THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 November 2013

Phó Thủ tướng: "Đừng để người dân không chết vì bão mà chết vì lũ"



(Dân trí) – Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương từ Đà Nẵng đến Phú Yên sáng 10/11.

Sau cuộc họp với Ban chỉ huy tiền phương, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc họp trực tuyến với các địa phương từ Đà Nẵng đến Phú Yên. 
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bão Haiyan đã ra khỏi vùng đe dọa với Đà Nẵng – Phú Yên và đang hướng đến các tỉnh khu 3, khu 4. Cuộc họp nhằm đưa một số chủ trương mới trước tình hình hiện nay.
Theo báo cáo của các địa phương, bão không vào nên hầu như không có thiệt hại gì. Tuy nhiên, trước đó, do người dân chèn chống nhà cửa để ứng phó với bão đã xảy ra một số tai nạn đáng tiếc.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Theo thông báo, tại tỉnh Quảng Ngãi có 2 người chết (trong đó 1 người chặt cây bị té ngã, 1 người làm công tác phòng chống lụt bão trên đường về nhà bị tai nạn giao thông) và 11 người bị thương. Tại tỉnh Quảng Nam cũng có 2 người chết (một người do chặt cây bị điện giật, 1 người leo lên nhà chèn chống bị té ngã) và 11 người bị thương. (Trưa 10/11, báo chí đã đưa tin có 6 người chế).
Cũng trong sáng nay, các địa phương đã thông báo cho người dân đi sơ tán trở về nhà, sớm ổn định cuộc sống.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao TP Đà Nẵng, các địa phương khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã làm hết sức mình để di dời dân và các công việc cụ thể khác. "Bí thư các tỉnh, thành đã ngày đêm lội xuống các vùng khó khăn, nguy hiểm trực tiếp chỉ đạo công việc này. Đó là một tinh thần, quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ, Đảng, Nhà nước đã giao cho chúng ta" - ông Phúc nói.
Người dân chèn chống nhà của trước bão
Người dân chèn chống nhà của trước bão
"Đến thời điểm này, bão đang ở vĩ tuyến 17, như vậy là thuộc khu vực quân khu 4. Bão đã ra khỏi vùng Đà Nẵng - Phú Yên của chúng ta. Cho nên các đồng chí địa phương, các đồng chí tiền phương đã và đang làm một số việc như cho rút dân về nơi ở để đảm bảo cuộc sống bình thường. Trừ đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm đang có gió lớn cho nên phải cần sau 12 giờ. Khi đi chúng ta có người cõng, người bồng thì khi về chúng ta cũng cần phải tổ chức an toàn, trật tự, sớm đảm bảo cuộc sống bình thường cho người dân" - Phó Thủ tướng nhắc.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu, các địa phương bị thiệt hại về người, nhà cửa, cây cối sớm có kế hoạch hỗ trợ cho người dân theo quy định, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống bình thường. Thủ tướng cũng đã có quyết định hỗ trợ gạo, cây trồng… cho người dân.
Bão số 14 là cơn bão có cường độ mạnh, nên các địa phương phải thường xuyên theo dõi diễn biến của cơn bão này để đề phòng cả trong lúc này và sau bão .
Phó Thủ tướng lưu ý: "Sau bão, thường là có lũ, vì vậy cần phải cẩn thận. Đừng để người dân trong bão không chết nhưng lại chết do đi vớt củi, chèo thuyền, bơi lội trên sông".
Được biết, ngoài các địa phương có mặt trong cuộc họp trực tuyến với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì TT Huế cũng có 2 trường hợp tử vong trước bão. Đó là  hai mẹ con chị Trần Thị Diễm Châu (31 tuổi) và con gái Nguyễn Thị Ngân (11 tuổi) bị lật ghe chết đuối trưa ngày 8/11. 
 Hà Tĩnh: Không chủ quan với bão
 
Siêu bão Haiyan đã chệch hướng ra phía Bắc, nhưng người dân tại các vùng xung yếu Hà Tĩnh vẫn chưa thể thở phào do nằm trong tầm ảnh hưởng của bão.
 
Tại vùng biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, ngay từ sáng sớm một không khí tấp nập, hối hả đã bao trùm lên vùng đất này. Khắp nơi, người dân đã tích cực gia cố, chằng chéo nhà cửa, tỉa gọt cây cối, kê kích tài sản. Dường như ai ai cũng ý thức được việc phải chuẩn bị chu đáo để đối phó với cơn bão khủng khiếp này. Đang cố di chuyển những đồ đạc của nhà mình đến nơi trú ẩn, ông Nguyễn Văn Hướng xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nói: “Bão số 10 nhà tôi đã bị tốc mái rồi, chưa kịp sửa, giờ mà bị nữa thì không biết thế nào. Nghe nói bão lần này rất mạnh nên mình cẩn thận vẫn hơn, hy vọng còn giữ lại được ngôi nhà”.
Còn tại huyện Nghi Xuân, ngày 10/11 hầu hết các hộ dân 10 xã ven biển đã được tập trung di dời đến nơi an toàn. Ông Đặng Văn Tính, chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Với phương châm đảm bảo an toàn cho người là trên hết, Nghi Xuân đã di dời 2.611 hộ với 9.100 người đến nơi an toàn; hệ thống tàu thuyền đã có chỗ neo đậu đảm bảo”.
 
Người dân tránh bão tại trường học hồi hộp theo dõi theo tin qua radio
Người dân tránh bão hồi hộp theo dõi theo tin qua radio
Có mặt tại Trường THCS Xuân Hội, 1 điểm di dời dân của xã vùng biển Xuân Hội, chúng tôi nhận thấy người dân vẫn đang trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với bão. Hàng trăm người dân đã được di dời đến đây từ chiều ngày 09/11, những tin tức về bão số 14 vẫn được mọi người cập nhật thường xuyên thông qua đài, báo. Ông Hồ Trọng Thuyết (75 tuổi) trú tại xóm Hội Thủy cho biết: “Chúng tôi lên đây từ khoảng 4h chiều hôm qua. Thông tin chủ yếu nghe qua qua hệ thống đài này. Cũng bớt lo lắng nhưng vẫn không thể chủ quan được.” Để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân, tại các điểm di tán dân đã chuẩn bị lương thực và nấu nướng để phục vụ cho bà con trong nhưng ngày này.
Đảm bảo lương thực cho người dân tại các điểm tránh bão
Đảm bảo lương thực cho người dân tại các điểm tránh bão
Đảm bảo lương thực cho người dân tại các điểm tránh bão
Ông Phạm Tiến Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đang có mặt tại xã Xuân Hội cho biết: “Đối với Xuân Hội thì điều đáng lo ngại nhất vẫn là sự an toàn về người, theo kế hoạch cần phải di dời 421 hộ nhưng do tính chất nguy hiểm của bão nên Xuân Hội đã di dời tới 600 hộ với 1.560 người”.
Phượng Vũ 
Khánh Hồng