THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 January 2012

vụ nổ súng ở HP sai từ huyện đến xã


Thứ Hai, 16/01/2012, 10:15 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhận định như trên. Ông cho rằng TP Hải Phòng phải rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm cán bộ.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
* Phóng viên: Thưa ông, cảm nhận của ông như thế nào khi theo dõi vụ việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng?

- Ông Lê Đức Anh: Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại.

Vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Cứ để kéo dài nhiều vụ sai phạm của chính quyền địa phương như vậy và xử lý không nghiêm cán bộ sai phạm thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân.
Vụ nổ súng ở HP: Sai từ huyện đến xã, Tin tức trong ngày, na sung vao cong an, na dan vao cong an, cuong che thu hoi dat, na sung o hai phong, bao, tin nhanh, tin hay, tin tuc
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trả lời phỏng vấn của phóng viên
* Xin ông cho biết quan điểm khi ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi cưỡng chế nhưng vẫn bị san phẳng, dẫn đến việc họ không còn nơi cư ngụ?
- Chính quyền phải bồi thường cho gia đình ông Vươn. Cả gia đình họ mất nhiều năm mới có thành quả như hiện nay mà chính quyền lại muốn thu hồi, điều đó là không được! Nếu TP Hải Phòng và Trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại.

* Việc phá nhà của dân về mặt đạo lý là không thể chấp nhận, thưa ông?

- Đây là hành vi bất chấp luật pháp. Ông Vươn sai thì cứ xử theo luật, còn chính quyền không thể có hành động như vậy.

* Ông nhìn nhận thế nào về tình hình sai phạm trong quản lý đất đai hiện nay?


- Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Hải Phòng mà tôi đã nghe một số nơi cũng có chuyện tương tự. Vì vậy, không chỉ TP Hải Phòng rút kinh nghiệm mà cả nước cũng cần rút kinh nghiệm để không xảy ra những vụ việc tương tự.

* Khi còn công tác, ông đã từng xử lý cán bộ nào sai phạm trong quản lý đất đai giống như vụ việc ở huyện Tiên Lãng?


- Khi tôi còn công tác, đã có nhiều trường hợp cán bộ sai phạm bị xử lý nghiêm. Chính quyền sai trong phương án cán bộ còn phải thôi chức, chưa nói đến làm sai như vụ việc ở huyện Tiên Lãng.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhấn mạnh: “Đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở nhiều địa phương là chính quyền mua rẻ đất của dân rồi bán đắt, trong đó có một phần chia nhau. Chưa kể đất nông nghiệp bị thu hồi làm khu đô thị, khu công nghiệp rồi để hoang hóa nhiều năm. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm”.
Xem thêm chủ đề: na sung vao cong an, na dan vao cong an, cuong che thu hoi dat, na sung o hai phongbaotin nhanhtin haytin tuc
Theo Thế Dũng (Người lao động)

Quãng đời đặc biệt nơi hoàng sa

Quãng đời đặc biệt nơi Hoàng Sa
Ông Nguyễn Văn Thành - nhân viên thông tin truyền thông trên đảo Hoàng Sa

Quãng đời đặc biệt nơi Hoàng Sa

Chủ nhật, 15/01/2012, 08:05 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Cách đây đúng 38 năm, tháng 1-1974, đúng vào dịp tết, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm chiếm. Từ đó đến nay, chưa bao giờ quần đảo Hoàng Sa bị lãng quên trong lòng người dân Việt.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Và càng không bao giờ bị lãng quên trong ký ức của những người một thời đi giữ Hoàng Sa.
Mời bạn ngược dòng thời gian về thăm lại Hoàng Sa cùng họ - những người đã sống, đã chiến đấu bảo vệ quần đảo. Những hồi ức chân thực, những dòng viết nguệch ngoạc này được rút ra từ Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa thực hiện và công bố mới đây.

Mãi đến nay, đã gần 40 năm qua mà trong ký ức tôi vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm vui buồn tại đảo Hoàng Sa. Bởi đó là quãng đời đặc biệt mà tôi đã từng sống và làm việc. Tôi đã từng sống trên đảo hai đợt, mỗi đợt hơn ba tháng.

Ký ức chuyến ra đảo đầu tiên làm tôi nhớ mãi. Phải thú thật là lúc nhận được lệnh đi đảo Hoàng Sa, tôi cũng lo sợ. Mặc dù trước đó có rất nhiều người đã đi, nhưng lần đầu tiên phải xa vợ con trong thời gian dài và không biết cuộc sống trên đảo thế nào.

Tôi còn nhớ thành phần ra đảo lúc đi khá đông, khoảng hơn 20 người kể cả bốn nhân viên khí tượng. Chúng tôi đến từ những vùng quê khác nhau của VN.
Quãng đời đặc biệt nơi Hoàng Sa, Tin tức trong ngày, hoang sa, trung quoc, viet nam, xam chiem, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Ông Nguyễn Văn Thành - nhân viên thông tin truyền thông trên đảo Hoàng Sa
Chúng tôi tập trung tại Hội An, đi mua sắm vật dụng cá nhân cho mình, mua lương thực thực phẩm phục vụ cho đoàn cũng như một số vật nuôi, con giống để ra đảo tăng gia sản xuất như heo, gà, vịt, hạt rau muống, hạt đậu xanh...

Sau khi chuẩn bị xong, xe đưa chúng tôi ra Đà Nẵng để lên tàu và xuất phát ra đảo từ đó. Khi được lệnh lên tàu và khởi hành, anh em trên tàu mỗi người mỗi tâm trạng. Nhưng rồi ai cũng có cảm giác hân hoan vì lần đầu được lênh đênh trên mặt biển, để khám phá vùng đất thuộc lãnh hải của Tổ quốc mà mình chưa biết.

Theo kinh nghiệm, nếu thời tiết tốt thì thời gian ra đến đảo mất khoảng 21 tiếng. Tàu của chúng tôi khởi hành khoảng 14 giờ hoặc 15 giờ hôm trước thì hôm sau khoảng 10 giờ hoặc 11 giờ đến. Dù thủy triều cao hay thấp thì trong tàu luôn trang bị xuồng cao su để đưa người và vật dụng lên bờ.

Tại đảo có một chiếc cầu, tạm gọi là cầu cảng. Từ đầu cầu vào nhà ở khoảng 400-500m. Nếu nhớ không lầm thì ở phía bên phải của cầu có một chiếc tàu sắt đã gỉ sét. Nghe những người đi trước kể lại, đó là tàu của bà Ngô Đình Nhu ra đảo chở phân chim bị hỏng và bỏ lại.

Khi bước chân lên đảo tôi thấy ở cầu cảng có đường ray (hẹp hơn đường ray tàu hỏa) và năm chiếc xe rùa, không biết ai đã xây dựng và để lại nơi này. Tất cả anh em dùng những chiếc xe rùa này để di chuyển vật dụng, thức ăn, nước uống vào nhà. Hai bên đường vào nhà toàn là đá vôi, cây phốt phát, cây nhàu và một số cây lạ khác.

Nhà chúng tôi ở trên đảo được xây dựng rất kiên cố, bề dài khoảng 30-40m, bề ngang khoảng 20m. Nhà được ngăn thành bốn phòng: phía bên phải có một phòng để dùng làm nhà kho, một phòng cho binh sĩ ở, phía bên trái một phòng dành cho đảo trưởng và lính truyền tin, còn căn phòng rộng nhất dùng để sinh hoạt. Nhà rất kiên cố nhưng tất cả cửa lớn nhỏ đều đã hư hỏng vì thời gian nên mỗi khi có mưa gió rất cực khổ. Phía dưới nền nhà được đúc suốt dùng làm hầm chứa nước để dự trữ.

Phía trên trần nhà cũng đúc bêtông và được đặt hai khẩu súng đại liên 50 li, một khẩu đã hỏng và một khẩu còn dùng được. Tất cả vật dụng cũng như súng ống và đạn dược thì đảo trưởng cho lau chùi sạch sẽ vô dầu mỡ và cất vào kho. Ngoại trừ có ít lựu đạn đảo trưởng cất giữ để đánh bắt cá. Đây thật ra cũng là chủ ý của đảo trưởng, sợ anh em khi có xích mích, nóng giận mà sử dụng thì rất nguy hiểm.

Trước mặt nhà ở khoảng 150m có một nhà thờ Thiên Chúa giáo, trong có treo một cây thánh giá và tượng chúa Giêsu, thường những anh em có đạo hay đến cầu nguyện. Trước nhà thờ khoảng 50m có một cái giếng dùng được, bên cạnh có một cây dừa. Phía sau nhà ở có một con đường mòn nhỏ mà anh em thường ra đi dạo và đánh bắt cá. Phía bên phải có một cái miếu ở trong cũng thờ tự và cạnh bên có những ngôi mộ phần nhiều là vô danh.

Cạnh nhà chúng tôi ở khoảng 50m là nhà ở của anh em quan trắc khí tượng. Chúng tôi rất mến nhau, thường chia sẻ cho nhau những mẻ cá và anh em có gì ngon cũng đem cho chúng tôi.

Ấn tượng nhớ nhất của tôi là lần đầu dạo quanh đảo, khi đến cầu cảng nhìn xuống biển thấy rất nhiều cá bơi lội, tôi vội ném xuống một quả lựu đạn. Sau tiếng nổ, cả một vùng nước chuyển sang một màu đen sì, ba chúng tôi nhảy xuống bơi lặn mãi mà cũng chẳng tìm thấy con cá nào. Lúc đó tôi có phần run sợ, lạnh nổi cả da gà vì rõ ràng cá bung lên mặt nước rất nhiều. Sau này mới rõ đó là đàn mực đang bơi. Mực không có bong bóng nên không chết tức do tiếng nổ gây nên.

Với tôi, cuộc sống trên đảo khá nhàn rỗi. Ngoài giờ ấn định phải điện để liên lạc hằng ngày với tiểu khu Quảng Nam thì tôi, đảo trưởng cũng như những binh sĩ khác thường xuyên đi đánh bắt cá. Việc đánh bắt cá không chỉ để phục vụ các bữa ăn mà còn phơi khô để lúc về đất liền dùng làm quà. Khi đi ra đảo chúng tôi cũng có chuẩn bị lưới đánh cá. Lúc nước biển bắt đầu cạn, chúng tôi dùng lưới giăng ngang mí sóng (khúc cạn gần bờ) rồi từ trong bờ hè nhau đuổi ra là có cá bắt được. Nhưng khi gặp cá nhám thì chúng sẽ xé tung lưới mà đi.

Những lúc nước xuống nhiều thì chúng tôi lội đi bắt ốc gân, nhiều con rất lớn, có thể bằng chiếc nón. Chúng tôi dùng lưỡi lê xẻ ngay tại chỗ, chỉ lấy cái gân (phần của ốc dùng để khép và mở miệng) đem về xẻ ra phơi khô (còn ngon hơn khô mực) để mang về làm quà. Những lúc không làm gì thì chúng tôi tưới cây, những hạt giống mang theo gieo rất tốt, đậu xanh, rau muống, bí đỏ. Có những quả bí chỉ mới trồng khoảng ba tháng mà rất lớn, một người bê rất khó.

Thức ăn trên đảo qua những ngày đầu nào thịt gà, vịt, heo, đến lúc hết thì chỉ cá và rau cỏ trồng. Nhớ những lúc rau muống chưa kịp lên thì dùng cá nấu với lá ớt làm canh. Ban đêm chúng tôi chia từng tốp dạo quanh đảo tìm những con rùa biển (còn gọi là con vích) lên bãi cát để đẻ. Khi bắt được, chúng tôi lật ngửa nó ra để sáng hôm sau xẻ thịt. Thịt của nó rất ngon, cái thì ăn cái thì phơi khô, riêng trứng thì tròng đỏ đổ (chiên) làm chả, không thể luộc được vì tròng trắng của nó không bao giờ chín. Lúc chẳng biết làm gì thì người đánh đàn, kẻ đánh bài ăn thua nhau bằng thuốc lá hoặc khô cá.

Cuộc sống nhàn rỗi trên đảo khiến anh em buồn và nhớ nhà, thỉnh thoảng lại có một binh sĩ khóc suốt cả đêm liền.

Ký ức của tôi chỉ tạm tái hiện phần nào. Bởi lẽ hơn 40 năm rồi tôi không thể diễn tả hết những gì mình đã nhớ trong quãng thời gian sống trên đảo. Tôi mong sao Chính phủ đấu tranh để giành lại quần đảo Hoàng Sa, giành lấy chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Xem thêm chủ đề: hoang sa, trung quoc, viet nam, xam chiembaotin tuctin hottin hay
Theo Nguyễn Văn Thành 

Hai lần sống ở Hoàng sa

Hai lần sống ở Hoàng Sa
Khu đồn trú của lính địa phương quân VN

Hai lần sống ở Hoàng Sa

Thứ Hai, 16/01/2012, 07:15 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Lần đầu tiên tôi được ra công tác tại quần đảo Hoàng Sa là giữa mùa thu năm 1971.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Năm ấy tôi 19 tuổi. Chúng tôi lên tàu ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Khoảng 16g chiều hôm trước - tàu chạy luôn đêm, đến Hoàng Sa vào 6-7 giờ sáng hôm sau. Những người lên đảo đợt đó có lẽ tôi là người trẻ nhất. Có mặt ở nơi đây, tôi nhớ mãi đó là đợt 45.
Tôi ra đảo để đổi cho đợt 44 đã hết nhiệm vụ. Người đầu tiên tôi gặp là anh Tạ Song - y tá của đợt 44. Cũng như bao người khác mỗi lần công tác là ba tháng, nhưng có đợt hơn thế nữa vì biển động mạnh tàu không ra được để đổi. Tôi ra đảo với nhiệm vụ là y tá, chữa và cấp thuốc cho anh em gặp phải những chứng bệnh thông thường, còn bệnh nặng báo với đảo trưởng xin tàu chở về đất liền.
Hai lần sống ở Hoàng Sa, Tin tức trong ngày, hoang sa, quan dao hoang sa, bao, tin tuc, tin hot, tin nhanh
Quân đội Sài Gòn phòng thủ tại Hoàng Sa trước năm 1974 - Ảnh tư liệu
Phải nói rằng được công tác tại quần đảo Hoàng Sa là một vinh dự lớn đối với những người lính chúng tôi. Song cũng có ít nhiều lo lắng và băn khoăn. Không biết đến Hoàng Sa sẽ ra sao? Vì Hoàng Sa cách đất liền hàng trăm cây số mênh mông biển nước và ở đó những ba tháng.
Tàu đến quần đảo Hoàng Sa hạ neo ngoài khơi. Chúng tôi di chuyển vào đảo bằng thuyền cao su (bơm hơi) có gắn máy nổ. Khi thuyền cao su cập bến, đặt chân lên cầu tàu để đi vào đảo, tôi thật sững sờ khi thấy đường vào đảo hai bên san hô chất cao hơn đầu người, cộng vào đó dây leo bao che kín như vào một hang động. Tôi đứng lặng hồi lâu. Đến khi anh Tạ Song hỏi: ai là y tá đi theo tôi nhận bàn giao? Lúc ấy tôi mới lần bước theo anh.
Ngày đầu tiên sống trên đảo thấy thời gian trôi thật chậm. Nhớ gia đình, nhớ bạn bè, đất liền lắm vì hồi đó tôi quá trẻ. Sau thời gian ngắn cuộc sống vui vẻ và thoải mái hơn vì quen rồi.
Mỗi buổi sáng chúng tôi dậy rất sớm, rủ nhau đi tập thể dục. Nói cho oai vậy thôi chứ tập gì. Đi bộ quanh đảo để tìm những chiếc phao thủy tinh mà tàu đánh cá nước ngoài bị đứt trôi dạt vào đảo. Chúng tôi hay gọi là trái bóng, lấy cất sau này đem về đất liền cắt ra làm chậu nuôi cá cảnh. Hoặc tìm đường đi của mấy chú vích (rùa biển) để đêm lấy trứng về cải thiện bữa ăn.
Hai lần sống ở Hoàng Sa, Tin tức trong ngày, hoang sa, quan dao hoang sa, bao, tin tuc, tin hot, tin nhanh
Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 - Ảnh tư liệu
Anh Hai Song về đất liền có để lại cho tôi một ít dụng cụ câu cá. Ban đêm thì câu ở cầu tàu, ban ngày lội ra bãi san hô câu. Với đồ nghề câu anh Hai Song để lại, tôi đã câu được con cá khế khoảng 15kg. Cá, ốc ở Hoàng Sa rất nhiều.
Hoàng Sa không có núi nên cây cối cũng không lớn lắm. Ngoài dừa, dương liễu, nhãn thì chẳng có cây nào lớn hơn thế. Vậy mà không nắng nóng lắm, chắc nhờ gió biển. Cũng ở đợt này năm ấy có cơn bão lớn đi ngang qua đảo, biển động mạnh, sóng cao như mái nhà.
Sau hai lần công tác ở đảo, điều mà tôi không quên được đó là hai lần công tác tôi đều gặp được ông Võ Vĩnh Hiệp - ông là người của nha khí tượng Sài Gòn đưa ra để làm công tác khí tượng. Ông là người bị dị tật bẩm sinh cả tay và chân, thế mà ông chơi rất hay nhiều loại đàn.
Ông đã dạy đàn cho tôi hai đợt như vậy. Sau khi bị Trung Quốc bắt ông được trao trả sau năm ngày, tôi đã nhờ ông báo tin cho gia đình tôi là tôi vẫn còn sống và bị giam giữ tại Trung Quốc.
Nếu như thống kê thì ông Hiệp đã sống và làm việc tại Hoàng Sa hơn 30 lần.
Hai lần sống ở Hoàng Sa, Tin tức trong ngày, hoang sa, quan dao hoang sa, bao, tin tuc, tin hot, tin nhanh
Khu đồn trú của lính địa phương quân VN trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1959) - Ảnh tư liệu
Lần thứ hai tôi được ra đảo khoảng tháng 10-1973. Đợt ấy là đợt 54. Lần đi này tôi đã có kinh nghiệm hơn vì đã sống ở đây ba tháng rồi. Nên cuộc sống vui vẻ thoải mái hơn nhiều. Lẽ ra sau đợt công tác này tôi về sẽ cưới vợ, còn khoảng một tuần nữa là về thì bị Trung Quốc đem tàu chiến, binh lính đến chiếm đảo. Lúc ấy có cả đoàn giám sát thiết lập phi trường trên đảo bị kẹt lại, trong đó có một người Mỹ.
Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu và giữ lấy đảo vì đảo là chủ quyền của chúng ta. Nhưng lính Trung Quốc đông quá cùng tàu chiến nhiều. Cuối cùng họ cũng chiếm được Hoàng Sa.
Tôi cùng 32 người khác bị bắt về đảo Hải Nam. Sang tàu khác thì có thêm 21 người lính hải quân bị bắt ở đảo khác. Họ đưa chúng tôi về cảng Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó đưa chúng tôi về trại thu dung tù binh ở Quảng Châu bằng ôtô.
Ở đây khoảng một tháng, chúng tôi được trao trả cho Hồng thập tự quốc tế ở biên giới Thâm Quyến và Hong Kong. Và Hồng Thập tự quốc tế giao trả chúng tôi cho chính quyền Sài Gòn.
Lâu quá rồi tôi cũng không còn nhớ nhiều về Hoàng Sa, về quang cảnh trên đảo. Nhưng ngôi nhà nguyện, miễu Bà, cầu tàu, giếng nước... luôn ở trong tôi. Và đặc biệt là khu nghĩa trang với khoảng 50-60 ngôi mộ của những người đã sống và bảo vệ đảo, bảo vệ chủ quyền cho đất nước.
Mới đó mà đã gần 40 năm - từ ngày chúng tôi bị bắt đến nay - không có người VN nào được đặt chân lên đảo Hoàng Sa nữa. Nghĩ mà thấy nghẹn ngào...
Xem thêm chủ đề: hoang sa, quan dao hoang sa, bao, tin tuctin hottin nhanh
Theo Lê Lan (Tuổi Trẻ)

Vụ nã súng phải bồi thường cho ông Vươn

Vụ nã súng: Phải bồi thường cho ông Vươn
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Vụ nã súng: Phải bồi thường cho ông Vươn

Chủ nhật, 15/01/2012, 08:25 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi…
Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về  luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.

Vụ nã súng: Phải bồi thường cho ông Vươn, Tin tức trong ngày, na sung vao cong an, na dan vao cong an, cuong che thu hoi dat, na sung o hai phong, bao, tin nhanh, tin hay, tin tuc
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?

- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.

Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.

Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.

* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?


- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.

* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?

- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế.

Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc

Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.

Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.

Về lại tiên lãng sau vụ cưỡng chế đất

Về lại Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế đất
Ông Lương Văn Trong đẩy thuyền đặt đó để đánh bắt vài con tôm cá cho đỡ nhớ đầm

Về lại Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế đất

Thứ Hai, 16/01/2012, 03:25 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - PV trở lại bãi bồi Tiên Lãng, Hải Phòng sau vụ chống cưỡng chế thu hồi đất đổ máu ngày 5-1. Đến mới biết ở đây có gần 1.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Chuyện thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn không cá biệt.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Tiên Lãng nằm kẹp giữa sông Thái Bình và sông Văn Úc, hướng mặt ra vịnh Bắc bộ. Đây chính là vùng đất mới, nơi hàng trăm năm qua cư dân vẫn cặm cụi viết tiếp câu chuyện mở đất như cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa. Những cái tên xã tên làng Quyết Thắng, Tự Cường, Kiến Thiết, Khởi Nghĩa, Toàn Thắng, Đông - Nam - Tây - Bắc Hưng... như vẫn còn thơm mùi đất mới.

Đánh vật với biển


“Cam khổ lắm mấy chú ạ. Đánh vật với biển hơn 20 năm nay. Có lúc tưởng chừng bất lực, tinh thần đi xuống, nghĩ bụng là phải trả đất về với hoang hóa như ngày xưa...” - phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng Lương Văn Trong vừa dẫn chúng tôi đi dọc bờ bao của khu đầm 30ha vừa tâm sự.
Về lại Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế đất, Tin tức trong ngày, na sung vao cong an, dat tien lang, na dan vao cong an, cuong che thu hoi dat, na sung o hai phong, bao, tin nhanh, tin hay, tin tuc
Không dám đầu tư nữa, chiều chiều ông Lương Văn Trong (phó chủ tịch liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng) đẩy thuyền đặt đó để đánh bắt vài con tôm cá cho đỡ nhớ đầm
Nhà ông Trong ở xã Đông Hưng, năm 1992 ông được UBND huyện giao 30ha đất hoang hóa khu vực bãi bồi ngoài đê để nuôi trồng thủy sản. Năm bố con, anh em ông Trong bắt đầu chinh phục vũng bãi này bằng cách đắp đập, tạo nên những đầm, đìa nhỏ gần đê, rồi từ đó lấn dần ra biển.

Ông Trong kể: “Đắp bờ bao lần thứ nhất, chỉ ngủ qua đêm thì sáng mai thủy triều đã giật vỡ, lại công cốc. Lúc đó tôi thấy không có cây đước, cây bần, cây trang yểm trợ thì không ổn. Hàng chục năm liên tục, cứ vỡ lại đắp, cây bần cây đước mọc thành hàng chắn sóng, hết bờ gần thì tiến đến bờ xa, bây giờ mới thành hệ thống đầm, đìa thế này”.

Được chính quyền và dân địa phương coi như người tiên phong mở đất, ông Trong từng là cá nhân tiêu biểu được bầu đi gặp mặt Thủ tướng và đến năm 2002 ông vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Kế bên đầm ông Trong là đầm của ông Vũ Văn Dũng. Vừa cho vịt ăn, ông Dũng vừa kể câu chuyện của mình: “Tôi được giao đất năm 1993, quyết định giao đất của huyện lúc đó giao diện tích 6ha, nhưng gần 20 năm đánh vật với biển đến nay chỉ khai thác được 2,6ha thôi. Khu đầm của tôi sát cửa sông nên sóng đánh dữ lắm, thua”.

Chúng tôi hỏi: “Ông đầu tư mỗi năm bao nhiêu tiền, nuôi trồng những gì?”. “Mỗi năm đầu tư 30-50 triệu đồng trồng cây, đắp đê, giống má cộng lại khoảng 100 triệu. Năm được thì cỡ trăm triệu, năm kém thì vài ba chục triệu. Đủ nuôi sống sáu miệng ăn” - ông Dũng kể.

Trở lại cống Rộc (xã Vinh Quang), chúng tôi bắt chuyện với chủ đầm Nguyễn Văn Phao (kế bên khu đầm của ông Vươn). Ông Phao có 15ha đầm, được giao năm 1994. Ông là bộ đội phục viên. “Về thấy anh Vươn ra chiến đấu với biển năm 1993-1994, mình cũng quyết định dựng lều ngoài bờ đê để đẩy lùi con sóng”.

Ông Phao đang say sưa kể thì vợ ông - bà Phùng Thị Nhót - chen vào: “Lúc đó sợ lắm chú ạ. Ngoài đê nước biển mênh mông. Chỉ có ông Phao nhà tôi với anh Vươn. Nghĩ lại thấy sao ông ấy liều thế. Mình nằm trong đê mà lo nơm nớp”.
Về lại Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế đất, Tin tức trong ngày, na sung vao cong an, dat tien lang, na dan vao cong an, cuong che thu hoi dat, na sung o hai phong, bao, tin nhanh, tin hay, tin tuc
Ông Vũ Văn Dũng - một chủ đầm - và quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại của UBND huyện Tiên Lãng
Không bồi thường

Bà Nhót kể bờ đê chìm nổi nhiều phen, nhưng sợ nhất là năm 1996, Tiên Lãng đón bão to, giữa đêm ông Phao xách đèn pin chạy vào đê, bão tan thì hai vợ chồng ôm nhau khóc vì “mất cả chì lẫn chài”, sóng gió san phẳng những gì làm trong hơn 10 mười năm mồ hôi nước mắt. “Năm đó huyện về đánh giá nhà tôi mất 100 triệu. Nhưng đó chỉ là tiền cá, tôm, vịt thôi chú. Họ đâu có tính công đắp bờ trong bờ ngoài, mỗi năm bỏ ra mấy chục triệu đồng để gia cố”.

Khó khăn qua dần, người dân bám bờ, bám biển không chịu khuất phục thiên tai. Dăm năm gần đây, khi nghề nuôi cua, nuôi cá bắt đầu đem lại lợi nhuận, những rặng bần, rặng đước sau gần hai thập kỷ đã trở thành tường bao che chắn cho các chủ đầm.

Đùng một cái, bắt đầu từ năm 2005, hàng loạt chủ đầm huyện Tiên Lãng nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện. Trớ trêu, các quyết định thu hồi ấy đều có chung dòng chữ là bàn giao tất cả tài sản, công trình trên đất, không bồi thường.

Giọng đầy chua xót, ông Dũng tâm sự: “Họ giao quyết định thu hồi, cùng với yêu cầu dừng đầu tư, từ năm 2005 đến nay tôi không dám bỏ tiền ra nuôi trồng gì nữa, tiếc quá đành thả đàn vịt hơn ngàn con để nuôi sống gia đình”.

Khu đầm của ông Trong khi chưa nhận quyết định thu hồi, dịp gần tết thế này lúc nào cũng vài ba chục người làm thuê, đánh bắt cá, cua, tôm nhộn nhịp từ sáng đến tối. Còn bây giờ, ông Trong buồn bã chống thuyền đem mấy cây đèn dầu đi đặt đó bắt vài con tôm, con cá phục vụ bữa ăn hằng ngày của gia đình.

“Xót lắm chú ạ. Cả khu đầm 30ha nếu được đầu tư thì mỗi năm trúng cũng được vài trăm triệu, đóng thuế cho Nhà nước. Nhưng cầm cái quyết định ấy trên tay, ai dám bỏ tiền xuống nữa. Nhớ đầm, hằng đêm tôi lại ra căn chòi này ngủ...” - ông Trong bần thần nói với chúng tôi rồi chống cây sào đẩy thuyền đi đặt đó.

“Đình chỉ giải quyết khiếu nại?”

Cùng trên dải đất bồi ven biển, cùng một điều kiện làm ăn, nhưng các chủ đầm cho chúng tôi xem các quyết định giao đất, thu hồi đất với thời hạn rất khác nhau. Ông Phao 15ha, giao đất năm 1994, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2010. Ông Trong 30ha, giao năm 1992, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2007. Ông Dũng 6ha, giao năm 1993, thời hạn 12 năm, quyết định thu hồi năm 2005. Ông Vươn được giao 21ha năm 1993, thời hạn 17 năm, năm 1997 giao bổ sung 19,3ha, thời hạn 17 năm nhưng tính thời điểm giao từ năm 1993...

Trong khi đó, Luật đất đai và nghị định 64 quy định rõ đối với đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm; nếu giao trước năm 1993 thì thời hạn được tính từ năm 1993; nếu giao sau năm 1993 thì thời hạn được tính từ ngày giao đất.

Một điều rất lạ, khi huyện có quyết định thu hồi, các chủ đầm có đơn khiếu nại, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã ký các quyết định “đình chỉ giải quyết khiếu nại”. “Chủ tịch đình chỉ khiếu nại thì còn đi đâu nữa” - ông Dũng nói.

“Quan” nói một đằng, dân nói một nẻo

Gặp ông chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh, chúng tôi hỏi: “Tại sao thu hồi đất của dân lại không bồi thường?”, ông Khánh trả lời: “Vì hết thời hạn giao đất nên huyện thu hồi, trước đây các hộ dân đã hợp đồng với huyện như vậy”. Khi được đề nghị cung cấp các hợp đồng đó, ông Khánh không đáp ứng.

Chúng tôi hỏi tiếp: “Tại sao có quyết định giao đất lại còn có cả hợp đồng, đâu là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất?” thì ông Khánh không trả lời. Các chủ đầm mà chúng tôi gặp đều khẳng định ngoài các quyết định giao đất, không có bất cứ hợp đồng nào được họ ký với UBND huyện cả.

Huế Tết Mậu Thân

Huế Tết Mậu Thân


Mậu Thân 1968. ẢnhWikipedia


Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8- đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm… Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.
Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ. Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm. Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.
Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…
Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30 Anh hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.
Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.
Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngỏ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cã những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba… rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.
Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tứ bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà Sơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có Sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d’ Arc.
Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà Sơ, và mấy người nữa.
Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.
Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay họ đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.
Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy Sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…
Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm… cầm hơi!
Tôi quyết định chạy về tìm gia đình.Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau BV chạy vô.
Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống.Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam) nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.
Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.
Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.
Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với HPNP. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn HPNP nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời HPNP nói.
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị HPNP bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến HPNP và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.
Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn Khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô Bv cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chỗ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn HPNP lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!
Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc, mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về. Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt HPNP mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh dấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.
HPNP to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thìVăn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeane d’Arc.
Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.
HPNP vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẫy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có HPNP chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.
Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chiếc xích lô, trong lúc HPNP cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.
Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhã đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại nồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.
Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con, nín đi con ơi. Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.
Tôi định dừng lại hỏi thăm thì HPNP trờ xe tới nạt nộ “đi, mau ngó chi!”
Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.
Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bộ đội ngoài Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì HPNP và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi, không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!
Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.
Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi HPNP biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.
Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.
Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nổi ni…
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhẩy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn HPNP cũng vừa vào đến.
Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi, thằng Lộc, thằng Kính ở mô? Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng, ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được? Ông nội nói, ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biêt tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, HPNP hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn, Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao, tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.
Thằng Phan càng la lớn, tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti. Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba… Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to, đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc Anh Lộc tìm cách tuột xuống,thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì HPNP đã nỗ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.
Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lạy, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mắt mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu, khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của ông nội đang ở trong nhà.
Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rủ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!
Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn dấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.
Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.
Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại. Một buổi tối bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin họ đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Họ bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.
Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nĩ, mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Họ không cho. Họ phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…
Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuốc xẻng đang đào đất. Tâm rí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…
Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xẩy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.
Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu,bức tai, giọng tức tưởi, thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi, bác Hậu đấm ngực, không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa… Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.
Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.
Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.
Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nĩ tôi rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?
Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọnVC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.
Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tội như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.
Sau khi Huế được giải thoát, ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cử hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn đươc nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.
Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần đường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.
Thưa Quý Vị,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau dớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.
Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…
Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của CSVN ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.
Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết
Xin trình ông tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:
Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh: Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.
Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.
Nguyễn Thị Thái Hòa (Dân Làm Báo)
____________________________
Bài viết này do tác giả viết vào mục phản hồi trong bài Những con tắc kè ảo vọng của anh Hoàng Thanh Trúc. Dân Làm Báo xin phép tác giả được đăng lại thành một bài riêng.
| 10.1.12