THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 September 2013

Vụ nổ súng bắn 5 cán bộ ở Thái Bình thể hiện độ phức tạp của việc thu hồi đất

(Dân trí) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ vụ đối tượng nổ súng làm 5 cán bộ địa chính thương vong ở Thái Bình với vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp, bức xúc…


Nguyễn Thanh Dương, cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình cướp đât dân lành bị anh ĐẶNG NGỌC VIẾT bắn vào mắt trả thù

 >>  Xông vào trụ sở UBND TP Thái Bình bắn 5 cán bộ
 >>  Nghi phạm dùng súng bắn 5 cán bộ tại Thái Bình đã tự sát
 >>  Hung thủ bắn 5 cán bộ đã chuẩn bị sẵn di ảnh

Vụ nổ súng ở Thái Bình thể hiện độ phức tạp của việc thu hồi đất
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Giải quyết không thỏa đáng khi thu hồi đất người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối".
 
Thảo luận về dự luật Đất đai sửa đổi sau lần chỉnh sửa mới nhất, các ý kiến trong UB Thường vụ QH đều tập trung vào những thay đổi trong quy định về thu hồi đất. 
 
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm vẫn quy định việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội nhưng kiến nghị, để tránh việc thu hồi tràn làn cần quy định hạn mức đất được thu hồi theo từng cấp như Quốc hội được quyền thu hồi đến mức nào, Thủ tướng đến mức nào, HĐND đến mức nào. 

Ông Hiển chỉ rõ sự bất thống nhất lâu nay như lúc thì quy định chặt chẽ, động đến vài ba hecta đất lúa cũng phải xin ý kiến Thủ tướng, lúc lại rất lỏng như có dự án dùng đến hàng ngàn hecta đất rừng cấp dưới vấn có thể quyết định.
 
Trong khi đó, nhắc đến vụ nổ súng làm thương vong 5 cán bộ địa chính tại UBND tỉnh Thái Bình vừa xảy ra hôm qua, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ lại vụ chống đối cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp. Như vụ ở Tiên Lãng, ông Phúc nhắc lại bài học khi thu hồi đất của người dân cần phải tính tới công sức quai đê lấn biển để hạn chế bớt những bức xúc của người dân.
 
“Khi thu hồi đất, dù chưa đủ giấy tờ, thủ tục vẫn cần có hình thức đền bù nào nào đó cho người dân, dù là thấp hơn các trường hợp “danh chính ngôn thuận”, nếu không người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối giống như những vụ việc vừa qua” – ông Phúc cảnh báo.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nhận định các quy định trong dự thảo luật mới nhất đã giải quyết cơ bản các vấn đề đặt ra nhưng vẫn cần xem xét lại khái niệm “dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội” vì thực ra các dự án này cũng thể hiện mục đích vì lợi ích quốc gia, công cộng. 

Ông Lý đề nghị xác định các dự án được thu hồi đất trên các tiêu chí: dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án ODA, dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, xây dựng hạ tầng, mở rộng nâng cấp công trình văn hóa xã hội. 

Mổ xẻ Điều 63, ông Lý không tán thành với hướng thiết kế của cơ quan soạn thảo chỉ đi sâu vào việc xác định thẩm quyền thu hồi đất của các cấp, từ Quốc hội, Thủ tướng tới HĐND. Theo ông Lý cách quy định này sẽ “dẫm chân” với Điều 62 (quy định về các trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng).
 
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: Cần xác định rõ tiêu chí dự án được thu hồi đất.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: "Cần xác định rõ tiêu chí dự án được thu hồi đất".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu, lần chỉnh lý dự thảo luật này cần quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
Chung nhận xét hướng thiết kế như điều 62, 63 trong dự thảo luật có sự trùng lặp, “đọc chưa xuôi”, Chủ tịch Quốc hội gợi ý liệt kê rõ tên các loại dự án, công trình lớn, quan trọng được thu hồi đất, dù chỉ một dừng ở con số một vài loại hay đến vài chục loại cũng phải kể rõ. Lấy ví dụ việc bổ sung dự án xây dựng cơ sở tôn giáo, xây dựng nông thôn mới… mà cơ quan soạn thảo mới bổ sung, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hướng quy định cụ thể như vậy mới hợp lý, thuận tình.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị gộp cả 2 điều luật để thể hiện nội dung một dự án muốn được thu hồi đất cần đảm bảo 2 điều kiện: điều kiện về mục đích là vì lợi ích quốc gia, công cộng và điều kiện về quy mô để được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành chủ trương hạn chế hết sức các dự án được nhà nước thu hồi đất cùng như yêu cầu liệt kê đầy đủ các loại dự án này. Các dự án còn lại đều phải áp dụng cơ chế thỏa thuận với người dân.
Ông Lưu cũng gợi ý tránh đề cập cụm từ “dự án phát triển kinh tế - xã hội” với lý do, các dự án, công trình lớn như làm sân bay, bến cảng, đường giao thông… cũng đều là dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng rõ ràng là có mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng. Các dự án làm sân vận động, khu thể thao, khu công nghiệp, chế xuất… cũng tương tự. Còn các dự án kinh tế khác như khu đô thị, nhà thương mại… thì cần hết sức hạn chế, phải áp cơ chế buộc thỏa thuận thì mới giảm được những việc lợi dụng, lạm dụng quy định, từ đó mới có thể giảm tình trạng bức xúc, khiếu kiện.
Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh sửa để làm rõ dự án quy mô thế nào thì được xác định là vì lợi ích quốc gia, công cộng, đưa vào dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp bắt đầu vào tháng 10 tới.
P.Thảo