THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 November 2013

Cập nhật diễn biến mới nhất của siêu bão Haiyan- cơn bão số 14



(Tinmoi.vn) Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, siêu bão Haiyan dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh với sức gió cấp 10. Tính đến 17h30 chiều này, siêu bão Haiyan đã khiến 12 người thiệt mạng.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật diễn biến của siêu bão Haiyan
22h40 Hải Phòng: Toàn thành phố bị cắt điện, ở các huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ của thành phố Hải Phòng gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12, biển động mạnh. 
22h Hải Phòng: Mưa rất lớn, gió mạnh cấp 8, cấp 9. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng cho biết, hồi 20h, Ban Chỉ huy nhận được nhận được thông tin tàu FU CHENG 22, tải trọng 900 tấn, quốc tịch Trung Quốc đang trên đường về cảng Hải Phòng bị sự cố hỏng máy chính. Thành phố Hải Phòng đã cắt điện.
21h30 Nam Định: Tại ven biển Giao Thủy mưa lớn, gió rít lên từng hồi, gió mạnh cấp 7, cấp 8. Tại bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu gió tăng lên cấp 5, cấp 6, lượng mưa ít. Một số tấm biển quảng cáo nhà hàng bị gió hất tung. Ngoài bãi biển sóng cao hơn 1 m. Khoảng 20h, địa phương bị mất điện.
Tin từ TTKTTVTU: Vào 20h tối nay 10/11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Ninh khoảng 190km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc của Bắc Bộ và yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Cập nhật diễn biến mới nhất của siêu bão Haiyan- cơn bão số 14

Ảnh chụp mây vệ tinh của siêu bão Haiyan lúc 21h ngày 10/11

Hà Nội dự báo ngập cục bộ: Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết thủ đô Hà Nội cũng sẽ chịu tác động trực tiếp của vùng hoạt động mạnh nhất của bão với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Thủ đô Hà Nội có khả năng mưa vào khoảng 100mm, cần đề phòng ngập úng cục bộ.
20h30 Hải Phòng: Sở GD& ĐT thành phố Hải Phòng ra công điện khẩn gửi các trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học cả ngày 11/11
20h Quảng Ninh: Do siêu bão Haiyan thay đổi hướng đột ngột, một số hộ dân sống trên các lồng bè ở Vịnh Hạ Long không kịp sơ tán đồ đạc. Mưa to, gió lớn, hàng loạt các lồng bè, tài sản của người dân bị trôi dạt.
Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Quảng Ninh, tại các huyện Cô Tô, Vân Đồn, gió cấp 8 đến cấp 9, khu vực Hạ Long – Cẩm Phả gió cấp 7 đến cấp 8, giật cấp 10 và có mưa nhỏ…
19h45 tại Thái Bình: Mưa lớn trên diện rộng, những huyện ven biển có gió mạnh, cấp 6, cấp 7, đường phố Thái Bình vắng người qua lại.
Dự kiến 22h đêm nay tâm siêu bão Haiyan sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Tính đến thời điểm hiển tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đã sằn sàng đối phó với siêu bão Haiyan, tại Quảng Ninh, đến nay đã có 446 tàu du lịch, 185 tàu đánh bắt xa bờ và hơn 10.000 tàu nhỏ đã về đến nơi tránh trú bão an toàn.
Trong chiều nay, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các huyện ven biển; kiểm tra việc di chuyển người dân ngoài các lồng bè vào bờ an toàn, các tuyến đê xung yếu; chỉ đạo chính quyền địa phương khẩn trương gia cố lại các lồng bè nuôi cá, rà soát lại việc chằng chống tàu thuyền để phục vụ việc tránh trú bão. TP. Hạ Long, huyện Vân Đồn và thị xã Quảng Yên chủ động sơ tán khoảng 1.000 người dân đang ở trên các lồng bè ở trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và người dân sống ở khu vực gần đê biển có nguy cơ vỡ cao đến nơi ở an toàn. 
Tại Hải Phòng, hiện nay không còn tàu bè nào trên biển sau lệnh cấm biển. Đã hoàn thành di dời 80 nghìn dân ở những vùng xung yếu, người dân đã tiến hành chắng chống nhà cửa từ chiều.
1.600 hộ dân với khoảng 6.300 nhân khẩu sống ở ngoài đê thuộc khu vực 2 huyện ven biển của tỉnh Thái Bình đã được di dân đến khu vực an toàn.
18h, Ninh Bình hoàn thành di dời dân: Đến thời điểm này, công tác di dời dân đã được hoàn thành. Hiện một số người dân vẫn đang ở ngoài đê, song đã nhận được thông báo. Lực lượng Biên phòng Ninh Bình cũng tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng địa phương giúp dân chằng chống nhà cửa.
18h, Nam Định hoàn thành di dời dân: Toàn tỉnh Nam Định có 10.700 người ở 3 huyện ven biển (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng) nằm trong diện di dời đến nơi an toàn. Trong đó, riêng các chòi ngao có 800 chòi, mỗi chòi có khoảng 2 lao động. Ngoài ra, còn có 47.000 hộ tương đương 208.000 dân nằm trong những nhà xung yếu, không an toàn thuộc diện di dời. 
12 người chết do siêu bão Haiyan: Tính đến 17h30, đã có 12 người chết do bị tai nạn trong lúc phòng, chống bão Haiyan. Quảng Nam có 3 người, Quảng Ngãi 2 người, Thừa Thiên - Huế 5 người, Hà Tĩnh 1 người và Nghệ An 1 người
16h: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình), và Thuận Anh (Thừa Thiên Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7. Ở Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị có gió giật mạnh cấp 8. Ở Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 10. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa đến mưa to. Dự báo trong 12h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km.
Khoảng 19h, vùng tâm bão sẽ cách đảo Cô Tô- Quảng Ninh 100km
Siêu bão Haiyan: 10 người thiệt mạng:
Tính đến 15h chiều nay 10/11, Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) vừa cho biết đã có 10 người chết do bão số 14 (Quảng Nam 3 người, Quảng Ngãi 2 người, Thừa Thiên - Huế 5). Cụ thể, ông Nguyễn Hoa (57 tuổi trú P.Hoà Thuận, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) trong lúc chặt cây bị ngã, chết lúc 13h ngày 9/11. Ông Ngô Tấn Đức (48 tuổi, trú huyện Thăng Bình, Quảng Nam) trong lúc tháo bảng quảng cáo bị điện giật chết. Ông Nguyễn Văn Hiền (44 tuổi, trú Đại Lộc, Quảng Nam) trong lúc chằng chống mái tôn bị ngã và chấn thương sọ não, tử vong. Ông Phùng Thanh Liêm (50 tuổi) ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) trong lúc chặt cây phòng, chống bão số 14 bị ngã, chết lúc 15 giờ ngày 9/11. Chị Nguyễn Thị Hồng Sen (27 tuổi, quê xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) là PV Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ, trên đường đi tác nghiệp về nhà, bị tai nạn tử vong.Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 5 người thiệt mạng
Quảng Bình sạt lở 150m bờ kè:
Theo ghi nhận của phóng viên, bờ kè biển dài khoảng 150m ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch bị sạt lở, đe dọa đến người dân. Thời điểm hiện tại, gió lớn cấp 6,7, sóng cao 1-2m.
Diễn biến mới nhất của siêu bão Haiyan- cơn bão số 14

Bờ kè do ảnh hưởng của siêu bão Haiyan bị sạt lở ( Ảnh Tri Thức)

Hải Phòng sơ tán 80.000 dân:
Trưa nay 10/10, trong cuộc họp bàn khẩn cấp lên phương án, kiểm tra công tác phòng chống siêu bão Haiyan. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng, cho biết đã lên phương án sơ tán dân khi bão đổ bộ trực tiếp với tổng số gần 80.000 người. Trong đó sơ tán tại chỗ khoảng gần 34.000 người và di dời đến nơi khác khoảng hơn 46.000 người. Hiện tại người dân ven biển như Đồ Sơn, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng...đã bắt đầu di dân. Khu vực ven biển vẫn còn khoảng 104 phương tiện đang hoạt động, sẽ về trong chiều nay.
Tỉnh Thanh Hóa: Đã lên kế hoạch sơ tán dân khẩn cấp, dự kiến 18h tối nay 10/11 sẽ hoàn thành việc di dời ở các khu vực xung yếu. UBND tỉnh đã lên có công văn yêu cầu di dời dân khẩn cấp ở 6 huyện ven biển, theo đó, các hộ dân cách biển 200m, đều phải di dời. Trước đó, trước nguy cơ lũ lụt, Thanh Hóa đã di dời hơn 1000 hộ dân ở các huyện miền núi.
Vào lúc 13h30: Trời đã bắt đầu mưa nhỏ, gió nhẹ, sóng biển có bắt đầu đánh lớn, trước đó lãnh đạo tỉnh đã ra lệnh cấp biển đối với người dân. 
Hiện tại một giới trẻ Thanh Hóa vẫn ra bãi biển chụp ảnh, bất chấp lệnh cấm biển
Diễn biến mới nhất của siêu bão Haiyan- cơn bão số 14

Một thanh niên đùa giỡn với siêu bão Haiyan ( Ảnh Lê Hiếu)

Hiện Thanh Hóa có 610 hồ đập, đặc biệt có 10 hồ có dung tích chứa hơn 13 triệu m3. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 103 hồ không đảm bảo an toàn.
Hiện nay, theo thông tin mới nhất từ Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, 7.501 phương tiện nghề cá với 24.733 lao động của tỉnh Thanh Hóa đã về đến nơi trú tránh an toàn.
15h chiều 10/11 Thanh Hóa đã ngừng di dời dân
Tính đến đến 5h ngày 10/11, các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên đã thực hiện sơ tán, di dời 174.582 hộ/ 602.838 người. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Bình dự kiến sáng nay 10/11 sẽ tổ chức di dời. Các tỉnh, thành phố Nam Định, Hải Phòng họp Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong sáng 10/11 và quyết định phương án di dời dân.
Hà Tĩnh: Tính đến 20h ngày 9/11, đã sơ tán hơn 13.600 hộ dân với hơn 40.000 người dân. Trong đó: Nghi Xuân 715 hộ (1.440 người); Lộc Hà 2.333 hộ (4.060 người); Thạch Hà 693 hộ (2.310 người); Cẩm Xuyên 1.959 hộ (6.828 người); TP Hà Tĩnh 88 hộ (298 người); Hương Sơn 542 hộ (1.967 người); Hương Khê 768 hộ (3.168 người); Vũ Quang 75 hộ (352 người). Tại huyện Kỳ Anh đã di dời 6.039 hộ thuộc các xã ven biển với 14.489 người (đạt 128 % kế hoạch) và 461 hộ với 1.883 dân cư thuộc các xã miền núi.
Tỉnh Quảng Trị: Tính đến 19h ngày 9/11, đã hoàn thành việc di dời gần 18.000 hộ dân trên tổng số hơn 20.000 hộ với 80.000 nhân khẩu ra khỏi vùng xung yếu. Đến thời điểm hiện tại, gần 300 người dân sinh sống trên đảo Cồn Cỏ đã xuống hầm trú bão.
Vùng biển Vĩnh Linh có sóng cao từ 2-3m.
13h20: Một số xã ở vùng trũng Hải Lăng như Hải Dương, Hải Thiện...đã bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,5- 1m,
Tại vùng biển Mỹ Thủy, gió to cấp 7,8, sóng cao 1-2m.
Tỉnh Nghệ An: Đến 18 giờ ngày 9/11/2013 theo báo cáo nhanh của Ban PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An có khoảng 36.000 nhân khẩu phải di tản để tránh siêu bão. Trong đó: Thị xã Cửa Lò: 1231 hộ dân với 4296 nhân khẩu; Huyện Nghi Lộc: 458 hộ dân với 2018 nhân khẩu; Huyện Diễn Châu: 374 hộ dân với 1335 nhân khẩu; Huyện Quỳnh Lưu: 2524 hộ dân với 10326 nhân khẩu và TX Hoàng Mai có khoảng 3.000 hộ với 18.000 nhân khẩu đã phải di dời tránh siêu bão. Nếu diễn biến bão phức tạp, địa bàn TX Hoàng Mai sẽ di dời khoảng 6.000 hộ dân tương đương hơn 30.000 nhân khẩu.
Tỉnh Nam Định: Thời tiết có biển đổi đáng kể, tuyến đê giáp biển, sóng to, gió mạnh. Hiện có 2 tuyến đê với chiều dài 200m đã bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện tại công tác gia cố không thể thực hiện ngay được, cơ quan chức năng đã cho sơ tán toàn bộ dân ở sau khu vực đê này.
Ngoài ra, tỉnh Nam Định cũng đã có kế hoạch di dời người dân ở những khu vực đê xung yếu, chậm nhất đến 15 h chiều nay phải hoàn thành.
10h30: Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, siêu bão Haiyan với sức gió mạnh giật cấp 16, 17 di chuyển phức tạp, có khả năng đổ bộ ra khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Các tỉnh từ Thanh Hóa- Quảng Ninh đang gấp rút lên phương án phòng chống và đối phó với siêu bão.
Một diễn biến khác của siêu bão Haiyan, sau khi thay đổi hướng, tỉnh Quảng Nam không còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Từ sáng sớm nay, sau khi nhận được thông tin về đường đi của bão, bà con đã di dời từ khu vực tập chung để trở về nhà.

Hướng đi mới nhất của siêu bão Haiyan ( bão số 14)

Đà Nẵng đã thoát khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của siêu bão Haiyan, người dân ở địa điểm tập chung đã dần di chuyển về nhà. Vùng tâm bão dịch chuyển ra Thanh Hóa, và các tỉnh Bắc Bộ.
Một diễn biến mới của bão, lượng mưa ở các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc đang tăng, người dân cần đề phòng ngập úng, lũ lụt ở các tỉnh miền núi.
Tính đến 10h sáng nay, siêu bão Haiyan (bão số 14) đã khiến 6 người chết, trong đó 2 người ở Quảng Ngãi, 3 người ở Quảng Nam, 1 người ở Thừa Thiên Huế, và 30 người bị thương khi phòng chống bão số 14. 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã có gió giật mạnh cấp 8; Ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Tp.Đà Nẵng và Thuận An (Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7. Ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 11; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 7.
Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 7 giờ sáng nay (10/11) khoảng 20 – 40mm, một số lớn hơn như Nam Đông (Huế) 82mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 45mm.

Người dân Quảng Nam sau một đêm tránh siêu bão Haiyan đã trở về nhà

 
Đường đi của siêu bão Haiyan vào 14h30 ngày 10/11
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình) và Thuận An (Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7. Ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 8, ở Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 10.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 13 giờ chiều nay (10/11) khoảng 40 – 100mm, một số nơi lớn hơn như Hòn Ngư (Nghệ An) 172mm; Nam Đông (Huế) 156mm; Trà Bồng (Quảng Ngãi) 155mm.           
Hồi 14 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An – Quảng Trị khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km.
Đến 01 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 107,0  độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp7.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư, các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ từ chiều tối nay (10/11) gió sẽ mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 – 12.             
Ở khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng vùng đồng bằng ven biển và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Nghệ An - Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3,5 – 4,5 m, vùng gần tâm bão 4 - 6m.

VIDEO Trụ trì chùa Chàng Sơn treo ảnh thiếu nữ khoe thân trong phòng tắm



Nghe nói ông trụ trì chùa này là Đảng viên CSVN !

Su tho tuong minh (5)
Nhà tắm (bên phải) được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý xây dựng ngay cạnh chùa chính 




CHANGSON-NUDE




HÌNH THIỆT !! 

Dân đảo Cồn Cỏ đã xuống địa đạo tránh bão Haiyan



10/11/2013 13:00 (GMT + 7)
TTO - Tin từ ban chỉ phòng chống bão lụt huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho biết lúc 12g đuôi bão đang quét qua vùng đảo này. Sức gió đo được trên đảo đang khoảng cấp 8, cấp 9 và đang tăng dần lên.

Toàn bộ 250 người dân trên đảo gồm dân và bộ đội đã được đưa xuống hầm địa đạo trên đảo để tránh bão. Do ở trong địa đạo, nên việc thông tin liên lạc bị tắc nghẽn.
Trong địa đạo cũng đã được bố trí sẵn lương thực để phục vụ tránh bão dài ngày. Sóng biển quanh đảo cao khoảng 3m.
Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh (Quảng Trị) khoảng 30km. Cơn bão số 10 đầu tháng 10 vừa qua đã làm tốc mái hầu như toàn bộ nhà ở trên đảo, đã được khắc phục lại. Hiện chưa có thông tin gì về thiệt hại cũa bão 14 đối với hòn đảo này.
Bão Haiya tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Theo bản tin phát đi lúc 11g30 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lúc 11g, ngày 10-11, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi song song bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế – Nghệ An, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km.
Đến 22 giờ ngày 10-11, tâm bão sẽ nằm trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa và ven biển Bắc Bộ.
QUỐC NAM - T.L

Việt Nam viện trợ khẩn 100.000 USD cho Philippines



Được tin cơn bão Haiyan gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh miền Trung Philippines, ngày 10/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện thăm hỏi tới Ngài Benigno S. Aquino III, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines.
Điện thăm hỏi khẳng định rằng Việt Nam luôn đứng bên cạnh chia sẻ với nhân dân Philippines trong thời khắc khó khăn này và trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam đã quyết định trước mắt viện trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD cho người dân Philippines bị nạn và tiếp tục xem xét các biện pháp nhằm giúp đỡ thiết thực trong phạm vi khả năng của mình.
Cảnh ngập lụt ở miền Trung Philippines sau bão Haiyan. Ảnh: TTXVN
Cảnh ngập lụt ở miền Trung Philippines sau bão Haiyan. Ảnh: TTXVN.
 
Mong rằng Chính phủ và nhân dân Philippines sớm khắc phục hậu quả của cơn bão và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Ngài Albert F. Del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Philippines./.
Theo Vietnamplus

TRỰC TIẾP: Bão đổ bộ Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh lúc 22h



TPO - Dự kiến từ 22h tối 10/11 đến rạng sáng 11/11 bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trong đó các tỉnh Hải Phòng và Thái Bình sẽ có sức gió cấp 10.

 21h22:
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 6 – 7, ở đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 12, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Văn Lý (Nam Định) giật cấp 8, Cô Tô có gió giật mạnh cấp 9. Ở các tỉnh Bắc Bộ mưa đang tăng dần, một số nơi đã có mưa to như Bạch Long Vĩ 58mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 37mm...
Hồi 20 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Ninh khoảng 190km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương lúc 20h30 tối 10/11, dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc của Bắc Bộ và yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8.
 21h05:
Việt Nam đã quyết định trước mắt viện trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD cho người dân Philippines bị nạn và tiếp tục xem xét các biện pháp nhằm giúp đỡ thiết thực trong phạm vi khả năng của mình. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 20h45:

Phóng viên Minh Đức cho biết, tối 10/11, toàn bộ 600 cảnh sát giao thông tại Hà Nội đã tham gia chống bão số 14. Lực lượng CSGT đã tăng cường tuần tra kiểm soát trên địa bàn quản lý tập trung tại các điểm có nguy cơ xảy ra ngập úng trong mùa mưa bão năm 2013.
Cảnh sát Hà Nội phân luồng giao thông đêm 10/11. Ảnh: Như Ý
Cảnh sát Hà Nội phân luồng giao thông đêm 10/11. Ảnh: Như Ý .
Lúc 20h45, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội đã có mặt trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để kiểm tra các chốt CSGT tại đây, chỉ đạo tổ chức phân luồng giao thông. Lúc này, Hà Nội đang có mưa nặng hạt, lưu lượng giao thông đông đúc.
Ảnh: Như Ý
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, lực lượng CSGT còn tham gia gọi loa, tuyên truyền người dân khẩn trương phòng chống bão 14, hạn chế tham gia giao thông ở các điểm có nguy cơ xảy ra ngập úng.
 20h30:

Chiều tối nay, đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 14 tại TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ.
Theo Báo Quảng Ninh, trước những diễn biến khó lường của cơn bão, ngay trong chiều nay, huyện Hoành Bồ đã tiếp tục tiến hành cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo một số xã trọng yếu nguy cơ về sạt lở trên địa bàn để đôn đốc thực hiện công tác phòng chống lụt bão; đề phòng các nguy cơ sạt lở và khẩn trương di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
 20h15:

Chị Nguyễn Thị Lan ở xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình cho biết gia đình chị cấy lúa cao sản và phải gặt chạy bão trong đêm qua và đêm nay. Hàng chục hộ gia đình khác trồng lúa dài ngày cũng phải gặt lúa chạy bão trong hai đêm liên tiếp.
 19h45:

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, vùng trọng tâm mà bão đổ bộ khả năng cao là ba tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thời gian đổ bộ, nếu sớm là 22h tối nay (10/11), muộn thì 3 – 4 giờ sáng mai (11/11).
Ông Bùi Minh Tăng cho hay, chiều và tối nay, bão số 14 tiếp tục di chuyển và di chuyển nhanh dần theo hướng giữa tây bắc và bắc tây bắc. Tốc độ khoảng 30km/h, có khi lên 35km/h, tiến vào bờ biển Bắc Bộ. Bão sẽ đi vào đâu đó ở Hải Phòng, sau đó luồn qua TP Hải Phòng, đi vào ngã ba các tỉnh Bắc Giang – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Tiếp đó bão đổi hướng lên phía Bắc, đi qua Quảng Ninh và sang bên kia biên giới. Qua quá trình di chuyển vào bờ, bão sẽ giảm cấp, còn cấp 10, đầu cấp 11 và có thể giật cấp 12, có những nơi giật cấp 13
Toàn bộ tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Quảng Ninh có gió mạnh từ cấp 7 – 8 trở lên. Riêng vùng tâm bão đi vào có thể có những điểm gió mạnh cấp 9 - 10 giật trên cấp 12, có thể có những điểm giật trên cấp 12. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 19h15

Theo Báo Thái Bình, tỉnh đoàn Thái Bình đã thành lập 286 đội thanh niên xung kích phòng chống lụt bão cấp cơ sở, mỗi đội từ 10- 15 đội viên.
Đội Thanh niên xung kích được trang bị phương án hành động, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong thời gian trước, trong và sau khi xảy ra bão, lũ sẵn sàng phòng chống bão khi có tình huống khẩn cấp.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Tân Sơn Diêm Điền Thái Thụy (Thái Bình)
Lực lượng Bộ đội Biên phòng hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Tân Sơn Diêm Điền Thái Thụy (Thái Bình).
 18h59:

Chiều 10/11, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các địa phương gồm: TP. Hạ Long, huyện Vân Đồn và thị xã Quảng Yên chủ động sơ tán khoảng 1.000 người dân đang ở trên các lồng bè ở trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và người dân sống ở khu vực gần đê biển có nguy cơ vỡ cao đến nơi ở an toàn. Việc sơ tán dân sẽ phải kết thúc trước 18 giờ ngày 10/11, báo Quân đội nhân dân cho biết.
 18h38:

Phóng viên Phạm Duẩn cho biết, 15 giờ ngày 10/11, Hải Phòng đã cấm biển và gần 4.500 tàu, thuyền đã neo đậu trú bão an toàn. Lực lượng và các phương tiện như xe ô tô, tàu cứu nạn đặc chủng và cả xe thiết giáp đã được điều động sẵn sàng ứng cứu, di dân.
Xe lội nước Lữ đoàn 147 cơ động phòng chống bão số 14. Ảnh: Quân đội nhân dân
Xe lội nước Lữ đoàn 147 cơ động phòng chống bão số 14. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Gần 80 nghìn người ở ven biển, khu vực nguy hiểm được đưa đến nơi an toàn khi bão đổ bộ vào Hải Phòng. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 18h28:

Ngày mai, bão Haiyan tiếp cận vào đất liền tại đảo Hòn Dấu (Hải Phòng) suy yếu cấp 9, cấp 10, đại diện của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương báo cáo với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp vào 17h30 tại tỉnh Thanh Hóa.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo trong cuộc họp lúc 17h30 chiều 10/11 tại Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Anh
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo trong cuộc họp lúc 17h30 chiều 10/11 tại Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Anh.
 18h20:

Philippines phải hứng thêm 1 cơn bão. Họa vô đơn chí với người dân Philippines. Chuyên gia khí tượng của PAGASA (Cơ quan Khảo sát khí tượng thủy văn Philippines), ông Jori Loiz, cho biết một đám mây bão đã hình thành tại Mindanao, đảo lớn thứ hai của Philippines, theo tờ Philippine Star ngày 10/11.

Nếu đám mây này, xuất hiện tại khu vực áp suất thấp, phát triển thành áp thấp nhiệt đới, nó có thể biến thành cơn bão thứ 25 ập vào Philippines trong năm 2013, và sẽ được đặt tên là bão Zoraida. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 18h15:

Chiều 10/11, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, khoảng 7h sáng 10/11, bà Nguyễn Thị Vân (67 tuổi, trú xóm 9, xã Nam Xuân) ra vườn cây trước nhà để chặt tỉa cành để phòng chống bão Haiyan. Do trời mưa, bị trượt chân rơi xuống ao khiến bà Vân bị đuối nước. Người dân phát hiện và tìm vớt bà Vân lên rồi đốt lửa sưởi ấm cứu bà Vân, nhưng do sức yếu bà Vân đã tử vong.
 18h05:

Theo phóng viên Hoàng Lam tại Thanh Hóa: Sau khi có thông tin mới về hướng di chuyển của bão Haiyan xác định tâm bão không vào khu vực đất liền của tỉnh Thanh Hóa, việc sơ tán dân đã được tạm dừng. Trước đó, theo kế hoạch tổng số dân cần phải di dời lên tới 45.000 người.
Các hoạt động sinh hoạt của ngư dân đã trở lại hoạt động bình thường.
Các hoạt động sinh hoạt của ngư dân đã trở lại hoạt động bình thường..
Theo ghi nhận tại các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa chỉ có mưa nhỏ, gió nhẹ. Các hoạt động sinh hoạt của người dân đã trở lại bình thường. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 18h00:

Phòng CSGT Hà Nội đã huy động tối đa lực lượng là 600 cán bộ công an giao thông tham gia chống siêu bão số 14. Lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát trên địa bàn quản lý tập trung tại các điểm có nguy cơ xảy ra ngập úng trong mùa mưa bão năm 2013. 16 xe quân dụng đã được huy động để tham gia cứu hộ, cứu nạn trong mưa bão. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 17h53:

Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội vào 16h chiều nay (10/11) đã có thông báo chính thức yêu cầu các trường trên toàn thành phố cho học sinh nghỉ học vào ngày mai (11/11). 

Những ngày tiếp theo Sở sẽ có thông tin chỉ đạo trên website vào lúc 15h ngày 11/11 và thông báo trên HTV, VTV1. 

Sở GD - ĐT cũng yêu cầu ngay sau khi nhận được thông báo này, các nhà trường bằng mọi biện pháp thông báo đến cha, mẹ học sinh. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.
 17h44:

Toàn tỉnh Nam Định có 10.700 người ở 3 huyện ven biển (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng) nằm trong diện di dời đến nơi an toàn. Trong đó, riêng các chòi ngao có 800 chòi, mỗi chòi có khoảng 2 lao động. Ngoài ra, còn có 47.000 hộ tương đương 208.000 dân nằm trong những nhà xung yếu, không an toàn thuộc diện di dời. Ban chỉ huy PCLB tỉnh cũng đã xuất 100.000 bao tải để chuyển tới 3 huyện ven biển để phòng sự cố trong bão.
17h05 chiều 10/11, thành phố Thanh Hóa có mưa nhỏ và gió. Ảnh: Hoàng Anh.
17h05 chiều 10/11, thành phố Thanh Hóa có mưa nhỏ và gió. Ảnh: Hoàng Anh..
 17h15:

Phóng viên Công Khanh thông tin: Chiều 10/11, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư Bùi Minh Tăng cho biết bão Haiyan đang cách vùng biển từ Nghệ An đến Thanh Hóa khoảng 250km.
Dự kiến từ 22h tối 10/11 đến rạng sáng 11/11 bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trong đó các tỉnh Hải Phòng và Thái Bình sẽ có sức gió cấp 10.
 17h00:

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, vào 16h ngày 10/11, tâm bão ở cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị khoảng 250km về phía Đông. Cường độ mạnh cấp 12, cấp 13. Dự báo, trong 6 giờ tới, di chuyển nhanh theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km.
 
Tiền Phong Online