THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 December 2013

TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG

http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/05/tuyen-bo-tu-bo-dang-cong-san-viet-nam-cua-ong-le-hieu-dang/#more-4714

TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG

TUYÊN BỐ

Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố1công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
            Ngày 04.12.2013
              Lê hiếu Đằng
                (chữ ký)
2
.
Đôi lời: Vậy là phát pháo lệnh đã nổ!
Trước khi bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, công luận thừa biết màn hài kịch lố bịch sẽ có cái kết ra sao, người ta chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ nào đó, ví như một cuộc biểu tình. Nhưng đã không xảy ra.
Phải chăng lòng người đã quá mệt mỏi? Hay nỗi sợ hãi bị đàn áp, trong lúc thiếu sự gắn kết và những “ngọn cờ”?
Và Lê Hiếu Đằng đã nhận lãnh vị trí đó, dù cho có thể sẽ là một “ngọn cờ cảm tử”.
Thử nhìn lại, khi ông tung ra bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN hoảng hốt tới đâu. Đến những tờ báo thuộc loại có phần “gần dân”, chẳng bao giờ thèm tham gia những cuộc “đánh hôi” của đám báo “lá … chuối chùi khu” như Nhân dân, Quân đội nhân dân, vậy mà cũng được lôi vào trận. Rồi vài tay chân đã lộ hoặc chưa lộ mặt của đảng cũng nháo nhác kêu la, chửi rủa.
Nếu đó là cú đòn nhứ, làm cho đảng vội vã tung hết binh lực, thì cú đòn lần này, chắc chắn sẽ làm đảng khó trở tay, nhất là ngay giữa lúc bữa tiệc hân hoan mừng Hiến pháp mới vừa được bày biện. Nó sẽ như cái tát vào ngay giữa những cái miệng bóng nhẫy đang nhồm nhoàm gặm dở khúc sườn, đùi.
Ban bí thư sẽ chụm đầu bàn bạc, Ban Tuyên giáo sẽ có những chỉ thị ngầm, …? Liệu có nên công khai phản công như lần trước, hay nín lặng, vì không khéo thì “lợi bất cập hại”? Không lẽ lại lần nữa phải huy động cỗ máy khổng lồ chỉ để chống lại một Lê Hiếu Đằng đơn độc, đang mắc trọng bệnh? Hay là để dành binh lực, chờ cú đòn nặng hơn, của một tập thể, chẳng hạn? Cho nên, sẽ phải bóp đầu, căng tai nghe ngóng, phán đoán xem liệu hiệu ứng của cú đòn này sẽ lan tỏa tới đâu.
Bởi vì
Một phong trào bỏ đảng nếu như được dấy lên, ngay vào lúc này, sẽ là cái giá phải trả đau đớn nhất, mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử 83 năm vinh – nhục của ĐCSVN.
BT

PHILIPPINES CĂN CỨ QUÂN SỰ TRÁI PHÉP Ở TRƯỜNG SA

SoHa- 05/12/2013   -Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp cơ sở quân sự của mình trên đảo Thị Tứ, khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.



Hôm qua (4/12), tờ Philstar của Philippines đưa tin Chính phủ nước này hiện đang lên kế hoạch chi 480 triệu peso (khoảng 11 triệu USD) để nâng cấp cơ sở hạ tầng không quân và hải quân trên đảo Thị Tứ, một trong những khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines chiếm đóng trái phép.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Philippines, dự án này sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu công khai.
Sân bay quân sự Philippines xây dựng bất hợp pháp trên đảo Thị Tứ, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Sân bay quân sự Philippines xây dựng bất hợp pháp trên đảo Thị Tứ, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chi tiết về dự án hiện chưa được công bố. Tuy nhiên, một số nguồn tin của Bộ Quốc phòng Philippines cho hay, dự án sẽ bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hải quân và sửa chữa đường băng hiện đang mài mòn ở đây, nhằm cải thiện cả khả năng giám sát của quân đội Philippines trên Biển Đông.
Trên đảo Thị Tứ, Philippines đã xây dựng trái phép một hội trường, một đường băng dài 1,3km, một căn cứ hải quân, trung tâm y tế và một trường mẫu giáo. Trước đó, Bộ Quốc phòng nước này đã lên kế hoạch chi 313 triệu peso để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên một căn cứ hải quân mới trong vịnh Oyster cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam 160km. Dự án này bao gồm xây mới một cầu cảng và các sở hạ tầng cảng tại đây.

RADAR TRUNG QUỐC LỌT VÀO TAY QUÂN NỔI DẬY SYRIA

KienThuc- 05/12/2013  -Quân nổi dậy Syria có thể đã đánh chiếm được một loại radar giám sát mạng pha thụ động do Trung Quốc chế tạo tại căn cứ quân chính phủ.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, gần đây những bức ảnh được đăng tải trên trang mạng quốc tế cho thấy, quân nổi dậy Syria đã kiểm soát một căn cứ tên lửa phòng không của quân chính phủ, bên trong căn cứ này triển khai hệ thống radar đối không rất giống loại JY-11B do Trung Quốc sản xuất.
JY-11B là radar giám sát mạng pha thụ động 3 tham số do Sở Nghiên cứu Công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo. Đây là nơi nghiên cứu phát triển công nghệ cao mang tính tổng hợp quy mô lớn nhất trong lĩnh vực hệ thống điện tử của Trung Quốc.
Radar JY-11B chủ yếu dùng để báo động sớm, tìm kiếm mục tiêu tầm thấp trên không trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Radar này được gắn trên khung gầm xe bánh lốp, có tính cơ động cao, có thể thực hiện triển khai phòng thủ nhanh chóng, thường được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khẩn cấp.
 Radar giám sát mạng pha 3 tham số JY-11B của Trung Quốc.
JY-11B làm việc trên băng tần E/F, có tính năng gây nhiễu rất cao, cự ly tìm kiếm tối đa 210km, độ cao tìm kiếm tối đa 1 km, thời gian triển khai khoảng 10 phút, tổ vận hành 4 người. Độ định vị chính xác của hệ thống JY-11B đối với mục tiêu được chia làm: khoảng cách sai số 50m; góc phương vị sai số 0,3 độ; độ cao sai số 500m; độ phân giải khoảng cách 100m; độ phân giải góc phương vị 1,8 độ.
Theo Công ty Công nghệ Điện tử Trung Quốc, kể từ khi công ty thành lập văn phòng tại Syria đến nay, công ty này đã giành được gần 20 hợp đồng với tổng giá trị gần 1 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch của công ty, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại điện tử Trung Quốc tại khu vực Trung Đông.
Bằng Hữu

PHÓ TT MỸ KHUYÊN THANH NIÊN TRUNG QUỐC TÌM ĐẾN TỰ DO

ĐẤT VIỆT- 05/12/2013

Ngày 4/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở đầu cho chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc của mình bằng cách hối thúc sinh viên Trung Quốc phá vỡ mọi khuôn mẫu của cái cũ.

Thanh niên Trung Quốc nên nhìn tự do nước Mỹ
 
Sau khi đặt chân tới Bắc Kinh, ông Biden đã lập tức tới thăm đại sứ quán Mỹ, và ở đây ông rất ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều người Trung Quốc đang xếp hàng đợi được cấp visa du lịch tới Mỹ. Sau khi cảm ơn một nhóm thanh niên Trung Quốc vì ước mong được đặt chân tới Mỹ của họ, ông Biden hy vọng thông qua chuyến đi tới Mỹ này họ sẽ hiểu được được rằng “đổi mới chỉ có thể diễn ra trong bầu không khí tự do”.
 
Ông Biden phát biểu: “Trẻ em Mỹ được khen thưởng chứ không bị trừng phạt khi có hành động thách thức hiện trạng. Cách duy nhất để bạn làm được thứ hoàn toàn mới mẻ chính là phá vỡ khuôn mẫu của cái cũ.”
 
Vị Phó Tổng thống Mỹ này nói tiếp: “Tôi hy vọng các bạn sẽ nhìn thấy điều đó khi các bạn tới Mỹ. Từ khi lập quốc đến nay, nước Mỹ vẫn là một dòng chảy bất tận đón nhận những người nhập cư mới, văn hóa mới, ý tưởng mới, tôn giáo mới, dân tộc mới để làm tươi mới tinh thần của nước Mỹ.”
 
Phó tổng thống Mỹ Biden nói chuyện với người Trung Quốc tại đại sứ quán Mỹ
Phó tổng thống Mỹ Biden nói chuyện với người Trung Quốc tại đại sứ quán Mỹ
 
Ông Biden cũng đưa ra những lời tán dương hệ thống giáo dục của Trung Quốc sau khi kết quả từ một cuộc thi toàn cầu cho thấy học sinh Mỹ vẫn còn kém xa học sinh nhiều nước châu Á và châu Âu, trong khi học sinh Thượng Hải, Trung Quốc đứng đầu thế giới về điểm số các môn thi.
 
Tuy nhiên ông Biden cũng khẳng định rằng: “Dù một số nước có hệ thống giáo dục tốt hơn, song có một điều đã in sâu trong tâm hồn của mỗi người Mỹ, đó chính là khả năng từ bỏ những điều chính thống.”
 
Những phát biểu tương tự trước đây của ông Biden đã từng khiến dư luận nổi sóng. Hồi tháng 5/2013, ông Biden đã nói với các sinh viên Đại học Pennsylvania rằng họ không thể suy nghĩ một cách khác biệt trong một quốc gia mà họ không được “hít thở tự do”, và những lời nói này của ông Biden đã bị các sinh viên Trung Quốc học tập tại trường này phản ứng và đòi xin lỗi.
 
Phó Tổng thống Mỹ tự làm khó mình
 
Chuyến công du tới Trung Quốc lần này của ông Biden diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang lên cao, đặc biệt là sau khi Trung Quốc áp đặt khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du ba nước Đông Á của ông Joe Biden.
 
Nhiệm vụ trong chuyến công du 3 nước Đông Á lần này của ông Biden được đánh giá là không hề đơn giản khi Mỹ cần phải củng cố mối quan hệ với thế lực đang lên là Trung Quốc đồng thời không làm “mất lòng” 2 đồng minh thân cận là Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Chuyến đi của ông Biden có điểm dừng chân đầu tiên là Tokyo và kết thúc tại Seoul. Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 3/12, ông Biden nói: “Cần thiết phải có cơ chế quản lý rủi ro và xây dựng các kênh thông tin hiệu quả giữa Trung Quốc và Nhật Bản để giảm nguy cơ leo thang căng thẳng”.
 
Ông Biden đã có cuộc họp kín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ông Biden đã có cuộc họp kín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
 
Phó Tổng thống Mỹ cũng lên tiếng khẳng định với phía Nhật Bản rằng: “Chúng tôi vẫn sẽ kiên định trong cam kết liên minh giữa chúng ta. Tôi sẽ trực tiếp đề cập đền những mối quan tâm chính hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc”.
 
Ông Biden cũng cho biết đây là dịp quan trọng để Mỹ có thể “khuếch trương thông điệp rằng, chúng tôi đã, đang và sẽ luôn ở bên cạnh các đồng minh của chúng tôi. Đó cũng chính là cách mà 2 cường quốc là Mỹ và Trung Quốc xây dựng các mối quan hệ khác trong thế kỷ 21”.
 
Tuy nhiên, với những phát biểu mang tính “xúi giục” của ông Joe Biden với những sinh viên trẻ tuổi, rất có thể Phó Tổng thống Mỹ đã tự làm khó mình khi phát biểu của ông có thể bị giới chức Trung Quốc ngầm hiểu là những lời nói bề trên, kẻ cả và không có thiện chí.
 
Nguyên Minh (Tổng hợp KT, DT, VOV)

Triều cường làm vỡ bờ..hàng trăm người di tản trong đêm!

SoHa- 05/12/2013  -Đoạn bờ bao bất ngờ bị vỡ do triều cường dâng cao, nước ào ạt đổ vào khu dân cư gây ngập nặng, hàng trăm người phải di tản trong đêm.

Khoảng 19h30 ngày 4/12, đoạn bờ bao ở rạch Cầu Lan thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (TP.HCM) bất ngờ bị vỡ một đoạn khoảng 12m khiến nước tuôn ào ạt vào khu dân cư gây ngập nặng.
Bà Tuyết Hương ở khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh kể lại:“Khoảng 19h tối tôi đang ở trong nhà thì nghe mọi người gọi và nói bờ bao bị vỡ. Tôi ra cửa xem sự việc thế nào thì thấy nước chảy ào ào ngoài đường, khoảng 10 phút sau ngập đến đầu gối, có nơi ngập hơn 1m”.
Nước tràn vào quá nhanh và bất ngờ khiến hàng trăm hộ dân bị ngập nặng. Những hộ có nhà cao tầng thì di chuyển đồ đạc lên lầu trên còn những hộ khác thì không kịp trở tay khiến giấy tờ, bàn ghế, tủ lạnh nổi lềnh bềnh.
Đến 23h nước vẫn ngập sâu nhiều người không có chỗ ngủ nên cùng nhau ngồi trên bờ đê chờ nước rút để về nhà. Còn những người có điều kiện thì khóa cửa nhà đi thuê nhà nghỉ, khách sạn ngủ.
Đến 24h đoạn đê bao bị vỡ đang được lực lượng dân quân địa phương gia cố khắc phục nhưng nước từ sông vẫn đang chảy vào khu dân cư. Chính quyền địa phương đã huy động máy bơm đến để sẵn sàng bơm nước ra sông khi đoạn bờ bao được đắp lại. Hiện chưa có thông kê thiệt hại của người dân.
Những hình ảnh chúng tôi ghi lại trong đêm ngày 4/12:
Sau khi đê bao bị vỡ chỉ trong vòng 15 phút, khu dân cư thuộc khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức bị ngập sâu tới 1m.
Sau khi đê bao bị vỡ chỉ trong vòng 15 phút, khu dân cư thuộc khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức bị ngập sâu tới 1m.
Triều cường làm vỡ bờ bao, hàng trăm người di tản trong đêm
 
Sự việc xảy ra bất ngờ làm nhiều hộ dân không kịp di chuyển đồ đạc
Sự việc xảy ra bất ngờ làm nhiều hộ dân không kịp di chuyển đồ đạc
Triều cường làm vỡ bờ bao, hàng trăm người di tản trong đêm
 
Giấy tờ, bàn ghế nổi lềnh bênh trong nhà, ngoài ngõ
Giấy tờ, bàn ghế nổi lềnh bềnh trong nhà, ngoài ngõ
Nhiều người mắc vong trong nhà ngủ chờ nước xuống
Nhiều người mắc võng trong nhà ngủ chờ nước xuống
Điện bị cúp, nước ngập sâu nhưng gia đình anh Xuận Giang vẫn đưa những cây mai lên chỗ cao ráo.
Anh Xuân Giang cho biết gia đình làm nghề kinh doanh và chăm sóc mai
cảnh. Tối nay nước vào quá nhanh khiến anh không kịp trở tay nên 500 cây
mai chuẩn bị bán vào đợt tết nguyên đán đều bị ngập, nguy cơ mai sẽ
chết hết.
Triều cường làm vỡ bờ bao, hàng trăm người di tản trong đêm
 
Đến 24h đoạn đê bao bị vỡ đang được lực lượng dân quân địa phương gia cố khắc phục nhưng nước từ sông vẫn đang chảy trở vào khu dân cư
Đến 24h đoạn đê bao bị vỡ đang được lực lượng dân quân địa phương gia cố khắc phục nhưng nước từ sông vẫn đang chảy vào khu dân cư
Chính quyền địa phương đã huy động máy bơm đến để sẵn sàng bơm nước ra sông khi đoạn bờ bao bị vỡ được đắp lại
Chính quyền địa phương đã huy động máy bơm đến để sẵn sàng bơm nước ra sông khi đoạn bờ bao bị vỡ được đắp lại

Nhân viên nhà tàu trắng trợn "ăn" tiền bao khách đi chui!

SoHa-05/12/2013   -Dù chỉ mua vé đến ga Bắc Giang nhưng khi biết chúng tôi có ý định đi tiếp, nhân viên soát vé thản nhiên thu 60.000 đồng bỏ túi rồi bao cho hành khách đến ga Đồng Đăng.


Nhân viên nhà tàu (bên trái) nhận tiền của chúng tôi để bao khách từ Bắc Giang về Đồng Đăng mà không cần xé vé.
Thời gian vừa qua, sau khi báo điện tử Trí Thức Trẻ có loạt bài điều tra về các trưởng tàu, nhân viên nhà tàu đưa hành khách đi chui trốn vé trên các tuyến Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Lào Cai, chúng tôi đã tiếp nhận được nhiều thông tin từ độc giả phản ánh về những tiêu cực trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Để tìm hiểu rõ hơn về những nội dung phản ánh này, trong vai những hành khách đi tàu, PV báo điện tử Trí Thức Trẻ đã có mặt trên một số chuyến tàu tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.
Gần 6 giờ sáng ngày 15/11/2013, tại ga Gia Lâm (Hà Nội), sau khi mua 2 vé đến ga Bắc Giang, chúng tôi lên toa số 4 chuyến tàu ĐĐ3 khởi hành lúc 6h. Đây là lần đầu tiên chúng tôi cảm nhận được hết ý nghĩa của 2 từ "tàu chợ” bởi những toa tàu đã quá cũ kỹ, cửa sổ nhiều toa vỡ tung, mùi xú uế từ phòng vệ sinh ở hai đầu toa xe bốc ra nồng nặc. Điều đặc biệt là vài chục người trên 2 toa xe khách của đoàn tàu chẳng cần xuất trình vé để lên tàu. Ai không có vé thì thanh toán bằng tiền mặt, số tiền này được nhân viên nhà tàu ngang nhiên bỏ túi mà không cần xé vé. 
Ở tuyến đường này, việc đi lại bằng đường bộ thuận tiện và nhanh chóng nên hành khách đi tàu như chúng tôi rất ít, đối tượng phục vụ chủ yếu của nhà tàu là lái buôn và đám cửu vạn, áp tải hàng hóa. 
Qua ga Bắc Giang lúc hơn 7 giờ sáng, thấy chúng tôi không xuống, nhân viên soát vé thường quen mặt với đám lái buôn nên khi thấy hành khách lạ mặt như chúng tôi liền hỏi: “Anh chị xuống đâu?”. Đưa 2 tấm vé đến ga Bắc Giang ra, chúng tôi bày tỏ ý định đi tiếp đến ga Đồng Đăng thì nhân viên này nói luôn: “Nếu muốn đi tiếp thì cứ ngồi yên trên tàu”. Sau đó, anh nhân viên này thu của chúng tôi 60.000 đồng nhưng không xé vé. 
Khi chúng tôi hỏi về chuyến tàu khứ hồi từ Đồng Đăng về Hà Nội, nhân viên soát vé này bảo nếu không mua vé thì muốn lên toa nào cứ bảo trước để anh ta trao đổi với nhân viên toa đó cho. Khi chúng tôi băn khoăn về việc đi qua cửa ga thì anh nhân viên này tặc lưỡi: "Cứ nói cho vào nhờ một tí thì người ta cho vào hoặc mua vé đón tiễn".
Trước đó, cũng với hành vi bao khách đi tàu chui như trên, nhân viên Nguyễn Văn Linh và Phan Văn Tuyển đã bị lãnh đạo Xí nghiệp toa xe Sài Gòn sa thải, nhân viên Đào Văn Linh và Đỗ Việt Đức bị lãnh đạo Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội kỷ luật với hình thức chuyển làm công tác vệ sinh toa xe (cao hơn mức khiển trách). Các trưởng tàu liên quan cũng bị kỷ luật nghiêm khắc như không bố trí làm trưởng tàu, kéo dài thời gian nâng lương, chuyển làm công việc khác có thu nhập thấp hơn...
Cũng trên chuyến tàu này, chúng tôi còn "tận mục sở thị" nhiều tệ nạn xã hội mà điều bất ngờ là có sự tham gia nhiệt tình của các nhân viên nhà tàu. 
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này đến độc giả.

PICS: CẢNH NƯỚC NGẬP NGANG HONG..DÂN NHAI BÁNH MÌ CHỐNG CHỌI

KienThuc- 05/12/2013  -Dù quận Thủ Đức (TP HCM) đã tung nhiều lực lượng gia cố bờ bao trong đêm, nhưng triều cường quá lớn... đã biến mọi công sức thành số...O!


Sau sự cố vỡ đê bao tại rạch Cầu Lan (sông Gò Dưa) ở KP8, phường Hiệp Bình Chánh đêm 4/12 khiến hàng trăm hộ dân một đêm thức trắng... Trong ảnh: Sau một đêm vật lộn, nước ngập ngang hông, người dân vẫn cố ăn bánh mì... để lấy sức chống chọi tiếp.

Lãnh đạo UBND quận Thủ Đức đã lập tức huy động toàn bộ lực lượng ứng cứu của Ban phòng chống lụt bão TP suốt đêm gia cố bờ đê hơn 12m bị vỡ để đối phó đợt triều cường đạt đỉnh sáng 5/12

Tuy nhiên, mọi cố gắng đã thành số O khi sáng sớm nay, sức nước mạnh khủng khiếp đã xô ngã đoạn đê bao vừa được gia cố.

Lần nữa, hơn 200 hộ dân với gần ngàn nhân khẩu trên địa bàn khu phố 8 lại chìm sâu trong biển nước.

Có nơi ngập sâu gần 1m khiến cuộc sống của người dân đảo lộn hoàn toàn. Nhiều người phải bỏ cả công việc làm ăn để ở nhà đối phó với ngập lụt 

Những hình ảnh "khóc cười" khó thể nào quên trong đợt lũ lụt cuối năm. 

Lãnh đạo UBND quận Thủ Đức cho biết: Hiện, chờ thủy triều rút và kết hợp dùng nhiều máy bơm công suất lớn để bơm nước ra ngoài, rồi tiếp tục huy động lực lượng gia cố vững chắc bờ bao; đồng thời, chỉ đạo UBND phường thống kê thiệt hại để hỗ trợ người dân.

Được biết, chiều tối 5/12, triều cường đạt đỉnh lịch sử sẽ gây khốn đốn cho người dân TP HCM.

Nguyễn Văn Thiệu - Chế độ tàn ác và vô nhân đạo như thế chưa từng có trong lịch sử Việt Nam


Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Vào ngày 1 tháng Bảy 1992 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ, cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu với tư cách Chủ tịch của Tổ chức Dân chủ Hóa và Tái kiến thiết Việt Nam đã ra tuyên bố về Hiến pháp mới của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua vào ngày 15 tháng Tư 1992. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả trích đoạn bản tuyên bố này.

I. Về các lần sửa đổi Hiến pháp nói chung


Đây là lần thứ ba cộng sản thay đổi Hiến pháp của họ kể từ khi họ ban hành Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946.

Lần đầu tiên họ thay đổi vào năm 1959, hàng trăm ngàn người dân miền Bắc vô tội đã bị truy bức và sát hại do chiến dịch “cải cách ruộng đất” của Hồ Chí Minh. Chẳng bao lâu sau đó, những trí thức liên quan trong “Cách mạng văn hóa” bị bắt giam và đày đến các trại cải tạo.

Lần thứ hai vào năm 1980 tuyên bố những thành quả cách mạng và dùng những thành quả này như là cái cớ nhằm cảnh cáo bất kỳ sự chống đối công cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, qua đấy mở đường cho phái thân Nga thanh trừng những phần tử thân Tàu ra khỏi bộ máy đảng và Nhà nước, đồng thời qua đấy họ sẵn sàng đè bẹp bất kỳ sự phản kháng nào của nhân dân.

Giống như những sửa đổi Hiến pháp vừa qua vào ngày 15 tháng Tư 1992, mục tiêu đầu tiên là đối phó với những bất đồng trong nội bộ đảng và với các phong trào ủng hộ dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ hơn kể từ lúc Liên Xô sụp đổ.

Mục tiêu kế tiếp là thông qua một loạt các cải cách kinh tế nhằm thu hút đầu tư ngoại quốc và thuyết phục Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận thương mại để cứu họ ra khỏi nền kinh tế lụn bại đồng thời tăng cường kiểm soát chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Những điều này chứng tỏ rằng ý định của cộng sản trong việc sửa đổi Hiến pháp không phải là để sửa sai những chính sách của họ và cũng không phải nhằm xoa dịu sự bất mãn trong dân chúng. Ngược lại, những sửa đổi này được đưa ra để chỉ đe dọa dân chúng, bịt miệng tất cả các đối lập nhằm chuẩn bị cho những chính sách cứng rắn hơn và trấn áp hơn.

Tóm lại, cộng sản dùng Hiến pháp để đương đầu với những sự kiện chính trị quan trọng đe dọa đến chính sự tồn tại của họ. Họ giải thích luật pháp tối cao của quốc gia theo ý họ để tiêu diệt đối lập, đàn áp dân chúng, bảo vệ sinh mạng và của cải của họ cùng với sự độc quyền cai trị của họ.

II. Về Hiến pháp mới thông qua vào ngày 15 tháng Tư 1992


Tuy tuyên truyền rằng sửa đồi Hiến pháp là để đáp ứng yêu cầu Công khai, Cải tổ, và Đổi mới, nhưng thực tế chứng tỏ rằng sự kiểm soát chính trị khắt khe hơn đã được áp đặt lên nhân dân Việt Nam, từ đấy bóp chết tất cả các quyền tự do căn bản và kiểm soát nhân dân qua tẩy não và khủng bố.

Một số ví dụ:

1. Các điều 4 và 6 tái khẳng định rằng: “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và nguyên tắc “tập trung dân chủ”.

Nhưng sự hiện diện của những người cải cách trong đảng, Bộ Chính trị và Hội đồng Nhà nước đã khiến Quốc hội xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ và thay thế nó bằng một Chủ tịch nước được trao đồng thời những quyền hạn thuộc về hành pháp, lập pháp và tư pháp, để vẫn nhất quán với nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hiến pháp này rõ ràng cực đoan hơn và lạc hậu hơn bản Hiến pháp năm 1980 mà ít ra cũng che dấu chế độ độc tài đằng sau mặt tiền của nhà nước chuyên chính vô sản.

2. Điều 30 của Luật Bầu Cử ghi rõ ràng rằng: “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đề cử các đại biểu Quốc hội”. Vì vậy chỉ các đảng viên cộng sản mới có thể được ra tranh cử và một khi được bầu, họ lần nữa sẽ chọn ra, trong số các đại biểu quốc hội, chủ tịch nước người đến lượt mình chỉ định Thủ tướng. Như vậy trong thực tế tầng lớp quyền lực từ trên xuống dưới hoàn toàn đều là cộng sản.

3. Điều 86 quy định: “Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập”. Mặc dù các đại biểu Quốc hội đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sàng lọc, Hà Nội vẫn không để cho họ hoạt động đầy đủ. Giống như các Quốc hội trước, Quốc hội này hàng năm sẽ họp trung bình hai tuần, để hết năm còn lại cho Uỷ ban thường vụ mà các cuộc họp của Uỷ ban lại đặt dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước, như thế hoàn toàn khinh thường nguyên tắc tam quyền phân lập.

4. Điều 33 ghi rằng: “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác”. Vì đảng lãnh đạo Nhà nước, cho nên chính đảng xuất bản báo, tạp chí, sách vân vân… Do vậy, dân chúng chỉ được phép đọc và thưởng thức những thứ đã được chế độ kiểm duyệt của cộng sản chọn lọc cẩn thận.

Vì vậy tự do ngôn luận và tự do báo chí trong điều 69 chỉ là ảo tưởng, được đề cập đến trong Hiến pháp chỉ thuần túy cho mục đích tuyên truyền.

5. Cộng sản Việt Nam đang rao bán sản phẩm mới mang tên: “tự do hóa kinh tế và kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, Hiến pháp chưa thừa nhận quyền sở hữu đất đai, một điều kiện căn bản cho kinh tế tư nhân.

Với 85% dân số là nông dân, các điều 17 và 18 của Hiến pháp ban cho cộng sản những công cụ và vũ khí để đặt đại bộ phận dân chúng nông dân ấy dưới sự kiểm soát và cưỡng bách chặt chẽ của họ.

Theo điều 17, “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Tuy nhiên, theo điều 18, chính Nhà nước, chứ không phải nhân dân, quản lý toàn bộ đất đai, dưới sự lãnh đạo của đảng. Như vậy nông dân dành hết vốn liếng, công sức và cuộc đời, để dựng nhà mình trên miếng đất có thể không bao giờ dám thách thức nhà cầm quyền cộng sản vì sợ không còn được thuê đất nữa.

Trong suốt lịch sử dài 4. 000 năm của Việt Nam chưa từng bao giờ có chế độ cai trị nào lại tàn ác và vô nhân đạo như thế.

Nguồn: Vietnam Center and Archive, Texas Tech University


'Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin'

Ông Nguyễn Kiến Giang từng sang Liên Xô học về ý thức hệ cộng sản

Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang đã từ trần hồi 9 giờ sáng nay 2/12 tại Hà Nội, để lại cho tôi nhiều nổi thương nhớ.
Ông có tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, sinh ngày 22-1-1931 tại một làng quê Quảng Bình bên con sông Kiến Giang.
Ông Giang xuất thân từ gia đình thuộc 'cừu gia tử đệ', tức là gia đình có mối thù với giặc nước.
Các cụ thân sinh ra ông tham gia cộng sản từ những năm 1930, anh em của ông và bản thân ông đều tham gia Việt Minh rất sớm.
Từ năm 1945 ông đã trở thành đảng viên cộng sản, khi mới 14 tuổi.
Năm 1947 ông được cử vào huyện ủy rồi được điều lên công tác ở tỉnh ủy Quảng Bình (1945-1955).
Năm 1956 ông về công tác tại Hà Nội và đã từng được đề bạt làm Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật.
Năm 1962 ông được cử đi học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô.
Khi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 9 chống chủ nghĩa xét lại thì tất cả anh em trong khóa học của ông đều bị gọi về nước.

Giam hãm một đời

Từ 1964-1967 ông bị đưa đi 'công tác thực tế' tại Quảng Bình và Thái Bình.
Sau đó ông bị tống giam cho đến 1973 mà vẫn không hề được xét xử.
Ra khỏi tù, ông vẫn chịu quản chế tại Thanh Ba, Vĩnh Phú cho đến năm 1976.
Sinh thời ông thường tâm sự:
“Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, và mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm.”
"Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa"
“Khi tôi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa.”
Từ tháng 9-1976 được về với gia đình tại Hà Nội sống như một người ngoài lề xã hội, ông ngồi dịch và viết sách báo dưới nhiều bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ...
Sách ông đã viết gồm có 'Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám' (1959), 'Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám' (1961), 'Việt Nam – Khủng hoảng và lối ra' cùng 'Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang' (1993).
Ông còn viết chung với Nguyễn Khắc Viện các cuốn 'Liên Xô 70 năm trên đường khai phá' (1987); 'Cách mạng 1789 và chúng ta' (1989).
Những bài viết của Nguyễn Kiến Giang trong thập niên 90 đã đăng rải rác trên báo chí trong ngoài nước hoặc tán phát chuyền tay được Talawas gom thành một tập hợp mang tên 'Suy tư 90'.
Trong tập hợp này có nhiều bài giá trị như 'Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt', 'Một cuộc chiến chống lại 'phi lý tính'; 'Nên đặt vấn đề Nho giáo như thế nào?'...
Hai người cũng đánh giá nguồn gốc hệ thống chính trị hiện nay trong cuốn 'Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam'.

Chủ nghĩa không tương lai

Phần đáng kể nhất trong các nghiên cứu của Nguyễn Kiến Giang có lẽ là những bài viết về các vấn đề cốt tử của chủ nghĩa xã hội và những biến cố lớn trên thế giới, liên quan đến các lựa chọn cần thiết cho Việt Nam.
Ông từng đưa ra nhiều đề nghị chân thành và tâm huyết với đảng cầm quyền những mong cải tổ nó từ bên trong.
Dĩ nhiên chính điều này lại tiếp tục biến ông thành đối tượng 'đáng cảnh giác' đối với chính quyền và ông vẫn bị an ninh tiếp tục theo dõi.
Chia tay ông, chúng ta không thể không nhắc lại một trong các kết luận trong nghiên cứu của ông:
"Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ "
“Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ (một quá khứ thật oanh liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch), mà không thuộc về hiện tại, lại càng không thuộc về tương lai.
“Ở một mức độ nào đó, số phận của nó cũng giống như số phận của Nho giáo ngày xưa ”.
Nguyễn Kiến Giang không phủ định sạch trơn, không phỉ báng chủ nghĩa Mác.
Ông tâm sự trong bài trả lời phỏng vấn BBC 1/2 năm 2004:
“Trước đây tôi để chủ nghĩa Mác-Lênin lên đầu và coi là giá trị lớn nhất, giá trị cao nhất của tư tưởng loài người và tôi bị cái vòng kim cô của chủ nghĩa Mác Lênin xiết chặt đầu tôi lại”.
“Bây giờ tôi làm một việc khác, tức là tôi đặt bàn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin sang một bên, chứ không đặt lên đầu tôi nữa, tức là ngang với những nhà tư tưởng lớn của loài người như Rousseau, Robespierre, Montesquieu...
"Tôi coi mỗi nhà tư tưởng đều có đóng góp của mình vào trong tiến triển của tư tưởng loài người cả.”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Quang Thiều từ Việt Nam.

Deutsche Bank bán phần hùn trong công ty Hoàng Anh Gia Lai tại Lào và Campuchia

Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, cho biết một trong các quỹ đầu tư của họ đã bán phần hùn trong một công ty của Việt Nam có những dự án đầu tư đất đai ở Campuchia và Lào bị giới tranh đấu chỉ trích dữ dội. Từ Phnom Penh, thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA có bài tường thuật chi tiết sau đây.

Trong một email ngắn, người phát ngôn của Deutsche Bank, ông Michael West, cho biết phần hùn trong Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam đã được bán. Ông nói thêm rằng phần hùn đó trước đây nằm trong một quỹ đầu tư do một công ty khác quản lý thay cho các nhà đầu tư bên ngoài.

Một bản kê khai trước đây cho thấy khoản đầu tư của Deutsche Bank trị giá hơn 4 triệu đô la.

Hoàng Anh Gia Lai là một trong những công ty sản xuất cao su lớn nhất ở Việt Nam và trong vài năm gần đây đã nới rộng hoạt động sang Lào và Campuchia.

Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam do nhà nước làm chủ đã được nói tới trong bản phúc trình hồi tháng 5 của tổ chức theo dõi Global Witness ở Anh.

Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn.
Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn.

Theo tố cáo của phúc trình, hai công ty của Việt Nam đã được dành quyền khai thác 200.000 hécta đất ở Campuchia và Lào, làm cho một số gia đình bị mất đất trong lúc nhiều người khác bị đe dọa và thậm chí còn bị bỏ tù.

Bà Megan MacIness, giám đốc chiến dịch cho chương trình đất đai của Global Witness, phát biểu như sau về những gì mà tổ chức của bà hy vọng sẽ đạt được qua việc công bố bản phúc trình.

“Trong bản phúc trình Rubber Barons của chúng tôi, chúng tôi đã trình bày những vấn đề này với Hoàng Anh Gia Lai và đưa ra một loạt các đề nghị về những gì mà công ty này cần phải làm để làm cho các hoạt động của họ phù hợp với luật pháp, ví dụ như bồi thường cho những người bị mất ruộng đất, và khai báo rõ hơn về các hoạt động của mình. Và chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư của Hoàng Anh Gai Lai như Deutsche Bank dùng ảnh hưởng của họ, ảnh hưởng tài chánh của họ, để gây sức ép đòi công ty này thực hiện những sự thay đổi như vậy.”

Global Witness cho biết thời hạn 6 tháng để cải thiện đã hết mà không có thay đổi nào ở tại chỗ. Tới lúc đó, Global Witness đã yêu cầu Deutsche Bank bán phần hùn.

Ông Võ Trường Sơn, một giới chức tài chánh cấp cao của Hoàng Anh Gia Lai cho biết trong một email là Deutsche Bank chưa thông báo cho công ty về việc bán phần hùn. Ông Sơn nói thêm rằng các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai hoàn toàn phù hợp với luật pháp của nước sở tại.

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai đã bác bỏ các cáo giác của Global Witness.

Ông Son Chhay, một dân biểu thuộc phe đối lập ở Campuchia, hoan nghênh việc Deutsche Bank bán phần hùn và bày tỏ hy vọng là sẽ có nhiều công ty khác noi gương.

“Điều này rất đáng phấn khởi bởi vì chúng tôi biết rõ những gì xảy ra trong các khu rừng của nước mình. Những việc đó ảnh hưởng trực tiếp tới những người bản địa và ảnh hưởng tới môi trường. Và đó là mối quan tâm của cả thế giới chứ không riêng gì của người dân Campuchia.”

Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn. Global Witness cho biết từ năm 2000 tới nay, hơn 3 triệu 700 ngàn héc ta đất ở Lào và Campuchia đã được giao cho các công ty. Khoảng 40% số đất đó được dành riêng cho việc lập đồn điền cao su.

Trong những năm gần đây, hàng trăm gia đình ở Campuchia cũng bị mất đất vào tay các công ty trồng mía.
Các tổ chức bất vụ lợi như Oxfam ở Anh đã ra sức thu hút sự chú ý của dư luận đối với những vụ lạm dụng như vậy và đã gây áp lực đối với những công ty mua đường như Coca-Cola và Pepsico.

Tháng 11 vừa qua, Coca-Cola, công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ ra sức làm việc để bảo đảm là toàn bộ dây chuyền cung ứng của họ có tính chất minh bạch và làm việc với tinh thần trách nhiệm. Họ cũng cam kết theo đuổi chính sách “tuyệt đối không khoan dung” đối với nạn chiếm đất.

Bà Megan MacIness của tổ chức Global Witness cho biết những hành động của Coca-Cola và Deutsche Bank chứng tỏ là thời kỳ thay đổi đã tới. Bà nói rằng điều đó cũng sẽ gây sức ép lên chính phủ Campuchia để họ chấp hành các luật lệ chống lại nạn chiếm đoạt đất đai.

THEO VOA

Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông: Việt Nam phải làm gì?!

KienThuc- 05/12/2013   -Sau khi TQ cho biết về khả năng lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã trao đổi về vấn đề này.

Thưa tiến sĩ, việc lần đầu tiên một quan chức ngoại giao Trung Quốc khẳng định về khả năng lập vùng ADIZ ở Biển Đông có thể thấy rằng dường như Trung Quốc sẽ quyết tâm làm bằng được điều đó?
- Căn cứ vào quá trình diễn biến những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua, thì khả năng Trung Quốc lập vùng ADIZ không còn là giả thiết nữa mà sẽ là sự thật. Vấn đề là chúng ta chưa biết rõ thời điểm chính xác Trung Quốc sẽ làm điều này.
Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương áp đặt ở biển Hoa Đông. 
Như chúng ta biết, khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông là bước đệm để thử phản ứng của dư luận để tiến tới thiết lập ADIZ trên Biển Đông. Mặc dù nhiều nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… phản đối, thậm chí không chấp hành những yêu cầu của Trung Quốc và coi ADIZ của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông không tồn tại, nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp điều đó và vẫn quyết làm bằng được.
Nếu Trung Quốc bất chấp để thiết lập ADIZ trên Biển Đông, thì mục đích thực sự ở đây là gì?
- Rõ ràng, Trung Quốc đang muốn dùng ADIZ để áp đặt sự công nhận chủ quyền của họ. Như chúng ta thấy, Trung Quốc đã có những đòi hỏi vô lý về chủ quyền đối với một số hòn đảo và bãi cạn trên vùng Biển Đông và Trung Quốc đã làm bằng nhiều cách khác nhau như áp đặt vùng cấm đánh bắt cá, áp đặt quy chế biên phòng ở Biển Đông… chỉ với một động cơ là để áp đặt chủ quyền lãnh thổ phi lý của mình.
Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Chúng ta phải hiểu bản chất hành động thiết lập ADIZ này là nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện và cảnh báo sớm các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, ý đồ xâm nhập bất hợp pháp không phận, sau đó mới đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với các máy bay cụ thể bay vào khu vực ADIZ chứ không có nghĩa là anh được quyền đặt ra quy tắc bắt các máy bay nước ngoài phải tuân thủ.
Trong điều kiện chiến tranh, khủng bố, có mối đe dọa an ninh quốc gia, thiết lập ADIZ để phát hiện sớm các mối nguy cơ từ trên không, điều này không có gì ảnh hưởng đến cộng đồng và là việc làm cần thiết để giảm thiểu rủi ro an ninh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã lợi dụng cái ADIZ này, muốn dùng ADIZ để áp đặt yêu sách. Hay nói cách khác, ADIZ mà Trung Quốc đưa ra khác hẳn về mặt nội dung và hình thức so với thông thường. Đây là một chiếc bẫy...
Theo ông, Trung Quốc sẽ gài bẫy theo cách nào?
- Một khi Trung Quốc đã thiết lập ADIZ, Trung Quốc sẽ tranh thủ để được công nhận chủ quyền hay nói cách khác là lợi dụng vấn đề này để lồng vào quan điểm về chủ quyền của Bắc Kinh. Nói ví dụ, những quy định của Trung Quốc đưa ra là máy bay của các nước khi bay qua vùng không phận đã được thiết lập ADIZ sẽ phải thông báo hoặc xin phép Trung Quốc, cũng có nghĩa là đã công nhận, vùng không phận đó đã thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
"Tôi vẫn muốn nhắc lại rằng mặc dù ADIZ của Trung Quốc không có về mặt pháp lý nhưng đó là một âm mưu không thể chủ quan”.
Trên thực tế, vì lý do an toàn cho hành khách, hoặc các lý do về thương mại, nhiều hãng hàng không phải tuân thủ quy định xin phép hoặc thông báo này. Nếu có những sự kiện như vậy, sau này trong quá trình đàm phán chủ quyền, Trung Quốc sẽ mang ra như một dẫn chứng để nói rằng, nước đó, đơn vị đó đã từng xin phép và công nhận là đã bay qua lãnh thổ của Trung Quốc…
Việt Nam và các nước liên quan cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, thưa ông?
- Chúng ta phải có thái độ cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta. Theo tôi, các cơ quan chức năng có liên quan phải tính toán ngay đến các khả năng, kịch bản như những gì đang diễn ra ở biển Hoa Đông và nghiên cứu các biện pháp đối phó, phản ứng kịp thời, tránh để bị động và mắc vào cái bẫy mà Trung Quốc giăng ra.
Một khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, chắc chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích, đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và như vậy điều này trái với tinh thần đàm phán để ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt