉnh sửa mới nhất, các ý kiến trong UB Thường vụ QH đều tập trung vào những thay đổi trong quy định về thu hồi đất. 
 
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm vẫn quy định việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội nhưng kiến nghị, để tránh việc thu hồi tràn làn cần quy định hạn mức đất được thu hồi theo từng cấp như Quốc hội được quyền thu hồi đến mức nào, Thủ tướng đến mức nào, HĐND đến mức nào. 

Ông Hiển chỉ rõ sự bất thống nhất lâu nay như lúc thì quy định chặt chẽ, động đến vài ba hecta đất lúa cũng phải xin ý kiến Thủ tướng, lúc lại rất lỏng như có dự án dùng đến hàng ngàn hecta đất rừng cấp dưới vấn có thể quyết định.
 
Trong khi đó, nhắc đến vụ nổ súng làm thương vong 5 cán bộ địa chính tại UBND tỉnh Thái Bình vừa xảy ra hôm qua, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ lại vụ chống đối cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp. Như vụ ở Tiên Lãng, ông Phúc nhắc lại bài học khi thu hồi đất của người dân cần phải tính tới công sức quai đê lấn biển để hạn chế bớt những bức xúc của người dân.
 
“Khi thu hồi đất, dù chưa đủ giấy tờ, thủ tục vẫn cần có hình thức đền bù nào nào đó cho người dân, dù là thấp hơn các trường hợp “danh chính ngôn thuận”, nếu không người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối giống như những vụ việc vừa qua” – ông Phúc cảnh báo.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nhận định các quy định trong dự thảo luật mới nhất đã giải quyết cơ bản các vấn đề đặt ra nhưng vẫn cần xem xét lại khái niệm “dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội” vì thực ra các dự án này cũng thể hiện mục đích vì lợi ích quốc gia, công cộng. 

Ông Lý đề nghị xác định các dự án được thu hồi đất trên các tiêu chí: dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án ODA, dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, xây dựng hạ tầng, mở rộng nâng cấp công trình văn hóa xã hội. 

Mổ xẻ Điều 63, ông Lý không tán thành với hướng thiết kế của cơ quan soạn thảo chỉ đi sâu vào việc xác định thẩm quyền thu hồi đất của các cấp, từ Quốc hội, Thủ tướng tới HĐND. Theo ông Lý cách quy định này sẽ “dẫm chân” với Điều 62 (quy định về các trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng).
 
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: Cần xác định rõ tiêu chí dự án được thu hồi đất.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: "Cần xác định rõ tiêu chí dự án được thu hồi đất".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu, lần chỉnh lý dự thảo luật này cần quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
Chung nhận xét hướng thiết kế như điều 62, 63 trong dự thảo luật có sự trùng lặp, “đọc chưa xuôi”, Chủ tịch Quốc hội gợi ý liệt kê rõ tên các loại dự án, công trình lớn, quan trọng được thu hồi đất, dù chỉ một dừng ở con số một vài loại hay đến vài chục loại cũng phải kể rõ. Lấy ví dụ việc bổ sung dự án xây dựng cơ sở tôn giáo, xây dựng nông thôn mới… mà cơ quan soạn thảo mới bổ sung, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hướng quy định cụ thể như vậy mới hợp lý, thuận tình.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị gộp cả 2 điều luật để thể hiện nội dung một dự án muốn được thu hồi đất cần đảm bảo 2 điều kiện: điều kiện về mục đích là vì lợi ích quốc gia, công cộng và điều kiện về quy mô để được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành chủ trương hạn chế hết sức các dự án được nhà nước thu hồi đất cùng như yêu cầu liệt kê đầy đủ các loại dự án này. Các dự án còn lại đều phải áp dụng cơ chế thỏa thuận với người dân.
Ông Lưu cũng gợi ý tránh đề cập cụm từ “dự án phát triển kinh tế - xã hội” với lý do, các dự án, công trình lớn như làm sân bay, bến cảng, đường giao thông… cũng đều là dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng rõ ràng là có mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng. Các dự án làm sân vận động, khu thể thao, khu công nghiệp, chế xuất… cũng tương tự. Còn các dự án kinh tế khác như khu đô thị, nhà thương mại… thì cần hết sức hạn chế, phải áp cơ chế buộc thỏa thuận thì mới giảm được những việc lợi dụng, lạm dụng quy định, từ đó mới có thể giảm tình trạng bức xúc, khiếu kiện.
Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh sửa để làm rõ dự án quy mô thế nào thì được xác định là vì lợi ích quốc gia, công cộng, đưa vào dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp bắt đầu vào tháng 10 tới.
P.Thảo

Ngân hàng khốn khổ vì cả nể doanh nghiệp VIP


 
 Ngân hàng kẹt trong cuộc đua xiết nợ đại gia

Vị thế hoành tráng của những đại gia như Bianfishco, Phương Nam hay Vinashin trước đây khiến ngân hàng thi nhau săn đón, sẵn sàng hạ chuẩn để cho vay. Rồi cuối cùng, nhà băng lại khốn khổ vì nợ khó đòi.
Vụ việc hàng loạt sếp ngân hàng tại miền Tây bị bắt giữ mấy ngày qua vì cho vay trái quy định với Công ty Phương Nam (Thủy sản Phương Nam) được xem là bài học chung của ngân hàng về cách ứng xử trong quan hệ tín dụng với những khách hàng được đánh giá là khách có vị thế, đầy tiềm năng.
Thủy sản Phương Nam từng là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu cả nước với kim ngạch xuất khẩu có thời điểm lên đến hơn 88 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho trên 3.200 công nhân. Với một nguồn thu ngoại tệ lớn như vậy, đại gia này ngay lập tức lọt vào mắt xanh của các nhà cho vay. "Khi đó các ngân hàng thậm chí phải săn đón, năn nỉ những khách hàng như vậy để cho vay", lãnh đạo của một trong những ngân hàng là chủ nợ với Phương Nam thừa nhận.
nh9-hh490-7881-1378926176.jpg
Nhiều doanh nghiệp lớn cậy vị thế của mình để lợi dụng, chiếm đoạt vốn ngân hàng.
Ở những địa bàn khó khăn như khu vực miền Tây, ngân hàng đương nhiên cũng khó tìm được khách tốt nên việc họ săn đón và chiều chuộng doanh nghiệp VIP cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, chia sẻ với VnExpress.net, tổng giám đốc một ngân hàng từng "khốn khổ" vì những khoản nợ của đại gia thủy sản Bình An (Bianfishco) trước đây nói thẳng, chính việc chào mời và đưa ra những ưu đãi nọ kia đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng.
Cũng vì ở vị thế "cửa trên" mà không ít doanh nghiệp, trong đó có Công ty Phương Nam, đã lợi dụng uy tín để đem hàng tồn kho thế chấp vay cùng lúc nhiều nơi dù giá trị thực tế của tài sản không tương xứng. Hàng trong kho (tài sản được Phương Nam thế chấp để vay vốn lưu động tại nhiều ngân hàng) hiện chỉ còn hơn 260 tấn, tương đương 22 tỷ đồng nhưng giá trị sổ sách doanh nghiệp xác định tại thời điểm vay lên tới 700 tỷ đồng và dư nợ đến nay đạt hơn 1.600 tỷ đồng.
Có ngân hàng khác, khi cho vay nhận thế chấp là động sản, hàng tồn kho nhưng vì quá "nể" khách VIP, sợ họ phật lòng mà nhân viên tín dụng không dám kiểm tra kho hàng hoặc xem kỹ từng thùng bên trong. "Thế nên, sau này khi mọi chuyện vỡ lở, mới biết kho hàng đó dù các thùng chất cao như núi nhưng phần lớn là rỗng hoặc không đủ số lượng", lãnh đạo một ngân hàng kể lại.
Một chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, bản chất của sự cả nể ở đây là việc họ hạ chuẩn vay vốn. "Với một mục tiêu là khách hàng sộp, đương nhiên các ngân hàng đến sau, muốn cho họ vay được vốn thì phải làm vậy. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp một khi đã cố tình muốn lừa gạt ngân hàng thì cũng không phải khó", ông cho hay. Hiện nay, không ít doanh nghiệp bề ngoài đánh bóng tên tuổi với vị thế hoành tráng nhưng thực chất có 2 sổ sách báo cáo tài chính, một để lưu hành nội bộ, một lại chuyên để thẩm định vay vốn ngân hàng.
Chuyện ngân hàng sống dở, chết dở vì những khách hàng VIP không phải khi kinh tế đi xuống mới xuất hiện. Bài học Vinashin, Vinalines với vỏ ngoài là những doanh nghiệp đang lên trước đây là một ví dụ. Việc cấp tín dụng cho Vinashin từng là niềm tự hào của không ít ngân hàng khi đó và có nơi cũng chẳng ngại cho vay vượt hạn mức tín dụng được phép. Nhưng ngược lại, kết cục đáng buồn của Habubank hay những món nợ xấu nghìn tỷ chưa xử lý xong tại các nhà băng khác mà các "ông lớn" này để lại cho thấy thực tế không như mong đợi.
Hơn một năm vừa qua, sau thời gian cho vay nhanh, vội, các ngân hàng đã thắt chặt điều kiện cho vay và đây cũng là một phần nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng thấp. Tại hội nghị ngành ngân hàng Hà Nội giữa năm 2013, vấn đề nới chuẩn điều kiện vay vốn để kích tăng trưởng tín dụng cũng được không ít ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, ngay lập tức, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu tuyệt đối không có chuyện này bởi bài học mà ngành phải trả giá là nợ xấu và những rủi ro về đạo đức vẫn còn đó.
Mới đây, khi bình luận về những vi phạm của các cán bộ ngân hàng tại Sở giao dịch Hậu Giang trong vụ việc của Công ty Phương Nam, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng khẳng định, đã chỉ đạo trên toàn hệ thống không có chuyện cả nể trong quan hệ tín dụng với khách hàng. "Thậm chí, nếu khách hàng tốt đến mấy mà không tuân thủ quy định cũng cương quyết không cho vay", ông Hưởng nói. Vị lãnh đạo này chia sẻ thêm, nếu không làm chặt chẽ, không loại trừ việc các nhà băng vẫn có nguy cơ tiếp tục bị doanh nghiệp lừa.
Ở cấp độ người làm trực tiếp, cán bộ tín dụng của một ngân hàng trong nhóm G12 chia sẻ: "Khác với những năm trước, giờ khẩu vị của hầu hết ngân hàng đã thay đổi theo hướng thận trọng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với những khách hàng quen nhiều năm, đôi khi vẫn phải có cách thức linh hoạt trong thẩm định để họ không mất lòng. Đó mới thực sự là cái khó".
Thanh Thanh Lan

Học trò 10 tuổi cõng em vượt núi tới lớp !



Để vượt qua chặng đường 2 km tới trường, anh em Sơn phải đi bộ mất cả tiếng đồng hồ, có những lúc phải đi chân đất để khỏi trơn ngã.

Điểm trường Thành Công là khu lẻ xa nhất, sâu nhất của trường Tiểu học Lũng Cao 2, thuộc xã Lũng Cao (Bá Thước, Thanh Hóa). Nhà Vi Văn Sơn (10 tuổi) ở ngay đầu con dốc cao, khó đi của bản Thành Công. Cậu em Vi Văn Xứng bị liệt chân từ nhỏ, hàng ngày đến trường trên lưng của anh. Cõng em trai 7 tuổi, bàn chân Sơn bám chặt xuống mặt đường đất đỏ và đá lổn nhổn. Đến đoạn đường trơn, cậu phải bỏ dép, đi đất để khỏi trượt ngã. Đi được một quãng, Sơn vừa xốc cho em ngồi gọn trên lưng, vừa kéo quần để khỏi tuột.
Bóng trường thấp thoáng phía xa, Sơn mím chặt môi rồi bước nhanh hơn. Qua khỏi cánh đồng với con đường bùn đất lầy lội là tới điểm trường Thành Công. Gần cổng trường có những vũng nước nhỏ, em dừng lại rồi vội nhúng bàn chân, rửa bớt bùn đất, xỏ dép rồi mới vào lớp. Nghe tiếng trống, Sơn nhanh chân đưa em vào phòng học lớp Một rồi ù chạy về lớp Năm trước khi thầy giáo bước vào.
Hàng ngày, Sơn đi bộ suốt chặng đường 4 km bùn lầy đưa em tới trường.
Hàng ngày Sơn đi bộ 2 km bùn lầy đưa em tới trường. Ảnh: Hoàng Phương.
Bố mẹ lên nương cả ngày, việc học của hai anh em do Sơn đảm nhận. Buổi sáng, cả hai ăn vội bát cơm nguội rồi sửa soạn tới trường. Năm học mới bắt đầu được ít ngày, cậu học trò có thêm nhiệm vụ đưa đón em đi học. "Xứng nhẹ cân nên em cõng không mệt lắm. Thế này đã nhằm nhò gì so với mỗi lần đi rừng kiếm củi", Sơn gãi đầu cười.
Trong lớp, Sơn học khá, luôn giành danh hiệu học sinh tiên tiến. Môn học tốt nhất của em là Toán. Sơn bảo, học lớp Năm rồi nhưng em chưa có ước mơ gì to lớn, chỉ mong trước mắt được đi học rồi mới tính sau.
Cậu học sinh nổi tiếng láu cá, hay đầu têu những trò nghịch ngợm trong lớp nhưng lại rất thương em trai. Ra chơi, Sơn thường chạy xuống lớp Một thăm em, rồi cùng các bạn cõng Xứng ra ngoài chơi. Hôm nào anh không xuống, Xứng được bạn học bế ra gần cửa lớp, ngồi nhìn các anh chị chơi đánh đáo, đánh cù, nhảy dây. Xứng có khuôn mặt thông minh, đôi chân buông thõng lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Em được thầy giáo chủ nhiệm Hà Quản đánh giá tiếp thu bài khá nhanh.
"Việc Xứng cố gắng đến lớp đã là một nỗ lực rất lớn rồi. Nếu duy trì đến lớp đều đặn, không nghỉ học thì em có thể theo học lâu hơn nữa", thầy Quản cho hay. Thầy có ý định đến tận nhà kèm thêm để các em không bỏ trường lớp. Bố mẹ không biết chữ nên buổi tối, Sơn thường kèm Xứng học bài tập viết và đếm số tự nhiên.
Hai chị em Vân
Bố bị tâm thần, mẹ bận công việc, hai chị em Vân tự bảo ban nhau học hành. Ảnh: Hoàng Phương.
Cùng lớp với Sơn có em Lê Thị Vân (14 tuổi) cũng hàng ngày cõng em tới lớp. Vân người xóm Ho, ở tận trong núi sâu thuộc bản Thành Công. Hàng ngày, Vân cõng theo em gái Lê Thị Nhiệt 6 tuổi bước chân ra khỏi nhà lúc 5h30. Quãng đường 4 km phải băng qua 3 con suối nhỏ cùng nhiều đoạn dốc khúc khuỷu. Hai chị em đi bộ khoảng 1 tiếng rưỡi thì đến. Nhiều lúc mỏi lưng, gặp đoạn bằng phẳng, Vân lại cho Nhiệt xuống đi bộ một đoạn.
Vân cho hay, trong xóm Ho có nhiều bạn học cùng trường. Sáng sớm, bạn í ới gọi, rồi chờ hai chị em ở con dốc đầu xóm cùng đi học. Suốt chặng đường, các em ríu rít nói chuyện nên không thấy mệt, quãng đường đi học dường như ngắn lại rất nhiều.
Dù hai chị em cầm ô che nhưng sương núi dày đặc vẫn thấm ướt vai cô chị, ướt tóc cô em. Những ngày mưa bất chợt, hai chị em bẻ tạm cành cọ che cho đỡ ướt cặp sách. Ấy vậy mà đến được trường thì quần áo vẫn ướt. "Lúc đó, hai chị em lại cùng nhau hát bài Đi học, có đoạn cọ xòe ô che nắng ấy ạ", Vân cười hồn hậu.
Hai em nhỏ rất chịu khó học hành nên được thầy cô quý mến.
Các em nhỏ rất chịu khó học hành nên được thầy cô quý mến. Ảnh:Hoàng Phương.
Bố bị bệnh tâm thần, mẹ quanh quẩn với rẫy và nương nên hai chị em tự bảo ban nhau học. Bản Ho không có điện, hai chị em tranh thủ học ban ngày. Buổi tối thắp đèn dầu đọc lại bài một lúc rồi đi ngủ sớm, dành sức ngày mai đến trường. Vân và Nhiệt thường mang theo một vắt cơm nhỏ ăn cho đỡ đói để có sức về nhà.
Cô học trò 14 tuổi cao tồng ngồng, còn rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Gặng hỏi mãi, Vân mới chịu trả lời: "Em Nhiệt còn bé, lại không biết gì, đường đi học xa nên em phải cõng". Cô bé Nhiệt có đôi mắt to tròn, cả buổi chỉ bẽn lẽn cười, nép sau vai chị mà không nói câu nào.
Cùng học lớp Một với Xứng và Nhiệt còn có em Vi Văn Hảo (7 tuổi), cũng bị liệt chân từ nhỏ. Hàng ngày, bố mẹ phải cõng em đến trường, hoặc nhờ bạn bè dìu đi. Hảo học trước quên sau nhưng rất ham đến lớp.
Thầy Ngân Văn Thoa, điểm trưởng khu Thành Công cho biết, hai học trò Vi Văn Sơn và Lê Thị Vân là những học sinh khá nhất khu lẻ này. Từ lớp Hai đến nay, 2 em luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. "Việc học ở đây còn quá vất vả, học sinh tiên tiến đã là một sự phấn đấu rất lớn của các em rồi", thầy Thoa trăn trở.
Cả điểm lẻ Thành Công có 54 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu là dân tộc Mường. Thầy dạy chữ cho trò, trò lại dạy tiếng Mường cho thầy để thầy cô có thể nói chuyện được với người dân. Nhiều thầy cô cắm bản tâm sự: "Học sinh nơi đây có những trường hợp nghỉ học chỉ vì cái đói, cái nghèo bắt phải lên nương, lên rẫy, chứ thực lòng các em rất ham học".
Hoàng Phương

Gia đình bé gái 10 tháng tuổi tử vong được hỗ trợ 120 triệu đồng ?????



Trong khi các cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân khiến bé gái tử vong bất thường thì phía Bệnh viện Nông Cống (Thanh Hóa) đã đến gặp gia đình bé Thanh Trúc để hỗ trợ 120 triệu đồng.

Ngày 11/9, anh Nguyễn Văn Tân, bố cháu Nguyễn Thanh Trúc (10 tháng tuổi, trú ở xã Thăng Long, huyện Nông Cống) cho biết, sáng cùng ngày, ông Lê Nguyên Khanh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cùng đoàn cán bộ của bệnh viện đã đến thăm hỏi, chia buồn, đồng thời hỗ trợ gia đình 120 triệu đồng. “Hai bên ký biên bản và thống nhất không khiếu nại vụ việc nữa”, anh Tân cho hay.
11-2124-1378900783.jpg
Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Lê Hoàng.
Trước đó, vào ngày 2/9, thấy bé Thanh Trúc có triệu chứng sốt cao, người thân đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phổi và viêm amidan. Sau 2 ngày nằm viện không tiến triển, khoảng 20h ngày 4/9, mẹ bé gái được cho là đã đề nghị bệnh viện chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng các bác sĩ nói "không sao" và giữ bé Trúc lại điều trị.
Đến 23h, thấy môi bé tím tái, mặt nhợt nhạt, các bác sĩ cho cháu vào phòng cấp cứu thở ôxy. Khoảng một tiếng sau, bé có biểu hiện nguy kịch, được xe cứu thương đưa lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tuy nhiên, bé Trúc đã tử vong sau khi nhập viện 10 phút.
Cho rằng Bệnh viện Đa khoa Nông Cống đã "cố tình giữ bệnh nhân", không chuyển tuyến kịp thời khiến bé gái thiệt mạng, sáng 5/9, thân nhân và hàng trăm người dân địa phương đã kéo đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống la ó, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan. Phải mất nhiều giờ sau, công an mới ổn định được tình hình và giải tán đám đông.
Ngày 10/9, trả lời báo chí liên quan đến vụ việc, người phát ngôn Sở Y tế Thanh Hóa Lê Hữu Uyển cho biết, đang yêu cầu các phòng ban chuyên môn vào cuộc điều tra xác minh vụ việc để xử lý sai phạm, nếu có. Cũng theo ông Uyển, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống phủ nhận việc gia đình bé Thanh Trúc nhiều lần xin chuyển tuyến khi bệnh tình bé không thuyên giảm.
Hiện ngành Y tế Thanh Hóa chưa có bình luận gì liên quan đến số tiền này.
Lê Hoàng

Sốt xuất huyết tại TP HCM có dấu hiệu tăng



Khẳng định sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa cao điểm, ngày 11/9, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học trên địa bàn phải diệt lăng quăng tối thiểu một lần trong tuần.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, tình hình sốt xuất huyết đang có dấu hiệu tăng cao trong đầu năm học mới. Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, trung bình mỗi tuần TP HCM hiện có khoảng 200 ca nhập viện (gấp 2 lần những tuần trước đó). Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh phải nhập viện thuộc độ tuổi đến trường.
phun-hoa-chat-4697-1378946685.jpg
Phun hóa chất diệt muỗi và diệt lăng quăng là cách tốt nhất để phòng sốt xuất huyết. Ảnh minh hoa: Thiên Chương
Từ thực trạng trên, để phòng bệnh cho trẻ, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, đặc biệt là những trường có tổ chức học bán trú phải tổ chức dọn vệ sinh và diệt lăng quăng tối thiểu một lần trong tuần.
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cũng yêu cầu trung tâm y tế dự phòng các quận huyện tích cực kiểm tra giám sát việc phòng bệnh tại nhà trường. Tuyệt đối không để tồn tại các vật dụng chứa nước đọng - nơi muỗi sốt xuất huyết có thể sinh sản và phát triển.
Ngoài việc dọn dẹp vệ sinh tại trường, Sở Y tế cũng yêu cầu thầy cô lập góc truyền thông sức khỏe cho các em, tuyên truyền vận động phụ huynh diệt lăng quăng tại nhà. Nhắc nhở phụ huynh cho trẻ ngủ mùng, khi trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài nên chủ động đưa đến bệnh viện khám.
Sở Giáo dục và đào tạo TP HCM cũng có văn bản yêu cầu các trường học tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm gia cầm.
Cụ thể, các trường, nhất là những trường có nội trú, bán trú, bếp ăn tập thể phải đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, phải có vòi nước rửa tay, xà phòng. Mở cửa thông thoáng lớp học, hội trường, phòng đọc sách, phòng làm việc.
Thiên Chương

Hơn 850 triệu Euro xây dựng tuyến metro số 5 tại TP HCM



Các nhà tài trợ đã thống nhất góp vốn đầu tư dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (Ngã từ Bảy Hiền – cầu Sài Gòn) dài gần 10 km với số tiền hơn 857 triệu Euro.

Ngày 12/9, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Ban quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) TP HCM cho biết, trước đây dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với số vốn 500 triệu Euro. Sau đó, nước này thông báo do tình hình kinh tế khó khăn nên đã cắt giảm số tiền xuống còn 200 triệu Euro. Vì vậy, MAUR phải huy động vốn từ các nguồn khác để thực hiện dự án này.
so-5-8519-1378976389.jpg
Tuyến metro số dài khoảng 17 km từ cầu Sài Gòn đến bến xe Cần Giuộc mới (màu tím). Ảnh: MAUR - HCMC
Theo ông Quốc, hiện vẫn chưa có số vốn cụ thể của từng nhà tài trợ, tuy nhiên theo kế hoạch, Ngân hàng ADB sẽ góp vốn 330 triệu Euro, Ngân hàng Châu Âu EIB là 150 triệu Euro và Chính phủ Tây Ban Nha 200 triệu Euro, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước về đền bù giải tỏa và tái định cư.
Tuyến metro thứ 5 được thực hiện theo hình thức “Chìa khóa trao tay (EPC)”, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,85 tỷ USD. Giai đoạn 1 có lộ trình dài 8,9 km từ Ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn, trong đó gần 7 km là đi ngầm qua 7 ga dừng. Giai đoạn 2 là từ Ngã tư Bảy Hiền về Bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh), vẫn đang tìm vốn trong khi chờ UBND TP thông qua hồ sơ thiết kế cơ sở để bắt đầu cắm mốc ngoài thực địa.
Đây là tuyến metro thứ 3 tại TP HCM tìm được vốn để triển khai dự án. Trước đó, tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đã có đủ vốn. Riêng tuyến metro số 1 với số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD đã được khởi công vào tháng 8/2012 và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong đầu năm 2018.
Metro là loại tàu điện (giống loại tàu lửa) nhưng chạy bằng điện (không sử dụng đầu kéo Diesel như tàu lửa). Tàu gồm toa có động cơ xen lẫn toa không động cơ. Tùy theo lượng hành khách đi lại vào giờ cao điểm mà tàu có từ 3 đến 6 toa và chạy giãn cách khoảng 3 đến 10 phút.
Theo quy hoạch, TP HCM sẽ có 6 tuyến metro:
Tuyến số 1: (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km.
Tuyến số 2 (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh) dài khoảng 20 km.
Tuyến số 4 (Nguyễn Văn Linh - cầu Bến Cát) dài 24 km.
Tuyến số 5 (cầu Sài Gòn - Bến xe Cần Giuộc) dài khoảng 17 km.
Tuyến số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm) dài 6 km.
Riêng tuyến metro số 3 dài khoảng 23 km được tách làm hai:
Tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên).
Tuyến 3B (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước).
Hữu Công

Người Sài Gòn bì bõm trên cung đường ngập nặng



Cơn mưa lớn kéo dài từ trưa đến chiều 12/9 khiến nhiều tuyến đường ở TP HCM bị ngập hơn nửa mét. Hàng trăm xe bị chết máy, nhiều người sụp "ổ gà" ngã nhào, ướt sũng dưới dòng nước đen ngòm, hôi thối.

nuoc-ngap-1964-1378989076.jpg
Trưa 12/9, cơn mưa lớn đã làm hàng loạt tuyến đường như Phạm Phú Thứ, Đồng Đen, Bàu Cát, Hồng Lạc (quận Tân Bình), Hòa Bình (quận 11), Khuông Việt (quận Tân Phú), đoạn cầu Tân Hóa (quận 6)… ngập nặng.
ngap-10-5340-1378989076.jpg
Tại khu vực cầu Tân Hóa, đoạn đường ngập kéo dài 1km khiến giao thông qua  đây gặp nhiều khó khăn, nhiều xe chết máy...
ngap-7-9651-1378989077.jpg
Không ít người sụp "ổ gà", té nhào.
ngap-9-7308-1378989077.jpg
Một thanh niên bị ngã xe khiến hàng hóa chở cồng kềnh phía sau rơi xuống nước đen.
ngap-8-8960-1378989077.jpg
Bé gái phải bịt mũi khi mẹ chở qua đoạn đường ngập, nước đen bốc mùi hôi thối.
ngap-3-5490-1378989077.jpg
Còn ông bố này phải xắn quần, tay xách giày, tay bế con gái vượt qua đoạn đường ngập.
ngap-18-4965-1378989077.jpg
Đường Hòa Bình, trước cổng Đầm Sen, cũng biến thành sông. "Đường này cứ mưa là ngập, có khi cả mét, tràn vào nhà", chị Phượng ở cửa hàng tập hóa phản ánh.
ngap-12-6304-1378989233.jpg
Phía ngoài, có đoạn đường ngập hơn nửa mét. Để tránh xe bị chết máy, sụp hố, nhiều người phải chạy né vào sát lề phía Đầm Sen. Tuy nhiên, nhiều "ổ gà" khiến nhiều người té nhào.
ngap-15-5327-1378989233.jpg
Để vào các nhà hàng tiệc cưới trên đường Hòa Bình, nhiều xe hoa chở cô dâu chú rể cũng phải băng qua đoạn đường ngập. Theo người dân, có hôm mưa lớn, cả ôtô cũng bị chết máy khi qua đoạn đường này.
ngap-16-5727-1378989233.jpg
Nhiều xe bị chết máy khi vượt qua đoạn đường Hòa Bình phải lau bugi với giá  20.000 đồng.
An Nhơn